Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường (Phần 1) - Lê Thu Hoa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường (Phần 1) - Lê Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_va_quan_ly_moi_truong_phan_1_le_thu_hoa.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường (Phần 1) - Lê Thu Hoa
- Kinh tế và Quản lý Môi trường Giảng viên: PGS.TS Lê Thu Hoa ĐT: 35651971; 0913043585 Email: hoalethu@neu.edu.vn lethuhoaneu@gmail.com
- Kinh tế học môi trường - EE Một môn khoa học kinh tế, ra đời những năm 1960s Sử dụng các khái niệm và công cụ phân tích kinh tế Khái niệm: sự khan hiếm, giới hạn năng lực sản xuất, đánh đổi (trade - off), cung, cầu, lợi ích cận biên, chi phí cận biên, hiệu quả kinh tế, ngoại ứng Công cụ: phân tích lợi ích - chi phí, phân tích hiệu quả chi phí, các công cụ định giá, tối ưu hoá Lý giải và giải quyết các vấn đề môi trường (theo nghĩa rộng, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội trong điều kiện ràng buộc về môi trường/ hệ sinh thái
- Kinh tế học môi trường - EE Hai nhánh quan trọng: .Kinh tế tài nguyên thiên nhiên: giải quyết những vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên theo cách có hiệu quả về kinh tế, tối đa hoá phúc lợi kinh tế .Kinh tế môi trường: đánh giá kinh tế các biến đổi môi trường, giải thích nguyên nhân kinh tế của việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên/ chất lượng môi trường đề ra các giải pháp kinh tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế, và cải thiện
- Kinh tế học môi trường - EE Ba vấn đề cốt lõi của kinh tế học môi trường Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của các biến đổi môi trường Tìm hiểu/ lý giải các nguyên nhân kinh tế của các biến đổi môi trường Đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt, thậm chí đảo ngược các biến đổi tác động tiêu cực đối với môi trường
- Ví dụ về EIs đang được sử dụng ở Việt Nam Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) Quyết định 380/ 2008/ Người dân vùng cao QĐ-TTg (Sơn La. Lâm Đồng) • Tiền (20đ/ Kwh; 40đ/ m3 nước; 0,5 – 2% doanh thu du lịch) • Quyền sở hữu tài sản • Hỗ trợ marketing Người sử dụng dịch vụ Chi trả (Nhà máy thủy điện, công ty PFES: Nghị định 99/2010/ND- cấp nước, công ty du lich) CP (ngày 24.9.2010) áp dụng trên toàn quốc & mở rộng loại dịch vụ MT; có hiệu lực từ 2011
- Kinh tế học môi trường - EE Nội dung/ vấn đề cốt lõi của kinh tế học môi trường Kinh tế môi trường “nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế” Kinh tế môi trường có điểm gì giống và khác các môn khoa học môi trường khác (VD: công nghệ môi trường )? Kinh tế môi trường đóng vai trò như thế nào trong xây dựng các chính sách phát triển?
- Kinh tế học môi trường - EE Vai trò của kinh tế học môi trường trong việc xây dựng chính sách Đánh giá tác động của các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề môi trường (tác động kinh tế, xã hội, môi trường) Bảo đảm tính hiệu quả về chi phí (Cost- effectiveness) (sử dụng ít tiền/ nguồn lực nhất nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường nhiều nhất) Bảo đảm tính hiệu lực (Efficiency) (bảo đảm mục tiêu đặt ra, lợi ích > chi phí)
