Đề tài Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH true milk

pdf 28 trang haiha333 08/01/2022 9592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH true milk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_dao_duc_kinh_doanh_va_trach_nhiem_xa_hoi_cua_tap_doan.pdf

Nội dung text: Đề tài Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH true milk

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: “ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN TH TRUE MILK” GVHD: ThS. Nguyễn Quang Chương Nhóm SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hòa 20180458 Trương Thị Mai 20174921 Trần Quốc Bảo 20170653 Nguyễn Văn Huy 20184919 Hà Nội 1
  2. MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 CHƯƠNG 1: VĂN HÓA KINH DOANH 4 I. Khái niệm Văn hóa kinh doanh 4 II. Các đặc trưng của Văn hóa kinh doanh 4 III. Vai trò của Văn hóa kinh doanh 5 CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 7 I. Đạo đức kinh doanh 7 1. Khái niệm Đạo đức kinh doanh 7 2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của Đạo đức kinh doanh 8 3. Vai trò của Đạo đức kinh doanh 9 II. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 11 1. Khái niệm 11 2. Các nghĩa vụ của trách nhiệm xã hội 11 III. Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 14 THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. 16 I. Ở Việt Nam 16 1. Thực trạng 16 2. Giải pháp nâng cao kinh doanh ở việt nam 17 II. Của doanh nghiệp TH True Milk 17 1. Giới thiệu về doanh nghiệp 17 2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của TH True Milk 21 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ. 26 PHẦN 3: KẾT LUẬN. 28 2
  3. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp PHẦN 1: MỞ ĐẦU. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng hàng đầu việc tạo lập và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã lựa chọn một giải pháp tạo lợi thế cho mình và đạt được hiệu quả ở mọi góc độ, đó việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp – Corporate Social Responsibitity (viết tắt là CSR). Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay đã trở thành triết lí kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và dần mất lòng tin vào các doanh nghiệp, điển hình là vụ xả nước thải trực tiếp không qua xử lí ra sông Thị Vải của công ty Vedan.Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức sâu sắc hơn lợi ích về việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp trong bối cảnh nước ta hiện nay.Doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, và cũng là biện pháp quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp đó, tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động của công ty. Ý thức được vấn đề này công ty Cổ phần TH True Milk đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình. TH True Milk luôn hiểu để thành công thì công ty không thể chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận mà còn mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện đoạ đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội thông qua việc phát triển sản phẩm có ích cho cộng đồng, tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế địa phương và giúp đỡ cho cộng đồng. Đây là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng đến việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Chính vì thế, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty Cổ phần TH True Milk”. 3
  4. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: VĂN HÓA KINH DOANH I. Khái niệm Văn hóa kinh doanh Văn hóa là những giá trị, thái độ hành vi giao tiếpđược đa số thành viên của một nhóm người cần chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Văn hóa là quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Theo đó, văn hóa kinh doanh là lối ứng xử của cá nhân, tổ chức làm kinh tê với tất cả những gì liên quan , phù hợp với xu thế thời đại . Do vậy , theo nghĩa hẹp có thể hiểu: Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị , chuẩn mực các quan niệm hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xa hội, với tự nhiên ở một công đồng hay một khu vực Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái dụng, cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa xã hội , kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể của nó không chỉ đạt được mục tieeulowij nhuận cá nhân mà còn mang đến cái lợi , cái thiện, cái đẹp cho khách hàng , đối tác và xã hội. Văn hóa kiinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lí kinh doanh, đạo đức kinh doanh , văn hóa doanh nhân , văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh II. Các đặc trưng của Văn hóa kinh doanh ➢ Tính tập quán: hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ thể ➢ Tính cộng đồng : kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với mục tiêu và lợi nhuận của chủ và các nhu cầu đáp ứng của khách , kinh doanh không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động. Do đó, văn hóa kinh doanh - thuộc tính vốn có của kinh doanh- sẽ là sự quy ước chung cho các thành viên trông cộng đồng kinh doanh 4
