Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và một số khuyến nghị về chính sách

pdf 16 trang Gia Huy 22/05/2022 3330
Bạn đang xem tài liệu "Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và một số khuyến nghị về chính sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_hiem_xa_hoi_mot_lan_o_viet_nam_va_mot_so_khuyen_nghi_ve.pdf

Nội dung text: Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và một số khuyến nghị về chính sách

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ThS. Trần Hải Nam Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống ASXH của đất nước, bên cạnh những mục đích đảm bảo an toàn thu nhập cho NLĐ khi gặp phải các rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, thì mục đích lớn nhất mà chính sách BHXH hướng tới đó là đảm bảo thu nhập lâu dài đối với NLĐ khi hết tuổi lao động, mất khả năng lao động, đồng thời có được sự đảm bảo chăm sóc y tế, chăm lo sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống của NLĐ khi về già. Trong những năm qua, nhờ có chính sách BHXH, hàng triệu người khi hết tuổi lao động đã được hưởng chính sách BHXH, ngoài mức lương hưu hàng tháng, người nghỉ hưu còn được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế thông qua việc quỹ BHXH đảm bảo mua và cấp phát thẻ BHYT cho tất cả những người hưởng lương hưu, tiền lương hưu sau khi được tính toán trên cơ sở tiền lương đóng và thời gian đóng góp của NLĐ còn được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế ở từng thời kỳ phù hợp với NSNN và quỹ BHXH , từ đó đời sống của người nghỉ hưu ngày một được nâng cao. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục mở rộng diện bao phủ của chính sách BHXH để ngày càng có nhiều NLĐ có cơ hội được tham gia BHXH và được thụ hưởng chế độ hưu trí khi về già. Nghị quyết 28 NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội”, đồng thời hướng tới mục tiêu “BHXH toàn dân”. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của ngành BHXH, các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, gia tăng độ bao phủ BHXH thì một bộ phận lớn NLĐ vẫn đang lựa chọn hưởng BHXH một lần, từ 33
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA đó dẫn tới những thách thức trong đảm bảo các mục tiêu chính sách BHXH đặt ra trong thời gian tới và cần có sự xem xét, nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, để từ đó có được những giải pháp phù hợp. 1. THỰC TRẠNG BHXH MỘT LẦN 1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về BHXH một lần - Điều 40 Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ quy định: “Công nhân, viên chức Nhà nước mất sức lao động phải thôi việc, mà đã công tác liên tục dưới 5 năm, được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm bằng một tháng lương; nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có)”. - Điều 28 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định: “Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì được hưởng trợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng”. - Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 28 của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP, theo đó: “1. Những trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: (a) Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; (b) Người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài. 2. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà đã có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có thể chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. 3. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội". 34
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA - Điều 55 và Điều 56 Luật BHXH năm 2006 quy định: “Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; (b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; (c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; (d) Ra nước ngoài để định cư.” “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”. - Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định: “1. Người lao động có yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; (b) Ra nước ngoài để định cư; (c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; 2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội". - Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách BHXH một lần đối với NLĐ quy định: “1. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. 2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính bằng 35
