Bài giảng Thanh toán quốc tế - Nguyễn Thị Thanh Trúc

pdf 318 trang Gia Huy 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế - Nguyễn Thị Thanh Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_quoc_te_nguyen_thi_thanh_truc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Nguyễn Thị Thanh Trúc

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: NGUYỄN THỊ THANH TRÚC 0918404586 Email: nguyenthanhtrucvn@yahoo.com
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO • PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NXB tài chính. • GS.TS Lê Văn Tư – Thị trường hối đoái, NXB Thống Kê. • Hà Thị Ngọc Oanh, 2002, Giáo trình kỹ thuật kinh doanh Thương Mại Quốc Tế, NXB Thống Kê. • PGS. TS Lê Văn Tề, 2006, Nghiệp vụ tín dụng và TTQT, NXB Thống Kê. • Trầm Thị Xuân Hương. 2006. Thanh toán quốc tế. NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh. • Đinh Xuân Trình. 1996. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương. NXB Giáo dục, Trường Đại học ngoại thương Hà Nội.
  3. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
  4. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1. Nhà XK và nhà NK ở 2 nước khác nhau nên không thể “tiền trao cháo múc được”, hơn nữa luật pháp các nước cấm thanh toán trực tiếp cho nhau. 2. Vậy: - Làm thế nào để nhà XK kiểm soát được hàng hóa cho đến khi được thanh toán hay chấp nhận thanh toán? - Làm thế nào để nhà nhập khẩu kiểm soát được tiền cho đến khi nhận hàng hóa hoặc có quyền nhận hàng hóa.
  5. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3. Giải pháp - Đối với nhà xuất khẩu: kiểm soát hàng hóa thông qua kiểm soát chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng. - Đối với nhà NK: Kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải bằng dịch vụ TT của ngân hàng. THANH TOÁN QUỐC TẾ
  6. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thanh toán quốc tế a. Khái niệm: Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa từ theo nhiều quan điểm khác nhau: • Theo Đinh Xuân Trình (1996): là việc thanh toán các nghiã vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. • Theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
  7. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt) b. Đặc điểm • Diễn ra trên phạm vi toàn cầu. • Trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. • Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt: thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. • Tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt. • Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.
  8. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt) 1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế - Tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. - Thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, được tài trợ vốn, hạn chế rủi ro. - Tăng quy mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hóa, mở rộng quan hệ giao dịch. - Giúp nhà nước quản lý và sử dụng ngoại tệ hiệu quả, quản lý hoạt động XNK theo chính sách ngoại thương đề ra.
  9. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt) 1.3 Nội dung nghiên cứu: - Hối đoái - Các phương tiện thanh toán quốc tế - Các phương thức thanh toán quốc tế - Các điều kiện trong thanh toán quốc tế - Các chứng từ trong thương mại quốc tế
  10. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt) 1.4 Các văn bản pháp lý điều chỉnh dịch vụ TT của NH a/ Đối với TT bằng L/C UCP 600, eUCP 600, ISPB 681, URR525 b/ Đối với TT bằng Collection: URC 522
  11. CHƢƠNG 1: HỐI ĐOÁI
  12. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.1 Khái niệm Ví dụ: 1 kg gạo = 15.000 VNĐ 1 USD = 20.800 VND Vậy hiểu thế nào về tỷ giá hối đoái ( TGHĐ)? TGHĐ là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Ví dụ: 1USD = 84,32 JPY 1EUR = 1,2654 USD 1USD= 1,0639 CAD 1AUD = 0,8790 USD
  13. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.2 Cơ sở hình thành tỷ giá 1.2.1 Cơ chế tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate System) Là cơ chế tỷ giá trong đó tỷ giá đồng tiền được duy trì gần như cố định rất ít thay đổi. Có hai loại tỷ giá cố định: - Tỷ giá cố định tự động - Tỷ giá cố định có điều chỉnh (Chế độ tỷ giá Bretton Woods)
  14. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.2.1.1 Tỷ giá cố định tự động: • Là cơ chế tỷ giá tồn tại trong chế độ bản vị vàng (gold standard) . Có đặc điểm cơ bản sau: + Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng + Vàng được tự do xuất nhập khẩu giữa các nước. Ví dụ: Đầu thế kỷ 20: • 1 GBP có hàm lượng vàng 7,32g vàng (năm 1821) • 1 USD có hàm lượng vàng 1,50463 g vàng (năm 1879) • 1 FRF có hàm lượng vàng 0,32258g vàng (năm 1803) GBP/USD = 7,32/1,50463= 4,8650 USD/FRF = 1,50463/0,32258= 4,6644
  15. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.2.1.2. Tỷ giá cố định có điều chỉnh (Chế độ tỷ giá Bretton Woods) • USD được đưa lên làm ngoại tệ mạnh, đứng hàng đầu trong hệ thống tiền tệ thế giới ngang với vàng. • Áp dụng chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD. • Biên độ biến động của các tỷ giá chỉ ở mức cộng trừ 1% so với tỷ giá chính thức. • Việc thay đổi tỷ giá chính thức chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
  16. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.2.2. Cơ chế tỷ giá thả nổi (floating rate): Là cơ chế tỷ giá mà trong đó tỷ giá các đồng tiền được tự do biến động theo tác động của quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. - Thả nổi hoàn toàn (Clean floating) -Thả nổi có kiểm soát (Unclean/managed floating):
  17. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.2.2.1. Thả nổi hoàn toàn (Clean floating): Được áp dụng ở những nước có nền kinh tế đủ mạnh, cho phép thị trường và các lực lượng thị trường quyết định tỷ giá đồng tiền của mình. 1.2.2.2. Thả nổi có kiểm soát (Unclean/managed floating) Là tỷ giá thả nổi có sự can thiệp của nhà nước
  18. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.3 Phƣơng pháp yết giá Đồng tiền yết giá = X đồng tiền định giá - Cách yết giá biểu hiện theo số đông ( yết giá trực tiếp) 1 ngoại tệ = X nội tệ + Được áp dụng ở các quốc gia như: Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc Ví dụ: * Ở Việt Nam: 1 USD = 20.820 VND Ta viết là: USD/VND = 20.820 * Ở Pháp: 1 USD = 0.7559 EUR Ta viết là: USD/EUR = 0.7559
  19. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) - Cách yết giá biểu hiện theo số ít (yết giá gián tiếp) 1 nội tệ = X ngoại tệ + Phương pháp yết giá này được áp dụng ở các quốc gia như: Anh, New Zealand, Ireland, Australia, Mỹ Ví dụ: * Ở Anh: 1 GBP = 1.6958 USD Ta viết là: GBP/USD = 1.6958
  20. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.4 Ký hiệu tiền tệ và nguyên tắc yết tỷ giá 1.4.1. Ký hiệu tiền tệ: + Hai ký tự đầu chỉ viết tắt tên nước + Ký tự cuối cùng chỉ tên đồng tiền. Đồng Việt Nam (VND- Vietnamese Dong) Đô la Mỹ (USD- United State Dollar) Bảng Anh (GBP- Great Britian Pound ) Yên Nhật ( JPY- Japanese Yen ) Bạt Thái Lan (THB- Thailand Baht) Franc Thụy Sĩ (CHF- Confederation Helvetique Franc)
  21. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.4.2 Nguyên tắc yết tỷ giá - Phải có hai đồng tiền: đồng yết giá (quoted/valued currency) và đồng định giá. - Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thường được yết như sau: USD / VND = 20.820 / 20.840 BID RATE ASK RATE Lưu ý: -Số nhỏ là giá ngân hàng mua đồng yết giá - Số lớn là giá ngân hàng bán đồng yết giá
  22. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.4.3 Cách đọc tỷ giá Tỷ giá thường được công bố đến 4 số lẻ ( trừ đồng JPY lấy 2 số lẻ). Các số thập phân được đọc theo nhóm 2 số. Hai số thập phân đầu đọc là số ( figure). Hai số sau đọc là điểm ( point) Ví dụ: EUR = 1,2140 USD 21 đọc là số; 40 đọc là điểm Khi yết tỷ giá người ta thường yết tỷ giá mua đầy đủ, nhưng tỷ giá bán chỉ yết 2 số cuối ( điểm)
  23. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) • Vận dụng xác định tỷ giá mua bán Có các tỷ giá sau: USD/FRF = 8,0490/10 USD/CHF = 0,9065/75 USD/DEM = 2,6518/28 1/ Tỷ giá áp dụng cho một xí nghiệp bán USD/CHF là thế nào? 2/ Tỷ giá nào mà một ngân hàng chào cho khách hàng muốn mua USD/FRF? 3/ Giả sử khách hàng muốn mua DEM bằng CHF. Vậy khách hàng phải thực hiện nghiệp vụ nào? Xác định tỷ giá cho từng loại nghiệp vụ?
  24. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) • Vận dụng xác định tỷ giá mua bán (tt) Có các tỷ giá: GBP/USD = 1,4965/75 USD/FRF = 8,0490/10 USD/ITL = 1605/1650 1/ Một người muốn mua GBP/ FRF thì phải thực hiện nghiệp vụ nào? Xác định tỷ giá từng nghiệp vụ? 2/ Một nhà kinh doanh ngoại hối ý muốn bán FRF/ ITL sẽ thực hiện nghiệp vụ nào? Xác định tỷ giá từng nghiệp vụ?
  25. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) •Một công ty muốn dùng Tỷ giá trên thị trường như sau: 100.000 EUR để đổi sang AUD EUR/USD = 1,4659/62 nhưng trên thị trường không yết GBP/USD = 1,6525/29 GBP/CHF = 1,4557/65 giá giữa EUR và AUD nên họ quyết định thực hiện các nghiệp CHF/CAD = 1,0837/46 AUD/CAD = 1,0303/11 vụ sau: Bán EUR lấy USD Hãy cho biết tỷ giá trong từng Dùng USD để mua GBP nghiệp vụ? Bán GBP lấy CHF Mua CAD bằng CHF Bán CAD lấy AUD
  26. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.5 Nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo và cách tính 1.5.1 Nghịch đảo tỷ giá 1 A/B = B/A Ví dụ: EUR/USD = 1,2140 1 1 USD/EUR = = = 0,8237 EUR/USD 1,2140
  27. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1. 5.2 Tỷ giá chéo và cách tính Giả sử có ba đồng tiền được ký hiệu lần lượt là A, B và C và tỷ giá giữa chúng là A/B, B/C và A/C trong đó có một đồng tiền làm trung gian tùy theo từng trường hợp. + Qui tắc 1: Khi đồng tiền trung gian là đồng tiền yết giá Tỷ giá được công bố: A/B = ea, A/C = ec (A là đồng tiền trung gian) Tỷ giá chéo B/C = B/A x A/C = ec/ea
  28. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) + Qui tắc 2: Khi đồng tiền trung gian là đồng định giá Tỷ giá được công bố: A/C = ea, B/C = eb (C là đồng tiền trung gian) Tỷ giá chéo A/B = ea/eb + Qui tắc 3: Khi đồng tiền trung gian vừa là đồng yết giá vừa là đồng định giá Tỷ giá được công bố: A/B = ea, B/C = ec (B là đồng tiền trung gian) Tỷ giá chéo A/C = A/B x B/C =ea x ec
  29. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) Ví dụ: Tại Paris, Ngân hàng Quốc gia Paris công bố tỷ giá: • USD/EUR = 0.8100 • GBP/EUR = 1.4634 • Xác định tỷ giá: USD/GBP • Ta có thể viết như sau: • USD/GBP = USD/EUR x EUR/GBP = (USD/EUR) x {1/ (USD/EUR )} • = (0.8100) x 1/1.4634 = 0.5535
  30. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) * Bài tập vận dụng nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo 1/ Tại Paris, ngân hàng công bố tỷ giá USD/DEM = 1,4102/75 USD/FRF = 5,8615/95 Xác định tỷ giá mua, bán DEM/FRF? 2/ Một công ty Y muốn mua 1 số GBP trả bằng CAD vậy ngân hàng A sẽ giao dịch với khách hàng theo tỷ giá nào? Biết GBP/USD = 1,4850/60 CAD/USD = 0,7580/90
  31. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) • Bài tập vận dụng nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo (tt) 3/ Công ty Y muốn bán cho ngân hàng A một số GBP để thu về đồng DEM. Vậy ngân hàng A sẽ áp dụng tỷ giá nào với họ? Biết rằng tỷ giá trên thị trường giữa các ngân hàng như sau: GBP/USD = 1,4850/60 USD/DEM 1,5103/12 4/ Công ty XNK cần thanh toán HKD 200.000 cho khách hàng tại Hồng Kông trong lúc trên tài khoản ngoại tệ chỉ có vốn số dư là JPY. Vậy công ty bán JPY để mua HKD theo tỷ giá nào mà ngân hàng cần áp dụng? Biết: JPY/VND = 260,83/265, 20 HKD/VND = 2685/2695
  32. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) • Bài tập vận dụng nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo (tt) 5/ Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần 150.000 AUD và 100.000 EUR để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Cty có 150.000 GBP, 50.000 USD và 500 triệu VND trong tài khoản. Hỏi a/ Công ty có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu không? Thừa bao nhiêu USD/ Thiếu bao nhiêu EUR? b/ Nếu thiếu công ty phải dùng VND để mua ngoại tệ. Nếu thừa thì bán số ngoại tệ đó để lấy VND. Cuối cùng doanh nghiệp có được bao nhiêu VND? Biết tỷ giá hối đoái trên thị trường như sau: AUD/VND = 21.869/22.221 EUR/VND = 29.053/29.505 GBP/VND = 32.254/33.891 USD/VND = 20.565/20.615
  33. Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần 250.000 GBP và 50.000 USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Cty có 150.000 EUR, 300000 AUD và 500 triệu VND trong tài khoản. Hỏi a/ Công ty có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu không? Thừa, Thieu bao nhiêu ? b/ Nếu thiếu công ty phải dùng VND để mua ngoại tệ. Nếu thừa thì bán số ngoại tệ đó để lấy VND. Cuối cùng doanh nghiệp có được bao nhiêu VND? Biết tỷ giá hối đoái trên thị trường như sau: AUD/VND = 21.869/22.221 EUR/VND = 29.053/29.505 GBP/VND = 32.254/33.891 USD/VND = 20.565/20.615
  34. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động của tỷ giá - Liên quan giữa tỷ giá hối đoái với tỷ lệ lạm phát hay sức mua ( thuyết 3P) (Purchashing Power Parity). - Cung cầu ngoại hối - Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương. - Các yếu tố khác: lạm phát, khủng hoảng kinh tế. Xem thêm: NHAN TO ANH HUONG TY GIA.ppt
  35. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.7 Sự can thiệp điều chỉnh của nhà nƣớc - Chính sách chiết khấu - Chính sách thị trường mở - Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái - Nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ
  36. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate ) 1.8 Các loại tỷ giá + Căn cứ vào hoạt động của ngân hàng - Tỷ giá mua, bán ngoại tệ mặt - Tỷ giá mua, bán ngoại tệ chuyển khoản - Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa. - Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn - Tỷ giá mua, tỷ giá bán + Căn cứ vào quản lý ngoại hối của nhà nước - Tỷ giá chính thức - Tỷ giá chợ đen
  37. II. THỊ TRƢỜNG HỐI ĐOÁI 2.1. Khái niệm Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế, mà giá cả ngoại tệ được hình thành trên cơ sở cung cầu.
