Bài giảng Trang trí cơ bản 2 - Hệ đại học sư phạm mỹ thuật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trang trí cơ bản 2 - Hệ đại học sư phạm mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_trang_tri_co_ban_2_he_dai_hoc_su_pham_my_thuat.pdf
Nội dung text: Bài giảng Trang trí cơ bản 2 - Hệ đại học sư phạm mỹ thuật
- BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CƠ BẢN 2 HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: TRANG TRÍ HÌNH CƠ BẢN 1 CHƯƠNG II: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 25 CHƯƠNG III: TRANG TRÍ NỀN HOA 40 CHƯƠNG IV: CHỮ CƠ BẢN VÀ KẺ KHẨU HIỆU 60 MỘT SỐ THUẬT NGỮ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
- HỌC PHẦN 2 TRANG TRÍ CƠ BẢN 2 CHƯƠNG I TRANG TRÍ HÌNH CƠ BẢN ( 30 tiết ) MỞ ĐẦU Nghệ thuậ t trang trí gắn liền với nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người. Trong mọi mặt hoạt động của con người, từ lao động học tập đến vui chơi giải trí đều có sự đóng góp của nghệ thuật trang trí. Trang trí hiện diện trong đời sống thông qua những hình hoa văn trang trí trên chiếc đĩa hình tròn, trên tấm thảm, họa tiết trên viên gạch lát , những đồ vật quen thuộc đó đều chứa đựng những giá trị nghệ thuật mà cơ sở của nó là nghệ thuật trang trí hình cơ bản. Có thể nói trong cuộc sống, mọi vật quanh ta đều mang dấu ấn trang trí hình cơ bản. Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật chính là hình thức trang trí cơ bản nhất. Học tập trang trí hình cơ bản giúp người học hình thành phương pháp tổng hợp các yếu tố tạo hình đơn lẻ thành một tổng thể thống nhất trong khuôn khổ bố cục nhất định theo những nguyên tắc trang trí. Nội dung bài học cũng khẳng định vai trò quan trọng của các nguyên tắc trang trí, không chỉ gói gọn trong phạm vi bài học mà có thể vận dụng trong tất cả các dạng bố cục tạo hình, trong các thể loại trang trí. Việc vận dụng nguyên tắc trang trí đòi hỏi sự linh hoạt, mở ra nhiều khả năng, nhiều hướng phát triển cho hoạt động tư duy sáng tạo. Có thể vận dụng các nguyên tắc một cách riêng lẻ hay đồng thời. Tiếp nối kiến thức từ những bài học nghiên cứu vốn cổ, nghiên cứu và sáng tạo họa tiết, trang trí hình cơ bản rèn luyện khả năng phối hợp, sáng tạo trên cơ sở những họa tiết đó. Xác định tính chất riêng biệt của trang trí hình cơ bản đồng thời xác lập vị trí của trang trí hình cơ bản trong mối quan hệ với hệ thống bài học trong chương trình trang trí. 1
- H1. Trang trí hình tròn ứng dụng trong thực tế MỤC TIÊU Sau bài họ c, sinh viên cần đạt được: Kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm về trang trí hình cơ bản. - Nắ m đượ c những nguyên tắc trang trí cơ bản. - Vậ n dụng tố t những nguyên tắc trang trí cơ bản vào bài học Kỹ năng: - Có phương pháp tư duy tạo hình trang trí. - Có kỹ năng trang trí (xây dựng bố c ục, xây dựng phác thảo màu, kỹ năng thể hiện, sử dụng tốt chất liệu). 3. Thái độ: - Hình thành quan niệm thẩm mỹ đúng đắn trong nghệ thuật trang trí, hình thành khả năng cảm thụ thẩ m mỹ. - Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, rèn tính cẩn thận, ý thức trân trọng cái đẹp và kết quả lao động nghệ thuật. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN BÀI HỌC - Nghiên cứu và sáng tạo họa tiết hoa lá. - Nghiên cứu và sáng tạo họa tiết động vật. 2