- Kinh tế học môi trường - EE Tài liệu học tập và tham khảo: Kinh tế và Quản lý Môi trường, NXB Thống kê, Hà Nội 2003 Bài giảng Phát triển bền vững (VIE01/021, 2006) Luật Bảo vệ môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, 2005 Barry Field & Nancy Olewiler, Kinh tế Môi trường, bản dịch bởi Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), 2005. William J.Baumol and Wallace Oates, The Theory of Environmental Policy (Second Edition), Press Syndicate of the University of Cambridge, Australia, 1993. Thomas Sterner, Policy Instruments for Environmental and Natural Resource Management, World Bank 2003
- Kinh tế học môi trường - EE Tài liệu học tập và tham khảo: Các trang web: Các tài liệu khác: sẽ được giới thiệu và cung cấp khi cần
- Chuyên đề 1: Mối quan hệ giữa môi trường, nền kinh tế và phát triển Nội dung Một số khái niệm: môi trường và tài nguyên Ba chức năng cơ bản của môi trường Hoạt động kinh tế và tác động đến môi trường: mô hình cân bằng vật chất Đánh đổi giữa kinh tế và môi trường: đường giới hạn năng lực sản xuất Đường môi trường Kuznet Các vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam Phát triển bền vững
- Khái niệm môi trường Môi trường Các yếu tố tự nhiên Các yếu tố vật chất nhân tạo Bao quanh và có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
- Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên Các nguồn lực cho phát triển Nguồn lực tự nhiên và nhân tạo Tài nguyên thiên nhiên Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên Có nhiều cách phân loại Theo quan điểm kinh tế môi trường: Tài nguyên có thể tái tạo RR Tài nguyên không tái tạo UR/ ER
- Chức năng cơ bản của môi trường Ba chức năng cơ bản của môi trường Hỗ trợ cuộc sống nói chung Cung cấp tài nguyên thiên nhiên (tái tạo và không tái tao) Chứa đựng và hấp thụ (một mức độ nhất định) chất thải Môi trường là địa bàn và điều kiện cần thiết cho phát triển
- Tác động của phát triển đến môi trường Phát triển = tăng trưởng kinh tế + chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội Phát triển: quá trình sử dụng và làm biến đổi môi trường Tác động của con người trong quá trình phát triển có thể làm suy thoái môi trường, suy giảm các chức năng của môi trường, ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật quan hệ tiêu cực Phát triển cũng tạo ra các điều kiện cần thiết (như vốn, công nghệ, nâng cao nhận thức và ý thức ) cho bảo vệ môi trường, phát triển các tài nguyên, tìm kiếm nguồn thay thế quan hệ tích cực
- Quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế MôiMôi trườngtrường LấyLấy vàovào Kinh tế ThảiThải rara
- Hoạt động kinh tế và tác động đến môi trường: Mô hình Cân bằng vật chất Môi trường Tái chế Rpr Chất thải (R ) Nguyên P Thải bỏ (R d) Sản xuất P liệu (M) Hàng hóa (G) Tiêu dùng Chất thải Thải bỏ d (RC) (RC ) Tái chế Rcr Môi trường
- Hoạt động kinh tế và tác động đến môi trường: Mô hình Cân bằng vật chất Định luật cơ bản của Nhiệt động học Rpd + Rcd = M = G + Rp - Rpr - Rcr ==> Nếu muốn giảm lượng chất thải vào môi trường tự nhiên (Rpd + Rcd), chúng ta cần giảm lượng nguyên vật liệu (M) đưa vào hệ thống kinh tế 3 cách để giảm M: giảm G giảm Rp tăng (Rpr + Rcr)
- Hoạt động kinh tế và tác động đến môi trường: Mô hình Cân bằng vật chất 3 cách để giảm M 1) Giảm lượng hàng hoá được sản xuất ra > không khả thi vì nhu cầu tăng trưởng kinh tế & dân số 2) Giảm lượng chất thải từ sản xuất - -> áp dụng công nghệ, sản phẩm, cách quản lý mới để giảm lượng thải trên một đơn vị sản phẩm > chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân môi trường 3) Tăng cường tái chế/ tái sử dụng (Rpr + Rcr) > đưa các chất thải quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất thay cho việc sử dụng tài nguyên mới khai thác SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG – 3R
