Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch

pdf 39 trang cucquyet12 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_nguyen_du_lich_chuong_1_khai_quat_ve_tai_nguye.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI THUONGMAI UNIVERSITY DHTM_TMU  BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH Khoa: Khách sạn – Du lịch Bộ môn: Marketing du lịch
  2. KẾTDHTM_TMU CẤU MÔN HỌC Chương 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch Chương 2: Tài nguyên du lịch tự nhiên Chương 3: Tài nguyên du lịch nhân văn Chương 4: Khai thác tài nguyên du lịch các vùng du lịch Việt Nam Chương 5: Bảo vệ tài nguyên du lịch
  3. Giới thiệu môn học Tài liệu thamDHTM_TMU khảo 1. TLTK bắt buộc [1] Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2012 [2] Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, 2011 [3] Nguyễn Minh Tuệ,Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 [4]Luật Du lịch [5] Luật Di sản Văn hoá
  4. Giới thiệu môn học Tài liệu thamDHTM_TMU khảo
  5. Giới thiệu môn học Tài liệu thamDHTM_TMU khảo 1. TLTK khuyến khích  6] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức; Giáo trình Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam (tập 1: Phần đại cương), NXB Giáo dục, 2011  [7] www.vietnamtourism.gov.vn/  [8] website các tỉnh, thành phố  [9] Báo và tạp chí Du lịch
  6. Chƣơng1: Khái quát về tài nguyên du lịch 1.1. Khái niệmDHTM_TMU 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch • Khái niệm DU LỊCH Theo tổ chức Du lịch quốc tế (1994) - hiểu theo phía cầu : Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm sống.
  7. 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch DHTM_TMU • Khái niệm DU LỊCH Theo hiệp hội Du lịch Đông Nam Á - hiểu theo phía cung: Du lịch là việc cung ứng và làm marketing cho các sản phẩm và dịch vụ với mục đích đem lại sự hài lòng cho du khách.
  8. 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch LuậtDHTM_TMU Du lịch 2005 Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
  9. 1.1.1.Khái niệm tài nguyên du lịch DHTM_TMU
  10. 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch DHTM_TMU • Khái niệm tài nguyên Tài nguyên là phần của khối dự trữ có thể sử dụng trong những điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ nhất định. Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
  11. TÀI NGUYÊN DU LỊCH DHTM_TMU
  12. 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch • Theo giáoDHTM_TMU trình địa lý du lịch: Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hoá lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. • Theo luật du lịch Việt Nam 2005: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
  13. Chương 1: Khái quát về tài nguyên du lịch 1.1.2. PhânDHTM_TMU loại tài nguyên du lịch Theo đặc trưng của tài nguyên • Tài nguyên du lịch tự nhiên • Tài nguyên du lịch nhân văn Theo thực trạng sử dụng • Tài nguyên du lịch đã được khai thác • Tài nguyên du lịch chưa được khai thác Theo vị trí khai thác của tài nguyên • Tài nguyên du lịch trên trái đất • Tài nguyên du lịch trong vũ trụ
  14. 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch DHTM_TMU VIỆT NAM CÓ SỐ LƯỢNG CÁC DI SẢN THẾ GIỚI 2 Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III). Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
  15. Tài nguyên du lịch DHTM_TMU Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch
  16. 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch DHTM_TMU 5 Di sản văn hóa thế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV). Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V). Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III). Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III) và (VI). Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (I) 1 Di sản hỗn hợp Quần thể Danh thắng Tràng An
  17. Tài nguyên du lịch DHTM_TMU Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch
  18. DHTM_TMU Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại vào lúc 16h55’ (Abu Dhabi) tức 19h55’ (Việt Nam) -30/09/2009
  19. DHTM_TMU
  20. DHTM_TMU
  21. DHTM_TMU Tài nguyên du lịch Sơ đồ danh sách các di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam
  22. 1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch - Phong phú, đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắcDHTM_TMU và độc đáo, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách tạo nên tính phong phú của các sản phẩm du lịch
  23. 1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch - Không DHTM_TMUchỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình Điểm khác biệt so với những tài nguyên khác
  24. DHTM_TMU
  25. 1.2. Đặc điểm của nguyên du lịch (tiếp) - Có thời gian khai thác khác nhau do ảnh hưởng chủ yếu DHTM_TMUcủa yếu tố khí hậu quyết định tính mùa và tác động tới nhịp điệu của hoạt động du lịch - Được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch tạo nên sức hút cơ sở hạ tầng và dòng khách tới nơi tập trung các loại tài nguyên - Có thể được khai thác nhiều lần hiệu quả thu được từ việc khai thác tài nguyên du lịch là rất lớn, có khi vượt trội hơn nhiều lần so với việc khai thác các tài nguyên khác