  5. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp ➢ Tính dân tộc : tính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hóa kinh doanh, vì bản thân văn hóa kinh doanh là một tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc và mỗi chủ thể kinh doanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc ➢ Tính khách quan: mặc dù văn hóa kinh doanh là sự thể hiện qua điểm chủ quan cửa từng chủ thể kinh doanh , nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội , lịch sử, hội nhập nên văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay với chính chủ thể kinh doanh ➢ Tính kế thừa : cũng giống như văn hóa, văn hóa kinh doanh là sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh. Trong quá trình kinh doanh mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Thời gian qua đi , những cái cũ có thể bị loại trừ nhưng sự sàng lọc tích tụ qua thời gian sẽ làm cho các gái trị của văn hóa kinh doanh trở nên giàu , có phong phú và tinh khiết hơn ➢ Tính học hỏi: có những giá trị văn hóa kinh doanh không thuộc về văn hóa dân tộc hay văn hóa xã hội và cùng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra. Những giá trị đó có thể dược hình thành từ kinh ngiệm xử lí các vấn đề , từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường , nghiêm cứu đối thủ cạnh tranh hoặc được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác Tất cả các giá trị đó được tạo nên bởi tinh thần học hỏi của văn hóa kinh doanh ➢ Tính tiến hóa: kinh doanh rất sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó, văn hóa kinh doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn tự điểu chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới. Đặc biệt trong thời đại hội nhập , việc giao thoa các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác để trao đổi và tiếp thu các gái trị tiến bộ là điều tất yếu. III. Vai trò của Văn hóa kinh doanh Dưới ảnh hưởng của mỗi nền văn hóa mà nhân cách, đạo đức, niềm tin thái độ, hệ thống các giá trị Ở mỗi người , mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức được hình thành và phát triển. Do đó, phong cách cùng phương pháp quản trị ở mỗi chủ thể kinh doanh nói riêng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nên văn hóa mà họ thuộc về . Cùng với đó, tình cảm gia đình , sự hiểu biết xã hội , trình độ học vấn, cũng sẽ chi phối việc soạn thảo chiến lược sách lược kinh doanh ở mỗi chủ thể kinh doanh. 5
  6. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp a) Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững - Thứ nhất, động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi nhuận không chỉ là các nhu cầu sinh lí và bản năng mà nó còn do các nhu cầu cấp cao hơn( hay có tính văn hóa hơn) đó là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện và sáng tạo - Thứ hai, lợi nhuận dù quan trọng - song không phải là vật chuẩn và vật hướng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì lợi nhuận ra còn có pháp luật và văn hóa điều chỉnh Từ hai lí do trên ta thấy kinh doanh và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nahu trong đó kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và theo phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện, cái đẹp, và trái với nó là lối kinh doanh phi văn hóa sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị và không từ bất kì thủ đoạn nào để kiếm lời. b) Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh - Thứ nhất, trong tổ chức và quản lí kinh doanh Vai trò của văn hóa thể hiện sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức, về việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển và bảo hộ những hàng hóa có bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra văn hóa kinh doanh còn được thể hiển thông qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng; thông qua chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn một phong cách văn hóa trong kinh doanh - Thứ hai, văn hóa trong giao lưu , giao tiếp kinh doanh Văn hóa kinh doanh hướng dẫn toàn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong kinh doanh. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán, khi giao tiếp với khách hàng, chúng ta có những lời chào và lời nói tế nhị, nhã nhặn và lịch sự, có những dịch vụ hậu mãi thích hợp thì sẽ tạo được những mối quan hệ lâu dài với khách hàng và lúc này văn hóa kinh doanh thực sự trở thành nguồn lực vô cùng quan trọng đối với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, trong thái độ với đối tác làm ăn, với đối thủ cạnh tranh mà có văn hóa thì chúng ta sẽ tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra các cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài - Thứ ba, văn hóa trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh 6
