Bài giảng Sinh lý sinh dục nữ - Nguyễn Thị Huệ

pdf 47 trang Hùng Dũng 03/01/2024 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý sinh dục nữ - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_ly_sinh_duc_nu_nguyen_thi_hue.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sinh lý sinh dục nữ - Nguyễn Thị Huệ

  1. SINH LÝ SINH DỤC NỮ GV.BS.CKII.NGUYỄN THỊ HUỆ
  2. Mục tiêu 1. Trình bày được quá trình tạo trứng và thành lập hoàng thể của buồng trứng. 2. Nêu được tác dụng của Progesteron và Estrogen trên cơ thể phụ nữ 3. Phân tích được vai trò của tuyến yên và vùng dưới đồi, điều hòa chức năng buồng trứng 4. Trình bày chu kỳ kinh nguyệt bình thường
  3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU  Bộ phận sinh dục nữ bao gồm : Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo và tầng sinh môn. Cơ quan sinh dục trong: o Tử cung: cổ, thân và đáy tử cung. o Vòi tử cung o Buồng trứng
  4. CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI Âm hộ, âm đạo và tầng sinh môn.
  5. CƠ QUAN SINH DỤC TRONG
  6. CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG Chức năng ngoại tiết: tạo trứng hoàng thể Chức năng nội tiết: Estrogen Progesteron.
  7. Giai đoạn nang trứng  Đầu chu kỳ: ở buồng trứng chỉ có các nang trứng nguyên thủy, 6-12 nang trứng nguyên thủy phát triển to lên thành Nang trứng sơ cấp Nang trứng thứ cấp Nang trứng có hốc.  Các nang trứng còn lại bị thoái hóa đến phóng noãn chỉ còn lại một nang.
  8. Lớp áo trong/ nang trứng Phát triển của nang trứng hình thành của hai lớp áo: Lớp áo ngoài: là vỏ xơ bao xung quanh nang trứng̀ Lớp áo trong :với các tế bào có hạt bao quanh noãn : tiết chủ yếu là estrogen. Hốc chứa dịch bên trong nang trứng cũng lớn dần lên và đẩy noãn về một cực của nang.
  9. Giai đoạn phóng noãn Giữa chu kỳ: Estrogen máu tăng cao có tác dụng feedback(+) Tuyến yên: tăng bài tiết FSH và LH. Khi FSH/LH=1/3 nang trứng chín Dưới tác dụng của LH nang trứng tăng bài tiết Progesteron Progesteron gây ra một số biến đổi tại nang trứng dẫn đến phóng noãn. Trứng rụng : loa vòi đón lấy và đưa vào 1/3 ngoài loa vòi. Nếu không thụ tinh, trứng sẽ tự thoái hoá.
  10. Giai đoạn hoàng thể  Hoàng thể hình thành: tiết progesteron và estrogen ,chủ yếu là progesteron. Khi không có thai: phát triển to nhất 7-8 ngày rồi thoái hóa và giảm dần bài tiết hormon. Đời sống hoàng thể khoảng 12-14 ngày. Khi có thai: phát triển tối đa vào tháng thứ 3. Sau tháng thứ 4 hoàng thể ngừng hoạt động thoái hóa và nhau thai sẽ thay thế hoàng thể bài tiết progesteron và estrogen.
  11. Chức năng nội tiết: Estrogen  Từ lớp áo trong nang trứng, hoàng thể, vỏ thượng thận, nhau thai và hình thành từ quá trình thơm hoá ở ngoại vi.  Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và có thể từ acetylcoenzym A.  Dạng lưu hành: 17-estradiol (E2), estron (E1) và estriol (E3), Trong đó chủ yếu là 17-estradiol. Tác dụng của 17-estradiol mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80 lần estriol.
  12. Tác dụng của estrogen  Đặc tính sinh dục nữ  Trên tử cung: o Cơ tử cung: tăng khối lượng và kích thước tử cung cơ tử cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin, tăng co bóp tử cung. o Nội mạc tử cung: tái tạo lớp chức năng từ lớp nền sau khi hành kinh và làm tăng trưởng nội mạc tử cung, làm các động mạch dài ra và thẳng, các tuyến dài ra, thẳng, tích trữ nhiều glycogen nhưng không bài tiết. o Cổ tử cung: làm các tế bào tuyến cổ tử cung tiết nhiều chất nhầy trong, dai và loãng.
