Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 2: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ

pdf 32 trang Gia Huy 24/05/2022 1851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 2: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_tai_chinh_tien_te_chuong_2_nhung_van_de_c.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 2: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ

  1. CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 1
  2. Nội dung chính 2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ (TT) 2.2. Chức năng và vai trò của TT 2.3. Các chế độ lưu thông TT 2.4. Cung cầu TT 2.5 Lạm phát và thiểu phát Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 2
  3. 2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của TT 2.1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ (TT) - Gắn với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa (HH) - Kết quả quá trình phát triển của các hình thái giá trị trong trao đổi
  4. 2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của TT (tiếp) 2.1.2 Khái niệm - Theo Mark, TT là một loại HH đặc biệt, tách ra khỏi thế giới HH, được dùng làm vật ngang giá chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các HH khác và thực hiện trao đổi giữa chúng. - Theo quan điểm hiện đại, TT là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy HH, dịch vụ (DV) và thực hiện các nghĩa vụ TC. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 4
  5. 2.1.3 Các hình thái tiền tệ 2.1.3.1 Hóa tệ - Khái niệm: HH đóng vai trò là tiền tệ. - Bao gồm: +Hóa tệ phi kim loại +Hóa tệ kim loại Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 5
  6. 2.1.3 Các hình thái tiền tệ 2.1.3.2 Tín tệ - Khái niệm: Là loại tiền không mang giá trị nội tại đầy đủ song được tín nhiệm của dân chúng và được chấp nhận trong lưu thông. - Bao gồm: + Tín tệ kim loại + Tiền giấy + Bút tệ + Tiền điện tử Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 6
  7. 2.2. Chức năng và vai trò của tiền tệ 2.2.1. Chức năng của TT a. Chức năng thước đo giá trị - TT đo lường và biểu hiện giá trị của các HH khác. - Điều kiện thực hiện chức năng: - Ý nghĩa chức năng: Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 7
  8. b. Chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán - TT làm môi giới trong trao đổi HH và tiến hành thanh toán. - Điều kiện: - Ý nghĩa: Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 8
  9. c. Chức năng phương tiện cất trữ/tích lũy giá trị - TT tạm thời rút khỏi lưu thông để chuẩn bị cho một nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. - Điều kiện: - Ý nghĩa: Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 9
  10. 2.2.2 Vai trò của tiền tệ - Là phương tiện mở rộng, phát triển sản xuất, trao đổi HH. - Là phương tiện thực hiện, mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế. - Là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 10
  11. 2.3. Các chế độ lưu thông TT 2.3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ (CĐLT TT) a. Khái niệm: CĐLT TT là hình thức tổ chức lưu thông TT của 1 quốc gia hay nhóm quốc gia được quy định thành luật pháp, trong đó các yếu tố hợp thành của lưu thông TT được kết hợp thành 1 hệ thống thống nhất. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 11
  12. 2.3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông TT (tiếp) b. Các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ - Bản vị tiền - Đơn vị tiền tệ - Quy định chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc - Quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 12
  13. 2.3.2 Các chế độ lưu thông TT  Chế độ lưu thông tiền kim loại: - Lưu thông tiền kém giá - Lưu thông tiền đủ giá + Chế độ bản vị bạc + Chế độ song bản vị + Chế độ bản vị vàng  Chế độ lưu thông tiền phù hiệu (dấu hiệu) giá trị Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 13
  14. 2.4. Cung cầu tiền tệ 2.4.1 Các khối tiền trong lưu thông  M1(khối tiền giao dịch) gồm: - Tiền đang lưu hành (do NHTW phát hành) - Tiền gửi không kỳ hạn ở NHTM (tiền gửi có thể phát séc)  M2 (khối tiền giao dịch mở rộng) bao gồm: - Lượng tiền theo M1 - Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 14
  15. 2.4. Cung cầu tiền tệ (tiếp)  M3: bao gồm: - Lượng tiền theo M2 - Các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác  L: bao gồm: - Lượng tiền theo M3 - Các loại giấy tờ có giá trong thanh toán có tính lỏng cao: thương phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 15
  16. 2.4 Cung cầu tiền tệ (tiếp) 2.4.2 Nhu cầu tiền trong nền kinh tế - Nhu cầu về tiền dành cho đầu tư: + Chủ thể đầu tư? Mục đích đầu tư ? + Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: Lãi suất tín dụng của ngân hàng và mức tỷ suất lợi nhuận; thu nhập. - Nhu cầu dùng cho tiêu dùng: + Chủ thể tiêu dùng? Mục đích tiêu dùng? + Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng: Thu nhập và giá cả. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 16
  17. 2.4. Cung cầu tiền tệ (tiếp) 2.4.3 Các chủ thể cung ứng tiền trong nền kinh tế  Ngân hàng Trung ương: độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông.  Các Ngân hàng trung gian: tạo bút tệ  Các chủ thể khác: cung cấp các loại giấy tờ có giá (các DN phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ, ) Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 17