  7. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trước hết, trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh là sự gánh vác tự nguyện những nghĩa vụ, trách nhiệm vượt lên trên những trách nhiệm về kinh tế pháp lý và thỏa mãn được những mong muốn của xã hội. Kinh doanh không chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm thích đáng đến trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh. Mặt khác trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh còn là việc chi phối từ khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận, tham gia các hoạt động xã hội tự thiện, bảo vệ môi trường sinh thái. c) Văn hóa kinh doanh là đẩy mạnh kinh doanh quốc tế Văn hóa kinh doanh là đẩy mạnh kinh doanh quốc tế Khi trao đổi thương mại buôn bán quốc tế đương nhiên sẽ tạo cơ hội tiếp xúc giưa các nên văn hóa khác nhau của các nước. Và việc hiểu văn hóa của quốc gia đến kinh doanh là một điều kiện quan trọng của thành công trong kinh doanh quốc tế. Quốc gia bán hàng và dịch vụ, trên chừng mực nào đó đưa văn hóa của mình đến nước đó và đồng thời cũng phải có sự hiểu biết nhất định về văn hóa của nước sở tại như phong tục tập quán để trên cơ sở đó có nhũng phương diện tiếp xúc khi giao dịch, khi đàm phán thương mai phù hợp với nền văn hóa của quốc gia đó CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP I. Đạo đức kinh doanh 1. Khái niệm Đạo đức kinh doanh Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời của xã hội loài người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong mối quan hệ với người khác , với xã hội. Trong đó các chuẩn mực đạo đức bao gồm: độ lượng,khiêm tốn , dũng cảm, chính trực,tín , thiện, Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã chú trọng vấn đề đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh. Ở phương Tây Đạo đức kinh doanh xuất phát từ những tín điều trong tôn giáo: sự trung thực, sự sẻ chia, Những năm 70s trở thành vấn đề được nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến hối lộ, quảng cáo lừa gạt,an toàn sản phẩm Đạo đức kinh doanh là một loại đạo 7
  8. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp đức nghề nghiệp, tuy nhiên, vì gắn với yếu tố kinh doanh, lợi nhuận nên đạo đức kinh doanh có những đặc thù riêng. Các nhà nghiên cứu như Phillip V. Lewis, Ferrels và John Fraedrich đã đưa ra nhiều quan điểm về vấn đề đạo đức kinh doanh. Giáo sư Phillip V.Lewis, sau khi đúc rút từ 185 định nghĩa khác nhau về đạo đức kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”. Có nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh,tuy nhiên có thể hiểu đơn giản và định nghĩa khái quát như sau: Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc , chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Theo nghĩa rộng thì đó là tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh : doanh nhân, khách hàng và các chủ thể khác có liên quan Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là nhứng đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khácnhư vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là nhừng thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. 2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của Đạo đức kinh doanh Nền đạo đức kinh doanh có những nguyên tắc,chuẩn mực và đặc trưng riêng của nó. Khi đánh giá đạo đức kinh doanh người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về: a) Tính trung thực Nó phải được thể hiện ở cả thương hiệu hàng hóa và cả uy tín đối với khách hàng. Đương nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì nguyên tắc này cần được áp dụng một cách mềm dẻo và phù hợp vì tính chất cạnh tranh của nó.Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh. Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh, theo đó doanh 8
  9. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa. Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm b) Tôn trọng con người Đối với những cộng sự, những người làm trong đơn vị kinh doanh của mình một sự biết ơn, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, quan tâm đúng mức, tạo điều kiện phát triển , tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng : tôn trọng sở thích ,nhu cầu và tâm lí khách hàng Đối với công ty đối thủ cạnh tranh: sòng phẳng, tôn trọng lợi ích của đối thủ, tạo không khí hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. c) Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội Lợi ích cộng đồng ở đây phải được tính đến cả về trước mắt và lâu dài. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và mở rộng kinh doanh phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng trên cả phương diện lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái cho cộng đồng. d) Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Thực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong kinh doanh 3. Vai trò của Đạo đức kinh doanh Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh.Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. a) Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh 9
  10. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Đạo đức kinh doanh là tổng hợp những quy tắc, luật lệ có tác dụng điều chỉnh, kiểm soát hành vi của con người mà cụ thể ở đây là các chủ thể kinh doanh. Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng giúp định hướng con người không làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật cũng như làm trái với chuẩn mực đạo đức của con người b) Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng cũng như các đối tác làm việc. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những công ty có uy tín, chất lượng hơn là những công ty làm ăn không rõ ràng cho dù chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm, dịch vụ công ty bạn có thể cũng chỉ ngang bằng so với các đối thủ khác trong cùng ngành. Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sẽ ưu tiên hợp tác, làm việc với các công ty có đạo đức kinh doanh. Bởi lẽ, các nhà đầu tư tin rằng, đạo đức kinh doanh quyết định trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. c) Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc Một nhân viên luôn có xu hướng gắn bó, tận tâm với công ty hơn khi họ tin rằng lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp đồng thời nhận được sự tin tưởng, quan tâm đối đãi phù hợp từ cấp trên. Những sự quan tâm đó được thể hiện ở việc tạo môi trường làm việc năng động, an toàn; trả thù lao hợp lý cũng như thực hiện đúng theo những điều đã ghi trong hợp đồng lao động Khi mà môi trường đạo đức trong công ty được thực hiện cũng sẽ thúc đẩy đội ngũ công nhân viên làm việc hăng say, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh là sợi dây liên kết vững chắc nhất giữa nhà quản lý và người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc và tăng năng suất. d) Làm cho khách hàng hài lòng e) Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp Một công ty có đạo đức kinh doanh sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên sẽ bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, từ đó thu về lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn Mặt khác, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, đạo đức kinh doanh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu. Trong trường hợp thị trường có biến động thì những công ty có đạo đức kinh doanh cũng có 10
  11. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp thể thu về lợi nhuận tốt do đạt được sự tín nhiệm từ phía khách hàng và các nhà đầu tư. f) Góp phần làm tăng uy tín, sự vững mạnh của thương hiệu quốc gia Tại sao đạo đức kinh doanh lại ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia? Tại sao các nhà đầu tư lại có xu hướng đầu tư vào nền kinh tế của nước này thay vì nước khác? Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đó chính là đạo đức kinh doanh. Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem lại những lợi ích về xã hội, không có tham nhũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó mà nền kinh tế chung của đất nước cũng ngày càng phát triển vững mạnh. Chúng ta vẫn thường được nghe rằng:” Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Và trong kinh doanh cũng vậy. Chính vì vậy, nếu là chủ doanh nghiệp dù mới thành lập hay đang trên đà phát triển thì đừng quên rằng hãy xây dựng cho công ty mình một chuẩn mực đạo đức kinh doanh phù hợp để đưa công ty ngày càng tiến xa hơn trong nền kinh tế toàn cầu này nhé. II. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử. Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. 2. Các nghĩa vụ của trách nhiệm xã hội Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và 11
  12. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp thiên tai Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 nghĩa vụ về: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn a) Nghĩa vụ Kinh tế Nghĩa vụ kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Nghĩa vụ kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý b) Nghĩa vụ Pháp lý 12
  13. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm: (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình c) Nghĩa vụ Đạo đức Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. d) Nghĩa vụ Nhân văn Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện mong muốn đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp có thể trên phương diện: (1) Nâng cao chất lượng cuộc sống (2) San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ (3) Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên 13
  14. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp (4) Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động III. Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hang và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất “phong cách”, và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh Đạo đức kinh doanh bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh doanh, chỉ liên quan đến chủ doanh nghiệp, cá nhân và đối thủ cạnh tranh. Trách nhiệm xã hôi là nghĩa vụ phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến cộng đồng như các vấn đề về môi trường, an sinh xã hội Đạo đức kinh doanh bao gồm các quy định rõ rang về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh mà chính những sản phẩm này sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định như: đối với khách hàng phải cung cấp sản phẩm tốt, đối với đối thủ cạnh tranh phải tôn trọng lẫn nhau. Trách nhiệm xã hội là cam kết với xã hội như: trả lương công bằng cho nhân viên, không gây hại cho môi trường Đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức. Trách nhiệm xã hội quan tâm đến hậu quả của những quyết định đó. Đạo đức kinh doanh thể hiện những điều mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những điều mong muốn, kỳ vọng từ bên ngoài. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội. Chỉ khi doanh nghiệp có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì trách nhiệm xã hội mới như một quan niệm có mặt trong quá trình ra quyết định hằng ngày. 14