  13. Tác dụng của estrogen Trên vòi tử cung:  Tăng sinh mô tuyến niêm mạc  Tăng số lượng và hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung. Trên âm đạo:  Phát triển biểu mô âm đạo  Tế bào biểu mô tích trữ nhiều glycogen.  Doderlein sẽ sử dụng glycogen :pH âm đạo có tính acid (3,8-4,2).
  14. Estrogen/Sinh lý môi trường âm đạo
  15. Tác dụng của estrogen Trên tuyến vú: phát triển hệ thống ống tuyến, mô đệm; tăng lắng đọng mỡ ở vú. Trên chuyển hoá: tăng tổng hợp protein ở các mô đích, tăng lắng đọng mỡ dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ, giảm nồng độ cholesterol toàn phần và tăng giữ nước và Na+. Trên xương: phát triển khung chậu theo chiều ngang, kích thích cốt hoá sụn xương.
  16. Tác dụng Progesterone  Nguồn gốc: Progesteron được tiết ra từ hoàng thể, lớp áo trong nang trứng, tuyến vỏ thượng thận và nhau thai.  Bản chất Progesteron là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc từ acetylcoenzym A.
  17. Tác dụng của Progesterone Trên tuyến vú: Phát triển thuỳ và nang tuyến làm các tế bào tăng sinh, to lên Có khả năng bài tiết. Trên chuyển hóa: tăng tái hấp thu Na+, Cl- và nước ở ống lượn xa. Tăng nhiệt độ: cơ thể lên 0,3-0,5oC.
  18. So sánh ESTROGENE PROGESTERONE Nguồn gốc: lớp áo trong nang hoàng thể, lớp áo trứng, hoàng thể, trong nang trứng, vỏ thượng thận, tuyến vỏ thượng nhau thai thận và nhau thai. Bản chất cholesterol và có steroid được tổng thể từ hợp từ cholesterol, acetylcoenzym A. acetylcoenzym A Cơ tử cung giảm co bóp Nội mạc tử cung Tăng trưởng nội mạc tử cung lớp chức năng,
  19. So sánh ESTROGEN PROGESTERON Cổ tử cung Bài tiết một lớp dịch đục, đặc và bở. Vòi tử cung tăng hoạt động biểu Giảm hoạt động của mô lông rung. các tế bào có lông niêm mạc vòi trứng, Trên âm đạo: TB biểu mô tiết niêm mạc âm đạo glycogen mỏng đi. Trên tuyến vú tăng lắng đọng mỡ ở to lên và trở nên có vú. khả năng bài tiết. Trên chuyển hoá tăng lắng đọng mỡ tăng tái hấp thu Na+, dưới da, giữ nước và Cl- và nước ở ống Na lượn xa.
  20. Điều hoà chức năng buồng trứng  Vùng hạ đồi bài tiết GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên bài tiết FSH và LH
  21. FSH NANG TRỨNG FSH: kích thích nang trứng phát triển đặc biệt là kích thích sự tăng sinh lớp tế bào hạt để tạo thành lớp áo của nang trứng.
  22. LH + FSH  LH phối hợp với FSH :làm nang trứng chín và phóng noãn  Kích thích các tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể  Kích thích tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể : bài tiết Estrogen và Progesteron.
  23. FEEDBACK ÂM  Nang trứng phát triển  Hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron tác dụng feedback âm lên sự bài tiết GnRH , FSH, LH  24-48 giờ trước khi phóng noãn: Estrogen trong máu rất cao kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH (feedback dương) Tăng FSH- LH (LH gấp 3 lần FSH).
  24. Hoàng thể :bài tiết inhibin Ức chế tuyến yên bài tiết FSH, Tác dụng này xảy ra vào cuối chu kỳ kinh nguyệt làm giảm FSH và LH
  25. VỎ NÃO?? Các cảm xúc tâm lý: có ảnh hưởng lên trục Hạ đồi - Tuyến yên - Buồng trứng.
  26. CHU KỲ KINH NGUYỆT  Chu kỳ nội mạc tử cung: là sự biến đổi ở niêm mạc tử cung và gây chảy máu một cách có chu kỳ.  Chu kỳ kinh nguyệt:khoảng 25-32 ngày trung bình 28 ngày
  27. Giai đoạn tăng sinh  Tuyến yên: bài tiết FSH và LH tăng dần mà chủ yếu là FSH.  Buồng trứng: dưới tác dụng của FSH và LH, nang trứng phát triển và bài tiết estrogen, progesteron mà chủ yếu là estrogen tăng dần  Tử cung: dưới tác dụng của estrogen, lớp chức năng nội mạc tử cung phát triển làm niêm mạc tử cung dày 3-4mm. Các tuyến dài dần, thẳng, không tiết dịch và xuất hiện các động mạch thẳng.
