Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn - Đoàn Thị Thanh Hòa

pdf 61 trang Gia Huy 24/05/2022 1630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn - Đoàn Thị Thanh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_chuong_2_nghiep_vu_huy_dong_v.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn - Đoàn Thị Thanh Hòa

  1. CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN Giảng viên:Ths Đoàn Thị Thanh Hoà Khoa: Tài chính - Ngân hàng
  2. Nội dung I. Những vấn đề cơ bản về huy động vốn II. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM III. Yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 2
  3. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN 1. Vốn và vai trò của vốn đối với NHTM NHTM đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các chủ thể đang tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  4. 1. Vốn và vai trò của vốn đối với NHTM • Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh • Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng • Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường • Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
  5. 2. Chức năng tiền gửi a. Cung tiền -Chức năng tiền gửi là hoạt động ngân hàng nhận tiền gửi, chấp nhận séc, các khoản tiền của KH hoặc các công cụ tài chính khác để ghi có vào tài khoản của họ. -Nếu không có tiền gửi, các NH sẽ không có đủ tiền để cho vay và trả lãi cho người gửi tiền - Cung ứng tiền cho nền kinh tế
  6. b. An toàn - NH có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của TKTG và các giao dịch của KH, đảm bảo sẵn sàng có tiền để chi trả cho KH. - Theo luật, các NH phải hoạt động một cách an toàn và lành mạnh.Thông qua chính sách cho vay và đầu tư, các NH sẽ đảm bảo sử dụng tiền gửi của KH một cách thận trọng - Các chính sách của NH cũng thiết lập phù hợp thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu rút tiền của KH - TG của KH được bảo hiểm. Bảo hiểm TG có hiệu quả khi NH thất bại, và không có đủ tiền để trả cho người gửi tiền.
  7. II. Các hình thức Huy động vốn 1. Khái niệm Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua việc NHTM nhận ký thác và quản lý các khoản tiền gửi của khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
  8. Huy động vốn Thường xuyên Không thường xuyên Tiền gửi Phát hành GTCG Không kỳ hạn Kỳ phiếu Có kỳ hạn Chứng chỉ TG Tiết kiệm KKH Trái phiếu Tiết kiệm có KH 8
  9. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (1) Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM
  10. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (1) Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM
  11. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (2) NHTM phải duy trì một khoản tiền tại Ngân hàng nhà nước (dự trữ bắt buộc) để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng
  12. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (3) Hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng (4) Huy động vốn là nghiệp vụ có tính hoàn trả
  13. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (5) Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro => NH phải có chiến lược quản trị thanh khoản tốt Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (TT 22/2019 của NHNN) a) Ngân hàng, Chi nhánh NHNNg phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. b) Ngân hàng, CN NHNNg phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%.
  14. 3/ Nguyên tắc huy động vốn: • Hoàn trả: là nguyên tắc cơ bản, theo đó các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có yêu cầu. • Trả lãi: NHTM không phải chỉ hoàn trả vốn gốc mà còn phải có trách nhiệm trả lãi cho KH, cho dù NH kinh doanh lời hay lỗ. • Bảo mật: Đây là nguyên tắc quan trọng, đồng thời cũng là yêu cầu đòi hỏi khách quan của KH.
  15. 4. Phân loại vốn huy động (1) Theo đối tượng khách hàng: cá nhân, Tổ chức kinh tế (2) Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn); Tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm; (3) Theo kỳ hạn gửi tiền: Ngắn hạn, trung - dài hạn (4) Theo loại tiền huy động: nội tệ, ngoại tệ
  16. 5. Các hình thức HĐV chủ yếu của NHTM Việt Nam 5.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Non – term Deposit)/Tiền gửi giao dịch (Transaction Deposit)/ Tiền gửi thanh toán (Payment Deposit) Là hình thức tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng NHTM với mục đích để được ngân hàng thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu của khách hàng. 16
  17. (b) Đặc điểm § Đối tượng sử dụng: các DN, tổ chức, cá nhân § KH được phép rút ra bất kỳ lúc nào hoặc có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán mà không hạn chế số lần giao dịch § Nguồn tiền gửi không ổn định do đó khi sử dụng NH phải thực hiện dự trữ bắt buộc với tỷ lệ cao hơn so với các loại tiền gửi khác 17
  18. Thông tư 14/2017/TT-NHNN
  19. Ví dụ 1: Trong tháng 7/xx, tài khoản TGTT của KH A có các phát sinh sau: - Số dư đầu tháng 7: 2.300.000 đ - Ngày 05/7: Nhận lương tháng 7: 5.200.000 đ - Ngày 10/7: Chuyển tiền thanh toán tiền điện 800.000 đ - Ngày 15/7: Thanh toán tiền mua hàng: 1.900.000 đ - Ngày 20/7: Nhận tiền phụ cấp tháng 7: 2.500.000 đ - Ngày 28/7: Chuyển khoản qua NH đóng tiền học phí: 4.200.000 đ =>Tính tiền lãi KH A được nhận trong tháng 7, biết lãi suất TGTT là 0,1%/năm. Tiền lãi được ngân hàng tự động kết toán vào ngày cuối cùng của từng tháng.