  26. 1.2.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên Đặc điểm 1. Có tác dụngDHTM_TMU giải trí nhiều hơn nhận thức 2. Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư - Ưu điểm: Là nhân tố góp phần làm cho TNDL tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội - Nhược điểm: Gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch - VD: Một số VQG Ba Bể, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Pù Mát, Vụ Quang, Phong Nha Kẻ Bảng, Bạch Mã Các thác nước như: Thác Bạc (Tam Đảo), Thác Bạc (Sapa), thác Ponggua Premn (Đà Lạt)
  27. 1.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên 3. Có tínhDHTM_TMU mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên - Việc tổ chức các tour leo núi, tham quan vùng núi, tham quan sông nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết - Lưu ý: Không tổ chức vào mùa lũ, không tắm biển vào mùa rét. Mùa khô trữ lượng nước các thác nước, hồ nước, hệ thống sông cạn nước, gây khó khăn cho du lịch thể thao và tham quan sông nước
  28. 1.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên 4. Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài 5. Những DHTM_TMUngười quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích 6. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn 7. Tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo và quá trình suy thoái chậm
  29. 1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn • Có tác dụngDHTM_TMU nhận thức nhiều hơn giải trí • Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn • Không có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên • Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn • Những người quan tâm thường có phông văn hoá, thu nhập cao hơn và yêu cầu cũng cao hơn • Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm
  30. 1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn tác động đến du khách theo một quá trìnhDHTM_TMU + Thông tin + Tiếp xúc + Nhận thức + Đánh giá, nhận xét Đối với phần đông du khách thì quá trình nhận thức thường chỉ dừng lại ở hai giai đoạn đầu. Hai giai đoạn còn lại đòi hỏi khách có trình độ văn hoá và chuyên môn tương đối cao.
  31. DHTM_TMU
  32. 34 di tích quốc gia đặc biệt DHTM_TMUcủa Việt Nam Miền núi Bắc Bộ Di tích Pác Bó • Hồ Ba Bể • Điện Biên Phủ • Tân Trào • ATK Thái Nguyên • Yên Thế • Yên Tử • Đền Hùng • Bạch Đằng • Vịnh Hạ Long Châu thổ sông Hồng Cổ Loa • Hoàng thành Thăng Long • Văn Miếu - Quốc Tử Giám • Phủ Chủ tịch • Côn Sơn - Kiếp Bạc • Chùa Keo • Đền Trần-Chùa Phổ Minh • Cố đô Hoa Lư • Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động Duyên hải Miền Trung Lam Kinh • Thành nhà Hồ • Kim Liên • KDT Nguyễn Du • Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng • Cố đô Huế • Đô thị cổ Hội An • Thánh địa Mỹ Sơn Các tỉnh Nam Bộ Vườn quốc gia Cát Tiên, Trung ương Cục miền Nam • Dinh Độc Lập • Nhà tù Côn Đảo • Gò Tháp • KDT Tôn Đức Thắng • Óc Eo - Ba Thê
  33. DHTM_TMU
  34. DHTM_TMU
  35. 1.3. Vai trò DHTM_TMUcủa tài nguyên du lịch 1.3.1. Đối với khách du lịch 1.3.2. Đối với điểm đến và loại hình du lịch 1.3.3. Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội
  36. 1.3.Vai trò của tài nguyên du lịch 1.3.1. ĐốiDHTM_TMU với khách du lịch -Thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu - Cung cấp thông tin hiểu biết, nâng cao trình độ kiến thức, ý thức về họat động gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch - Giúp du khách có cơ hội trải nghiệm
  37. 1.3. Vai tròDHTM_TMU của tài nguyên du lịch 1.3.2. Đối với điểm đến và loại hình du lịch -Khai thác và phát triển nhiều lọai hình du lịch mới, độc đáo, đa dạng - Tuyên truyền quảng bá, họat động marketing địa phương được phát triển - Các tài nguyên du lịch tại điểm đến được công nhận, xếp lọai di tích -Nâng cao ý thức gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch
  38. 1.3.Vai trò DHTM_TMUcủa tài nguyên du lịch 1.3.3. Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội -Đóng góp cho lợi ích xã hội, phát triển kinh tế, thu ngọai tệ - Nâng cao ý thức của người dân địa phương về giá trị của tài nguyên du lịch - Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương
  39. 1.3.Vai trò củaDHTM_TMU tài nguyên du lịch 1.3.3. Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội - Tạo công ăn việc làm cho người lao động - Du lịch làm giảm tốc độ đô thị hoá ở các nước phát triển và hạn chế sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư. - Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo cho nước chủ nhà về thành tựu kinh tế, chính trị, con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử, các làng nghề truyền thống, - Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địa phương thông qua khách du lịch đén từ địa phương khác và từ nước ngoài. - Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau.