Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

pdf 25 trang Gia Huy 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_3_tai_san_cua_ngan_hang_t.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

  1. BÀI 3: TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  2. Tình huống khởi động Bối cảnh: Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi dưới 12 tháng từ 3% lên 5%. Nội dung: Nhân viên nguồn vốn: Do tỷ ngân hàng nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi dưới 12 tháng từ 3% lên 5% nên tháng tới, mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng chúng ta gửi về ngân hàng nhà nước sẽ tăng đáng kể? Nhân viên tín dụng: Sự thay đổi dự trữ bắt buộc sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chúng tôi, quy mô tín dụng sẽ bị thu hẹp. Giám đốc ngân hàng: Đề nghị phòng đầu tư tính toán điều chỉnh vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán, rút vốn từ các khoản đầu tư kém hiệu quả về để bổ sung vốn cho nghiệp vụ tín dụng. Đặt câu hỏi: Tài sản của ngân hàng thương mại bao gồm các khoản mục gì? Đặc điểm của từng khoản mục. Mối liên hệ giữa chúng như thế nào? 2
  3. Mục tiêu bài học 1 Phân tích được khái niệm, đặc điểm các khoản mục tài sản của Ngân hàng thương mại. 2 Trình bày được nội dung các nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại. 3 Phân tích được mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại. 3
  4. Cấu trúc nội dung 3.1. Tổng quan về tài sản Ngân hàng thương mại 3.2. Nội dung, đặc điểm các khoản mục tài sản của Ngân hàng thương mại 3.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 4
  5. 3.1. Tổng quan về tài sản ngân hàng thương mại 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Phân loại 5
  6. 3.1.1. Khái niệm • Tài sản của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat một cách hợp pháp. • Là tài sản được hình thành trong quá trình sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại. 6
  7. 3.1.2. Phân loại • Căn cứ vào hình thức tồn tại: ▪ Tài sản thực; ▪ Tài sản tài chính; ▪ Tài sản vô hình. • Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: ▪ Tài sản hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu; ▪ Tài sản hình thành từ vốn tích lũy trong quá trình kinh doanh; ▪ Tài sản hình thành từ vốn huy động và tài sản hình thành từ vốn đi vay • Căn cứ vào vị trí trong bảng tổng kết tài sản: ▪ Tài sản nội bảng; ▪ Tài sản ngoại bảng. Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả 7
  8. 3.2. Nội dung, đặc điểm các khoản mục tài sản của ngân hàng thương mại 3.2.1. Ngân quỹ. 3.2.2. Chứng khoán. 3.2.3. Tín dụng. 3.2.4. Tài sản khác. 8
  9. 3.2.1. Ngân quỹ Khái niệm • Là những loại tài sản không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho người gửi tiền, thanh toán bù trừ và đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng. • Theo luật định, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác phải duy trì một phần tài sản của họ dưới hình thức dự trữ pháp định gồm tiền mặt hoặc tiền gửi Ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác. Mục đích • Đáp ứng các nhu cầu rút tiền. • Thỏa mãn các nhu cầu xin vay mới. • Chi trả chi phí cho các hoạt động khác của ngân hàng. 9
  10. 3.2.1. Ngân quỹ Thành phần • Ngân quỹ gồm các loại chủ yếu sau: ▪ Tiền mặt tại quỹ. ▪ Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước. ▪ Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác • Tiền mặt tại quỹ là một tài sản quan trọng của khoản mục ngân quỹ. Tiền mặt được duy trì tại ngân hàng để đáp ứng một phần yêu cầu dự trữ pháp định. Vì lý do sinh lời mà các nhà quản lý ngân hàng giữ nó ở một mức tỷ lệ nhất định đảm bảo thanh khoản. 10
  11. 3.2.1. Ngân quỹ Tiền mặt tại quỹ • Thành phần: Nội tệ, ngoại tệ, đá quý • Tính chất: ▪ Tính thanh khoản – tính lỏng cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên. ▪ Gắn với chi phí phát sinh như: bảo quản, đếm, vận chuyển. ▪ Tài sản không sinh lời => giữ ngân quỹ ở mức thấp nhất có thể. ▪ Lượng dự trữ phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và khả năng thu hút tiền mặt mỗi thời kỳ, khoảng cách giữa trung tâm tiền tệ và ngân hàng. 11
  12. 3.2.1. Ngân quỹ Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước • Thành phần: ▪ Tiền gửi đáp ứng nhu cầu giao dịch và thanh toán bù trừ. ▪ Tiền gửi để duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ qui định. ▪ Số tiền dự trữ bắt buộc = Nguồn vốn huy động x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 12
  13. 3.2.2. Chứng khoán Mục đích • Thanh khoản và đa dạng hóa tài sản. • Bù trừ rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay. • Cung cấp nguồn thanh khoản dự phòng cho ngân hàng. • Giúp cho ngân hàng giảm số thuế phải nộp nhưng vẫn tăng thu nhập. 13
  14. 3.2.2. Chứng khoán Thành phần • Chứng khoán đầu tư. • Chứng khoán kinh doanh. 14