- - Nghiên cứu vốn cổ dân tộc . - Ngôn ngữ tạo hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách tham khảo về nghệ thuật trang trí (trang trí cơ bản và ứng dụng) của các nhà xuất bản: văn hoá thông tin, giáo dục. - Giáo trình trang trí - Tạ Phương Thảo- NXB Đại học sư phạm. - Giáo trình trang trí tập 2 - Phạm Ngọc Tới- NXB Đại học sư phạm. NỘI DUNG 1. Khái quát về trang trí hình cơ bản 1.1. Hình cơ bản: Dưới góc độ toán học, các hình vuông, tròn, chữ nhật thường được xem xét làm hình đối chứng với những hình học khác. Ví dụ: Hình vuông là một hình thoi có góc trong bằng 90º Trong nghiên cứu hình họa, các loại khối cơ bản như khối lập phương, khối cầu, trụ được coi như là cơ sở cho sự biến dạng của các loại khối trong tự nhiên. Với nghệ thuật trang trí, bố cục hình cơ bản là những bố cục mang đặc tính chung nhất. Học tập, sáng tác trên những bố cục hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn là tiền đề, là cơ sở cho việc sáng tạo các bài học trang trí với những khuôn khổ, kích thước, hình dạng khác nhau. 3
- H2. Hình cơ bản và biến thể của nó. 1.2. Khái niệm về trang trí hình cơ bản: Trang trí hình cơ bản là phương pháp sắp xếp các yếu tố trang trí như đường nét, hình mảng, màu sắc, theo các nguyên tắc trang trí để tạo nên một bố cục hợp lý, thống nhất về mọi mặt, trong một hình cơ bản có giới hạn và diện tích cụ thể. 2. Bố cụ c trong trang trí hình cơ bản 2.1. Đả m bảo tính cân đối và thống nhất: Đây là nguyên tắc chung cho bố cục tạo hình. Xây dựng bố cục phải đảm bảo sự cân đối (tạ o ra cảm giác cân bằng), đảm bảo sự thống nhất (sự phù hợp, hoà nhậ p giữa mọ i yếu tố tạ o hình, ngôn ngữ tạo hình). 2.2. Đặc điểm bố cục trang trí hình cơ bản: Khác với trang trí đường diềm, trang trí nền hoa là trang trí mở. Bố cục trong trang trí hình cơ bản là bố cục khép kín. Cách sắp xếp ngôn ngữ tạo hình phải tạo nên cảm giác khép kín, trọn vẹn trong phạm vi hình trang trí. Việc sắp xếp, bố cục các yếu tố tạo hình phải dựa theo tính chất, đặc điểm của mỗi hình. a, Đặ c điểm bố cục trang trí hình vuông: Là tứ giác có các cạnh bằng nhau, song song từng đôi một và có bốn góc vuông, tâm là giao điểm của hai đường chéo. Khoảng cách từ tâm tới bốn góc và khoảng cách từ tâm tới trung điểm của cạnh không bằng nhau 4
- . H3. Đặc điểm bố cục hình vuông Sự phân bố trong hình vuông là đồng đều, khu vực trung tâm xoay quanh tâm điểm là giao điể m của hai đường chéo. Khi bố cục cần phụ thuộc 4 cạnh, 4 góc và chú ý trọng tâm của hình. Bố cục hình vuông có cảm giác chắc chắn và ổn định. b, Đặ c điểm bố cục trang trí hình chữ nhật: Có hai cặp cạnh song song, khác nhau về độ dài, có bốn góc vuông. Trọng tâm của hình vẫn là khu vực giữa hình có tâm điểm là giao của hai đường chéo. Khi bố cục cần chú ý cạnh có độ dài, sự chênh lệch giữa hai cạnh. Nhờ sự phát triển theo chiều dài có tính định hướng mà bố cục chữ nhật linh hoạt hơn hình vuông. Có nhiều cách giải quyết bố cục để nhấn mạnh đặc điểm hình chữ nhật. H4. Đặc điểm bố cục hình chữ nhật c, Đặ c điểm bố cục trang trí hình tròn: 5
