Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin - Chương 3: Quản lý thời gian dự án

pptx 63 trang Gia Huy 19/05/2022 2310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin - Chương 3: Quản lý thời gian dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_quan_ly_du_an_cong_nghe_thong_tin_chuong_3_quan_ly.pptx

Nội dung text: Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin - Chương 3: Quản lý thời gian dự án

  1. NỘI DUNG 1. Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian 2. Qui trình quản lý thời gian 3. Các kỹ thuật lập lịch công việc 4. Các kỹ thuật nén lịch công việc 5. Phát triển và điều chỉnh lịch Jens Martensson 2
  2. 1.Tầm quan trọng của quản lý thời gian dự án ❑Quản lý thời gian dự án là bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng hạn và theo lịch trình đã thỏa thuận. ❑Vai trò của quản lý thời gian: thời gian là một trong ba yếu tố quan trọng ràng buộc của dự án quyết định sự thành công của dự án (thời gian, chi phí và chất lượng). Jens Martensson 3
  3. 1.Tầm quan trọng của quản lý thời gian dự án ❑Tầm quan trọng của lập lịch dự án ❖Đối với các nhà quản lý, giao dự án đúng thời gian là một trong những thách thức lớn nhất ❖Thời gian có tính linh hoạt ít nhất ❖Vấn đề thời gian là lý do chính của các cuộc xung đột, đặc biệt là trong nửa sau của dự án Jens Martensson 4
  4. 2. Quy trình quản lý thời gian ❖Xác định các hoạt động ❖Thiết lập thứ tự của các hoạt động ❖Ước tính tài nguyên hoạt động ❖Ước tính thời lượng hoạt động ❖Xây dựng lịch trình ❖Kiểm soát thực hiện lịch trình Jens Martensson 5
  5. 2.1 Xác định các hoạt động ❑Các gói công việc của dự án được chia nhỏ thành những thành phần gọi là các hoạt động ❑Xác định các hoạt động cụ thể nhằm ❖Tạo ra những sản phẩm trung gian của dự án ❖Làm cơ sở cho việc ước lượng, lập lịch, thực thi và điều khiển công việc của dự án Jens Martensson 6
  6. 2.1 Xác định các hoạt động ❑Nguồn dữ liệu: dựa vào các tài liệu ❖Tài liệu khởi động dự án. ❖Bản tuyên bố dự án và thông tin về ngân sách. ❖Tuyên bố phạm vi và WBS ❖Xác định hoạt động giúp phát triển WBS chi tiết hơn, gồm các giải thích để hiểu được tất cả những việc cần làm, nhằm có được các ước lượng phù hợp với thực tế. Jens Martensson 7
  7. 2.1 Xác định các hoạt động ❑Danh sách hoạt động là một bảng các hoạt động được đưa vào lịch trình dự án bao gồm: ❖Tên hoạt động ❖Mã số nhận dạng hoạt động ❖Mô tả ngắn gọn về hoạt động Jens Martensson 8
  8. 2.1 Xác định các hoạt động ❑Các thuộc tính hoạt động: cung cấp nhiều thông tin ❖Hoạt động trước ❖Hoạt động kế ❖Mối quan hệ logic, ❖Thời gian sớm và trễ ❖Yêu cầu tài nguyên, ❖Các ràng buộc ❖Các giả định liên quan đến hoạt động Jens Martensson 9
  9. 2.1 Xác định các hoạt động ❑Kết quả của quy trình xác định các hoạt động ❖Danh sách hoạt động ❖Thuộc tính hoạt động ❖Danh sách các mốc thời gian của mỗi hoạt động Jens Martensson 10
  10. 2.2 Thiết lập tuần tự các hoạt động ❑Xem xét các hoạt động và xác định quan hệ phụ thuộc. ❖ Phụ thuộc bắt buộc: cố hữu do bản chất công việc. ❖ Phụ thuộc tùy ý hoặc ưu tiên: được xác định bởi nhóm dự án. ❖ Phụ thuộc bên ngoài: liên quan giữa các hoạt động bên trong và bên ngoài dự án. ❑Dùng Phương pháp CPM (Critical Path Method) để xác định các quan hệ phụ thuộc. Jens Martensson 11
  11. 2.3 Ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động ❑Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau tùy thuộc loại dự án. Các phương pháp được sử dụng hiện nay: ❖CPM: thời gian mỗi công việc là thời gian xác định. ❖PERT: dựa trên 3 thông số gồm : tính thời gian mong muốn (kỳ vọng) của thời gian thuận lợi (lạc quan), thời gian không thuận lợi (bi quan) và thời gian trung bình thực hiện được công việc đó. ❖Lập bảng phân tích CPM/PERT và xác định đường tới hạn (biểu diễn bằng sơ đồ GANTT) và xác định thời gian hoàn thành cả dự án. Jens Martensson 12
