Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Nguyễn Mạnh Hiếu

pdf 178 trang Gia Huy 19/05/2022 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Nguyễn Mạnh Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_2_nguyen_manh_hieu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Nguyễn Mạnh Hiếu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2 (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu 04/2020
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 1 1.1. Thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất 1 1.2. Phân tích chính sách kiểm soát giá 4 1.3. Phân tích chính sách thuế và trợ cấp 8 1.4. Phân tích chính sách ngoại thương 12 CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO 21 2.1. Mô tả rủi ro 21 2.2. Sở thích về mức độ rủi ro 23 2.3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro 27 2.4. Giảm nhẹ rủi ro 34 2.5. Cầu về các tài sản có rủi ro 41 CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG 46 3.1. Chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng 46 3.2. Giá cả phân biệt (giá cả phân biệt cấp 1,2,3) 46 3.3. Phân biệt giá cả theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm 52 3.4. Giá cả 2 phần 53 3.5. Giá gộp (giá trọn gói) 54 CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM 59 4.1. Cạnh tranh độc quyền 59 i
  3. 4.2. Độc quyền nhóm 61 4.3. Mô hình Stackelberg (Lợi thế của người đi trước) 66 4.4. Mô hình Bertrand (Cạnh tranh về giá) 67 4.5. Cạnh tranh và cấu kết – Tình thế lưỡng nan của những người tù 70 4.6. Ứng dụng tình thế lưỡng nan của người tù vào việc định giá của độc quyền nhóm – Mô hình đường cầu gãy 71 CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 73 5.1. Trò chơi hợp tác và không hợp tác 73 5.2. Chiến lược ưu thế 74 5.3. Cân bằng Nash 76 5.4. Các trò chơi lặp lại và hợp tác 81 5.5. Các trò chơi tuần tự và lợi thế của người đi trước 86 5.6. Ngăn chặn gia nhập ngành 89 CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT 93 6.1. Thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh 93 6.2. Thị trường yếu tố sản xuất với sức mạnh độc quyền mua 105 6.3. Thị trường yếu tố sản xuất với sức mạnh độc quyền bán 106 CHƯƠNG 7: CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 109 7.1. Phân tích cân bằng tổng quát 109 7.2. Hiệu quả trong trao đổi 113 7.3. Hiệu quả trong sản xuất 122 7.4. Hiệu quả trong thị trường đầu ra 125 7.5. Tổng quát về hiệu quả của các thị trường 127 ii
  4. 7.6. Những thất bại của thị trường – Lý do cần có sự can thiệp của chính phủ 129 CHƯƠNG 8: THỊ TRƯỜNG VỚI THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 131 8.1 Sự không chắc chắn về chất lượng và thị trường “đồ cũ” 131 8.2 Thị trường bảo hiểm và tâm lý ỷ lại 134 8.3 Phát tín hiệu cho thị trường 134 8.4. Trở ngại về tâm lý 136 8.5 Vấn đề người ủy nhiệm, người tác nghiệp 138 8.6 Thông tin không cân xứng trên thị trường lao động: lý thuyết hiệu quả tiền lương 144 CHƯƠNG 9: NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HÓA CÔNG 148 9.1 Những ngoại tác 148 9.2 Các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm đạt hiệu quả 154 9.3 Định lý Coase và các điều kiện áp dụng 159 9.4 Hàng hóa công 162 9.5 Những tài nguyên chung 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 iii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTP Mức sẵn lòng trả WTA Mức sẵn lòng chấp nhận CS Thặng dư tiêu dùng PS Thặng dư sản xuất NSB Tổng lợi ích ròng xã hội DWL Tổn thất vô ích EV Giá trị kỳ vọng EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam iv
  6. CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 1.1. Thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất 1.1.1. Thặng dư của người tiêu dùng (Consumers’ Surplus – CS) Thặng dư của người tiêu dùng hay thặng dư tiêu dùng (consumers surplus) là tổng cộng những chênh lệch giữa mức sẵn lòng trả (WTP) của người tiêu dùng (tương ứng với các mức sản lượng) so với mức giá của thị trường. Đường cầu (D) cũng chính là đường biểu thị mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng. Như vậy, thặng dư tiêu dùng (CS) là khái niệm được sử dụng để chỉ phần diện tích bị giới hạn bởi đường cầu Marshall của một cá nhân, trục tung và hai mức giá giá khác nhau. Nó được tính bằng tiền, mặc dù ban đầu được Marshall biểu thị bằng mức thặng dư ích lợi. P Pmax Thặng dư tiêu dùng (CS) S E PE D = WTP QE Q Hình 1.1. Thặng dư tiêu dùng Như hình vẽ trên, thặng dư tiêu dùng (CS) được biểu thị bởi diện tích của tam giác PEPmaxE. Theo đó, cách tính thặng dư tiêu dùng là như sau: 1 푆 = 푆 = (푃 − 푃 ) × 푄 푃 푃 2 1
  7. Thặng dư của người tiêu dùng là hiệu số giữa phúc lợi mà người tiêu dùng thu được nếu mua một hàng hóa với giá nhất định và phần chi phí mà anh ta phải chịu. Nó được sử dụng rộng rãi trong phân tích chi phí - ích lợi và các lĩnh vực khác của kinh tế ứng dụng với tư cách một đại lượng gần đúng về những thay đổi trong phúc lợi, đặc biệt về mức biến thiên bù và biến thiên tương đương. Mức biến thiên bù là lượng thu nhập tối đa có thể lấy đi của người được lợi từ một sự thay đổi nhất định mà không làm cho anh ta phải chịu mức phúc lợi thấp hơn trước khi có sự thay đổi. Mức biến thiên bù cho người bị thiệt từ một sự thay đổi là số tiền tối thiểu mà anh ta cần nhận được sau sự thay đổi để không có mức sống thấp hơn trước khi có sự thay đổi. Mức biến thiên tương đương là số tiền tối thiểu mà người được lợi từ một sự thay đổi nhất định sẵn sàng chấp nhận bị mất để bỏ qua sự thay đổi. Mức biến thiên tương đương cho người bị thiệt từ sự thay đổi nào đó là số tiền tối đa mà anh ta sẵn sàng trả để tránh sự thay đổi đó. 1.1.2. Thặng dư của người sản xuất (Producers’ Surplus – PS) Thặng dư của người sản xuất hay thặng dư sản xuất (producers surplus) là tổng cộng những chênh lệch giữa mức giá của thị trường so với mức sẵn lòng nhận (WTA) của người sản xuất (tương ứng với các mức sản lượng). Đường cung (S) cũng chính là đường biểu thị mức sẵn lòng nhận của người sản xuất. Như vậy, thặng dư sản xuất (PS) là khái niệm được sử dụng để chỉ phần diện tích bị giới hạn bởi đường cung của một người sản xuất, trục tung và hai mức giá giá khác nhau. 2
  8. P Pmax S = WTA E PE D Thặng dư sản xuất (PS) Pmin QE Q Hình 1.2. Thặng dư sản xuất Như hình vẽ trên, thặng dư tiêu dùng (PS) được biểu thị bởi diện tích của tam giác PEPminE. Theo đó, cách tính thặng dư tiêu dùng là như sau: 1 푃푆 = 푆 = (푃 − 푃 ) × 푄 푃 푃 푖푛 2 푖푛 1.1.3. Tổng lợi ích ròng của xã hội (Net Social Benefit – NSB) Tổng lợi ích ròng của xã hội được xác định là bằng hiệu của tổng lơi ích xã hội (TSB) và tổng tổn phí xã hội (TSC). NBS = TSB – TSC Trong trường hợp đơn giản nhất, khi chính phủ không có các chính sách can thiệp (như : thuế, trợ cấp, hạn ngạch, ), tổng tổn phí xã hội bằng không (TSC = 0), và tổng lợi ích ròng xã hội (NSB) được xác định là tổng của thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS). NBS = CS + PS 3
  9. P Pmax Thặng dư tiêu dùng (CS) S = WTA E PE D = WTP Thặng dư sản xuất (PS) Pmin QE Q Hình 1.3. Tổng lợi ích ròng xã hội 1.2. Phân tích chính sách kiểm soát giá 1.2.1. Giá sàn Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, là mức giá quy định thường cao hơn mức giá cân bằng. Mục đích của giá sàn là nhằm bảo vệ nhà sản xuất, duy trì sự ổn định của ngành trong một số giai đoạn có biến động về giá cả. Hỗ trợ giá nông nghiệp và quy định lương tối thiểu là những trường hợp cụ thể về giá sàn. Như biểu đồ dưới đây minh họa, quy định giá sàn sẽ dẫn đến dư thừa hàng hóa do lượng cung vượt quá lượng cầu khi mức giá quy định này cao hơn mức giá cân bằng thị trường. Khi áp dụng mức giá sàn PF (PF > PE), lượng cầu giảm từ QE xuống QD, dẫn đến thặng dư tiêu dùng giảm so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá tăng và lượng cầu giảm), thặng dư tiêu dùng được biểu thị bởi diện tích tam giác PFPmaxA (phần thặng dư tiêu dùng mất đi được biểu thị bởi diện tích hình thang PEPFAE). Ngược lại, lượng cung tăng từ QE lên QS, khi áp dụng chính sách giá sàn, thặng dư sản xuất tăng so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá tăng và lượng cung tăng), thặng dư sản xuất được biểu thị bởi diện tích tam giác PFBPmin (phần thặng dư sản xuất tăng thêm được biểu thị bởi diện tích hình thang PFBEPE). Tuy nhiên, phần thặng dư sản xuất mà người sản xuất thực nhận (tương ứng với mức sản lượng mà người tiêu dùng mua) nhỏ hơn, được biểu thị bởi diện tích hình thang PFACPmin. 4
  10. P Pmax Dư thừa S A B PF E PE C D Pmin 0 QD QE QS Q Hình 1.4. Trạng thái dư thừa (giá sàn) 1.2.2. Giá trần Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc. Mục đích của giá trần là nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong những giai đoạn có sự biến động về giá cả trên thị trường. Chẳng hạn, quy định giá trần đối với giá cho thuê nhà ở những đô thị và giá xăng dầu trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Như biểu đồ dưới đây minh họa, quy định giá trần sẽ dẫn đến thiếu hụt hàng hóa do lượng cầu vượt quá lượng cung khi mức giá quy định này thấp hơn giá cân bằng thị trường. Điều này cũng có thể giải thích tại sao quy định giá cho thuê nhà và giá xăng dầu dẫn đến thiếu hụt hàng hóa. 5
  11. P Pmax S C E PE A B PC D Thiếu hụt Pmin 0 QS QE QD Q Hình 1.5. Trạng thái thiếu hụt (giá trần) Khi áp dụng mức giá trần PC (PC < PE), lượng cung giảm từ QE xuống QS, dẫn đến thặng dư sản xuất giảm so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá giảm và lượng cung giảm), thặng dư sản xuất được biểu thị bởi diện tích tam giác PCPminA (phần thặng dư tiêu dùng mất đi được biểu thị bởi diện tích hình thang PEPCAE). Ngược lại, lượng cầu tăng từ QE lên QD, khi áp dụng chính sách giá trần, thặng dư tiêu dùng tăng so với khi thị trường cân bằng (vì đồng thời giá giảm và lượng cầu tăng), thặng dư tiêu dùng được biểu thị bởi diện tích tam giác PCBPmax (phần thặng dư tiêu dùng tăng thêm được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEBPC). Tuy nhiên, phần thặng dư tiêu dùng mà người tiêu dùng thực nhận (tương ứng với mức sản lượng mà người tiêu dùng mua bằng với mức lượng cung tại mức giá trần) nhỏ hơn, được biểu thị bởi diện tích hình thang PmaxCAPC. 1.2.3. Khung giá Chính phủ có thể quy định khung giá nhằm ổn định giá cả của một hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khung giá là giới hạn phạm vi giá dao động giữa giá sàn PF (giá tối thiểu) và giá trần PC (giá tối đa) có tính bắt buộc đối với một hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, chính sách quy định khung lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. 6
  12. Biểu đồ dưới đây minh họa khung giá đối với một hàng hóa cụ thể. Lưu ý rằng khung giá trong biện pháp ổn định giá khác với biện pháp điều chỉnh giá ở trên. Chính phủ chỉ có thể quy định chỉ giá trần hoặc giá sàn trong biện pháp điều chỉnh giá. Trong khi đó, khung giá bao gồm cả giá trần và giá sàn. P Pmax S PC E PE PF D Pmin 0 QE Q Hình 1.6. Khung giá Với khung giá quy định, các cá nhân và doanh nghiệp được phép ra quyết định về giá và lượng sản xuất theo quan hệ cung cầu nhưng không được vượt quá khung giá quy định. Chính sách này thường được chính phủ áp dụng đối với những hàng hóa có tính chiến lược nhằm tạo sự ổn định vĩ mô. 1.2.4. Chính sách dự trữ Ngoài biện pháp ổn định giá thông qua quy định khung giá, chính phủ có thể vận dụng chính sách dự trữ đối với một số hàng hóa nhất định. Có nhiều hàng hóa (chẳng hạn như sản phẩm nông nghiệp, xăng dầu, ) có thể dự trữ được. Chính sách dự trữ cung cấp một lớp đệm giữa sản xuất và tiêu dùng. Nếu sản xuất giảm xuống thì hàng hóa dự trữ có thể đem bán và ngược lại nếu sản xuất tăng lên thì một lượng hàng hóa được đem dự trữ tồn kho. 7
  13. P (nghìn USD) S1 S S2 1,2 E Nhập kho D Xuất kho 0 15 20 25 Q (nghìn tấn) Hình 1.7. Chính sách dự trữ Trong một thị trường có hàng hóa tồn kho, chúng ta cần phân biệt giữa sản xuất và cung. Lượng sản xuất không nhất thiết phải bằng với lượng cung. Lượng cung vượt quá sản xuất khi một số lượng hàng tồn kho được đem bán và lượng cung nhỏ hơn lượng sản xuất khi một lượng hàng hóa được lưu kho. Biểu đồ ở trên minh họa chính sách dự trữ đối với sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như cà phê. Vào vụ thu hoạch, lượng cung cà phê trong ngắn hạn là không co giãn. Vì vậy, đường cung cà phê là đường dốc lên với sản lượng trung bình là 20 nghìn tấn mỗi năm và giá là 1.2 nghìn USD/tấn. Để ổn định tại mức giá này, chính phủ vận dụng chính sách dự trữ bằng cách: nếu vụ mùa thu hoạch ở mức thấp Q1 (hay 15 nghìn tấn) thì chính phủ sẽ xuất kho 5 nghìn tấn và nếu vụ mùa thu hoạch ở mức cao Q2 (hay 25 nghìn tấn) thì chính phủ sẽ lưu kho 5 nghìn tấn. Với chính sách dự trữ này, chính phủ luôn luôn duy trì mức cung ổn định. Nếu như không có sự biến đổi lớn về cầu cà phê thì mức giá vẫn duy trì ở mức 1.2 nghìn USD/tấn. Ví dụ minh họa ở trên là một trường hợp đơn giản so với thực tế bởi lẽ giá cả cà phê phụ thuộc vào quan hệ cung cầu thế giới, mức dự trữ ở trên là rất nhỏ so với cung cầu cà phê thế giới. 1.3. Phân tích chính sách thuế và trợ cấp 1.3.1. Chính sách thuế 8