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi”. Như vậy, chính sách BHXH một lần đã được quy định ngay từ Điều lệ BHXH đầu tiên đến nay. Ở giai đoạn trước năm 1995, chính sách chỉ áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước mất sức lao động phải thôi việc và có thời gian công tác liên tục dưới 5 năm (những người nghỉ việc không do yêu cầu của cơ quan, đơn vị thì sẽ không được hưởng quyền lợi BHXH). Đến giai đoạn 1995-2002, chính sách BHXH một lần được thực hiện đối với mọi NLĐ có nguyện vọng mà khi nghỉ việc chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; từ ngày 01/01/2003, mặc dù Nghị định 01/2003/NĐ- CP đã điều chỉnh quy định nhằm hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần, theo đó NLĐ nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chỉ những người khi nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc định cư hợp pháp ở nước ngoài mới thuộc đối tượng chi trả. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, trước làn sóng phản đối, không đồng thuận với quy định mới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2007/TT-BLĐTBXH cho phép người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn đã giao kết trước ngày 01/01/2003 mà chấm dứt hợp đồng lao động sau ngày 01/01/2003, nếu có đơn tự nguyện thì được trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. Giai đoạn 2007-2015, thực hiện quy định của Luật BHXH năm 2006, theo đó tiếp tục thực hiện chính sách BHXH một lần, tuy nhiên ràng buộc điều kiện “sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia BHXH đối với người chưa đủ 20 năm đóng BHXH”. Giai đoạn từ 2016 đến nay, mặc dù Luật BHXH năm 2014 tiếp tục hạn chế đối tượng hưởng BHXH một lần bằng việc không bao gồm cả đối tượng NLĐ “sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia BHXH”; tuy nhiên ngay sau đó, bằng Nghị quyết số 93/2015/QH13, Quốc hội đã cho phép thực hiện trở lại việc chi trả BHXH một lần đối với trường hợp NLĐ sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH. Những quy định của pháp luật nêu trên là tiền đề, dẫn tới thực trạng thực hiện chính sách BHXH một lần thời gian qua được cho rằng là khá thông thoáng và thuận lợi, phản ánh ở số đối tượng thụ hưởng chính sách liên tục tăng cao, đặt ra những 36
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA thách thức trong việc mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, đảm bảo an ninh thu nhập cho NLĐ khi hết tuổi lao động, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài. 1.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách BHXH một lần 1.2.1. Số người nhận BHXH một lần có xu hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng lớn đến mở rộng diện bao phủ BHXH Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, trong giai đoạn từ 2014 đến 2019, cơ quan BHXH đã giải quyết chi trả cho gần 3,7 triệu người hưởng BHXH một lần, bình quân mỗi năm có hơn 600 nghìn người hưởng BHXH một lần, tương đương với số người tham gia tăng thêm mới hàng năm. Nếu so sánh về tỷ lệ thì số người hưởng BHXH một lần so với số người tham gia BHXH bắt buộc chiếm bình quân 4,58%, tương đương với tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bình quân cả giai đoạn 2014-2019 là 5,72%. Điều này cũng có nghĩa là, cứ có 2 người mới tham gia vào BHXH thì có 1 người rời khỏi hệ thống (Chi tiết xem Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Tương quan giữa số người hưởng BHXH 1 lần với số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2014-2019 [CELLRANGE] 16 [CELLRANGE] 40% [CELLRANGE] 14 [CELLRANGE] 35% [CELLRANGE] [CELLRANGE] 12 30% 10 25% 8 20% 6 15% 4 10% 2 [CELLRANGE] [CELLRANGE] [CELLRANGE] [CELLRANGE] [CELLRANGE] [CELLRANGE] 5% ‐ 0% 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ‐ BHXH một lần Số người tham gia Tốc độ tăng 1 lần Tốc độ tăng tham gia Số lượng người hưởng BHXH một lần trong những năm qua có xu hướng gia tăng đang đặt ra thách thức đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội8, đồng thời là một trong những nguyên nhân dẫn tới tốc độ mở rộng độ bao phủ của hệ thống BHXH tăng 8 Việc người lao động nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc giảm hoặc mất cơ hội được hưởng lương hưu khi về già, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân người lao động, gia đình và xã hội. 37