  38. II. THỊ TRƢỜNG HỐI ĐOÁI - Ngoại hối: Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia, gồm: + Ngoại tệ + Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ. + Các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ. + Vàng Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng
  39. II. THỊ TRƢỜNG HỐI ĐOÁI 2.2 Đặc điểm của thị trƣờng ngoại hối - Tính quốc tế của thị trường - Tính liên ngân hàng trên thị trường. - Tính tập trung cao. - Tính hiện đại và truyền thống của các giao dịch.
  40. II. THỊ TRƢỜNG HỐI ĐOÁI 2.3 Tác dụng của thị trường ngoại hối + Chuyển sức mua tính từ đồng tiền này sang đồng tiền khác + Giúp hoạt động ngoại thương, tín dụng đầu tư được dễ dàng. + Tạo môi trường cho NHTW thực hiện chính sách tiền tệ điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
  41. II. THỊ TRƢỜNG HỐI ĐOÁI 2.5 Đối tƣợng tham gia thị trƣờng hối đoái - Các ngân hàng thƣơng mại - Các nhà môi giới - Ngân hàng trung ƣơng - Các công ty kinh doanh
  42. II. THỊ TRƢỜNG HỐI ĐOÁI 2.4 Phân loại thị trƣờng hối đoái 2.4.1 Theo phạm vi hoạt động a/ Thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường bán buôn b/ Thị trường khách hàng hoặc thị trường bán lẻ, trong đó các ngân hàng giao dịch với khách hàng thương mại của mình. 2.4.2. Theo tính chất hoạt động a/ Thị trường hối đoái giao ngay b/ Thị trường tiền gởi 2.4.3 Theo nghiệp vụ kinh doanh a/ Thị trường giao ngay hay thị trường thỏa thuận b/Thị trường hối đoái có kỳ hạn
  43. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot) Khái niệm Nghiệp vụ giao là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá đã được thỏa thuận. Giao ngay ở đây không có nghĩa là ngay tức khắc mà thông thường giữa ngày thanh toán (ngày giá trị) cách nhau 2 ngày
  44. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot) + Kỹ thuật thực hiện: Gọi N là ngày cam kết mua bán (ngày ký hợp đồng – date of contract) Thì N + 2 là ngày giao nhận ngoại tệ và thanh toán – hay ngày giá trị (Date value) Ngày giá trị có hiệu lực là ngày làm việc của hai nước có đồng tiền giao dịch.
  45. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot) (tt) + Cơ chế giao dịch: Ví dụ: 1 KH nhập khẩu Việt Nam cần 1 triệu EUR để thanh toán cho nhà XK Pháp. Sau khi ký hợp đồng thỏa thuận tỷ giá, số lượng ngoại tệ và VND gửi đến NH trong cùng ngày. NH sẽ liên hệ NH đại lý của mình ở Pháp, trích TK nostro của mình để thanh toán. Đến ngày thanh toán ( sau 2 ngày làm việc), NH sẽ ghi nợ vào TK nhà NK và NH đại lý sẽ ghi có vào TK nhà XK
  46. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Bài tập vận dụng nghiệp vụ hối đoái giao ngay 1/ Giả sử ngày 4/8 chúng ta quan tâm đến tỷ giá sau đây trên thị trường ngoại hối quốc tế: USD/JPY: 110,36 -111,12 USD/EUR: 0,8131 – 65 USD/CHF: 1,2541 -11 AUD/USD: 0,7681 - 27 GBP/USD: 1,7651 – 91 USD/VND: 20.600 – 20.620 EUR/USD: 1,2248 - 98
  47. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Tại phòng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ACB có các khách hàng sau đây liên hệ mua bán ngoại tệ KH Giao dịch KH Giao dịch A Mua 20.000 GBP F Bán 20.000 GBP lấy bằng CHF CHF B Mua 28.000 EUR G Bán 28.000 EUR lấy bằng VND VND C Mua 40.000 AUD H Bán 40.000 AUD bằng VND lấy VND D Bán 12 triệu JPY lấy I Mua 12 triệu JPY VND bằng VND
  48. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage) Là hoạt động kiếm lời trên những giá cả của khác biệt của giá cả niêm yết Mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất => Kiếm lợi nhuận
  49. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Minh họa kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Giả sử có các tỷ giá sau đây trên thị trường quốc tế: New york: GBP/USD = 1,5809 – 39 Frankfurt: USD/ EUR = 0,9419 - 87 London: GBP/EUR = 1,4621 – 71
  50. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhà kinh doanh sẽ thực hiệc các giao dịch sau đây: 1. Từ New York nhà kinh doanh bán 1 triệu USD ở Frankfurt được: 1.000.000 x 0,9419 = 941.900 EUR 2. Dùng số EUR để mua GBP ở London được: 941.900/1,4671 = 642.014,86 GBP 3. Bán số GBP vừa mua được ở New York được: 642.014,86 GBP x 1,5809 = 1.014961,3USD Lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch giá: 1.014.961,3USD – 1.000.000 = 14961,3USD. Tuy lợi nhuận không lớn nhưng kiếm được trong thời gian ngắn và hầu như không có rủi ro nên rất hấp dẫn. 1.014961,3USD– 1.000.000 = 14961,3 USD
  51. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Bài tập vận dụng nghiệp vụ arbitrage 1/ Tỷ giá hối đoái cùng 1 thời điểm ở các thị trường hối đoái như sau: New York: USD/FRF = 6,6750 – 90 Paris: DEM/FRF = 3,3520 -40 Frankfurt: USD/DEM = 1,9810 – 20 Giả sử có 1 triệu USD để đầu tư. 2/ Ở New York: USD/EUR = 0,7655/67 Ở Paris: EUR/USD = 1,3260/71 Hãy đầu tư với a/ 1.000.000 USD b/ 1.000.000 EUR
  52. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3/ Ở Zurich: CHF/AUD = 0,8236/45 Ở Sydney: AUD/CHF = 1,1242/55 Hãy đầu tư với a/ 1.000.000 CHF b/ 1.000.000 AUD 4/ Cho tỷ giá như sau: Zurich: CHF/USD = 0,7258/71 Munich: EUR/USD =1,2546/54 Paris: EUR/CHF = 1,8135/49 Hãy đầu tư a/ Với 1.000.000 CHF b/ Với 1.000.000 EUR c/ Với 1.000.000 USD
  53. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.2 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn Khái niệm Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn là nghiệp vụ mà trong đó các điều khoản về việc mua bán ngoại tệ đã được xác định ở hiện tại ( tỷ giá, số lượng ngoại tệ mua bán, thời hạn mua bán .) nhưng việc giao nhận ngoại tệ lại được thực hiện trong tương lai. Cách khác: Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị từ 3 ngày làm việc trở lên gọi là giao dịch kỳ hạn. FVD = (T + n) + 2 ; trong đó: n = 1, 2, 3,
  54. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Điểm kỳ hạn: Là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. P = F - S Hợp đồng kỳ hạn: Là một công cụ tài chính để mua hoặc để bán một số tiền nhất định, tại một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai.
  55. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.2 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn (tt) + Kỹ thuật thực hiện: Ngày giá trị giao dịch kỳ hạn = ngày thỏa thuận + kỳ hạn + hai ngày F: Tỷ giá kỳ hạn n ngày (rd – ry)*n S: Tỷ giá giao ngay F =S x 1 + ry: Lãi suất kỳ hạn của đồng 360 tiền yết giá (%/năm) rd: lãi suất cùng kỳ hạn của đồng tiền định giá n: kỳ hạn (ngày) + XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ KỲ HẠN: \XAC DINH TY GIA KY HAN.ppt
  56. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Một ví dụ minh họa: Ngày 04/08 tại Vietcombank có tỷ giá giao ngay USD/VND: 15.888 – 15.890 và lãi suất kỳ hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ như sau: VND: 6,9 – 9,6 %/năm và USD: 2,6 – 4,6%/năm. Xác định tỷ giá mua, bán kỳ hạn 3 tháng. - Tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng. Ta thực hiện các bước tính sau: + Xác định tỷ giá: KH hàng bán NH mua lấy TG mua: 15.888 + Lãi suất đồng tiền định giá ( VND) : chọn lãi suất tiền gửi 6,9%/năm + Lãi suất đồng yết giá (USD): chọn lãi suất cho vay 4,6%/năm => Fm = 15.888 x ( 1 + (( 6,9% - 4,6%) x 90)/360))) = 15.979
  57. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI - Tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng. Ta thực hiện các bước tính sau: + Xác định tỷ giá: KH hàng mua NH bán lấy TG bán: 15.890 + Lãi suất đồng tiền định giá ( VND) : chọn lãi suất cho vay 9,6 %/năm + Lãi suất đồng yết giá ( USD): chọn lãi suất tiền gửi 2,6 %/năm Áp dụng công thức: Fb = 15.890 x (1+( 9,6% - 2,6%) x 90))/360 = 16.168
  58. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Lãi suất của đồng tiền định giá > lãi suất đồng tiền yết giá => khoản chênh lệch là một số dương, khi đó tỷ giá kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay (F > S) và được gọi là có điểm gia tăng – premium. + Nếu lãi suất của đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá => khoản chênh lệch là một số âm, khi đó tỷ giá kỳ hạn nhỏ hơn tỷ giá giao ngay (F < S) và được gọi là điểm khấu trừ - discount
  59. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Yết tỷ giá kỳ hạn Yết giá đầy đủ (outright quotation): yết giá của hai đồng tiền theo những kỳ hạn cụ thể. Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng GBP/USD 1,5580/90 1,5570/82 1,5472/88 1,5415/35 USD/CAD 1,3854/64 1,3875/90 1,3914/34 1,3970/1,40 00
  60. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Yết tỷ giá kỳ hạn (tt) Yết giá swap (swap rate): yết số điểm gia tăng hoặc khấu trừ vào tỷ giá giao cho mỗi kỳ hạn. Đây là cách yết tỷ giá kỳ hạn phổ biến trên thị trường ngoại hối, chủ yếu là trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng GBP/USD 1,5580/90 -10/-8 -108/-102 -165/-155 USD/CAD 1,3854/64 21/23 60/70 116/136
  61. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Ƣu điểm: Khi có nhu cầu chi trả trong tương lai, có thể cố định tỷ giá hôm nay Nhƣợc điểm: - Ký quỹ tạo niềm tin - Không thể hủy bỏ đơn phương, mà không có sự thỏa thuận của đối tác - Nghĩa vụ của hai bên không được chuyển giao cho bên thứ 3 nên hợp đồng có tính thanh khoản không cao.
  62. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.3 Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (SWAP) Khái niệm Là nghiệp vụ hối đoái kép gồm 2 nghiệp vụ giao ngay (spot) và nghiệp vụ có kỳ hạn (forward). Hai nghiệp vụ này được tiến hành cùng một lúc với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo 2 hướng ngược nhau. Lợi dụng cơ chế tín dụng SWAP, ngân hàng phối hợp mua và bán ngoại tệ giao ngay với mua bán ngoại tệ có kỳ hạn theo hướng ngược lại nhằm kiếm lãi hoặc bảo tồn vốn.