  14. Tại trạng thái cân bằng của thị trường, chính phủ đánh thuế đối với hoạt động sản xuất, với mức thuế t trên từng đơn vị sản phẩm, mức giá của sản phẩm sẽ tăng lên một mức t tại mỗi mức sản lượng. Do đó, đường cung dịch chuyển lên trên (qua trái) tới đường St. Với đường cung mới (St), điểm cân mới cũng được xác định là điểm C thay cho điểm E (ban đầu). Tại điểm cân bằng mới (C), mức giá được xác định là PD(t) (PD(t) < PE) và mức sản lượng tương ứng là Qt (Qt < QE). Mặc dù mức giá mà người tiêu dùng phải trả là PD(t), mức giá mà người sản xuất thực nhận là PS(t). Điều này được giải thích bởi việc đánh thuế của chính phủ, và sự chênh lệch giữa mức giá người tiêu dùng phải trả và mức giá người sản xuất được nhận chính là mức thuế t (PD(t) – PS(t) = t). St P Thặng dư tiêu P dùng (CS) max Doanh thu B thuế (T) S C PD(t) t F PE E PS(t) A Tổn thất xã hội (DWL) D Pmin Thặng dư sản xuất (PS) 0 Qt QE Q Hình 1.8. Chính sách thuế Do chính phủ đánh thuế, giá tăng và lượng cầu giảm, dẫn đến thặng dư tiêu dùng giảm. Lúc này, thặng dư tiêu dùng (CS) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxCPD(t), và phần thặng dư tiêu dùng giảm đi so với ban đầu được biểu thị bởi diện tích hình thang PEECPD(t). Đồng thời, với mức giá mà người sản xuất thực nhận và lượng cung giảm so với ban đầu, thặng dư sản xuất giảm so với ban đầu. Cụ thể, thặng dư sản xuất (PS) được biểu thị bởi diện tích tam giác PS(t)APmin, và phần thặng dư sản xuất giảm xuống so với ban đầu được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEAPS(t). Dễ nhận thấy, một phần thặng dư tiêu dùng giảm xuống, diện tích hình chữ nhật PEFCPD(t), là số thuế mà người tiêu dùng phải gánh chịu; một phần thặng dư sản xuất giảm xuống, diện tích 9
  15. hình chữ nhật PEFAPS(t), là số thuế mà người sản xuất phải gánh chịu; và tổng doanh thu thuế (T) mà chính phủ nhận được từ việc đánh thuế được biểu thị bởi diện tích hình chữ nhật PD(t)CAPS(t). Tuy nhiên, phần thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất giảm xuống so với ban đầu không hoàn toàn được giải thích bởi sự tạo ra doanh thu thuế cho chính phủ, mà một phần của chúng không thuộc về ai, được biểu thị bởi diện tích tam giác CEA, được gọi là tổn thất xã hội hay còn gọi là phần mất trắng, hay là phần tổn thất vô ích do thuế (Deadweight Loss – DWL). Thặng dư tiêu dùng: 1 푆 = × 푄 × (푃 − 푃 ) 2 푡 (푡) Thặng dư sản xuất 1 푃푆 = × 푄 × (푃 − 푃 ) 2 푡 푆(푡) 푖푛 Doanh thu thuế: = 푡 × 푄푡 = (푃 (푡) − 푃푆(푡)) × 푄푡 Phần tổn thất xã hội: 1 1 푊퐿 = × 퐹 × = × (푄 − 푄 ) × 푡 2 2 푡 1.3.2. Chính sách trợ cấp Để hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hàng hóa hơn, với mức giá thấp hơn so với mức giá cân bằng của thị trường, chính phủ áp dụng chính sách trợ cấp, để đồng thời đảm bảo người sản xuất không chịu tổn phí khi sản xuất thêm hàng hóa. 10
  16. P S Pmax S’ B P2 E PE P1 E’ F Pmin A D 0 QE Q1 Q Hình 1.9. Chính sách trợ cấp Để đáp ứng lượng cầu Q1 (lớn hơn sản lượng cân bằng của thị trường: Q1 > QE) của người tiêu dùng tương ứng với mức giá P1 (thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường: P1 PE > P1). Như vậy, để hỗ trợ người tiêu dùng, chính phủ sử dụng chính sách trợ cấp để bù đắp phần chênh lệch giữa tổng mức sẵn lòng chấp nhận của người sản xuất và tổng mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng, được biểu thị là diện tích hình chữ nhật P1P2BE’, đây chính là phần trợ cấp (TR) từ ngân sách của chính phủ. 푅 = 푄1 × (푃2 − 푃1) Về phía người tiêu dùng, rõ ràng thặng dư tiêu dùng (CS) tăng lên vì lượng cầu tăng và giá giảm, được biểu thị là diện tích hình tam giác PmaxP1E’, và phần thặng dư tiêu dùng tăng lên được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEE’P1. 1 푆 = × 푄 × (푃 − 푃 ) 2 1 1 Về phía người sản xuất, thặng dư sản xuất (PS) cũng tăng lên vì lượng cung tăng lên cùng với mức giá tăng lên, được biểu thị bởi diện tích hình tam giác PminP2B, và phần thặng dư sản xuất tăng thêm được biểu thị bởi diện tích hình thang PEEBP2. 11
  17. 1 푃푆 = × 푄 × (푃 − 푃 ) 2 1 2 푖푛 Ngoài ra, với sự can thiệp của chính phủ, tổn thất xã hội (DWL) được tạo ra, được biểu thị bởi diện tích tam giác EBE’, đây chính là phần chênh lệch giữa trợ cấp của chính phủ (TR) và tổng các phần tăng thêm của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất (ΔCS + ΔPS). ( ) ′ ′ ′ 푊퐿 = 푅 − ∆ 푆 + ∆푃푆 = 푆푃2 푃1 − (푆푃2 푃 + 푆푃 푃1) = 푆 1 = × (푄 − 푄 ) × (푃 − 푃 ) 2 1 2 1 1.4. Phân tích chính sách ngoại thương 1.4.1. Thuế nhập khẩu Với nền kinh tế đóng (tự cung tự cấp trong nội địa, không giao thương với phần còn lại của thế giới), thị trường cân bằng tại điểm E, có mức giá cân bằng là PE và mức sản lượng cân bằng QE. • Thặng dư tiêu dùng (CSE) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxEPE; • Thặng dư sản xuất (PSE) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminEPE. Với nền kinh tế mở, có quy mô nhỏ và trong điều kiện tự do thương mại (không có rào cản xuất nhập khẩu), giá hàng hóa nội địa cao hơn giá thế giới (PE > PW), thị trường nội địa sẽ chấp nhận mức giá thế giới. Điều này dẫn tới thặng dư tiêu dùng tăng (vì giá giảm và lượng cầu tăng), và thặng dư sản xuất giảm (vì giá giảm và lượng cung nội địa giảm). • Thặng dư tiêu dùng (CSW) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxPwB; • Thặng dư sản xuất (PSW) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminPWA. 12
  18. P Pmax S a Giá thế giới sau khi E có thuế nhập khẩu PE b e F C Giá thế giới Pw(t) c f g h P w A B d D Pmin 0 QS0 QS1 QE QD1 QD0 Q Hình 1.10. Thuế nhập khẩu Khi chính phủ áp thuế nhập khẩu trên từng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, mức giá nhập khẩu sẽ tăng lên (PW(t) > PW), nhưng vẫn thấp hơn mức giá cân bằng nội địa. Theo đó, lượng cầu nội địa sẽ giảm xuống từ QD0 đến QD1, và lượng cung nội địa sẽ tăng lên từ QS0 đến QS1, và lượng nhập khẩu sẽ giảm từ mức AB (= QD0 – QS0) xuống còn mức FC (= QD1 – QS1). Do vậy, thặng dư tiêu dùng (CSW(t)) giảm so với trước khi có thuế nhập khẩu, và thặng dư sản xuất (PSW(t)) tăng so với trước khi có thuế nhập khẩu. • Thặng dư tiêu dùng (CSW(t)) được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxPW(t)C; • Thặng dư sản xuất (PSW(t)) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminPW(t)F. Xem đồ thị minh họa, ta thấy rằng: Thặng dư tiêu Thặng dư sản Doanh thu Tổn thất xã dùng (CS) xuất (PS) thuế (T) hội (DWL) Nền kinh tế a b+c+d 0 0 đóng Nền kinh tế mở a+b+e+c+f+g+h d 0 0 chưa có thuế nhập khẩu 13
  19. Nền kinh tế mở a+b+e d+c g f+h có thuế nhập khẩu Một phần của tổn thất xã hội (biểu thị bởi phần f) được xem phần tổn thất xã hội do tăng cung nội địa. Trong khi đó, phần tổn thất xã hội còn lại (biểu thị bởi phần h) được xem là phần tổn thất xã hội do giảm cầu nội địa. 1.4.2. Hạn ngạch nhập khẩu Tương tự như chính sách thuế nhập khẩu, chính phủ áp dụng chính sách hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu, khuyến khích sản xuất trong nước, dần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước. Khác với thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu ấn định về sản lượng hàng hóa nhập khẩu từ ban đầu và mức sản lượng này sẽ không thay đổi khi cung cầu nội địa thay đổi. Điểm khác biệt tiếp theo là chính phủ sẽ không thu được lợi ích khi giấy phép nhập khẩu (hạn ngạch – quota) không qua đấu giá. Phần lợi ích không thuộc về chính phủ này có thể thuộc về các công ty thương mại có giấy phép nhập khẩu. P Pmax S a Giá sau khi có E hạn ngạch PE b e F C Giá thế giới Pw(q) c f g h P w A B d D Pmin 0 QS0 QS1 QE QD1 QD0 Q Hình 1.11. Hạn ngạch nhập khẩu 14
  20. So với trước khi có hạn ngạch nhập khẩu (nền kinh tế mở, tự do thương mại, xét nền kinh tế có quy mô nhỏ), thặng dư tiêu dùng (CS) giảm vì sản lượng tiêu dùng giảm và mức giá tăng tương ứng, thặng dư sản xuất (PS) tăng vì lượng cung nội địa tăng cùng với mức giá nội địa tăng. Một phần của phần thặng dư tiêu dùng giảm xuống chính là phần thặng dư sản xuất tăng lên; một phần khác là lợi ích thuộc về các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu; phần còn lại là tổn thất xã hội (DWL). Phần lợi ích thuộc về các doanh nghiệp nhập khẩu có thể không hoàn toàn, vì các doanh nghiệp này phải tốn chi phí bôi trơn (chi phí lobby) để có được giấy phép nhập khẩu từ chính phủ. Dưới đây là bảng chi tiết về sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổn thất xã hội, và lợi ích của các doanh nghiệp nhập khẩu. Thặng dư tiêu Thặng dư sản Lợi ích từ việc Tổn thất xã dùng (CS) xuất (PS) có được giấy hội (DWL) phép nhập khẩu Nền kinh tế a b+c+d 0 0 đóng Nền kinh tế mở a+b+e+c+f+g+h d 0 0 chưa có hạn ngạch nhập khẩu Nền kinh tế mở a+b+e d+c g f+h có hạn ngạch nhập khẩu 1.4.3. Trợ cấp xuất khẩu Giả sử đối với một quốc gia có nền kinh tế mở với quy mô nhỏ, khi chính phủ chưa áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, mức giá thị trường là P0, lượng cầu là QD0, lượng cung là QS0, và lượng xuất khẩu là QS0 - QD0; khi chính phủ áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, lượng cung tăng lên QS1, tương ứng mức giá thị trường nội địa tăng 15
  21. lên P1, đồng thời lượng cầu nội địa giảm xuống QD1, theo đó lượng hàng hóa xuất khẩu là QS1 - QD1 (lớn hơn so với lúc đầu). P Pmax a F E S P1 g b c A B h P0 M f N d e D Pmin 0 QD1 QD0 QS0 QS1 Q Hình 1.12. Trợ cấp xuất khẩu - Trước khi có chính sách trợ cấp xuất khẩu: • Thặng dư tiêu dùng (CS0) của người tiêu dùng trong nước được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxP0A, CS0 = a + b + c; • Thặng dư sản xuất (PS0) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminP0B, PS0 = d+e+f. • Lợi ích ròng xã hội cũng chính là tổng thặng dư xã hội, NSB0 = TSB0 = SS0 = CS0 + PS0 = a+b+c+d+e+f - Sau khi có chính sách trợ cấp xuất khẩu: • Thặng dư tiêu dùng (CS1) giảm, được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxP1F, CS1 = a; • Thặng dư sản xuất (PS1) tăng, được biểu thị bởi diện tích tam giác PminP1E, PS1 = d+e+f+b+c+g; • Tổn phí cho ngân sách của chính phủ (TR) được tạo ra, đây cũng chính là tổn 16
  22. phí xã hội (TSC) được biểu thị bởi diện tích hình chữ nhật FENM, TR = TSC = (P1 – P0)*(QS1 – QD1) = c+g+h. • Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng (ΔCS) là âm, ΔCS = CS1 – CS0 = -b-c; • Sự thay đổi của thặng dư sản xuất (ΔPS) là dương, ΔPS = PS1 – PS0 = b+c+g; • Tổng sự thay đổi về thặng dư do chính sách trợ cấp xuất khẩu là: ΔCS + ΔPS = +g, tuy nhiên chính phủ đã tiêu tốn một khoản ngân sách để trợ cấp (c+g+h), do đó chính sách trợ cấp xuất khẩu đã tạo ra một tổn thất xã hội bằng c+h • Lợi ích xã hội ròng (NSB) được xác định bằng tổng thặng dư xã hội trừ cho tổng chi phí xã hội, NSB1 = TSB1 – TSC1 = (CS1 + PS1) – TR = (a+b+c+d+e+f+g) – (c+g+h) = a+b+d+e+f-h. • Sự thay đổi lợi ích xã hội ròng (ΔNSB) cũng chính là tổn thất xã hội, ΔNSB = NSB1 - NSB0 = (a+b+d+e+f-h) – (a+b+c+d+e+f) = -c-h = DWL. 1.4.4. Thuế xuất khẩu P Pmax S a F N M E PW = P0 P0 c h b A g B PW – t = P1 P1 f d e D Pmin 0 QD0 QD1 QS1 QS0 Q Hình 1.13. Thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu được chính phủ đánh vào các mặt hàng xuất khẩu, thường với mục đích tránh sự khan hiếm hàng hóa trong nước. 17
  23. Giả sử đối với một nền kinh tế mở với quy mô nhỏ, ban đầu (khi chính phủ chưa áp dụng chính sách thuế xuất khẩu), mức giá của thị trường nội địa (P0) bằng với mức giá thế giới (PW), lượng cầu nội địa là QD0, và lượng cung là QS0, theo đó lượng hàng hóa xuất khẩu bằng QS0 - QD0; khi chính phủ đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, giá thế giới không đổi (vì nền kinh tế nhỏ không ảnh hưởng đến thị trường thế giới), vì thế giá trong nước giảm một mức bằng với mức thuế t trên từng đơn vị sản phẩm, P1 = P0 – t, tiêu dùng nội địa tăng lên QD1, lượng cung giảm xuống QS1, và lượng hàng hóa xuất khẩu bằng QS1 - QD1. - Trước khi có chính sách thuế xuất khẩu: • Thặng dư tiêu dùng (CS0) của người tiêu dùng trong nước được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxP0F, CS0 = a; • Thặng dư sản xuất (PS0) được biểu thị bởi diện tích tam giác PminP0E, PS0 = b+c+d+e+f+g+h. • Lợi ích ròng xã hội cũng chính là tổng thặng dư xã hội, NSB0 = TSB0 = SS0 = CS0 + PS0 = a+b+c+d+e+f+g+h - Sau khi có chính sách thuế xuất khẩu: • Thặng dư tiêu dùng (CS1) tăng, được biểu thị bởi diện tích tam giác PmaxP1A, CS1 = a+b; • Thặng dư sản xuất (PS1) giảm, được biểu thị bởi diện tích tam giác PminP1B, PS1 = d+e+f; • Doanh thu thuế (T) cho chính phủ được tạo ra, được biểu thị bởi diện tích hình chữ nhật ABMN, T = (P0 – P1)*(QS1 – QD1) = g. • Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng (ΔCS) là dương, ΔCS = CS1 – CS0 = +b; • Sự thay đổi của thặng dư sản xuất (ΔPS) là âm, ΔPS = PS1 – PS0 = -b-c-g-h; • Tổng sự thay đổi về thặng dư do chính sách trợ cấp xuất khẩu là: ΔCS + ΔPS = -c-g-h, tuy nhiên chính phủ đã thu được một khoản doanh thu thuế (c+g+h), do đó chính sách trợ cấp xuất khẩu đã tạo ra một tổn thất xã hội bằng c+h; 18