  28.  Cuối giai đoạn tăng sinh: 24-48 giờ trước phóng noãn, estrogen tăng cao gây feedback (+) làm tăng bài tiết FSH và LH lên rất cao, đặc biệt là LH.  Nồng độ FSH và LH cao nhất là khoảng 16 giờ trước phóng noãn với tỷ số FSH/LH=1/3 rồi giảm xuống.  Dưới tác dụng của FSH và LH  Nang trứng tiết estrogen đến đỉnh rồi giảm xuống ngay trước khi phóng noãn.  Chỉ còn 1 nang trứng phát triển đến chín, các nang khác thoái hoá.  Dưới tác dụng của LH, nang trứng bắt đầu tăng bài tiết progesteron. Chính progesteron sẽ gây phóng noãn kết thúc giai đoạn tăng sinh.
  29. Giai đoạn phân tiết (chế tiết)  Tuyến yên: bài tiết FSH và LH mà chủ yếu là LH.  Buồng trứng:  Dưới tác dụng của LH, hoàng thể được thành lập, phát triển to nhất 7-8 ngày sau khi phóng noãn  Bài tiết tăng dần chủ yếu là progesteron và một phần estrogen.  Tử cung: dưới tác dụng của P và E  Nội mạc tử cung phát triển dày 5-6mm  Các tuyến dài ra, ngoằn ngoèo và bài tiết dịch trong gọi là “sữa tử cung”  Các động mạch xoắn lại.
  30. SỰ PHÁT TRIỂN NIÊM MẠC TỬ CUNG
  31.  Cuối giai đoạn phân tiết: E và P tăng cao gây feedback âm Ức chế tuyến yên bài tiết LH.  Ở buồng trứng, mất tác dụng của LH, hoàng thể thoái hoá teo lại, không bài tiết E và P  nồng độ hai hormone này mà đặc biệt là progesteron giảm đột ngột.  Kết quả là niêm mạc tử cung bắt đầu bị thoái hoá giữa lớp nền và lớp chức năng (khoảng 2 ngày trước khi hành kinh).
  32. Giai đoạn hành kinh (N1-N5)  Tuyến yên: bài tiết FSH và LH rất ít.  Buồng trứng: hoàng thể đã thoái hoá, chỉtồ n tại các nang trứng nguyên thủy không bài tiết P và E  Tử cung: giảm đột ngột P và E nội mạc tử cung:  Lớp chức năng bịthoá i hóa thật sự,  Các động mạch xoắn co thắt,  Niêm mạc tử cung không được nuôi dưỡng, bị hoại tử giải phóng chất co mạch thuộc nhóm prostaglandin tiếp tục gây co thắt động mạch xoắn.  Khi động mạch chức năng vỡ, máu chảy ra dưới lớp niêm mạc chức năng. Máu đông lại sau đó tan ra làm tróc lớp niêm mạc chức năng đã hoại tử.
  33. GIAI ĐOẠN HÀNH KINH  Kết quả: niêm mạc tử cung chỉ còn lại lớp nền và phần bong chảy ra gây hiện tượng hành kinh. Ngày chảy máu đầu tiên là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh trung bình 3-5 ngày.  Tính chất của máu kinh nguyệt:  Trung bình 30-80mL/lần hành kinh.  Chủ yếu là máu động mạch, 25% là máu tĩnh mạch.  Máu màu đỏ sẫm, không đông.  Thành phần: các thành phần của máu, chất nhầy cổ tử cung, mảnh vụn của niêm mạc tử cung, tế bào niêm mạc âm đạo và nhiều vi trùng trường trú trong âm đạo.
  34. CÁC THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG SINH DỤC Ở PHỤ NỮ  Thời kỳ trẻ em (trước dậy thì)  Giai đoạn dậy thì  Thời kỳ hoạt động sinh dục  Thời kỳ mãn dục
  35. THỜI KỲ TRẺ EM  Trong tuổi thiếu niên: buồng trứng ở trong giai đoạn im lặng về mặt nội tiết  Không có sự phát triển của nang noãn  Sự im lặng của buồng trứng về mặt nội tiết là do sự “chưa chín muồi của vùng dưới đồi“.