  12. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Sơ đồ mạng (Project Network Diagrams): Cách tiếp cận cơ bản của kỹ thuật lập kế hoạch tiến độ là xây dựng mạng lưới công việc và mối quan hệ giữa chúng. Sơ đồ mạng giúp: ❖Hiển thị các mối quan hệ ưu tiên giữa các hoạt động ❖Giúp hiểu được luồng công việc trong một dự án ❖Lập kế hoạch và kiểm soát dự án, lập lịch trình dự án. “A picture is worth a thousand words” Jens Martensson 13
  13. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Cách xây dựng sơ đồ mạng ❖Phương pháp sơ đồ ưu tiên (Activity on Node – AON Networks) – Nhấn mạnh các hoạt động – Không có hoạt động giả ❖Phương pháp vẽ biểu đồ mũi tên (Activity on Arrow - AOA Networks) – Đôi khi yêu cầu các hoạt động giả – Nhấn mạnh các sự kiện; cột mốc có thể dễ dàng được gắn cờ Jens Martensson 14
  14. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp sơ đồ ưu tiên (AON Networks) ❖Kỹ thuật AON được sử dụng để vẽ sơ đồ mạng lịch trình dự án, xác định định đường critical và độ trễ của mỗi hoạt động. ❖Trong sơ đồ AON, mỗi hộp hình chữ nhật đại diện cho một nút và mối quan hệ giữa các hoạt động trong dự án. ❖AON nhấn mạnh các hoạt động và không liên quan đến các hoạt động giả Jens Martensson 15
  15. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp sơ đồ ưu tiên (AON Networks) ❖Kỹ thuật AON sử dụng 4 loại mối quan hệ: FS, FF, SS, SF ❖FS (Finish-to-start): Một công việc được bắt đầu phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc trước. Jens Martensson 16
  16. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp sơ đồ ưu tiên (AON Networks) ❖AON sử dụng 4 loại mối quan hệ: FS, FF, SS, SF ❖FF(Finish-to-Finish): Kết thúc hoạt động thứ nhất là cần thiết để hoạt động thứ hai kết thúc Jens Martensson 17
  17. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp sơ đồ ưu tiên (AON Networks) ❖AON sử dụng 4 loại mối quan hệ: FS, FF, SS, SF ❖SS (Start-to-start ): Hoạt động thứ hai chỉ bắt đầu sau khi hoạt động đầu tiên bắt đầu Jens Martensson 18
  18. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp sơ đồ ưu tiên (AON Networks) ❖AON sử dụng 4 loại mối quan hệ: FS, FF, SS, SF ❖SF(Start-to-Finish): Việc hoàn thành hoạt động thứ hai phụ thuộc vào việc kết thúc hoạt động đầu tiên trước. Jens Martensson 19
  19. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp vẽ biểu đồ mũi tên (Activity on Arrow – AOA) ❖Các hoạt động được thể hiện bằng mũi tên ❖Nút hoặc vòng tròn là những điểm bắt đầu và điểm kết thúc các hoạt động ❖Chỉ sử dụng loại phụ thuộc finish-to-start ❖Sử dụng công việc giả (một công việc không tồn tại, không tốn thời gian, dùng để duy trì mối quan hệ giữa các hoạt động) biểu diễn bằng mũi tên đứt nét ❖Một số biểu diễn duy nhất một hoạt động Jens Martensson 20
  20. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp vẽ biểu đồ mũi tên (Activity on Arrow – AOA) ❑Ví dụ: ❖Công việc a có độ dài là 5 ❖Sự kiện số 1 là sự kiện bắt đầu công việc a, Sự kiện số 2 là sự kiện kết thúc công việc a ❖Hai công việc a và b nối tiếp nhau Jens Martensson 21
  21. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp vẽ biểu đồ mũi tên (Activity on Arrow – AOA) ❑Ví dụ: ❖Hai công việc a và b được tiến hành song song ❖Hai công việc a và b được thực hiện trước một công việc c Jens Martensson 22
  22. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Phương pháp vẽ biểu đồ mũi tên (Activity on Arrow – AOA) ❑Ví dụ: công việc a có độ dài 5 ngày, công việc b có độ dài 3 ngày, công việc c có độ dài 4 ngày, công việc d có độ dài 5 ngày, công việc b và c được tiến hành sau công việc a, công việc d chỉ được tiến hành sau khi b và c đã kết thúc Jens Martensson 23