  24. • Lợi ích ròng xã hội (NSB) được xác định bằng tổng thặng dư xã hội trừ cho tổng chi phí xã hội, NSB1 = TSB1 – TSC1 = (CS1 + PS1) + T = (a+b+d+e+f)+g = a+b+d+e+f+g. • Sự thay đổi lợi ích xã hội ròng (ΔNSB) cũng chính là tổn thất xã hội (DWL), ΔNSB = NSB1 - NSB0 = (a+b+d+e+f+g) – (a+b+c+d+e+f+g+h) = -c-h = DWL 1.4.5. Hạn ngạch xuất khẩu Tương tự như chính sách thuế xuất khẩu, chính phủ áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu dẫn đến tăng tiêu dùng nội địa với mức giá nội địa giảm so với ban đầu, đồng thời làm giảm lượng cung, và giảm sản lượng xuất khẩu, vì thế hạn ngạch xuất khẩu làm tăng thặng dư tiêu dùng, giảm thặng dư sản xuất, và gây tổn thất xã hội (DWL). Khác với thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu ấn định về sản lượng hàng hóa xuất khẩu từ ban đầu và mức sản lượng này sẽ không thay đổi khi cung cầu nội địa thay đổi. Điểm khác biệt tiếp theo là chính phủ sẽ không thu được lợi ích khi giấy phép xuất khẩu (hạn ngach – quota) không qua đấu giá. Phần lợi ích không thuộc về chính phủ này có thể thuộc về các công ty thương mại có giấy phép xuất khẩu. P Pmax S a F N M E PW = P0 P0 c h Giá khi có b A g B hạn ngạch P1 f d e D Pmin 0 QD0 QD1 QS1 QS0 Q Hình 1.14. Hạn ngạch xuất khẩu 19
  25. Dưới đây là bảng chi tiết về sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, lợi ích xã hội ròng, và tổn thất xã hội. CS PS Lợi ích cho NSB doanh nghiệp xuất khẩu Ban đầu a b+c+d+e+f+g+h 0 a+b+c+d+e+f+g+h Có hạn a+b d+e+f g a+b+d+e+f+g ngạch xuất khẩu Chênh lệch +b -b-c-g-h +g -c-h (DWL) 20
  26. CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO 2.1. Mô tả rủi ro Thông tin có thể ở một trong ba trạng thái sau: chắc chắn, rủi ro, không chắc chắn. - Chắc chắn là tình huống trong đó một quyết định có một kết quả, người ra quyết định biết kết quả đó một cách chắc chắn. Với dạng thông tin này, việc ra quyết định rất dễ dàng. Tuy nhiên trong thực tế dạng thông tin này không phổ biến. Hai dạng sau của thông tin – rủi ro và không chắc chắn là những dạng thông tin thường gặp. Ta sẽ xem lần lượt xem xét hai dạng thông tin này dưới đây. - Không chắc chắn là tình huống trong đó một quyết định có nhiều kết quả, người ra quyết định biết tất cả các kết quả nhưng không biết được xác suất xảy ra chúng. Ví dụ khi tham gia dự thi kỳ thi tuyển sinh đại học, mỗi thí sinh đều biết chắc có hai kết quả có thể xảy ra đó là đỗ hoặc trượt, nhưng họ không biết xác suất xảy ra cho mỗi kết quả của họ. - Rủi ro là tình huống trong đó một quyết định có nhiều kết quả, người ra quyết định biết tất cả các kết quả đồng thời biết xác suất xảy ra chúng. Ví dụ khi tung đồng xu bạn biết đồng xu có thể rơi ngửa hoặc rơi sấp, nhưng không biết chắc chắn nó sẽ rơi ngửa hay rơi sấp. Tuy nhiên bạn biết là nếu tung đồng xu nhiều lần thì sẽ có 50% số lần nó rơi ngửa và 50% số lần nó rơi sấp. - Xác suất là một khái niệm rất khó công thức hóa vì việc lý giải nó phụ thuộc vào bản chất của những sự kiện không chắc chắn và vào những gì mà người có liên quan tin tưởng. • Xác suất khách quan là tần suất xuất hiện của một sự kiện nhất định. Xác suất khách quan bao gồm xác suất “biết trước” (tiên nghiệm) và xác suất “biết sau” (hậu nghiệm). Xác suất biết trước là xác suất có thể tính được bằng kiến thức có trước. Ví dụ, nếu một đồng xu có hai mặt và đồng xu đó là đồng xu cân thì xác suất rơi sấp và rơi ngửa là như nhau và bằng 0,5. Xác suất biết sau là xác suất chỉ có thể biết được sau khi đã xảy ra. Ví dụ, trong 30 ngày của tháng tư chỉ có 10 ngày mưa trong 10 năm qua thì 21
  27. xác suất biết sau của một ngày mưa trong tháng tư là 0,33. Tuy nhiên nhiều quyết định kinh tế là độc nhất nên không có xác suất khách quan. Trong trường hợp đó phải sử dụng xác suất chủ quan. • Xác suất chủ quan là nhận thức về kết quả xảy ra. Nó phụ thuộc vào kỳ vọng, sở thích, kinh nghiệm và sự đánh giá về tương lai của người ra quyết định. Có thể ước lượng được xác suất chủ quan bằng cách đề nghị người ra quyết định so sánh một tình huống thực cần phải xem xét với một tình huống giả thiết mà xác suất khách quan đã biết. Nhưng chắc chắn là các cá nhân khác nhau trong cùng một tổ chức có thể gán những xác suất khác nhau cho cùng một kết quả hoặc cùng một cá nhân có thể đưa ra những xác suất khác nhau khi được hỏi vào những thời gian khác nhau - Giá trị kỳ vọng (EV) là khái niệm được sử dụng làm thước đo xu hướng trung tâm. Giá trị kỳ vọng của một biến số ngẫu nhiên, rời rạc là bình quân gia quyền của các giá trị có thể của tất cả các kết quả, mỗi giá trị của mỗi kết quả được gán cho trọng số bằng xác suất xảy ra kết quả đó: = ∑ 푖 푖. Trong đó: 푖 là xác suất của kết quả thứ i 푖 là giá trị của kết quả thứ i ∑ 푖 = 1 Ví dụ, siêu thị ABC biết rằng doanh thu hàng ngày thay đổi theo thời tiết. Có ba khả năng xảy ra: nắng với xác suất là 0,3, mưa với xác suất là 0,3 và có mây với xác suất là 0,4. Doanh thu phụ thuộc vào thời tiết và được cho ở bảng 2.1. Bảng 2.1 Doanh thu hàng ngày của siêu thị ABC Điều kiện thời tiết Xác suất Doanh thu (triệu đồng) Nắng 0,3 500 Mưa 0,3 200 Có mây 0,4 1000 Trong trường hợp này EV được tính như sau: EV = 0,3.500 + 0,3.200 + 0,4. 1000 = 610 (triệu đồng) 22
  28. Đây là phân bố xác suất rời rạc. Trường hợp phân bố xác suất liên tục thì doanh thu của siêu thị ABC có thể có rất nhiều giá trị khác nhau. Nếu phân bố xác suất của doanh thu là phân bố chuẩn thì EV là giá trị trung bình của phân bố đó. - Phương sai Phương sai được sử dụng làm thước đo mức độ phân tán. Phương sai cho thấy các giá trị riêng rẽ phân tán xung quanh giá trị trung bình như thế nào. Phương sai của một phân bố xác suất biểu thị giá trị trung bình của hiệu số bình phương của giá trị của một biến số ngẫu nhiên và giá trị kỳ vọng hay giá trị trung bình của nó. Phương sai của biến số X là: ( ) = 휎2 = ( − )2 = ∑ ( − )2 Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai: 휎 = √∑ ( − )2 Độ lệch chuẩn thường được sử dụng làm thước đo mức độ rủi ro. 2.2. Sở thích về mức độ rủi ro Để mô tả sở thích về mức độ rủi ro, một tình huống được giả sử như sau: Một người, tùy vào sở thích về mức độ rủi ro (bao gồm: ghét rủi ro, thích rủi ro, trung lập với rủi ro), người đó sẽ tỏ thái độ (bao gồm: ghét, thích, và trung lập) đối với việc tham gia một trò chơi – được xem như là hoạt động có thu nhập kỳ vọng. Nội dung của trò chơi: - Một người được phát 10 đô-la để tham gia (có thể không tham gia) trò chơi tung đồng xu; đồng xu đồng chất và cân bằng (xác suất để ra một trong hai mặt là 50%) - Nếu ra mặt ngửa, người chơi được 5 đô-la; - Nếu ra mặt sấp, người chơi mất 5 đô-la; * Trường hợp 1: người chơi quyết định không tham gia trò chơi tung đồng xu, và giữ nguyên số tiền 10 đô-la như ban đầu; Việc không tham gia trò chơi được xem là hoạt động có thu nhập chắc chắn. 23
  29. * Trường hợp 2 : người chơi quyết định tham gia trò chơi tung đồng xu, và có thể thắng 5 đô-la (nếu ra mặt ngửa) để có được tổng số tiền là 15 đô-la, nhưng cũng có thể thua 5 đô-la (nếu ra mặt sấp) để còn lại 5 đô-la. Xác suất của mỗi kết quả là 50%. Thu nhập kỳ vọng của hoạt động tham gia trò chơi là EV = 0,5.15+0,5.5=10 đô-la. Như vậy, mức thu nhập của hai hoạt động là như nhau. Dưới đây, sở thích về mức độ rủi ro sẽ được phân tích lần lượt trong 3 trường hợp. Người ghét rủi ro sẽ chọn không tham gia trò chơi; Người thích rủi ro sẽ chọn tham gia trò chơi; và Người trung lập với rủi ro thì không có lựa chọn ưu tiên nào cả. 2.2.1. Ghét rủi ro Người ghét rủi ro thích hoạt động có thu nhập chắc chắn hơn hoạt động có thu nhập kỳ vọng bằng thế nhưng rủi ro. Tổng lợi ích tăng khi thu nhập tăng nhưng lợi ích biên giảm dần. Hình 2.1. cho thấy rằng người ghét rủi ro có đường lợi ích gắn với hoạt động có thu nhập chắc chắn là đường cong lõm về phía trên (bên trái), nằm trên đường lợi ích gắn với hoạt động có thu nhập kỳ vọng. Theo đó, cùng tại mức thu nhập V = 10 đơn vị, lợi ích của thu nhập chắc chắn cao hơn lợi ích của thu nhập kỳ vọng, tức U(10) > 0,5.U(5)+0,5.U(15). Trong nhiều trường hợp thực tế khác, người ghét rủi ro không có lựa chọn nào khác để không tham gia hoạt động có thu nhập kỳ vọng (sự kiện rủi ro), và họ sẵn lòng mất một khoản chi phí (phần bù rủi ro) để đạt được mức lợi ích của mức thu nhập cao nhất (mà không cần phải thắng trong sự kiện rủi ro). 24
  30. Lợi ích U = f(V) U(15) U(10) (15) 0,5.U(5) + 0,5.U(15) U(5) Phần bù rủi ro = 10 – V0 5 V0 10 15 Thu nhập Hình 2.1. Người ghét rủi ro 2.2.2. Thích rủi ro Người thích rủi ro đánh giá hoạt động có thu nhập kỳ vọng cao hơn hoạt động có thu nhập chắc chắn, mặc dù hai mức thu nhập là bằng nhau. Tổng lợi ích tăng khi thu nhập tăng nhưng lợi ích biên tăng dần. Hình 2.2. cho thấy rằng người thích rủi ro có đường lợi ích gắn với hoạt động có thu nhập chắc chắn là đường cong lõm về phía dưới (bên phải), nằm dưới đường lợi ích gắn với hoạt động có thu nhập kỳ vọng. Theo đó, cùng tại mức thu nhập V = 10 đơn vị, lợi ích của thu nhập chắc chắn thấp hơn lợi ích của thu nhập kỳ vọng, tức U(10) < 0,5.U(5)+0,5.U(15). 25
  31. Lợi ích U(15) 0,5.U(5) + 0,5.U(15) U(10) U(5) 5 10 V0 15 Thu nhập Hình 2.2. Người thích rủi ro 2.2.3. Trung lập với rủi ro Người bàng quan với rủi ro đánh giá hoạt động có thu nhập chắc chắn và hoạt động có thu nhập kỳ vòng là như nhau khi hai mức thu nhập này bằng nhau. Tổng lợi ích tăng khi thu nhập tăng nhưng lợi ích biên là không đổi. Hình 2.3 cho thấy rằng, người bàng quan với rủi ro có đường lợi ích gắn với hoạt động có thu nhập chắc chắn trùng với đường lợi ích gắn với hoạt động có thu nhập kỳ vọng. Đồng thời, đường lợi ích cũng cho thấy lợi ích biên theo thu nhập là ổn định khi thu nhập thay đổi. 26
  32. Lợi ích U = f(V) = g(EV) U(15) U(10) U(5) 5 10 15 Thu nhập Hình 2.3. Người bàng quan với rủi ro 2.3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro Có thể sử dụng các tiêu thức khác nhau để ra quyết định trong điều kiện rủi ro. 2.3.1. Sử dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng Nếu giá trị kỳ vọng được sử dụng làm tiêu thức ra quyết định thì người ra quyết định hợp lý sẽ luôn chọn hoạt động có giá trị kỳ vọng cao nhất. Ví dụ một cá nhân đang cân nhắc hai phương án đầu tư A và B. Lợi nhuận của các phương án đầu tư này là khác nhau và được cho ở bảng 2.2 với các xác suất tương ứng của chúng. Bảng 2.2. Kết quả dự kiến của 2 phương án đầu tư Phương án đầu tư Xác xuất Lợi nhuận (triệu đồng) 0,4 400 A 0,6 200 0,3 500 B 0,7 100 Giá trị kỳ vọng của phương án A là: EVA = 0,4.400 + 0,6. 200 = 280 27
  33. Giá trị kỳ vọng của phương án B là: EVB = 0,3.500 + 0,7. 100 = 220 Phương án A đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn nên sẽ được chọn. Ưu điểm của việc sử dụng tiêu thức này là nó giúp ta chọn được hoạt động có giá trị kỳ vọng cao nhất. Nhưng trong nhiều trường hợp việc sử dụng tiêu thức này có thể dẫn đến những kết luận vô nghĩa. Ví dụ, một người có ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng và xác suất bị cháy trong một năm là một phần mười nghìn (p = 0,0001). Như vậy giá trị kỳ vọng của thiệt hại là 100 nghìn đồng. Nếu chủ nhân ngôi nhà này áp dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng để ra quyết định thì chỉ sẵn sàng mua bảo hiểm với mức phí 100 nghìn đồng. Trong thực tế nhiều người trong hoàn cảnh như thế sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn 100 nghìn đồng mua bảo hiểm để tin chắc rằng nếu nhà của họ bị cháy thì sẽ được bồi thường. Ví dụ thứ hai là trò chơi tung đồng xu. Nếu một cá nhân đồng ý với luật chơi là nếu đồng xu rơi ngửa anh ta sẽ được 1 nghìn đồng và nếu đồng xu rơi sấp thì anh ta sẽ mất 1 nghìn đồng. Như vậy giá trị kỳ vọng của trò chơi này là: EV = 0,5.1 + 0,5.( –1) = 0 Nếu sử dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng thì cá nhân này sẽ thờ ơ với trò chơi. Tuy nhiên trong thực tế lại có rất nhiều người chơi. Dường như họ quan tâm đến phần thưởng nhiều hơn. • Ví dụ thứ ba là nghịch lý “St Petersberg”. Giả sử tung đồng xu và khoản tiền thưởng phụ thuộc vào lần đầu tiên nó rơi ngửa. Nếu lần tung đầu tiên nó đã rơi ngửa thì phần thưởng sẽ là 2 nghìn đồng, nếu lần tung thứ hai nó mới rơi ngửa thì phần thưởng sẽ là 22 = 4 nghìn đồng Nếu lần thứ n nó mới rơi ngửa là phần thưởng sẽ là 2n nghìn đồng. Một người hợp lý sẽ trả bao nhiêu để chơi trò chơi này? Giá trị kỳ vọng của trò chơi này là: EV = 0,5.2 + (0,5)2 .(2)2 + + (0,5)n .(2)n = 1 + 1 + + 1 = Như vậy giá trị kỳ vọng là vô cùng. Nếu người ra quyết định sử dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng để ra quyết định thì họ sẽ chấp nhận đánh đổi mọi thứ để chơi. Nhưng thực tế mọi người không chấp nhận trò chơi phải trả lượng tiền lớn như thế. Họ quan 28