  18. 2.4 Cung cầu tiền tệ (tiếp) 2.4.4 Một số lý thuyết về tiền tệ và lưu thông tiền tệ  Quy luật lưu thông tiền tệ của K.Mark  Thuyết về số lượng tiền tệ - I.Fisher (Nhà kinh tế học người Mỹ) - Milton Friedman  Thuyết về ưu thích thanh khoản của Keynes Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 18
  19. 2.5. Lạm phát, thiểu phát 2.5.1 Lạm phát a. Khái niệm và các mức độ lạm phát * Khái niệm: Là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông vượt quá lượng tiền cần thiết trong lưu thông, khiến sức mua của đồng tiền giảm, không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 19
  20. 2.5.1 Lạm phát (tiếp) * Các mức độ lạm phát: - Lạm phát vừa phải (Lạm phát 1 con số) - Lạm phát phi mã - Siêu lạm phát Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 20
  21. 2.5.1 Lạm phát (tiếp) b. Nguyên nhân chủ yếu: - Do chính sách của Nhà nước (NN): - Do các chủ thể kinh doanh: - Do điều kiện tự nhiên: - Nguyên nhân khác: chiến tranh, giá dầu mỏ tăng Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 21
  22. 5.2. Lạm phát (tiếp) c. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền KT * Ảnh hưởng tích cực: * Ảnh hưởng tiêu cực: - Trong lĩnh vực sản xuất - Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa - Trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - Đối với tài chính của Nhà nước - Đối với tiêu dùng thực tế và đời sống của nhân dân Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 22
  23. 2.5.1 Lạm phát (tiếp) d. Các biện pháp kiểm soát lạm phát * Các giải pháp cấp bách - chính sách TT: thắt chặt cung ứng TT, thực hiện chính sách đóng băng TT; quản lý và hạn chế khả năng tạo tiền của NHTM; nâng cao lãi suất tín dụng; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM - chính sách thu chi NSNN: Tăng thu; giảm chi Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 23
  24. 2.5.1 Lạm phát (tiếp) * Các giải pháp cấp bách (tiếp) - Chính sách giá cả: kiểm soát giá, điều tiết giá cả thị trường đối với HH thiết yếu - Các giải pháp khác: khuyến khích tự do mậu dịch, nhập khẩu HH; ổn định giá vàng và ngoại tệ, Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 24
  25. 2.5.1 Lạm phát (tiếp) * Các giải pháp chiến lược - Lập kế hoạch phát triển sản xuất và lưu thông HH của nền KTQD. - Điều chỉnh cơ cấu KT, phát triển ngành HH mũi nhọn cho xuất khẩu - Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý NN Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 25
  26. 2.5.2 Thiểu phát a. Khái niệm Là hiện tượng lượng tiền trong lưu thông ít hơn nhu cầu tiền cần thiết của nền KT, khiến giá cả của các HH, DV giảm xuống Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 26
  27. 2.5.2 Thiểu phát b. Nguyên nhân: - Tổng cung HH, DV tăng nhanh do: - Tổng cầu giảm do: Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 27
  28. 2.5.2 Thiểu phát (tiếp) c. Ảnh hưởng của thiểu phát đến nền kinh tế xã hội: - Trong lĩnh vực sản xuất - Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa - Trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - Đối với tài chính của Nhà nước - Đối với tiêu dùng thực tế và đời sống của nhân dân Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 28
  29. 2.5.2 Thiểu phát (tiếp) d. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát:  Các giải pháp cấp bách: - Chính sách tài khóa: Tăng chi tiêu của NSNN, giảm thuế - Chính sách TT: Kích cầu tín dụng, nới lỏng chính sách TT - Chính sách thu nhập: Tăng tiền lương, tăng phúc lợi XH - Các giải pháp khác + NN hỗ trợ DN trong việc tiêu thụ HH trên thị trường trong và ngoài nước + Hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 29
  30. 2.5.2 Thiểu phát (tiếp) d. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát (tiếp): Giải pháp chiến lược -NN điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất nhập khẩu -Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý NN. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 30
  31. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 1. Trình bày quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ 2. Tiền tệ là gì? Phân tích tính chất đặc biệt của “Vàng - tiền tệ” so với các loại hàng hóa khác? 3. Phân tích các chức năng của tiền? Trong các chức năng đó, chức năng nào là quan trọng nhất? 4. Phân tích vai trò của tiền? 5. Phân tích nhu cầu tiền trong nền kinh tế. Theo bạn, nhu cầu tiền ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bị chi phối bởi yếu tố nào? 6. Trình bày các khối tiền trong nền kinh tế? Theo bạn trong tương lai tỷ trọng các khối tiền có xu hướng thay đổi như thế nào? Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 31
  32. Câu hỏi ôn tập chương 2 (tiếp) 7. Trình bày các chủ thể cung ứng tiền trong nền kinh tế? Chủ thể nào là quan trọng nhất? Tại sao? 8. Lạm phát là gì? Hãy trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Theo bạn thực trạng lam phát ở Việt Nam trong thời gian qua là do những nguyên nhân chủ yếu nào? 9. Phân tích các ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế xã hội? Liên hệ thực tế ảnh hưởng của lạm phát ở Việt Nam đến nền kinh tế xã hội trong thời gian qua. 10. Trình bày các biện pháp kiểm soát lạm phát? Theo bạn, Chính phủ Việt Nam đã đang và sẽ thực hiện những biện pháp gì để kiềm chế lạm phát? 11. Thiểu phát là gì? Phân tích ảnh hưởng của thiểu phát đến đời sống KTXH? Các giải pháp khắc phục thiểu phát? Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 32