  63. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Phân loại: gồm có 2 loại a/ Nghiệp vụ hoán đổi giao ngay/ kỳ hạn (spot/ forward swap) Là nghiệp vụ mua/ bán giao ngay kết hợp với bán/ mua kỳ hạn cùng một lượng ngoại tệ nhất định. b/ Nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn/kỳ hạn (forward/forward swap) Ví dụ a: Minh họa giao dịch hoán đổi với Cholonimex Cholonimex có nhu cầu giao dịch: Mua 80.000 USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Bán 80.000 USD kỳ hạn để có VND chi tiêu sau 3 tháng nữa
  64. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.4 Hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng giao sau Khái niệm Giao sau là một nghiệp vụ mua bán một lượng ngoại tệ với tỷ giá xác định,việc giao nhận và thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời hạn được ấn định tại sở giao dịch ngoại hối. + Kỹ thuật thực hiện: Không trực tiếp giao dịch với ngân hàng mà qua phòng thanh toán bù trừ (clearing house)
  65. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Kỹ thuật thực hiện: Không trực tiếp giao dịch với ngân hàng mà qua phòng thanh toán bù trừ (clearing house) Đóng một khoản tiền ký quỹ cho cleanring house gọi là margin nhằm mục đích đảm bảo vật chất cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ biến động hàng ngày theo sự biến động của tỷ giá giao dịch. Cuối ngày các hợp đồng giao sau đều được đánh giá lại. Phần lớn các giao dịch giao sau đều kết thúc trước khi đến hạn bằng nghiệp vụ giao dịch đảo ngược gọi là offsetting trade.
  66. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Ví dụ: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo trong vài ngày tới CHF sẽ lên giá so với USD. Nhằm kiếm lời từ cơ hội này, vào sáng ngày thứ 3 một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF tỷ giá 0,75 USD cho 1 CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào chiều thứ 5. Nhà đầu tư này phải ký quỹ 2.565$, mức ký quỹ tối thiểu nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng giao sau CHF là 1.900 USD, nhà đầu cơ phải sẵn sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống dưới 1.900 USD.
  67. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Cuối ngày thứ 3: Tỷ giá tăng 0,755 nhà đầu tư nhận 125.000 x (0,755 – 0,75) = 625$ Cuối ngày T4: TG giảm 0,752 nhà đầu tư phải trả 125.000 x (0,755 – 0,752) = 375 Cuối T5: TG giảm 0,74 Nhà đầu tư phải trả Hợp đồng đến hạn thanh toán Nhà đầu tư phải trả: 125.000 (0,752 -0,74) = 1500 125.000 x 0,74 = 92.500
  68. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI 3.5 Giao dịch quyên chọn mua/ bán (Currency options): Khái niệm Là nghiệp vụ mua bán quyền chọn mua (call option) hoặc quyền chọn bán (put option) một loại ngoại tệ nhất định với một số lượng nhất định trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch.
  69. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Người mua phải trả cho người bán một khoản tiền nhất định gọi là phí quyền chọn hay giá của quyền chọn (option cost/ option money/ premium cost) và do vậy người tham gia được quyền chọn mua hoặc chọn bán một lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá đã thỏa thuận, cũng như cũng có thể từ bỏ quyền chọn nếu thấy bất lợi. Người bán sau khi thu phí quyền chọn có nghĩa vụ tiến hành giao dịch theo sự thỏa thuận của người mua quyền
  70. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI - Quyền chọn kiểu Mỹ - American style option - Quyền chọn kiểu châu Âu – European style option
  71. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Phí giao dịch quyền chọn được xác định căn cứ vào: • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền chọn • Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm ký kết hợp đồng • Tỷ giá thực hiện • Kiểu quyền chọn (kiểu Mỹ hay Châu Âu) • Lãi suất hai ngoại tệ giao dịch • Mức độ biến động tỷ giá hai đồng tiền giao dịch dự kiến trong tương lai.
  72. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI + Kỹ thuật thực hiện: a/ Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn đối với nhà nhập khẩu: thông thường các nhà nhập khẩu sẽ thực hiện quyền chọn mua ( call option) ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán tiền hàng. Nhưng họ chỉ thực hiện nghiệp vụ này khi dự đoán là tỷ giá trong tương lai sẽ tăng.
  73. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Ví dụ: Một công ty nhập khẩu một lô hàng trị giá 1 triệu USD, trả chậm trong 3 tháng. Họ dự đoán là tỷ giá USD/VND sẽ tăng vào 3 tháng tới nên họ quyết định mua quyền chọn mua USD với thời hạn 3 tháng. Công ty sẽ ký hợp đồng mua quyền chọn mua USD thời hạn 3 tháng với giá 1 USD = 17.854 VND, phí quyền chọn công ty phải trả cho ngân hàng là 20VND/1USD. Như vậy giá USD thực tế mà công ty mua là 17.854 + 20 = 17.874VND/USD. Đây là giá cao nhất mà công ty bỏ ra để mua 1USD. Nếu sau 3 tháng tỷ giá lớn hơn 17.874 thì thực hiện quyền chọn, nhỏ hơn 17854 thì không thực hiện quyền.
  74. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI b/ Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn đối với nhà xuất khẩu: thông thường người xuất khẩu sẽ thực hiện nghiệp vụ quyền chọn bán (put option) để bán lượng ngoại tệ thu về nhưng họ chỉ thực hiện nghiệp vụ này khi dự đoán tỷ giá sẽ giảm trong tương lai.
  75. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Ví dụ: Một công ty sẽ thu tiền XK trị giá 5 triệu JPYsau 3 tháng. Cty dự đoán JPY/VND sẽ như thế nào và thực hiện quyền chọn gì? Biết giá hợp đồng 1JPY=145VND, kỳ hạn 3 tháng, phí quyền chọn 10VND/JPY. Như vậy: TG thực tế mà công ty sẽ thực hiện là bao nhiêu? Sau 3 tháng tỷ giá giao ngay trên thị trường là JPY/VND = 140/150 thì công ty có thực hiện quyền chọn không? Tính số tiền chênh lệc giữa thực hiện và không thực hiện hợp đồng?
  76. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI Tỷ giá giao Giá thực hiện Giá hủy bỏ hợp Kết luận ngay hợp đồng đồng USD/VND VND/JPY VND/JPY > 145 135 >135 Hủy bỏ quyền chọn = 145 135 135 Có thể thực hiện hoặc không < 145 135 <135 Thực hiện quyền chọn
  77. IV. TỶ GIÁ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 4.1 Lịch sử hình thành 4.2 Cơ sở hình thành và phương pháp xác định tỷ giá VND 4.2.1 Tỷ giá VND trước tháng 11/1988 4.2.2 Tỷ giá VND từ sau tháng 11/1988
  78. IV. TỶ GIÁ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM Từ cuối năm 1992 áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Tháng 3/1997 nhà nước tiến hành điều chỉnh tỷ giá chính thức và biên độ chênh lệch cho phép đối với tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại. Ngày 26/02/1999 ngân hàng nhà nước quyết định chỉ công bố tỷ giá USD/VND gọi là tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thay cho việc công bố tỷ giá chính thức.
  79. IV. TỶ GIÁ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 4.2 Thị trường ngoại hối Việt Nam Tiền thân của thị trường ngoại hối Việt Nam là trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 16/08/1991. Ngày 20/04/1994 thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được chính thức thành lập theo quyết định 203/QĐ 13 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Thị này bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 15/10/1994.
  80. CHƢƠNG 3 THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
  81. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Dung, 2011, IncotermsR2011, NXB Lao Động Nguyễn Văn Tiến, 2011, Những lưu ý khi sử dụng Incoterms R 2010, Tạp chí Ngân Hàng số 24 năm 2011. Nguyễn Văn Tiến, 2011, Tìm hiểu về vận đơn đường biển, Tạp chí Ngân Hàng số 07 năm 2006. Hà Thị Ngọc Oanh, 2002, Giáo trình kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế, NXB Thống kê.
  82. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Phần 1: Các điều kiện thƣơng mại quốc tế Cung cấp kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế ( TMQT), cụ thể là các điều kiện thương mại quốc tế ( Incoterms 2000, 2010) Các mối liên hệ giữa các điều kiện TMQT và TTQT, cách tạo lập chứng từ) Phần 2: Bộ chứng từ trong TMQT Chức năng của từng chứng từ. Hướng dẫn tạo lập chứng từ
  83. CHƢƠNG 1 PHẦN 1 CÁC ĐIỀU KIỆN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ Moi xem phim:F:\VIDEO INTERNATIONAL PAYMENT\CANH 1.avi
  84. I. KHÁI QUÁT VỀ INCOTERMS 1.1. Incoterms  Là chữ viết tắt của "International Commercial Terms"  Tiếng Việt: Các điều kiện thương mại quốc tế. 1.3. Khái niệm ĐKTMQT là những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trong thực tiễn TMQT để phân chia trách nhiệm và chi phí giữa người mua và người bán trong giao nhận HH.
  85. 1.4. Cơ quan ban hành  Cơ quan ban hành: ICC, Paris  Các phiên bản đã phát hành: + Lần 1: 1936 - Giải thích điều kiện CIF. + Lần 2: 1953 - Giải thích 9 điều kiện. + Lần 3: 1967 - Sửa đổi phiên bản 1953. + Lần 4: 1976 - Thêm phụ lục của 1953. + Lần 5: 1980 - Giải thích 14 điều kiện. + Lần 6: 1990 - Giải thích 13 điều kiện. + Lần 7: 2000 - Giải thích 14 điều kiện trong ĐK TMĐT. + Lần 8: 2010 - Giải thích 11 quy tắc. Incoterms®2010, hiệu lực 1/1/2011
  86. 1.5. Tính chất pháp lý  Có tính chất pháp lý tùy ý: + Các phiên bản Incoterms còn nguyên hiệu lực. + HĐMB có dẫn chiếu Incoterms mới có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện. + Có thể thỏa thuận: thực hiện, không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi, hoặc bổ sung. + Luật quốc gia vượt lên trên về mặt pháp lý
  87. 1.6. Phạm vi sử dụng  Chỉ liên quan đến mua bán hàng hóa hữu hình.  Được áp dụng trong ngoại thương.  Chỉ giải thích một số nội dung liên quan đến chi phí, chuyển giao RR về hàng hóa, không thay thế HĐMB, HĐ vận tải, không hướng dẫn giải quyết tranh chấp.  Các quy tắc Incoterms không liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa và sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa (các quyền này thường được thể hiện trên chứng từ).  Các quy tắc Incoterms không ràng buộc PTTT
  88. 1.7. Mục đích của Incoterms  Quy định trách nhiệm của người bán, người mua trong lĩnh vực giao nhận.  Tránh sự suy diễn, hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên.  Cung cấp thông tin về tạo lập chứng từ.
  89. 1.8. Những ngƣời sử dụng Incoterms  Người mua, người bán, người chuyên chở.  Ngân hàng.  Nhà bảo hiểm.
  90. II. KẾT CẤU CỦA INCOTERMS 2000
  91. INCOTERMS 2000
  92. NHÓM E EXW – EX work (named place) giao hàng tại xƣởng (địa điểm qui định)  Có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở người bán hoặc tại một nơi qui định ở quốc gia người bán ( xưởng, nhà máy, kho hàng )  Khi hàng hóa chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận và chưa làm thủ tục thông quan xuất khẩu.  Áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển.
  93. PTVC CƠ SỞ NGƯỜI NGƯỜI MUA MUA CHỈ CƠ SỞ ĐỊNH NGƯỜI BÁN ĐIỂM CHUYỂN GIAO RỦI RO, CHI PHÍ
  94. NHÓM F FCA – free carrier (named place): giao ngƣời chuyên chở ( địa điểm qui định).  Người bán sau khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm qui định.  Nếu địa điểm qui định tại cơ sở người bán thì người bán chịu trách nhiệm bốc hàng.  Nếu giao tại một địa điểm khác thì người bán chỉ giao hàng trên phương tiện chở đến chưa dỡ hàng xuống.  Cho mọi phương thức vận chuyển.
  95. PTVC NGƯỜI MUA CHỈ ĐỊNH CƠ SỞ NGƯỜI CƠ SỞ MUA NGƯỜI BÁN ĐIỂM CHUYỂN GIAO RỦI RO, CHI PHÍ
  96. FAS – Free alongside ship (named port of shipment): giao dọc mạn tàu (cảng bốc qui định)  Người bán có trách nhiệm giao hàng dọc mạn tàu tại cảng bốc qui định.  Người mua chịu mọi chi phí, mất mát hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm đó.  Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.  Áp dụng cho phương thức vận tải đường biển.
  97. ĐIỂM GIAO HÀNG CƠ SỞ NGƢỜI CƠ SỞ MUA NGƢỜI BÁN ĐIỂM CHUYỂN GIAO RỦI RO, CHI PHÍ
  98. FOB – Free on board (named port of shipment): Giao lên tàu (cảng bốc qui định).  Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc qui định.  Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ thời điểm hàng được giao.  Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.  Áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa.
  99. ĐIỂM GIAO CƠ SỞ CƠ SỞ HÀNG NGƢỜI BÁN NGƢỜI MUA ĐIỂM CHUYỂN GIAO CHI PHÍ, RỦI RO
  100. NHÓM C CFR – Cost and Freight (named port of destination): Tiền hàng và cƣớc phí (cảng đến qui định)  Người bán: + Giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc qui định. + Chịu chi phí, cước vận tải. + Thông quan XK.  Người mua: + Chịu rủi ro và chi phí phát sinh thêm sau thời điểm chuyển giao hàng.  Áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa.