  34. tâm đến khoản mất nhiều hơn. Theo ngôn ngữ của phân tích kinh tế, “ích lợi” của một nghìn đồng bị mất lớn hơn “ích lợi” của một nghìn đồng được. Phân tích trên đây cho thấy hạn chế của việc sử dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng để ra quyết định. Đó là không tính đến thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro. Để khắc phục hạn chế này có thể sử dụng một tiêu thức khác tính đến thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định. Hình 2.4 minh họa mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập của một cá nhân. Mỗi phần biểu thị một thái độ đối với rủi ro của một cá nhân nào đó. Người ghét rủi ro là người thích hoạt động có kết quả chắc chắn hơn hoạt động rủi ro có giá trị kỳ vọng của kết quả bằng thế. Phần (a) trong hình 2.4 biểu thị mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập của người ghét rủi ro. Tổng ích lợi của người này tăng khi thu nhập tăng nhưng với tốc độ giảm dần, nghĩa là lợi ích cận biên của thu nhập giảm dần, vì thu nhập tăng rủi ro cũng tăng. Lợi ích Lợi ích Lợi ích Thu nhập Thu nhập Thu nhập (a) (b) (c) Hình 2.4. Các hàm lợi ích của những người có thái độ khác nhau với rủi ro Người bàng quan (hay người trung lập) với rủi ro là người thích hoạt động chắc chắn như hoạt động rủi ro có giá trị kỳ vọng bằng kết quả của hoạt động chắc chắn. Phần (b) trong hình 2.4 biểu thị mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập của người bàng quan với rủi ro. Tổng ích lợi của người này tăng tỷ lệ thuận với thu nhập, nghĩa là lợi ích cận biên của thu nhập là hằng số. Người thích rủi ro (thích mạo hiểm) là người thích giá trị kỳ vọng hơn giá trị chắc chắn mặc dù chúng bằng nhau. Phần (c) trong hình 2.4 biểu thị mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập của người thích rủi ro. Tổng ích lợi của người này tăng khi thu nhập tăng nhưng với tốc độ tăng dần, nghĩa là lợi ích cận biên của thu nhập tăng dần. 29
  35. 2.3.2. Sử dụng tiêu thức lợi ích kỳ vọng Thay tiêu thức giá trị kỳ vọng bằng tiêu thức ích lợi kỳ vọng (EU), người ra quyết định sẽ chọn hoạt động đem lại ích lợi kỳ vọng cao nhất. 푈 = ∑ 푖푈푖 Trong đó: 푖 là xác suất của kết quả thứ i 푈푖 là ích lợi của kết quả thứ i ∑ 푖 = 1 Ưu điểm của việc sử dụng tiêu thức ích lợi kỳ vọng là khi mô hình hóa việc ra quyết định có thể tính đến thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định. Tuy nhiên việc sử dụng tiêu thức này theo cách chuẩn tắc sẽ gặp khó khăn vì phải ước lượng mối quan hệ giữa ích lợi và thu nhập đối với một người ra quyết định cụ thể. Để khắc phục nhược điểm này có thể sử dụng một phương pháp gọi là “so sánh trò chơi chuẩn”. Nội dung của phương pháp này gồm các bước sau: Thứ nhất, gán các giá trị ích lợi cho các giá trị bằng tiền theo quy tắc giá trị bằng tiền cao phải được gán giá trị ích lợi cao. Bước thứ hai là xác định giá trị ích lợi của các lượng tiền khác nhau. Ví dụ, ích lợi của 1 triệu đồng là 1, ích lợi của 0 đồng là 0. Sau đó tìm giá trị ích lợi của các lượng tiền giữa 0 và 1 triệu đồng cho một người ra quyết định cụ thể. Giả định rằng cần xác định ích lợi của 500 nghìn đồng trong trường hợp người ra quyết định phải chọn một trong hai phương án: a. Nhận 500 nghìn đồng chắc chắn. b. Nhận một vé xổ số đem lại phần thưởng 1 triệu đồng với xác suất p và không được gì với xác suất (1 – p). Với những giá trị thấp của p thì người này sẽ thích 500 nghìn chắc chắn hơn, nhưng ở những giá trị cao của p thì người ra quyết định sẽ thích chơi xổ số hơn. Nếu biết thái độ đối với rủi ro của người này thì ta có thể giải quyết được vấn đề một cách dễ dàng. Ví dụ, nếu người này thờ ơ giữa hai phương án: nhận 500 nghìn chắc chắn và 30
  36. nhận vé xổ số để được 1 triệu đồng với xác suất 0,6 thì có thể suy ra ích lợi của 500 nghìn đồng chắc chắn và “1 triệu đồng hoặc 0 đồng” là như nhau. Do đó: U(500) = 0,6.U(1000) + 0,4.U(0) Vì ta đã gán những giá trị ích lợi cho 1 triệu đồng và 0 nghìn đồng nên ta có: U(500) = 0,6.1 + 0,4.0 = 0,6 Nhược điểm của phương pháp ước lượng ích lợi này là nó dựa vào khả năng trả lời các câu hỏi giả thiết giống như trả lời các câu hỏi thực của người ra quyết định. Một người ghét rủi ro đến mức nào phụ thuộc vào bản chất của rủi ro và mức thu nhập. Những người ghét rủi ro thường chọn những hoạt động có mức độ dao động của các kết quả nhỏ hơn. Độ dao động càng lớn thì người ghét rủi ro sẵn sàng trả càng nhiều để tránh rủi ro. Nói cách khác, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu được đền bù khoản thu nhập lớn hơn. 2.3.3. Sử dụng tiêu thức mức độ rủi ro Đa số mọi người đều ghét rủi ro. Vì thế khi ra quyết định họ có thể sử dụng tiêu thức mức độ rủi ro, và sẽ chọn hoạt động có mức độ rủi ro thấp nhất. Mức độ rủi ro được đo bằng độ lệch chuẩn. Với hai phương án đầu tư đã cho ở bảng 2.3 ta có thể xác định được phương sai và độ lệch chuẩn như sau: Phương sai của phương án A là: 휎2 = (400 − 280)2 × 0,4 + (200 − 280)2 × 0,6 = 9600 Và:  = √9600 = 97,980 Phương sai của phương án B là: 휎2 = (500 − 220)2 × 0,3 + (100 − 220)2 × 0,7 = 33600 Và:  = √33600 = 183,303 Như vậy phương án A sẽ được chọn vì có mức độ rủi ro thấp hơn. 31
  37. 2.3.4. Sử dụng tiêu thức hệ số biến thiên Nếu sử dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng ta có thể chọn được hoạt động đem lại giá trị kỳ vọng cao nhất mà không quan tâm đến mức độ rủi ro của hoạt động đó. Có thể sử dụng tiêu thức hệ số biến thiên (CV) để xem xét mức độ rủi ro của mỗi đồng kết quả. 휎 = Hệ số biến thiên của phương án A là: 97,980 = = 0,350 280 Hệ số biến thiên của phương án B là: 183,303 = = 0,833 220 2.3.5. Sử dụng tiêu thức tương đương chắc chắn Tương đương chắc chắn của một hoạt động có rủi ro là lượng tiền sẵn có chắc chắn làm cho người ra quyết định thỏa mãn như khi thực hiện hành động rủi ro. Đó chính là điểm cắt với trục tung của đường bàng quan liên quan đến hoạt động rủi ro đang xét. Trong hình 2.5, OA là tương đương chắc chắn của hoạt động rủi ro và được biểu thị trên đường U1. Khi sử dụng tiêu thức tương đương chắc chắn, người ra quyết định chọn hoạt động có tương đương chắc chắn cao nhất. EV U3 U2 U1 A 0 σ Hình 2.5. Tương đương chắc chắn 32
  38. 2.3.6. Cây ra quyết định Các quyết định quản lý trong điều kiện rủi ro thường được thực hiện theo từng giai đoạn. Các quyết định và các sự kiện sau phụ thuộc vào kết quả của các quyết định trước. Cây ra quyết định biểu thị trình tự mà các quyết định quản lý được đưa ra và kết quả kỳ vọng trong mỗi hoàn cảnh. Hãy tưởng tượng một cây mà thân được chia thành hai hoặc ba nhánh chính, ở mức cao hơn, mỗi nhánh chính lại chia thành hai hoặc ba nhánh nhỏ hơn. Các nhánh chính ở lớp thứ nhất biểu thị các quyết định khác nhau có thể được đưa ra để giải quyết vấn đề. Khi không có sự chắc chắn thì có thể có nhiều hơn một kịch bản, mỗi nhánh được phân chia thành nhiều nhánh hơn biểu thị mỗi kịch bản có thể. Đối với các quyết định có lợi nhuận ở kỳ thứ hai và các kỳ sau, mỗi một trong các nhánh này có thể phân chia thành các nhánh biểu thị các kịch bản có thể vào kỳ thứ hai, bằng một tập hợp nhánh mới ta biểu thị kỳ thứ ba Các nhánh cuối cùng của cây biểu thị các kết quả của kỳ cuối cùng của quá trình ra quyết định đang được xem xét. Ví dụ, một công ty sản xuất hàng thể thao đang muốn gia nhập thị trường mới. Các nhà quản lý công ty đang lựa chọn quy mô nhà máy để xây dựng. Công ty dự đoán nền kinh tế sẽ thay đổi theo hướng tăng trưởng, giữ nguyên tốc độ cũ, hoặc suy thoái với các xác suất tương ứng là 30%, 40%, và 30%. Giá trị hiện tại của luồng tiền của mỗi quy mô mà công ty dự đoán được cho ở bảng 2.3 dưới đây. Bảng 2.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền mà mỗi quy mô nhà máy mang lại Giá trị hiện tại của dòng tiền (tỷ đồng) Điều kiện kinh tế Quy mô lớn Quy mô nhỏ Tăng trưởng 10 4 Giữ nguyên tốc độ cũ 6 3 Suy thoái 2 2 Ta có thể xây dựng cây ra quyết định như hình 2.3 dưới đây để lý giải sự lựa chọn quy mô nhà máy cho công ty này. Giả định người quản lý công ty là người bàng quan với rủi ro. Từ nhánh trên của cây ra quyết định có thể tính được NPV của nhà máy quy mô lớn là 6 tỷ đồng. 33
  39. Từ nhánh dưới của cây ra quyết định có thể tính được NPV của nhà máy quy mô nhỏ là 3 tỷ đồng. Công ty nên xây dựng nhà máy quy mô lớn vì có NPV lớn hơn. Tăng trưởng 0,3.10=3 Điều kiện Giữ nguyên tốc độ cũ kinh tế 0,4.6=2,4 6 Suy thoái 0,3.2=0,6 Lớn Quy mô của nhà máy Nhỏ Tăng trưởng 0,3.4=1,2 Điều kiện Giữ nguyên tốc độ cũ kinh tế 3 0,4.3=1,2 Tăng trưởng 0,3.2=0,6 Hình 2.6. Cây ra quyết định 2.4. Giảm nhẹ rủi ro Mọi người nói chung ghét rủi ro. Họ có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để giảm rủi ro. Dưới đây ta sẽ lần lượt xem xét từng phương pháp: 2.4.1. Đa dạng hóa Giả sử một cá nhân làm đại lý bán hàng cho một doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng. Họ có thể dành toàn bộ nguồn lực của mình để bán quạt điện, máy điều hòa không khí hoặc bán chăn, đệm; hoặc chia tất cả các nguồn lực để vừa bán quạt điện, máy điều hòa không khí vừa bán chăn, đệm. Rõ ràng là các nhóm mặt hàng này đem lại kết quả trái ngược nhau trong cùng một điều kiện thời tiết. Cá nhân này không biết thời tiết năm 34
  40. tới sẽ nóng hay lạnh. Vì thế họ phải tìm cách để giảm đến mức tối thiểu rủi ro trong bán hàng bằng cách đa dạng hóa. Nghĩa là phân chia nguồn lực của mình để bán hai nhóm hàng hóa chứ không bán chỉ một nhóm hàng hóa. Giả sử năm tới khả năng trời lạnh và trời nóng có xác suất như nhau là 0,5. Bảng 2.4 biểu thị thu nhập mà cá nhân này có thể thu được từ việc bán quạt điện, máy điều hòa không khí và chăn, đệm. Bảng 2.4. Thu nhập từ việc bán các nhóm hàng hóa Trời nóng Trời lạnh Thu nhập từ bán quạt điện, máy điều hòa không khí 200 triệu đồng 100 triệu đồng Thu nhập từ bán chăn, đệm 100 triệu đồng 200 triệu đồng Nếu cá nhân này chỉ bán quạt điện, máy điều hòa không khí hoặc chăn, đệm thì sẽ có thu nhập kỳ vọng là 150 triệu đồng. Nếu họ đa dạng hóa bằng cách chia đều các nguồn lực cho hai nhóm hàng hóa này thì sẽ thu được thu nhập chắc chắn là 150 triệu đồng, bất kể thời tiết thế nào. Nếu trời nóng họ sẽ có thu nhập 100 triệu đồng từ bán quạt điện, máy điều hòa không khí và 50 triệu đồng từ bán chăn, đệm. Nếu trời lạnh họ sẽ có thu nhập 100 triệu đồng từ bán chăn, đệm và 50 triệu đồng từ bán quạt điện, máy điều hòa không khí. Như vậy đa dạng hóa đã loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế việc phân chia các nguồn lực cho các hoạt động có kết quả không liên quan chặt chẽ thì chỉ loại trừ được một phần chứ không phải loại từ hoàn toàn rủi ro. 2.4.2. Bảo hiểm Những người ghét rủi ro thường sẵn sàng từ bỏ bớt thu nhập để tránh rủi ro. Nếu tổng phí bảo hiểm bằng thiệt hại kỳ vọng thì những người ghét rủi ro sẽ sẵn sàng mua đủ số bảo hiểm để được đền bù mọi thiệt hại tài chính mà họ có thể phải chịu. 35
  41. Lợi ích 4 U4 U2 3 U3 = EU 2 1 U1 Giá của rủi ro I1 I3 I2 I4 Thu nhập Hình 2.7. Giá hay phần đền bù rủi ro Giá của rủi ro (hay phần đền bù rủi ro) là số tiền mà một người ghét rủi ro sẵn sàng trả để tránh rủi ro. Giả sử thái độ đối với rủi ro của một cá nhân được biểu thị ở hình 2.7. Người này bàng quan giữa việc nhận một công việc mang lại thu nhập chắc chắn I3 và một công việc mang lại thu nhập kỳ vọng I2. EV = p1I1 + p2I4 = I2 Trong hình 2.7, giá của rủi ro trong trường hợp này là đoạn 32, vì mức thu nhập rủi ro I2 đem lại cho cá nhân này mức thỏa mãn đúng bằng mức thu nhập chắc chắn I3 đem lại. Có thể sử dụng hàm lợi ích cận biên giảm dần để giải thích bản chất của sự lựa chọn mà một cá nhân thực hiện trong tình huống rủi ro. 36
  42. Lợi ích U1 U2 EU=1/2U(I0)+1/2U(I1 ) U0 I0 I3 I2 I1 Thu nhập Hình 2.8. Bảo hiểm làm tăng mức thỏa mãn Giả sử cuối thời kỳ cá nhân này có thể nhận được thu nhập I0 hoặc I1 với xác suất 50 – 50. Như vậy giá trị kỳ vọng của thu nhập của cá nhân này là I2 = ½I0 + ½I1. Nhưng mức thu nhập không mang tính chất quyết định, cái mang tính chất quyết định là ích lợi. Ích lợi kỳ vọng của tình huống này là EU = ½U(I0) + ½U(I1). Cá nhân này đang phải lựa chọn một trong hai phương án thu nhập: nhận I0 hoặc I1 với xác suất 50 – 50, và I2 chắc chắn. I2 nằm giữa hai mức I0 và I1. Thu nhập của hai phương án là như nhau nhưng ích lợi thì khác nhau. Ích lợi kỳ vọng của phương án chắc chắn lớn hơn ích lợi của phương án rủi ro, U(I2 ) > ½U(I0) + ½U(I1), như biểu thị trong hình 2.8. Thặng dư tiêu dùng đạt được khi chọn phương án chắc chắn là I2 – I3. Giả sử một cá nhân có thể mua bảo hiểm để tránh rủi ro. Vào đầu kỳ cá nhân này trả một khoản phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm, nhà bảo hiểm đó sẽ đền bù toàn bộ thiệt hại xảy ra trong thời kỳ đó. Trả phí sẽ đạt được một tình huống chắc chắn. Đầu kỳ giảm thu nhập đi một khoản bằng phí bảo hiểm, cuối kỳ sẽ được đảm bảo mức thu nhập (đã giảm) đầu kỳ. Ích lợi của phương án này là ích lợi của (I1 – phí bảo hiểm) chắc chắn. Phải chọn giữa sự chắc chắn và không chắc chắn, cá nhân này sẽ chọn phương án đem lại ích lợi cao hơn. Trong hình 2.8 chừng nào phí bảo hiểm còn nhỏ hơn (I1 – I3) thì cá nhân này sẽ thích mua bảo hiểm hơn. I3 là mức thu nhập chắc chắn, nếu có, đem lại ích lợi như mức thu nhập I0 hoặc I1 với xác suất 50 – 50. 37
