Bài giảng Thị trường chứng khoán - Đào Thị Hồng

pdf 154 trang Gia Huy 23/05/2022 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán - Đào Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_chung_khoan_dao_thi_hong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Đào Thị Hồng

  1. ThS. ĐÀO THỊ HỒNG ThS. DƯƠNG THỊ THANH TÂN THÞ TR­êng chøng kho¸n TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2019
  2. ThS. ĐÀO THỊ HỒNG, ThS. DƢƠNG THỊ THANH TÂN BÀI GIẢNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2019
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC i LỜI NÓI ĐẦU 1 Chƣơng 1. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 3 1.1. Chứng khoán 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm của chứng khoán 3 1.1.3. Phân loại chứng khoán 4 1.1.4. Các loại chứng khoán điển hình 5 1.2. Thị trƣờng chứng khoán 31 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán 31 1.2.2. Khái niệm và bản chất của thị trường Chứng khoán 32 1.2.3. Phân loại thị trường chứng khoán 32 1.2.4. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán 35 1.2.5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 37 1.3. Phát hành chứng khoán 38 1.3.1. Chủ thể phát hành 38 1.3.2. Điều kiện phát hành hay chào bán chứng khoán tại Việt Nam 39 1.3.3. Điều kiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài 40 1.3.4. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế 40 1.3.5. Phương thức phát hành 40 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 43 BÀI TẬP ÔN TẬP CHƢƠNG 1 43 Chƣơng 2. CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 44 2.1. Thị trƣờng chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) 44 2.1.1. Khái niệm 44 2.1.2. Hình thức tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán 44 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán 45 2.1.4. Điều kiện tham gia vào Sở GDCK 49 2.1.5. Quá trình thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán 50 2.2. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung 51 2.2.1. Khái niệm 51 i
  4. 2.2.2. Đặc điểm 52 2.2.3. Cơ sở xác định giá 53 2.2.4. Phương thức giao dịch 54 2.3. Công ty chứng khoán 55 2.3.1. Khái niệm 55 2.3.2. Các mô hình hoạt động của Công ty chứng khoán 56 2.3.3. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 58 2.3.4. Các nghiệp vụ của Công ty chứng khoán 58 2.4. Quỹ đầu tƣ chứng khoán 65 2.4.1. Khái niệm Quỹ đầu tư chứng khoán 65 2.4.2. Vai trò của quỹ đầu tư 65 2.4.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán 66 2.4.4. Chủ thể liên quan đến quỹ đầu tư chứng khoán 71 2.4.5. Hoạt động của quỹ đầu tư 73 2.4.6. Hình thức huy động vốn của quỹ đầu tư chứng khoán 75 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2 76 Chƣơng 3. HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 77 3.1. Niêm yết chứng khoán 77 3.1.1. Khái niệm 77 3.1.2. Phân loại niêm yết 77 3.1.3. Các điều kiện niêm yết 78 3.1.4. Hồ sơ đăng ký niêm yết 82 3.1.5. Hủy bỏ niêm yết 84 3.2. Hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK 86 3.2.1. Mô hình hệ thống giao dịch chứng khoán 86 3.2.2. Các khái niệm liên quan đến giao dịch chứng khoán 87 3.2.3. Nguyên tắc và phương thức khớp lệnh giao dịch 94 3.2.4. Các loại hình giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán 98 3.2.5. Một số giao dịch đặc biệt tại Sở GDCK 99 3.3. Đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán 102 3.3.1. Nội dung chủ yếu của hoạt động đăng ký chứng khoán 102 3.3.2. Nội dung chủ yếu của hoạt động lưu ký chứng khoán 103 3.3.3. Nội dung chủ yếu của hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán 104 ii
  5. 3.4. Hệ thống thông tin trên thị trƣờng chứng khoán 105 3.4.1. Khái niệm hệ thống thông tin thị trường 105 3.4.2. Nội dung công khai thông tin 105 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 3 109 BÀI TẬP ÔN TẬP CHƢƠNG 3 109 Chƣơng 4. PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 111 4.1. Phân tích thị trƣờng chứng khoán 111 4.1.1. Phân tích cơ bản 111 4.1.2. Phân tích kỹ thuật 122 4.1.3. Chỉ số giá chứng khoán 141 4.2. Quản lý và giám sát thị trƣờng chứng khoán 143 4.2.1. Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán 143 4.2.2. Giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán 146 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 iii
  6. LỜI NÓI ĐẦU Thị trƣờng chứng khoán là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triền đều có thị trƣờng chứng khoán. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 và trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng bên cạnh các kênh huy động vốn khác. Có rất nhiều chủ thể tham gia vào thị trƣờng chứng khoán nhƣ chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ cá nhân, các nhà đầu tƣ có tổ chức với nhiều mục đích khác nhau. Để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra, các chủ thể cần có các tài liệu nhằm mục đích cung cấp các thông tin cơ bản, cần thiết và cập nhật liên quan đến thị trƣờng chứng khoán. Hiện nay, nhiều trƣờng đại học trong đó có trƣờng Đại học Lâm nghiệp đang giảng dạy môn học Thị trƣờng chứng khoán với mục tiêu trang bị các kiến thức nền tảng để sinh viên có thể tiếp cận các kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, đam mê và nghiêm túc tìm hiểu các hoạt động đầu tƣ chứng khoán. Với nhận thức trên, cuốn bài giảng “Thị trƣờng chứng khoán” đƣợc tập thể tác giả của Bộ môn Tài chính - Kế toán biên soạn năm 2018 trên cơ sở tổng hợp, hệ thống, cập nhật các kiến thức về chứng khoán, thị trƣờng chứng khoán phù hợp với thực tế và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc để đáp ứng yêu cầu đào tào và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kế toán, Kinh tế, Quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp cũng nhƣ yêu cầu của xã hội. Bài giảng “Thị trƣờng chứng khoán” do những giảng viên trong lĩnh vực Tài chính - kế toán của trƣờng Đại học Lâm nghiệp biên soạn gồm: - Thạc sỹ Đào Thị Hồng, giảng viên Bộ môn Tài chính - kế toán, viết chƣơng 1 và 4; - Thạc sỹ Dƣơng Thị Thanh Tân, giảng viên Bộ môn Tài chính - kế toán, viết chƣơng 2 và 3. Bài giảng đã đƣợc các tác giả cập nhật những kiến thức phù hợp với thị trƣờng chứng khoán hiện nay. Tuy nhiên, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, mở cửa và thay đổi cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nhiều nội dung vẫn sẽ đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Vì vậy, tập thể tác giả mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các Nhà khoa học và bạn đọc để bài giảng đƣợc hoàn thiện hơn nữa. 1
  7. Chƣơng 1 CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Chứng khoán 1.1.1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa về chứng khoán đƣợc quy định trong các bộ luật có liên quan ở từng nƣớc. Tuy nhiên, có thể hiểu khái quát chứng khoán là những chứng thƣ dƣới dạng vật chất hay điện tử xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán và có thể mua bán, trao đổi, chuyển nhƣợng trên TTCK. Tại Việt Nam, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24/11/2010, thì “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán đƣợc thể hiện dƣới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử”. Chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ và các loại chứng khoán phái sinh chẳng hạn nhƣ quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tƣơng lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán, các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định. 1.1.2. Đặc điểm của chứng khoán Chứng khoán có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Thời hạn: Chứng khoán đƣợc giao dịch trên TTCK là các giấy tờ có giá trung và dài hạn, tồn tại dƣới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Mỗi chứng khoán đều có ba thuộc tính sau: tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản; + Tính sinh lời: Đây là các công cụ đầu tƣ nên luôn hàm chứa khả năng tạo ra lợi nhuận cho những ngƣời nắm giữ chứng khoán đó. Chẳng hạn, cổ phiếu có tính sinh lời kép từ cổ tức và chênh lệch giá; + Tính thanh khoản: Chứng khoán cũng là một loại tài sản nên sẽ có thời điểm nào đó, Nhà đầu tƣ chuyển hình thái tài sản này sang tiền mặt. Tính thanh khoản của chứng khoán thể hiện ở khả năng dễ dàng mua bán khi giao dịch loại chứng khoán đó; + Tính rủi ro: Đây là sự đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với nhà đầu tƣ, là kết quả đạt đƣợc không đƣợc theo ý muốn của nhà đầu tƣ. Đối với 3
  8. chứng khoán, rủi ro của mỗi loại chứng khoán là không giống nhau, phụ thuộc vào tính sinh lời của từng loại chứng khoán. Ví dụ: Trái phiếu có khả năng sinh lời thấp nhƣng rủi ro thấp, ngƣợc lại cổ phiếu có tính sinh lời cao thì rủi ro cũng cao hơn. - Các loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán, bao gồm: quyền chủ nợ đối với chứng khoán nợ, quyền sở hữu đối với chứng khoán vốn và quyền về tài chính đối với chứng khoán phái sinh. - Chứng khoán đƣợc pháp luật bảo hộ thông qua Luật chứng khoán của TTCK. 1.1.3. Phân loại chứng khoán 1.1.3.1. Căn cứ vào nội dung - Chứng khoán nợ: Đây là những loại chứng khoán xác nhận quyền chủ nợ của chủ sở hữu chứng khoán đó. Loại chứng khoán này do nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp phát hành khi muốn huy động vốn dài hạn, điển hình là các loại trái phiếu. - Chứng khoán vốn: Là loại chứng khoán chứng nhận sự góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần nhƣ: cổ phiếu thƣờng, cổ phiếu ƣu đãi. Ngƣời sở hữu các loại chứng khoán này chính là chủ sở hữu của công ty phát hành. - Chứng khoán phái sinh: Đây là các chứng từ hay công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán nhƣ hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn, chứng quyền, quyền mua cổ phần Các loại chứng khoán phái sinh xác nhận quyền về tài chính của chủ sở hữu. 1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức - Chứng khoán vô danh: Loại chứng khoán này không ghi tên ngƣời sở hữu trên chứng khoán. Do đó, bất kì ai sở hữu loại chứng khoán này sẽ là chủ của nó. Do đặc điểm không ghi tên chủ sở hữu nên chứng khoán vô danh dễ dàng chuyển nhƣợng, mua bán và giao dịch. - Chứng khoán ký danh: Loại chứng khoán này ghi rõ tên ngƣời sở hữu chứng khoán, đƣợc lƣu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành cũng nhƣ trên giấy tờ chứng khoán. Do đó, khi muốn mua/bán hay chuyển nhƣợng các loại chứng khoán này sẽ phải là thủ tục với trung tâm quản lý chứng khoán, gây lãng phí thời gian, tốn kém và khó khăn cho nhà đầu tƣ. 4
  9. 1.1.3.3. Căn cứ vào lợi tức chứng khoán - Chứng khoán có lợi tức ổn định: Ngƣời cầm chứng khoán đƣợc hƣởng lợi tức ổn định theo tỷ lệ lãi suất tính trên mệnh giá chứng khoán và khoản lợi tức này không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của chủ thể phát hành. Các loại chứng khoán có lợi tức ổn định điển hình là trái phiếu và cổ phiếu ƣu đãi. - Chứng khoán có lợi tức không ổn định: Là những chứng khoán mà nhà đầu tƣ yêu cầu lợi tức cao hơn nhiều so với mức lãi suất ổn định, các loại này thƣờng mang tính rủi ro cao và không ổn định (cổ phiếu thƣờng của công ty cổ phần). Loại chứng khoán này sẽ đem lại thu nhập cao cho ngƣời sở hữu trong trƣờng hợp công ty làm ăn tốt và ngƣợc lại. 1.1.4. Các loại chứng khoán điển hình 1.1.4.1. Trái phiếu a. Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa về trái phiếu, chẳng hạn: - Theo các tác giả trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì “Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn đƣợc ký kết giữ chủ thể phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) và ngƣời cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho ngƣời cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn”; - Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24/11/2010 thì “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành trái phiếu”. Nhƣ vậy, có thể hiểu Trái phiếu là một chứng thƣ xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với ngƣời sở hữu (trái chủ), trong đó cam kết trả số tiền gốc kèm với tiền lãi trong một thời hạn nhất định. b. Đặc điểm - Trái phiếu có thời hạn: Thời hạn của trái phiếu chính là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái chủ và đƣợc ghi rõ trên bề mặt tờ trái phiếu. Đây là khoảng thời gian từ khi trái phiếu phát hành đến khi ngƣời phát hành hoàn trả gốc và lãi lần cuối cho ngƣời nắm giữ trái phiếu. - Mệnh giá của trái phiếu: Đây là số tiền ghi trên bề mặt tờ trái phiếu ở dạng chứng chỉ. Giá trị này đƣợc coi là vốn gốc, là căn cứ xác định có lợi tức chi trả cho ngƣời nắm giữ trái phiếu. Ngoài ra, mệnh giá trái phiếu còn là cơ sở để xác định tổng số vốn huy động đƣợc cho đơn vị phát hành. Mệnh giá trái phiếu 5
