Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 7: Dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

pdf 14 trang Gia Huy 24/05/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 7: Dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_7_dich_vu_ngan_hang_va_ca.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 7: Dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

  1. BÀI 7: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH KHÁC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  2. Tình huống khởi động • Bối cảnh: Khách hàng A có nhu cầu sử dụng dịch vụ Ebanking của ngân hàng thương mại X • Nội dung: Khách hàng A: Tôi muốn sử dụng dịch vụ chuyển tiền bằng điện thoại? Ngân hàng có cung cấp dịch vụ không? Lợi ích của dịch vụ này đối với khách hàng là gì? Nhân viên ngân hàng: Ứng dụng Mobile Banking và Internet Banking là ứng dụng hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking của ngân hàng chúng tôi dưới hình thức truy cập bằng chính chiếc Điện thoại di động hoặc máy tính có nối mạng của khách hàng. Lợi ích: Không cần trực tiếp đến ngân hàng; Mọi giao dịch được thực hiện trực tuyến, mọi lúc mọi nơi (24/7); Bất cứ ai cũng có thể giao dịch với ngân hàng (Cá nhân, Doanh nghiệp và người chưa có tài khoản); Các phương thức và dịch vụ đa dạng; An toàn, bảo mật thông tin; Tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí giao dịch và sử dụng; Dể sử dụng và nhanh chóng; Giúp khách hàng kiểm soát thông tin tài khoản mọi lúc mọi nơi • Đặt câu hỏi: Dịch vụ ngân hàng là gì? Dịch vụ mang lại tiện ích gì cho khách hàng? 2
  3. Mục tiêu bài học Trình bày được các dịch vụ khác Ngân hàng thương mại cung cấp cho đối tượng khách 1 hàng cá nhân, doanh nghiệp. 2 Trình bày được những lợi ích dịch vụ mang lại đối với khách hàng. 3
  4. Cấu trúc nội dung 7.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử 7.2. Dịch vụ ủy thác 7.3. Dịch vụ ngân quỹ 7.4. Dịch vụ tư vấn 7.5. Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm 4
  5. 7.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm E-Banking (Electronic-banking) (dịch vụ ngân hàng điện tử), một công cụ tiện ích cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ mới lẫn truyền thống của ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử và các kênh truyền thông tương tác khác. 5
  6. 7.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử Hình thức của E-Banking • Internet Banking ▪ Là dịch vụ ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet. Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà không cần đến ngân hàng. ▪ Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn. Để đảm bảo giao dịch trên Internet được an toàn thì ngân hàng sẽ sử dụng OTP để xác thực giao dịch. • Mobile Banking ▪ Là dịch vụ ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua điện thoại. Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà không cần đến ngân hàng. ▪ Chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn. Để đảm bảo giao dịch trên Internet được an toàn thì ngân hàng sẽ sử dụng OTP để xác thực giao dịch. 6
  7. 7.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử (tiếp) Hình thức của E-Banking • Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng (EFTPOS – Point of Sale). ▪ POS là từ viết tắt tiếng Anh (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Máy cà thẻ POS và máy rút tiền tự động ATM đều có một điểm chung là giao dịch được qua thẻ ATM. ▪ Máy POS có những tính năng như có thể thanh toán tại các cửa hàng trung tâm thương mại, siêu thị, thanh toán các khoản dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm, thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư ▪ Máy có ưu điểm gọn nhẹ chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, có thể dễ dàng lắp đặt nhiều nơi. • Máy rút tiền tự động (ATM – Automated Teller Machine) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. 7