  43. Bỏ qua chi phí quản lý, lượng tối đa cá nhân này sẽ trả để mua bảo hiểm lớn hơn lượng tối thiểu mà nhà bảo hiểm sẽ chấp nhận để cung cấp bảo hiểm. Phí mua bảo hiểm đảm bảo nhà bảo hiểm hòa vốn. Như vậy nếu bỏ qua chi phí quản lý, nhà bảo hiểm sẽ cung cấp cho khách hàng cái gọi là “bảo hiểm công bằng”. Bảo hiểm công bằng là bảo hiểm mà tổng phí bảo hiểm bằng giá trị kỳ vọng của tổn thất. Tuy nhiên các công ty thường phải thu tổng phí bảo hiểm cao hơn tổn thất kỳ vọng vì họ phải trang trải các chi phí quản lý hành chính của mình nữa. Điều đó giải thích tại sao có nhiều người tìm cách tự bảo hiểm chứ không mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm. Ví dụ, một cá nhân có hàm ích lợi là U(W) = –0,10W2 + 8W. Người này có của cải ban đầu là 20 nghìn đô-la, trong đó có một xe máy trị giá 10 nghìn đô-la và có thể mất với xác suất 20%. Nếu người này không mua bảo hiểm thì của cải kỳ vọng của họ là: EW = 0,8.20 + 0,2.10 = 18 (nghìn đôla). Nếu không mua bảo hiểm và may mắn không mất xe máy thì ích lợi của người này sẽ là ích lợi của 20 nghìn đô-la là 120 đơn vị ích lợi. Nếu người này không may mắn và bị mất xe máy thì ích lợi là ích lợi của 10 nghìn đô-la là 70 đơn vị ích lợi. Ích lợi kỳ vọng là: EU = 0,8.120 + 0,2.70 = 110 (đơn vị ích lợi). Mức này là tung độ của đoạn thẳng nối U(10) và U(20). Nếu mua bảo hiểm với mức phí công bằng là 2 nghìn đô-la thì ích lợi của họ sẽ là ích lợi của 18 nghìn đô-la, bằng 111,6 đơn vị ích lợi. Như vậy mua bảo hiểm với mức phí công bằng làm tăng mức thỏa mãn, người này sẽ mua bảo hiểm nếu công ty bảo hiểm đặt phí là 2 nghìn đô-la. Tuy nhiên để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi công ty bảo hiểm sẽ phải đặt phí cao hơn. Vậy mức phí cao nhất là bao nhiêu sẽ làm cho cá nhân này mua bảo hiểm? 38
  44. Lợi ích U1 U(I2)=1/2U(I0)+1/2U(I1) U0 I0 I2 I1 Thu nhập Hình 2.9a. Những người không mua bảo hiểm Lợi ích U1 U(I3)=1/2U(I0)+1/2U(I1) U2 U0 I0 I2 I3 I1 Thu nhập Hình 2.9b. Những người không mua bảo hiểm Trong hình 2.8, mức thu nhập I3 thấp hơn I2, nhưng là mức thu nhập chắc chắn nên cũng mang lại ích lợi như mức I2 rủi ro. Bởi vậy nếu phải trả phí bảo hiểm bằng I1 – I3 thì mức thỏa mãn của người ghét rủi ro không giảm so với khi không mua bảo hiểm, và đó là mức phí bảo hiểm cao nhất mà cá nhân này sẵn sàng trả. Với ví dụ trên có thể tính được mức của cải tương đương chắc chắn của cá nhân này là xấp xỉ 17,5 nghìn đô- 39
  45. la, do đó mức phí bảo hiểm tối đa mà cá nhân này sẵn sàng trả để mua bảo hiểm xe máy là 2,5 nghìn đô-la. Trong thực tế còn có những người bàng quan giữa mua bảo hiểm và không mua bảo hiểm ở mức phí bảo hiểm tối thiểu mà các nhà bảo hiểm sẽ cung cấp, vì họ có thái độ bàng quan (trung lập) với rủi ro, như biểu thị ở hình 2.9a. Có cả những cá nhân không mua bảo hiểm vì họ là những người thích rủi ro. Hình 2.9b minh họa tình huống này. Lợi ích cận biên của thu nhập tăng dần. Cá nhân này từ chối mua bảo hiểm ở bất kỳ mức phí khả thi nào có thể. Phương án rủi ro sẽ được lựa chọn chứ không phải phương án an toàn. Cá nhân này “đánh bạc”. - Rủi ro đạo đạo đức và sự lựa chọn ngược Các vấn đề phát sinh trong kinh tế bảo hiểm không phải vì thiếu thông tin mà vì thông tin không cân xứng. Ví dụ, nhà bảo hiểm không có thông tin giống như người được bảo hiểm. Giả sử những cá nhân này có thể ảnh hưởng đến xác suất xảy ra kết quả không mong muốn. Khi họ đã bảo hiểm, họ không quan tâm thích đáng đến việc đảm bảo cho kết quả không mong muốn, nhưng đã được bảo hiểm, không xảy ra. Vấn đề này gọi là rủi ro đạo đức, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành thị trường bảo hiểm tự do. Vấn đề thứ hai trong thị trường bảo hiểm là sự lựa chọn ngược, phát sinh khi chính sách bảo hiểm dẫn đến những người có rủi ro cao có cầu về nó. Giả sử hai nhóm người ở hai khu dân cư khác nhau: khu an ninh tốt và khu có nhiều tội phạm. Nhóm sống ở khu có nhiều tội phạm có xác suất mất trộm cao hơn. Nhà bảo hiểm muốn tách ra làm hai nhóm và bán với các mức phí bảo hiểm khác nhau nhưng không làm được. Nhà bảo hiểm bán với mức phí thích hợp cho những người sống ở khu vực an ninh tốt hơn, rủi ro mất trộm thấp hơn, hay cho người trung bình ở khu vực có xác suất mất trộm cao hơn. Trong trường hợp nào thì mức phí đó cũng là rẻ đối với những người sống ở khu vực có rủi ro mất trộm cao hơn. Vì thế những người sống ở khu vực có nhiều tội phạm sẽ mua bảo hiểm nhiều hơn. Do đó nhà bảo hiểm thua lỗ. 2.4.3. Thu thập thêm thông tin 40
  46. Thông tin rất có giá trị. Người ra quyết định có thêm được thông tin sẽ làm giảm bớt rủi ro. Thu thập thêm thông tin là cách giảm rủi ro. Nhưng để làm được điều đó phải mất chi phí. Để xem có nên thu thập thêm thông tin không, cần phải so sánh chi phí phải bỏ ra để có được thông tin và giá trị của thông tin. Nếu có được thông tin hoàn hảo về tình hình tương lai thì giá trị kỳ vọng của thông tin là chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng của hoạt động tương lai với thông tin hoàn hảo và giá trị kỳ vọng của hoạt động tương lai với thông tin hiện có. Trong thực tế các tình huống có thông tin hoàn hảo về tình hình tương lai là rất hiếm và việc mua thông tin bổ sung không đảm bảo một cách chắc chắn tuyệt đối về tình hình tương lai. Nhưng việc tính giá trị kỳ vọng của thông tin vẫn là một công cụ hữu ích vì nó đặt ra giới hạn trên cho giá của thông tin bổ sung. Nếu chi phí mua thông tin nhỏ hơn giá trị kỳ vọng của thông tin thì nên mua, ngược lại thì không. 2.5. Cầu về các tài sản có rủi ro Con người ta hầu hết không ưa rủi ro. Nếu được lựa chọn, họ thích thu nhập ổn định hàng tháng hơn là thu nhập với mức trung bình cao nhưng lại biến động không theo bất cứ một quy luật nào. Tuy nhiên, có nhiều người trong số này lại đầu tư toàn bộ hoặc một phần tiết kiệm của họ vào chứng khoán, trái phiếu và các tài sản khác chứa đựng rủi ro. Vì sao những người ghét rủi ro lại đầu tư vào thị trường chứng khoán, và do vậy mạo hiểm có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư của họ? Con người ta làm thế nào quyết định nên gánh chịu bao nhiêu rủi ro khi tiến hành đầu tư và lập kế hoạch cho tương lai? Để trả lời những câu hỏi này, cần xem xét cầu về các tài sản có rủi ro. • Tài sản Tài sản là cái đem lại một luồng tiền cho người chủ sở hữu của nó. Ví dụ, những căn hộ trong một tòa chung cư có thể đem cho thuê, tạo ra luồng thu nhập từ tiền thuê nhà cho chủ nhà. Một ví dụ khác là tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng đem lại tiền lãi (thường là hàng ngày hoặc hàng tháng). Nói chung, các khoản tiền lãi này lại được tái đầu tư trong tài khoản. Luồng tiền mà một người nhận được do sở hữu tài sản có thể tồn tại dưới dạng những khoản tiền được trả công khai, chẳng hạn như thu nhập từ tiền cho thuê nhà: hàng tháng chủ nhà nhận được những tấm séc thanh toán từ những người thuê nhà. Một dạng 41
  47. thanh toán rõ ràng khác, đó là cổ tức trả cho các cổ phiếu thường: cứ ba tháng một lần, cổ đông của hãng General Motors lại được nhận cổ tức hàng quý. Song, đôi khi luồng tiền phát sinh từ quyền sở hữu tài sản lại có dạng ngầm, nó tồn tại dưới hình thức tăng hoặc giảm giá hoặc giá trị tài sản. (Khoản tăng thêm giá trị của một tài sản là gia tăng vốn, khoản giảm sút giá trị tài sản là tổn thất vốn). Ví dụ, khi dân số của một thành phố tăng, giá trị của tòa nhà chung cư cũng tăng. Khi đó, người chủ tòa nhà sẽ có một khoản gia tăng vốn ngoài thu nhập từ việc cho thuê nhà. Mặc dù gia tăng vốn sẽ không thể thành hiện thực cho đến khi tòa nhà được bán đi, vì chủ nhà thực sự sẽ không nhận được khoản tiền nào cho tới lúc đó, song vẫn có một luồng tiền ngầm, vì rằng có thể bán tòa nhà vào bất cứ lúc nào. Luồng tiền thu được do sở hữu chứng khoán của công ty General Motors cũng phần nào là luồng tiền ngầm. Giá chứng khoán thay đổi hàng ngày, và mỗi lần nó thay đổi, chủ sở hữu những chứng khoán đó lại được lãi hoặc bị lỗ. Tài sản có rủi ro mang lại luồng tiền thất thường, ít nhiều mang tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, luồng tiền này không thể đoán trước một cách chắc chắn được. Cổ phiếu của công ty General Motors là một ví dụ rõ nét về tài sản có rủi ro – không thể biết được liệu giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm theo thời gian, và thậm chí không thể chắc chắn liệu công ty có tiếp tục trả một mức cổ tức như trước (hay một mức cổ tức nào đó) hay không. Mặc dù người ta thường cho rằng rủi ro là đặc tính gắn liền với thị trường chứng khoán, song hầu hết các tài sản khác cũng có rủi ro. Tòa nhà chung cư trong ví dụ trên là một ví dụ về điều này. Không thể biết được giá trị của đất sẽ tăng hay giảm bao nhiêu, liệu có cho thuê được toàn bộ tòa nhà một cách thường xuyên không, hoặc liệu những người thuê nhà có trả tiền thuê đúng hạn hay không. Trái khoán công ty là một ví dụ khác – công ty phát hành trái khoán có thể bị phá sản và không trả cho các chủ sở hữu trái khoán tiền gốc và tiền lãi của họ. Thậm chí trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ, có kỳ hạn 10 hoặc 20 năm, cũng rủi ro. Mặc dù chính phủ liên bang chắc chắn sẽ không phá sản, song tốc độ lạm phát có thể bất ngờ tăng lên, khiến cho các khoản trả lãi và gốc cuối kỳ trong tương lai sẽ có giá trị thực tế thấp hơn, và do đó làm giảm giá trị của trái phiếu. 42
  48. Ngược lại với tài sản có rủi ro, một tài sản được gọi là không rủi ro nếu nó đem lại luồng tiền có thể biết được một cách chắc chắn. Trái khoán ngắn hạn của chính phủ Mỹ - được gọi là Tín phiếu Kho bạc – là một tài sản không rủi ro, hoặc hầu như không rủi ro. Vì tín phiếu này có kỳ hạn vài tháng, nên mức rủi ro do lạm phát tăng lên bất ngờ là rất nhỏ. Và có thể tin chắc rằng chính phủ Mỹ sẽ không nuốt lời (có nghĩa là không chối bỏ việc thanh toán cho người mua tín phiếu khi tín phiếu đến hạn thanh toán). Những ví dụ khác về tài sản không rủi ro hoặc gần như không rủi ro là tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. • Lợi tức từ tài sản Con người ta mua và giữ tài sản vì những luồng tiền mà chúng mang lại. Để so sánh các tài sản với nhau, nên so sánh những luồng tiền này so với giá hoặc giá trị của tài sản. Lợi tức trên một tài sản là tổng luồng tiền mà tài sản đó tạo ra chia cho giá của nó. Ví dụ, một trái phiếu hiện thời trị giá 1000 đô-la, nó sẵn sàng thanh toán năm nay và mỗi năm sau đó 100 đô-la sẽ có lợi tức bằng 10%. Nếu tòa chung cư năm ngoái trị giá 10 triệu đô-la, năm nay tăng lên 11 triệu đô-la, và thêm vào đó lại mang lại thu nhập ròng (trừ chi phí) từ việc cho thuê là 0,5 triệu đô-la thì qua một năm, lợi tức nó tạo ra là 15%. Hoặc nếu một trái khoán của General Motors đầu năm trị giá 80 đô-la, cuối năm giảm xuống 72 đô-la, và đem lại cổ tức là 4 đô-la, thì nó sẽ có lợi tức bằng -5% (cổ tức 5% trừ đi tổn thất vốn 10%). Khi con người ta đầu tư tiền tiết kiệm của họ vào chứng khoán, trái phiếu, đất đai hoặc các tài sản khác, họ thường hy vọng kiếm được lợi tức cao hơn tốc độ lạm phát, nhờ đó mà bằng cách trì hoãn tiêu dùng, trong tương lai họ sẽ mua được nhiều hơn những gì họ có thể mua được bằng toàn bộ thu nhập của họ hôm nay. Do vậy, chúng ta thường thể hiện lợi tức trên một tài sản dưới dạng giá trị thực tế (đã điều chỉnh theo mức lạm phát). Lợi tức thực tế trên một tài sản là lợi tức đơn giản (hoặc danh nghĩa) trừ đi tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, nếu tốc độ lạm phát hàng năm là 5% thì trái phiếu, tòa nhà chung cư và cổ phiếu của General Motors đã nói trên sẽ có lợi tức thực tế lần lượt là 5%, 10%, và -10%. Vì hầu hết các tài sản đều có rủi ro, nên một nhà đầu tư không thể biết trước được lợi tức mà các tài sản này mang lại trong năm tới sẽ là bao nhiêu. Ví dụ, tòa nhà chung 43