  20. Ví dụ 2: Tình hình tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty TNHH Minh Thành tại Ngân hàng TMCP Á Châu tháng 6/xx như sau: (đvt: triệu đồng) ´ Số dư đầu kỳ tính lãi: 90 ´ Ngày 3/6 Nộp tiền mặt vào Ngân hàng: 130 ´ Ngày 9/6 Ủy nhiệm chi thanh toán tiền nguyên liệu: 150 ´ Ngày 13/6 Doanh thu báo có: 180 ´ Ngày 18/6 Ủy nhiệm chi thanh toán tiền điện, nước: 45 ´ Ngày 24/6 Ủy nhiệm thu tiền bán chịu hàng hóa: 420 ´ Ngày 26/6 Tạm ứng nộp thuế: 90 ´ Ngày 28/6 Ngân hàng Á Châu ghi nợ tài khoản tiền gửi thanh toán thu nợ vay: 60
  21. Yêu cầu: Tính lãi TGTT trên tài khoản của công ty trong tháng 7/xx và số dư trên tài khoản vào đầu kỳ tính lãi tiếp theo. Biết rằng lãi suất TGTT là 0,1%/năm và Ngân hàng kết toán lãi định kỳ vào ngày 28 của từng tháng.
  22. Công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” Tác giả: T. Harv Eker
  23. 5.2. Tiền gửi tiết kiệm (Saving Deposit) 24
  24. 5.2. Tiền gửi tiết kiệm (Saving Deposit) a. Khái quát chung về tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng (TT 48/2018/TT-NHNN) 25
  25. Chiếm tỷ trọng cao tại các NHTM Vietcombank BIDV Sacombank Tiền gửi của KH Số tiền (VND) (%) Số tiền (VND) (%) Số tiền (VND) (%) Tiền gửi 226.975.019 21,19 157.632.098 12,33 47.978.989 11,94 KKH Tiền gửi 558.984.432 52,18 806.946.325 63,13 286.094.515 71,19 CKH Tổng nợ phải trả & 1.071.299.131 100,00 1.278.285.198 100,00 401.862.887 100,00 VCSH
  26. b. Người gửi tiền/Đối tượng gửi tiền Là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm 27
  27. c. Giao dịch tiền gửi tiết kiệm Giao dịch tiền gửi tiết kiệm bao gồm: - Giao dịch nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm; - Chi trả, rút tiền gửi tiết kiệm; - Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm và chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm 28
  28. d. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm 42 Tiền gửi của khách hàng 423 Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam 4231 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán như giao dịch gửi tiền, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm 29
  29. e. Thẻ tiết kiệm/Sổ tiết kiệm Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức Được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tín dụng. tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc 30 mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
  30. f. Kỳ hạn gửi tiền Là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào ngân hàng đến ngày ngân hàng cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm 31
  31. g. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo: a) Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định; b) Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định. Thông tư 48/2018/TT-NHNN 32
  32. * Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (Non term saving deposit) Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi được quyền rút tiền ra bất kỳ lúc nào 33
  33. *. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Term saving deposit) Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ được rút ra sau một kỳ hạn nhất định 34
  34. Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau: a) Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. b) Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. 35
  35. Ví dụ 1 Tại ACB Vĩnh Long, khách hàng A gửi tiết kiệm số tiền 100.000.000 đồng kỳ hạn 3 tháng (ngày gửi tiền 1/3/xx, đáo hạn 1/6/xx). Tính tiền lãi khách hàng A nhận được vào ngày đáo hạn của tiền gửi tiết kiệm trong 2 trường hợp: + Trường hợp 1: KH gửi TK không kỳ hạn với lãi suất 0,1%/năm + Trường hợp 2: KH gửi TK có kỳ hạn với lãi suất 5,2%/năm (lãnh lãi cuối kỳ) 36