- Được tạo nên bởi một đường cong khép kín. Khoảng cách từ tâm tới các điểm trên đường tròn luôn bằng nhau. Sự phân bố luôn dẫn mắt nhìn vào tâm hình tròn, tạo ra các vòng tròn đồng tâm trên diện tích hình tròn. Một hình tròn có thể chia ra thành nhiều cung hình quạt. Số lượng các cung này có thể là một số lẻ hoặc số chẵn. H5. Đặc điểm bố cục hình tròn 3. Các nguyên tắc trang trí cơ bản và sự vận dụng trong trang trí: 3.1 Nguyên tắ c đối xứng a, Tính chấ t đặ c điểm: Nguyên tắc đối xứng hay còn gọi là nguyên tắc đăng đối, là phương pháp sắp xếp các yếu tố tạo hình (đườ ng nét, hình mảng, màu sắc) theo trục đối xứng để tạo nên sự cân bằng. Các yếu tố tạo hình được được nhắc lại, ngược chiều qua một trục, tạo nên một đơn vị họa tiết hoàn chỉnh được gọi là đối xứng tuyệt đối. Đối xứng tuyệt đối tạo nên sự cân bằng vật lý. Khái niệm “đăng đối” thể hiện tính tương đối. Các yếu tố tạo hình được sắp xếp đối xứng qua trục có thể không tuyệt đối giống nhau nhưng vẫn tạo nên sự cân bằng về thị giác. Sự đối xứng khi đó được gọi là “đăng đối giả”. 6
- H6. Họ a tiết đố i xứng H7. Họ a tiết đố i xứng Mỗ i loạ i hình cơ bản đều có thể có 1 hoặc nhiều trục đối xứng. Hình tròn có khả năng lập nhiều trục đố i xứng nhất: 7
- H8. Các trục đố i xứng. H9. Các hoạ tiết đượ c xây dựng có cấu trúc đăng đối b, Vai trò: Nguyên tắ c đăng đố i tạo sự cân bằng, ổn đ ịnh, sự vững chãi cho bố cục. Quy luậ t đăng đố i đượ c v ận dụng trong nhiều loại hình trang trí ứng dụng, trong nghệ thuậ t kiế n trúc. Kiến trúc truyền thống, đình, chùa thường sử dụng nguyên tắ c đăng đối. 8
- H10. Kiến trúc đăng đối 3.2. Nguyên tắ c nhắc lại (lặp lại) a, Tính chấ t đặ c điểm: Là sử dụng phương pháp lặp lại nhiều lần một yếu tố tạo hình nào đó (đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt ) trong một bố cục trang trí. Họa tiết được nhắc lại có thể được giữ cùng chiều với họa tiết ban đầu, có thể được thay đổi theo hướng ngược lại. - Nhắc lại hoàn toàn: Các yếu tố đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt được nhắc lại trọn vẹn. -Nhắc lại có chọn lọc: Không nhắc lại nguyên vẹn, nhưng kế thừa các yếu tố tạo hình, đồng thời tạo nên sắc thái mới. Ví dụ: Nhắc lại kiểu họa tiết, kế thừa đặc điểm họa tiết có những đường cong mềm mại, nhắc lại đường cong nhưng độ cong khác nhau. Nhắc lại đường thẳng nhưng độ dài, chiều hướng khác nhau. Nhắc lại tông màu nhưng sắc độ khác nhau. b, Vai trò: H11. Sự nhấ t quán về phong cách tạo hình trên bố c ục. 9