  49. cư thay vì tăng giá có thể sẽ giảm giá, và giá cổ phiếu của GM lại có thể tăng chứ không giảm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể so sánh các tài sản với nhau bằng cách xem xét lợi tức kỳ vọng của chúng. Lợi tức kỳ vọng của một tài sản đơn giản là giá trị kỳ vọng của lợi tức từ tài sản đó (tức là lợi tức trung bình mà tài sản đó phải đem lại). Lợi tức thực tế mà một tài sản mang lại có thể cao hơn nhiều so với lợi tức kỳ vọng trong một số năm, và thấp hơn nhiều trong những năm khác, song nếu xét trong một thời kỳ dài thì lợi tức trung bình sẽ gần sát với lợi tức kỳ vọng. • Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức Giả sử một phụ nữ cần đầu tư tiền tiết kiệm của mình vào hai loại tài sản – Tín phiếu kho bạc, cái hầu như không có rủi ro, và một nhóm chứng khoán đại diện. Bà ta phải quyết định xem đầu tư bao nhiêu tiền tiết kiệm vào mỗi tài sản – bà ta có thể chỉ đầu tư vào Tín phiếu kho bạc, chỉ đầu tư vào chứng khoán, hoặc kết hợp cả hai. Chúng ta sẽ thấy rằng, vấn đề này tương tự như việc người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách của mình như thế nào giữa hai hàng hóa thực phẩm và quần áo. Ký hiệu lợi tức không có rủi ro từ Tín phiếu kho bạc là Rf. Vì lợi tức này không có rủi ro, nên lợi tức kỳ vọng và lợi tức thực có là như nhau. Cũng như vậy, ký hiệu lợi tức kỳ vọng có được từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán là Rm, và lợi tức thực có là rm. Lợi tức thực có chứa đựng rủi ro. Khi cần quyết định đầu tư, chúng ta biết được tập hợp các kết cục có thể xảy ra và xác suất của mỗi kết cục, nhưng chúng ta lại không biết cụ thể kết cục nào sẽ xảy ra. Tài sản rủi ro sẽ có lợi tức kỳ vọng cao hơn lợi tức kỳ vọng của tài sản không rủi ro (Rm > Rr). Nếu không như vậy thì những đầu tư ghét rủi ro sẽ chỉ mua Tín phiếu kho bạc và chứng khoán sẽ không thể bán được. Để xác định xem nhà đầu tư sẽ chi bao nhiêu tiền vào mỗi tài sản, hãy giả sử b là tỷ lệ tiền tiết kiệm mà người phụ nữ đầu tư vào thị trường chứng khoán và (1-b) là phần tiền dùng để mua Tín phiếu kho bạc. Lợi tức kỳ vọng của toàn bộ danh mục đầu tư, RP, là giá trị bình quân gia quyền của lợi tức kỳ vọng của hai loại tài sản; Rp = bRm + (1-b)Rf (2.1) Ví dụ, giả sử rằng Tín phiếu kho bạc đem lại 4% lợi tức (Rf = 0,04), lợi tức kỳ vọng của thị trường chứng khoán là 12% (Rm = 0,12), và b = ½. Khi đó, Rp = 8%. Danh 44
  50. mục đầu tư này rủi ro tới mức nào? Một số đo mức rủi ro của nó là phương sai lợi tức của danh mục đầu tư. Hãy ký hiệu phương sai của việc đầu tư vào thị trường chứng 2 khoán có rủi ro là σm và độ lệch chuẩn là σm. Với một vài phép tính đại số, chúng ta có thể chỉ ra rằng độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư (bao gồm một tài sản có rủi ro và một tài sản không rủi ro) bằng tỷ lệ phần tiền đầu tư vào tài sản rủi ro nhân với độ lệch chuẩn của tài sản này. σp = bσm (2.2) 45
  51. CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG 3.1. Chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng Việc chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng xảy ra khi thặng dư của người tiêu dùng được chuyển sang cho nhà sản xuất trong điều kiện thị trường độc quyền. Thông qua việc phân tích và so sánh về thặng dư trong hai thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, sự chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng được làm rõ. Hình 3.1. Doanh nghiệp độc quyền chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng Hình 3.1. cho thấy thặng dư của người tiêu dùng ở thị trường độc quyền đã giảm xuống so với ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và một phần đã được chuyển sang cho doanh nghiệp độc quyền. Trong khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng tại mức sản lượng Qpc, mức sản lượng được cung cấp ở thị trường độc quyền giảm xuống mức Qm. Điều này dẫn tới việc người tiêu dùng tiêu dùng ít hơn với mức giá cao hơn trong thị trường độc quyền, khiến cho thặng dư của người tiêu dùng giảm. Đồng thời, mức sản lượng doanh nghiệp độc quyền cung cấp giảm xuống, với mức giá cao hơn, khiến cho thặng dư của nhà sản xuất tăng lên. 3.2. Giá cả phân biệt (giá cả phân biệt cấp 1,2,3) 3.2.1. Phân biệt giá cấp một 46
  52. Doanh nghiệp độc quyền sẽ định giá khác nhau cho mỗi khách hàng, đúng bằng giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng lòng trả (giá dành trước) cho mỗi sản phẩm, đây là dạng phân biệt giá cấp một (hay còn gọi là phân biệt giá hoàn hảo). Phân biệt giá cấp một tác động như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp? P J MC A P1 B P2 I N D MR Q 0 Q1 Q2 Hình 3.2. Phân biệt giá cấp một * Khi áp dụng một mức giá, đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp lần lượt là D và MR. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng Q1, tại đó MC = MR, ấn định giá bán là P1. Tổng lợi nhuận đạt được là: = ∑( 푅 − ) = 푆∆퐽 * Khi áp dụng phân biệt giá cấp một: mỗi khách hàng phải trả giá đúng bằng giá tối đa sẵn lòng trả cho từng sản phẩm, thì doanh thu biên đúng bằng mức giá tối đa sẵn lòng trả của từng sản phẩm, nên đường doanh thu biên (MR) trung với đường cầu (D). Để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp độc quyền sẽ gia tăng sản lượng bán đến Q2, tại đó: MC = MR. Tổng lợi nhuận đạt được: = ∑( 푅 − ) = 푆∆퐽 Phần lợi nhuận tăng thêm nhờ áp dụng phân biệt giá cấp một được biểu thị bởi hình tam giác JIB. 47
  53. Như vậy, khi doanh nghiệp độc quyền áp dụng phân biệt giá cấp một, lợi nhuận cao hơn so với khi áp dụng một mức giá vì toàn bộ thặng dư của người tiêu dùng trở thành lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp. Để áp dụng phân biệt giá cấp một, đòi hỏi số lượng khách hàng phải tương đối ít, và doanh nghiệp phải rất hiểu rõ khách hàng. 3.2.2. Phân biệt giá cấp hai Đối với một số mặt hàng, ví dụ như: điện, nước, điện thoại, dịch vụ taxi, , mỗi khách hàng thường mua nhiều đơn vị sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, doanh nghiệp độc quyền sẽ áp dụng các mức giá khác nhau cho những khối lượng sản phẩm khác nhau, được gọi là phân biệt giá cấp hai. P B MC P1 A P* AC C P2 I P3 E D MR * Q 0 Q1 Q Q2 Q3 Khối 2 Khối 1 Khối 3 Hình 3.3. Phân biệt giá cấp hai * Khi áp dụng một mức giá: doanh nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q*, tại đó: MC = MR, định giá bán là P*. * Khi áp dụng phân biệt giá cấp hai: với sản phẩm khối I, khối II, và khối III, được định giá lần lượt là P1, P2, và P3. Phân biệt giá cấp hai có hai xu hướng: 48
  54. + Nếu khuyến khích sử dụng: khối lượng sản phẩm hay dịch vụ sử dụng càng nhiều thì giá càng giảm: P1 > P2 > P3, ví dụ như: giá cước dịch vụ điện thoại di động, giá cước taxi + Nếu hạn chế sử dụng: khối lượng sản phẩm hay dịch vụ sử dụng càng nhiều thì giá càng cao: P1 < P2 < P3, ví dụ như: giá điện, giá nước. Phân biệt giá cấp hai sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và thặng dư của người tiêu dùng cũng tăng lên. 3.2.3. Phân biệt giá cấp ba Trước hết doanh nghiệp sẽ phân chia thị trường thành những tiểu thị trường theo thu nhập, theo giới tính hay tuổi tác, Rồi định giá khác nhau cho các tiểu thị trường, sao cho doanh thu biên giữa các thị trường phải bằng nhau và bằng doanh thu biên chung: MR1 = MR2 = = MRn = MRT Đường doanh thu biên chung (MRT) phản ánh tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp có thể bán (QT) trên tất cả các thị trường ở mỗi mức doanh thu biên chung; được tổng cộng theo hoành độ các đường doanh thu biên của các tiểu thị trường: QT = Q1 + Q2 với MR1 = MR2 = MRT (1) Ví dụ: Doanh nghiệp có hai thị trường tiêu thụ được minh họa trên đồ thị 3.4: Hàm cầu của thị trường I: P1 = -5Q1 + 3000 Hàm doanh thu biên của thị trường I: MR1 = -10Q1 + 3000 (2) ➔ Q1 = (-1/10)MR1 + 300 Hàm cầu của thị trường II: P2 = (-5/4)Q2 + 2000 Hàm doanh thu biên của thị trường II: MR2 = (-5/2)Q2 + 2000 (3)  Q2 = (-2/5)MR2 + 800  QT = Q1 + Q2 = [(-1/10)MR1 + 300] + [(-2/5)MR2 + 800]  QT = (-1/2)MRT + 1100 49
  55.  MRT = -2QT + 2200 = -2(Q1 + Q2) + 2200 (4) Từ (1), (2), và (3) suy ra: -10Q1 + 3000 = (-5/2)Q2 + 2000 ➔ Q1 – 1/4Q2 = 100 (5) • Kết hợp (5) và (1), Q1 và Q2 được xác định tùy thuộc vào QT. Khi tổng lượng cầu và lượng cầu của từng tiểu thị trường được xác định, mức giá ở mỗi tiểu thị trường cũng được xác định tương ứng. • Giả sử tổng lượng cầu QT = 100 (đv), suy ra Q1 = 100 (đv) và Q2 = 0 (đv) (có nghĩa là doanh nghiệp độc quyền chỉ cung ứng cho tiểu thị trường I, khi tổng lượng cầu là 100 đv), thế Q1 = 100 vào hàm cầu của tiểu thị trường I, ta xác định được mức giá của tiểu thị trường I là P1 = 2500 (đv). • Giả sử tổng lượng cầu của doanh nghiệp là QT = 600 (đv), suy ra Q1 = 200 (đv) và Q2 = 400 (đv); thế Q1 = 100 vào hàm cầu của tiểu thị trường I, ta xác định được mức giá của tiểu thị trường I là P1 = 2000 (đv); thế Q2 = 400 vào hàm cầu của tiểu thị trường II, ta xác định được mức giá của tiểu thị trường II là P2 = 1500 (đv). P, MC, MR 3500 MC 3000 2500 P1 = 2000 P2 = 1500 1000 500 MR1 D1 MR2 MRT D2 DT 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 Q Q1 Q2 QT Hình 3.4. Phân biệt giá cấp ba 50
  56. Quan sát đồ thị ở hình 3.4, chúng ta tìm hiểu tại sao doanh nghiệp lại định giá bản sản phẩm trên thị trường I cao hơn giá bán trên thị trường II. Thị trường I: biểu thị bằng đường cầu D1, đường doanh thu bien MR1, độ co giãn của cầu theo giá là ED1, giá bán là P1. Mối quan hệ giữa giá, độ co giãn của cầu theo giá, và doanh thu biên được thể hiện qua công thức: 1 푅1 = 푃1(1 − ) | 1| - Thị trường II: biểu thị bằng đường cầu D2, đường doanh thu biên MR2, độ co giãn của cầu theo giá là ED2, giá bán là P2. Mối quan hệ giữa giá, độ co giãn của cầu theo giá, và doanh thu biên được thể hiện qua công thức: 1 푅2 = 푃2(1 − ) | 2| Giả sử độ co giãn của cầu theo giá trên thị trường I nhỏ hơn trên thị trường II: | 1| 1 1− | 1|  푃1 > 푃2 Như vậy, khi áp dụng phân biệt giá cấp ba, thị trường nào có độ co giãn của cầu theo giá thấp hơn thì có giá bán cao hơn. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp áp dụng chính sách phân biệt giá cấp ba sẽ sản xuất tại QT (MRT = MC), với QT = Q1 + Q2. 51
  57. 3.3. Phân biệt giá cả theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm Phân biệt giá theo thời điểm là một hình thức phân biệt giá cấp ba, người tiêu dùng được chia thành những nhóm khác nhau có hàm số cầu khác nhau, rồi định giá khác nhau ở những thời điểm khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Thoạt đầu, ấn định giá cao cho nhóm khách hàng có nhu cầu cao về sản phẩm và không muốn phải chờ đợi lâu. Sau đó giá bán sẽ giảm dần theo thời gian để hấp dẫn thị trường đại chúng, ví dụ như: giá bán máy vi tính, điện thoại di động, đĩa CD Trên hình 3.5., D1 là đường cầu (co giãn ít) của một số ít người tiêu dùng có nhu cầu cao về sản phẩm. D2 là đường cầu (co giãn nhiều) của số đông người tiêu dùng sẵn sàng bỏ qua sản phẩm nếu giá cả quá cao. Trong trường hợp này, chiến lược là ban đầu định giá cao P1 với sản lượng cho nhóm khách hàng có đường cầu D1. Sau đó hạ giá xuống P2 với sản lượng Q2 cho nhóm khách hàng đông đảo có đường cầu D2 P A P1 B P2 E F MC = AC D2 N MR1 D1 MR2 Q 0 Q1 Q2 Hình 3.5. Phân biệt giá theo thời điểm - Định giá cho lúc cao điểm: là một hình thức phân biệt giá theo thời điểm dựa trên hiệu quả, định giá cao hơn trong thời gian cao điểm, thì có lợi cho doanh nghiệp so với định một giá duy nhất cho mọi thời gian. Định giá cho lúc cao điểm khác với phân biệt giá cấp ba là giá cả và số lượng bán ra trong mỗi đơn vị thời gian có thể xác định độc lập với nhau, đặt chi phí biên bằng doanh thu biên trong mỗi thời gian ấy (Hình 3.6). 52
  58. P MC B P2 P1 A F E D2 N MR1 D1 MR2 0 Q1 Q2 Q Hình 3.6. Phân biệt giá lúc cao điểm và lúc thấp điểm - Lúc thấp điểm: được biểu hiện bằng đường cầu D1 và đường doanh thu biên MR1. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất với mức sản lượng Q1, tại đó MC = MR1, định giá là P1. - Lúc cao điểm: được thể hiện bằng đường cầu D2 và đường doanh thu biên MR2, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q2, tại đó MC = MR2, và định giá cao hơn là P2. Ví dụ: giá bán điện của EVN cho kinh doanh ở cấp điện áp dưới 6kV, giờ cao điểm là: 3742 đ/kWh; giờ bình thường: 2188đ/kWh; giờ thấp điểm: 1343 đ/kWh . 3.4. Giá cả 2 phần Giá 2 phần là kỹ thuật định giá nhằm chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng. Giá gồm có 2 phần: * Người tiêu dùng phải trả trước một lệ phí vào cửa để có quyền mua sản phẩm; * Người tiêu dùng trả lệ phí sử dụng cho mỗi đơn vị sản phẩm sử dụng. Ví dụ: giá 2 phần được áp dụng ở các khu vui chơi giải trí, thuê bao điện thoại di động, tham gia câu lạc bộ quần vợt Nếu chỉ có một người tiêu dùng duy nhất, giá 2 phần được áp dụng: * Đặt lệ phí vào cửa là T* bằng toàn bộ thặng dư tiêu dùng * Đặt giá sử dụng cho mỗi sản phẩm là P* = MC (3.7a) 53
  59. Nếu có 2 người tiêu dùng có lượng cầu tương ứng là D1 và D2, giá 2 phần được áp dụng: * Đặt lệ phí vào cửa T* bằng thặng dư của người tiêu dùng có nhu cầu lớn hơn. * Đặt giá sử dụng là P* > MC (hình 3.7b) P P T* T* MC MC * P* P DT D MR D2 MRT D1 Q Q QT Q2 Q1 QT Hình 3.7a. Hình 3.7b. 3.5. Giá gộp (giá trọn gói) Khi nhu cầu các sản phẩm là không đồng nhất và có mối tương quan nghịch, doanh nghiệp độc quyền sẽ áp dụng bán gộp, bao gồm: bán gộp thuần túy và bán gộp hỗn hợp. 3.5.1. Giá gộp thuần túy Giả sử có hai bộ phim A và B, trong khi A là một bộ phim vĩ đại, còn B là bộ phim tầm thường. Do đó, kết hợp hai phim buộc các rạp phải thuê phim B. giả sử giá sẵn sàng trả của rạp chiếu phim (giá cao nhất sẽ trả) cho phim A là 120 triệu VNĐ/1 tuần và giá sẵn sàng trả cho phim B là 30 triệu VNĐ/1 tuần. Khi đó, mức giá cao nhất mà rạp chiếu phim có thể trả cho cả hai phim là 150 triệu VNĐ/1 tuần bất kể thuê riêng biệt hay trọn gói. Thuê trọn gói chỉ có ý nghĩa khi khách hàng có nhu cầu không đồng nhất và khi hãng không thể phân biệt giá. Về phim, các rạp chiếu phim khác nhau phục vụ các nhóm khách hàng khác nhau và như thế có thể có nhu cầu khác nhau về phim. Ví dụ, rạp chiếu phim có thể phục vụ các khách hàng ở các độ tuổi khác nhau và họ có các sở thích khác nhau. 54