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA rất chậm. Nếu như giai đoạn 5 năm (2014-2018), tốc độ tăng số người tham gia BHXH bắt buộc bình quân hàng năm là khoảng 6% thì năm 2019 chỉ còn tăng 5,2% (thấp hơn 0,8 điểm%). Điều đó đặt ra những thách thức trong việc hoàn thành mục tiêu về mở rộng độ bao phủ BHXH trong thời gian tới. 1.2.2. Phân tích đặc điểm người nhận BHXH một lần a) Đối tượng hưởng BHXH một lần tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ tuổi Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, những người hưởng chế độ BHXH một lần tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 39, chiếm 79% tổng số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014-2018; trong đó tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ 25 đến 29 tuổi (chiếm 27,6%), nhóm tuổi từ 30 đến 34 tuổi đứng thứ hai chiếm 25,3%; tiếp theo là nhóm tuổi từ 35 đến 39 tuổi và nhóm tuổi từ 20 đến 24 tuổi lần lượt là 15,5% và 10,6% (Chi tiết xem Biểu đồ 2). Biểu đồ 2. Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014-2018 chia theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ Từ 15 đến 19 tuổi 732 0,03% Từ 20 đến 24 tuổi 282.681 10,56% Từ 25 đến 29 tuổi 738.842 27,60% Từ 30 đến 34 tuổi 677.297 25,30% Từ 35 đến 39 tuổi 414.573 15,49% Từ 40 đến 44 tuổi 235.722 8,81% Từ 45 đến 49 tuổi 147.573 5,51% Từ 50 đến 54 tuổi 85.154 3,18% Từ 55 đến 59 tuổi 58.270 2,18% Từ 60 tuổi trở lên 36.170 1,35% CỘNG 2.677.013 100% Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Xét từ khía cạnh giới, các nhóm tuổi từ 25 đến 29 tuổi và từ 30 đến 34 tuổi là hai nhóm tuổi có số người hưởng BHXH một lần cao nhất đối với cả nam giới và nữ giới, tương ứng là 50,5% và 54,9%. Tuy nhiên, nếu như ở nam giới, nhóm tuổi từ 30 đến 34 38
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA tuổi có số người hưởng BHXH một lần cao nhất với 25,9%; thì ở nữ giới nhóm tuổi từ 25 đến 29 tuổi lại là nhóm có số người hưởng BHXH một lần cao nhất với 30% (Xem chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Xu hướng này ở phụ nữ có thể được giải thích là do phụ nữ ở các nhóm tuổi này đang trong độ tuổi sinh đẻ, phải nghỉ việc sinh con. Còn đối với nam giới, lý do được đưa ra là họ ở độ tuổi cần chu cấp cho gia đình, nên khi mất việc thường nghĩ ngay đến đến nguồn tài chính từ chế độ BHXH một lần. b) Những người hưởng BHXH một lần thường là những người có số năm đóng BHXH thấp Trong giai đoạn 2014-2018, có gần 50% số người đã hưởng BHXH một lần chỉ có dưới 03 năm đóng BHXH (Chi tiết tại Biểu đồ 3). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp do số người hưởng BHXH một lần tập trung chủ yếu ở nhóm người trẻ, thời gian làm việc ngắn. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là số người có trên 10 năm đóng BHXH có xu hướng hưởng BHXH một lần ngày càng gia tăng đối với cả nam và nữ, và nam giới lại hưởng BHXH một lần nhiều hơn phụ nữ ở nhóm này. Trong các năm 2014 và năm 2015, số người có trên 10 năm đóng BHXH chỉ chiếm 6% trong tổng số người hưởng BHXH một lần, đến năm 2018, con số này đã là 9%. Trong năm 2014, nam giới có trên 10 năm đóng BHXH chỉ chiếm 6% trong tổng số người hưởng BHXH một lần là 7%, đến năm 2018 đã tăng lên 10%. Còn đối với phụ nữ, số người có trên 10 năm đóng BHXH hưởng chế độ BHXH một lần chỉ là 5% đến 6% từ năm 2014 đến 2017, nhưng đến năm 2018 tăng lên 8% (Chi tiết tại Phụ lục 3). Biểu đồ 3. Thời gian đóng góp tính hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014-2018 Nam Nữ Tổng số Số năm đã đóng BHXH Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Dưới 1 năm 112.111 9,30% 132.580 9,01% 244.691 9,14% Từ 1 đến dưới 3 năm 467.674 38,79% 619.096 42,08% 1.086.770 40,60% Từ 3 đến dưới 5 năm 259.963 21,56% 339.637 23,08% 599.600 22,40% Từ 5 đến dưới 10 năm 262.248 21,75% 290.283 19,73% 552.531 20,64% Từ 10 đến dưới 15 năm 73.746 6,12% 67.430 4,58% 141.176 5,27% Từ 15 năm trở lên 29.967 2,49% 22.279 1,51% 52.246 1,95% CỘNG 1.205.709 100.00% 1.471.305 100.00% 2.677.014 100.00% Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam 39