- - Sử dụng nguyên tắc nhắc lại tạo nên sự đ ồng điệu giữa các yếu t ố t ạo hình, làm cho chúng hoà hợp với nhau, tạo nên sự nhất quán về phong cách tạo hình giữa các chi tiết trong một tổng thể bố cục trang trí. Nhắc lại tạo nên sự thống nhất của bố cục. - Làm cho bố cục trở nên có nhịp điệu. Sự nhắc lại theo khoảng cách nhất định tạo nên nhịp của bố cục. Sự nhắc lại có biến đổi làm bố cục không đơn điệu, trở nên sinh động. Gợi cảm giác vận động trong bố cục. H12. Sự nhắ c lạ i của hoạ tiết gợ i cảm giác vận động - Có vai trò định hướng, tạo cảm giác về sự khép kín hay mở rộng của bố cục (dựa vào quy luật của sự nhắc lại). Nhắc lại theo đường chu vi tạo ra giới hạn cho bố cục. Nhắc lại xoay quanh tâm tạo cảm giác quy tụ. 10
- H13. Nhắc lạ i theo đường chu vi tạo ra giới hạn cho bố c ục - Quy luậ t nhắc lạ i đượ c vận dụng nhiều trong trang trí ứng dụng: Trong kiến trúc khi trang trí nội thất có thể nhắc lại đường thẳng, hình chữ nhật của khuôn cửa, cửa sổ chuyển hoá sang khối hình của các đồ gia dụng như tủ, giường, bàn ghế. Nhắc lại màu sắc từ khu vực này sang khu vực khác của ngôi nhà, căn phòng Trong trang phục: Nếu mặc quần đậm, áo sáng có thế nhắc lại màu đậm lên phía trên bằng chi tiết như cà vạt, khăn quàng, cổ áo, viền túi, đậm. Nhắc lại màu sáng xuống giày dép 3.3 Nguyên tắ c xen kẽ: a, Tính chấ t đặ c điểm: Là hình thức sắp xếp các yếu tố trang trí xen kẽ lẫn nhau tạo nhịp điệu, tạo sự thay đổi cho bố cục. 11
- H14. Hoạ tiết xen kẽ. Có thể sắ p xếp các yếu tố trang trí xen kẽ theo những cách thức sau: - Xen kẽ về hình mảng Mảng nhỏ giữa những mảng lớn, mảng đơn giản giữa những mảng có hình chi tiết, mảng họa tiết xen kẽ với mảng nền. - Xen kẽ đậ m nhạt Sắp xếp đậ m xen giữa sáng và trung gian. - Xen kẽ về màu Màu này xen lẫn màu khác. Màu nóng xen giữa màu lạnh. Ta cũng có th ể s ử dụng cách xen nét có màu tươi, rực vào giữa các mảng màu trung tính, màu trầm tạo hiệu quả sinh động cho màu sắc. H15. Xen kẽ giữa nóng và lạnh 12
- b, Vai trò: - Làm cho bố cục thêm chặt chẽ (tạo kết nối giữa những khoảng cách lớn). - Tạo sự phong phú, sinh động cho bố cục, tránh sự đơn điệu. - Tạo nhịp điệu, thay đổi nhịp của bố cục. - Tạo sự pha trộn màu sắc, đậm nhạt. - Từ trạng thái khép kín trở thành mở - Từ tĩnh chuyển thành động: Quy luật xen kẽ được vận dụng trong mọi thể loại trang trí và trong nghệ thuật tạo hình nói chung. 3.4. Nguyên tắc phá thế a, Tính chất, đặc điểm: Là phương pháp sử dụng một hay vài yếu tố tạo hình nào đó để làm thay đổi thế bố cục, tạo nên sắc thái mới cho bố cục, giúp bố cục chuyển từ hình thế này sang hình thế khác. H16. Trang trí hình tròn áp dụng nguyên tắc phá thế 13
- Có thể dùng mọi yếu tố ngôn ngữ t ạo hình nh ư đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để phá th ế. Tuỳ theo mỗi tác phẩm cụ thể để l ựa chọn cách phá thế riêng nhằ m tạ o hiệu quả nghệ thuật. Ví dụ: - Dùng đường thẳng đứng phá thế đường ngang. Dùng đường cong phá thế đườ ng thẳng. Sử dụng mảng hình có tính định hướng để phá thế các mảng hình vô hướng, tạ o ý đồ cho bố cục. - Khi có quá nhiều chi tiết phức tạp, ta có thể dùng những m ảng màu đơn giả n để tạ o nên những khoả ng nghỉ, tạ o sự nhịp nhàng, hài hòa cho bố cục. - Khi sử dụng nguyên tắc nhắc lại, ta có thể kết hợp sử dụng nguyên tắc phá thế để thay đổ i màu hay đậm nhạt giúp tránh sự l ặp lại đơn điệu của hình. H17. Trang trí hình vuông áp dụng nguyên tắc phá thế Chú ý: + Trong trang trí hình cơ bản, sử dụng nguyên tắc phá thế không được làm mấ t sự cân bằ ng và thế khép kín của bố cục + Trong trang trí có thể phối hợp nhiều quy luật trong một bố cục, có thể chỉ sử dụng từng quy luật. b, Vai trò: Quy luật phá thế thể hiện nhiều trong nghệ thuật ứng dụng. 14
