Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 3: Ngân sách Nhà nước

pdf 27 trang Gia Huy 24/05/2022 3461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 3: Ngân sách Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_tai_chinh_tien_te_chuong_3_ngan_sach_nha.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 3: Ngân sách Nhà nước

  1. CHƯƠNG 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 1
  2. NỘI DUNG 3.1 Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước (NSNN) 3.2 Thu NSNN 3.3 Chi NSNN 3.4 Bội chi NSNN và các biện pháp cân đối NSNN 3.5. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 2
  3. 3.1 Những vấn đề chung về NSNN 3.1.1 Khái niệm: Là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ TT tập trung của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn TC quốc gia nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 3
  4. 3.1 Những vấn đề chung về NSNN (tiếp) 3.1.2. Đặc điểm - Gắn với quyền lực kinh tế, chính trị của NN, liên quan đến việc thực hiện các chức năng của NN, được tiến hành trên cơ sở pháp lý. - Gắn với sở hữu NN, chứa đựng nội dung KT–XH, quan hệ lợi ích khi NN tham gia phân phối các nguồn TC quốc gia. Trong đó, lợi ích quốc gia, tổng thể được đặt lên hàng đầu. - Quỹ NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng rồi mới được chi dùng cho những mục đích đã xác định trước. - Được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 4
  5. 3.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước - Là công cụ huy động nguồn TC cho các nhu cầu chi tiêu và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của NN. - Là công cụ điều tiết vĩ mô nền KT-XH + Định hướng sản xuất kinh doanh, xác lập cơ cấu KT hợp lý của nền KT quốc dân. + Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát. + Điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội. - Là công cụ kiểm tra giám sát các hoạy động KT-XH Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 5
  6. 3.2 Thu ngân sách nhà nước 3.2.1 Khái niệm, đặc điểm thu NSNN * Khái niệm: Thu NSNN là việc NN sử dụng quyền lực của mình để huy động, tập trung một phần nguồn lực TC quốc gia để hình thành quỹ TT cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của NN. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 6
  7. 3.2.1 Khái niệm, đặc điểm thu NSNN (tiếp) * Đặc điểm: - Là một hình thức phân phối nguồn TC quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong XH, dựa trên quyền lực của Nhà nước, để giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích KT - Gắn chặt với thực trạng KT và sự vận động của các phạm trù giá trị khác. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 7
  8. 3.2.2 Phân loại thu NSNN - Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu + Thu thuế + Thu phí, lệ phí + Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước + Thu từ hoạt động sự nghiệp + Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước + Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại + Thu khác: phạt, tịch thu, tịch biên TS, - Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 8
  9. Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu + Thu thường xuyên + Thu không thường xuyên - Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN + Thu trong cân đối ngân sách nhà nước + Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước (thu bù đắp thiếu hụt NSNN) Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 9
  10. 3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN - Thu nhập GDP bình quân đầu người. - Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế - Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản) - Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước - Tổ chức bộ máy thu nộp - Các nhân tố khác Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 10
  11. 3.2.4 Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN - Nguyên tắc ổn định lâu dài - Nguyên tắc đảm bảo công bằng - Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn - Nguyên tắc giản đơn Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 11
  12. 3.3 Chi ngân sách nhà nước 3.3.1 Khái niệm, đặc điểm * Khái niệm: Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước, nhằm trang trải các chi phí cho bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 12
  13. 3.3.1 Khái niệm, đặc điểm (tiếp) * Đặc điểm: - Gắn với bộ máy NN và những nhiệm vụ KT-XH, chính trị mà NN phải đảm đương trong từng thời kỳ. - Gắn liền với quyền lực của NN. - Hiệu quả được xem xét trên tầm vĩ mô. - Mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. - Thường có những tác động đến sự vận động của các phạm trù giá trị khác. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 13
  14. 3.3.2 Phân loại chi NSNN - Căn cứ vào nội dung của các khoản chi + Chi đầu tư phát triển kinh tế + Chi phát triển sự nghiệp + Chi quản lý hành chính + Chi phúc lợi xã hội + Chi cho an ninh quốc phòng. + Chi khác: Chi trả nợ, chi viện trợ, Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 14