  101. CFR ĐIỂM CHUYỂN ĐIỂMĐIỂM CHUYỂN GIAO RỦI RO GIAOCHUYỂN CHI PHÍ GIAO CHI
  102. CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí (cảng đến qui định)  Người bán: + Giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc qui định. + Chịu chi phí và cước vận tải + Mua BH tối thiểu 110 %/giá trị lô hàng. + Thông quan XK  Người mua: + Chịu rủi ro và chi phí phát sinh thêm sau thời điểm chuyển giao hàng.  Áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa.
  103. CPT – Carriage paid to (named place of destination): cƣớc phí trả tới (nơi đến qui định)  Người bán: + Giao hàng cho người chuyên chở do chính mình chỉ định. + Trả chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng đến nơi đến qui định. + Làm thủ tục thông quan xuất khẩu.  Người mua: + Chịu rủi ro kể từ khi chuyển giao hàng khi hàng được giao cho người chuyên chở đầu tiên.  Áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển.
  104. CƠ SỞ NGƢỜI CƠ SỞ NGƢỜI MUA BÁN ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO RỦI RO GIAO CHI PHÍ
  105. CIP – Carriage and Insurance paid to (named place of destination): cƣớc phí và bảo hiểm trả tới (nơi đến qui định)  Chỉ khác CPT là người bán phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu 110 % giá trị lô hàng.  Áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển.
  106. NHÓM D DAF – Deliveried at Frontier (named place): giao tại biên giới (địa điểm qui định).  Người bán: + Giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận chuyển đến chưa dỡ hàng xuống. + Làm thủ tục thông quan xuất khẩu.  Người mua: + Làm thủ tục thông quan NK. + Chịu rủi ro sau khi dỡ hàng xuống.  Chỉ nên áp dụng đối với đường sắt, đường bộ, hoặc giao tại biên giới trên đất liền
  107. CƠ SỞ BIÊN CƠ SỞ NGƢỜI GIỚI NGƢỜI BÁN MUA ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO, CHI PHÍ
  108. DES – Deliveried Ex ship (named port of destination): Giao tại tàu (cảng đến qui định)  Người bán: + Thông quan xuất khẩu. + Giao hàng đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu ở cảng đến qui định. + Chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến cảng đến qui định trước khi dỡ hàng xuống.  Áp dụng đối với phương thức vận tải đường biển, đường thủy nội địa hoặc vận tải đa phương thức trên một tàu ở cảng đến.
  109. GIAO HÀNG CƠ SỞ TRÊN BOONG CƠ SỞ NGƢỜI TÀU NGƢỜI BÁN MUA ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO, CHI PHÍ
  110. DEQ - Deliveried Ex Quay (named port of destination): Giao tại cầu cảng (cảng đến qui định)  Người bán + Giao hàng khi hàng hóa chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu cảng tại cảng đến qui định. + Chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến cảng đến qui định và dỡ hàng đặt tại cầu cảng qui định.  Người mua: làm thủ tục và chịu chi phí để thông quan nhập khẩu.  Áp dụng cho phương thức vận tải đường biển, đường thủy nội địa hoặc vận tải đa phương thức.
  111. GIAO HÀNG CƠ SỞ TẠI CẦU CƠ SỞ NGƢỜI CẢNG NGƢỜI BÁN MUA ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO, CHI PHÍ
  112. DDU – Deliveried Duty Unpaid (named place of destination): giao chƣa nộp thuế (nơi đến qui định)  Người bán: + Giao hàng cho người mua ở nơi đến qui định trên phương tiện chở đến chưa dỡ hàng xuống và chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu. + Chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến nơi đến qui định  Người mua: làm thủ tục và chịu chi phí để thông quan nhập khẩu.  Áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển.
  113. CƠ SỞ ĐIỂM GIAO NGƢỜI HÀNG CƠ SỞ BÁN NGƢỜI MUA ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO RỦI RO, CHI PHÍ
  114. DDP – Deliveried duty paid (named place of destination): giao đã nộp thuế (nơi đến qui định)  Người bán giao hàng cho người mua ở nơi đến qui định trên phương tiện chở đến chưa dỡ hàng xuống và đã làm thủ tục cũng như chịu mọi chi phí, rủi ro liên quan đến việc thông quan nhập khẩu. Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến nơi đến qui định.  Áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển.
  115. III. INCOTERMS R 2010
  116. 1. LÝ DO RA ĐỜI
  117. 2. NỘI DUNG INCOTERMSR 2010
  118. 3. KẾT CẤU INCOTERMS R 2010
  119. 4. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA INCOTERMS R 2010 VỚI INCOTERMS 2000 4.1 ĐIỂM KHÁC CHUNG ĐIỂM KHÁC 1 - Giảm từ 13 điều kiện xuống còn 11 quy tắc. ĐIỂM KHÁC 2 - Incoterms R 2010 chỉ chia thành 2 nhóm. - Incoterms 2000 chia thành 4 nhóm. ĐIỂM KHÁC 3 - Được áp dụng trong ngoại thương và nội thương (mới). ĐIỂM KHÁC 4 - Trao đổi thông tin bằng điện tử.
  120. ĐIỂM KHÁC 5 - Không gian và thời gian bảo hiểm. ĐIỂM KHÁC 6 - Thay cụm từ « chưa được dỡ» thành « sẵn sàng để dỡ» ĐIỂM KHÁC 7 - Bán hàng theo chuỗi.
  121. 4.2 ĐIỂM KHÁC CHI TIẾT ĐIỂM KHÁC 1 3 điều kiện FAS, FOB, CFR,CIF trong IncotermsR 2010 không thích hợp cho vận tải bằng container
  122. ĐIỂM KHÁC 2 3 quy tắc (FOB, CFR và CIF): Địa điểm chuyển giao (shipment point) không còn là lan tàu (ship's rail), mà khi hàng hóa đã được xếp xong lên tàu (shipped on board).
  123. ĐIỂM KHÁC 3 Hai quy tắc mới DAT và DAP thay thế cho bốn ĐK cũ DAF, DES, DEQ và DDU DAP DELIVERED AT PLACE INCOTERMS 2010 INCOTERMS 2000
  124.  DAT và DAP được dùng cho mọi PT vận tải.  DAT (Delivered At Terminal): Giao hàng tại bến, khi HH được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ khỏi PT VT. "Bến" ở đây được hiểu là bất kỳ đâu, như: cầu cảng, cảng hàng không, ga container, ga đường bộ, ga đường sắt  DAP (Delivered At Place): Giao hàng nơi đến, khi HH được đặt dưới sự định đoạt của người mua và sẵn sàng để dỡ khỏi PT VT. "Place" đây được hiểu là bất kỳ đâu, như: cầu cảng, cảng hàng không, ga container, ga đường bộ, ga đường sắt
  125. 5. NHỮNG LƢU Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS 2010 5.1. Tên gọi "Incoterms®2010" - Ký hiệu ® được đưa vào cần dẫn chiếu chính xác để đảm bảo chắc chắn HĐ sẽ được áp dụng "Incoterms®2010". 5.2. Đổi từ "điều kiện - terms" sang "quy tắc - rules" - Các Incoterms trước đây gọi EWX, FCA, FOB, là "điều kiện - this term", còn Incoterms®2010 gọi là "quy tắc - this rule". 5.3. Trao đổi thông tin bằng điện tử - Cho phép trao đổi thông tin bằng điện tử. 5.4. Không gian và thời gian bảo hiểm - Hiệu lực bảo hiểm từ cảng đi đến cảng đến quy định. 5.5. Nghĩa vụ và trách nhiệm mua bảo hiểm của người bán.
  126. 6. INCOTERMS®2010 VỚI TTQT 6.1. Mối quan hệ giữa Incoterms và phƣơng thức TTQT  Các quy tắc của Incoterms không đề cập tới các PTTT, nghĩa là Incoterms và các PTTT là độc lập với nhau.  Ngược lại, bất kỳ PTTT nào cũng không đề cập đến bất kỳ quy tắc nào của Incoterms, nghĩa là bất kỳ PTTT nào cũng có thể áp dụng cho bất kỳ quy tắc nào của Incoterms. => Chọn PTTT và quy tắc Incoterms cho từng thương vụ là hoàn toàn tự do, theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán.
  127. 6.2. Incoterms và tạo lập chứng từ  Incoterms không tập trung vào việc chứng từ phải được tạo lập như thế nào, như: + Không quy định loại chứng từ phải phát hành. + Không quy định nội dung chứng từ.
  128.  Incoterms chỉ ra quy tắc tạo lập chứng từ chung như sau: + CIF/CIP: Người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ bảo hiểm HH từ điểm giao hàng (delivery point) đến điểm đích quy định (named point). + C và D: Người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ VT hoặc bằng chứng giao hàng phù hợp với PTVT. + FCA, FAS và FOB: Người bán phải cung cấp cho người mua biên lai gửi hàng thông thường (Master Receipt, Cargo Receipt, Delivery Receipt) hoặc chứng từ vận tải. + EXW: Người mua phải cấp cho người bán bằng chứng thích hợp về việc đã nhận hàng (Delivery Report).
  129. TÓM TẮT INCOTERMS 2010 Cách dễ nhớ 11 quy tắc của Incoterms®2010 Chúng ta hình dung 11 quy tắc là 11 cầu thủ của một đội bóng đang chơi theo chiến thuật 1 - 3 - 4 - 3 như sau:
  130. CÂU HỎI ÔN TẬP I. ÔN LẠI INCOTERMSR 2010 ( mời các em xem một đoạn phim ngắn về Incotermsr 2010) II. CÂU HỎI VẬN DỤNG 1/ Điều kiện nào người bán không thông quan Xuất khẩu? 2/ Điều kiện nào người bán phải thông quan xuất nhập khẩu? 3/ Điều kiện nào sau đây sẽ chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người xuất khẩu sang nhập khẩu sớm hơn: FOB, CFR, CIF? Tại sao? 4/ Với những điều kiện nào trong Incoterms®2010 thì người nhập khẩu chắc chắn được bảo hiểm hàng hóa? Tại sao? 5/ Điều kiện nào sau đây phù hợp với vận tải bằng container:
  131. PHẦN 2 BỘ CHỨNG TỪ CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN
  132. I. PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ TRONG TMQT VÀ TTQT
  133. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.1 Khái niệm và đặc điểm a/ Khái niệm Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading - thường viết tắt là B/L) là chứng từ vận tải hàng hóa (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở.
  134. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) b/ Đặc điểm của B/L 1. Khi nói đến B/L, thì vận tải biển phải xảy ra. 2. Là loại chứng từ sở hữu hàng hoá. 3. Ký phát B/L phải là người có chức năng chuyên chở. - Có phương tiện chuyên chở. - Người kinh doanh chuyên chở. 4. Thời điểm cấp B/L: (Shipped, Received for shipment). 5. Tiêu đề vận đơn: "Để xác định được B/L thuộc loại nào phải căn cứ vào nội dung cụ thể ghi trên B/L".
  135. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.2. Các chức năng của B/L 1. Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở. 2. Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở. Ghi chú: Mối quan hệ giữa HĐ chuyên chở và B/L? 3. Là chứng từ sở hữu hàng hoá. 4. Có chức năng lưu thông (chuyển nhượng, mua bán). Lưu ý khi mua bán: Trọn bộ. 5. B/L là chứng từ chính mà NB xuất trình NH để thanh toán tiền hàng. 6. B/L còn là cơ sở để thực hiện khai báo hải quan, mua BH XNK.
  136. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.3. Phạm vi sử dụng của B/L 1. Đối với nhà XK: Là bằng chứng đã giao hàng và hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Cơ sở để lập BCT TT. 2. Đối với nhà NK: Dùng để nhận hàng, đối chiếu HH ghi trên B/L với thực tế. 3. Đối với người chuyên chở: Là căn cứ để trả hàng, khi đã có B/L trong tay hoàn thành nghĩa vụ chuyên chở. 4. Làm các thủ tục: Hải quan, khiếu kiện
  137. Tiêu đề B/L Tên và địa chỉ người gửi hàng hoặc người Số ủy thác B/L Tên và địa chỉ gười nhận hàng hoặc người ủy thác Tên và địa chỉ người Tên và đc người được chuyên chở thông báo giao hàng Nơi nhận hàng Cảng xếp hàng Cảng dỡ hàng Nơi giao hàng Số hiệu tàu Số B/L gốc
  138. Số niêm chì, Mô tả hàng hóa được Trọng lượng Kích thước seal hải quan chuyên chở, bao gói tổng cộng hàng hóa của hàng hóa Tổng số container hoặc bao gói Chi tiết về cước phí Ngày PH vận đơn Chữ ký của người chuyên chở Ngày xếp hàng, ký tên
  139. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L)  Lưu ý: (3): Shipper: Nếu gửi hàng đầy container thì ghi tên chủ hàng hoặc người làm dịch vụ giao hàng, không đầy thì ghi tên người gom hàng (consolidator) (4) Consignee: - Tên ai ghi ở ô này người đó được nhận hàng ( B/L đích danh) - Nếu ô này ghi “To order” hoặc để trống thì đây là vận đơn theo lệnh người gửi hàng. (Nhà XK ký hậu) - Nếu ô này ghi “To order of XYZ bank” thì đây là vận đơn theo lệnh người ngân hàng. (Ngân hàng ký hậu)
  140. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) (6) Notify Party: - Thường là NM được ghi ở đây – nếu là vận đơn theo lệnh - Nếu là vận đơn đích danh ghi : “ Same as consignee” hoặc để trống. MẪU BL MAU\Picture MẪU BL MAU\Picture 001.jpg
  141. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.4. Phân loại B/L a/ Căn cứ vào tình trạng hàng hoá: - Shipped on Board (Shipped; On Board; Laden on Board; Laden; Loaded) Đảm bảo hàng đã được giao cho người vận tải. - Received for Shipment (Accepted for Cariage; Taking in Charge) Không chắc chắn đối với chủ hàng. b/ Căn cứ vào phê chú trên vận đơn: - Clean B/L: Không có ghi chú xấu về hàng hóa, hoặc bao bì. - Unclean B/L: Có ghi chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì.