  15. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng đạo đức kinh doanh là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Xây dựng tốt đạo đức kinh doanh chắc chắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Trách nhiệm xã hội là những hành động pháp lý làm tác động đến đạo đức kinh doanh. Mặt khác những hành động pháp lý được sử dụng để dàn xếp các vụ tranh cãi về đạo đức kinh doanh. Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa lợi ích giữa các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận, đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi như lý do quan trọng giải thích tại sao khách hàng không mua sản phẩm của doanh nghiệp đó. Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy của nhân viên và sự trung thành của khách hang- những mối quan tâm chủ yếu của bất cứ doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi các doanh nghiệp có những mối quan tâm về đạo đức kinh doanh của mình thì trách nhiệm xã hội mới như một quan niệm, mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định được. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức kinh doanh cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng và đạo đức kinh doanh ở phạm vi và mức độ lớn hơn trách nhiệm xã hội. 15
  16. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. I. Ở Việt Nam 1. Thực trạng Việt Nam mới chỉ bước vào xây dựng kinh tế thị trường từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới với Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lại xuất phát từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Văn hóa kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, đến nay dư luận chung trong xã hội vẫn cho là còn “bỏ ngỏ”. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã xảy ra hàng vạn vụ vi phạm luật pháp và đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêu cực . Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tronag kinh doanh. Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam 16
  17. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp phải nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. 2. Giải pháp nâng cao kinh doanh ở việt nam Xuất phát từ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong thực thi đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau: • Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh • Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với các vấn đề đạo đức kinh doanh • Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh • Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, các hội và hiệp hội có trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi đạo đức kinh doanh như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng ) • Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân thực thi tốt đạo đức kinh doanh đồng thời phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. II. Của doanh nghiệp TH True Milk 1. Giới thiệu về doanh nghiệp Công ty TH True Milk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH, thuộc tập đoàn TH. Doanh nghiệp được thành lập dưới sự tư vấn tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2010, công ty luôn hướng đến mục tiêu cho ra đời những sản phẩm “sữa tươi sạch” đúng nghĩa nhất. 17
  18. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Nhà máy sản xuất của TH True Milk (ảnh: internet) Dù mới ra đời được 10 năm, nhưng TH True Milk gặt hái được rất nhiều thành tựu đáng tự hào. Năm 2013, công ty khánh thành nhà máy sản xuất sữa tươi sạch với công suất đạt 500.000 tấn/năm. Đàn bò sữa được nuôi theo tiêu chuẩn công nghệ cao, với hơn 45.000 con bò được chọn lọc kỹ lưỡng từ New Zealand, Australia, Canada, TH True Milk vinh dự nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 3 năm liên tiếp. Không những vậy, công ty còn trở thành “Nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam và thương hiệu uy tín” năm 2011. Sản phẩm mang thương hiệu TH True Milk lọt vào danh sách “top 100 sản phẩm tin và dùng”. a) Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty TH True Milk TH True Milk bắt đầu được gây dựng vào năm 2008. Ý nghĩa của cái tên TH được doanh nghiệp giải thích là True Happy (sang tiếng Việt: Hạnh phúc đích thực). 18