  23. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Các kỹ thuật Ước tính thời gian hoạt động của dự án ❖Phương pháp đường Găng (CMP - Critical Path Method): áp dụng cho các dự án công nghiệp với thời gian các hoạt động đã biết một cách chắc chắn. CPM cho phép việc chọn lựa giảm thời gian hoạt động bằng cách bổ sung nguồn nhân lực và tài nguyên, với chi phí gia tăng. ❖Kỹ thuật xem xét và đánh giá dự án (PERT- Project Evaluation and Review Technique): xử lý các thời gian công việc không chắc chắn Jens Martensson 24
  24. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Đường tới hạn (Critical Path): ❖Critical path Là đường dài nhất trong sơ đồ mạng, được tính bằng cách cộng dồn thời gian của các công việc trên đường này. Không cho phép sai kế hoạch. ❖Cách tìm đường tới hạn: – Bắt đầu với một hoạt động trong sơ đồ mạng – Tìm tất cả các đường trong sơ đồ mạng – Điền thời gian của mỗi hoạt động vào các đường trong sơ đồ mạng – Đường tới hạn là đường có thời gian dài nhất trong sơ đồ mạng Jens Martensson 25
  25. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Đường tới hạn (Critical Path): Jens Martensson 26
  26. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Đường tới hạn (Critical Path): ❖Thời gian trễ (float or slack): lượng thời gian của họat động dự án có thể trễ. ❖Tìm thời gian trễ của các hoạt động: – Vẽ sơ đồ mạng, xác định đường tới hạn – Độ trễ của mọi hoạt động trong đường tới hạn là 0 – Tìm đường dài nhất kế tiếp – Độ trễ của mỗi hoạt động = thời gian của đường tới hạn – thời gian của đường đang xét. Jens Martensson 27
  27. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Ví dụ Jens Martensson 28
  28. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Bài tập: Tìm đường critical và độ trễ của các công việc trên sơ đồ mạng Jens Martensson 29
  29. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑PERT- Project Evaluation and Review Technique ❖PERT được phát triển nhằm xử lý các thời gian công việc không chắc chắn ❖Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm đầu và một điểm cuối ❖Mỗi nút biểu thị một hoạt động hay sự kiện và mỗi cung biểu thị quan hệ trình tự (Activity on Node –AON). Jens Martensson 30
  30. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑PERT- Project Evaluation and Review Technique ❖Thông tin trên mỗi node – Khi có mạng dự án, thực hiện việc đánh số thứ tự cho mỗi nút và ghi ngay thời gian hoàn thành của mỗi hoạt động. Jens Martensson 31
  31. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑PERT- Project Evaluation and Review Technique ❖Ví dụ: Jens Martensson 32
  32. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑PERT- Project Evaluation and Review Technique ❖Một công việc liên quan đến 4 loại thời gian – ES (Early Start): thời gian sớm nhất có thể bắt đầu công việc. – EF(Early Finish): thời gian sớm nhất có thể kết thúc công việc. – LS(Late Start): thời gian muộn nhất có thể bắt đầu công việc. – LF(Late Finish): thời gian muộn nhất có thể kết thúc công việc Jens Martensson 33
  33. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Cách tính ES, EF, LS, LF của mỗi node trong sơ đồ ❖Với hoạt động đầu tiên: ❑ES (early start) = 1. ❑EF = ES + thời gian- 1. Ví dụ: Activity A : ES = 1, EF = 1 + 6 - 1 = 6. Jens Martensson 34
  34. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Cách tính ES, EF, LS, LF của mỗi node trong sơ đồ ❖Với mỗi hoạt động kế tiếp trong sơ đồ: – ES = EF của hoạt động trước+ 1 Ví dụ: Activity B: ES = 6 + 1 = 7, EF = 7 + 5 - 1 = 11 Activity C bắt đầu khi B và D hoạt động: Tại B: ES = 6 + 1 = 7, EF = 7 + 5 - 1 = 11. Tại D: ES =1, EF = 1 + 2 – 1 = 2 EF của B > EF của D ➔ chọn EF của B để tính ES của C Tại C: ES = 11 + 1 = 12, EF = 12 + 7 – 1 = 18 Jens Martensson 35
  35. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Cách tính ES, EF, LS, LF của mỗi node trong sơ đồ ❖Kết quả ES, EF Jens Martensson 36