  15. 3.3.2 Phân loại chi NSNN (tiếp) - Căn cứ vào mục đích chi tiêu + Chi cho tích luỹ + Chi tiêu dùng - Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản chi: + Chi thường xuyên + Chi không thường xuyên Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 15
  16. 3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN - Bản chất chế độ XH - Sự phát triển của lực lượng sản xuất - Khả năng tích luỹ của nền KT - Mô hình tổ chức bộ máy NN và những nhiệm vụ KT-XH mà NN đảm nhiệm trong từng thời kỳ. - Một số nhân tố khác như: biến động KT, chính trị, XH; giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 16
  17. 3.3.4 Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN - Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoản chi - Tiết kiệm và hiệu quả - Tập trung có trọng điểm - NN và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của NSNN, nhất là khoản chi mang tính chất phúc lợi XH - Phân biệt nhiệm vụ phát triển KT-XH các cấp theo luật để bố trí các khoản chi cho thích hợp. - Kết hợp các khoản chi NSNN với việc điều hành khối lượng TT, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động, thực hiện các mục tiêu KT vĩ mô. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 17
  18. 3.4 Bội chi NSNN và các biện pháp cân đối NSNN 3.4.1 Khái niệm và các loại bội chi NSNN * Khái niệm: Bội chi NSNN là tình trạng mất cân đối của NSNN khi thu NSNN không đủ bù đắp các khoản chi NSNN trong một thời kỳ nhất định * Các loại bội chi: Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bội chi + Bội chi cơ cấu + Bội chi chu kỳ Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 18
  19. 3.4.2 Biện pháp cân đối NSNN Những giải pháp tăng thu - Công cụ thuế + Ban hành các thuế mới + Hoàn thiện các sắc thuế hiện hành theo hướng thay đổi mức thuế suất, mở rộng diện điều tiết của thuế - Bồi dưỡng các nguồn thu nội bộ - Các giải pháp khác: Hoàn thiện bộ máy hành thu Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 19
  20. 3.4.2 Biện pháp cân đối NSNN Những giải pháp giảm chi - Cắt giảm những khoản chi chưa cấp bách - Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các định mức chi tiêu khoa học và hợp lý - Thực hành tiết kiệm chống tham ô tham nhũng lãng phí - Tinh giảm và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy NN Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 20
  21. 3.4.2 Biện pháp cân đối NSNN Tạo nguồn bù đắp thiếu hụt - Vay trong ngoài nước - Nhận viện trợ - Phát hành thêm tiền Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 21
  22. 3.5. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý 3.5.1 Hệ thống NSNN * Khái niệm Hệ thống NS là tổng thể các cấp NS gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các khoản thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền. * Hệ thống NSNN Việt Nam Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 22
  23. 3.5. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý (tiếp) 3.5.2 Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước * Khái niệm Phân cấp quản lý NSNN là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền NN các cấp trong việc quản lý, điều hành nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp NS Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 23
  24. 3.5.2 Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước (tiếp) * Nội dung - Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các văn bản, chế độ thu chi, quản lý NS. - Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối NSNN. - Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình NS Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 24
  25. 3.5.2 Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước (tiếp) * Nguyên tắc phân cấp: - Phân cấp NS phải được tiến hành đồng thời với việc phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính. - Phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tính độc lập chủ động của NSĐP. - Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NS. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 25
  26. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1. NSNN là gì? Phân tích đặc điểm của NSNN? 2. Phân tích vai trò của NSNN? 3. Thu NSNN là gì? Trình bày các tiêu thức phân loại thu NSNN? 4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Thu NSNN. Nêu một số biện pháp nhằm tăng thu NSNN Việt nam? 5. Phân tích các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN? Cần phải áp dụng những biện pháp gì để chống thất thu NSNN Việt nam? Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 26
  27. 6. Chi NSNN là gì? Trình bày các tiêu thức phân loại chi NSNN? 7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN? 8. Phân tích các nguyên tắc chi NSNN. Để hạn chế thất thoát NS, Việt nam cần phải áp dụng những biện pháp gì? 9. Bội chi NSNN là gì? Các loại bội chi NSNN? 10. Phân tích các giải pháp cân đối NSNN? Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 27