  10. có thể do luật quy định. Chẳng hạn, tại Việt Nam, mệnh giá trái phiếu theo quy định tối thiểu là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. - Tỷ suất lãi trái phiếu hay lãi suất danh nghĩa: Đây là mức lãi suất ấn định trả hàng năm cho ngƣời chủ trái phiếu. Lãi suất đƣợc xác định theo một tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và là căn cứ để lợi tức trái phiếu. Ví dụ 1.1: Chính phủ phát hành 1.000.000 trái phiếu, mệnh giá 10.000.000 đồng. Trái phiếu có thời hạn 5 năm và lãi suất là 10%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần vào cuối năm. Nhƣ vậy, tổng số vốn Chính phủ thu đƣợc từ đợt phát hành trái phiếu là: 1.000.000 x 10.000.000 = 10.000.000.000.000 đồng Hàng năm, ngƣời chủ trái phiếu sẽ nhận đƣợc một khoản lãi trên mỗi trái phiếu là: 10.000.000 * 10% = 1.000.000 đồng Ở thời điểm cuối năm thứ 5, ngƣời chủ trái phiếu nhận lại 10.000.000 đồng tiền mệnh giá và 1.000.000 đồng tiền lãi trên mỗi trái phiếu. - Trái chủ đƣợc hƣởng quyền chủ nợ đối với chủ thể phát hành: Trái chủ tức là ngƣời cho vay, ngƣời nắm giữ trái phiếu sẽ đƣợc hƣởng một số quyền lợi sau: + Đƣợc hƣởng lợi tức từ trái phiếu (trái tức) không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (đối với trái phiếu công ty); + Đƣợc hoàn vốn khi trái phiếu đáo hạn; + Đối với trái phiếu công ty, trái chủ đƣợc thanh toán trƣớc các cổ đông trong trƣờng hợp công ty bị giải thể, phá sản; + Đƣợc quyền bán, chuyển nhƣợng, cầm cố trái phiếu. - Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Giá phát hành có thể bằng mệnh giá (ngang giá), thấp hơn mệnh giá (giá chiết khấu) hoặc cao hơn mệnh giá (giá gia tăng). Từ những đặc điểm của trái phiếu có thể rút ra những ƣu nhƣợc điểm của trái phiếu nhƣ sau: - Ƣu điểm: + Rủi ro thấp, lãi suất ổn định; + Khi công ty bị giải thể thì đƣợc ƣu tiên trả nợ trƣớc cổ đông; + Hƣởng lãi cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh; + Có thể thế chấp, cầm cố hay chuyển nhƣợng trái phiếu khi có nhu cầu về vốn, hoặc sử dụng cho các thế hệ sau thừa kế. 6
  11. - Nhƣợc điểm: + Lợi tức thu đƣợc từ việc nắm giữ trái phiếu thấp; + Rủi ro cao khi tiền tệ bị mất giá; + Không đƣợc hoàn trả trƣớc hạn; + Tính thanh khoản thấp hơn các chứng khoán khác; + Không đƣợc quyền quản trị công ty. c. Phân loại trái phiếu - Theo chủ thể phát hành: + Trái phiếu chính phủ: Đây là loại trái phiếu do Chính phủ hoặc chính quyền địa phƣơng phát hành nhằm thu hút vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tƣ phát triển, các công trình phúc lợi công cộng trung ƣơng và địa phƣơng; + Trái phiếu doanh nghiệp: Do doanh nghiệp phát hành nhằm tăng thêm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc để mở rộng quy mô hoạt động; + Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Trái phiếu này phát hành nhằm tăng vốn hoạt động, đáp ứng các nghiệp vụ kinh doanh và mở rộng quy mô cho ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác. - Theo thời hạn trái phiếu: + Trái phiếu ngắn hạn: Kỳ hạn từ 1 - 5 năm; + Trái phiếu trung hạn: Kỳ hạn từ 5 - 12 năm; + Trái phiếu dài hạn: Kỳ hạn trên 12 năm. - Theo lợi tức trái phiếu: + Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là trái phiếu Coupon, là loại trái phiếu phổ biến nhất. Đối với loại trái phiếu này, ngƣời nắm giữ trái phiếu sẽ nhận đƣợc một khoản lãi định kỳ, đều đặn. Khoản lãi này đƣợc xác định theo một tỷ lệ phần trăm tính trên mệnh giá của trái phiếu. Loại trái phiếu này có cuống lãi đính kèm và trên đó ghi lãi suất, mệnh giá cũng nhƣ kỳ hạn của trái phiếu; + Trái phiếu có lãi suất biến đổi: Là loại trái phiếu mà lợi suất thu đƣợc sẽ biến đổi theo tình hình thị trƣờng. Lãi trái phiếu đƣợc tính dựa trên một cơ sở tham chiếu xác định trƣớc nhƣ lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng; + Trái phiếu có lãi suất bằng không: Đây là loại trái phiếu mà ngƣời nắm giữ trái phiếu không đƣợc hƣởng bất cứ khoản lợi tức nào trong suốt thời hạn trái phiếu. Khi phát hành, loại trái phiếu này thƣờng đƣợc bán dƣới mệnh giá hay bán với giá chiết khấu. Nhƣ vậy, thực chất ngƣời mua trái phiếu vẫn nhận đƣơc lãi và khoản lãi này nhận ngay từ thời điểm phát hành bằng cách chiết khấu vào giá vốn. 7
  12. d. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trái phiếu - Khả năng tài chính của chủ thể phát hành: Tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành không lành mạnh sẽ phát sinh những rủi ro tài chính cho chứng khoán phát hành. Cụ thể, đây là những rủi ro về việc chi trả lợi tức, việc thanh toán vốn gốc khi trái phiếu đáo hạn. Nhƣ vậy, doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ, tăng mức độ hấp dẫn trái phiếu đó, giá trái phiếu tăng và ngƣợc lại. - Thời gian đáo hạn: Thời gian đáo hạn là khoảng thời gian còn lại của trái phiếu đến khi đáo hạn. Nhìn chung, khoảng thời gian còn lại càng ngắn, mức độ biến động trong khoảng thời gian này ít hơn, mức độ rủi ro ít hơn, giá trái phiếu có xu hƣớng tăng lên và ngƣợc lại. - Lạm phát: Lạm phát gây ra sẽ ảnh hƣởng đến tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản của chứng khoán, qua đó ảnh hƣởng đến giá cả chứng khoán. Khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa trên thị trƣờng tăng lên làm cho sức mua của tiền tệ bị giảm sút, thu nhập thực tế từ cổ tức, trái tức hay giá trị hoàn vốn thực tế của trái phiếu cũng bị giảm sút kéo theo giá chứng khoản giảm xuống. - Biến động lãi suất thị trƣờng: Lãi suất thị trƣờng có xu hƣớng biến động ngƣợc chiều với giá chứng khoán nói chung và giá trái phiếu nói riêng. Khi lãi suất thị trƣờng tăng, một bộ phận nhà đầu tƣ sẽ có xu hƣởng chuyển từ đầu tƣ trái phiếu sang gửi ngân hàng. Do đó, nhu cầu đầu tƣ trái phiếu giảm xuống làm giá giảm. Ngoài ra, khi lãi suất thị trƣờng tăng cũng làm thu nhập thực tế từ việc nắm giữ trái phiếu bị giảm sút, làm giảm tính hấp dẫn trái phiếu. Đối với các công ty phát hành, khi lãi suất thị trƣờng tăng làm các chi phí lãi vay, chi phí đầu vào, qua đó làm lợi nhuận sụt giảm và giá trái phiếu cũng giảm theo. - Tỷ giá hối đoái: Đối với những trái phiếu ghi bằng ngoại tệ, khi tỷ giá tăng, nghĩa là ngoại tệ tăng giá thì nhu cầu đầu tƣ vào các loại trái phiếu này cũng tăng, làm cho giá tăng và ngƣợc lại. - Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: Nền kinh tế tăng trƣởng tốt, thu nhập tăng lên dẫn đến nhu cầu đầu tƣ sẽ tăng làm cho các chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn, hấp dẫn hơn, nhu 8
  13. cầu đầu tƣ sẽ tăng và giá trái phiếu hay các loại chứng khoán khác sẽ tăng. Ngƣợc lại, những biến động về chính trị, xã hội nhƣ chiến tranh, đảo chính, lũ lụt, thiên tai sẽ làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất, lƣu thông, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tâm lý nhà đầu tƣ, làm giá chứng khoán giảm sút. Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc nhƣ chính sách thuế, đầu tƣ cũng ảnh hƣởng nhất định đến lĩnh vực chứng khoán, qua đó ảnh hƣởng đến giá chứng khoán. e. Tỷ suất sinh lợi trên trái phiếu Mục tiêu lớn nhất của ngƣời mua trái phiếu là lợi nhuận, có nhiều loại tỷ suất sinh lợi đƣợc dùng để đánh giá và so sánh các loại trái phiếu với nhau. Tuy nhiên, có thể chia làm 2 loại sau: - Tỷ suất sinh lời hiện tại (Current Yield - CY): Đây là mức lợi tức nhà đầu tƣ thu đƣợc sau khi nắm giữ trái phiếu. Tỷ suất này cho viết đầu tƣ 1 đồng vào trái phiếu thì nhà đầu tƣ thu đƣợc bao nhiêu đồng lãi. Công thức tính: C CY = x 100% PV 100100% Trong đó: PV + CY: Tỷ suất sinh lời hiện hành; + C: Lãi Coupon; + PV: Giá trị hiện tại của trái phiếu. Ví dụ 1.2: Tháng 10/N, công ty AMM trái phiếu mệnh giá 10.000.000 đồng, lãi suất 9%, giá hiện tại trái phiếu là 9.500.000 đồng/trái phiếu. Lợi suất hiện tại của trái phiếu là bao nhiêu? Bài giải: Lãi trái phiếu (Lãi Coupon): C = 10.000.000 * 9% = 900.000 đồng Tỷ suất sinh lời hiện hành của trái phiếu AMM: 90.000 CY = X 100% 9.500.000 100100%PV CY = 9,47% 9
  14. - Tỷ suất sinh lợi đến hạn (Yield to maturity - YTM): Tỷ suất sinh lời đến hạn của trái phiếu là mức lợi tức nhà đầu tƣ thu đƣợc từ khi nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn. Tỷ suất sinh lời này đƣợc xác định từ các khoản thu nhập tiềm năng từ việc nắm giữ trái phiếu nhƣ: trái tức, mệnh giá Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính, Tỷ suất sinh lời đến hạn của trái phiếu đƣợc xác định qua công thức sau: F-PV C + YTM = n x 100% F + 2PV 100100%PV 3 Trong đó: + PV: Là giá trị hiện tại của trái phiếu (Present Value: Hiện giá); + C: Khoản lợi tức hàng năm đƣợc hƣởng; + F: Mệnh giá bằng vốn gốc hoàn trả khi đáo hạn; + YTM: Tỷ suất sinh lợi đến hạn; + n: Là thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn. Ví dụ 1.3: Trái phiếu M có mệnh giá 1000 USD, lãi suất coupon là 8%, còn 5 năm nữa đáo hạn. Giá trái phiếu hiện nay là 970 USD. Tính lợi suất yêu cầu của trái phiếu? Bài giải: Lãi Coupon của trái phiếu: C = 1000 * 8% = 80 USD. Tỷ suất sinh lời đáo hạn: 1000 - 970 80 + YTM = 5 x 100% 1000 + 2*970 100100 %PV 3 YTM = 8,77% Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ nắm giữ trong thời gian 5 năm còn lại của trái phiếu M sẽ đƣợc hƣởng mức lợi suất của trái phiếu đến khi đáo hạn là 8,77%/năm. g) Định giá trái phiếu - Định giá trái phiếu có lãi suất ổn định (nonzero coupon bond): Trái phiếu có lãi suất ổn định là loại trái phiếu có xác định thời gian đáo hạn và lãi suất đƣợc hƣởng qua từng thời hạn nhất định. Khi mua loại trái phiếu 10
  15. này nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng lãi định kỳ, thƣờng là hàng năm, theo lãi suất công bố trên mệnh giá trái phiếu và đƣợc thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn. Giá trái phiếu là hiện giá toàn bộ dòng tiền thu nhập từ trái phiếu trong tƣơng lai, thông thƣờng bao gồm lãi định kỳ và phần vốn gốc bằng mệnh giá. Công thức xác định hiện giá trái phiếu: C C C F PV 1 y (1 y)2 (1 y)n (1 y)n Trong đó: + PV: Hiện giá của trái phiếu; + C: Lãi cố định đƣợc hƣởng; + y: Lãi suất yêu cầu của nhà đầu tƣ; + F: Mệnh giá trái phiếu; + n: Số kỳ lĩnh lãi cho đến khi đáo hạn. Do các khoản lãi coupon trong trƣờng hợp này đƣợc coi nhƣ một dòng tiền đều nên có thể xác định hiện giá trái phiếu qua các công thức rút gọn sau: + Trƣờng hợp 1: Trả lãi định kỳ 1 năm/lần. PV = + F (1 y) n + Trƣờng hợp 2: Trả lãi định kỳ 6 tháng/lần. 2n c y * 1 1 2 2 PV = + F y (1 y) 2n 2 Ví dụ 1.4: Giả sử bạn cần quyết định giá của một trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000 đồng, đƣợc hƣởng lãi suất coupon 10% trong thời hạn 9 năm trong khi nhà đầu tƣ đòi hỏi lãi suất là 12%/năm. Giá của trái phiếu này bao nhiêu nếu: a) Trái phiếu lĩnh lãi 1 lần 1 năm; b) Trái phiếu lĩnh lãi 2 lần 1 năm. Bài giải: a) Lãi Coupon: C = 1.000.000*10% = 100.000 đồng. Hiện giá trái phiếu: 100.000 1 1 12% 9 1.000.000 PV =   + 12% (1 12%)9 PV = 893.435 đồng 11
  16. b) Lãi Coupon: C = 1.000.000*10%/2 = 50.000 đồng. Hiện giá trái phiếu: 50.000 1 1 6% 18 1.000.000 PV =   + 6% (1 6%)18 PV = 642.297 đồng - Định giá trái phiếu có lãi suất bằng 0 (zero-coupon bond): Trái phiếu có lãi suất bằng 0 là trái phiếu không có trả lãi định kỳ mà đƣợc bán với giá thấp hơn so với mệnh giá, cuối kỳ đáo hạn đƣợc hoàn trả vốn gốc bằng mệnh giá. Hiện giá trái phiếu này đƣợc xác định qua công thức sau: PV = F (1 y) n Ví dụ 1.5: Ngân hàng HSBC phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn 10 năm và mệnh giá là 1.000 USD. Nếu lãi suất đòi hỏi của nhà đầu tƣ là 12%, hiện giá trái phiếu là bao nhiêu? Bài giải: Hiện giá của trái phiếu này sẽ là: PV = 1.000 (1 12%)10 PV = 322 USD Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ bỏ ra 322 USD để mua trái phiếu này và không đƣợc hƣởng lãi định kỳ trong suốt 10 năm nhƣng bù lại khi đáo hạn nhà đầu tƣ thu về đƣợc 1.000 USD. - Định giá trái phiếu có lãi suất biến đổi (Floating rate bond): Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lãi suất của nó đƣợc điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng. Đặc điểm này đảm bảo đƣợc quyền lợi của trái chủ khi thị trƣờng tài chính tiền tệ không ổn định. Thƣờng cứ 6 tháng chủ thể phát hành căn cứ lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho phù hợp. Lãi suất của trái phiếu thả nổi thƣờng đƣợc ấn định trên cơ sở lãi suất thị trƣờng cộng thêm một tỷ lệ % cố định. Dòng tiền của trái phiếu này có thể chia làm 2 phần: + Phần 1: Dòng tiền có lãi suất thả nổi nhận đƣợc từ lãi suất thị trƣờng. Dòng tiền này bao gồm cả khoản thanh toán mệnh giá khi đáo hạn; 12