- Đường giới hạn năng lực sản xuất Hµng ho¸ PPC = f [công nghệ, nguồn lực] kinh tÕ G PPC Lựa chọn điểm nào trên PPC: C2G2 một sự đánh đổi giữa hàng hoá kinh tế G và chất lượng môi trường EQ G1 E2 E1 ChÊt l îng m«i tr êng EQ
- Đánh đổi kinh tế và môi trường Tiêu dùng hàng hoá G và chất lượng môi trường EQ là: Hàng hóa thay thế? Hàng hóa bổ sung? Thay đổi công nghệ/ tăng năng suất sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn để sản xuất ra hàng hóa Thu nhập tăng thay đổi sở thích của người tiêu dùng, quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường Lựa chọn điểm nào trên PPC lại là vấn đề của lựa chọn xã hội (CIC - Country’s Indifferent Curve)
- Đánh đổi kinh tế và môi trường ac A Dưới điểm e: Không thể sản SL 1 A ac2 xuất vì MT quá kém Quốc gia A chọn (c2, e2) hàng hoá nhiều hơn và chất lượng MT kém hơn B (c1, e1) c2 c1 acB e e2 e1 emax Chất lượng MT
- Đường giới hạn năng lực sản xuất Các quốc gia khác nhau về PPC và CIC Các nước phát triển so với các nước đang phát triển??? PPC thay đổi theo thời gian do sự thay đổi của công nghệ và các nguồn lực môi trường Quan điểm bi quan: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường trong khi các nguồn lực nhân tạo tăng trưởng chậm PPC dịch chuyển vào trong Quan điểm lạc quan: công nghệ mới sẽ giúp hạn chế các tác động đến môi trường (dùng ít tài nguyên, thải ít hơn ) PPC không đổi hoặc dịch chuyển ra ngoài
- Đường PPC của các nước phát triển và đang phát triển Sản lượng Với cùng mức sản lượng, các nước đang Các nước phát triển PT phải đánh đổi bằng chất lượng MT nhiều Các nước hơn đang phát triển Lý do: 1. Yếu tố công nghệ 2. Nhận thức & ý thức bảo vệ MT e2 e1 Chất lượng môi trường
- Kịch bản bi quan: PPC sau 50 năm Sản lượng Tài nguyên hao cạn, chất lượng C 2 MT suy giảm C 3 đường PPC dịch chuyển vào trong Sản lượng giảm, chất lượng e2 e3 Chất lượng môi trường MT giảm
- Kịch bản lạc quan: PPC sau 50 năm Sản lượng Tiến bộ kỹ thuật làm tiêu thụ vốn MT C4 giảm, chất lượng C2 MT được cải thiện và sản lượng tăng đường PPC dịch chuyển ra ngoài Sản lượng tăng, chất lượng MT tăng e2 e4 Chất lượng môi trường
- Đường cong Kuznet về môi trường (EKC) Mức ô nhiễm EKC thÓ hiÖn quan hÖ Thu nhập BQ/ người gi÷a thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ng êi vµ c¸c chØ tiªu m«i tr êng
- Đường cong Kuznet về môi trường Suy thoái môi trường Thu nhập BQ/ người
- Đường Kuznet đối với SO2 tại Mỹ Mức thải so với năm 1990 Mức thu nhập so với năm 1990
- Các vấn đề môi trường trong thực tế Ô nhiễm môi trường Biến đổi các thành phần môi trường Vượt mức giới hạn tiêu chuẩn Ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật Suy thoái môi trường Suy giảm số lượng và chất lượng thành phần môi trường Ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
- Các vấn đề môi trường trong thực tế Sự cố môi trường Tai biến hoặc rủi ro trong hoạt động của con người Biến đổi bất thường của thiên nhiên Gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng Tất cả các dạng biến đổi môi trường đều gây ra hậu quả xấu đối với con người và các thành phần môi trường Các hậu quả đó đều là các CHI PHÍ KINH TẾ???