  36. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Cách tính ES, EF, LS, LF của mỗi node trong sơ đồ ❖Cách tính LS và LF – LF (last finish) của hoạt động cuối bằng EF (Early finish): LF = EF – LS (last start) = LF – thời gian +1 Ví dụ tại C: LS = 18 - 7 + 1 = 12 ❖Di chuyển lùi về hoạt động trước trong đường dẫn. – LF = LS của hoạt động kế - 1 – LS = LF – thời gian+ 1 Jens Martensson 37
  37. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Cách tính ES, EF, LS, LF của mỗi node trong sơ đồ – ES của 1 công việc = max {EF của mọi công việc trước trực tiếp +1} – LF của 1 công việc trước trực tiếp = min {LS công việc đi sau-1} Jens Martensson 38
  38. 3. Kỹ thuật lập lịch Ví dụ tại B: LF = LS của hoạt động kế - 1 ➔ LF = 12 - 1 = 11. LS = LF – thời gian+ 1 = 11 - 5 + 1 = 7 Jens Martensson 39
  39. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Bài tập 1: hoàn thành lịch trình hoạt động của một dự án ABC Jens Martensson 40
  40. 3. Kỹ thuật lập lịch ❑Bài tập 2: Lập lịch trình cho các công việc của một dự án, tìm đường tới hạn (critical path), độ trễ của mỗi công việc Jens Martensson 41
  41. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Kỹ thuật Lead/lag (Applying Leads and Lags): ❖Thông thường các hoạt động của dự án có quan hệ FS, công việc A cần hoàn thành trước khi công việc B bắt đầu. A B ❖Trong thực tế có thể công việc B bắt đầu sau hoặc trước khi công việc A hoàn thành vài ngày Jens Martensson 42
  42. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Kỹ thuật Lead/lag (Applying Leads and Lags): ❖Lead time: là khoảng thời gian trùng lắp giữa 2 công việc phụ thuộc. Khi công việc A vẫn đang làm (running), công việc B đã bắt đầu có thể do tiến độ yêu cầu mà công việc B phải làm sớm hơn. A B Jens Martensson 43
  43. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Kỹ thuật Lead/lag (Applying Leads and Lags): ❖Lag Time: là khoảng thời gian trì hoãn giữa các công việc phụ thuộc, Khi công việc A hoàn thành, cần một khoảng thời gian trì hoãn (delay/waiting) để thực hiện công việc B. A B Jens Martensson 44
  44. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Kỹ thuật dùng Gantt Chart ❖Các công việc được biểu diễn theo trình tự thời gian với trục thời gian được trình bày theo trục hoành. ❖Các công việc có thể được biểu diễn bằng thanh ngang. Độ dài của đoạn thẳng là thời gian của công việc ❖Vị trí giữa các đoạn thẳng biểu diễn mối quan hệ trước sau giữa các công việc. ❖Các công việc trên đường găng thường đuợc tô màu khác. Nếu dự án đang được triển khai thì một đoạn thẳng đậm nét sẽ chỉ rõ tiến triển hiện tại của công việc Jens Martensson 45
  45. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Kỹ thuật dùng Gantt Chart Jens Martensson 46
  46. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Ước lượng PERT ❖Thích hợp đối với những dự án đòi hỏi tính sáng tạo. ❖Coi trọng chất lượng kết quả công việc hơn là thời gian hoàn thành dự án. ❑Công thức PERT: dựa trên 3 tham số ❖Ước lượng mong muốn nhất (ML-Most Likely): Thời gian cần để hoàn thành công việc trong điều kiện "bình thường“. ❖Ước lượng lạc quan nhất (MO-Most Optimistic): Thời gian cần để hoàn thành công việc trong điều kiện "lý tưởng" ❖Ước lượng bi quan nhất (MP-Most Pessimistic): Thời gian cần để hoàn thành công việc trong điều kiện “tệ nhất" (đầy trở ngại). Jens Martensson 47
  47. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Thời gian dự kiến của một công việc ❖Công thức PERT: dựa trên 3 tham số Thời gian dự kiến= (MO + 4(ML) + MP)/6 ❖Nếu không thể xác định ML thì Thời gian dự kiến = (2MO +3 MP)/5 Jens Martensson 48
  48. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Thời gian dự kiến của một công việc ❑Ví dụ: CÔNG VIỆC THỜI GIAN THỨ TỰ CÔNG VIỆC LẠC QUAN KỲ VỌNG BI QUAN TRƯỚC DỰ KIẾN 1 A 10 12 14 2 B A 2 3 4 3 C B 5.5 6 6.5 Thời gian thực hiện dự kiến của công việc là bao nhiêu? Trường hợp không xác định được thời gian kỳ vòng thì thời gian dự kiến là bao nhiêu? Jens Martensson 49