  142. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) c/ Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hoá: - Original B/L - Copy of B/L - Surrendered d/ Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn: - Nominated B/L, B/L to a named person. - B/L to order of - To Bearer B/L.
  143. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) e/ Căn cứ vào phương thức thuê tàu: - Liner B/L. - Charter party B/L. f/ Căn cứ vào hành trình chuyên chở: - Direct B/L (transhipment not allowed). - Through B/L (transhipment allowed). g/ Một số loại vận đơn khác; - Short B/L (theo HĐ thuê tàu). - Custom’s B/L (dùng để làm thủ tục hải quan). - Forwarder’s B/L
  144. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) - Third party B/L. - Container B/L. + Full Container Load (Vận đơn nguyên container) + Less than Container Load (Vận đơn container lẻ). @ Người chuyên chở nhận hàng: B/L thông thường @ Đại lý gôm hàng nhận: > Master B/L > Forwarder’s (or House) B/L.
  145. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.5 Cách nhận biết B/L gốc - Một bộ gồm nhiều bản, thường có 3 bản gốc, nhiều bản sao. - Nhận biết bản gốc và bản sao như sau:  Bản gốc: Original, negotiable Origin, duplicate, triplicate, First original, second original, Third original.  Bản copy: Copy, non-negotiable
  146. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.6 Ký hậu vận đơn: a/ Ký hậu đích danh: Deliver to MR ABC For Bank XXX ( authorized signature) b/ Ký hậu theo lệnh của 1 người đích danh: Deliver to order of the Mr ABC For Bank XXX ( authorized signature)
  147. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) c/Ký hậu theo lệnh để trống hoặc lệnh của người cầm Deliver to order of (Deliver to order of bearer) For Bank XXX ( authorized signature) d/ Ký hậu truy đòi và miễn truy đòi Miễn truy đòi: Deliver to order of the Mr ABC For Bank XXX ( authorized signature) without recourse
  148. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.7 Ký vận đơn - Phải là người có chức năng (carrier, master or their Agents). a/ Người chuyên chở hay đại lý người chuyên chở ký: + Nếu trên B/L đã thể hiện tên Carrier, thì không + Nếu chưa thể hiện, thì phải b/ Thuyền trưởng hay đại lý Thuyền trưởng ký: + Thuyền trưởng không cần ghi tên. + Đại lý phải ghi rõ tên.
  149. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) 1.8 Một số lƣu ý khi lập B/L - Tiêu đề của B/L là không bắt buộc. - Tên người chuyên chở có nhất thiết phải thể hiện? Tên người chuyên chở thể hiện ở mặt sau có chấp nhận? - Cách ghi người nhận hàng: + Đích danh. + Theo lệnh. + Vô danh.
  150. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) - Nếu mục "Notify party" để trống, thì có TB cho ai? - Có chấp nhận một B/L không thể hiện số bản gốc? Một vận đơn thể hiện số bản gốc là (0) bản? -Việc ghi: + Ký mã hiệu HH, số container, số kẹp chì. + Số lượng. + Mô tả hàng hoá. trên B/L nhằm mục đích gì?
  151. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) - Nội dung về con tàu và hành trình: + Phải căn cứ vào HĐMB hoặc L/C để điền cho đúng:
  152. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) - Về giao nhận hàng hoá: Trên B/L phải thể hiện: + Hoặc: Shipped on Board, + Hoặc: Received for Shipment, - Về cƣớc phí: + Hoặc: Freight Prepaid/ Freight Paid. + Hoặc: Freight to Collect/ Freight Payable at Destination. + Hoặc: Freight as Arranged. - Không cần ghi chú “Clean".
  153. 1.VẬN ĐƠN ĐƢỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L) Ngoài vận đơn đường biển người ta còn sử dụng Giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill): - Không có chức năng như B/L: không chuyển nhượng được Không được phép bán hàng khi đang vận chuyển. - Không đảm bảo an toàn về hàng hóa, về người nhận. - Một số quốc gia không chấp nhận. - Chỉ sử dụng trong mối quan hệ TM thân thuộc.
  154. 2. CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC Khái niệm Vận tải đa phương thức là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên. Các tên gọi: - Vận tải đa phương thức ( Multimodal Transport) - Vận tải liên hợp (Combined Transport) - Vận tải hỗn hợp (Intermodal Transport)
  155. 3. VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG Tiếng Anh: Air Waybill; Air Consignment Note; House Air Waybill; Air Transport Document, Tiếng Việt: Không vận đơn; Vận đơn hàng không; Chứng từ vận tải hàng không; Biên lai gửi hàng hàng không;
  156. 4. HÓA ĐƠN THƢƠNG MẠI 4.1 Khái niệm Là chứng từ có tính chất pháp lý, là chứng từ do người bán lập chỉ ra chi tiết về hàng hóa trao đổi để nhận được tiền. Nội dung gồm: - Các bên tham gia mua bán hàng hóa. - Nội dung hàng - Điều kiện giao hàng - Chi tiết cụ thể về vận tải hàng hóa. - Điều kiện thanh toán và trao chứng từ. - Thông tin về xuất xứ hàng hóa. - Mã số phân loại thuế quan. - Chữ ký bằng tay của người XK
  157. 4. HÓA ĐƠN THƢƠNG MẠI 4.2 Chức năng - Được lập thành nhiều bản,được sử dụng vào nhiều việc khác nhau: + Dùng để khai báo hải quan, mua bảo hiểm, tính thuế XNK. + Là công cụ tài trợ tín dụng: khi hóa đơn được chấp nhận trả tiền từ người mua hay NH. + Kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương + Nếu BCT không có hối phiếu kèm theo Hóa đơn Thương mại thay thế HP đòi tiền nhà NK.
  158. 4. HÓA ĐƠN THƢƠNG MẠI 4.3. Phân loại Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): là hóa đơn thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa (trong trường hợp hàng được giao thành nhiều lần) Hóa đơn chính thức (Final Invoice): hóa đơn dùng đển thanh tóan hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng. Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng. Hóa đơn chiếu lệ: (Profoma Invoice): có hình thức giống như hóa đơn nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền, được dùng khi hàng hóa được gởi đi triển lãm, gởi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu
  159. 5. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM 5.1 Khái niệm Bảo hiểm là cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.
  160. 5. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM 5.2 Các thuật ngữ: - Insurer or Underwwriter or Insurance Company (Người bảo hiểm) - Insured or Assured. ( Người được bảo hiểm) - Subject matter insured ( Đối tượng bảo hiểm) - Risk insured against (Rủi ro được bảo hiểm) + Clause A: Bao gồm tất cả các rủi ro, ngoại trừ các rủi ro đặc biệt như chiến tranh, đình công , (Phổ biến) + Clause B: Rủi ro được BH ít hơn + Clause C: Rủi ro được BH ít nhất
  161. 5. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM ( INSURANCE CERIFICATE) - Insurance Premium (Phí bảo hiểm) - Insured Value: Giá trị đối tượng bảo hiểm (Số tiền tối đa mà người bảo hiểm cam kết bồi thường) - Insured Amount: Số tiền BH là số tiền người mua BH khai báo, nó có thể bằng, thấp hay cao hơn trị giá BH (ví dụ: CIF). - Total Insured Amount: Tổng số tiền BH (110%CIF) - Insurance Indemnity: Tiền bồi thường bảo hiểm
  162. 5. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM MẪU Giấy yêu cầu BH hàng hóa. - Bảo hiểm đơn - Giấy chứng nhận bảo hiểm
  163. 6. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ( CERTIFICATE ORIGIN – C/O) - Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp thường là phòng thương mại hoặc bộ thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. - Các loại: + Form A: hàng xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế quan trong khuôn khổ hiệp định ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP – Generalized System of preferences). + Form B: dùng cho các sản phẩm mà người mua yêu cầu + Form T: được cấp cho hàng dệt vào EU + Form D: là loại C/O dùng cho các mặt hàng xuất khẩu được hường chế độ thuế quan ưu đãi có hiệu chung (CEPT – Common Effective Preferential Tariff).
  164. 7. GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH VÀ CHỨNG NHẬN VỆ SINH Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng hóa nhằm xác nhận hàng hóa đã an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc Các loại: - Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (animal product sanitary inspection certificate). - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate) - Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate)
  165. 8. CÁC CHỨNG TỪ HÀNG HÓA KHÁC - Phiếu đóng gói ( P/L). - Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng.
  166. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 1/ Điều kiện nào sau đây sẽ chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người xuất khẩu sang nhập khẩu sớm hơn: FOB, CFR, CIF? Tại sao? 2/ Với những điều kiện nào trong Incoterms®2010 thì người nhập khẩu chắc chắn được bảo hàng hóa? Tại sao? 3/ Điều kiện nào sau đây phù hợp với vận tải bằng container: FOB, FCA, CFR, CPT, CIF và CIP?
  167. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 4. Một B/L có tiêu đề là “Port to Port Bill of lading” được dùng cho những điều kiện nào trong Incoterms®2010: FCA, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, DAT, DAP, DDP? Tại sao? 5/ Để 1 B/L trở thành “ đã bốc hàng lên tàu” thì B/L nhất thiết phải thể hiện từ hay cụm từ nào? 6/ B/L theo lệnh “ to order B/L” có thể chuyển thành: a/ Đích danh b/ Vô danh c/ Theo lệnh của người khác
  168. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 7/ Hãy nêu đặc điểm của B/L sau:
  169. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 8. Hợp đồng ngoại thương quy định giao hàng đích danh cho công ty TNHH MINH Hải, địa chỉ: 30 Trần Đề, Sóc Trăng, Viêt Nam. Hãy điền thông tin thích hợp vào ô đúng: 9/ Hợp đồng ngoại thương quy định giao hàng theo lệnh của Ngân hàng VN Eximbank – Tay Do Branch; đia chỉ: Lot P&R Tran Van Kheo, Ninh Kieu Dist., Can Tho City, Viet Nam. Hãy điền vào ô thích hợp. Consignee Consignee Consignee Consignee Order To order of Or order
  170. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
  171. PHẦN 3 PHƢƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
  172. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE
  173. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 1.1 Quá trình hình thành và phát triển - Vào thế kỷ thứ 12 người ta bắt đầu bán hàng chịu. - Phát sinh giấy nhận nợ - hối phiếu nhận nợ. - Đến thế kỷ thứ 16 hối phiếu đòi nợ (gọi là hối phiếu) được dùng phổ biến. Cơ sở hình thành hối phiếu là tín dụng thương mại.
  174. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE Đối với Việt Nam Đến năm 1999, Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào về Hối Phiếu thực tế đã áp dụng Công ước Geneve 1930 về luật Hối Phiếu ( ULB 1930) Cuối 1999, Pháp lệnh về Thương Phiếu, có hiệu lực từ 01/07/2000 Năm 2005, Luật về Các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, có hiệu lực 1/7/2006
  175. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 1.2 Khái niệm và các bên tham gia Khái niệm Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
  176. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE Các bên tham gia: 1/ Drawer: Người ký phát. - Vai trò là chủ nợ. - Người lập phiếu. 2/ Drawee: Người bị ký phát hay người phải trả tiền - Vai trò là con nợ. 3/ Acceptor: Người chấp nhận. - Vai trò là con nợ. - Bất kỳ Drawee nào đều là Acceptor; và ngược lại.
  177. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 4/ Beneficiary (Holder or Bearer): Người hưởng lợi. - Đích danh. - Người nhận chuyển nhượng. - Người nắm giữ B/E vô danh. @ Người ký phát có thể là Beneficiary? @ Ai là người chỉ định Beneficiary? 5/ Endorser or Assignor: Người chuyển nhượng. - Ai là người chuyển nhượng? (Beneficiary). - Tại sao người chuyển nhượng gọi là người ký hậu?
  178. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 6/ Avaliseur (guarantor): Người bảo lãnh Là bất cứ người nào ký tên lên hối phiếu, ngoại trừ người ký phát và người bị ký phát. @ Trách nhiệm, quyền của người bảo lãnh? - Hối phiếu đến hạn mà không được thanh toán người bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán hối phiếu - Truy đòi.
  179. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.4. Những nội dung bắt buộc của B/E Hình thức: văn bản Hình mẫu hối phiếu: do các pháp nhân và thể nhân quyết định Ngôn ngữ: Viết tay, in sẵn, đánh máy bằng thứ tiếng nhất định và thống nhất Lập thành một hay nhiều bản, có đánh số thứ tự, có giá trị như nhau. Bản nào đến trước, sẽ được thanh toán, bản còn lại sẽ vô giá trị
  180. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE Bản thứ nhất ghi câu: “Second of the same tenor and date being unpaid” Bản thứ hai ghi câu: “First of the same tenor and date being unpaid” @ Hình mẫu có quyết định giá trị pháp lý của B/E? @ Tại sao phải QĐ những nội dung bắt buộc của B/E? Vì B/E là chứng chỉ có giá và được lưu thông
  181. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE Những nội dung bắt buộc của Hối Phiếu
  182. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 1. Phải có chữ “Hối phiếu” ghi trên mặt trước chứng từ - Ghi bằng thứ tiếng lập Hối Phiếu - Tiếng Anh là Bill of Exchange hoặc Draft 2. Lệnh thanh toán phải được chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định -Vô điều kiện nghĩa là gì? -Số tiền ghi trên hối phiếu thế nào?
  183. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 3. Tên và địa chỉ của người bị ký phát - Nhằm đảm bảo cho người thụ hưởng có thể xác định ai/ở đâu là người chịu trách nhiệm thanh toán, chấp nhận HP. - Người bị ký phát phụ thuộc vào phương thức thanh toán. ( nhờ thu, ghi sổ, chuyển tiền, ứng trước? L/C?) - Trách nhiệm của người bị ký phát: thanh toán ngay hoặc ký chấp nhận HP. - Quyền của người bị ký phát: có quyền từ chối trả tiền khi HP ký sai luật và khi chưa ký chấp nhận HP
  184. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 4. Tên và địa chỉ của người ký phát hối phiếu Người ký phát là người chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng trong trường hợp người bị ký phát từ chối trả tiền bắt buộc phải ghi tên địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
  185. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 5. Thời hạn thanh toán hối phiếu
  186. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 6. Địa điểm thanh toán: - Nếu không có quy định khác là địa chỉ của người ký phát. - Nếu có quy định thì lấy địa điểm quy định này. - Thường chọn ngân hàng nơi người bị ký phát mở tài khoản.
  187. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 7. Tên và địa chỉ của người thụ hưởng Người hưởng lợi: + Bản thân người ký phát + Một người khác được người ký phát chỉ định. + Người được người hưởng lợi ký hậu chuyển nhượng. - Các phương án chỉ định người thụ hưởng + Đích danh (thế nào là đích danh?). + Theo lệnh (các phương án ghi theo lệnh?). + Vô danh (các phương án vô danh?).
  188. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 7. Tên và địa chỉ của người thụ hưởng (tt) - Các phương án chỉ định người thụ hưởng + Đích danh (thế nào là đích danh?).  Ghi câu: “ Thanh toán cho (Ông, Bà) số tiền” ( nếu không muốn chuyển nhượng, thì là người thụ hưởng duy nhất  Nếu muốn chỉ một người nào đó là người thụ hưởng duy nhất, ghi “ pay to Mr only the sum of” ( not pay to order, not negotiable)
  189. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 7. Tên và địa chỉ của người thụ hưởng (tt) + Theo lệnh: “ Thanh toán theo lệnh của Ông ( Bà) Số tiền”  Không muốn chuyển nhượng ghi câu: “ Thanh toán cho Ông (Bà) tên mình”  Chuyển nhượng: ký hậu. + Vô danh (các phương án vô danh?)  Người cầm là người thụ hưởng.  Chuyển nhượng: trao tay.
  190. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 8. Ngày, tháng và nơi phát hành hối phiếu  Ghi rõ địa điểm phát hành địa chỉ của người phát hành là nơi phát hành.  Thiếu địa chỉ người phát hành, Hối phiếu vô giá trị.  Không ghi ngày tháng Vô giá trị Thiếu 1 trong 8 yếu tố trên, Hối Phiếu trở nên vô giá trị.
  191. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE
  192. BILL OF EXCHANGE No 4393 Tokyo, Japan, June 13, 2008 For: US$ 43,200.00 D/A at 60 days after B/L date of this first Bill of exchange (second being unpaid) pay to the order of Sumitomo Mitsu Banking Corporation The sum of US dollars forty three thousand two hundred only To: For Sanyo Trading Co.,Ltd TS co.,Ltd Signature LMX Industrial Zone HCM city, Vietnam
  193. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE Nội dung điền thêm thường là: a/ “Drawn under ” Nếu là B/E trong phương thức nhờ thu, thì thường là: - Drawn under invoice(s) No(s) dated - Drawn under sales contract No . . dated Nếu là hối phiếu trong phƣơng thức L/C, thì thường là: - Drawn under L/C No.: dated/wired issued by
  194. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.5 Các đặc điểm của Hối phiếu 2.5.1 Tính trừu tượng của Hối phiếu, hay tính độc lập của khoản ghi nợ trên hối phiếu. 2.5.2 Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu 2.5.3 Tính lưu thông của hối phiếu
  195. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.5.1 Tính trừu tƣợng của Hối phiếu, hay tính độc lập của khoản ghi nợ trên hối phiếu. - Không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu - Hiệu lực pháp lý không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra hối phiếu - Dễ bị lạm dụng phát hành dưới dạng hối phiếu khống.
  196. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.5.2 Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu - Người bị ký phát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu, không được viện bất kỳ lý do riêng hoặc chung nào để từ cối trả tiền, trừ khi hối phiếu lập trái với luật điều chỉnh nó. - Người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.
  197. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.5.2 Tính lƣu thông của hối phiếu - Là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và bắt buộc trả tiền nên hối phiếu có được tính lưu thông. - Có thể dùng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó để thanh toán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, chiết khấu tại NHTM và tái chiết khấu tại NHTW. - Chỉ những hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán mới có giá trị chuyển nhượng.
  198. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6 Phân loại hối phiếu 2.6.1 Căn cứ vào thời hạn thanh toán - HP trả tiền ngay ( at sight bill hay on demand bill). - HP có kỳ hạn (usance bill, time bill) 2.6.2 Căn cứ vào chứng từ kèm theo - HP trơn (clean bill) - HP kèm chứng từ (documentary bill) + HP kèm chứng từ trả tiền ngay (D/P) + HP kèm chứng từ có chấp nhận ( D/A)
  199. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6 Phân loại hối phiếu (tt) 2.6.3 Căn cứ vào tính chuyển nhƣợng - HP đích danh ( norminal bill) “At sight of this first bill of exchange pay to Mr only the sum of ”
  200. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE - HP vô danh ( bearer bill) + Không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước “At sight of this first bill of exchange pay to ” “At sight of this first bill of exchange pay to the order of ” + HP chuyển nhượng bằng cách ký hậu ở mặt sau để trống (blank endorsement) hoặc ký hậu theo lệnh để trống ( order endorsement in blank) - HP chuyển nhượng theo lệnh (order bill) “At sight of this first bill of exchange pay to the order of VIETCOMBANK the sum of ”
  201. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6.3 Căn cứ vào ngƣời ký phát hối phiếu: - HP thương mại ( trade bill) - HP ngân hàng ( bank bill) 2.6.4 Căn cứ vào tình trạng chấp nhận - HP chưa ký được ký chấp nhận. - HP đã được người trả tiền ký chấp nhận. + Chấp phiếu thương mại. + Chấp phiếu ngân hàng.
  202. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.5.6 Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu - HP nội tệ - HP ngoại tệ 2.5.7 Căn cứ vào cơ sở hình thành HP - HP khống. - HP thực 2.5.7 Căn cứ vào không gian lƣu thông HP - HP nội địa - HP quốc tế
  203. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6 Các nghiệp vụ liên quan đến HP - Phát hành HP - Chấp nhận HP - Chuyển nhượng HP - Bảo lãnh HP - Chiết khấu HP
  204. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6.1 Phát hành HP - Nhà XK giao hàng lập BCT thanh toán, bao gồm HP để đòi tiền nhà NK - Người ký phát phải đảm bảo HP tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung.
  205. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6.2 Chấp nhận HP - Chỉ thực hiên khi HP là HP có kỳ hạn. - Ghi trực tiếp lên mặt trước tờ HP từ : “Chấp nhận” và ngày tháng, ký tên - Bằng thư hay bằng điện. - Chấp nhận là vô điều kiện. - Phương thức nhờ thu, nhà Nhập khẩu trả tiền cũng là người ký chấp nhận - Phương thức L/C, Ngân hàng trả tiền là người ký chấp nhận. - Người thụ hưởng phải xuất trình HP đúng địa điểm, chưa hết hạn thanh toán, trong ngày làm việc
  206. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6.2 Chấp nhận HP (tt) -Xuất trình trực tiếp hoặc bằng Thư đảm bảo Chấp -Ghi trực tiếp trên HP hoặc bằng văn Chấp nhận thư (điện) nhận là vô điều -Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần kiện Chấp nhận thương mại hoặc chấp nhận NH Ngày chấp nhận là bắt buộc, ngày chấp nhận là tùy ý
  207. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6.3 Chuyển nhƣợng HP Ký hậu để trống Trao tay (Blank endorsement) Chuyển nhượng Ký hậu theo lệnh Ký hậu To order endorsement Ký hậu hạn chế Restrictive endorsement Ký hậu miễn truy đòi Without recourse endorsement
  208. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE
  209. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE
  210. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE
  211. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE
  212. I. HỐI PHIẾU BILL OF EXCHANGE 2.6.4 Bảo lãnh HP - Cam kết trả tiền của người thứ ba. - Ghi chữ bảo lãnh ở mặt trước hoặc sau HP hoặc bằng văn bản 2.6.4 Chiết khấu HP - Việc tổ chức tín dụng mua lại HP chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên HP 2.6.7. Kháng nghị HP - Người trả tiền không thực hiện thanh toán Kháng nghị HP
  213. II. SEC CHEQUE 2.1. Sự hình thành và phát - ULC 1931 - UN 1982 - VN 1/7/2006. 2.2. Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô ĐK do một người (chủ TK) ra lệnh cho ngân hàng trích từ TK của mình một số tiền xác định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệch của người này, hoặc trả cho người cầm séc. 2.3. Điều kiện phát hành Séc
  214. II. SEC CHEQUE 2.3 Điều kiện phát hành Séc - Phải có tài khoản vãng lai (tài khoản thanh toán) tại ngân hàng - Phải có đủ số dư hoặc được cấp một khoản tín dụng - Có quyền sử dụng một quyển số séc thông qua hợp đồng séc
  215. II. SEC CHEQUE 2.4. Một số điều kiện đặc biệt - Chỉ sử dụng những mẫu séc của tổ chức tín dụng phát hành ( có biên nhận giao séc). - Các mẫu séc phải được bảo vệ cẩn thận. - Các bản séc phải được ghi rõ ràng và chính xác, không được gạch bỏ, tẩy, xóa - Giá trị số và chữ phải thống nhất. - Ngân hàng thanh toán séc được ủy quyền kiểm tra quyền của người xuất trình séc hoặc giấy biên nhận - Ngân hàng thanh toán sẽ thanh toán cho một tờ séc do ngân hàng khác phát hành. - Séc sử dụng trong nội địa ghi bằng ngoại tệ được thanh toán bằng nội tệ.
  216. II. SEC CHEQUE 2.3. Hình thức: + Bằng văn bản, gồm hai phần (cuống séc và phần séc). + Mặt trước in sẵn các nội dung của séc, mặt sau để ghi các nghiệp vụ về séc. 2.4 Các bên tham gia: + Người ký phát. + Người trả tiền. + Người thụ hưởng
  217. II. SEC CHEQUE 2.6. Nội dung bắt buộc của tờ séc: - Tiêu đề “Séc”. - Lệnh trả tiền vô ĐK một số tiền nhất định. + ULB (điều 9); VN (khoản 6, điều 58); ISBP (điều 52) - Tên NH bị ký phát. - Tên người hưởng, hoặc cho người cầm. - Địa điểm thanh toán. - Ngày và nơi ký phát. - Tên và chữ ký của người ký phát.
  218. II. SEC CHEQUE 2.7. Các yếu tố bị cấm: - Điều kiện trả tiền (nếu có ghi thì coi như không có). - Chấp nhận (nếu có quy định thì coi như không có). - Tiền lãi (nếu có quy định thì coi như không có). - Kỳ hạn trả tiền (nếu có quy định thì coi như không có). - Miễn trừ bảo đảm trả tiền (mọi điều khoản miễn trừ TT cho người ký phát coi như không có).
  219. II. SEC CHEQUE 2.8. Các loại séc a/ Séc đích danh (nominal check): - Không chuyển nhượng. - Được chuyển nhượng. b/ Séc vô danh (Bear check): - Người ký phát ghi “trả cho người cầm”. - Ký hậu để trống (ký hậu cho người cầm).
  220. II. SEC CHEQUE c/ Séc theo lệnh (Check to Order) d/ Séc gạch chéo (Crosed check): - Người ký phát hay người cầm có thể gạch chéo tờ séc bằng hai gạch chéo song song theo hai hình thức: - Gạch chéo thường (General crosed Check): Giữa hai gạch chéo để trống hoặc ghi chung chung “Ngân hàng”. NH trả tiền chỉ TT tiền cho NH hoặc cho khách hàng của mình.
