Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá Sặc Rằn - Duy Văn Quý

pdf 24 trang Gia Huy 20/05/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá Sặc Rằn - Duy Văn Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_nuoi_ca_sac_ran_duy_van_quy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá Sặc Rằn - Duy Văn Quý

  1. UBND Huyện Cái Nước Trung tâm dạy nghề Bài giảng KT. NUÔI CÁ SẶC RẰN Giáo Viên: DUY VĂN QUÝ
  2. 1. Kỹ thuật nuôi ao 2. a. Điều kiện ao nuôi • Diện tích: 200 – 1000 m 2 , có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo từng hộ nuôi. • Độ sâu từ 1 – 1,5 m. • Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động. • Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5 m và cải tạo ao.
  3. • b. Cải tạo ao • Tát cạn sên vét bùn đáy ao chỉ còn lại 10 – 20 cm. • Bón vôi 7 – 10 kg/100 m 2 . • Phơi nắng 2 – 3 ngày. • Bón phân chuồng ủ hoai 30 – 40 kg/100 m 2 ao. • Lấy nước vào 30 – 40 cm. • Sau 2 – 3 ngày cho phân chuồng phân hủy rồi lấy nước vào cho đủ rồi thả cá.
  4. • c. Cá giống • Mật độ thả 15 – 20 con/m 2 • Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con • Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ. • Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ
  5. • d. Thức ăn • Cho cá sặc rằn ăn gồm: cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà máy) xay nhỏ cho cá ăn. • Thành phần: cám 60% + bột cá 40%. • Khẩu phần thức ăn : 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.
  6. • Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. • Cho ăn ngày 2 lần. • Có thể bón phân chuồng bổ sung 2 tuần/lần 30 – 40 kg/100 m 2 ao để tăng thức ăn tự nhiên cho cá. • Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá. • Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150 g/con thì có thể thu hoạch được.
  7. 2. Kỹ thuật nuôi trong ruộng lúa • a. Chuẩn bị ruộng • Chọn ruộng có bờ bao cao hơn đỉnh lũ 0,5 m. • Có diện tích mương bao 10 – 15% diện tích ruộng. • Mương bao có bề ngang 2 –3 m sâu 1 – 1,5 m chạy dài xung quanh ruộng. • Có vị trí gần kênh rạch để cấp thoát nước.
  8. • b. Cải tạo (như cải tạo ao) • c. Cá giống • Mật độ thả 2 – 3 con/m 2 • Kích cỡ cá giống 4 – 6 cm/con • Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ. • Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. • Cá giống được thả ở mương bao sau đó cho nước ngập ruộng để cá tự kiếm ăn thêm.
  9. • d. Thức ăn gồm • Cám + bột cá • Ngày cho ăn 2 lần • Lượng thức ăn 5 – 7% trọng lượng cá/ngày. • Có thể 2 tuần/lần bón 20 – 30 kg phân chuồng, vừa làm thức ăn cho cá vừa giúp lúa phát triển tốt.
  10. • Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá. • Sau 8 – 10 tháng nuôi cá đạt cỡ 80 – 120 g/con có thể thu hoạch được.
  11. II. Một số bệnh thường gặp. 1. Bệnh đốm trắng (bệnh trùng quả dưa) - Nguyên nhân bệnh là do trùng quả dưa. Có hai giai đoạn trong chu kỳ sống của trùng quả dưa, đầu tiên là giai đoạn trưởng thành, kế đến là giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn trưởng thành trùng quả dưa được nhìn thấy dưới da hoặc mang cá có thể nhìn thấy như những đốm trắng bằng mắt thường.
  12. • Khi trùng quả dưa trưởng thành, chúng sẽ tách ra khỏi da cá và sinh sản bằng cách phân chia tế bào bên trong vách dày của tế bào. Khi chúng trưởng thành tế bào sẽ bị vỡ và những ấu trùng sẽ thoát vào môi trường nuôi, ấu trùng sẽ lội trong nước và sẽ tấn công vào da hoặc mang của ký chủ (cá) trong vòng 24 giờ.
