Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính

pdf 30 trang Gia Huy 24/05/2022 4101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_tai_chinh_tien_te_chuong_1_nhung_van_de_c.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính

  1. NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Cấu trúc tín chỉ 3 (36,9) Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 1
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ Chương 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chương 4: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 5: BẢO HIỂM Chương 6: TÍN DỤNG Chương 7: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Chương 8: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Chương 9: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Chương 10: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) TS. Vũ Xuân Dũng (2012), Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê. (2) PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng; PGS.TS. Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính - tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính. (3) PGS.TS. Sử Đình Thành; TS.Vũ Thị Minh Hằng (2006), Giáo trình NHập môn tài chính tiền tệNXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (4) TS. Nguyễn Thị Phương Liên; TS. Nguyễn Văn Thanh; PGS.TS. Đinh Văn Sơn (2005), Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê (5) PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Tài chính- tiền tệ- ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. (6) Frederic S. Mishkin (2004), The economic of money, Banking & Financial markets,, Addison Wesley. (7) Martin Shubik (2004), The Theory of Money and Financial Institutions, The MIT Press (8) David S.Kidwell; David W.Blackwell; David A.Whidbee; Richard L.Peterson (2006), Financial institutions, markets, and money, Jonh Wiley & Sons. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 3
  4. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 4
  5. NỘI DUNG CHÍNH 1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tài chính (TC) 1.2 Bản chất của TC 1.3 Chức năng của TC 1.4 Hệ thống TC 1.5 Chính sách TC quốc gia Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 5
  6. 1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của TC 1.1.1 Tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và phát triển của TC. a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tiền tệ (TT). b. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.
  7. 1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của TC (tiếp) 1.1.2 Khái niệm tài chính Là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ TT trong nền kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng cho các lợi ích khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 7
  8. 1.2 Bản chất của TC 1.2.1 Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù TC Nội dung - Các quan hệ tài chính (QHTC) giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã hội. - Các QHTC giữa các tổ chức và cá nhân với nhau trong xã hội. - Các QHTC trong nội bộ một chủ thể . - Các QHTC quốc tế.
  9. 1.2 Bản chất của tài chính (tiếp) Đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính - Các QHTC nảy sinh kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị nhất định. - TT là phương tiện thực hiện các mối quan hệ đó. - Các quỹ TT thường xuyên vận động. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 9
  10. 1.2.2 Bản chất của tài chính (tiếp) * Nhận xét  Biểu hiện bề ngoài của các QHTC là sự vận động độc lập tương đối của các quỹ TT.  Đây là quá trình phân phối các nguồn TC nhằm đạt được mục đích nhất định.  Thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế và sự phân chia của cải xã hội giữa các chủ thể liên quan dưới hình thái giá trị. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 10
  11. Kết luận về bản chất của TC  TC là hệ thống các quan hệ phân phối (QHPP) dưới hình thái giá trị.  Các QHTC phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ TT.  TC là các QHPP chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và Pháp luật. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 11
  12. 1.3 Chức năng của tài chính 1.3.1. Chức năng phân phối a. Khái niệm Chức năng phân phối của TC là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ TT khác nhau để sử dụng cho các mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của xã hội.