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA c) Người hưởng BHXH một lần tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài Nhà nước Số liệu của BHXH Việt Nam cho thấy có sự khác biệt lớn trong hưởng chế độ BHXH một lần của NLĐ ở khu vực việc làm Nhà nước và khu vực việc làm ngoài Nhà nước. Những người hưởng BHXH một lần tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài Nhà nước, với 615.612 người trong tổng số 666.883 người đã hưởng BHXH một lần của năm 2018, chiếm 92,31% (Biểu đồ 4). Biểu đồ 4. Số người hưởng BHXH một lần theo độ tuổi, khu vực làm việc và loại hình BHXH, năm 2018 KHU VỰC NHÀ KHU VỰC NGOÀI BHXH TỰ NGUYỆN Nhóm tuổi NƯỚC NHÀ NƯỚC Tổng Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Từ 15 đến 19 tuổi 5 5,49% 86 94,51% 0 0,00% 91 Từ 20 đến 24 tuổi 1.571 2,68% 56.903 97,18% 81 0,14% 58.555 Từ 25 đến 29 tuổi 7.452 4,34% 163.485 95,27% 656 0,38% 171.593 Từ 30 đến 34 tuổi 10.858 6,40% 157.363 92,76% 1.420 0,84% 169.641 Từ 35 đến 39 tuổi 9.472 8,04% 106.584 90,43% 1.810 1,54% 117.866 Từ 40 đến 44 tuổi 5.631 8,78% 57.243 89,30% 1.229 1,92% 64.103 Từ 45 đến 49 tuổi 3.478 8,78% 35.349 89,22% 795 2,01% 39.622 Từ 50 đến 54 tuổi 2.100 9,49% 19.470 87,97% 563 2,54% 22.133 Từ 55 đến 59 tuổi 1.674 11,56% 12.248 84,58% 559 3,86% 14.481 Từ 60 tuổi trở lên 1.381 15,70% 6.881 78,21% 536 6,09% 8.798 CỘNG 43.622 6,54% 615,612 92,31% 7.649 1,15% 666.883 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đáng lưu ý là tỷ lệ hưởng chế độ BHXH một lần khá cao ở nhóm tuổi từ 55 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên ở cả khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Điều này có thể được lý giải là do sự tham gia BHXH bắt buộc muộn - xuất phát từ việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của chính sách đối với một số loại hình hợp đồng lao động và loại hình công việc mà trước đây không thuộc diện bao phủ của BHXH bắt buộc. Những NLĐ này thường có số năm tham gia BHXH thấp, lại đến tuổi nghỉ hưu và không có khả năng tự đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, nên phải hưởng BHXH một lần. Số liệu báo cáo của cơ quan BHXH ở cả cấp trung ương và địa phương đều không cung cấp được thông tin về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của những 40
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA người hưởng chế độ BHXH một lần. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2019 ở 4 địa phương gồm thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Long An và thành phố Hồ Chí Minh với 209 người đã và đang làm thủ tục hưởng chế độ BHXH một lần cho thấy nhìn chung trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của những người hưởng chế độ BHXH một lần thấp, chủ yếu chưa hết phổ thông trung học và chưa qua đào tạo nghề. Bên cạnh đó, vẫn có những người có trình độ đại học đề nghị hưởng BHXH một lần sau khi bị mất việc làm. Một vấn đề khác rất đáng được quan tâm là số người hưởng BHXH một lần từ 2 lần trở lên đã và đang xảy ra. Có 29 trong tổng số 209 người được khảo sát cho biết họ đã hưởng BHXH một lần từ 2 lần trở lên. NLĐ nhiều lần hưởng BHXH một lần xảy ra chủ yếu đối với lao động nữ di cư từ khu vực nông thôn ra thành phố. Những lần hưởng BHXH một lần thường gắn với thời gian nghỉ việc về quê sinh con và chăm sóc con nhỏ. 2. NGUYÊN NHÂN Từ những phân tích thực trạng ở trên có thể thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng hưởng BHXH một lần thời gian qua, tuy nhiên, có thể tổng hợp ở một số nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, năng lực tài chính. Vấn đề căn cơ nhất đối với NLĐ là khả năng về tài chính trong bối cảnh việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận NLĐ hiện nay còn nhiều khó khăn; NLĐ bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt như cần tiền để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần, và khi mà chính sách BHXH một lần còn khá thông thoáng, dễ dàng trong tiếp cận như hiện nay thì NLĐ sẽ tìm đến đó như là một công cụ tài chính trước mắt. Đồng thời, quyết định hưởng BHXH một lần của nhiều NLĐ cũng xuất phát từ thực tế NLĐ bị mất việc làm ở khu vực chính thức với thời gian đóng góp BHXH ngắn, để có thể tiếp cận được chính sách lương hưu thì cần phải đóng thêm rất nhiều năm sau đó, do vậy, bản thân NLĐ không muốn và cũng không đủ khả năng về tài chính để tiếp tục tham gia BHXH. Thứ hai, khả năng tiếp cận thông tin chính thống còn hạn chế, trong khi các nguồn tin không chính thống trên các trang mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ (thông tin không đúng về vấn đề quỹ BHXH sẽ mất khả năng chi trả, vấn đề tăng mức đóng, giảm quyền lợi hưởng, tăng tuổi nghỉ hưu để nhằm tăng thu cho quỹ, hay vấn đề về so sánh giữa việc gửi tiết kiệm ngân hàng với hưởng lương hưu, ), từ đó làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống BHXH. Các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tổ chức thực hiện còn đang thiếu một chiến lược truyền thông tổng thể để định 41
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA hướng dư luận, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, để NLĐ có được thông tin đầy đủ về chính sách trước khi đưa ra các quyết định chọn lựa của mình. Thứ ba, thiết kế chính sách BHXH hiện hành còn những rào cản dẫn tới chưa có khả năng thu hút sự tham gia của NLĐ, cụ thể: - Quy định điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu để được hưởng lương hưu quá dài dẫn đến giảm nỗ lực tiếp tục tham gia đóng góp của một bộ phận lớn NLĐ. Theo quy định của Luật BHXH, điều kiện thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được hưởng lương hưu là đủ 20 năm đóng. Điều này dẫn đến đa số NLĐ khi nghỉ việc mới chỉ có từ 3 đến dưới 10 năm đóng góp sẽ rất khó để quyết định chờ đợi đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Trong khi đó, điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng, mức hưởng khá hấp dẫn so với mức đóng góp của NLĐ (với mức đóng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, một năm đóng 0,96 tháng lương thì việc hưởng từ 1,5-2 tháng lương cho mỗi năm đóng được xem là rất có lợi), từ đó sẽ khiến NLĐ mong muốn được nhận BHXH một lần thay vì bảo lưu chờ đóng tiếp để hưởng hưu trí. - Việc quy định và đảm bảo tính tuân thủ trong thực hiện quy định về đóng - hưởng BHXH chưa chặt chẽ, cùng với công thức tính lương hưu chưa hợp lý, dẫn đến còn có sự chênh lệch lớn về tiền lương hưu với tiền lương khi còn làm việc, còn có sự chênh lệch và khoảng cách giữa mức lương hưu của những người nghỉ hưu, chưa khuyến khích người có mức lương thấp tham gia BHXH (hiện nay mức lương hưu quá thiên về nguyên tắc đóng - hưởng, trong khi những nguyên tắc khác như tính chia sẻ, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa những người về hưu lại chưa được chú trọng). Thứ tư, thiếu tính tương hỗ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là hướng NLĐ sớm trở lại với công việc thông qua các chính sách như giới thiệu việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bên cạnh đó còn thực hiện trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo NLĐ có được nguồn thu nhập trước mắt, ngắn hạn để duy trì cuộc sống, khắc phục những khó khăn do bị mất việc làm. Nếu thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì cũng sẽ giải quyết được một phần bài toán về tài chính ngắn hạn để NLĐ có thể yên tâm ổn định cuộc sống, thay vì tìm đến BHXH một lần như là một công cụ tài chính để vượt qua tình trạng khó khăn. Mặt khác, với chức năng quản trị thị trường lao động, thời gian qua, chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam mới chỉ chủ yếu dừng lại ở giải quyết hậu quả của thất nghiệp đối với NLĐ mà thiếu đi các chính sách chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chính sách thị trường lao động thụ động và chính sách thị trường lao động tích cực. Đối với các vị trí việc làm 42