- H18. Nguyên tắc phá thế sử dụng nhiều trong nghệ thuật ứng dụng 4. Ứng dụ ng củ a trang trí hình cơ bản 4.1. Ứ ng dụng trong các hình biến thể khác Các biến thể từ hình cơ bản có rất nhiều, tất cả đều có thể được trang trí. Mỗi hình có thể là một phần của cơ bản, hoặc là sự phối hợp nhiều hình. H19. Ứ ng dụng trang trí hình cơ bản trên hình bát giác 4.2. Trong trang trí ứ ng dụng Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều các hình thức trang trí được ứng dụng từ trang trí cơ bản. Chúng có thể là những dạng trang trí biến thể từ trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và được áp dụng vào đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất, trong kiến trúc hay trong ngành thời trang. 15
- Với đặc điểm là phụ thuộc nhiều vào vật được trang trí, các hình thức trang trí ứng dụng có xu hướng tự do hơn, thường sử dụng lối bố cục phá thế và màu sắc phụ thuộc vào màu của đồ vật, của không gian xung quanh. - Trong trang trí đồ thủ công, mỹ nghệ, đồ gia dụng. H 20. Trang trí đĩa H21. Trang trí thảm len 16
- - Trong kiến trúc. H22. Gạ ch lát nền thờ i Hồ - Hàng dệt may, thời trang. H23. Sản phẩ m thổ cẩm 5. Phương pháp tiến hành bài tậ p trang trí hình cơ bản 5.1. Tìm ý tưởng Nội dung: Bước đầu tiên khi vẽ bài trang trí cơ bản, người học cần nghiên cứu kỹ nội dung, yêu cầu của đề tài, tìm họa tiết cho phù hợp. 17
- Hình thức thể hiện: Tìm ý tưởng thể hiện, phác những nét khái quát lớn về thế dáng bố cục, hình thức họa ti ết, từ đó xác định phong cách trang trí cho bài. Xó thể sử dụng họ a tiết cách điệu từ hình cụ thể hay trừu tượng. 5.2. Phác thảo bố cục mảng Phân bố mảng phả i cân đố i, có trọng tâm, làm rõ ý đồ c ủa bố c ục. hình mảng cần có sự đa dạng về kích thước, tuy nhiên chúng phải có tỷ l ệ hợp lý giữa mảng chính và phụ để bố cục vừa có sự chặt chẽ, cân đối, lại vừa có độ thoáng rộng. Trong quá trình phân bố mảng, cần chú ý tương quan giữa những mảng chứa họa tiết và khoảng trống của nền. Người học có thể áp dụng một hay nhiều nguyên tắc trang trí cơ bản để tạo được một bố cục mảng đẹp, hợp lý. H24 a,b. Phác thảo bố cục mảng 5.3. Phác thảo họa tiết trong mảng: 18
- Họ a tiết trong trang trí cơ bản nhất thi ết phải được nghiên cứu từ những đối tượ ng, sự vật trong thực tế, song chúng phải mang tính đơn giản hóa và cách điệu. Trong quá trình sáng tạo họa tiết, sinh viên cần học tập tinh thần bố cục, phương pháp cách điệu từ những họ a tiết vốn cổ. Trên cơ sở bố cục mảng, người học cần đẩy sâu, tìm hình, tìm họa tiết cho phù hợ p vớ i mảng. Vận dụng các nguyên tắc trang trí cơ bản để sáng tạo hình cho phong phú và đẹp. Chú ý tạ o hình những khoảng trống