  221. II. SEC CHEQUE - Gạch chéo đặc biệt (Special crosed Check): Giữa hai gạch chéo ghi tên một Ngân hàng đích danh. NH trả tiền chỉ TT tiền cho NH có tên trên tờ séc hoặc cho KH của NH này. - */ Séc gạch chéo thường có thể chuyển thành séc gạch chéo đặc biệt. Ngược lại thì không.
  222. II. SEC CHEQUE e/ Séc chuyển khoản và séc tiền mặt: - Người ký phát hay người cầm séc nếu muốn tờ séc chỉ được TT bằng chuyển khoản thì ghi câu: “ trả vào TK”. - Nếu tờ séc không ghi câu: “trả vào tài khoản” thì NH có thể TT bằng TM. f/ Séc du lịch (travaller’s check): g/ Séc bảo chi (certified check):
  223. II. SEC CHEQUE 2.9 Những điểm khác nhau cơ bản giữa hối phiếu và Séc - HP là một chứng từ, một công cụ tín dụng, công cụ thanh toán. Séc không phải là công cụ tín dụng vì Séc không có thời hạn tín dụng. - HP có thủ tục chấp nhận còn séc không có. - HP khi lập không có tiền bảo chứng, hối phiếu khi đến hạn thanh toán. Còn Séc về nguyên tắc phải có tiền bảo chứng khi phát hành.
  224. KỲ PHIẾU PROMISSORY NOTE 3.1 Khái niệm và đặc điểm Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu. - Thuật ngữ: + Tiếng Anh? + Tiếng Việt? - Có thể coi kỳ phiếu như một B/E đó được chấp nhận?
  225. KỲ PHIẾU PROMISSORY NOTE
  226. KỲ PHIẾU PROMISSORY NOTE 3.2. Nội dung bắt buộc của kỳ phiếu: (1) Tiêu đề “Kỳ phiếu” được ghi trên mặt trước. (2) Lời hứa vô ĐK trả một số tiền nhất định. (3) Thời hạn trả tiền. (4) Địa điểm trả tiền. (5) Người thụ hưởng. (6) Ngày và nơi ký phát. (7) Chữ ký của người ký phát.
  227. KỲ PHIẾU PROMISSORY NOTE Note: - Nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ không có giá trị, trừ các trường hợp: - Không ghi địa điểm TT, thì lấy địa chỉ người ký phát. - Không ghi địa điểm PH, thì lấy địa chỉ người ký phát. 3.3. Nghĩa vụ ngƣời phát hành: là TT khi đến hạn. Hoàn thành việc TT: - Người phát hành sở hữu KP khi đến hạn. - Người phát hành đã TT cho người thụ hưởng. - Người thụ hưởng hủy bỏ KP. Tại sao kỳ phiếu ít được sử dụng?
  228. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1/ Tại sao nhà xuất khẩu khi ký phát hối phiếu lại chỉ định người thụ hưởng ghi ở mặt trước HP là ngân hàng phục vụ mình? 2/ Cho các điều kiện như sau: Bên xuất khẩu: Công ty TNHH An Vinh ( An Vinh Co, Ltd) địa chỉ 116 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ. TK tại Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Cần Thơ số 1055347298 Bên Nhập Khẩu: Công ty PanGa, 18, Bank Street, New York mở tại Citibank New York. HĐNT số 15 AV/2010 ngày 09/05/2010 HĐTM số 115/HDTM/2010 ngày 27/06/2010 Trị giá HĐ: 57.000 USD Ngày 20 tháng 08, người XK ký phát hối phiếu theo phương thức nhờ thu.
  229. BÀI TẬP VẬN DỤNG Lập và ký phát HP: a/ Thanh toán ngay khi nhìn thấy b/ Thanh toán vào 30/10/2010 c/ Thanh toán sau 60 ngày nhìn thấy d/ Thanh toán sau 30 ngày ký phát 3/ Cũng các dữ kiện trên Hãy lập HP theo phương thức L/C. L/C không hủy ngang số 103456789 Phát hành tại Citi bank New York – 18 Bank Street, New York.
  230. BÀI GIẢNG CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ NGƢỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH TRÚC 243
  231. MỤC TIÊU CỦA BÀI GIẢNG + Cung cấp một số kiến thức cơ bản về TTQT + Cách vận dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất. + Nhấn mạnh phƣơng thức tín dụng chứng từ 244
  232. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Phương thức chuyển tiền 2. Phương thức nhờ thu 3. Phương thức tín dụng chứng từ 4. Phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay. 5. Phương thức giao hàng trả tiền ngay 6. Phương thức ghi sổ. 7. Phương thức ứng trước 245
  233. I. PHƢƠNG THỨC Ứng trƣớc 1. Khái niệm Người mua chấp nhận giá hàng của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn ( không hủy ngang) nghĩa là việc thanh toán xãy ra trước khi hàng hóa được người bán gửi đi. 2. Thời điểm trả tiền trƣớc (các mốc thời gian): a/ Ngay khi ký kết HĐ hay trả tiền cùng đơn đặt hàng. b/ Sau một thời gian nhất định kể từ khi HĐ có hiệu lực. c/ Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định. việc trả tiền luôn xảy ra trước khi HH được chuyển giao. 246
  234. I. PHƢƠNG THỨC Ứng trƣớc 3. Ƣu điểm đối với các bên Đối với nhà nhập khẩu: - Do thanh toán trước nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá. Đối với nhà xuất khẩu: - Tránh được rủi ro nợ từ phía nhà nhập khẩu. - Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát được tín dụng - Trạng thái tiền tệ được tăng cường 247
  235. I. PHƢƠNG THỨC Ứng trƣớc 4. Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên Đối với nhà NK - Nhà XK không giao hàng hoặc giao hàng thiếu Tránh rủi ro bằng cách nào? Trách nhiệm: Thanh toán tiền đúng, đủ theo đơn đặt hàng Đối với nhà XK - Nhà NK không thực hiện chuyển tiền trong khi nhà XK đã làm hàng - Vì đã được TT trước nên phải giao hàng vô điều kiện - Trách nhiệm: phải giao hàng đúng theo HĐNT 248
  236. I. PHƢƠNG THỨC Ứng trƣớc 5. Mục đích của việc TT trƣớc: a/ Nhà NK cấp TD cho nhà XK: Điều kiện: - Tin cậy, làm ăn lâu dài. - Đơn đặt hàng lớn. - Người bán thiếu vốn. - Vì đây là tiền ứng trước nên phải tính lãi suất, và được ẩn vào giá hàng (giảm giá). 249
  237. I. PHƢƠNG THỨC Ứng trƣớc b/ Tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện HĐ: Lý do: - Chưa có quan hệ từ trước. - Từng TT dây dưa. - HH đặc chủng. Đặc điểm: Không tính lãi suất (không giảm giá). 250
  238. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ 1. Khái niệm Người bán mở một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm người mua trả tiền cho người bán. 251
  239. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ 2. Đặc điểm của phƣơng thức ghi sổ - Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán. - Chỉ có 2 bên tham gia: nhà XK và NK. - Chỉ mở TK đơn biên, không mở TK song biên. - Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng nhau. - Dùng trong mua bán hàng đổi hàng, hoặc mua bán thường xuyên, định kỳ. - Giá hàng cao hơn các phương thức khác. 252
  240. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ 3. Quy trình thực hiện: 3: tieàn NH phuïc vuï NH phuïc vuï ngöôøi baùn ngöôøi mua 4: Tieàn 2: tieàn 1: haøng hoùa Ngöôøi baùn Ngöôøi mua 253
  241. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ (1) Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa cho người mua. (2) Báo nợ trực tiếp giữa người bán và người mua. (3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán. 254
  242. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ 4. Ƣu nhƣợc điểm của các bên tham gia a/ Ƣu điểm Đối với nhà nhập khẩu: - Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận hàng và chấp nhận hàng - Giảm áp lực về tài chánh. Đối với nhà xuất khẩu: - Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. 255
  243. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ b/ Nhƣợc điểm Đối với nhà nhập khẩu: - Xuất khẩu có thể không giao hàng hoặc giao không đúng chủng loại, chất lượng. Đối với nhà xuất khẩu: - Nhà NK có thể không TT. - Gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền 5. Trường hợp áp dụng: 256
  244. II. PHƢƠNG THỨC GHI SỔ 5. Những điểm cần lƣu ý cần thỏa thuận: - Đồng tiền ghi nợ? - Căn cứ nhận nợ? - Phương thức chuyển tiền M/T hay T/T? - Định kỳ thanh toán? - Chậm TT giải quyết? - Nếu có sự khác nhau giữa ghi nợ và nhận nợ? 257
  245. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (T/T) 1. Định nghĩa: Khách hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền cho một người khác. Các bên tham gia: - Người trả tiền: người mua, người mắc nợ, - Người hưởng lợi: người bán, chủ nợ, - Ngân hàng chuyển tiền - Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền 258
  246. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (T/T) 2.Đặc điểm: - NH chỉ đóng vai trò trung gian theo ủy nhiệm để hưởng phí không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với các bên. - Rủi ro không TT hoàn toàn thuộc người bán. 3. Thời hạn chuyển tiền: - Chuyển tiền trả trước khi nhà xuất khẩu giao hàng - Chuyển tiền trả ngay khi nhà XK giao hàng - Chuyển tiền trả sau khi nhà NK giao hàng vào một thời gian nhất định 259
  247. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 3. Trình tự nghiệp vụ : 4. LỆNH CHUYỂN TIỀN 2. Lệnh chuyển tiền 260
  248. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN * Nghiệp vụ ngân hàng chuyển tiền • Chuyển tiền đi • Chuyển tiền đến 261
  249. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN *Yêu cầu đối với doanh nghiệp thực hiện T/T - Có giấy phép chuyển tiền ra nước ngoài của Bộ chủ quản - Hợp đồng mua bán ngoại thương - Bộ chứng từ XNK. - Tờ khai hải quan - Giấy phép kinh doanh XNK. - Ủy nhiệm chi, phí chuyển tiền 262
  250. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN * Yêu cầu đối với ngân hàng - Thực hiện T/T theo quy định quản lý ngoại hối của Việt Nam - Kiểm tra BCT, tên người, số TK người gửi nhận . 263
  251. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN * Quy tắc thu phí: - Phí chuyển tiền = Phí dịch vụ + Điện phí + Có 3 cách quy định trả phí: Cách 1: Toàn bộ phí do người hưởng chịu thu ntn? Cách 2: Phí bên nào bên ấy chịu thu ntn? Cách 3: Toàn bộ phí người chuyển tiền chịu thu ntn? 264
  252. III. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 4. Hình thức chuyển tiền - Chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer – M/T) - Bằng điện ( Telegraphic Transfer T/T) Nhận xét: - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. - Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong thanh toán. - Rủi ro nhiều hơn cho nhà xuất khẩu trong chuyển tiền ngay khi giao hàng và sau khi giao hàng 1 thời gian. - Nên sử dụng T/T khi đối tác tin cậy lẫn nhau 265
  253. IV. PHƢƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN (CAD – COD) 1/ Khái niệm: Là p.thức thanh toán trong đó nhà NK yêu cầu NH mở TK tín thác thanh toán tiền hàng cho nhà XK khi nhà XK xuất trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu. Nhà XK sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ trình bộ chứng từ cho NH để nhận tiền. 266
  254. IV. PHƢƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN (CAD – COD) 2. Quy trình thực hiện (1) Hợp đồng NT (3) Giao hàng hóa XK NK (1) (5) TT (4) (2) (6) NH Gởi BCT hàng hóa SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƢƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN 267
  255. IV. PHƢƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN (CAD – COD) Giải thích quy trình: Bƣớc 1: Trên cơ sở HĐNT, nhà NK mở TK tín thác tại NH bên XK với số dư TK 100% trị giá HĐ. Bƣớc 2: NH thông báo cho nhà XK về việc nhà NK mở TK tín thác. Bƣớc 3: Giao hàng. Bƣớc 4: Nhà XK xuất trình chứng từ cho NH. Bƣớc 5: NH kiểm tra chứng từ, đối chiếu bản ghi nhớ và thanh toán. Bƣớc 6: Chuyển chứng từ và quyết toán tài tài khoản tín thác. 268
  256. IV. PHƢƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN TIỀN (CAD – COD) Áp dụng trong trường hợp tổ chức nhập khẩu rất tin tưởng nhà XK và có văn phòng đại diện tại nước nhà XK 269
  257. II. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) 1. Định nghĩa: Nhờ thu là PT TT, trong đó, nhà XK sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho NH phục vụ mình xuất trình chứng từ (thông qua NH thu hộ) cho nhà NK để được: a/ Thanh toán ngay (sight payment); hoặc b/ Chấp nhận B/E (acceptance) 270
  258. IV. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) 2. Đặc điểm - Do có NH làm trung gian thu hộ, nên đã dung hoà được tính an toàn và RR so với PT ứng trước và ghi sổ. - Hạn chế được sự chậm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà XK và nhận hàng đối với nhà NK. - Giảm được chi phí giao dịch so với L/C. 271
  259. IV. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) 3. Văn bản pháp lý điều chỉnh NT - Quy tắc Thống nhất về Nhờ thu. (Uniform Rules for Collection – URC). - Ban hành các năm: 1956; 1967; 1978; 1995. - Bản hiện hành năm 1995 “URC 522”. - Đây là văn bản pháp lý tùy ý. Dẫn chiếu:“This Collection is subject to the Uniform Rules for Collection, 1995 Revision ICC Pub. No. 522”. 272
  260. IV. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) Các bên tham gia và mối quan hệ của các bên “Quy tắc xuyên suốt: Nhờ thu là của người uỷ thác, do đó mọi CT liên quan đến NT đều phải do ?”. 1. Người Ủy thác/NHNT: - NT là NT của người ủy thác. - NHNT phải hành động đúng các chỉ thị của ng. UT 2. NHNT/NHTH - NHNT phải chuyển nguyên văn các chỉ thị của người ủy thác cho NHTH. - NHTH phải thực hiện đúng các chỉ này, bất kể mối quan hệ riêng của mình với người NK là ntn. 273