  36. Ví dụ 2 Ngày 1/9/2020, tại Sacombank Cần Thơ có hai khách hàng đến gửi tiền gửi tiết kiệm với các nội dung chi tiết như sau: + Khách hàng A: Sổ tiết kiệm 100.000.000 đ – kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 5,0%/năm cho lãnh lãi hàng tháng và 5,2 % cho lãnh lãi cuối kỳ + Khách hàng B: Sổ tiết kiệm 150.000.000 đ – kỳ hạn 6 tháng, lãi suất: 5,8%/năm cho lãnh lãi hàng tháng và 6,1% cho lãnh lãi cuối kỳ 37
  37. Yêu cầu : 1/ Tính số tiền khách hàng A và B nhận được tại thời điểm tất toán sổ tiết kiệm trong hai trường hợp: lãnh lãi hàng tháng và lãnh lãi cuối kỳ ? 2/ Giả sử đến ngày 01/3/2021, khách hàng A mới đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm, tuy nhiên ngày 01/12/2020 ngân hàng đã thay đổi lãi suất (lãnh lãi hàng tháng 4,8%/năm; lãnh lãi cuối kỳ là 5,0%/năm). Tính số tiền khách hàng A nhận được khi tất toán STK trong hai trường hợp lãnh lãi? Biết rằng trong trường hợp nhận lãi hàng tháng thì đến kỳ nhận lãi khách hàng đều đến ngân hàng để nhận. 38
  38. Quy trình gửi và rút tiền gửi tiết kiệm 39
  39. Quy trình gửi tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng 1 2 Khách hàng Giao dịch viên Kiểm soát viên 4 3 4 Thủ quỹ 40
  40. Quy trình gửi tiền gửi tiết kiệm 41
  41. Quy trình gửi tiền gửi tiết kiệm 42
  42. Quy trình rút/tất toán tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng 1 2 Khách hàng Giao dịch viên Kiểm soát viên 4 3 4 Thủ quỹ 43
  43. Quy trình rút/tất toán tiền gửi tiết kiệm 44
  44. 5.3 TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN a. Khái niệm Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng. (Thông tư 49/2018/TT-NHNN) 45
  45. b. Đặc điểm § Khách hàng chỉ được quyền rút ra sau một kỳ hạn nhất định => Nguồn vốn có tính chất ổn định, ít biến động. § Mục đích hưởng lãi § Chủ yếu do các DN, tổ chức kinh tế, gửi các khoản tiền nhàn rỗi, tạm thời chưa sử dụng
  46. q Tiện ích § KH có thể rút ra trước một phần (sau khi thỏa thuận với NH) § Sử dụng hợp đồng tiền gửi để cầm cố cho các khoản vay. § Chứng minh năng lực tài chính § Chuyển đổi sang các hình thức tiền gửi khác 47
  47. 5.4. PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. TT số 01/2021/TT-NHNN 48
  48. Điều 6. Hình thức phát hành 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan. 2. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao. 3. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá. TT số 01/2021/TT-NHNN 49
  49. Điều 8. Mệnh giá của giấy tờ có giá 1. Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam. 2. Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua. 3. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu. 4. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua. TT số 01/2021/TT-NHNN 50
  50. III. Nhân tố ảnh hưởng đến HĐV của NHTM NHÂN TỐ NHÂN TỐ KHÁCH CHỦ QUAN QUAN
  51. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN ØHành lang pháp lý ØYếu tố kinh tế ØYếu tố chính trị ØYếu tố xã hội
  52. NHÂN TỐ CHỦ QUAN ØChính sách lãi suất của NHTM ØHình thức huy động và cho vay ØCơ sở vật chất; công nghệ ngân hàng ØĐội ngũ nhân sự ØDanh tiếng của Ngân hàng
  53. Các biện pháp tăng vốn của NHTM 1 Tạo vốn tự có Tạo vốn từ bản thân NHTM ( tạo vốn từ nguồn nội bộ ) Tạo vốn từ bên ngoài NHTM
  54. –Tạo vốn từ bản thân NHTM: • Lợi nhuận sau thuế Năm nay cổ tức chia tnào nhỉ?
  55. TẠO VỐN TỪ NGUỒN BÊN NGOÀI Phát hành cổ phiếu thường Phát hành cổ phiếu ưu đãi Phát hành trái phiếu Sáp nhập
  56. 2 Các biện phTạoáp tvốnạo vhuyốn huyđộngđộng: • Biện pháp kinh tế. • Biện pháp kỹ thuật. • Biện pháp tâm lý.
  57. 3 Tạo vốn đi vay • Từ NHNN • Từ các tổ chức TD khác
  58. 4 Tạo vốn khác • Tăng cường uy tín • Phát triển dịch vụ • Đầu tư các yếu tố nội tại đáp ứng yêu cầu