  17. + Phần 2: Dòng tiền dựa trên khoản chênh lệch giữa các khoản thanh toán của trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất thả nổi đƣợc xác định tại một số thị trƣờng cụ thể nhƣ sau: + Trên thế giới: Lãi suất tham chiếu là lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng London (Libor), hoặc lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng Singapor (Sibor), phần bù tính trong 100 điểm cơ bản, tƣơng ứng 1%; + Tại Việt Nam: Lãi suất thả nổi đƣợc xác định trên cơ sở mức lãi suất huy động bình quân của 4 ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV cộng với mức dao động biên từ 5% đến 7%. Ví dụ 1.6: Một trái phiếu thả nổi lãi suất có mệnh giá F = 1.000.000 đồng, đƣợc yết giá bằng lãi suất LIBOR 6 tháng cộng thêm 50 điểm cơ bản, thời gian của trái phiếu trong 2 năm, 6 tháng trả lãi 1 lần. Định giá trái phiếu nếu LIBOR 6 tháng là 8%/năm? Bài giải: Số kỳ lĩnh lãi của trái phiếu: n = 2 năm* 2 kỳ/năm = 4 kỳ. Số tiền trả lãi mỗi kỳ: C = 1.000.000*8% + 1.000.000*0,5% 2 2 C = 40.000 + 2.500 C = 42.500 đồng Trong đó 40.000 đồng là khoản nhận đƣợc từ lãi suất tham chiếu, 2.500 đồng là khoản phụ trội. Hiện giá trái phiếu đƣợc xác định nhƣ sau: 42.500 1 1 4% 4 1.000.000 PV =   + 4% (1 4%) 4 PV = 1.009.074 đồng 1.1.4.2. Cổ phiếu thường a. Khái niệm Khi một công ty cổ phần huy động vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hóa sản xuất thì số vốn đó đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần thƣờng, ngƣời mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận cổ phần đó đƣợc gọi là cổ phiếu thƣờng. Nhƣ vậy, cổ phiếu thƣờng là một chứng thƣ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đối với một công ty cổ phần. 13
  18. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24/11/2010 thì “Cổ phiếu thƣờng là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn cổ phần thƣờng của tổ chức phát hành”. Nhƣ vậy, cổ phiếu thƣờng là một loại chứng khoán vốn, chứng nhận quyền góp vốn của nhà đầu tƣ đối với công ty phát hành. Những ngƣời mua cổ phiếu là những chủ sở hữu của công ty, có quyền quyết định các quyết sách quan trọng của công ty theo tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ. b. Đặc điểm - Mệnh giá: Đối với cổ phiếu, đây là giá trị quy ƣớc của cổ phiếu để thuận tiện cho việc tính tỷ lệ quyền biểu quyết của ngƣời nắm giữ cổ phiếu. Cổ phiếu các công ty cổ phần tại Việt Nam có mệnh giá là 10.000 đồng. Mệnh giá cổ phiếu còn là cơ sở để xác định vốn điều lệ của công ty phát hành. Vốn điều lệ công ty cổ phần = Tổng số cổ phiếu phát hành * Mệnh giá - Thƣ giá: Thƣ giá hay giá sổ sách là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán của công ty, phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Thƣ giá chính là giá trị tài sản ròng của cổ phiếu, hay là giá bán từng phần các tài sản hữu hình của doanh nghiệp, không kể đến các khoản nợ, tài sản vô hình và vốn cổ phần ƣu đãi. Nhƣ vậy, có hai cách để xác định thƣ giá của cổ phiếu nhƣ sau: + Cách thứ nhất: Xác định thƣ giá qua giá trị tài sản ròng của công ty Giá trị Tài sản nợ Vốn cổ phần Tổng tài sản - - và tài sản vô hình ưu đãi BV = Tổng số cổ phần thường đang lưu hành + Cách thứ hai: Xác định thƣ giá qua giá trị tổng vốn cổ phần thƣờng Giá trị Quỹ tích lũy và + Vốn thặng dư + mệnh giá Lợi nhuận giữ lại BV = Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Trong đó: Vốn thặng dƣ đƣợc xác định sau đợt phát hành cổ phần thƣờng mới và có sự chênh lệch giữa giá phát hành so với mệnh giá. 14
  19. Số lượng cổ phần Vốn thặng dư = Giá phát hành – Mệnh giá * thường phát hành thêm Tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành sẽ không bao gồm cổ phiếu quỹ vì đây là loại cổ phiếu không mang vốn. Tổng số cổ phần Tổng số cổ phần thường thường đang lưu = đã phát hành - Cổ phiếu quỹ hành Ví dụ 1.7: Năm 2015, công ty cổ phần A thành lập với vốn điều lệ là 20.000.000 đồng. Tổng số cổ phiếu thƣờng đăng ký phát hành là 2.000.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng. Năm 2016, công ty A quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm 1.000.000 cổ phiếu với giá phát hành là 25.000 đồng. Quỹ tích luỹ tính đến cuối năm 2016 là 2.000.000 đồng. Xác định thƣ giá cổ phiếu công ty A tại thời điểm 31/12/2016. Bài giải: Tại thời điểm 31/12/2016, ta có: Tổng số cổ phần thƣờng của công ty: 2.000.000 + 1.000.000 = 3.000.000 cổ phiếu - Vốn cổ phần theo mệnh giá cổ phiếu: 3.000.000 * 10.000 = 30.000.000.000 đồng - Vốn thặng dƣ: (25.000 – 10.000) * 1.000.000 = 15.000.000.000 đồng - Quỹ tích luỹ: 2.000.000.000 đồng - Tổng số vốn cổ phần thƣờng: 30.000.000.000 + 15.000.000.000 + 2.000.000.000 = 47.000.000.000 đồng - Thƣ giá cổ phiếu công ty A: 47.000.000.000 BV = 3.000.000 BV = 15.667 đồng - Hiện giá: Đây là giá trị thực tế ở thời điểm hiện tại của cổ phiếu. Hiện giá đƣợc xác định qua việc ƣớc lƣợng các khoản thu nhập trong tƣơng lai từ việc nắm giữ cổ phiếu rồi đƣa về hiện tại theo một tỷ suất chiết khấu nhất định. Nhƣ vậy, hiện giá sẽ phụ thuộc nhiều vào triển vọng phát triển công ty. 15
  20. - Thị giá: Là giá trị thị trƣờng của cổ phiếu. Thị giá phụ thuộc vào quan hệ cung cầu thị trƣờng nên giá này có xu hƣớng thay đổi liên tục và xoay quanh hiện giá. - Cổ tức: Là phần lợi nhuận mà công ty trả hàng năm cho cổ đông. Việc trả cổ tức chỉ sau khi công ty đã trả các khoản lãi đến hạn nhƣ khoản lãi vay ngân hàng và trái phiếu do công ty phát hành. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức hay không là do hội đồng quản trị quyết định. Cổ tức chủ yếu tồn tại dƣới hai dạng bao gồm: Cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu. Công thức xác định cổ tức: Lợi nhuận ròng – Lãi cổ tức ưu đãi - Trích lập các quỹ Cổ tức = Cổ phiếu thường đang lưu hành Ví dụ 1.8: Công ty cổ phần Hải Anh năm N lợi nhuận trƣớc thuế là 2.500.000.000 đồng. Hiện tại, công ty có 5.000.000 cổ phiếu thƣờng mệnh giá 10.000 đồng; 22.500 cổ phiếu ƣu đãi mệnh giá 100.000 đồng, cổ tức 10%/năm (cổ phiếu ƣu đãi loại tích lũy và không tham dự). Xác định cổ tức chi trả cho một cổ phiếu thƣờng? Biết rằng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, hệ số thanh toán cổ tức là 60%. Bài giải: Lợi nhuận sau thuế của công ty: 2.500.000.000 * (1- 20%) = 2.000.000.000 đồng Cổ tức cổ phiếu ƣu đãi: 22.500 * 100.000 * 10% = 225.000.000 đồng Tổng thu nhập cổ phần thƣờng: 2.000.000.000 – 225.000.000 = 1.775.000.000 đồng Tỷ lệ thanh toán cổ tức là 60%, nhƣ vậy công ty sẽ giữ lại 40% lợi nhuận để tái đầu tƣ, tƣơng ứng với giá trị: 1.775.000.000 * 40% = 710.000.000 đồng Giá trị cổ tức chia cho cổ đông thƣờng (Dividend per share - DPS): 2.000.000.000 – 710.000.000 DPS = 5.000.000 DPS = 258 đồng/cổ phiếu - Cổ đông: Là những ngƣời mua cổ phiếu của công ty phá hành, họ cũng là chủ sở hữu. Cổ đông sẽ đƣợc quyền quản trị công ty phát hành tùy theo số lƣợng cổ phiếu mà họ nắm giữ. 16
  21. - Thu nhập: Thu nhập từ việc nắm giữ cổ phiếu là thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành. - Thời hạn: Cổ phiếu không có thời hạn, vốn góp vào công ty cổ phần là vốn góp vĩnh viễn. c. Các loại cổ phiếu thường - Cổ phiếu thƣờng loại A: Cổ phiếu phát hành ra công chúng đƣợc hƣởng cổ tức nhƣng không có quyền bầu cử. Do đó, giá loại cổ phiếu này thấp hơn cổ phiếu thƣờng vì cổ phiếu thƣờng đƣợc quyền bỏ phiếu. - Cổ phiếu thƣờng loại B: Thƣờng đƣợc gọi là cổ phiếu sáng lập viên (Founders shares), có quyền bầu cử nhƣng chỉ đƣợc hƣởng cổ tức khi khả năng sinh lợi của công ty đã đến giai đoạn tăng trƣởng nhất định. - Cổ phiếu thƣờng gộp lãi: Nhà đầu tƣ nắm giữ cổ phiếu loại này sẽ không nhận cổ tức bằng tiền mặt mà sẽ nhận cổ tức bằng một số cổ phiếu mới phát hành. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm hoạt động của công ty mà còn có những loại cổ phiếu thƣờng khác: - Cổ phiếu thƣợng hạng: Cổ phiếu của các công ty lớn, có lịch sử phát triển lâu đời, vững mạnh về khả năng sinh lợi và trả cổ tức. Thuật ngữ trên thị trƣờng là Blue chips (BCs), một số BCs ở Việt Nam: VNM, BVH, GAS, MSN, HPG, VIC, SSI, ACB, BID, VCB ; - Cổ phiếu tăng trƣởng: Là cổ phiếu đƣợc phát hành bởi các công ty đang trên đà phát triển nhanh, các cổ phiếu này thƣờng không trả lợi tức hay trả rất ít do giữ lại lãi để đầu tƣ phát triển. Vì vậy, các nhà đầu tƣ chọn cổ phiếu này vì triển vọng phát triển của nó trong tƣơng lai là chính. Ví dụ: MWG, PNJ, VNM ; - Cổ phiếu phòng vệ: Là cổ phiếu của công ty có sức chống đỡ đối với suy thoái của thị trƣờng nhƣng thƣờng tỷ suất lợi nhuận không cao; - Cổ phiếu thu nhập: Là cổ phiếu thƣờng trả cổ tức cao hơn mức trung bình của thị trƣờng, nó thƣờng phù hợp với ngƣời già hay hƣu trí do lợi ích trong ngắn hạn là lớn. VD: SJS giai đoạn đầu, DNP có mức trả cổ tức khá cao; - Cổ phiếu chu kỳ: Là cổ phiếu mà giá tăng theo chu kì kinh doanh hay tăng trƣởng của nền kinh tế. Ví dụ: Với các ngành thép, xi măng vào các mùa xây dựng thì giá thƣờng tăng cao nên công ty làm ăn có lãi và giá cổ phiếu tăng; - Cổ phiếu theo mùa: Là cổ phiếu mà giá tăng theo mùa gần giống với cổ phiếu chu kì nhƣng mùa ổn định hơn. Tiêu biểu nhất là cổ phiếu các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch 17
  22. d. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu - Nhân tố nội tại: Về cơ bản và lâu dài thì nhân tố nội tại là nhóm nhân tố quyết định sự biến động giá cổ phiếu trong tƣơng lai. Nhân tố nội tại bao gồm: + Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất: Nhân tố này đảm bảo cho triển vọng phát triển của công ty trong tƣơng lai. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo nguồn lợi nhuận cổ tức lâu dài cũng nhƣ tiềm năng chênh lệch giá lớn khi đầu tƣ vào công ty. Về cơ bản các nhà đầu tƣ thƣờng hƣớng tới các công ty dẫn đầu về công nghệ cũng nhƣ kỹ thuật; + Nhân tố thị trƣờng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty: Điều này quyết định khả năng đem lại thu nhập cho công ty, đảm bảo thị phần đồng nghĩa với sự phát triển lâu dài và bền vững; + Nhân tố về tài chính: Những điểm quan trọng là cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời Những yếu tố này ảnh hƣởng tới tình hình tài chính của công ty hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai đồng thời quyết định niềm tin của nhà đầu tƣ vào triển vọng phát triển của công ty; + Nhân tố về con ngƣời và quản lý: Trình độ ngƣời lao động trong công ty và năng lực của bộ máy quản lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững và đúng hƣớng cho công ty trong tƣơng lai. Điều này cũng là yếu tố tác động tới quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ vào công ty. - Nhân tố bên ngoài: Nhân tố này bao gồm các nhân tố về kinh tế tài chính và chính trị xã hội có tác động nhanh nhậy tới sự biến động giá của cổ phiếu: + Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và tình hình chung của khu vực cũng nhƣ thế giới: Nền kinh tế trong nƣớc, khu vực, thế giới có triển vọng phát triển tốt sẽ tác động tích cực tới giá cả cổ phiếu nói riêng và TTCK nói chung; + Lạm phát: Thông thƣờng lạm phát tác động ngƣợc chiều đến giá chứng khoán nói chung. Lạm phát tăng sẽ làm giảm giá cổ phiếu vì khi lạm phát thì lãi suất thị trƣờng tăng cao khiến việc đầu tƣ vào cổ phiếu giảm, lƣợng cầu giảm kéo theo giá cổ phiếu giảm; + Biến động lãi suất thị trƣờng: Tƣơng tự nhƣ trái phiếu, lãi suất thị trƣờng thƣờng biến động ngƣợc với giá cổ phiếu; + Chính sách của nhà nƣớc về quản lý thị trƣờng chứng khoán: Các chính sách của nhà nƣớc bao gồm chính sách thuế, room với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, 18
  23. biên độ dao động giá, vay thế chấp Các chính sách này khi áp dụng sẽ ít hay nhiều ảnh hƣởng đến cung cầu về cổ phiếu, qua đó ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu. Chẳng hạn, Nhà nƣớc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhƣợng cổ phiếu sẽ giúp các nhà đầu tƣ giảm chi phí khi giao dịch, kích thích họ đầu tƣ nhiều hơn, qua đó ảnh hƣởng tích cực đến giá cổ phiếu; + Các yếu tố chính trị xã hội: Thị trƣờng chứng khoán rất nhạy bén với các biến cố về chính trị, xã hội. Nếu tình hình chính trị - xã hội bất ổn sẽ tác động đến môi trƣờng đầu tƣ, tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tâm lý nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẽ hạn chế tham gia và dần rút khỏi thị trƣờng, các doanh nghiệp sẽ bị đình trệ quá trình sản xuất và tiêu thụ qua đó làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Tất cả các yếu tố trên sẽ làm cầu đầu tƣ trên thị trƣờng giảm, kéo theo sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu; + Tâm lý của nhà đầu tƣ: Yếu tố tâm lý của nhà đầu tƣ rất quan trọng, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tâm lý nhà đầu tƣ dễ bị dao động, chịu ảnh hƣởng từ đám đông sẽ dễ làm thị trƣờng bị khủng hoảng khi những hành vi mua hoặc bán xảy ra ồ ạt không kiểm soát đƣợc; + Kiến thức nhà đầu tƣ về thị trƣờng chứng khoán: Nhà đầu tƣ có kiến thức sẽ đƣa ra những quyết định đầu tƣ đúng đắn, hạn chế sự ảnh hƣởng tâm lý trong đầu tƣ qua đó góp phần giúp thị trƣờng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn và giá cổ phiếu cũng sẽ ảnh hƣởng theo chiều hƣớng tích cực, tránh đƣợc những đợt giảm sốc do sự thiếu hiểu biết mà bán tháo của nhà đầu tƣ. - Nhân tố kỹ thuật của thị trƣờng: Sự biến động nội tại thị trƣờng và mối quan hệ cung cầu ảnh hƣởng tới doanh nghiệp và tất yếu ảnh hƣởng tới giá cả cổ phiếu nhƣ: Tính dễ dàng khi giao dịch và thanh khoản, các thủ tục pháp lý để thành lập cũng nhƣ niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán e. Tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu Thu nhập từ cổ phiếu đến chủ yếu từ 2 nguồn: cổ tức và chênh lệch giá bán và giá mua (tiền lời trên giá vốn). Vậy tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu là tổng của tỷ suất sinh lời từ cổ tức và tỷ suất tiền lời trên giá vốn. D1 (P1 - P0) r = + P 0 P0 19