- Nước trên các dòng sông bị ô nhiễm nặng nề do DDT và các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp
- Rủ i ro v ề s ứ c kh ỏ e do các hóa chấ t đ ộc h ạ i trong đ ất, nướ c, không khí Nước sông ô nhiễm được cho là một nguyên nhân làm tăng gấp đôi tỷ lệ bênh thận và bàng quang của phụ nữ mang thai ở Nga
- Rủ i ro v ề s ứ c kh ỏ e do các hóa chấ t đ ộc h ạ i trong đ ất, nướ c, không khí Bằng chứng về sự liên quan giữa nhiễm độc thuốc trừ sâu và các bệnh gây chết yểu - tỷ lệ cao hơn trong phụ nữ nông dân
- Thâm canh, sử dụng quá mức tài nguyên đất, cơ cấu cây trồng không hợp lý xói mòn đất, suy giảm độ màu mỡ giảm năng suất cây trồng Tiếp tục thâm canh Tăng suy thoái đất giảm năng suất
- Môi trường suy thoái = nhiều thời gian và nỗ lực hơn để tìm kiếm chất đốt và để sản xuất lương thực/ thực phẩm
- Gia tăng khí nhà kính tăng nhiệt độ bề mặt trái đất biến đổi khí hậu
- Nước biển dâng do BĐKH 10 tỉnh ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề nhất: Diện tích bị ngập nước nếu nước biển dâng cao 1m Tỉnh Tổng diện tích (km2) Diện tích bị ngập (km2) % bị ngập Bến Tre 2.257 1.131 50,1 Long An 4.389 2.169 49,4 Trà Vinh 2.234 1.021 45,7 Sóc Trăng 3.259 1.425 43,7 TP.HC Minh 2.003 862 43,0 Vĩnh Long 1.528 506 39,7 Bạc Liêu 2.475 962 38,9 Tiền Giang 2.397 783 32,7 Kiên Giang 6.224 1.757 28,2 Cần Thơ 3.062 758 24,7 Tổng cộng 29.827 11.474 39,6
- Các vấn đề môi trường - một vài con số Dân số thế giới năm 1900 là 1,65 tỷ đã tăng lên 7 tỷ (4/2013) và được dự báo sẽ đạt tới khoảng 9 tỷ vào năm 2050 Trong khoảng từ 1900 đến 2000 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới tính theo mức giá cố định tăng gấp 19 lần Trong cùng giai đoạn đó, sản phẩm công nghiệp và sản xuất tăng gấp trên 50 lần Tổng lượng tiêu thụ năng lượng được dự báo sẽ tăng thêm 44% trong khoảng từ năm 2006 đến 2030 60% dịch vụ sinh thái trên toàn thế giới đã bị xuống cấp 15 trong số 24 dịch vụ hệ sinh thái chủ chốt bị xuống cấp hoặc bị sử dụng một cách không bền vững để lại hậu quả tiêu cực cho người nghèo
- Các vấn đề môi trường - một vài con số Hiện tại con người sử dụng khoảng từ 40 đến 50% tổng lượng nước ngọt có được. Luợng nuớc khai thác đã tăng gấp đôi trong vòng 40 năm qua Trên ¼ tổng số các nguồn cá bị khai thác quá mức Ô nhiễm dinh dưỡng đã dẫn đến hiện tượng phú dưỡng các nguồn nước và các vùng đới bờ chết Tỷ lệ các loài bị tuyệt chủng hiện tại cao hơn mức cơ sở từ 100-1000 lần Hoạt động của con người đã đưa hành tinh trái đất tới bên bờ vực của tuyệt chủng loài hàng loạt, và ngày càng đe doạ sự tồn tại của chính chúng ta Việc mất những dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái là một rào cản lớn trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ về giảm đói nghèo và dịch bệnh Source: Millennium Ecosystem Assessment,
- Trên cấp độ toàn cầu 90% lượng tài nguyên được khai thác ngay lập tức bị vứt bỏ 80% sản phẩm bị vứt bỏ sau 1 lần sử dụng Một chiếc bàn chải đánh răng tạo ra 1,5kg chất thải Một chiếc máy điện thoại di động tạo ra 75 kg chất thải Một tấn giấy cần 100.000 m3 nước Source: Wuppertal Institut
- ChúngChúng tata đangđang ssốố ng ng vàvà tiêutiêu dùngdùng khôngkhông bbềề n n vvữữ ng??? ng??? Trong xã hội tiêu dùng, để đáp ứng nhu cầu của con người . cần 10 tấn nguyên liệu/ người/ năm . 94% trong số đó trở thành chất thải . 70% có thể tái chế, tái sử dụng (Bishop, Pollution Prevention, 2001)
- Hình mẫu phát triển không bền vững Tăng trưởng Sử dụng kinh tế TNTN & MT Chất lượng cuộc sống Nguồ n: Wuppertal Institute
- Nhu cầu được dự báo cho hành tinh trái đất 1900 2002 2050 2100 Source: Wuppertal Institute
- Thách thức đối với phát triển