  49. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Thời gian thực hiện dự kiến cho một tiến trình ❖Tiến trình là chuỗi các công việc nối liền nhau đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện hoàn thành. ❖Thời gian thực hiện của tiến trình bằng tổng thời gian của các công việc nằm trên tiến trình đó. Jens Martensson 50
  50. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Bài toán chi phí tối thiểu: ❑Ví dụ: Đặt vấn đề -Giả sử chi phí rút ngắn công việc A, F và G là 100 /ngày, của công việc B, E là 200 /ngày - Công việc nào nên được chọn để rút ngắn sao cho chi phí bỏ ra là ít nhất mà thời gian hoàn thành dự án là sớm nhất Jens Martensson 51
  51. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Cách giải quyết ❖ Bước 1 : Tìm đường găng dự kiến và đường găng tối thiểu ❖ Bước 2 : Tìm thời gian tối đa có thể rút ngắn ❖ Bước 3 : Tìm chi phí tối thiểu tương ứng với thời gian rút ngắn tối đa Jens Martensson 52
  52. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Bước 1: ❖Tìm đường găng dự kiến – ABCG = 3 + 5 + 4 + 5 = 17 – ADEFG = 3 + 2 + 5 + 6 + 5 = 21 ❖Tìm đường găng tối thiểu – ABCG = 2 + 4 + 4 + 3 = 13 – ADEFG = 2 + 2 + 3 + 2 + 3 = 12 Jens Martensson 53
  53. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Bước 2: tính thời gian có thể rút ngắn tối đa Thời gian rút ngắn tối đa = TG trên đường Gantt tối đa –TG trên đường Gantt tối thiểu Như vậy theo bài toán: thời gian có thể rút ngắn tối đa: 21 (ngày) – 13 (ngày) = 8 ngày Như vậy công việc nào được chọn để rút ngắn sao cho chi phí của đề án/dự án giảm xuống thấp nhất Jens Martensson 54
  54. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Bước 3: Các công việc sẽ được rút ngắn ❖Các công việc có chi phí thấp được phép rút trước ❖Rút ngắn thời gian sao cho bằng thời gian trên đường găng tối thiểu Jens Martensson 55
  55. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Bước 3: Rút ngắn các công việc trên đường găng tốithiểu ❖Công việc A: 3 -> 2 ngày = 1 ngày x 100 = 100 ❖Công việc B: 5 -> 4 ngày = 1 ngày x 200 = 200 ❖Công việc G: 5 -> 3 ngày = 2 ngày x 100 = 200 ❖Đường Gantt dự kiến: ADEFG = 2 + 2 + 5 + 6 + 3 = 18 >13 ngày ❖Rút ngắn trên Gantt dự kiến sao cho từ 18 ->13 ngày Jens Martensson 56
  56. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Bước 3: Trên đường gantt dự kiến (ADEFG) chỉ có 2 công việc có thể rút được là E và F ❑Công việc F có chi phí thấp hơn E nên chọn F rút trước ❖Công việc F: 6 -> 2 ngày = 4 ngày x 100 = 400 ❖Công việc E: 5 -> 4 ngày = 1 ngày x 200 = 200 gantt dự kiến: ADEFG = 2+2+5+2+3 = 14 >13 ngày Jens Martensson 57
  57. 3.Kỹ thuật lập lịch ❑Như vậy, để rút ngắn từ 21 ngày xuống 13 ngày, chi phí phải giảm xuống là 1100 Jens Martensson 58
  58. 4. Điều khiển lịch biểu ❖ Kiểm tra lịch biểu so với thực tế. ❖ Sử dụng kế hoạch dự phòng. ❖ Không lập kế hoạch cho mọi người làm việc 100% khả năng vào mọi thời điểm. ❖ Tổ chức các buổi họp tiến độ với các bên liên quan. ❖ Trung thực và rõ ràng khi bàn về các vấn đề liên quan đến lịch biểu. Jens Martensson 59
  59. Bài tập ❑Cho bảng phân bố công việc dự án như sau Jens Martensson 60
  60. Bài tập ❑Lập sơ đồ PERT và tìm đường găng ❑Tìm thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án và chi phí tương ứng Jens Martensson 61
  61. Bài tập ❑Cho bảng công việc trong một dự án như sau Jens Martensson 62
  62. Bài tập ❑Yêu cầu: 1. Vẽ sơ đồ PERT và biểu đồ GANTT? 2. Tìm đường găng? 3. Đường găng có đi qua sự kiện 4 (kết thúc c và e) không? Cho biết thời gian sớm nhất sự kiện này có thể xuất hiện? 4. Dự án sẽ thế nào nếu công việc e kéo dài thêm 1 tuần? 2 tuần? 3 tuần? Jens Martensson 63