  24. Trong đó: + r: Tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu; + D1: Cổ tức năm thứ nhất; + P1: Giá cổ phiếu cuối năm thứ nhất; + P0: Giá cổ phiếu hiện tại. Ứng dụng: Nếu dự đoán đƣợc D1, P1 và đặt ra mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng là r, Nhà đầu tƣ sẽ dễ dàng tính đƣợc giá cổ phiếu hiện tại. Trên cơ sở đó, Nhà đầu tƣ so sánh giá cổ phiếu và giá bán trên thị trƣờng để đƣa ra quyết định. Ngoài ra, nếu Nhà đầu tƣ biết đƣợc giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, dự đoán đƣợc mức cổ tức D1, đặt ra mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng r thì sẽ dễ dàng tính đƣợc mức giá mục tiêu cổ phiếu có thể đạt đƣợc ở thời điểm cuối năm thứ nhất. Ví dụ 1.9: Cổ phiếu A bán với giá 45 USD, cổ tức dự kiến trả năm sau là 1,76 USD một cổ phiếu. Giả sử tỷ suất lãi mong đợi là 20%. Tính giá cổ phiếu năm sau? Bài giải: D1 (P1 - P0) Từ công thức: r = + P P0 Ta suy ra: P1 = P0* (1 + r ) – D1 0 P1 = 45 * (1 + 20%) – 1,76 = 52,24 USD g. Định giá cổ phiếu - Định giá cổ phiếu theo phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền (mô hình chiết khấu cổ tức DDM): Giá của cổ phiếu có thể đƣợc xác định dựa trên toàn bộ những thu nhập tƣơng lai mà cổ phiếu có thể mang lại cho nhà đầu tƣ trong đó bao gồm cổ tức, chênh lệch giá, lợi nhuận phát sinh (ví dụ từ quyền mua cổ phần) Mô hình chiết khấu cổ tức đƣợc thiết kế để tính giá trị lý thuyết của cổ phiếu thƣờng. Mô hình này đƣợc Merrill Lynch, CS First Boston sử dụng với giả định: + Biết đƣợc động thái tăng trƣởng của cổ tức; + Biết trƣớc tỷ suất chiết khấu. Công thức tính giá hiện tại cổ phiếu nhƣ sau: D D D P P 1 2 n n 0 2 n 1 r1 (1 r2 ) (1 rn ) 20
  25. Trong đó: Giá trị cổ tức công ty hàng năm: D1, D2, , Dn. Lãi suất chiết khấu hàng năm/ lãi suất kỳ vọng: r1, r2, , rn. Giá cổ phiếu năm thứ n: Pn Giá hiện tại của cổ phiếu: P0 Trong trƣờng hợp tỷ lệ lãi chiết khấu là nhƣ nhau công thức sẽ đƣợc tính nhƣ sau: D D D P n D P P 1 2 n n t t 0 2 n  t t 1 r (1 r ) (1 r ) t 1 (1 r) (1 r) Một số các trƣờng hợp điển hình khi định giá cổ phiếu theo phƣơng pháp chiết khấu cổ tức (DDM). * Trường hợp 1: Định giá cổ phiếu khi cổ tức không tăng (D = const; g = 0) Giả sử cổ tức là nhƣ nhau hàng năm: D1 = D2 = = Dn = D và đƣợc trả vĩnh viễn, giá hiện tại của cổ phiếu sẽ đƣợc xác định nhƣ sau: D D D D D P0 2 n  t 1 r (1 r ) (1 r ) t 1 (1 r) r Ví dụ 1.10: Tính giá cổ phiếu X biết rằng cổ tức đƣợc trả đều hàng năm là 10.000 VNĐ, tỷ suất lãi mong đợi của nhà đầu tƣ là 15%. Bài giải: Hiện giá cổ phiếu X đƣợc xác định nhƣ sau: 10.000 P0 = 15% P0 = 66.667 đồng * Trường hợp 2: Cổ tức chi trả đều vĩnh viễn với tốc độ tăng trưởng g Nếu cổ tức công ty tăng trƣởng đều với tốc độ tăng trƣởng g, giả sử g < r (tốc độ tăng trƣởng cổ tức thấp hơn lãi suất chiết khấu), giá hiện tại của cổ phiếu sẽ đƣợc xác định qua công thức sau: D(1 g) D(1 g)2 D(1 g)n D(1 g) 1 g (1 g) 2 (1 g)n 1 P (1 ) 0 1 r (1 r )2 (1 r )n 1 r 1 r (1 r)2 (1 r)n 1 D(1 g) D P 1 0 r g r g Chú ý: Công thức này chỉ áp dụng đƣợc khi g < r. 21
  26. Ví dụ 1.11: Tính giá cổ phiếu Y biết cổ tức tăng trƣởng với tỷ lệ 12%, tỷ suất lãi mong đợi của nhà đầu tƣ là 16%. Cổ tức năm sau là 5.000 đồng. Bài giải: Áp dụng công thức: D(1 g) D1 P0 r g r g 5000 P0 16% 12% P0 = 125.000 đồng * Trường hợp 3: Mô hình cổ tức tăng trưởng nhiều giai đoạn Công ty có thể trải qua nhiều giai đoạn tăng trƣởng khác nhau và nhƣ vậy cũng ảnh hƣởng tới tốc độ tăng cổ tức khác nhau. Việc xác định là khá phức tạp nhƣng về cơ bản vẫn dựa trên phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền. Ví dụ 1.12: Tính giá cổ phiếu Z biết cổ tức năm thứ nhất và thứ 2 là 10.000 đồng, 8.000 đồng, lãi suất chiết khấu lần lƣợt là 12% và 10%, từ năm thứ 2 trở đi cổ tức công ty tăng trƣởng đều với tốc độ 10% và lãi suất mong đợi của nhà đầu tƣ là 15%. Tính giá cổ phiếu Z ở thời điểm hiện tại? Bài giải: Áp dụng cả 2 cách tính, thứ nhất là phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền, thứ hai là phƣơng pháp chiết khấu trong trƣờng hợp cổ tức tăng trƣởng đều với tốc độ g. Tính giá của cổ phiếu thời điểm năm thứ 2: 8000*(1 10%) P2 15% 10% P2 = 176.000 đồng Giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại: D1 D2 P2 P0 2 1 r1 (1 r2 ) 10.000 8.000 176.000 P0 2 1 12% (1 10%) P0 = 161.000 đồng - Hạn chế của mô hình chiết khấu cổ tức: Mô hình chiết khấu cổ tức có thể áp dụng để định giá cổ phiếu trong các trƣờng hợp tốc độ tăng trƣởng cổ tức 22
  27. bằng 0, hoặc bằng g không đổi và ngay cả trong trƣờng hợp tốc độ tăng trƣởng cổ tức thay đổi qua từng thời kỳ nhƣng mô hình này không áp dụng đƣợc trong trƣờng hợp công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tƣ và không trả cổ tức cho cổ đông. - Phƣơng pháp định giá tƣơng đối: + Định giá dựa trên tỷ số P/B: P/B (Price to book ratio): Tỷ số giữa thị giá cổ phiếu và trị giá tài sản của mỗi cổ phiếu: Thị giá cổ phiếu P/B = Trị giá tài sản của mỗi cổ phiếu Thị giá cổ phiếu (P) = P/B x Trịthường giá tài sản của mỗi cổ phiếu. + Định giá dựa trên tỷ số P/E: Hệ số P/E (Price to earning per share) là hệ số giữa giá cổ phiếu trên thị trƣờng và thu nhập trên một cổ phần thƣờng. Đây còn là mức sẵn sàng chi trả cho mỗi đồng lợi nhuận từ cổ phần thƣờng. Phƣơng pháp này dựa trên giá trị của các doanh nghiệp tƣơng đƣơng hoặc có thể so sánh đƣợc trên thị trƣờng và chỉ đƣợc áp dụng khi thị trƣờng chứng khoán phát triển. Thị giá cổ phiếu P/E = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường Trong đó: EPS (Earning per share) là thu nhập ròng từ mỗi cổ phiếu đang lƣu hành. Tổng thu nhập cổ phần thường EPS = Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành Thị giá cổ phiếu (P) = EPS x P/E 1.1.4.3. Cổ phiếu ưu đãi a. Khái niệm Cổ phiếu ƣu đãi là một loại chứng khoán lai tạp giữa cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu ƣu đãi là một giấy chứng nhận cổ đông đƣợc ƣu tiên so với cổ đông thƣờng về mặt tài chính nhƣng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn. Cụ thể: Ngƣời giữ cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc tham gia ứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát công ty nhƣng lại đƣợc ƣu tiên chia cổ tức trƣớc cổ đông thƣờng, ƣu tiên trả nợ trƣớc khi công ty phá sản hoặc thanh lý tài sản. 23
  28. b. Đặc điểm Cổ phiếu ƣu đãi là một loại chứng khoán lai tạp giữa cổ phiếu thƣờng và trái phiếu nên sẽ kết hợp đặc điểm của cả 2 loại chứng khoán này. - Đặc điểm giống trái phiếu: + Mệnh giá của cổ phiếu ƣu đãi: Tƣơng tự nhƣ trái phiếu, mệnh giá cổ phiếu ƣu đãi là căn cứ để chia lợi tức cố định, đồng thời là căn cứ có giá trị khi ngƣời sở hữu muốn chuyển đổi thành tiền mặt hay cổ phiếu thƣờng; + Cổ tức ƣu đãi: Đây là mức lợi tức cố định nhà đầu tƣ nhận đƣợc khi nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi và đƣợc ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá. Về mặt lý thuyết, trái tức và cổ tức ƣu đãi đều đƣợc chi trả bất chấp tình hình hoạt động kinh doanh của chủ thể phát hành. Tuy nhiên, khác với trái phiếu, cổ tức ƣu đãi đƣợc chi trả từ một phần lợi nhuận ròng sau thuế. Do đó, trên thực tế, trong một số trƣờng hợp công ty bị thua lỗ, công ty sẽ không chi trả cổ tức ƣu đãi trong những năm đó hoặc sẽ cộng dồn các khoản cổ tức ƣu đãi tới khi có lợi nhuận mới trả toàn bộ. - Đặc điểm giống cổ phiếu: Vốn góp vĩnh viễn: Ngƣời mua cổ phiếu ƣu đãi đƣợc xem là cổ đông do vậy phần vốn góp qua mua cổ phiếu là mua vĩnh viễn, không đƣợc hoàn trả. Khi cần vốn, cổ đông chỉ có thể bán trên TTCK để lấy tiền gốc. c. Các loại cổ phiếu ưu đãi - Cổ phiếu ƣu đãi tích luỹ: Là cổ phiếu mà khi công ty làm ăn không có lãi thì cổ tức năm nay sẽ đƣợc tích lũy sang năm sau hay vài năm sau khi công ty có đủ lợi nhuận để trả. - Cổ phiếu ƣu đãi không tích luỹ: Lãi cổ phần thiếu sẽ bị bỏ qua và chỉ trả đủ cổ tức khi công ty làm ăn có lãi. - Cổ phiếu ƣu đãi có chia phần: ngoài cổ tức cố định thì khi công ty làm ăn có lãi cổ đông còn đƣợc hƣởng thêm lợi tức phụ trợ theo một tỷ lệ qui định. - Cổ phiếu ƣu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thƣờng: Là cổ phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thƣờng theo một tỷ lệ ấn định trƣớc. Thông thƣờng, cổ đông chỉ chuyển đổi khi giá thị trƣờng cổ phiếu thƣờng tăng giá. - Cổ phiếu ƣu đãi có thể chuộc lại: Cổ phiếu loại này đƣợc phát hành khi công ty cần vốn khẩn cấp và cổ phiếu ƣu đãi với lãi suất rất cao để thu hút nhà đầu tƣ. Nhƣng loại cổ phiếu này theo quy định có thể đƣợc chuộc lại bởi công ty sau một thời hạn ấn định khi công ty đã khá hơn và cổ đông sẽ đƣợc hƣởng một khoản tiền thƣởng nhất định theo một tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu cho chủ sở hữu. 24
  29. 1.1.4.4. Các công cụ tài chính có nguồn gốc chứng khoán (Chứng khoán phái sinh) a. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) - Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một ngƣời mua và một ngƣời bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hóa tại một thời điểm trong tƣơng lai nhƣng theo khối lƣợng và giá cả xác định ở thời điểm hiện tại. - Đặc điểm: + Đây là một giao dịch mang tính chất thỏa thuận trực tiếp giữa một ngƣời mua và một ngƣời bán; + Khối lƣợng và giá cả thỏa thuận ở hiện tại; + Thanh toán tại một thời điểm trong tƣơng lai. - Tác dụng: Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ để đầu tƣ sinh lời và phòng ngừa biến động rủi ro về giá chứng khoán cơ sở. Ví dụ: Nếu ngƣời mua dự đoán trong tƣơng lai giá cổ phiếu sẽ tăng thì có thể thực hiện hợp đồng kỳ hạn mua với mức giá hợp lý và nếu đúng dự kiến thì họ sẽ có lãi. Ngƣợc lại, ngƣời bán lại có thể dự đoán là cổ phiếu giảm giá và bán cổ phiếu trong tƣơng lai với mức giá hiện tại (thoả thuận trong hợp đồng) từ đó giảm rủi ro nếu cổ phiếu giảm giá quá mức trong tƣơng lai. b. Hợp đồng tương lai (Future Contract) - Khái niệm: Hợp đồng tƣơng lai là hợp đồng mua bán chứng khoán mà tại ngày giao dịch đôi bên thoả thuận về số lƣợng, giá cả nhƣng việc thanh toán và giao hàng diễn ra tại một thời điểm trong tƣơng lai. - Đặc điểm: + Hợp đồng tƣơng lai là một loại công cụ dẫn xuất từ chứng khoán và đƣợc tiêu chuẩn hóa theo từng điều khoản của hợp đồng (nhƣ tiêu chuẩn hóa về hàng hóa cơ sở, khối lƣợng, quy mô và thời hạn hợp đồng; + Số lƣợng hợp đồng tƣơng lai đƣợc phép giao dịch không giới hạn: Khác với các chứng khoán cơ sở bị giới hạn bởi khối lƣợng chứng khoán phát hành thì hợp đồng tƣơng lai không bị hạn chế số lƣợng phát hành do Hợp đồng này đƣợc hình thành từ nhu cầu mua bán của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứ không phải hình thành từ bất cứ tổ chức nào; 25
  30. + Mọi điều khoản mua bán của hợp đồng đều đƣợc thoả thuận nhƣng chƣa xảy ra giao hàng và thanh toán; + Hợp đồng tƣơng lai đƣợc giao dịch tại phòng giao dịch hợp đồng tƣơng lai có tổ chức hoặc Sở giao dịch chứng khoán. - Tác dụng: Hợp đồng tƣơng lai là một công cụ đầu tƣ sinh lời và bảo hiểm rủi ro biến động giá chứng khoán hay hạn chế rủi ro khi mua bán chứng khoán. Nhƣ vậy, Hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng kỳ hạn đều là công cụ chứng khoán phái sinh và có cùng bản chất. Tuy nhiên, hợp đồng tƣơng lai ra đời sau và ƣu việt hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Một số điểm khác biệt của 2 loại hợp đồng này đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau: Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) Hợp đồng tƣơng lai (Futures) Loại hợp Một thỏa thuận giữa 2 bên, điều Đƣợc chuẩn hóa theo những tiêu đồng khoản linh hoạt chuẩn của Sở giao dịch Không có, chỉ đặt cọc để đảm Phải duy trì tiền ký quỹ theo tỷ lệ Ký quỹ bảo cho hợp đồng phần trăm trị giá hợp đồng Thời điểm Thƣờng thực hiện trƣớc khi đáo Khi hợp đồng đến hạn đáo hạn hạn RR cao nếu 1 bên tham gia Rủi ro thấp do đƣợc thanh toán Rủi ro không thực hiện hợp đồng hàng ngày Thị trƣờng Thị trƣờng phi tập trung (OTC) Thị trƣờng tập trung (Sở giao dịch) giao dịch Cách thức Ngƣời mua và ngƣời bán trực Qua ngƣời môi giới, các bên tham mua bán tiếp thỏa thuận gia không nhất thiết biết nhau c. Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) - Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là một Hợp đồng có kỳ hạn trong đó ngƣời mua quyền chọn đƣợc phép mua hoặc bán một số lƣợng chứng khoán tại một mức giá ấn định trong một thời hạn nhất định. Có 5 yếu tố cấu thành quyền chọn, bao gồm: + Phí quyền chọn (giá quyền chọn): Là mức phí ngƣời mua quyền phải trả cho ngƣời bán quyền tại thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn; + Giá thực hiện: Giá mua bán các loại tài sản cơ sở đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng; 26