  13. 1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp) b. Đối tượng phân phối - GDP – gồm 2 bộ phận: + GDP sáng tạo ra trong năm (trong kỳ phân phối này) + GDP tạo ra từ kỳ trước nhưng chưa phân phối - Các nguồn lực tài chính (NLTC) được huy động từ bên ngoài - Tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 13
  14. 1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp) c. Chủ thể phân phối - Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn TC. - Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn TC. - Chủ thể có quyền lực chính trị. - Chủ thể là nhóm thành viên xã hội. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 14
  15. 1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp) d. Kết quả phân phối của TC Hình thành hoặc sử dụng các quỹ TT ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 15
  16. 1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp) e. Đặc điểm của phân phối tài chính (PPTC)  Chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị nhưng không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.  Gắn với sự hình thành và sử dụng các quỹ TT.  Các quan hệ PPTC không nhất thiết kèm theo sự dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác.  Gồm 2 quá trình PP lần đầu và PP lại, PP lại là đặc trưng chủ yếu của PPTC Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 16
  17. 1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp) f. Quá trình phân phối của tài chính  Phân phối lần đầu - Khái niệm: Là quá trình PP trong lĩnh vực sản xuất, cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ. - Phạm vi - Kết quả của PP lần đầu Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 17
  18. 1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)  Phân phối lại - Khái niệm: là quá trình tiếp tục PP những phần thu nhập cơ bản, những quỹ TT đã được hình thành trong PP lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ TT. - Phạm vi - Kết quả phân phối lại - Tác dụng của phân phối lại Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 18
  19. 1.3.2 Chức năng giám đốc a. Khái niệm Là chức năng mà nhờ đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình PP của TC nhằm đảm bảo cho các quỹ TT (nguồn TC) luôn được tạo lập và sử dụng đúng mục đích đã định. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 19
  20. 1.3.2 Chức năng giám đốc (tiếp) b. Đối tượng GĐ: quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ TT c. Chủ thể GĐ: là các chủ thể tham gia vào quá trình PP. d. Kết quả: Phát hiện những tồn tại, hạn chế, bất hợp lý trong quá trình PPTC. d. Phạm vi GĐ của tài chính: Quá trình GĐTC diễn ra ở tất cả các khâu của HTTC. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 20
  21. 1.3.2 Chức năng giám đốc (tiếp) e. Đặc điểm - Giám đốc tài chính (GĐTC) là giám đốc bằng đồng tiền thông qua sự vận động của tiền vốn. - GĐTC là một loại hình giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục. - GĐTC được thực hiện qua việc phân tích các chỉ tiêu TC. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 21
  22. 1.3.2 Chức năng giám đốc (tiếp) f. Tác dụng của chức năng giám đốc: - Đảm bảo quá trình PPTC diễn ra trôi chảy, đúng định hướng và phù hợp với các quy luật khách quan. - Thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực TC, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền sản xuất xã hội. - Nâng cao kỷ luật tài chính, thúc đẩy việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể chế tài chính. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 22
  23. 1.4 Hệ thống tài chính 1.4.1 Khái niệm Hệ thống tài chính (HTTC) là tổng thể các QHTC trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế - xã hội nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, các quỹ TT ở các chủ thể KT - XH hoạt động trong các lĩnh vực đó.
  24. 1.4 Hệ thống tài chính (tiếp) 1.4.2 Cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam a. Căn cứ vào hình thức sở hữu các NLTC: - Tài chính Nhà nước - Tài chính phi Nhà nước b. Căn cứ vào mục tiêu của việc sử dụng các NLTC trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã hội: - Tài chính công - Tài chính tư Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 24
  25. 1.4.2 Cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam (tiếp) c. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của từng lĩnh vực tài chính - Ngân sách nhà nước - Tài chính doanh nghiệp - Bảo hiểm - Tín dụng - Tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình, cá nhân (tài chính dân cư) Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 25
  26. Mối quan hệ giữa các khâu trong HTTC NSNN TCDN Tín dụng Thị trường tài chính TC HGĐ Bảo hiểm và TCXH Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp
  27. 1.5 Chính sách tài chính quốc gia 1.5.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia (CSTCQG) * Khái niệm CSTCQG là chính sách của Nhà nước về việc sử dụng các công cụ TC, bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính - tiền tệ nhằm bồi dưỡng phát triển các NLTC, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các NLTC đó phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 27
  28. 1.5.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia (tiếp) * Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát - Mục tiêu cụ thể Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 28
  29. 1.5.2 Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia - Chính sách khai thác, huy động và phát triển nguồn lực TC. - Chính sách phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực TC. - Chính sách tiền tệ. - Chính sách TC doanh nghiệp. - Chính sách giám sát tài chính - tiền tệ. - Chính sách phát triển thị trường TC và hội nhập TC quốc tế. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 29
  30. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tài chính là gì? Trình bày quá trình ra đời và phát triển của phạm trù Tài chính? 2. Phân tích bản chất của Tài chính? 3. Phân tích 2 chức năng của tài chính? Mối quan hệ giữa 2 chức năng đó như thế nào? 4. Phân tích tính chất “bao trùm chủ yếu” của phân phối lại? 5. Trình bày cấu trúc của hệ thống Tài chính? Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 30