- PhátPhát triểntriển bềnbền vữngvững ‘Phát triển bền vững’ với mỗi người có ý nghĩa khác nhau Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất là: “Đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của bản thân họ” Our Common Future, The World Commission on Environment and Development, 1987 (Brundtland) Đòi hỏi sự cân đối/ hài hòa giữa các Kinh tế Xã hội yếu tố Kinh tế, Xã hội và Môi trường trong mọi quá trình phát triển Môi trường 45
- Phát triển bền vững Đáp ứng nhu cầu: W = w (Y, D, E) Tăng trưởng kinh tế bền vững là một lựa chọn mong muốn và không thể tránh khỏi Ghi nhận sự hạn chế của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế Không suy giảm nguồn lực (tự nhiên và nhân văn) là điều kiện tiên quyết đối với tính bền vững Đòi hỏi cân nhắc cả tính hiệu quả và tính công bằng (công bằng cùng thế hệ và liên thế hệ)
- Công bằng trong PTBV Công bằng trong cùng một thế hệ Đòi hỏi nâng cao mức sống của thế hệ hiện tại Đáp ứng yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng Có cơ chế đền bù/ chi trả giữa người gây ra tác động ngoại ứng và người bị thiệt hại hay được hưởng lợi ích (Nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả - PPP và Người được hưởng lợi phải trả - BPP) Tôn trọng quyền được sống của các sinh vật không phải là con người
- Công bằng trong PTBV Công bằng liên thế hệ Tối thiểu hoá ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên Tạo cơ hội và tiềm lực để các thế hệ tương lai có thể giải quyết được những hậu hoạ về môi trường do thế hệ hiện nay gây nên Tìm nguồn thay thế cho tài nguyên không tái tạo Tài nguyên nhân tạo thay cho tài nguyên thiên nhiên
- Nguyên tắc bền vững về môi trường Không khai thác và sử dụng tài nguyên nhiều hơn mức tái tạo (h < y) Duy trì lượng chất thải vào môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường (W < A) Phát triển nguồn tài nguyên có thể tái tạo để thay thế cho tài nguyên không tái tạo đang bị cạn kiệt nhằm duy trì dòng dịch vụ môi trường (RR thay thế cho UR/ ER)
- Các tiêu chí đánh giá PTBV Tiêu chí về kinh tế: GDP, GNP (quy mô, cơ cấu) Tiêu chí về xã hội: tiến bộ xã hội, y tế, sức khoẻ, tuổi thọ HDI (thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập) dân trí, văn hoá, thẩm mỹ sự tự do của con người (HFI): việc làm, nhân quyền, an sinh xã hội, phân biệt chủng tộc, giới tính, quyền trẻ em Tiêu chí về môi trường: (dựa trên các nguyên tắc bền vững về môi trường) giảm tiêu hao nguyên liệu & năng lượng, giảm mức thải và độc tính của chất thải Bảo vệ đa dạng sinh học
- Phát triển bền vững trong thực tế Trên Thế giới: các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Con người và môi trường: 5/6/1972 - Stockholm 113 quốc gia đồng thuận về khát khao BVMT Môi trường và phát triển: 6/1992 - Rio de Jainero, Brazil 179 quốc gia thông qua tuyên bố 27 nguyên tắc và Chương trình nghị sự 21 (AG21) Phát triển bền vững: 26/8/2002/ Rio + 10, Johannesburg 196 quốc gia thông qua Kế hoạch thực hiện phát triển bền vững, cam kết tiếp tục AG21 Phát triển bền vững: 20 - 24/6/2012, Rio de Janeiro, Brazil 191/193 thành viên LHQ tham dự, chủ đề "Tương lai mà chúng ta mong muốn” (The Future We Want) thảo luận tập trung vào cải thiện khung thể chế để PTBV và phát triển nền kinh tế xanh xác định các mục tiêu, các chỉ số mới về PTBV
- Phát triển bền vững trong thực tế Trên Thế giới Hội nghị thượng đỉnh về PTBV Rio + 20: 20 - 24/6/2012 "Rio+ 20 là một trong những cuộc họp quan trọng nhất toàn cầu về phát triển bền vững trong thời đại của chúng ta. Tại Rio, tầm nhìn của chúng ta phải được rõ ràng: một nền kinh tế xanh bền vững để bảo vệ sức khỏe của môi trường trong khi hỗ trợ đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ thông qua tăng trưởng trong công việc thu nhập khá, và xóa đói giảm nghèo " Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon.
- Phát triển bền vững trong thực tế Tại sao cần Rio + 20 ► Thế giới hiện có 7 tỷ người, ước tính năm 2050, sẽ có 9 tỷ người. ► Một phần năm dân số - 1,4 tỷ người hiện đang sống với 1,25 USD một ngày hoặc ít hơn. ► Một tỷ rưỡi người không có điện. Hai tỷ rưỡi người không có nhà vệ sinh. Và gần một tỷ người đang bị đói mỗi ngày. ► Phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng, và hơn một phần ba số loài được biết có thể bị tuyệt chủng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục không được kiểm soát. ► Nếu chúng ta muốn để lại con cháu chúng ta một thế giới sinh sống, những thách thức của đói nghèo và hủy hoại môi trường cần phải được giải quyết rộng rãi ngay từ bây giờ. .
- Phát triển bền vững trong thực tế ► Chúng ta sẽ phải chịu chi phí lớn hơn nhiều trong tương lai bao gồm nghèo đói và bất ổn, và một hành tinh bị suy thoái nếu chúng ta không giải quyết những thách thức quan trọng hiện nay ► Rio+ 20 cung cấp một cơ hội để suy nghĩ toàn cầu, để tất cả chúng ta đều có thể hoạt động tại địa phương vì an toàn chung của chúng ta trong tương lai. "Phát triển bền vững không phải là một lựa chọn! Đó là con đường duy nhất cho phép tất cả nhân loại chia sẻ một cuộc sống tươm tất trên hành tinh duy nhất của chúng ta. Rio+ 20 cung cấp cho thế hệ chúng ta cơ hội để lựa chọn con đường này " Sha Zukang, Tổng thư ký Hội nghị Rio 20.
- Phát triển bền vững ở Việt Nam 1992: Tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero Việt Nam cam kết xây dựng Chương trình nghị sự 21 quốc gia của VN (VA21) 8/2000: Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ KHCNMT chủ trì xây dựng VA21 17/8/2004: Chính phủ phê duyệt “Định hướng chiến lược về PTBV ở Việt Nam” Quyết định 153/2004/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) Là chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức/ cá nhân có liên quan triển khai thực hiện; đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế
- Phát triển bền vững ở Việt Nam Ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định 432/ QĐ_TTg, phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Mục tiêu cụ thể của Chiến lược: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; Giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính; Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; Từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực
- Phát triển bền vững ở Việt Nam Theo Luật BVMT Việt Nam Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
- Những nguyên tắc PTBV của VN 1. Con người là trung tâm => Xóa đói giảm nghèo, công bằng và bình đẳng 2. Phát triển kinh tế nhanh là nhiệm vụ trung tâm nhưng mục đích là để phát triển xã hội và phải nằm trong giới hạn tải trọng của sinh thái 3. Nhấn mạnh lồng ghép phát triển với môi trường 4. Công bằng giữa các thế hệ hiện tại và mai sau 5. Vai trò hàng đầu của khoa học công nghệ 6. Huy động toàn dân tham gia 7. Kết hợp nội lực với hợp tác quốc tế 8. Kết hợp phát triển với quốc phòng - an ninh
- Phát triển bền vững ở Việt Nam Những lĩnh vực hoạt động ưu tiên theo VA21 Kinh tế (5): tăng trưởng nhanh, mô hình tiêu dùng hợp lý, công nghiệp hóa sạch, nông nghiệp bền vững, phát triển vùng và địa phương bền vững Xã hội (5): Xóa đói giảm nghèo, dân số - việc làm, đô thị hóa, giáo dục, y tế Tài nguyên Môi trường (9): đất, nước, tài nguyên khoáng sản, biển, rừng, không khí, chất thải rắn, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai
- Chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững ở Việt Nam 1. Các chỉ tiêu tổng hợp GDP xanh. Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số bền vững môi trường (ESI). 2. Các chỉ tiêu về kinh tế Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR). Năng suất lao động xã hội. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung. Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cán cân vãng lai. Bội chi Ngân sách nhà nước. Nợ của Chính phủ. Nợ nước ngoài.
- Chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững ở Việt Nam (tt) 3. Các chỉ tiêu về xã hội Tỷ lệ nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini). Tỷ số giới tính khi sinh. Số sinh viên trên 10.000 dân. Số thuê bao Internet trên 100 dân. Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Số người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân. Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững ở Việt Nam (tt) 4. Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường Tỷ lệ che phủ rừng. Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học. Diện tích đất bị thoái hóa. Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt. Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.