  31. + Tài sản cơ sở: Có thể là hàng hóa thông thƣờng, chứng khoán hay tiền tệ; + Thời hạn: Khoảng thời gian đáo hạn hợp đồng, đây cũng là thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền chọn; + Kiểu quyền chọn: Kiểu Mỹ hoặc kiểu châu Âu. Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép Nhà đầu tƣ có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng (Trƣớc hoặc đúng ngày đáo hạn hợp đồng). Quyền chọn kiểu châu Âu: Nhà đầu tƣ chỉ có thể thực hiện hơp đồng vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. - Đặc điểm: + Mức phí quyền chọn do ngƣời mua chi trả cho ngƣời bán từ thời điểm ký kết hợp đồng; + Ngƣời mua quyền chọn ở vị thế chủ động, có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng sao cho có lợi cho mình nhất; ngƣời bán quyền chọn ở vị thế bị động, luôn luôn phải có nghĩa vụ đối với ngƣời mua quyền; + Đặc điểm lợi nhuận: Ngƣời mua có quyền có lãi không giới hạn, lỗ giới hạn là khoản phí đã trả. - Các loại quyền chọn: + Quyền chọn mua (Call Options - CO): Quyền chọn mua là hợp đồng cho phép ngƣời mua quyền chọn đƣợc mua một số lƣợng chứng khoán tại một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Quyền chọn mua đƣợc sử dụng khi ngƣời mua quyền kỳ vọng giá tăng hoặc để bảo hiểm cho hành động bán chứng khoán. Đồ thị lợi nhuận của các vị thế trong quyền chọn mua: Lãi/Lỗ Mua CO D 0 Giá HĐ C Phí Giá HV Giá thị trƣờng A B Bán CO Hình 1.1. Lợi nhuận của các vị thế trong quyền chọn mua 27
  32. Ví dụ 1.13: Ông X mua hợp đồng quyền chọn mua 1.000 cổ phiếu XYZ với giá 120 USD, ngày đáo hạn hợp đồng là 20/12/2018. Giá mua quyền là 1 USD/quyền chọn, kiểu quyền chọn Mỹ. Xác định lãi lỗ của ông X trong các trƣờng hợp giá cổ phiếu trên thị trƣờng vào ngày đáo hạn là: (i) 122 USD; (ii) 119 USD; (iii) 120 USD. Bài giải: Ông X là ngƣời kỳ vọng giá cổ phiếu XYZ tăng trong tƣơng lai. Theo hợp đồng này, ông X có thể mua cổ phiếu XYZ vào bất cứ thời điểm nào cho đến ngày 20/12/2018. Nếu cổ phiếu XYZ tăng giá, ông X sẽ có lợi do vẫn đƣợc mua cổ phiếu này với mức giá 120 USD/Cổ phiếu. Khoản phí ông X phải trả cho bên bán quyền ngay từ thời điểm ký hợp đồng: 1.000 * 1 = 1.000 USD Mức giá ông X sẽ hòa vốn = Giá hợp đồng + phí Giá hòa vốn = 120 + 1 = 121 USD (i) Giá cổ phiếu XYZ tại ngày đáo hạn là 122 USD. Ông X sẽ có lãi và quyết định thực hiện hợp đồng. Khoản lãi: (122 - 121)* 1.000 = 1.000 USD (ii) Giá cổ phiếu XYZ tại ngày đáo hạn là 119 USD < giá hợp đồng. Trƣờng hợp này ông X không thực hiện hợp đồng vì mua ngoài thị trƣờng sẽ đƣợc giá thấp hơn. Khi đó, Ông X chịu mất khoản phí đã trả từ thời điểm ký kết hợp đồng là 1.000 USD. (iii) Giá cổ phiếu XYZ là 120 USD, đúng bằng giá trong hợp đồng do 2 bên thỏa thuận. Trong trƣờng hợp này, ông X có thể quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng quyền chọn đều nhƣ nhau và đều chịu lỗ 1 khoản bằng mức phí ông A đã bỏ ra tại thời điểm ký hợp đồng. - Quyền chọn bán (Put Option): Là hợp đồng cho phép ngƣời mua quyền chọn đƣợc bán một lƣợng cổ phiếu tại một mức giá xác định trong một thời gian xác định. Ngƣợc lại với Quyền chọn mua, Quyền chọn bán đƣợc sử dụng khi ngƣời mua quyền kỳ vọng giá giảm hoặc để bảo hiểm cho hành động mua chứng khoán. 28
  33. Lợi nhuận của các vị thế mua, bán trong Quyền chọn bán đƣợc thể hiện qua nhƣ sau: Lãi/Lỗ Mua PO C 0 Giá HĐ Giá HV Phí Giá thị trƣờng A B Bán PO Hình 1.2. Lợi nhuận của các vị thế trong quyền chọn mua Ví dụ 1.14: Ông X mua quyền chọn bán 10.000 cổ phiếu ANZ tại giá 90 USD, thời hạn là 12/2018, giá quyền chọn là 1 USD/quyền chọn. Xác định lãi lỗ của ông X khi giá thị trƣờng của cổ phiếu vào ngày đáo hạn là: a. 100 USD; b. 85 USD. Bài giải: Ông X là ngƣời kỳ vọng giá cổ phiếu ANZ giảm trong tƣơng lai. Theo hợp đồng này, ông X có thể bán cổ phiếu ANZ vào bất cứ thời điểm nào cho đến tháng 12/2018. Nếu cổ phiếu ANZ giảm giá, ông X sẽ có lợi do vẫn đƣợc bán cổ phiếu này với mức giá 90 USD/Cổ phiếu. Khoản phí ông X phải trả cho bên bán quyền ngay từ thời điểm ký hợp đồng: 10.000 * 1 = 10.000 USD Mức giá ông X sẽ hòa vốn = Giá hợp đồng - phí Giá hòa vốn = 90 - 1 = 89 USD/cổ phiếu Giá cổ phiếu ANZ tại ngày đáo hạn là 85 USD, tức giá cổ phiếu ANZ giảm, đúng với kỳ vọng của ông X. Trong trƣờng hợp này, ông X sẽ thực hiện hợp đồng và có lãi. Khoản lãi của ông X = (Giá hòa vốn – Giá hợp đồng) * Quy mô hợp đồng = (89 – 85) * 10.000 = 40.000 USD 29
  34. d. Quyền mua cổ phần (Rights) - Khái niệm: Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã đƣợc xác định. - Đặc điểm: + Quyền mua cổ phần thƣờng có thời hạn ngắn 1 - 6 tuần; + Mỗi cổ phiếu tƣơng đƣơng với 1 quyền; + Cổ đông hiện hữu đƣợc quyền mua cổ phiếu mới phát hành với giá thấp hơn giá thị trƣờng nhờ đƣợc trao quyền mua cổ phần. Số lượng quyền để Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = mua 1 cổ phiếu mới Số lượng cổ phiếu mới phát hành + Quyền mua cổ phần có thể giao dịch để hƣởng lợi (Một nguồn lợi tức khác từ sở hữu chứng khoán). - Tác dụng: Quyền mua cổ phần đƣợc phát hành nhằm đảm bảo tỷ lệ sở hữu của cổ đông hiện hữu với công ty phát hành, chống hiệu ứng pha loãng khi phát hành thêm cổ phiếu. Ví dụ 1.13: Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (STB) phát hành cổ phiếu bổ sung để tăng vốn sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo lợi ích cổ đông hiện hữu, công ty cho phép 5 cổ phiếu hiện hữu đƣợc mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá bằng mệnh giá là 10.000 VNĐ (Tỷ lệ 5:1). Giả sử giá hiện tại cổ phiếu STB là 18.000 VNĐ. Lợi ích của nhà đầu tƣ nếu sở hữu 10.000 cổ phiếu STB? Nếu quyền mua cổ phần đang đƣợc bán trên thị trƣờng với giá 1.000 đồng/Right, nhà đầu tƣ nên đƣa ra lựa chọn nhƣ thế nào nếu thị trƣờng diễn biến ổn định? Bài giải: Với tỷ lệ 5:1 tức là cứ 5 cổ phiếu đang nắm giữ đƣợc phép mua thêm 1 cổ phiếu mới. Vậy 10.000 cổ phiếu sẽ đƣợc mua thêm 2.000 cổ phiếu tại mức giá bằng mệnh giá là 10.000 VNĐ. Lợi nhuận nếu thực hiện quyền mua cổ phần tại mức giá ƣu đãi: (18.000 – 10.000) x 2000 = 16.000.000 đồng Nếu nhà đầu tƣ không muốn thực hiện có thể bán quyền trên cho nhà đầu tƣ khác trên thi trƣờng tại mức giá 1.000 đồng/Right. 30
  35. Lợi nhuận nhà đầu tƣ thu đƣợc: 1.000 * 10.000 = 10.000.000 đồng Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ thực hiện quyền mua cổ phần sẽ có lợi nhuận tối ƣu hơn. e. Chứng quyền (Warrants)/Bảo chứng phiếu - Khái niệm: Chứng quyền là loại chứng khoán đƣợc phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ƣu đãi, cho phép ngƣời sở hữu chứng khoán đƣợc quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã đƣợc xác định trƣớc trong thời kỳ nhất định. - Đặc điểm: + Chứng quyền có thể giao dịch: ngƣời sở hữu có thể giữ lại trái phiếu bán chứng quyền hoặc ngƣợc lại; + Cho phép ngƣời giữ chứng quyền đƣợc quyền mua cổ phiếu thƣờng với mức giá ƣu đãi; + Thời hạn chứng quyền thƣờng rất dài, thậm chí là vĩnh viễn. - Tác dụng của chứng quyền: + Chứng quyền góp phần làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành chứng khoán với lãi cố định là cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu; + Làm giảm chi phí phát hành. 1.2. Thị trƣờng chứng khoán 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Những dấu hiệu của một thị trƣờng chứng khoán (TTCK) sơ khai đã xuất hiện ngay từ thời trung cổ xa xƣa. Vào khoảng giữa thế kỷ XV, tại những thành phố lớn ở phƣơng Tây, các thƣơng gia thƣờng gặp gỡ và tiếp xúc với nhau trong các quán cà phê, các câu lạc bộ để tiến hành các cuộc thƣơng lƣợng về các loại hàng hóa nhƣ: nông sản, khoáng sản, ngoại hối Những cuộc giao dịch này lúc đầu có quy mô nhỏ và phân tán ở nhiều địa điểm. Đến cuối thế kỷ XV, các khu chợ này thành một thị trƣờng với số lƣợng ngƣời tham gia lớn hơn, thời gian trao đổi thƣờng xuyên hơn, đặc biệt là những quy ƣớc thống nhất mang tính nguyên tắc. Năm 1453, phiên “chợ” với quy mô lớn đầu tiên diễn ra tại Bruges (Bỉ), với 3 nội dung hoạt động chủ yếu là: hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán động sản. Đến năm 1547, giao dịch đƣợc chuyển đến thị trấn Anvers (Bỉ). Từ đó, giao dịch chứng khoán ở các nƣớc khác nhƣ Pháp, Ý, Đức, Mỹ cũng bắt đầu hình thành và phát triển. 31
  36. Thời kỳ 1875 - 1913, TTCK phát triển mạnh cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Đến nay, thị trƣờng chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, đã có hơn 160 TTCK lớn nhỏ hoạt động trên khắp các châu lục. Một số TTCK lâu đời nhất, quan trọng nhất là TTCK NewYork (1972), TTCK Tokyo (1878), TTCK London (1793). Các TTCK đã cung ứng phần lớn nhu cầu vốn đầu tƣ dài hạn, góp phần tạo đà phát triển nền kinh tế cho các nƣớc. Tại Việt Nam, TTCK bắt đầu ra đời và giao dịch từ năm 2000. Từ 2 mã cổ phiếu đầu tiên lên sàn và giao dịch là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông), đến nay toàn TTCK Việt Nam đã có hơn 1000 mã giao dịch, quy mô thị trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng. Hiện tại, việc giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đang đƣợc thực hiện chủ yếu tại TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). 1.2.2. Khái niệm và bản chất của thị trường Chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận của thị trƣờng vốn, đây là nơi chuyên mua bán các loại giấy nợ trung hạn, dài hạn và các loại cổ phiếu. Nhƣ vậy, TTCK là một định chế tài chính trực tiếp, nơi mà các chủ thể có cung cầu về vốn có thể gặp gỡ nhau qua việc mua bán các giấy tờ có giá trung và dài hạn. Nói cách khác, TTCK chính là nơi tạo lập và cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. 1.2.3. Phân loại thị trường chứng khoán 1.2.3.1. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán gồm 2 loại: thị trƣờng chứng khoán sơ cấp hay còn gọi là thị trƣờng phát hành và thị trƣờng chứng khoán thứ cấp hay là thị trƣờng chứng khoán lƣu hành: - Thị trƣờng chứng khoán sơ cấp: Đây là thị trƣờng giao dịch chứng khoán phát hành lần đầu, thị trƣờng này có đặc điểm: + Tạo vốn cho đơn vị phát hành: Khi các công ty phát hành chứng khoán nhƣ cổ phiếu hoặc trái phiếu thì công ty sẽ huy động đƣợc một lƣợng vốn tƣơng ứng với lƣợng chứng khoán đã phát hành. Lƣợng vốn huy động này sẽ đƣợc công ty sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động; 32
  37. + Tăng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế: Khi các tổ chức phát hành chứng khoán thì đã góp phần huy động đƣợc các nguồn vốn nhàn rỗi trên bình diện quốc gia và trực tiếp tăng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế; + Tạo hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán giao dịch: Sau khi phát hành trên thị trƣờng sơ cấp, toàn bộ số lƣợng chứng khoán sẽ đƣợc chuyển sang giao dịch tại thị trƣờng thứ cấp; + Chỉ đƣợc tổ chức một lần: Mỗi lần phát hành chứng khoán mới thì hình thành thị trƣờng và sau khi bán hết chứng khoán cho nhà đầu tƣ thì chấm dứt thị trƣờng vì sau khi tới tay các nhà đầu tƣ đầu tiên thì chứng khoán đƣợc giao dịch tại thị trƣờng thứ cấp; + Các tổ chức phát hành có đủ điều kiện mới tham gia thị trƣờng chứng khoán sơ cấp để huy động vốn. Để đảm bảo thị trƣờng sơ cấp hoạt động có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về TTCK thƣờng có các quy định chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt về việc phát hành chứng khoán. - Thị trƣờng chứng khoán thứ cấp: Là nơi diễn ra hoạt động giao dịch chứng khoán giữa các nhà đầu tƣ. Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trƣờng này diễn ra rất nhiều lần, nghĩa là nhà đầu tƣ có thể mua đi, bán lại các loại chứng khoán này. Thị trƣờng này có một số đặc điểm sau: + Việc mua và bán chứng khoán của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng thứ cấp không làm tăng hay giảm nguồn vốn chủ thể phát hành chứng khoán đó nhƣng lại góp phần xác định giá trị thị trƣờng của công ty phát hành và có thể ảnh hƣởng tới hoạt động trong tƣơng lai của công ty đó. Chẳng hạn, nếu cổ phiếu công ty tăng giá mạnh thì trong lần phát hành sau đó thì giá cổ phiếu sẽ đƣợc định giá cao hơn và công ty có thể đƣợc dự báo là đang trên đà phát triển mạnh; + Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán: Tính thanh khoản hay tính lỏng là khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền dễ dàng hay không. Đối với chứng khoán, đó là khả năng mua bán dễ dàng trên thị trƣờng. Tại thị trƣờng sơ cấp, các nhà đầu tƣ có thể mua bán các loại chứng khoán nhiều lần, việc mua bán này tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán. Chứng khoán có tính thanh khoản tốt thể hiện qua việc mua bán dễ dàng và khối lƣợng giao dịch lớn và ngƣợc lại; + Là thị trƣờng cạnh tranh tự do: Các nhà đầu tƣ tự do tham gia mua bán trên thị trƣờng, giá cả chứng khoán phản ánh đúng nguyên tắc cạnh tranh và là kết quả của mối quan hệ cung cầu chứng khoán; 33
