Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 2: Triết lý kinh doanh - Nguyễn Thị Thanh Bình

docx 8 trang haiha333 08/01/2022 10072
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 2: Triết lý kinh doanh - Nguyễn Thị Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_2_triet_ly_kinh.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 2: Triết lý kinh doanh - Nguyễn Thị Thanh Bình

  1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Bình MSSV: 20192589 Mã lớp: 125504 CHƯƠNG 2: TRIẾT LÝ KINH DOANH Câu 1: Khái niệm Triết lý kinh doanh? Vai trò của Triết lý kinh doanh trong sự phát triển của Doanh nghiệp? Khái niệm: Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh. Theo yếu tố cấu thành: TLKD phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Theo cách thức hình thành: TLKD là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Vai trò: Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp. Góp phần giải quyết mỗi quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá nhân, bộ phận và doanh nghiệp. Câu 2: Vì sao nói Triết lý kinh doanh là cốt lõi của việc xây dựng văn hoá Doanh nghiệp. Minh họa với 1 doanh nghiệp ở Việt Nam. Giải thích Triết lý kinh doanh là cốt lõi của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp: _Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh văn hóa và bằng phương thức này nó có thể phát triển một cách bền vững.Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung, trong hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị.Do vạch ra sứ mệnh – mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu, một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanh nghiệp. _ Nói gọn hơn, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách – phong thái của doanh nghiệp đó.Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. 1
  2. _Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài; nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất” tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này. Qua đó, nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp. Câu 3: Trình bày nội dung của Triết lý kinh doanh? Giải thích mô hình 3P. *Nội dung của Triết lý kinh doanh: a. Sứ mệnh Khái niệm: Sứ mệnh doanh nghiệp là: Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích. Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào. Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: Lịch sử Những năng lực đặc biệt Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức) Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh: Tập trung vào thị trường chứ không phải là sản phẩm cụ thể. Khả thi Cụ thể b. Mục tiêu Khái niệm: Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động. Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được sau một quá trình hoạt động/ sau khi thực hiện kế hoạch Phân loại mục tiêu: Các mục tiêu của doanh nghiệp. Sự phân cấp của các mục tiêu. Kết hợp mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu bộ phận và mục tiêu tổng thể. Nguyên tắc thiết lập mục tiêu: 2
  3. Cụ thể, rõ ràng: Muốn đạt được thành tích gì? Muốn có cái gì? Thu nhập ra sao? Tăng trưởng như thế nào? Có thể đo đếm được: Con số cụ thể là bao nhiêu? Khả thi: Có khả thi hay không? Mục tiêu có quá thấp hay không? Thực tế: Có phù hợp với tình hình thực tế hay không? Cạnh tranh có quá khốc liệt hay không? Có kỳ hạn: Thời hạn hoàn thành là khi nào? Thời gian đó có hợp lý hay không? Công cụ thực hiện mục tiêu: Chiến lược Chiến lược là chương trình hành động tổng quát giúp đạt được các mục tiêu Nội dung của một bản chiến lược: 1. Mục tiêu của chiến lược 2. Phân tích về môi trường (bên trong và bên ngoài) 3. Các nguồn lực cần sử dụng 4. Chính sách trong thu hút, sử dụng, điều phối các nguồn lực 5. Các hoạt động triển khai, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh Chiến lược tác động đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp. Các loại chiến lược của doanh nghiệp: 1. Chiến lược công nghệ, sản xuất 2. Chiến lược tổ chức nhân sự 3. Chiến lược tài chính 4. Chiến lược marketing c. Hệ thống các giá trị Khái niệm: Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng. Hệ thống các giá trị bao gồm: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức. Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị: Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp. 3
  4. Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới. People *Giải thích mô hình 3P: Profit Product _Trong mô hình 3P, chúng ta đều thấy rằng, Profit-lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, Product-sản phẩm/dịch vụ là đối tượng tác động của doanh nghiệp và People-con người là nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất, mua bán và quản lý. _Con người, sản phẩm, lợi nhuận là một vòng gắn kết với nhau, nhưng yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu trong kinh doanh để phát triển bền vững, chứ không phải lợi nhuận là hàng đầu. Cũng không thể xem xét 3P một cách độc lập mà 3P nằm trong quan hệ đan xen, tổng thể với các yếu tố, mô hình khác khi xem xét mô hình tổ chức và chiến lược. _Hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếu tố: con người, sản phẩm/dịch vụ và lợi nhuận. Chính quan niệm khác nhau về ý nghĩa, vai trof của 3 yếu tố này-thể hiện qua việc sắp xếp thứ tự ưu tiên từng yếu tố-sẽ dẫn đến những thái độ, cung cách ứng xử khác nhau trong kinh doanh .1. Profit-Product-People Đối với một doanh nghiệp xem lợi nhuận là tối thượng, đặt