nền cho phù hợp với họa tiết. Trong bước này, người học cần có cái nhìn tổng thể, tránh sự r ườm rà, rối mắt khi kết hợp các họa tiết. Cần vẽ phác thảo toàn bộ bố cục. Việc vẽ chi tiết từng phần dẫn tới khó kiểm soát nhịp điệu của toàn bố cục. Tìm hệ thống nét cho toàn bộ bố cục. Đường nét trong trang trí vừa có chức năng định hình họa tiết, vừa là yếu tố tạo nên sự liên kết mảng. Nét cũng góp phần tạo nên sự uyển chuyển, nhịp nhàng cho bố cục. Khi vẽ nét nên phối hợp nhiều loại nét, nét đậm, nét thanh, nét dài ,nét ngắn, nét thảng hay nét cong dể tạo sự đa dạng. H25. Phác thảo họ a tiết trong mảng 5.4. Phác thảo đậm nhạt Dựa vào phác thảo nét, sinh viên tiến hành làm phác thảo đậm nhạt. Có thể tìm ba phác thảo đậm nhạt với cách phân bổ khác nhau. Việc tìm đậm nhạt trong bài trang trí có vai trò quan trọng. Nó giúp cho người học có thể dễ dàng hơn trong việc tạo không gian, tầng thứ cho các lớp họa tiết. Phác thảo đậm nhạt là cơ sở để thực hiện phác thảo màu. Khi bố trí đậm nhạt, nên sử dụng độ tương phản để làm nổi phần trọng tâm và các chi tiết chính, làm mờ đi những mảng hình phụ. Tạo hiệu quả về nhịp đậm, sáng sẽ giúp cho bố cục chung có sự thống nhất, không lộn xộn, nặng nề hay vụn 19
- vặt. Một bài trang trí cơ bản cần sử dụng cả ba sắc độ đạm nhạt : Đậm, trung gian, sáng. Nếu bố trí tốt thì ba sắc độ này cũng đã tạo ra một bảng đậm nhạt phong phú H26. Phác thảo đậ m nhạt 5.5. Phác thảo màu Căn cứ theo phác thảo đậm nhạt được chọn, người học tiến hành làm phác thảo màu. Cách làm cũng giống như làm phác thảo đen trắng, người học tìm vài phác thảo nhỏ với những tông màu chủ đạo khác nhau. Trên cơ sở của màu nền chủ đạo, các họa tết được đạt sao cho có sự ăn ý, hài hòa và thuận mắt. Chú ý, tìm màu cần bám sát vào phác thảo đậm nhạt. Trong quá trình tìm màu, có thể đảo ngược tương quan đậm nhạt để tạo hiệu quả mới. H27. Phác thảo màu 5.6. Phóng hình theo khuôn khổ thể hiện 20
- Thực hiện phóng hình ra giấy nháp. Có thể áp d ụng phương pháp phóng hình theo nguyên tắc đồng dạng ( kẻ ô). Phóng hình cần đảm bảo tinh thần của phác thảo nét. Dựng hình chuẩn xác, kỹ l ưỡng họa tiết. Trong quá trình phóng hình, có thể điều chỉnh hình nếu cần thiết. 5.7. Thể hiện bài : Bồ i giấy, quét màu nền theo tông màu chủ đạo, sau đó ti ến hành can bản nét. Lầ n lượt thể hiện theo trình tự vẽ các mảng màu lớn trước, mảng nhỏ sau. Thể hiện lầ n lượt các mảng cùng màu, sau đó chuyển sang các màu khác. Chú ý: Nghiền màu kỹ , đủ dùng trên bảng pha màu. Thể hiện cần ke, gọn, phẳng, mịn. 5.8. Trình bày bài: Bài trình bày trên giấy bo ngay ngắn, đúng kích thước qui định. Bài thể hiện, phác thảo đen trắng, phác thảo màu cần được trình bày trên nền bo cùng nội dung chữ thể hiện tên bài tập, tên người vẽ và tên lớp. Kiểu chữ, màu chữ cần phù hợp với nội dung bài trang trí. 21