  36. GIAI ĐOẠN DẬY THÌ  Khi các tế bào thần kinh sản xuất GnRH của vùng dưới đồi  Bắt đầu giải phóng GnRH một cách đồng bộ và theo nhịp xung vào hệ thống động mạch cửa tuyến yên  Chức năng nội tiết của buồng trứng bắt đầu hoạt động
  37. Giai đoạn dậy thì  Sự phát triển vú: estrogen và prolactin Núm vú nổi rõ, phát triển mô tuyến vú, tăng sinh biểu mô ống tuyến và thuỳ tuyến Sự phát triển lông mu: Dưới tác dụng của androgen. NGUỒN GỐC Các androgen: một phần buồng trứng, tuyến thượng thận và thông qua chuyển hoá ở ngoại vi.  Sự tăng trưởng cơ thể: Khoảng một năm sau  Các steroid sinh dục tác dụng trên tuyến yên làm gia tăng mạnh sự chế tiết các nội tiết tố tăng trưởng cũng như tăng chế tiết IGF-1 tại gan.  Chiều cao tăng #10 cm/ năm.  Nội tiết tố : tăng và tác dụng lên các vùng phát triển của sụn.  Cuối cùng là sự cốt hoá và kết thúc quá trình tăng trưởng chiều cao.
  38.  Sự hành kinh: sau sự tăng trưởng dậy thì  Hành kinh đầu: tiên này là hậu quả của sự sụt giảm estrogen đơn thuần do không có hiện tượng phóng noãn.  Chu kỳ kinh sau:có phóng noãn với sự hình thành và hoạt động của hoàng thể.  Sự thay đổi cơ quan sinh dục Âm đạo: tăng dần đến 11 cm;Biểu mô dày lên. pH âm đạo dưới 4,0. Môi lớn và môi nhỏ dày lên, vùng gò mu tập trung nhiều mỡ, âm vật cũng to ra.
  39. THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG SINH SINH DỤC  Hoạt động nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng đã được hoàn chỉnh.  Tính chất sinh dục phụ cũng như toàn cơ thể tiếp tục phát triển đến mức tối đa.  Thời kỳ : kéo dài 30 - 35 năm.  Thời kỳ mang thai và cho con bú
  40. THỜI KỲ MÃN DỤC Mãn dục: do giảm nồng độ hormon sinh dục và sự ngừng hoạt động của các cơ quan sinh dục.  Ở nam: xảy ra sau tuổi 40-50 với biểu hiện  Giảm dần khả năng hoạt động tình dục nhưng không chấm dứt hoàn toàn mà vẫn có thể kéo dài đến cuối đời.  Béo phì đặc biệt là béo bụng, giảm khối lượng cơ và sức cơ Giảm mật độ xương, rối loạn về tim mạch (xơ vữa động mạch), hô hấp (ngủ ngáy)  Giảm khả năng làm việc và tập trung, thiếu máu, thay đổi ở da, tóc.
  41. MÃN DỤC: NỮ  Buồng trứng ngừng hoạt động, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần rồi hết hẳn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm xuống rất thấp.  Tuổi mãn kinh khoảng 45-55 tuổi. Trước 40 tuổi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi là mãn kinh  Biểu hiện: ở giai đoạn tiền mãn kinh khoảng 2-5 năm trước khi mãn kinh thật sự có rối loạn về kinh nguyệt, tăng cân, trằn vùng bụng dưới, đau vú, cơn bốc hỏa, tiết mồ hôi đêm, lo âu, căng thẳng, cáu gắt.
  42.  Mãn kinh thật sự :sau 12 tháng liên tiếp vô kinh:  Buồng trứng teo nhỏ, các nang trứng thoái hóa  Không có kinh nguyệt, bộ phận sinh dục ngoài teo nhỏ, âm đạo khô  Tình dục: giao hợp đau rát, giảm  Nguy cơ :xơ vữa động mạch, loãng xương, nhiễm trùng sinh dục và tiết niệu  Cơ chế của mãn kinh: số lượng noãn bào giảm đáng kể, buồng trứng trở nên kém nhạy cảm đối với những kích thích từ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng.
  43. Như vậy Mãn kinh là tình trạng không còn hành kinh của người phụ nữ. Nếu một thiếu nữ chưa hành kinh là do vùng dưới đổi hoạt động chưa chín muồi Mãn kinh: do buồng trứng đã suy kiệt, không còn nhạy cảm trước sự kích thích của các hormon hướng sinh dục nên không còn chế tiết đủ hormon sinh dục, Kể từ khi mãn kinh, người phụ nữ không còn khả năng có thai nữa.