nó lên hàng đầu thì anh ta sẵn sàng kinh doanh bất cứ sản phẩm gì, không cần biết đến chất lượng, nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Con người làm ra sản phẩm hoặc khách hàng, đối với doanh nghiệp này chỉ được xem như công cụ để anh ta khai thác làm giàu, được xếp ở vị trí sau cùng. Quan niệm này dẫn đến kiểu làm ăn chộp giật, không tạo ra khách hàng trung thành và hậu quả là không thể tồn tại lâu dài. 2. Product-Profit-People Lại có những doanh nghiệp quan niệm cần phải chú ý đến sản phẩm hay dịch vụ trước nhất, sản phẩm tốt thì mới đạt hiệu quả kinh doanh và sẽ có lợi nhuận. Với quan niệm này, doanh nghiệp đã chú ý đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đến vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn bị xếp cuối bảng. Do vậy, để có thể đạt lợi nhuận cao, người ta cố ép giá thành, nâng giá bán bằng cách chèn ép, khai thác tối đa nhân công và tìm cách dụ khách hàng. 3. People-Product-Profit Mô hình thứ 3 trái hảng các mô hình trên. Doanh nghiệp vẫn hướng đến lợi nhuận, vẫn chú trọng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thế nhưng đặt hai yếu tố này lần lượt ở hàng thứ 2,3. Trong khi yếu tố con người được coi là hàng đầu. Với quan niệm như vây, doanh nghiệp sẽ đối xử tốt với khách hàng, đối tác và nhân viên của mình. Số khách hàng trung thành ngày càng đông, mặt khác, năng suất lao động sẽ tang song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi ấy, lợi nhuận sẽ đến như kết quả tất yêu và ngày càng tang. Câu 4: Phân biệt Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống các giá trị của DN. Lấy ví dụ minh hoạ 1 DN ở Việt Nam. a. Sứ mệnh 4
  5. Khái niệm: Sứ mệnh doanh nghiệp là: Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích. Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào. Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: Lịch sử Những năng lực đặc biệt Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức) Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh: Tập trung vào thị trường chứ không phải là sản phẩm cụ thể. Khả thi Cụ thể b. Mục tiêu Khái niệm: Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động. Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được sau một quá trình hoạt động/ sau khi thực hiện kế hoạch Phân loại mục tiêu: Các mục tiêu của doanh nghiệp. Sự phân cấp của các mục tiêu. Kết hợp mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu bộ phận và mục tiêu tổng thể. Nguyên tắc thiết lập mục tiêu: Cụ thể, rõ ràng: Muốn đạt được thành tích gì? Muốn có cái gì? Thu nhập ra sao? Tăng trưởng như thế nào? Có thể đo đếm được: Con số cụ thể là bao nhiêu? Khả thi: Có khả thi hay không? Mục tiêu có quá thấp hay không? Thực tế: Có phù hợp với tình hình thực tế hay không? Cạnh tranh có quá khốc liệt hay không? Có kỳ hạn: Thời hạn hoàn thành là khi nào? Thời gian đó có hợp lý hay không? Công cụ thực hiện mục tiêu: Chiến lược Chiến lược là chương trình hành động tổng quát giúp đạt được các mục tiêu Nội dung của một bản chiến lược: 6. Mục tiêu của chiến lược 7. Phân tích về môi trường (bên trong và bên ngoài) 8. Các nguồn lực cần sử dụng 9. Chính sách trong thu hút, sử dụng, điều phối các nguồn lực 10. Các hoạt động triển khai, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh 5
  6. Chiến lược tác động đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp. Các loại chiến lược của doanh nghiệp: 5. Chiến lược công nghệ, sản xuất 6. Chiến lược tổ chức nhân sự 7. Chiến lược tài chính 8. Chiến lược marketing c. Hệ thống các giá trị Khái niệm: Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng. Hệ thống các giá trị bao gồm: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức. Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị: Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp. Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới. *Ví dụ: Tập đoàn TH Tầm nhìn & sứ mệnh Tầm nhìn Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào. Sứ mệnh Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng. Giá trị thương hiệu Tạo dựng niềm tin 6
  7. Tập đoàn TH cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về chất lượng, luôn đảm bảo tính chân thực, nghiêm túc và nhất quán, tạo được niềm tin mạnh mẽ cho người tiêu dùng Việt cũng như các đối tác của TH. Lan tỏa sức mạnh Không chỉ mang đến nguồn sức khỏe dồi dào cho mọi người, Tập đoàn TH mong muốn tột độ những nỗ lực và phát triển của TH sẽ thúc đẩy mọi cá nhân, mọi tổ chức cùng nhau xây dựng một cộng đồng vui tươi, hạnh phúc và thịnh vượng hơn. Niềm kiêu hãnh Việt Tập đoàn TH cam kết không ngừng cải tiến và sáng tạo công nghệ cũng như chất lượng dịch vụ, từ đó cung cấp những sản phẩm “100% made in Vietnam” sánh ngang với những sản phẩm quốc tế khác. Và đó cũng chính là niềm tự hào quốc gia mà TH muốn hướng đến. Câu 5: Trình bày các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh và đặc điểm cơ bản của một bản tuyên bố sứ mệnh. Lấy vị dụ minh họa. Khái niệm: Sứ mệnh doanh nghiệp là: Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích. Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào. Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: Lịch sử Những năng lực đặc biệt Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức) Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh: Tập trung vào thị trường chứ không phải là sản phẩm cụ thể. Khả thi Cụ thể Ví dụ: Sứ mệnh của tập đoàn TH : “Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.” 7