  13. Sự tấn công của ấu trùng đôi khi phá vỡ mô của cá và chính vì điều này làm cho cá bột trở nên yếu đi và chết đột ngột. Đối với cá bột nhiễm bệnh vây sẽ rách tơi và cơ thể nhợt nhạt. Nếu việc điều trị không thích hợp và kịp thời thì cả đàn cá bột trong ao ương sẽ chết trong 2 – 3 ngày.
  14. - Dấu hiệu bệnh lý: trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau xuất hiện các đốm trắng trên da cá và vây cá bị tua ra. Cá bột bơi lội chậm chạp và tỷ lệ chết cao.
  15. - Cách phòng trị: để trị bệnh này có kết quả tốt cần phải điều trị thành nhiều đợt nối tiếp nhau. Nhìn chung có thể dùng 25 ml Formol trong 1 m3 nước ao, trị 3 lần cách nhau 3 ngày 1 lần thì sẽ có hiệu quả.
  16. • Sau mỗi lần điều trị nước trong ao sẽ không được thay trong suốt 40 giờ, do đó trong thời gian trị liệu số lượng Moina (trứng nước) hoặc những thức ăn khác của cá bột sẽ phải giảm để ngăn chặn sự ô nhiễm nước. Lịch điều trị sẽ như sau :
  17. + Ngày 1 : tắm Formol cho cá 1 lần. + Ngày 3 : thay khoảng 75% nước ao và tắm Formol lần 2. + Ngày 6: thay 20 – 25% lượng nước và tắm Formol lần 3 và giữ nguyên trong 2 ngày. + Ngày 8 : sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa.
  18. Cần chú ý rằng bệnh đốm trắng có thể lây lan rất nhanh sang các ao khác. Vì thế các ao lân cận nhiễm bệnh cũng phải được điều trị với liều lượng 25 ppm formol cùng lúc với ao bệnh. Đồng thời những ống dẫn nước, lưới kéo và
  19. vợt cũng cần phải tẩy trùng bằng cách ngâm vào dung dịch 200 ppm Formol (tức 20 ml Formol trong 100 lít nước) ít nhất 1 giờ, sau đó xả nước lại và phơi nắng.
  20. 2. Bệnh trùng bánh xe Thường gây bệnh trên nhiều loài cá khác nhau: trê, basa, tai tượng, chép, mè, trôi, lóc bông, gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá hương, cá giống. Bệnh thường xảy ra ở các bể, ao ương với mật độ dày và môi trường nuôi quá dơ bẩn. Ở ĐBSCL trùng mặt trời hầu như phát triển quanh năm nhưng cao điểm vào mùa nắng.
  21. - Dấu hiệu bệnh lý: khi cá nhiễm trùng mặt trời, trên thân cá có lớp màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước. Ở cá trê giống bị nhiễm bệnh này các vây cá bị rách tơi và râu cá bị cong nên còn gọi là bệnh “quéo râu”.
  22. - Cách phòng trị: đây là bệnh ngoại ký sinh, do đó tùy vào điều kiện thực tế có thể dùng một trong những loại hóa chất sau đây để xử lý cá bệnh: + Khi ương cá con dưới ao nhiễm bệnh này, tốt nhất nên dùng Sulfat đồng (phèn xanh) phun khắp ao với liều lượng 0,3 – 0,5 g/m 3 nước ao trị 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày. Khi sử dụng phèn xanh cần tính chính xác thể tích nước ao.
  23. + Để trị cá bị trùng mặt trời ương trên bể xi măng nên dùng Formol với liều lượng 25 ml/m 3 bể. Trị 3 ngày liên tục. Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm lượng thức ăn đi một nửa.
  24. • Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh trùng mặt trời là giữ gìn vệ sinh bể ương sạch sẽ, mật độ ương vừa phải, tránh thức ăn dư thừa ở đáy ao. Trước khi ương nuôi cá phải tẩy vôi, diệt mầm bệnh.