  60. Để xem hãng phim có thể sử dụng sự không đồng nhất này như một lợi thế như thế nào hãy giả sử có hai rạp chiếu phim và mức giá sẵn sàng trả đối với hai phim được cho ở bảng số liệu sau: Bảng 3.1. Giá gộp với cầu tương quan nghịch Phim A Phim B Rạp số 1 120 triệu VNĐ 30 triệu VNĐ Rạp số 2 100 triệu VNĐ 40 triệu VNĐ Nếu các phim được thuê riêng biệt, giá cao nhất có thể đặt cho phim A là 100 triệu VNĐ/tuần vì nếu đặt giá cao hơn sẽ loại rạp số 2 ra khỏi thị trường. Tương tự, mức giá cao nhất có thể đặt cho phim B là 30 triệu VNĐ/tuần. Định mức giá đó hãng phim sẽ kiếm được 130 triệu VNĐ từ mỗi rạp và doanh số cả hai rạp là 260 triệu VNĐ/tuần. Nhưng, giả sử các phim được kết hợp với nhau. Rạp số 1 đánh giá cả hai phim là 150 triệu VNĐ (120 + 30 triệu VNĐ) và rạp số 2 đánh giá cả hai phim là 140 triệu VNĐ (100 + 40 triệu VNĐ). Do vậy, chúng ta có thể định giá trọn gói cho mỗi rạp là 140 triệu VNĐ và tổng doanh thu sẽ là 280 triệu VNĐ. Rõ ràng chúng ta có thể kiếm được thu nhập cao hơn (20 triệu VNĐ) bằng cách kết hợp hai phim lại. Tại sao việc kết hợp hai phim lại có hiệu quả cao hơn so với việc cho thuê riêng rẽ? Bởi vì sự đánh giá tương đối về hai phim là ngược nhau. Nói cách khác, mặc dù cả hai rạp sẵn sàng trả cho phim A nhiều hơn phim B, rạp số 1 sẵn sàng trả nhiều hơn rạp số 2 cho phim A (120 triệu VNĐ so với 100 triệu VNĐ) trong khi rạp số 2 sẵn sàng trả cho phim B nhiều hơn rạp số 1 (40 triệu VNĐ so với 30 triệu VNĐ). Về mặt học học thuật, chúng ta nói rằng cầu có mối tương quan ngược – khách hàng sẵn sàng trả cao nhất cho phim A sẽ trả ít nhất cho phim B. Để thấy tại sao điều đó là quan trọng, giả sử cầu có mối tương quan thuận, tức rạp số 1 sẵn sàng trả nhiều hơn cho cả hai phim: Bảng 3.2. Giá gộp với cầu tương quan nghịch Phim A Phim B Rạp số 1 120 triệu VNĐ 40 triệu VNĐ Rạp số 2 100 triệu VNĐ 30 triệu VNĐ Mức giá cao nhất mà rạp số 1 sẵn sàng trả cho cả hai phim là 160 triệu VNĐ, nhưng rạp số 2 chỉ có thể trả cho cả hai phim là 130 triệu VNĐ. Do vậy, nếu hai phim 55
  61. được kết hợp lại, mức giá cao nhất cho thuê trọn gói là 130 triệu VNĐ và doanh thu là 260 triệu VNĐ, hoàn toàn giống thuê riêng rẽ. 3.5.2. Giá gộp hỗn hợp Cho đến nay, chúng ta vẫn giả sử rằng có hai sự lựa chọn: một là bán hàng riêng rẽ, hai là bán trọn gói. Tuy nhiên, có sự lựa chọn thứ ba, được gọi là bán trọn gói hỗn hợp. Như chính tên gọi, nó cho ta thấy hãng cung ứng sản phẩm của mình theo cả 2 hình thức: riêng biệt lẫn trọn gói, với giá trọn gói thấp hơn giá riêng biệt. Bán trọn gói hỗn hợp thường là một chiến lược lý tưởng, khi cầu chỉ tương quan ngược chiều một phần hoặc khi chi phí sản xuất biên lớn. Trong hình 3.8, gói hỗn hợp là chiến lược mang lại lợi nhuận cao nhất. Ở đây, cầu có mối tương quan ngược chiều, nhưng chi phiên lớn (chi phí biên để sản xuất hàng hóa 1 là $20 và chi phí biên để sản xuất hàng hóa 2 là $30). Có 4 khách hàng ký hiệu từ A đến D. Bây giờ, hãy so sánh 3 chiến lược bán hàng: bán hàng hóa riêng biệt với P1 = $50 và P2 = $90; bán hàng hóa trọn gọi thuần túy với giá là $100; hoặc bán trọn gói hỗn hợp mà tại đó hàng hóa được bán riêng biệt với giá P1 = P2 = $89,95; hoặc bán trọn gói với giá $100. 56
  62. r2 110 C1 = 20 100 A 90 80 70 60 B 50 C 40 C2 = 30 30 20 D 10 0 r1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 Hình 3.8. Trọn gói hỗn hợp Bảng 3.3 giới thiệu 3 chiến lược này và mức lợi nhuận thu được (bạn cũng có thể thử các giá khác P1, P2, Pb để xác minh rằng các kết quả cho trong bảng đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho mỗi chiến lược). Khi hàng hóa được bán riêng rẽ, chỉ khách hàng B, C, D mua được hàng hóa 1 và chỉ khách hàng A mua hàng hóa 2, do vậy tổng lợi nhuận là 3(50-20) + 1(90-30) = $150. Với gói thuần túy, cả 4 khách hàng đều mua trọn gói với giá $100 và tổng lợi nhuận là 4(100-20-30) = $200. Như chúng ta dự tính, gói thuần túy tốt hơn so với bán riêng rẽ vì cầu của khách hàng là tương quan ngược chiều. Nhưng còn bạn trọn gói hỗn hợp thì sao? Bây giờ khách hàng D chỉ mua hàng hóa 1 với giá $89,95; khách hàng A chỉ mua hàng hóa 2 với giá $89,95, khách hàng B và C mua trọn gói với giá $100. Tổng lợi nhuận bây giờ sẽ là: (89,95 – 20) + (89,95 – 30) + 2(100-20- 30) = $299,90. Bảng 3.3. Giá gộp hỗn hợp so với giá gộp thuần túy P1 P2 PB Lợi nhuận Bán độc lập $50 $90 - $150 Bán trọn gói thuần túy - - $100 $200 Bán trọn gói hỗn hợp $89,95 $89,95 $100 $229,90 57
  63. Ở đây, gói hỗn hợp là chiến lược mang lại lợi nhuận cao nhất, mặc dù cầu là tương quan ngược hoàn hảo (tức là cả 4 khách hàng đều có giá sẵn sàng trả trên đường r2 = 100 – r1). Nguyên nhân là đối với mỗi hàng hóa, chi phí sản xuất biên vượt quá giá dự kiến của mỗi người tiêu dùng. Ví dụ người tiêu dùng A có giá sẵn sàng trả là $90 đối với hàng hóa 2, nhưng giá sẵn sàng trả cho hàng hóa 1 chỉ là $10. Vì chi phí sản xuất một đơn vị hàng hóa 1 là $20, hãng mong muốn khách hàng A chỉ mua hàng hóa 2, chứ không phải trọn gói. Điều này có thể đạt được bằng cách cung ứng sản phẩm 2 với giá thấp hơn giá sẵn sàng trả của khách hàng A, trong khi đó cung ứng trọn gói với mức giá có thể chấp nhận được đối với khách hàng B và C. 58
  64. CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM 4.1. Cạnh tranh độc quyền 4.1.1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền Có nhiều ngành trong đó các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì lý do này hoặc lý do khác, người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi doanh nghiệp khác của các doanh nghiệp khác. Sự khác nhau của sản phẩm không nhất thiết là có thực, có thể chỉ do người tiêu dùng nghĩ ra. Chính vì thế một số người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích. Thị trường cạnh tranh độc quyền về cơ bản rất gần với cấu trúc cạnh tranh hoàn hảo tuy nhiên nó có hai đặc trưng cơ bản sau: • Thứ nhất, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm khác nhau, có thể thay thế được cho nhau ở mức độ cao, nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Hay, độ co giãn của cầu theo giá chéo là cao chứ không phải là vô cùng. • Thứ hai, hàng rào gia nhập thị trường là thấp. Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường tương đối dễ dàng vì không có sự cấu kết của các doanh nghiệp đang ở trong ngành để ngăn chặn sự gia nhập mới, các doanh nghiệp đang ở trong ngành rút khỏi thị trường tương đối dễ khi việc quyết định sản xuất không mang lại lợi nhuận. 4.1.2. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền Trong thị trường cạnh tranh độc quyền mỗi doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác biệt do đó đường cầu đối với sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là đường dốc xuống, phản ánh sức mạnh thị trường của mỗi doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm sẽ mất đị một bộ phận khách hàng chứ không phải toàn bộ và ngược lại nếu doanh nghiệp giảm giá sẽ thu hút được một số lượng nhất định khách hàng của các doanh nghiệp đối thủ chứ không phải toàn bộ. Ta có thể nói doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có sức mạnh thị trường ở một mức độ nhất định nhưng không phải tuyệt đối như trường hợp độc quyền. 59
  65. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng giống như trên sẽ tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ quyết định tại mức sản lượng mà doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại * mức sản lượng Q SR và giá bán P* như trên hình 4.1 - giống như nguyên tắc của trường hợp độc quyền. Tại đó doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương trong ngắn hạn và gây ra cho xã hội một phần tổn thất vô ích (DWL). Hình 4.1. Quyết định sản xuất ngắn hạn của DN độc quyền Trong dài hạn, với đặc điểm hàng rào gia nhập thị trường thấp, lợi nhuận kinh tế dương trong ngắn hạn của các doanh nghiệp hiện đang ở trong ngành sẽ thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp khác vào ngành. Sự gia nhập mới này sẽ làm cho đường cầu về sản phẩm của mỗi doanh nghiệp trong ngành giảm xuống dẫn đến giá bán sản phẩm giảm. Do đó lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành bị suy giảm. Cân bằng dài hạn đạt được khi đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tiếp xúc với đường chi phí bình quân ATC như biểu diễn trên hình 4.2. Khi đó lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp bằng 0. Không còn có động cơ thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp khác. Một đặc điểm cần lưu ý là doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất * với công suất thừa trong dài hạn. Sản lượng cân bằng dài hạn (Q LR) luôn nhỏ hơn so 60
  66. với mức sản lượng Q’ tương ứng với mức ATCmin (sản lượng cân bằng dài hạn trong cạnh tranh hoàn hảo). Hình 4.2. Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền 4.2. Độc quyền nhóm 4.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường độc quyền nhóm 4.2.1.1. Khái niệm Độc quyền nhóm là một cấu trúc thị trường mà trong đó có một số lượng nhỏ các công ty mà không công ty nào trong số đó có thể loại bỏ ảnh hưởng đáng kể của các công ty khác. Độc quyền nhóm hay còn gọi là độc quyền tập đoàn, trong tiếng Anh là Oligopoly. 4.2.1.2. Đặc điểm - Trong thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít người bán, thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một doanh nghiệp tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp còn lại, lập tức các doanh nghiệp này sẽ phản ứng đối phó lại 61
  67. nhằm bảo vệ thị phần của mình. - Trên thị trường độc quyền nhóm, sản phẩm có thể là đồng nhất (thép, nhôm, xi-măng, hóa dầu) hay khác biệt (ngành sản xuất máy bay, ôtô, thiết bị điện và máy tính) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau. - Các doanh nghiệp mới (tiềm tăng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế hay quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín danh tiếng thương hiệu của các doanh nghiệp hiện hữu Ngoài ra các doanh nghiệp lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những doanh nghiệp mới đi vào thị trường, bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành. - Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng, nhưng rất khó thiết lập đường cầu của từng doanh nghiệp vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp xác đáng. 4.2.1.3. Phân loại Quản lý một doanh nghiệp độc quyền nhóm rất phức tạp, khó khăn, phải cẩn trọng xem xét và dự đoán chính xác phản ứng đối phó hợp lý của các đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp quyết định các chiến lược về giá cả, về sản lượng, về chi tiêu cho quảng cáo, về đầu tư mới Đồng thời phải biết rằng các quyết định, các phản ứng đối phó giữa các doanh nghiệp đều năng động và tiến hóa theo thời gian. Có thể phân các doanh nghiệp độc quyền nhóm thành 2 loại: - Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác với nhau: Khi các doanh nghiệp có thể thương lượng với nhau và có những hợp đồng ràng buộc để đưa ra những chiến lược chung. - Các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác: Khi các doanh nghiệp không liên lạc, không thương lượng với nhau, không có những hợp đồng ràng buộc, mà cạnh tranh với nhau. Đối với các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác, thường thực hiện các chiến lược cạnh tranh về sản lượng, cạnh tranh về giá, cạnh tranh quảng cáo, 62
  68. cải tiến mẫu mà và chất lượng sản phẩm, tổ chức các dịch vụ hậu mãi 4.2.2. Mô hình Cournot (Cạnh tranh về sản lượng với sản phẩm đồng nhất) Đây là mô hình đơn giản do nhà kinh tế học người Pháp Augustin Cournot đưa ra vào năm 1938. Với giả định là: - Thị trường chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giống nhau, nên chỉ có một mức giá trên thị trường sản phẩm. - Cả 2 doanh nghiệp này đều am hiểu nhu cầu thị trường và chi phí của nhau. Vấn đề đặt ra là cả 2 doanh nghiệp chỉ có một lần và cùng một lúc đưa ra quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận. Giá sản phẩm trên thị trường sẽ phụ thuộc vào tổng số sản phẩm của cả 2 doanh nghiệp. Thực chất của mô hình này là mỗi doanh nghiệp xem như lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là đã định, rồi quyết định lượng sản phẩm của mình để đạt lợi nhuận tối đa. Nếu doanh nghiệp 1 cho rằng doanh nghiệp 2 sản xuất Q2 đơn vị thì đường cầu của doanh nghiệp 1 (D1) sẽ bằng đường cầu thị trường (DTT) trừ đi Q2 đơn vị tại mỗi mức giá. Từ đường cầu của mình, doanh nghiệp 1 sẽ xác định được mức sản lượng tối ưu theo nguyên tắc MR1 = MC2, và mức sản lượng này được xác định là một hàm số của mức sản lượng dự tính của doanh nghiệp 2. Như vậy, mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp 1 hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó dự tính sản lượng của doanh * nghiệp 2 là bao nhiêu, Q1 = g(Q2). Quan hệ này được gọi là đường phản ứng của doanh * nghiệp 1. Tương tự, ta có đường phản ứng của doanh nghiệp 2, Q2 = h(Q1). Cân bằng đạt được tại vị trí giao cắt giữa 2 đường phản ứng của 2 doanh nghiệp (điểm A). Tại đó mỗi doanh nghiệp dự báo chính xác về sản lượng của đối thủ và thực hiện được hành vi tối đa hoá lợi nhuận. Do đó các doanh nghiệp không có động cơ chuyển ra khỏi vị trí này. Điểm này được gọi là cân bằng Nash – Cournot bởi đây chính là một cân bằng Nash. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp sản xuất ở điểm khác với vị trí cân bằng thì quá trình điều chỉnh về điểm cân bằng không giải thích được trong mô hình này. Chúng ta mở rộng mô hình với giả định rằng có nhiều doanh nghiệp trên thị trường độc quyền 63