- H28. Cách trình bày bài 6. Bài tập - Thể hiện bài trang trí hình vuông. Sử dụng họa tiết động vật. Kích thước 25cm x 25cm. (Phác thảo 10cm x 10cm). - Thể hiện bài trang trí hình chữ nhật. Sử dụng họa tiết động vật. Kích thước 25cm x 35cm. (Phác thảo 10cm x 14cm). Sử dụng không quá 5 màu -Thể hiện bài trang trí hình hình tròn. Kích thước: Đường kính 25cm. Sử dụng hoạ tiết hoa lá. Màu: Không quá 5 màu. - Trình bày bài trên nền giấy khổ 40cm x 60cm. (Gồm phác thảo đen trắng, phác thảo màu, bài thể hiện). YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sinh viên hiểu đặc điểm bố cục trang trí hình cơ bản. Hiểu và vận dụng được quy luật trang trí trong bài tập. - Nắm được trình tự các bước tiến hành làm bài và thể hiện được bài tập theo đề bài, đạt yêu cầu về nội dung, thầm mỹ. CÂU HỎI CỦNG CỐ 1- Nêu đặc điểm bố cục trong trang trí các hình hình cơ bản (vuông, tròn chữ nhật) ? 2- Dựa trên bài tập trang trí hình cơ bản cụ thể, phân tích các quy luật trang trí? 3- Phân tích điểm khác nhau giữa trang trí hình cơ bản và ứng dụng trang trí trên những sản phẩm hình vuông, tròn chữ nhật? Ví dụ cụ thể? Người biên soạn: Ths. Nguyễn Hải Kiên 22
- MỘT SỐ THUẬT NGỮ - Ấn tượng: Dấu ấn mạnh được để lại bởi đối tượng hoặc được chắt lọc từ một thực tế. - Bố cục: Sắp xếp các yếu tố tạo hình như hình khối, màu sắc, đường nét để diễn tả một sự vật cụ thể. - Cách điệu: Sự tinh giản, chắt lọc, khái quát và điển hình hoá những nét đặc trưng của đối tượng được phản ánh tạo nên hình tượng có tính trang trí cao. - Cấu trúc: Những bộ phận từ nhỏ nhất đến lớn nhất của vật thể được hình thành hoặc sắp xếp theo một trật tự lô gích để tạo ra chính vật thể đó. - Chấ t liệu: Vật liệu, phương tiện chủ yếu để thể hiện trong tác phẩm mỹ thuật như: bột màu, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ - Chất cảm: Cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật )hoặc cấu tạo vật chất của bức tranh, tượng. - Chi tiết: Những cái nhỏ nằm trong cái toàn bộ, những hình nhỏ , mảng nhỏ, nét nhỏ, điểm nhỏ nằm trong một mảng lớn. Những cái nhỏ đó là yếu tố tạo nên cái toàn bộ, cũng có khi là những thuộc tính, những đặc điểm của cái toàn bộ đó. - Cơ bản: Những yếu tố góp phần tạo nên một cái chung. Những cái chính đã được giản lược đưa đến sự tập trung cốt lõi của công việc. - Dáng chung: Hình tổng thể của người, vật trong không gian hoặc trên mặt phẳng. - Đăng đối: Sự tương ứng vị tri của một hay nhiều yếu tố thông qua một điểm, một trục giữa hay trên mặt phẳng. - Đa sắc: Sử dụng nhiều màu để vẽ. - Đặc trưng: Nét riêng biệt và tiêu biểu để phân biệt với những vật khác. - Đặc điểm: Nét riêng biệt. - Đẹp: Có khả năng làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. - Điển hình: Là kiểu mẫu tập trung nhiều tính chất tiêu biểu, nổi bật nhất. - Điểm nhấn: Những chỗ mà tác giả chú ý làm nổi bật hơn để thu hút sự chú ý của người xem. Điểm nhấn làm tăng thêm giá trị cho bức vẽ khiến chúng bớt đơn điệu, tẻ nhạt, làm cho nhịp điệu trở nên sinh động và khoẻ khoắn hơn. - Hài hoà: Sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định thành một thể thống nhất, đạt hiệu quả cao. - Hoà sắc: Sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hoà về màu sắc. 23