  15. 3.2.2. Chứng khoán Hình thức đầu tư • Đầu tư gián tiếp: ▪ Chứng khoán có tính thanh khoản cao (an toàn, dễ bán, ít giảm giá => tỷ lệ sinh lời thấp): chứng khoán chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu ngắn hạn. ▪ Chứng khoán kém thanh khoản (chứng khoán đầu tư, rủi ro cao => tỷ lệ sinh lời cao): trái phiếu công ty dài hạn. • Đầu tư trực tiếp: Góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó, một doanh nghiệp. Đối với hình thức này, ngân hàng chỉ được sử dụng vốn tự có để đầu tư nên nó có tỷ trọng không lớn trong tài sản Có của ngân hàng. Mục đích đầu tư • Chứng khoán giữ cho đến khi đáo hạn. • Chứng khoán sẵn sàng bán. • Chứng khoán trên tài khản giao dịch mua bán. 15
  16. 3.2.3. Tín dụng Đặc điểm • Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng thương mại. • Đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. • Đi kèm với khả năng sinh lời là độ rủi ro. • Nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 16
  17. 3.2.3. Tín dụng Vai trò • Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được thực hiện liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. • Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. • Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. • Tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp . • Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 17
  18. 3.2.3. Tín dụng Hình thức tín dụng: • Cho vay: hạn mức tín dụng, từng lần theo món, thấu chi ; • Chiết khấu; • Cho thuê tài chính; • Bao thanh toán; • Bảo lãnh. 18
  19. 3.2.4. Tài sản khác • Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc duy trì hoạt động của bộ máy ngân hàng. • Loại tài sản có tính thanh khoản thấp và không có khả năng sinh lời. • Chiếm tỷ trọng nhỏ (2-7%) trên tổng tài sản Có của ngân hàng. • Bao gồm: ▪ Bất động sản, thiết bị, công nghệ ngân hàng. ▪ Các tài sản khác mà ngân hàng có được từ việc xử lý tài sản đảm bảo của các khách hàng. ▪ Tài sản khác. 19
  20. 3.3. Mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại Mối liên hệ sinh lời Mối liên hệ an toàn 20
  21. 3.3. Mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại Nói đến nguồn vốn là nói Nói đến tài sản là nói đến thu nhập đến chi phí của Ngân hàng của Ngân hàng thương mại. thương mại. • Thu lãi = Ʃ(Số dư khoản mục tài sản x Lãi suất). • Chi lãi = Ʃ(Số dư khoản mục nguồn vốn x Lãi suất). • Chênh lệch lãi suất = (Thu lãi – Chi lãi)/ Tổng tài sản. • Chênh lệch lãi suất cơ bản = (Thu lãi – Chi lãi)/ tài sản sinh lãi. • Lãi suất huy động vốn bình quân = Chi lãi/ Tổng vốn huy động. • Lãi suất cho vay bình quân = Thu lãi/ Tổng dư nợ cho vay. 21
  22. 3.3. Mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại • Tổng thu = Thu lãi + Thu khác. • Tổng chi = Chi lãi + Chi khác. • Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu – Tổng chi. • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế × (1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). • ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. • ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu. 22
  23. 3.3. Mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại Ví dụ Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn vốn Số dư Lãi suất Tiền mặt, tiền gửi 50 0% Tiền gửi thanh toán 70 2% Chứng khoán 100 6% Tiền gửi kỳ hạn 400 6% Cho vay ngắn hạn 300 10% Tiền gửi tiết kiệm 130 7% Cho vay trung hạn 400 12% Vốn vay 300 8% Tài sản khác 150 Vốn chủ sở hữu 100 Tổng Tài sản 1000 Tổng Nguồn vốn 1000 Thu lãi = 50x0% + 100x6% + 300x10% + 400x12% = 84.5 Chênh lệch lãi suất cơ bản = 26/850 = 3.06% Chi lãi = 70x2% + 400x6% +130x7% +300x8% = 58.5 Vốn huy động = 70 + 400 + 130 + 300 = 900 Chênh lệch thu chi từ lãi = 84.5 – 58.5 = 26 Lãi suất huy động vốn bình quân = 58.5/900 = 6.5% Tài sản sinh lãi = 50 + 100 + 300 + 400 = 850 Lãi suất sinh lời tài sản sinh lãi = 84.5/850 = 9.94% Chênh lệch lãi suất = 26/1000 = 2.6% 23
  24. Đáp án tình huống • Ngân hàng thương mại cần quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo một cơ cấu tài sản có thích hợp bao gồm: ngân quỹ, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi. • Đa dạng hóa các khoản mục, danh mục tài sản có thể phân tán rủi ro. • Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. • Đảm bảo được sự chuyển hóa một cách linh hoạt về mặt giá trị giữa các danh mục tài sản có. 24
  25. Tổng kết bài học • Tài sản của Ngân hàng thương mại bao gồm: ▪ Ngân quỹ; ▪ Chứng khoán; ▪ Tín dụng; ▪ Tài sản khác. • Ngân quỹ: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng trung ương, tiền gửi tổ chức tín dụng khác: Thanh khoản, sinh lời thấp. • Chứng khoán: kinh doanh, đầu tư: Thanh khoản và sinh lời. • Tín dụng: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính : Sinh lời cao, rủi ro cao. • ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. • ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu. 25