  69. tập đoàn chứ không phải chỉ 2 doanh nghiệp như trường hợp trên. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm và có cầu thị trường là: DTT: P = P(Q) với: Q = Q1 + + Qn. Q1 Q1 = g(Q2) Q1* Q2 = h(Q1) 0 Q2* Q2 Hình 4.3. Mô hình Cournot Lợi nhuận của doanh nghiệp i trên thị trường sẽ là: 푖 = 푃(푄) × 푄푖 − 푖 Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp này cần đảm bảo điều kiện: 푖 푃 푄 = × × 푄푖 + 푃 − 푖 = 0 푄푖 푄 푄푖 푃 푄 푄 푄  푃 (1 + × × 푖 × ) = 푄 푃 푄 푄푖 1 푄 푄  푃 (1 + × 푖 × ) = 푄 푄푖 푄 Nếu đặt 푖 = 푆 , thì đây chính là thị phần của doanh nghiệp i trên thị trường. Gọi 푄 푖 a là mức độ phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, theo nghĩa là khi doanh nghiệp i tăng sản lượng thêm 1 đơn vị thì các đối thủ khác trên thị trường sẽ tăng a đơn vị sản lượng. 푄 Như vậy: = 1 + . 푄푖 Vì vậy, công thức trên có thể viết thành: 푆 (1+ ) 푃 [1 + 푖 ] = 64
  70.  푃 = 푆 (1+ ) [1+ 푖 ]  푃 = × [ +푆푖(1+ )] Như vậy, thị trường độc quyền tập đoàn đạt được cân bằng Cournot tại mức giá trên. Nếu thị phần của mỗi doanh nghiệp vô cùng nhỏ như cạnh tranh hoàn hảo, Si = 0, ta có P = MC (các doanh nghiệp quyết định theo nguyên tắc giá bằng với chi phí biên). Ngược lại, trong trường hợp có duy nhất 1 doanh nghiệp duy nhất trên thị trường, Si = 1 và a = 0, ta có: 푃 = 1 . Như vậy giải pháp giá trong trường hợp này cũng giống (1+ ) như trong thị trường độc quyền bán thuần túy. Ví dụ: hàm cầu thị trường của sản phẩm X là P = 53 – Q. Có 2 doanh nghiệp (DN) sản xuất sản phẩm X. Doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 đều sản xuất có chi phí trung bình và chi phí biên không đổi là AC = MC = 5. Với Q = Q1 + Q2, Q1 là sản lượng của doanh nghiệp 1 và Q2 là sản lượng của doanh nghiệp 2. • Xác định hàm doanh thu biên của mỗi doanh nghiệp: + Doanh nghiệp 1: TR1 = P*Q1 = (53 – Q)*Q1 = (53 – Q1 – Q2)*Q1 (vì Q = Q1 + Q2) ➔ MR1 = 53 – 2Q1 – Q2 + Doanh nghiệp 2: Tương tự doanh nghiệp 1, MR2 = 53 – 2Q2 – Q1 • Xác định đường phản ứng của hai doanh nghiệp, dựa trên điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp: + Doanh nghiệp 1: MR1 = MC1  53 – 2Q1 – Q2 = 5 ➔ Q1 = 24 – 1/2Q2 (phương trình phản ứng của doanh nghiệp 1) + Doanh nghiệp 2: 65
  71. Tương tự doanh nghiệp 1, phương trình phản ứng của doanh nghiệp 2 là Q2 = 24 – 1/2Q1 Từ 2 phương trình phản ứng của 2 doanh nghiệp, sản lượng sản xuất của 2 doanh nghiệp được xác định là Q1 = Q2 = 16, với mức giá của thị trường P = 53 – 16 – 16 = 21. Theo đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là π1 = π2 = 21*16 – 5*16 = 256. Trường hợp 2 doanh nghiệp cấu kết với nhau, hai doanh nghiệp cùng quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận chung, thì cũng tương tự như một doanh nghiệp độc quyền với hai cơ sở, đường cầu thị trường chính là đường cầu của tổ chức độc quyền này (P = 53 – Q), do đó MR = 53 – 2Q. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của 2 doanh nghiệp thỏa điều kiện MR = MC ➔ 53 – 2Q = 5 ➔ Q = 24 (Q1 = Q2 = 12), và P = 53 – 24 = 29. Theo đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là π1 = π2 = 12*(29 – 5) = 288. Như vậy, nếu cấu kết với nhau, hai doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn, bán với giá cao hơn, và đạt lợi nhuận cao hơn so với mô hình Cournot. Trong trường hợp này, mọi tổ hợp sản lượng của hai doanh nghiệp bằng 24 (Q1 + Q2 = 24) đều đạt lợi nhuận tối đa. Đường Q1 + Q2 = 24 được gọi là đường hợp đồng. 4.3. Mô hình Stackelberg (Lợi thế của người đi trước) Trong mô hình Cournot, chúng ta giả định 2 doanh nghiệp ra quyết định sản lượng một cách đồng thời. Điều gì sẽ xảy ra nếu một doanh nghiệp đưa ra quyết định sản lượng trước và các doanh nghiệp khác sẽ quyết định sau? Mô hình Stackelberg sẽ phân tích cân bằng thị trường trong tình huống này. Mô hình này cũng lấy ví dụ hai doanh nghiệp từ mô hình Cournot, đường cầu thị trường là DTT: P = f(Q), với giả định doanh nghiệp 1 sẽ là doanh nghiệp quyết định trước. Vì doanh nghiệp 2 ra quyết định sau, nên doanh nghiệp 2 sẽ coi sản lượng của doanh nghiệp 1 là cho trước, và có hàm phản ứng là: Q2 = h(Q1) (được xây dựng giống như mô hình Cournot). Quay trờ lại doanh nghiệp 1, doanh nghiệp 1 sẽ quyết định tại điểm doanh thu cận biên cân bằng với chi phí cận biên của doanh nghiệp. Tổng doanh thu của doanh nghiệp 1 là: 푅1 = 푃 × 푄1 = (푄) × 푄1 = (푄1 + 푄2) × 푄1 66
  72. Do Q2 là sản lượng mà hãng 1 dự báo hãng 2 sẽ sản xuất theo hàm phản ứng của hãng 2, ta thay hàm phản ứng này vào công thức tổng doanh thu trên và kết quả ta có: TR1 = f(Q1 + h(Q1)).Q1. Từ đó, ta có thể xác định được doanh thu cận biên MR1 chỉ là hàm số của Q1, và theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận MR1 = MC1, ta có thể xác định được mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng 1. Thay Q1 trở lại hàm phản ứng của hãng 2, ta sẽ xác định được mức sản lượng tối ưu của hãng 2. Khi đó, giá bán sản phẩm trên thị trường sẽ là P = f(Q1 + Q2). Ví dụ: sử dụng lại ví dụ ở mô hình Cournot ở phần trên, điểm thay đổi ở mô hình Stackelberg đó là doanh nghiệp 1 được giả sử là doanh nghiệp ra quyết định trước, với đường phản ứng của doanh nghiệp 2 được dự đoán là Q2 = 24 – 1/2Q1. Hàm cầu của doanh nghiệp 1 là: P = 53 – Q1 – (24 – 1/2Q1) = 29 – 1/2Q1 Suy ra, phương trình doanh thu biên của doanh nghiệp 1 là: MR1 = 29 – Q1. Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp 1 được xác định dựa vào điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 1 là MR1 = MC1. Suy ra, 29 – Q1 = 5 ➔ Q1 = 24 ➔ Q2 = 24 – ½*24 = 12 ➔ P = 53 – 24 – 12 = 17. Theo đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là π1 = 24*(17 – 5) = 288 và π2 = 12*(17 – 5) = 144. 4.4. Mô hình Bertrand (Cạnh tranh về giá) Mô hình Bertrand là một mô hình độc quyền nhóm trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về giá, với hai trường hợp: (1) các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồng nhất; (2) các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác biệt, cùng lúc đưa ra quyết định về giá. - Trường hợp (1): Giả sử các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm có cùng mức chi phí biên (MC1 = MC2 = = MCn), không có chi phí cố định và chi phí trung bình không đổi (ATC = AVC = MC). Mỗi doanh nghiệp xem giá của đối thủ là cố định và ra quyết định đặt giá cùng lúc. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ đặt giá thấp hơn mức giá giả định của đối thủ để chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Các doanh nghiệp sẽ dần cắt giảm giá đến mức bằng chi phí biên (MC). Thị trường đạt điểm cân bằng khi các doanh nghiệp cùng đặt mức giá bằng chi phí biên và lợi nhuận của chúng sẽ bằng 0 (π1 = π2 = = πn = 0). 67
  73. Ví dụ: Trong một thị trường hàng hóa X, có hai hãng với cùng chi phí biên (MC1 = MC2 = $3), có đường cầu là P = 30 – Q, trong đó Q = Q1 + Q2. Nếu với cân bằng Cournot Q1 = Q2 = 9, giá thị trường là $12, mỗi hãng có lợi nhuận là $81. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh về giá (thay vì cạnh tranh về sản lượng), các hãng sẽ tìm cách định giá thấp hơn đối thủ để chiếm lĩnh thị trường (đồng thời tránh việc đánh mất thị trường vì người tiêu dùng chỉ mua hàng hóa có giá thấp hơn). Do vậy, cả hai hãng định giá bằng với mức chi phí biên (P1 = P2 = $3), và mức sản lượng cung cấp là Q = 27 (giả sử người tiêu dùng mua hàng hóa của hai hãng bằng nhau, Q1 = Q2 = 13,5). Và lợi nhuận của hai hãng đều bằng không. - Trường hợp (2): Giả sử có hai doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm cùng sản xuất một chủng loại sản phẩm, nhưng có sự khác biệt (thí dụ: kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, ). Hai doanh nghiệp đồng thời đặt giá để cạnh tranh, với những giả định về thông tin giá cả của đối thủ. Phương trình đường cầu của mỗi doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp 1: Q1 = a + bP1 + cP2 Doanh nghiệp 2: Q2 = a + bP2 + cP1 Giả sử hai doanh nghiệp đều không có chi phí cố định, chi phí trung bình bằng chi phí biên, chúng bằng nhau: ATC1 = AVC1 = MC1 = ATC2 = AVC2 = MC2 = d Dựa vào điều kiện tối đa hóa lợi nhuận theo giá của mỗi doanh nghiệp, đường phản ứng về giá của mỗi doanh nghiệp được xác định. Doanh nghiệp 1: π1 → max khi π1’(P1) = 0 π1 = TR1 – TC1 = P1*Q1 – ATC1*Q1 = P1*( a + bP1 + cP2) – d*( a + bP1 + cP2)  π1’(P1) = a + 2bP1 + cP2 – db Doanh nghiệp 1 tối đa hóa lợi nhuận khi a + 2bP1 + cP2 – db = 0 a−db+cP  Đường phản ứng của doanh nghiệp 1 về giá: P = 2 1 −2b Doanh nghiệp 2: π2 → max khi π2’(P2) = 0 68
  74. Tương tự doanh nghiệp 1, đường phản ứng của doanh nghiệp 1 về giá: a−db+cP P = 1 2 −2b Thị trường đạt điểm cân bằng khi hai đường phản ứng của hai doanh nghiệp cắt db−a nhau, suy ra P1 = P2 = . 2b+c Ví dụ: có hai doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm, với hai đường cầu khác nhau: Q1 = 28 – 2P1 + P2 và Q2 = 28 – 2P2 + P1. Hai doanh nghiệp này đều có chi phí biên bằng với chi phí trung bình, và cùng một mức ATC = MC = 4 (không có chi phí cố định). Hàm lợi nhuận theo giá của mỗi doanh nghiệp được xác định như sau: • Doanh nghiệp 1: π1 = TR1 – TC1 = P1*Q1 – ATC1*Q1 = (P1 – ATC1)*(28 – 2P1 + P2) 2 = (P1 – 4)*(28 – 2P1 + P2) = 36P1 – 2P1 + P1P2 – 112 – 4P2 • Doanh nghiệp 2: 2 π2 = 36P2 – 2P2 + P1P2 – 112 – 4P1 Đường phản ứng về giá của mỗi doanh nghiệp được xác định như sau: Doanh nghiệp 1: π1 → max khi π1’(P1) = 0 π1’(P1) = 36 – 4P1 + P2 = 0  P1 = 9 + 1/4P2 Doanh nghiệp 2: π2 → max khi π2’(P2) = 0 π2’(P2) = 36 – 4P2 + P1 = 0  P2 = 9 + 1/4P1 푃1 = 9 + 1/4푃2 Giải hệ phương trình { , ta được P1 = P2 = 12. Suy ra, lợi nhuận 푃2 = 9 + 1/4푃1 của hai doanh nghiệp là π1 = π2 = 128. 69
  75. 4.5. Cạnh tranh và cấu kết – Tình thế lưỡng nan của những người tù Trò chơi “Thế lưỡng nan của tù nhân” có thể được tóm tắt như sau: Giả sử cảnh sát bắt được hai người phạm tội tàng trữ một lượng nhỏ ma tuý, với án phạt có thể là một năm tù giam. Cảnh sát có lý do để tin rằng cả hai là những tên buôn ma túy thực thụ, song lại không có đủ bằng chứng để buộc tội họ. Nếu bị chứng minh là những tay buôn ma tuý thực thụ thì cả hai có thể chịu mức án lên đến 25 năm tù giam. Cảnh sát biết rằng chỉ cần lời khai của một tên chống lại tên còn lại là đã đủ kết án tên còn lại mức án của tội buôn ma tuý. Cảnh sát cho biết sẽ tha bổng cho bất cứ ai trong hai người nếu người đó cung cấp chứng cứ buộc tội người còn lại phạm tội buôn ma túy. Trong trường hợp cả hai cùng cung cấp chứng cứ chống lại nhau thì cả hai đều nhận mức án giống nhau là 10 năm tù. Cảnh sát đưa ra phương án này vì muốn giam giữ cả hai trong vòng 10 năm, nếu không cả hai sẽ bị tống giam chỉ một năm và sẽ nhanh chóng ra tù tiếp tục tham gia buôn bán ma túy. Cả hai kẻ tình nghi bị nhốt vào những buồng giam riêng biệt và không được liên lạc với nhau. Mỗi tù nhân đều có những tình huống lưỡng nan giống nhau: nếu tố cáo tên kia thì tên kia sẽ phải ngồi tù 25 năm còn mình sẽ được tự do, hoặc không tố cáo và giữ im lặng thì sẽ ngồi tù một năm. Nhưng nếu cả hai đều tố cáo nhau thì cả hai sẽ phải ngồi tù 10 năm. Mỗi tên đều nghĩ “Tốt hơn hết là mình nên tố cáo. Nếu tên kia không tố cáo và mình cũng im lặng, thì cả hai ở tù 1 năm. Nhưng liệu nó tố cáo thì sao? Trong trường hợp đó nếu mình cũng tố cáo thì mình phải ngồi tù 10 năm, nhưng nếu mình im lặng thì nó tự do còn mình bóc lịch những 25 năm. Mình sẽ là kẻ giơ đầu chịu báng. Nếu mình giúp nó bằng cách giữ im lặng thì chắc gì nó lại không tố cáo mình?” Đây là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan gây nên bởi các hành vi độc lập mang tính duy lý. Kết quả tốt nhất cho một bên là tố cáo bên còn lại và được tự do. Kết quả tốt thứ hai là cả hai cùng im lặng và hưởng án tù 1 năm. Kết quả tệ hơn là cả hai cùng tố cáo nhau và rồi lãnh án 10 năm tù. Nhưng tệ nhất vẫn là bị đâm sau lưng trong trường hợp giữ im lặng trong khi bên còn lại tố cáo, và sau đó kẻ giữ im lặng phải ngồi tù 25 năm. Nếu mỗi bên lựa chọn giải pháp tốt nhất cho mình thì cả hai sẽ phải hứng chịu một kết quả xấu. Chọn phương án tốt nhất, tức là tự do, đồng nghĩa với một lựa chọn duy lý, song nếu cả hai đều đơn phương chọn phương án tốt nhất cho 70