  261. IV. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) 3. Người ủy thác (XK)/Người trả tiền (NK): - Hợp đồng thương mại. 274
  262. IV. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) Có 2 loại: + Nhờ thu trơn ( Clean collection) + Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection) 275
  263. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ PT nhờ thu trơn: \ 276
  264. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU - Nhờ thu kèm chứng từ khác nhờ thu trơn: + Người bán lập BCT và HP gửi đến NH + Ngân hàng đại lý chỉ trao BCT cho người mua nếu người mua chấp nhận hoặc thanh toán HP. 277
  265. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU Điều kiện trao chứng từ - D/A (Documents against acceptance) - D/P ( Documents against payment) 278
  266. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU -D/P at sight 7 Tiền NH người bán NH người mua 3 HP & BCT 6 BCT 2 5 HP 4 HP BCT Tiền 8 Tiền Người bán Người mua (Người ký phát 1 Hàng hóa (người bị ký phát) 279
  267. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU -D/P at X days sight 8 Tiền NH người bán NH người mua 3 HP & BCT 5 7 6 BCT 2 Chấp Tiền HP 4 HP nhập BCT HP 9 Tiền Người bán (Người ký phát) Người mua 1 Hàng hóa (người bị ký phát) 280
  268. PHƢƠNG THỨC NHỜ THU -D/A 8 Tiền NH người bán NH người mua 3 HP & BCT 5 6 BCT 7 2 Chấp Tiền HP 4 HP nhập BCT HP 9 Tiền Người bán Người mua (Người ký phát 1 Hàng hóa (người bị ký phát) 281
  269. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU Nhận xét: - Nhờ thu trơn không áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch - Nhờ thu kèm chứng từ: + Quyền lợi của người bán bảo đảm hơn + Có thể người mua thanh toán chậm 282
  270. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 4. Vận dụng PT nhờ thu Về phía NH phục vụ nhà XK: + Tiếp nhận hồ sơ + Kiểm tra đối chiếu + Hoàn thiện hồ sơ gửi nhờ thu + Gửi chứng từ - Xử lý thông tin – Thu phí + Thông báo khách hàng:Thanh toán hoặc chấp nhận TT + Lưu hồ sơ 283
  271. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU Trường hợp nhờ thu bị từ chối thanh toán: + Từ chối 1 phần: NH thông báo cho nhà XK + Từ chối toàn phần: NH sẽ giao lại BCT cho nhà XK Về phía NH phục vụ nhà NK: + Nhận BCT, thư yêu cầu nhờ thu từ NH + Kiểm tra thư, HP, BCT + Lập thư thông báo cho Cty NK nêu rõ thanh toán D/A hay D/P 284
  272. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU Về phía nhà XK: + Nhanh chóng lập chỉ thị nhờ thu và BCT + Nêu rõ điều kiện là D/A hay D/P, chi phí nhờ thu bên nào chịu + Có quyền kháng nghị nếu người mua từ chối TT Về phía nhà nhập khẩu: + Kiểm tra kỹ hối phiếu nếu thấy hợp lệ thì thanh toán cho nhà XK. + Có quyền từ chối thanh toán nếu có lý do hợp lý. 285
  273. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU Lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu 1/ Việc dẫn chiếu Quy tắc thống nhất về nhờ thu số 522 của Phòng Thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 1995 (Uniform Rules for the collection, 1995 Revision N0 522, ICC): thỏa thuận trong HĐNT, chỉ thị nhờ thu. 2/ Điều kiện trả tiền là D/A hay D/P. 3/ Chi phí nhờ thu ai chịu? 4/ Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ. 5/Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng thì cách giải quyết về lô hàng đó như thế nào? 286
  274. CÂU HỎI VẬN DỤNG 1/ Trong phương thức nhờ thu, nguoi trả tiền hối phiếu là: a/ Remitting Bank b/ Collecting Bank c/ Presenting Bank d/ Không phương án nào. 2/ Điều kiện nào sau đây nhà XK chọn phương thức nhờ thu a/ Nước NK có nền chính trị không ổn định. b/ Nhà nhập khẩu tin cậy nhưng doanh số nhỏ c/ Nhà NK bộ lộ rủi ro nhưng hàng hóa lại bán chạy tại nước nhà NK. 287
  275. CÂU HỎI VẬN DỤNG 3/ Lệnh nhờ thu là: a/ Hóa đơn bán hàng b/ Là một hệ thống các chỉ thị cho NH thực hiện c/ Chứng từ vận tải. d/ Một yêu cầu thanh toán. 4/ Loại nhờ thu nào khi nhà XK thực hiện: gửi hóa đơn TM và chứng từ vận tải trực tiếp cho Nhà NK còn Hối phiếu qua hệ thống Ngân hàng xuất trình cho nhà NK. 5/ Nhà XK và NK đồng ý điều kiện thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Nhà XK sẽ chuyển chứng từ cho ai? a/ Trực tiếp cho nhà NK b/ Cho thuyền trưởng c/ Cho NH nhà NK d/ Cho NH nhà XK 6/ Phân biệt D/A và D/P at X days sight 288
  276. III. PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 1. Định nghĩa: Cam kết thanh toán của ngân hàng nếu người hưởng lợi xuất trình BCT phù hợp với quy định đề ra trong thư tín dụng 289
  277. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 2. Các bên tham gia: - Người xin mở thư tín dụng - Ngân hàng mở thư tín dụng - Người hưởng lợi thư tín dụng - Ngân hàng thông báo thư tín dụng - Có thể có sự tham gia của ngân hàng xác nhận và ngân hàng thanh toán. 290
  278. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 3. Quy trình thực hiện nghiệp vụ \ 291
  279. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Trong vận dụng có sự khác biệt: Một số ngân hàng Việt Nam sẽ thanh toán cho nhà XK sau khi được sự chấp nhận thanh toán của nhà NK. 292
  280. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 4. Điều kiện để thực hiện phƣơng thức tín dụng chứng từ - Giấy phép kinh doanh XNK. - Tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. - Lô hàng nhập phải có giá hợp lý, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng. 293
  281. III. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C - Đơn vị phải có tài sản thế chấp, bảo đảm cho giá trị L/C. - Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được ngân hàng nhà nước duyệt. - Doanh nghiệp phải mở tài khoản tại ngân hàng đó và bắt buộc phải ký quỹ. 294
  282. III. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNGTỪ L/C QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG MỞ L/C 295
  283. III. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNGTỪ L/C QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THÔNG BÁO L/C 296
  284. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 5. Vận dụng phƣơng thức tín dụng chứng từ Đối với nhà NK: + Làm thủ tục mở L/C Trường hợp ký quỹ không đủ: - Làm đơn xin mở L/C - Hợp đồng mua bán ngoại thương - Phương án kinh doanh hoặc phương án sử dụng hàng nhập 297
  285. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) - Thông thường, mức ký quỹ là 10 %/ giá trị hàng hóa. - Trường hợp nhà NK vay ngân hàng để thanh toán, NH sẽ xem xét cấp tín dụng. Trường hợp ký quỹ đủ: - NH không cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp. - NH sẽ khoanh tiền ký quỹ của nhà NK. 298
  286. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Đối với ngân hàng phát hành: Bước 1: + Đối chiếu HĐNT với đơn xin mở L/C + Soạn thảo nội dung L/C theo đơn xin mở thư tín dụng của nhà NK Bước 2: Chọn ngân hàng Thông báo theo đơn xin mở L/C. Bước 3: Mở L/C bằng điện SWIFT. Thu phí mở L/C, nhập ngoại bảng để theo dõi. 299
  287. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Đối với ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo bắt buộc phải là ngân hàng của nhà XK và phải có 1 trong 2 điều kiện sau: + Là Ngân hàng đại lý của ngân hàng mở. + Nếu không thì phải thông qua ngân hàng thứ 3 có quan hệ đại lý với ngân hàng mở. 300
  288. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Nhiệm vụ ngân hàng thông báo: Bước 1: Xác thực chữ ký hữu quyền, mã SWIFT của L/C. Bước 2: + Thông báo cho người hưởng lợi và thu phí TB. + Tu chỉnh L/C. (nếu có yêu cầu từ nhà XK) 301
  289. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Đối với ngân hàng thương lượng: - Ngân hàng thương lượng có thể là ngân hàng thông báo hoặc khác. - Nhà XK lập các chứng từ xuất trình cho ngân hàng thương lượng. Ngân hàng thương lượng sẽ kiểm tra tính thống nhất của BCT, tính đầy đủ hợp lệ bề ngoài của BCT. 302
  290. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) - Yêu cầu nhà XK sửa đổi hoặc chấp nhận BHL. - Thực hiện chiết khấu chứng từ ( nếu nhà XK có yêu cầu). - Gửi chứng từ và thư thanh toán đến ngân hàng thanh toán. - Thu phí thương lượng chứng từ. 303
  291. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Đối với ngân hàng thanh toán: - Kiểm tra BCT xem có phù hợp không? + Nếu phù hợp: báo nhà NK nộp tiền để TT ( trường hợp ký quỹ không đủ) đồng thời ký hậu B/L để nhà NK nhận hàng. Tiến hành thanh toán trong 5 ngày kể từ ngày nhận chứng từ. 304
  292. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Nếu BHL, ngân hàng gửi công văn yêu cầu nhà NK ký chấp nhận hoặc từ chối BHL. + Nếu nhà NK chấp nhận BHL: ngân hàng ký hậu B/L và thanh toán tiền. + Nếu nhà NK từ chối BHL: ngân hàng sẽ gửi trả nguyên vẹn BCT cho ngân hàng phục vụ nhà XK. 305
  293. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Đối với nhà XK: - Giao hàng và lập BCT theo đúng yêu cầu của L/C. - Kiểm tra kỹ tính đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của BCT trước khi gửi cho NH thương lượng tránh mất thời gian đi lại. - Theo dõi các khoản thu phí của NH. 306
  294. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) VẬY THƢ TÍN DỤNG LÀ GÌ? Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C): Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ, là một bức thư (thực chất là một văn bản)do ngân hàng l ập theo y êu cầu của nhà nhập khẩu, cam kết trả tiền cho nh à xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản và điều kiện đã ghi trong thư tín dụng. 307
  295. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ (L/C) Nội dung của thƣ tín dụng: (1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C, loại thư tín dụng (2) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ. (3) Số tiền của thư tín dụng: (thống nhất loại tiền tệ và số tiên bằng chữ, bằng số, dung sai?) (4) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng. (5) Những nội dung về hàng hóa 308
  296. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ (L/C) 6) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. (7) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. (8) Những điều khoản khác. (9) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. (10) Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng. 309
  297. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ (L/C) Các loại L/C Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable Letter of Credit) Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) 310
  298. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ (L/C) Các loại L/C Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) Thư tín dụng dự phòng (Stand - by L/C) Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C) 311
  299. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ (L/C) Những lƣu ý khi sử dụng phƣơng thức TT L/C - Dẫn chiếu UCP vào L/C Có tính chất pháp lý tùy ý. Hiện nay là UCP- DC 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. - L/C là hợp đồng kinh tế giữa 3 bên. 312
  300. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Ƣu điểm: Đối với ngƣời bán - Đảm bảo được thanh toán. - Không sợ mất quyền sở hữu về hàng hóa vì đã được NH khống chế BCT Đối với nhà nhập khẩu - Được cấp tín dụng dựa vào giá trị của L/C - NH giúp kiểm tra chứng từ. - Đảm bảo nhận hàng hóa đã ký trên HĐ 313
  301. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Đối với NH - Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, tăng thu nhập, hưởng lãi do cấp tín dụng. - Thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế phát triển. 314
  302. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Nhƣợc điểm: Đối với nhà XNK - Thủ tục thanh toán phức tạp. - Phí cao. - Trường hợp nhà NK ký quỹ 100% giá trị L/C bị đọng vốn. Đối với ngân hàng: - Trách nhiệm cao - Thực hiện phương thức này phức tạp hơn. 315
  303. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) Nhận xét: - Có sự cam kết thanh toán của NH. - Hạn chế rủi ro cho nhà XNK. - Ngân hàng cấp tín dụng cho nhà XNK dựa trên BCT và L/C. - Doanh nghiệp phải tốn nhiều phí khi thực hiện phương thức này. - Các bên cần nắm vững UCP 600, ISBP 316
  304. Tài liệu tham khảo • Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh Thƣơng Mại của Hà Thị Ngọc Oanh • Tín dụng tài trợ XNK, Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của PGS.TS Lê Văn Tƣ – Lê Tùng Vân • Hƣớng dẫn đọc để hiểu UCP – DC 600 của GS. TS Võ Thanh Thu • Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế của PGS. TS Lê Văn Tề. 317
  305. CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE 318