  19. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Tuy nhiên, cũng có người lý giải rằng đó là từ viết tắt của tên bà Thái Hương – người sáng lập công ty. Dự án sữa tươi TH True Milk được khởi động năm 2009 với việc nhập khẩu công nghệ chăn nuôi bò sữa của Israel và hàng ngàn con bò từ New Zealand. Từ thời điểm đó, doanh nghiệp đó bắt đầu phát triển nhanh chóng. Hiện nay, doanh nghiệp trở thành đơn vị đi đầu trong việc sản xuất sữa tươi “sạch”, với đàn bò lên đến 45.000 con được nhập khẩu và chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Tháng 12/2010, sản phẩm sữa TH True Milk chính thức được giới thiệu ra thị trường. Đến năm 2013, công ty này đã đạt được doanh thu lũy kế xấp xỉ 6.000 tỷ đồng. Riêng doanh thu của năm 2013 đạt 3.000 tỷ đồng. Trang trại bò của Công ty TH True Milk (ảnh: internet) Cũng trong năm 2010, bà Thái Hương đã tuyên bố: “Đến năm 2015, nhà máy TH True Milk sẽ đạt doanh số 3.700 tỷ đồng và khi đó TH True Milk sẽ chiếm 50% thị phần sữa tươi”. Đây được xem là tuyên bố khá “ngạo mạn” của nhà lãnh đạo TH True Milk, bởi thị phần sữa tại Việt Nam đang bị Vinamilk chiếm lĩnh. Tuy nhiên, 19
  20. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp với sự phát triển “thần tốc” của mình, TH True Milk cũng rất có tiềm năng làm được những điều bà Thái Hương tuyên bố. Từ thành công của Dự án sữa TH True Milk, công ty liên tục đầu tư thêm nhiều dự án khác. Một số dự án đầu tư của công ty bao gồm: trồng dược liệu chế biến thức uống cao cấp (TH herbals) bán tại Mỹ; tạo ra thương hiệu rau củ quả sạch FVF; thành lập trường quốc tế TH School. Ngày 31/1/2018, Công ty TH True Milk đã khánh thành trang trại bò sữa cao sản đầu tiên tại Moscow, Nga. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao và một số dự án về thực phẩm với tổng số vốn đầu tư lên đến 2,7 tỷ USD của công ty tại Liên Bang Nga. Dự án này là bước khởi đầu cho quá trình đưa thương hiệu TH True Milk ra thị trường quốc tế của công ty. Bước đi này tương đối “mạo hiểm” nhưng nếu thành công, công ty sẽ thu về nguồn lợi nhuận “khổng lồ” từ nước ngoài. b) Triết lý kinh doanh của TH True Milk Đặt lợi ích riêng của tập đoàn nằm trong lợi ích của cộng đồng: không bằng mọi cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà hợp lý hóa lợi ích luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng. c) Tầm nhìn và sứ mệnh • Tầm nhìn của tập đoàn: “Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thựcphẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào” Thông qua những gì tuyên bố trong tầm nhìn của mình, có thể thấy được tập đoàn TH đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu (chiếm vị trí số 1) ở thị trường Việt Nam về các sản phẩm sản có nguồn gốc thiên nhiên. Điều này cho thấy ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp sẽ là 20
  21. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp ngành sản xuất thực phẩm sạch và hiện tại là sữa tươi và các sản phẩm từ sữa. Với một dự định trong trung và dài hạn là sẽ chiếm lĩnh thị trường thực phẩm sạch tại Việt Nam và xây dựng thành công thương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước mà trên toàn cầu Đồng thời TH cũng đưa ra các yếu tố chủ chốt mà công ty sử dụng để tạo ra giá trị của công ty: đó là sự đầu tư tập trung dài hạn cho sản xuất về cơ sở hạ tầng, công nghệ và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất • Sứ mệnh của tập đoàn: “Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡngthể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốctừ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng”. Thông qua những gì được tuyên bố trong sứ mệnh của mình, tập đoàn TH đã xác định nhóm khách hàng mà TH nhắm đến là người tiêu dùng Việt Nam, những người có nhu cầu về thực phẩm không chỉ sạch tươi ngon mà còn bổ dưỡng bằng cách tận dụng hết những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể để phục vụ d) Giá trị cốt lõi - Vì hạnh phúc đích thực - Vì sức khỏe cộng đồng - Hoàn toàn từ thiên nhiên - Thân thiện với môi trường. Tư duy vượt trội - Hài hòa lợi ích Nguồn: 2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của TH True Milk a) Đạo đức kinh doanh • Tính trung thực Ra đời đúng vào thời điểm thị trường đang có hàng tram nhãn sữa khác nhau, lại đang khủng hoảng bởi chuyện sữa bẩn, nhiễm melamine, tuyên bố về sữa ‘’sạch’’ của TH True Milk không khỏi khiến người tiêu dùng nghi ngờ. Nhưng với 21
  22. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp phương châm và hành động cụ thể của mình TH True Milk đã từng bước thuyết phục thị trường với sản phẩm sữa tươi sạch. Để có ly sữa tốt, TH đã áp dụng các công nghệ hiện đại nhất thế giới, trong đó có điểm nhấn là đeo chip cho từng con bò sữa. Thiết bị thông minh công nghệ cao này có thể giúp phát hiện bệnh viêm vú trước tới 4 ngày, những cô bò có thể bị viêm vú sẽ được tách khỏi đàn để không lấy sữa nữa. Ngoài ra, công nghệ này cũng giúp phát hiện động dục, phát hiện lượng tồn dư kháng sinh của từng con bò. Nhờ vậy, sữa TH đảm bảo được chữ "tươi", "sạch" như định vị của TH true MILK trên thị trường. Những thành quả đó đã được thị trường ghi nhận với minh chứng là hàng hoạt giải thưởng, tiêu biểu : - Ngày 10/12/2016 Trang trại bò sữa TH được bình chọn cúp vàng trang trại bò sữa Oganic Vì sức khỏe cộng đồng - Ngày 16/4/2017 TH True Milk đạt giải thưởng Thương hiệu xanh 2017 - 02/04/2017 , Giải thưởng chất lượng quốc gia - Sản phẩm của năm 5 năm liên tiếp từ 2015-2019 - Huân chương lao động hạng Nhì do nhà nước trao tặng 2019 • Tôn trọng con người - Với mong muốn mang đến những thực phẩm tươi, sạch và phát triển tầm vóc, trí tuệ Việt Nam, TH True Milk đã thực hiện đề án “Dinh dưỡng người Việt” kéo dài ớt i 10 năm. - Là một sự án đầy tham vọng và nâng cao nhận thức về chế độ ăn uống lành mạnh cho người Việt Nam. Hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, dự án 6 phân đoạn được khởi xướng để hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của các đối tượng khác nhau trong xã hội. • Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội - Không vì lợi nhuận mà làm mờ mắt: Chọn con đường gian khổ nhất là đầu tư vào nông nghiệp - trồng cỏ, nuôi bò, chế biến sữa, triết lý kinh doanh nhất quán của bà Thái Hương là không bằng mọi cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà hợp lý hóa lợi ích, luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng. b) Trách nhiệm xã hội: • Về kinh tế - Đối với người tiêu dùng: TH True Milk mang đến chuỗi sản phẩm được làm hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất của Trang trại TH, không những 22
  23. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp thơm ngon, bổ dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ, cho cuộc sống tươi khỏe mỗi ngày. - Giúp người tiêu dùng Việt Nam phân biệt được sữa tươi và sữa hoàn nguyên: chưa có TH, thị trường sữa nước Việt Nam có đến 92% là sữa bột pha lại tức là sữa hoàn nguyên Hiện nay nhờ có th tỷ lệ còn lại chỉ là trên 72% TH đã trở thành người dẫn, đầu là đơn vị duy nhất đạt tới 40% thị phần sữa tươi trên thị trường hiện nay dù chưa được như trong kỳ vọng của bà Thái Hương, đó là sự minh bạch hoàn toàn trên thị trường sữa, nhưng người Việt Nam đã có sự chuyển biến căn bản về cách nhìn thậm chí là thói quen tiêu dùng đối với sữa hoàn nguyên và sữa tươi đặc biệt là sữa tươi sạch. - Đối với người lao động: Trong suốt quá trình gắn bó với người tiêu dùng sữa, công ty đã không ngừng nỗ lực thực hiện theo đúng tôn chỉ mang đến những nguồn sữa tươi sạch đến tay người tiêu dùng. Nhận thấy sự cần thiết về giá về giá trị sữa tươi sạch đối với sức khỏe con người công ty đã mở rộng quy mô hoạt động thông qua chuỗi cửa hàng bán lẻ sữa gọi là TH True Mart giờ đó công ty đã tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động. • Về pháp lý 23
  24. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trong quá trình phát triển tập đoàn TH luôn tuân thủ luật pháp tại địa phương, nhà nước nơi sản xuất và kinh doanh minh chứng là hơn 10 năm có mặt trên thị trường không chỉ được chính phủ Việt Nam mà còn Chính phủ tại nước mà TH True Milk có hoạt động sản xuất và kinh doanh ủng hộ: - 8/8/2005: đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên bộ chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tới thăm và làm việc tại nhà máy sữa TH (Nghĩa Đàn Nghệ An) - Tháng 12/ 2006: ông Nguyễn Thiện Nhân ủy viên bộ chính trị Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tới thăm trang trại TH - 25/01/2018: bà Tòng Thị Phong phó chủ tịch quốc hội tại dự án Sơn La - 22/2/2019: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm trang trại TH, tham gia dự khánh thành nhà máy Suối Tiên và trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho công ty cổ phần thực phẩm sữa TH • Nghĩa vụ đạo đức Những cam kết của TH: - Duy trì những chuẩn mực đạo đức cao nhất để bảo vệ và bảo tồn môi trường thiên nhiên, với sự giữ gìn chăm sóc với những vùng đất, với những cô bò sữa của chúng tôi và những địa phương nơi cung cấp nguyên liệu cho chúng tôi. - Làm việc hài hòa với thiên nhiên - Mục tiêu sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao nhất đóng góp và duy trì sức khỏe tốt cho các cá nhân và hành tinh của chúng ta. • Nghĩa vụ nhân văn - Dự án Sữa học đường – Vì tầm vóc Việt: theo bà Thái Hương: sữa học đường là giải pháp quan trọng trong mục tiêu chăm sóc sức khỏe trẻ em, góp phần tạo dựng một thế hệ vàng phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, vững vàng làm chủ đất nước - Chinh phục – VietNam’s Brainiest Kid: cuộc thi dành cho học sinh THCS thông thái và bản lĩnh nhất Việt Nam - Quỹ Vì Tầm Vóc Việt(16/2/2014): là một quỹ xã hội, từ thiện phi lợi nhuận nhằm nâng cao thể lực và trí lực của trẻ em Việt Nam, vì một Việt Nam hùng cường. - Bên cạnh đó là nhiều hoạt động xã hội mà tập đoàn TH đã đồng hành và đóng góp như: Đồng hành và tài trợ chương trình “Tết vì người nghèo” – từ 2014 đến nay; hợp tác với quỹ Trò nghèo Vùng cao xây dựng điểm trường 24