  38. + Là thị trƣờng hoạt động liên tục: Các nhà đầu tƣ có thể mua và bán chứng khoán nhiều lần, liên tục trên thị trƣờng này. Nhƣ vậy, chúng ta có thể rút ra đƣợc mối quan hệ cơ bản giữa 2 thị trƣờng này: Thị trƣờng sơ cấp là tiền đề cho hoạt động của thị trƣờng thứ cấp, tạo hàng hoá cho thị trƣờng thứ cấp. Ngƣợc lại, thị trƣờng thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trƣờng sơ cấp, thị trƣờng thứ cấp hoạt động sôi nổi sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn hơn. 1.2.3.2. Căn cứ tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường Thị trƣờng chứng khoán gồm có: thị trƣờng chứng khoán tập trung và thị trƣờng chứng khoán phi tập trung. - Thị trƣờng chứng khoán tập trung: Đây là thị trƣờng mà các giao dịch chứng khoán diễn ra tại một địa điểm cụ thể, xác định đƣợc. Địa điểm này chính là Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tại đây, các nhà kinh doanh chứng khoán sẽ tiến hành đấu giá, thƣơng lƣợng mua bán chứng khoán cho khách hàng hoặc chính mình theo quy tắc, nguyên tắc và quy chế giao dịch nhất định của luật chứng khoán. Các loại chứng khoán đƣợc giao dịch tại thị trƣờng này phải là các loại chứng khoán đƣợc niêm yết, tức là đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn do từng Sở/ Trung tâm giao dịch đề ra. - Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung: Đây là thị trƣờng mà các hoạt động giao dịch chứng khoán sẽ không qua Sở giao dịch hoặc Trung tâm giao dịch mà đƣợc thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên ở rải rác khắp nơi, giao dịch chủ yếu diễn ra thông qua mạng điện thoại và máy vi tính kết nối. Các loại hàng hóa đƣợc giao dịch tại thị trƣờng phi tập trung là các lọai chứng khoán chƣa đƣợc niêm yết chính thức hoặc đã bị hủy niêm yết, tức là các loại chứng khoán không có điều kiện, tiêu chuẩn cao. 1.2.3.3. Căn cứ phương thức giao dịch của thị trường Căn cứ vào tiêu chí này, thị trƣờng chứng khoán bao gồm thị trƣờng giao ngay và thị trƣờng kỳ hạn. - Thị trƣờng giao ngay: Đây là thị trƣờng mà việc thanh toán sẽ đƣợc thực hiện đồng thời hoặc chậm nhất một vài ngày làm việc kể từ thời điểm giao dịch mua bán chứng khoán đạt đƣợc. Tại Việt Nam, thị trƣờng giao ngay thể hiện qua các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ. Thời gian thanh toán hiện tại là T+2, tức là nhà đầu tƣ sẽ tiến hành việc thanh toán và giao nhận chứng khoán sau 2 ngày làm việc chính thức kể từ ngày lệnh mua/bán đƣợc khớp. 34
  39. - Thị trƣờng kỳ hạn: Đây là thị trƣờng mà việc thanh toán sẽ diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm ký kết hợp đồng, khoảng thời gian này là kỳ hạn của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ dựa trên giá cả đã thỏa thuận từ thời điểm hiện tại. Các loại chứng khoán đƣợc giao dịch tại thị trƣờng này chủ yếu là các loại chứng khoán phái sinh nhƣ các loại hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn và công cụ khác dẫn xuất từ chứng khoán. Ngoài ra, còn có thể phân loại theo hàng hoá giao dịch trên thị trƣờng thì có các thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng các công cụ dẫn xuất 1.2.4. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán có những vai trò và chức năng cơ bản sau đây: - Công cụ thu hút vốn cho nền kinh tế: Thị trƣờng chứng khoán là một kênh huy động hết sức hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nƣớc để hình thành các nguồn vốn khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tƣ dài hạn phát triển kinh tế xã hội. - Khuyến khích tiết kiệm và đầu tƣ: Thị trƣờng chứng khoán là một trong những kênh đầu tƣ mà ngƣời dân có thể lựa chọn ngoài các kênh đầu tƣ truyền thống nhƣ vàng, ngoại tệ, gửi ngân hàng hay bất động sản. Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập quốc gia tăng thì ngƣời dân có xu hƣớng thích đầu tƣ vào tài sản tài chính hơn các tài sản thực. Xét về mức độ sinh lời, đây là một trong những kênh mang lại lợi suất cao nhất. Nhƣ vậy, TTCK là điều kiện thuận tiện khuyến khích mọi ngƣời dân biết cách tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm một cách tích cực mang lại hiệu quả cho họ. Có thể nói,TTCK đã tạo thêm cho ngƣời dân một sự lựa chọn mới từ tiền tiết kiệm của mình, tăng hiệu quả sử dụng tiền tiết kiệm của họ và mặt khác làm tăng trực tiếp vốn đầu tƣ xã hội. - Phong vũ biểu của nền kinh tế tài chính: TTCK thông qua chỉ số chứng khoán đã phản ánh một cách nhạy bén, kịp thời về tình hình phát triển kinh tế quốc gia và nói lên triển vọng phát triển của các công ty nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung. - Tăng tính thanh khoản cho chứng khoán: Hoạt động diễn ra thƣờng xuyên và liên tục trên TTCK là việc mua bán các giấy tờ có giá. Việc mua đi bán lại các chứng khoán này không tạo thêm nguồn vốn cho đơn vị phát hành mà chỉ thay đôi quyền sở hữu chứng khoán với công 35
  40. ty phát hành. Một chứng khoán đƣợc mua bán dễ dàng, thƣờng xuyên, khối lƣợng giao dịch lớn thì tính thanh khoản cũng tốt và ngƣợc lại. Tính thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: thủ tục, phí thực hiện, thơi hạn còn lại của chứng khoán hay yếu tố thị trƣờng. - Công cụ đo lƣờng giá trị doanh nghiệp: Ngay từ thời điểm niêm yết, giá trị chứng khoán của từng doanh nghiệp đã đƣợc định giá trong con mắt các nhà đầu tƣ. Giá cả chứng khoán cũng phản ánh nhanh nhạy, công khai và kịp thời hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Khi giá chứng khoán tăng thì chứng tỏ giá trị doanh nghiệp đối với các nhà đầu tƣ cũng tăng lên, doanh nghiệp có triển vọng phát triển cao và hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ. - Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Xuất phát từ nguyên tắc công khai, công bằng và trung thực khi tham gia thị trƣờng thì TTCK vừa tạo điều kiện, vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hiệu quả. Nếu không, doanh nghiệp sẽ mất thị trƣờng và mất lòng tin của nhà đầu tƣ. - Công cụ để chính phủ thực thi các chính sách tiền tệ: TTCK thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá sẽ trở thành một trong những công cụ giúp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, khi nền kinh tế bị lạm phát, Chính phủ sẽ phát hành Trái phiếu để hút lƣợng tiền trong lƣu thông về, giảm áp lực lạm phát. - Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: Khi thành lập dƣới hình thức công ty Cổ phần, doanh nghiệp sẽ có quyền phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn đầu tƣ có thời hạn dài, thậm chí vĩnh viễn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, TTCK cũng có những mặt trái của nó, nó có những tác động tiêu cực vô cùng nguy hiểm tới nền tài chính quốc gia nếu không đƣợc quản lý chặt chẽ nhƣ các hiện tƣợng đầu cơ, mua bán nội gián, bán khống và thông tin sai sự thật. Các hành vi này trƣớc hết là ảnh hƣởng tới lợi ích của ngƣời dân tham gia trên thị trƣờng, khiến họ hoang mang, mất lòng tin. Hành vi này còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng giao dịch, hình ảnh của thị trƣờng và làm giảm sút lƣợng vốn đầu tƣ gián tiếp từ nƣớc ngoài. 36
  41. 1.2.5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 1.2.5.1. Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành là những chủ thể cần vốn, họ huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán và bán cho những ngƣời đầu tƣ hoặc những ngƣời kinh doanh chứng khoán. Chủ thể phát hành chứng khoán bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác theo quy định cho phép. - Chính phủ: Nhà nƣớc tham gia TTCK chủ yếu với tƣ cách là ngƣời vay nợ, bao gồm Chính phủ hoặc chính quyền địa phƣơng. Các chủ thể này sẽ phát hành trái phiếu nhƣ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tƣ nhằm mục đích thu hút nguồn vốn đầu tƣ tài trợ cho những công trình lớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiêp văn hóa giáo dục, y tế hoặc bù đắp ngân sách nhà nƣớc. - Các doanh nghiệp: Tùy theo sự quy định của Luật Chứng khoán của mỗi quốc gia mà các công ty đƣợc quy định hình thức và tiêu chuẩn phát hành khác nhau. Trong đó, công ty cổ phần là chủ thể quan trọng nhất trên TTCK vì đây là chủ thể trực tiếp phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Các doanh nghiệp tiến hành huy động vốn trên TTCK với mục đích huy động nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức tín dụng: Các tổ chức tín dụng mà tiêu biểu là ngân hàng cũng là một trong những chủ thể phát hành các loại chứng khoán trên thị trƣờng với mục đích huy động vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh hoặc mở rộng quy mô ngân hàng. - Các quỹ đầu tƣ: Các quỹ đầu tƣ tham gia với TTCK với tƣ cách vừa là chủ thể phát hành, vừa là chủ thể kinh doanh các loại chứng khoán này. Thông thƣờng, các quỹ đầu tƣ sẽ phát hành chứng chỉ quỹ để huy động vốn và dùng số tiền này mua bán các loại chứng khoán trên thị trƣờng theo một danh mục nêu trong bản cáo bạch của từng quỹ. 1.2.5.2. Nhà đầu tư Nhà đầu tƣ bao gồm các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc tham gia mua bán chứng khoán trên thị trƣờng để tìm kiếm lợi nhuận. 37
  42. - Nhà đầu tƣ cá nhân: Đây là những chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi, tham gia thị trƣờng để nhận lợi tức hoặc chênh lệch giá chứng khoán. Nhóm nhà đầu tƣ cá nhân có vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ đông đảo trên thị trƣờng. Thông thƣờng nhà đầu tƣ cá nhân đƣợc chia thành hai loại: + Nhà đầu tƣ ngắn hạn (Nhà đầu cơ): Đây là những nhà đầu tƣ mua bán chứng khoán trong thời gian ngắn, hoạt động mua bán thƣờng diễn ra liên tục. Mục đích của những nhà đầu tƣ này chủ yếu hƣớng tới lợi nhuận từ chênh lệch giá mua/bán chứng khoán, ít hƣớng tới cổ tức. Đây cũng là nhóm các nhà đầu tƣ chấp nhận rủi ro cao; + Nhà đầu tƣ dài hạn (Nhà đầu tƣ): Đây là những nhà đầu tƣ nắm giữ chứng khoán trong khoảng thời gian tƣơng đối dài. Họ nắm giữ chứng khoán với kỳ vọng về triển vọng phát triển trong tƣơng lai của công ty phát hành. Tần suất tham gia thị trƣờng cũng nhƣ mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tƣ này thấp hơn khá nhiều so với nhóm nhà đầu cơ. - Nhà đầu tƣ tổ chức: Đây là những tổ chức đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp nhƣ ngân hàng thƣơng mại, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ Nhóm nhà đầu tƣ này có tiềm lực tài chính lớn mạnh, có kinh nghiệm đầu tƣ tốt. 1.2.5.3. Các tổ chức khác có liên quan đến thị trường Ngoài các chủ thể trên, trên TTCK còn có các tổ chức quan trọng khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trƣờng nhƣ: tổ chức quản lý và giám sát TTCK, Sở giao dịch, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán, trung tâm lƣu ký, trung tâm tin học Các chủ thể này tham gia giúp thị trƣờng hoạt động dễ dàng, liên tục, lành mạnh và đạt hiệu quả. 1.3. Phát hành chứng khoán 1.3.1. Chủ thể phát hành - Chính phủ, chính quyền địa phƣơng: + Bao gồm Chính phủ trung ƣơng (Bộ tài chính, kho bạc nhà nƣớc): Phát hành trái phiếu kho bạc nhằm bù đắp ngân sách hoặc tài trợ cho những dự án lớn về cơ sở hạ tầng ; + Chính quyền địa phƣơng: Phát hành trái phiếu để vay nợ phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; 38
  43. + Các tổ chức của chính phủ: Ví dụ nhƣ cảng, hệ thống bƣu điện, đƣờng sắt phát hành chứng khoán thu hút vốn phục vụ cho phát triển. - Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp phát hành chứng khoán bao gồm: + Công ty cổ phần phát hành trái phiếu và cổ phiếu; + Công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành trái phiếu. Các công ty này phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. - Quĩ đầu tƣ chứng khoán: Quỹ phát hành các chứng chỉ quỹ đầu tƣ. Quỹ đầu tƣ là chủ thể rất đặc biệt, họ vừa phát hành chứng khoán để huy động vốn, vừa đầu tƣ vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. 1.3.2. Điều kiện phát hành hay chào bán chứng khoán tại Việt Nam 1.3.2.1. Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Vốn điều lệ là số vốn do tất cả thành viên góp và đƣợc ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng vốn pháp định để đƣợc phép thành lập công ty (tuỳ thuộc loại hình, ngành nghề theo quy định của luật). - Hoạt động kinh doanh năm liền trƣớc năm đăng ký phát hành phải có lãi, không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. - Có phƣơng án khả thi về việc phát hành và sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt phát hành đã đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua. Chú ý: Đối với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng để có vốn thành lập công ty cổ phần mới hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng thì không bắt buộc phải thực hiện 2 điều kiện đầu tiên. 1.3.2.2. Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu - Thoả mãn các điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu. Tổ chức phát hành đƣợc đăng ký phát hành thêm cổ phiếu chung cho nhiều đợt khi có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt cho cùng một dự án. - Tổ chức phát hành muốn phát hành thêm cổ phiếu để lấy vốn trả cổ tức, cổ phiếu thƣởng phải làm thủ tục đăng ký với Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc. 1.3.2.3. Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. 39