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA có nguy cơ sa thải cao, các doanh nghiệp chịu áp lực sa thải lớn đối với một bộ phận lao động đặc thù thì cần có chính sách hỗ trợ để duy trì việc làm. Chính sách này nhiều nước đã làm như hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để trả một phần tiền lương hoặc hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với NLĐ những ngành nghề khó duy trì việc làm hoặc các nhóm lao động khó tìm được việc làm sau khi bị sa thải như là giải pháp ứng phó trước những thách thức của sự thay đổi trong quan hệ lao động mới. 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BHXH MỘT LẦN Quyền hưởng các chế độ BHXH nói chung và hưởng chế độ hưu trí khi về già nói riêng sẽ mất đi cùng với việc hưởng BHXH một lần của NLĐ. Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH cũng vì thế sẽ bị thu hẹp ở cả khía cạnh số người tham gia và số người thụ hưởng các chế độ BHXH. Từ đó, các nỗ lực mở rộng diện bao phủ và phát triển đối tượng tham gia BHXH của một quốc gia sẽ bị hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn. Xét từ góc độ tiêu chuẩn quốc tế, các Công ước về An sinh xã hội (các tiêu chuẩn tối thiểu), năm 1952 (C102) và Công ước về các chế độ Mất sức lao động, Hưu trí và Tử tuất, năm 1967 (C128) của Tổ chức Lao động Quốc tế chỉ tập trung yêu cầu các quốc gia thành viên “đảm bảo cho những người được bảo vệ” được hưởng chế độ hưu trí định kỳ (hàng tháng hoặc hàng năm) tùy theo số năm đóng góp hay làm việc hoặc thường trú của họ, mà không đề cập đến việc hưởng BHXH một lần - một hình thức hoàn toàn không phù hợp trong nỗ lực đảm bảo sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình để đương đầu với những khó khăn, cú sốc về kinh tế và xã hội dẫn đến mất hoặc làm giảm nghiêm trọng thu nhập do tuổi già. Trên thế giới chỉ có rất ít quốc gia với các chương trình hưu trí BHXH dựa trên đóng góp của các bên liên quan quy định chi trả khoản BHXH một lần khi những người tham gia không đủ điều kiện theo luật định để hưởng hưu trí định kỳ khi đến tuổi nghỉ hưu. - Điều 77 Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc quy định các trường hợp hưởng BHXH một lần bao gồm (i) Đủ 60 tuổi nhưng chưa đủ 10 năm đóng BHXH; (ii) Bị mất quốc tịch hoặc (iii) Ra nước ngoài để định cư. - Ở Trung Quốc, mặc dù quy định nếu có dưới 15 năm đóng góp, người được bảo hiểm có thể lựa chọn dừng đóng và nhận chi trả một lần, nhưng Nhà nước vẫn khuyến khích người dân duy trì việc đóng góp với các hình thức: (i) Những người tham gia chương trình bảo hiểm hưu trí cơ bản trước năm 2011 ở độ tuổi nghỉ hưu theo luật định và có ít nhất 10 năm nhưng dưới 15 năm làm việc thuộc diện bao phủ BHXH có thể đóng một khoản đóng góp một lần để đủ điều kiện hưởng hưu trí cơ bản; (ii) Những người được bảo hiểm đủ 60 tuổi với dưới 15 năm làm việc thuộc diện bao phủ BHXH có thể tiếp tục 43
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA đóng góp cho đến khi họ đủ điều kiện hoặc thực hiện khoản đóng góp một lần vào chương trình hưu trí dành cho nông dân và cư dân thành thị không làm công ăn lương (có sự hỗ trợ của Nhà nước) để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. - Ở Ai Cập, chi trả BHXH một lần chỉ được giải quyết đối với các trường hợp NLĐ (i) Đủ 60 tuổi nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; (ii) Di cư ra nước ngoài vĩnh viễn; hoặc (iii) Phụ nữ được bảo hiểm từ 51 tuổi trở lên trở lên (kết hôn, ly dị hoặc góa phụ) mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (điều kiện để hưởng chế độ hưu trí là đủ 60 tuổi với ít nhất 120 tháng (10 năm) đóng góp). - Ở Indonesia, người tham gia BHXH nếu có thời gian đóng góp dưới 180 tháng (15 năm) sẽ được hưởng BHXH một lần bằng tổng các khoản đóng góp của người đó cộng với thu nhập có được từ đầu tư. - Ở Lào, nam giới 60 tuổi và phụ nữ 55 tuổi với dưới 15 năm đóng góp. Mức hưởng BHXH một lần bằng 1,5 tháng lương bình quân của người được bảo hiểm trong sáu tháng cuối trước khi nghỉ hưu nhân với số năm đóng bảo hiểm. Nhìn chung, việc chi trả BHXH một lần chỉ được các quốc gia thực hiện khi NLĐ đến tuổi nghỉ hưu mà không đủ điều kiện hưởng hưu trí định kỳ (hàng tháng, quý hoặc năm) giống như quy định tại các Điều 60 Luật BHXH năm 2014 của Việt Nam. Điều kiện đóng góp để hưởng hưu trí cũng chỉ là 10 năm hoặc 15 năm, không quá dài như ở Việt Nam với 20 năm đóng BHXH. Hơn nữa, NLĐ thường được khuyến khích tiếp tục đóng BHXH để có thể đủ điều kiện hưởng hưu trí trong tương lai như trong trường hợp của Trung Quốc. 