  25. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp liên cấp Thẩm Pung xã Pú Xi huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên ; các chương trình tài trợ dinh dưỡng, y tế vì sức khỏe người Việt Các hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực được làm một cách bài bản, kiên trì đó phần nào thể hiện được chiến lược kinh doanh không tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới hài hòa giữa các lợi ích để tất cả đều có một tương lai bền vững và có cuộc sống hạnh phúc hơn mà tập đoàn TH đã ra. Điều đó cũng thể hiện khát vọng của bà Thái Hương - Chủ tịch tập đoàn TH khi bắt tay vào sản xuất sữa TH True Milk là để trẻ em Việt Nam được hưởng một nguồn sữa tươi sạch được sản xuất ngay trong nước. “Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển giống nòi, cho tầm vóc Việt” - Bà Thái Hương nói tại hội nghị xúc tiến Đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc. 25
  26. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ. Từ việc phân tích thực trạng Công ty Cổ phần sữa TH True Milk có một số điểm mạnh như : • Đầu tư lớn, trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam • Mục tiêu chiến lược rõ ràng, cụ thể • Đội ngũ nhân sự, ban lãnh đạo công ty giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và chuyên nghiệp • Những nhà xưởng, trang trại nuôi bò có vị trí thuận lợi và thích hợp. • Với slogan vô cùng ấn tượng “tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa sạch” cùng với quy trình chăn nuôi, chăm sóc từng con bò đặc biệt đã tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. • Quy trình được khép kín hiện đại, đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm khi tới tay khách hàng, vì vậy mà thu hút cùng như xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng đối với công ty Bên cạnh đó Công ty cũng còn tồn tại một số điểm yếu như : • Đối với những đối thủ lớn như Vinamilk thì vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết tới nhãn hiệu TH true milk. • Nhà máy của công ty còn nhỏ với công suất chưa lớn, sản phẩm chưa đa dạng và phong phú. • Hệ thống phân phối chưa tạo được độ bao phủ cao • Vì hầu hết những nguyên liệu đều là nhập khẩu, vì vậy tạo ra sự phụ thuộc về nguyên liệu đầu vào và chi phí cao. • Chi phí cao vì thế mà giá sản phẩm của TH hiện nay trên thị trường xét về mặt bằng chung được đánh giá là cao hơn các nhãn hiệu khác. • Chủ yếu kinh doanh và phụ thuộc nhiều vào thị trường trong nước, thị trường nước ngoài chưa thực sự có chỗ đứng. Để khắc phục những điểm yếu này Công ty Cổ phần sữa TH True Milk có thể khắc phục với một vài kiến nghị như sau : 26
  27. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Vì thị trường sữa Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng, hơn nữa thu nhập cũng như mức sống người tiêu dùng việt nam ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng có xu hướng chú trọng về sức khoẻ và đầu tư nhiều vào các thực phẩm chức năng cũng như những sản phẩm dinh dưỡng nên công ty cần chú trọng chất lượng sản phẩm, giá trị dinh dưỡng đồng thời tiếp tục theo dõi thích ứng của sản phẩm, sự chấp nhận của thị trường sau khi đưa ra thị trường. - Vì là người gia nhập thị trường sữa mới, nên TH có nhiều cơ hội, nhiều kinh nghiệm mà những nhãn khác đã trải qua, vì thế nhờ vào đó công ty biết rút kinh nghiệm và học hỏi để cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. - Về mặt giá cả : định giá một cách hợp lý thích hợp với tâm lý của khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và tình hình thị trường. Ví dụ đưa ra những chương trình giảm giá hay dùng thử sữa để đánh vào tâm lý khách hàng. - Đẩy mạnh chiến lược marketing để cạnh tranh với các công ty nổi tiếng ở Việt Nam như Vinamilk, Dutch Lady, ĐaLat milk, đồng thời cũng đưa thương hiệu vươn ra thị trường nước ngoài. 27
  28. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp PHẦN 3: KẾT LUẬN. Như vậy với việc chú trọng đưa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào hoạt động kinh doanh của mình TH trở thành đơn vị sản xuất sữa tươi sạch theo mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đầu tiên ở Việt Nam. TH chọn con đường là đầu tư vào nông nghiệp- trồng cỏ, nuôi bò, chế biến sữa, luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng, tiên phong minh bạch hóa thị trường sữa nước, đề xuất cơ quan chức năng quy định phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trên mỗi sản phẩm sữa tươi, để bảo vệ quyền lợi khách hàng và doanh nghiệp sữa chân chính. Chỉ sau 5 năm- năm 2015, Tập đoàn TH đã ghi dấu ấn với trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á. Trước đó, sản phẩm sữa Việt đã tồn tại đến hàng chục năm, nhưng chưa bao giờ có giải thưởng sữa tươi. Từ năm 2010 đến nay, giải thưởng quốc tế liên tục gọi tên sản phẩm sữa tươi của TH như World Food Moscow (4 năm liên tiếp từ 2015 đến nay), ASEAN Best Food Product 2015, Gulfood Dubai 2016, Stevie Awards 2018 sữa TH đảm bảo được chữ “tươi” “sạch” như định vị của TH true MILK trên thị trường. Giờ đây, con đường tiên phong ứng dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục được áp dụng đối với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp khác của TH như rau củ quả sạch, gạo, nước uống tinh khiết, thảo dược Tất cả sẽ cùng tạo ra một thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót cũng như hạn chế về kiến thức, mong thầy cô góp ý để bài báo cáo của chúng em có thể hoàn thiện hơn. 28