  8. 7.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử (tiếp) Hình thức của E-Banking • Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone-Banking) ▪ Đây là kênh dịch vụ cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, các chương trình khuyến mại, thông tin tài khoản của khách hàng, thông qua điện thoại. ▪ Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV). Một trong những tiện ích mà dịch vụ vô tuyến truyền hình tương tác có thể cung cấp cho khán giả là T-commerce (tạm dịch là Thương mại truyền hình). Thông qua dịch vụ này mà các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ nói chung và ngân hàng nói riêng có thể tiếp cận một số lượng lớn khách hàng. Để sử dụng dịch vụ ngân hàng qua hệ thống vô tuyến truyền hình tương tác, khách hàng có thể sử dụng bộ điều khiển từ xa hoặc một thiết bị đặc biệt được thiết kế riêng để nhập mã số nhận dạng hoặc mật khẩu. 8
  9. 7.2. Dịch vụ ủy thác • Ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng là việc bên ủy thác (Khách hàng) giao cho bên nhận ủy thác (Ngân hàng) thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho bên nhận ủy thác. • Nhận ủy thác cho vay là việc bên nhận ủy thác (Ngân hàng) nhận vốn của bên ủy thác (Khách hàng) để thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên nhận ủy thác cho vay được hưởng phí ủy thác cho vay do bên ủy thác trả. 9
  10. 7.3. Dịch vụ ngân quỹ • Dịch vụ bảo quản tài sản quý, giấy tờ có giá • Đổi bao bì vàng miếng. • Thu hồi tiền VND không đủ tiêu chuẩn. • Dịch vụ cho thuê két. • Thu đổi tiền ngoại tệ không đủ điều kiện. • Thu giữ hộ tiền mặt qua đêm. 10
  11. 7.4. Dịch vụ tư vấn • Là loại dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và cung cấp cho bên được tư vấn những trợ giúp của những nhân viên được đào tạo về chuyên môn một cách khách quan độc lập. • Trong hoạt động kinh doanh của mình ngân hàng có quan hệ với rất nhiều khách hàng, lưu giữ nhiều thông tin của các tổ chức kinh tế, hơn nữa ngân hàng còn có các nhân viên đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Điều này giúp cho các chuyên gia của ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyên tối ưu cho các khách hàng, giúp cho họ giải quyết các vấn đề trong kinh doanh của mình một cách có hiệu quả nhất . • Dịch vụ tư vấn không chỉ giúp cho ngân hàng thu được các khoản phí mà còn nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. 11
  12. 7.5. Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm • Bảo hiểm được coi là dịch vụ tài chính, là một hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại (NHTM), khi NHTM làm đại lý bảo hiểm, thành lập công ty liên doanh bảo hiểm, hay thành lập công ty con kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm trực thuộc. • Ngân hàng thương mại cũng có thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thông qua hình thức đầu tư vốn mua cổ phần, trở thành cổ đông chính trong các công ty bảo hiểm. 12
  13. Đáp án tình huống khởi động Khách hàng A có nhu cầu sử dụng dịch vụ E-Banking cần các điều kiện: • Khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. • Khách hàng có đăng ký sử dụng dịch vụ E-Banking của Ngân hàng. • Điện thoại của khách hàngcó kết nối 3G hoặc GPRS/WIFI. • Khách hàng có thể kết nối Internet. • Khách hàng được ngân hàng cung cấp thẻ sử dụng cho thanh toán tại các máy POS, ATM. • Đối với các giao dịch tài chính như chuyển khoản/ thanh toán, khách hàng phải đăng ký phương thức xác thực bằng Thẻ xác thực. 13
  14. Tổng kết bài học • Bên cạnh các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng truyền thống (huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối ), ngày nay các NHTM còn cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. • E-Banking (Electronic-banking) (dịch vụ ngân hàng điện tử), một công cụ tiện ích cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ mới lẫn truyền thống của ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử và các kênh truyền thông tương tác khác. • Ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng là việc bên ủy thác (Khách hàng) giao cho bên nhận ủy thác (Ngân hàng) thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho bên nhận ủy thác. • Tư vấn là loại dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và cung cấp cho bên được tư vấn những trợ giúp của những nhân viên được đào tạo về chuyên môn một cách khách quan độc lập. • Bảo hiểm được coi là dịch vụ tài chính, là một hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại (NHTM), khi NHTM làm đại lý bảo hiểm, thành lập công ty liên doanh bảo hiểm, hay thành lập công ty con kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm trực thuộc hoặc góp vốn tại các công ty bảo hiểm. 14