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH Từ những phân tích trên cơ sở các nguyên nhân dẫn tới thực trạng hưởng BHXH một lần những năm qua và qua kinh nghiệm các nước cho thấy, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau đây để giảm thiểu việc hưởng BHXH một lần, hướng tới thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, phát huy vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước, bao gồm: - Thứ nhất, Nhà nước cần thực hiện những giải pháp tổng thể mang tính vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của NLĐ. Chỉ khi NLĐ có thu nhập ổn định, có đủ nguồn lực tài chính để trang trải các chi phí trong sinh hoạt và có tích lũy thì mới nâng cao được khả năng tiết kiệm, tham gia đóng góp để thụ hưởng khi về già. - Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước và BHXH Việt Nam cần có một chiến lược truyền thông tổng thể để cung cấp thông tin, định hướng dư luận, giúp NLĐ có được 44
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA nhận thức một cách đầy đủ về chính sách. Bên cạnh những giải pháp liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy, tổ chức thực hiện chính sách một cách tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, để đem lại lợi ích tối ưu nhất cho người tham gia và thụ hưởng từ chính sách BHXH, thông qua đó từng bước tạo dựng và củng cố niềm tin đối với chính sách. - Thứ ba, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội: + Tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm; quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy định về tiền lương đóng để đảm bảo tiền lương đóng phải tiệm cận dần với mức tiền lương và thu nhập thực tế của NLĐ, từ đó góp phần cải thiện mức lương hưu, thu hẹp khoảng cách về tiền lương hưu với tiền lương khi còn làm việc; thực hiện sửa đổi công thức tính lương hưu bên cạnh nguyên tắc đóng - hưởng cần có tính chia sẻ (Hàn Quốc sử dụng công thức tính lương hưu dựa trên tiền lương đóng thực tế của từng NLĐ và mức tiền lương bình quân đóng BHXH trên thị trường để quyết định mức lương hưu, theo đó những người đóng với mức lương thấp sẽ được chia sẻ bởi những người đóng với mức tiền lương cao và do đó khoảng cách lương hưu giữa những người nghỉ hưu cũng sẽ được thu hẹp). + Cần sớm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 93/2015/QH13 để từ đó điều chỉnh phù hợp. Tiếp tục duy trì chính sách BHXH 1 lần nhưng có sự sửa đổi, bổ sung hoàn thiện bằng công cụ chính sách để NLĐ sẽ tự quyết định lựa chọn việc thụ hưởng hoặc bảo lưu để hướng tới chế độ hưu trí lâu dài. + Hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện theo hướng đa dạng, linh hoạt (bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn, tăng cường chính sách hỗ trợ tiền đóng từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội khác, ) qua đó góp phần tăng thêm cơ hội cho những NLĐ sau khi bị mất việc làm, không có cơ hội để trở lại với khu vực lao động chính thức, vẫn có thể tiếp tục tham gia đóng góp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu thay vì hưởng BHXH một lần. + Hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng phát huy chức năng, vai trò của một công cụ quản trị thị trường lao động trong việc tạo việc làm, phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng sa thải lao động, mất việc làm ở NLĐ; thực hiện chính sách hiệu quả để hỗ trợ NLĐ mất việc sớm tìm kiếm được việc làm mới, đồng thời có nguồn thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt trong thời gian mất việc, tìm việc làm mới. 45
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 46
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 47
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 48