- - Hoàn chỉnh: Đạt đến một yêu cầu nhất định nào đó. Sự hiểu biết cao về chuyên môn (thuật ngữ này chỉ mang tính tương đối). - Hiệu quả: Kết quả như yêu cầu mong muốn của người vẽ đối với một tác phẩm cụ thể mang lại. - Hình dáng: Hình của vật làm thành vẻ riêng bên ngoài của nó. - Hình vẽ: Được tạo nên bởi một hay nhiều nét thông qua các kỹ thuật khác nhau (đan nét, viền nét, chấm nét kết hợp với các mảng hình) để xây dựng nên một hình cụ thể. - Hình tượng: Sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhân thức trực tiếp bằng cảm tính. - Khái quát: Nhìn toàn bộ một vấn đề , một sự vật một cách chung nhất. - Kỹ thuật: Cách thức và phương pháp thực hiện một công việc hay một ngành nghề nào đó thể hiện sự thuần thục, khéo léo trong chuyên môn. - Nền: Mặt nền hay bề mặt trên đó người ta vẽ hình hay một lớp sơn như Giấy trên đó người ta vẽ màu nước hay lớp thạch cao dưới một bích hoạ đặc biệt bề mặt được chuẩn bị sẵn để vẽ màu lên. - Sắ c độ: Mức độ đâm nhạt, sáng tối hay nóng lạnh của màu sắc. - Ước lệ: Quy ước trong biểu hiên nghệ thuật. - Tương quan: Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ chung để tạo nên sự thống nhất và hiệu quả cho tác phẩm. - Tượng trưng: Dùng một sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó ( chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình ) có tính hình thức, ước lệ, không phải đầy đủ như thật hoặc biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất. - Tính chất: Đặc điểm riêng của vật, hiện tượng làm phân biệt nó với với sự vật, hiện tượng khác. - Thẩ m mỹ: Khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. - Trình bày: Xếp đặt, bố trí cho đẹp và nổi bật (trình bày hàng mẫu, bìa cuốn sách ). - Ước lệ: Quy ước trong biểu hiên nghệ thuật. - Ý tưởng: Điều nghĩ trong đầu. - Ý nghĩa: Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một ký hiệu nào đó. 24
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Almanach - Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hoá Thông tin, 2007. 2. Amand Dyan, Nghệ thuậ t quảng cáo, NXB Thế giới, 2001. 3. Đặng Bích Ngân (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002. 4. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Ngọc Tới. Giáo trình Trang trí hệ CĐSP, NXB Giáo dục, 1998. 5. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Giáo trình Trang trí III Hệ CĐSP. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006. 6. Nhiều tác giả, Giáo trình chữ cơ bản, Khoa Mỹ thuật cơ sở. Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp. 7. Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam. NXB Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, Tập 1,2,3,4, 1995 - 2004. 8. Nguyễn Quốc Toản, Giáo trình Mĩ thuật và PPDH hệ CĐSP. NXB Giáo dục, 1998. 9. Tạ Phương Thảo (chủ biên), Tập bài giảng Trang trí. Trường CĐSP Nhạc Họa TW 1997-2003. 10. Tạ Phương Thảo, Giáo trình Trang trí I hệ CĐSP. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004. 11. Phạm Ngọc Tới, Giáo trình Trang trí II hệ CĐSP. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004. 25