  44. - Hoạt động kinh doanh năm liền trƣớc năm đăng ký phát hành phải có lãi, không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. - Có phƣơng án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu đƣợc từ đợt phát hành trái phiếu và đã đƣợc Ban quản trị thông qua. - Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ. 1.3.2.4. Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng - Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng. - Có phƣơng án phát hành và phƣơng án đầu tƣ số vốn thu đƣợc phù hợp với Luật Chứng khoán. 1.3.3. Điều kiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài - Không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm ở nƣớc ngoài và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu theo quy định của pháp luật nƣớc sở tại. - Có quyết định thông qua của Hội đồng quản trị về việc chào bán ở nƣớc ngoài và phƣơng án sử dụng vốn thu đƣợc. - Đáp ứng các điều kiện của cơ quan có thẩm quyền tại nƣớc đăng ký phát hành. - Một số quy định cụ thể khác phải thực hiện với ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc. 1.3.4. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế - Tổ chức phát hành phải là tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Có phƣơng án phát hành và sử dụng số vốn thu đƣợc đƣợc Bộ tài chính chấp thuận. - Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành với các nhà đầu tƣ về điều kiện, thanh toán và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ. - Cam kết thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật VN. 1.3.5. Phương thức phát hành Sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và đƣợc phép của Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc thì tổ chức phát hành có thể chọn các phƣơng thức sau: 1.3.5.1. Phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty - Chào bán chứng khoán riêng lẻ: Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán cho dƣới 100 Nhà đầu tƣ, không phổ biến trên các phƣơng tiện truyền thông. - Chào bán chứng khoán ra công chúng: Đây là việc chào bán chứng khoán thuộc một trong các trƣờng hợp sau: 40
  45. + Chào bán cho từ 100 Nhà đầu tƣ trở lên (Không kể các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp); + Việc chào bán đƣợc phổ biến trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ: tạp chí, đài phát thanh, website ; + Chào bán chứng khoán cho một số lƣợng lớn các nhà đầu tƣ. Việc chào bán chứng khoán ra công chúng có hai trƣờng hợp sau: + Công ty phát hành trực tiếp chào bán chứng khoán ra công chúng; + Chào bán chứng khoán qua các nhà môi giới: Đối với cách thức này, việc phân phối chứng khoán ra công chúng sẽ do các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tƣ đứng ra đảm nhận. Thông thƣờng, có 2 cách để nhà môi giới mua chứng khoán từ công ty: (i) Đấu thầu: Công ty môi giới nào đƣa ra giá cao nhất sẽ đƣợc mua; (ii) Bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trƣớc khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chƣa đƣợc phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Các loại bảo đảm phát hành: - Thứ nhất, Bảo lãnh bao tiêu: Đây là hình thức bảo đảm chắc chắn trong đó công ty môi giới nhận bán sẽ mua toàn bộ số chứng khoán đợt phát hành và bán lại cho nhà đầu tƣ để hƣởng chênh lệch giá. Trƣờng hợp phân phối không hết, công ty sẽ nhận mua toàn bộ số CK còn lại. Cách thức bảo lãnh này thƣờng thì chỉ có những công ty tài chính lớn đảm nhận do độ rủi ro cao trong quá trình phân phối chứng khoán; - Thứ hai, Đại lý phát hành với cố gắng cao nhất: Là hình thức mà công ty môi giới không nhận mua hết chứng khoán mà chỉ cam kết cố gắng hết sức để bán chứng khoán trong thời hạn, nếu không hết thì sẽ trả lại công ty phát hành. Hình thức này phù hợp với các công ty không nhiều vốn, họ không muốn lãnh chịu rủi ro mà chỉ bán để hƣởng hoa hồng; 41
  46. - Thứ ba, Bảo lãnh tất cả hoặc không: Trƣờng hợp mà công ty phát hành cần một lƣợng tối thiểu cổ phiếu phải bán hết nếu không họ sẽ hủy bỏ đợt phát hành và trả lại toàn bộ tiền cho các nhà đầu tƣ. 1.3.5.2. Phát hành trái phiếu chính phủ - Phát hành qua tổ hợp các ngân hàng đầu tƣ: Một tổ hợp các ngân hàng đầu tƣ lớn nhất sẽ đứng ra thảo luận mức lãi suất với ngân hàng trung ƣơng. Sau đó toàn bộ khối lƣợng phát hành sẽ đƣợc tổ hợp đảm bảo nhận và phân phối. - Phƣơng pháp bán lẻ: Ngân hàng trung ƣơng sẽ đứng ra bán lẻ cho các nhà đầu tƣ. Ví dụ: Việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm làm giảm lạm phát, đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, đầu tƣ cho giáo dục 42
  47. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trƣờng chứng khoán? 2. Khái niệm chứng khoán? Kể tên các loại chứng khoán điển hình? 3. Trình bày các phƣơng pháp định giá cổ phiếu, trái phiếu? 4. Các phƣơng thức phát hành chứng khoán? BÀI TẬP ÔN TẬP CHƢƠNG 1 1. Trái phiếu A trả lãi 2 lần/năm, còn 6 năm nữa đáo hạn và đang đƣợc giao bán với giá 850.000 đồng với mức lãi suất đáo hạn là 9%. Mệnh giá trái phiếu là 1.000.000 đồng, lãi suất 7%. Bạn có nên đầu tƣ vào trái phiếu này không? 2. Công ty cổ phẩn Bình An phát hành 1 loại trái phiếu có mệnh giá 200.000 đồng, lãi suất 10%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần vào cuối năm, thời hạn 5 năm. Với tỷ suất chiết khấu là 11%/năm, hãy xác định giá trái phiếu trên tại thời điểm đầu năm thứ 3. Nếu ở thời điểm đầu năm thứ 5, giá trái phiếu trên thị trƣờng là 190.000 đồng/trái phiếu. Một nhà đầu tƣ dự tính lãi suất thị trƣờng trong thời gian tới sẽ ở mức 13%/năm. Vậy nhà đầu tƣ nên mua loại trái phiếu này không? Tại sao? 3. Công ty X trong năm trƣớc chi trả mức cổ tức là 20% trên mệnh giá. Giá của cổ phiếu hiện tại trên thị trƣờng là 30.000 đồng/cổ phiếu. Trong năm đầu tiên ngƣời ta dự tính tốc độ tăng trƣởng 10%, năm thứ hai là 12%, sau đó duy trì tốc độ tăng trƣởng đều đặn là 8%/năm. Định giá cổ phiếu này nếu nhƣ lãi suất yêu cầu của nhà đầu tƣ là 15%. 4. Công ty cổ phần Hải Anh năm N có tình hình nhƣ sau: Cổ phiếu ƣu đãi: Công ty đã phát hành 10.000 cổ phiếu ƣu đãi mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, cổ tức 10%/năm (cổ phiếu ƣu đãi loại tích lũy và không tham dự); Cổ phiếu thƣờng: 50.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm N, công ty có lợi nhuận trƣớc thuế là 200.000.000 đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, hệ số thanh toán cổ tức là 60%. Xác định thu nhập cổ phần thƣờng và cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thƣờng? Biết rằng: Các năm trƣớc công ty đã chi trả cổ tức ƣu đãi đầy đủ. 43
  48. Chƣơng 2 CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1. Thị trƣờng chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) 2.1.1. Khái niệm Khái niệm: “Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) là một pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán”. Xét theo tính chất tổ chức thị trƣờng, Sở GDCK là thị trƣờng chứng khoán tập trung, trong đó việc giao dịch chứng khoán đƣợc thực hiện tại một địa điểm tập trung là sàn giao dịch chứng khoán hay qua hệ thống máy tính điện tử do các thành viên giao dịch của Sở thực hiện. Các chứng khoán đƣợc giao dịch tại Sở GDCK thông thƣờng là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty lớn đáp ứng đủ điều kiện niêm yết. Theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế, Sở GDCK là một tổ chức tự quản của các nhà môi giới chứng khoán. Sở là địa điểm thị trƣờng có tổ chức, tại đó chứng khoán đƣợc giao dịch bởi các thành viên của Sở. Đây là một tổ chức có tƣ cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có nhiệm vụ tổ chức mua, bán, trao đổi chứng khoán niêm yết. 2.1.2. Hình thức tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Có rất nhiều hình thức tổ chức Sở GDCK trong lịch sử phát triển thị trƣờng chứng khoán: - Tổ chức quản lý dƣới dạng hiệp hội hay câu lạc bộ mini, tức là các công ty môi giới chứng khoán tự tổ chức và quản lý theo luật pháp, không có sự can thiệp của Nhà nƣớc. Đây là hình thức tổ chức có tính tự phát và phổ biến ở thời kỳ đầu mới xuất hiện thị trƣờng chứng khoán tập trung. Thành viên của Sở GDCK là các công ty môi giới chứng khoán, họ bầu ra một Hội đồng quản lý để quản lý câu lạc bộ, Hội đồng quản trị cử ra ban điều hành. Nhà nƣớc không can thiệp vào hoạt động của Sở GDCK. Sở GDCK không chịu nghĩa vụ nộp thuế, nguồn thu của Sở GDCK là phí thành viên và phí giao dịch, Sở GDCK thƣờng chi vào mục đích quản lý, xây dựng phát triển và hoạt động hàng ngày. Đƣợc quản lý dƣới dạng này hiện nay tiêu biểu có Sở GDCK NewYork (NYSE); 44
  49. - Tổ chức dƣới hình thức một công ty cổ phần: Cổ đông là các công ty chứng khoán thành viên Sở GDCK hoạt động theo Luật Công ty Cổ phần và một số ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng khác, chịu nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc và chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. Đây là tổ chức phổ biến nhất hiện nay. Các thành viên bầu ra Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị cử ra ban điều hành. Ở hình thức này, Sở GDCK là một tổ chức kinh doanh. Tiêu biểu hiện nay có Sở GDCK Hàn Quốc (KSE), Sở GDCK Tokyo (TSE) ; - Tổ chức dƣới dạng một công ty cổ phần nhƣng có sự tham gia của Nhà nƣớc: Thành viên của Sở GDCK là các công ty chứng khoán, công ty tài chính, ngân hàng, công ty tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán Hội đồng quản trị bao gồm đại diện của Nhà nƣớc, của công ty chứng khoán thành viên, của các công ty có chứng khoán niêm yết tại Sở GDCK. Phần lớn các nƣớc châu Á tổ chức Sở GDCK của mình theo hình thức này; - Sở GDCK dƣới hình thức một pháp nhân Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc thành lập. Hình thức tổ chức này thƣờng đƣợc áp dụng ở một vài nƣớc trong những giai đoạn lịch sử nhất định nhằm hạn chế sự lộn xộn, không công bằng trên thị trƣờng. Khi thị trƣờng chứng khoán hoạt động tƣơng đối ổn định Nhà nƣớc sẽ tiến hành cổ phần hóa Sở GDCK, các cổ đông có quyền quản trị hoàn toàn Sở GDCK. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Hình thức quản lý của Sở GDCK có thể khác nhau nhƣng nhìn chung các Sở có mô hình tổ chức nhƣ sau: 45
  50. Hội đồng quản trị Ban điều hành Tổng giám đốc – Phó tổng giám đốc tin môigiới ng ng phân tích CK tích phân dịch giao Văn phòng Văn Phòngtra thanh Phòng kế toán Phòngkế Phòng pháp chế Phòngpháp Phòngthô CK ký Phòngđăng Phòng lƣu giữ chứng khoán chứng giữ lƣu Phòngchức tổ Phòng quan hệ đối ngoại đối hệ Phòngquan Phòng thanh toán bù trừ và và trừ bù Phòngtoán thanh sát giám và Phòngdịch giao Trung tâm Phòng tổ tin học chức cán bộ Công ty chứng khoán thành viên Thành viên Sở GDCK Thành viên Sở GDCK Trung tâm thanh toán và lƣu ký CK Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán 46
  51. 2.1.3.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Sở GDCK có các thành viên gồm đại diện của công ty chứng khoán thành viên nhƣ tổ chức niêm yết, giới chuyên môn, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và thành viên đại diện cho chính phủ. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị, giúp việc cho Chủ tịch có một số phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các ủy viên. Thành viên của Hội đồng quản trị phụ thuộc vào tính chất sở hữu, hình thức tổ chức của Sở GDCK. Hội đồng quản trị của Sở GDCK có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Trình Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế về tổ chức hoạt động của Sở GDCK; - Xem xét kết nạp, đình chỉ, khai trừ các thành viên của Sở GDCK; - Chấp thuận hay đình chỉ một loại chứng khoán nào đó đƣợc giao dịch tại Sở GDCK; - Ban hành quy chế về đăng ký yết giá chứng khoán; - Quy định lệ phí thành viên, lệ phí giao dịch, dịch vụ, thanh toán bù trừ, đăng ký và quản lý chứng khoán; - Chấp nhận kế hoạch và ngân sách hàng năm của Sở GDCK; - Giám sát hoạt động của các thành viên; - Xem xét và giải quyết các công việc khác về mặt quản trị tại Sở GDCK. 2.1.3.2. Ban điều hành Sở GDCK Ban điều hành Sở GDCK là cơ quan thƣờng trực của Sở GDCK, gồm Tổng giám đốc và một số Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc có thể do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán hoặc Thủ tƣớng bổ nhiệm, các Phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị cử theo đề nghị của Tổng giám đốc. Ban điều hành là ngƣời trực tiếp tổ chức, quản lý, giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động của Sở GDCK nằm duy trì sự ổn định và hiệu quả của Sở. Ban điều hành tổ chức thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán nhƣ công bố thông tin, xác định chỉ số chứng khoán, tổ chức trung tâm thanh toán và lƣu trữ chứng khoán Sở GDCK hoạt động theo điều lệ, quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định trong Luật chứng khoán. 47
  52. 2.1.3.3. Các Ban, Phòng của Sở giao dịch chứng khoán Để thực hiện chức năng của mình, Sở giao dịch tổ chức các Ban, Phòng chức năng. Tùy theo quy mô và đặc điểm hoạt động của thị trƣờng mà Sở GDCK tổ chức các bộ phận cụ thể, có một số đặc điểm sau: - Các Ban của Sở giao dịch: Các Ban đƣợc tổ chức nhằm thực hiện chức năng tƣ vấn hỗ trợ cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành trong một lĩnh vực nhất định; - Các phòng chức năng: Các phòng thực hiện các nghiệp vụ hoạt động hàng ngày của Sở giao dịch, thông thƣờng việc tổ chức các phòng đƣợc dựa trên cơ sở 3 khối công việc chủ yếu sau: các phòng chuyên môn, các phòng hỗ trợ, các phòng hành chính nhân sự. 2.1.3.4. Thành viên Sở GDCK - Thành viên của Sở GDCK gồm có: + Người môi giới chứng khoán: Là ngƣời trung gian giữa ngƣời mua với ngƣời bán chứng khoán, tức họ hoạt động với tƣ cách ngƣời đại lý về chứng khoán cho ngƣời khác. Họ không có quyền mua bán chứng khoán cho mình bằng vốn của riêng mình. Họ có giấy phép hành nghề, chuyên môi giới giúp khách hàng giao dịch để hƣởng hoa hồng. Hoa hồng mà họ đƣợc hƣởng quy định theo từng loại chứng khoán. Căn cứ vào chức năng hoạt động và hình thức tổ chức của Sở GDCK mà các nhà môi giới chứng khoán đƣợc chia thành nhiều loại gồm có: ngƣời môi giới hƣởng hoa hồng, ngƣời môi giới chuyên môn, ngƣời môi giới đại lý, ngoài ra ở một số Sở GDCK có loại môi giới hai đô la, tức là ngƣời môi giới không thuộc công ty môi giới nào; + Người kinh doanh chứng khoán: Là ngƣời mua bán chứng khoán cho chính mình bằng vốn của riêng mình và hƣởng chênh lệch giá. Họ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro vì phải thƣờng xuyên nắm giữ chứng khoán. Họ đƣợc cấp giấy phép tự doanh, có thể là ngƣời đầu tƣ thuần tuý hoặc là ngƣời đầu cơ chứng khoán; + Ngoài các thành viên tham gia trực tiếp vào giao dịch chứng khoán, tại Sở GDCK còn có khác nhân viên khác phục vụ cho quá trình này nhƣ các thƣ ký, nhân viên kế toán, đại diện báo chí, bình luận viên, trọng tài, luật sƣ - Quyền của các thành viên: + Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do sở GDCK cung cấp; 48
  53. + Các thành viên của Sở GDCK có quyền giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK, có quyền biểu quyết để lựa chọn đại diện của mình ở Hội đồng quản trị Sở giao dịch, quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ do Sở GDCK cung cấp, quyền thu phí. Nếu Sở GDCK tổ chức dƣới hình thức công ty cổ phần thì các thành viên còn có quyền sở hữu Sở GDCK với tƣ cách là cổ đông; + Nhận các thông tin về thị trƣờng giao dịch chứng khoán từ Sở GDCK; + Đề nghị Sở GDCK làm trung gian hoà giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch; + Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan Sở GDCK. - Nghĩa vụ của các thành viên: + Chịu sự giám sát của Sở GDCK; + Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các phí dịch vụ khác theo quy định của Bộ tài chính; + Báo cáo thƣờng xuyên với Sở GDCK về các thông tin bắt buộc theo quy định nhƣ tình hình hoạt động và tình hình tài chính của mình, sáp nhập, hợp nhất, tăng, giảm vốn điều lệ, phá sản ; + Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu; + Các thành viên của Sở GDCK không có quyền bình luận trên báo chí về biến động thị giá chứng khoán. 2.1.3.5. Trung tâm lưu ký chứng khoán Trung tâm lƣu ký chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật chứng khoán. Trung tâm lƣu ký chứng khoán có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Trung tâm lƣu ký chứng khoán chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc. Bộ máy điều hành của trung tâm lƣu ký chứng khoán gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc và Ban kiểm soát. 2.1.4. Điều kiện tham gia vào Sở GDCK - Đối với thể nhân: + Có đạo đức nghề nghiệp tốt, không can án, có sức khỏe; + Có trình độ, kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài chính, ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán; + Có đủ năng lực tài chính đƣợc biểu hiện bằng một trong các hình thức sau: ký quỹ, có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng, đƣợc một tổ chức tín dụng bảo lãnh; 49
  54. + Có giấy phép hành nghề môi giới. - Đối với các pháp nhân: + Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để hành nghề (có độ lớn nhất định về vốn, máy móc, phƣơng tiện thông tin, có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm về kinh doanh ); + Có số vốn tối thiểu đƣợc ký gửi tại một tổ chức tín dụng có uy tín; + Chấp hành đầy đủ các quy định, điều lệ của Sở GDCK nhƣ tuân thủ tỷ lệ an toàn cho khách hàng, kinh doanh trung thực, nộp lệ phí ban đầu ; + Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh. Ví dụ: Đối với tổ chức môi giới: 25 tỷ đồng, đối với tổ chức tự doanh: 100 tỷ đồng, đối với tổ chức quản lý danh mục đầu tƣ: 25 tỷ đồng, đối với tổ chức bảo lãnh phát hành: 165 tỷ đồng, đối với tổ chức Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán: 10 tỷ đồng. 2.1.5. Quá trình thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán - Bƣớc 1: Mở tài khoản và ký quỹ. Nhà đầu tƣ lựa chọn một công ty chứng khoán thành viên làm thủ tục mở tài khoản: + Viết đơn xin mở tài khoản giao dịch; + Ký hợp đồng mở tài khoản với công ty chứng khoán; + Ký quỹ bảo đảm: Khi đặt lệnh giao dịch, nhà đầu tƣ phải có số dƣ tiền hoặc chứng khoán trong tài khoản để đảm bảo giao dịch của mình. - Bƣớc 2: Đặt lệnh giao dịch. Chỉ sau khi hoàn tất việc mở tài khoản và ký quỹ, nhà đầu tƣ đƣợc đặt lệnh. Nhà đầu tƣ có thể đặt lệnh trực tiếp bằng phiếu lệnh tại công ty chứng khoán hoặc đặt lệnh gián tiếp qua điện thoại, fax hoặc internet tùy theo sự phát triển của thị trƣờng và quy định của công ty chứng khoán. Khi nhận đƣợc lệnh, nhân viên môi giới của công ty chứng khoán phải kiểm tra tính hợp lệ của lệnh và tình trạng tài khoản của nhà đầu tƣ, tiếp đó ngay lập tức chuyển lệnh cho bộ phận giao dịch của công ty. - Bƣớc 3: Chuyển lệnh đến ngƣời đại diện của công ty tại Sở GDCK. Sau khi kiểm tra lệnh, nhân viên giao dịch ở bộ phận giao dịch của công ty phải lập tức chuyển lệnh đó tới ngƣời đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở GDCK. - Bƣớc 4: Nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Khi nhận đƣợc lệnh, ngƣời đại diện của công ty chứng khoán ở Sở GDCK phải kiểm tra lại lệnh và ngay lập tức thực hiện nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch, chỉ khi hoàn tất việc nhập lệnh vào hệ thống giao dịch mới tính giờ lệnh đến. 50
  55. - Bƣớc 5: Khớp lệnh và thông báo kết quả. Tùy theo phƣơng thức khớp lệnh đã đƣợc lựa chọn, hệ thống giao dịch của Sở giao dịch sẽ thực hiện việc khớp lệnh. Kết quả giao dịch đƣợc thông báo trên màn hình ở sàn giao dịch của Sở giao dịch và màn hình của công ty chứng khoán. Cuối buổi giao dịch, kết quả giao dịch đƣợc đại diện của công ty chứng khoán chuyển về bộ phận giao dịch của công ty và kết quả giao dịch cũng đƣợc Sở GDCK chuyển cho trung tâm lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. - Bƣớc 6: Thông báo kết quả cho nhà đầu tƣ. Khi lệnh giao dịch của khách hàng đƣợc thực hiện, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kết quả cho khách hàng, có thể thông báo ngay cho khách hàng qua điện thoại hoặc thông báo bằng văn bản trong ngày giao dịch. - Bƣớc 7: Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán. Sau khi nhận đƣợc kết quả giao dịch, bộ phận giao dịch của công ty chứng khoán chuyển cho bộ phận thanh toán của công ty. Cuối buổi giao dịch, bộ phận thanh toán của công ty lập báo cáo kết quả giao dịch và chuyển cho Trung tâm lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán để thực hiện việc thanh toán. - Bƣớc 8: Thanh toán và hoàn tất giao dịch. Trung tâm lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán tiến hành đối chiếu kết quả giao dịch do Sở GDCK cung cấp và báo cáo kết quả giao dịch của các công ty chứng khoán để tiến hành thanh toán bù trừ. Đến cuối ngày thanh toán T + x, tiền của ngƣời bán chứng khoán và chứng khoán của ngƣời mua chứng khoán sẽ đƣợc ghi có vào tài khoản của khách hàng tại công ty chứng khoán. 2.2. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung 2.2.1. Khái niệm Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung (Over the Counter market - giao dịch qua quầy), còn gọi là thị trƣờng OTC, là thị trƣờng thƣơng lƣợng của các công ty môi giới chứng khoán thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện thoại và hệ thống vi tính đã đƣợc nối mạng giữa các thành viên khắp trong cả nƣớc hoặc một khu vực. Đây là một thị trƣờng “vô hình” hoạt động thông qua mạng lƣới máy tính, điện thoai với hệ thống yết giá tự động. Các hình thức tồn tại của thị trƣờng hiện nay: - Thị trƣờng OTC truyền thống: Là thị trƣờng chỉ có giao dịch thỏa thuận sử dụng các nhà tạo thị trƣờng, địa điểm không tập trung và giao dịch chủ yếu thông qua hệ thống điện thoại, fax ; 51
  56. - Thị trƣờng OTC hiện đại: Là thị trƣờng có hình thức giao dịch sử dụng hệ thống báo giá trung tâm hoặc hệ thống các nhà tạo thị trƣờng thông qua mạng điện tử diện rộng dƣới sự quản lý của trung tâm điều hành, bên cạnh việc sử dụng điện thoại, fax 2.2.2. Đặc điểm - Về hình thức tổ chức: + Phi tập trung, không có trung tâm giao dịch, không nằm trên một vị trí nhất định nào; + Việc mua bán CK đƣợc tiến hành trên nhiều địa điểm khác nhau. Vì vậy, mà ngƣời ta không thể biết đƣợc chính xác quy mô của loại thị trƣờng này. - Thành viên của thị trƣờng OTC: + Là các công ty không phải là của TTCK tập trung; + Bất kì tổ chức chứng khoán nào dù là doanh nghiệp, cá thể, công ty góp vốn hay công ty cổ phần đều có thể kinh doanh trên thị trƣờng OTC tuy nhiên cũng phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Công ty đó phải đăng ký với UBCK quốc gia và phải có giấy phép mới đƣợc hoạt động; (ii) Nhà giao dịch, môi giới và tất cả các thành viên liên hệ với anh ta (trừ nhân viên thƣ kí) phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đào tạo chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp (tức là phải có giấy phép hành nghề) nhƣ nhà môi giới có chỗ trong Sở giao dịch chứng khoán. + Có nhiều đối tƣợng tạo lập thị trƣờng cho 1 loại chứng khoán. Một nhà giao dịch độc lập cùng một lúc có thể tạo ra các thị trƣờng cho 1 loại chứng khoán. - Chứng khoán giao dịch: Các loại chứng khoán đƣợc giao dịch trên thị trƣờng OTC là cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đƣợc chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phƣơng, chứng chỉ quỹ đầu tƣ. Các loại chứng khoán giao dịch trên thị trƣờng này chỉ đòi hỏi một điều kiện duy nhất là chứng khoán đƣợc phép phát hành và chƣa đăng kí niêm yết tại một Sở GDCK nào. - Hệ thống các nhà tạo lập thị trƣờng: Xu hƣớng chung của thị trƣờng OTC hiện đại là có hệ thống các nhà tạo lập thị trƣờng. Nhà tạo lập thị trƣờng là ngƣời thƣờng xuyên nắm giữ chứng khoán, đồng thời sẵn sàng mua vào và cũng sẵn sàng bán ra một lƣợng chứng khoán nhất định mà họ là ngƣời tạo lập thị trƣờng cho loại chứng khoán đó khi có lệnh đối ứng yêu cầu giao dịch. 52
  57. Trên thị trƣờng OTC, có thể có nhiều nhà tạo lập thị trƣờng cũng thực hiện tạo thị trƣờng cho một hoặc một số loại chứng khoán. - Cơ chế thanh toán trên thị trƣờng OTC: Trên thị trƣờng OTC, cơ chế thanh toán giữa ngƣời mua và ngƣời bán linh hoạt đa dạng hơn so với phƣơng thức thanh toán bù trừ đa phƣơng thống nhất ở Sở GDCK. - Về quản lý thị trƣờng: Việc quản lý thị trƣờng OTC đƣợc thực hiện tổ chức quản lý theo hai cấp: Cấp quản lý Nhà nƣớc và cấp tự quản. Cấp quản lý Nhà nƣớc: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nƣớc xác định cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng OTC dựa trên cơ sở Luật chứng khoán và luật khác có liên quan. Cấp tự quản: Chủ yếu có hai hình thức: Hình thức thứ nhất là do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý. Hình thức thứ hai là do Sở giao dịch đồng thời quản lý. 2.2.3. Cơ sở xác định giá Giá yết của thị trƣờng tạo ra cho một loại chứng khoán gồm có: giá đặt mua và giá chào bán. Giá đặt mua là giá cao nhất mà ngƣời tạo thị trƣờng trả và giá chào bán là giá thấp nhất mà ngƣời tạo thị trƣờng sẽ bán đối với một loại chứng khoán nhất định. Tùy theo trình độ chuyên sâu của thị trƣờng và sự hấp dẫn của từng loại chứng khoán mà yết giá đƣợc chia làm 3 loại nhƣ sau: - Yết giá chắc chắn: Là giá sẵn sàng mua (bán) với số lƣợng đã đƣợc xác định và công bố, kiên quyết thực hiện theo giá này. Nếu có một số yếu tố chƣa phù hợp nhƣ giá hoặc số lƣợng chứng khoán mua và bán thì phải có một sự thƣơng lƣợng cần thiết; - Yết giá phụ thuộc: Là cách yết giá phụ thuộc vào giá đã ra và giá sẽ ra của bên đối tác giao dịch; - Yết giá có chủ định: Là giá yết cố gắng đạt đƣợc, chỉ thực hiện đối với các loại chứng khoán kém năng động trên thị trƣờng OTC. Vì là loại chứng khoán kém tính năng động nên khi ra giá loại chứng khoán này, ngƣời tạo thị trƣờng phi tập trung phải thu thập thông tin, tập hợp các nhu cầu giao dịch mà anh ta đã biết đối với loại chứng khoán đó để yết giá sao cho một giao dịch có thể đƣợc thực hiện. 53