Từng bước hoàn thiện thể chế cho sự minh bạch, hiệu quả và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020

pdf 15 trang Gia Huy 23/05/2022 1670
Bạn đang xem tài liệu "Từng bước hoàn thiện thể chế cho sự minh bạch, hiệu quả và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftung_buoc_hoan_thien_the_che_cho_su_minh_bach_hieu_qua_va_be.pdf

Nội dung text: Từng bước hoàn thiện thể chế cho sự minh bạch, hiệu quả và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020

  1. TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ CHO SỰ MINH BẠCH, HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TS. Trần Quang Lâm1 Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm Xã hội Tóm tắt An sinh xã hội là mục ti u đặc biệt quan trọng nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Bảo hiểm là một ngành cung cấp các dịch vụ phòng chống các rủi ro cho tập thể, c nhân trước những tiểm ẩn rủi ro mà không ai muốn và khó lường trước, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy bảo hiểm ra đời để thực hiện mục tiêu trên. Thị trường bảo hiểm Việt Nam và trên thế giới là một thị trường đầy tiềm năng, góp phần đóng góp tích cực cho sự nghiệp an sinh của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Thị trường bảo hiểm được hoạt động thông qua sự điều tiết về thể chế của mỗi quốc gia và quy định của quốc tế, sự điều tiết của kinh tế thị trường mà ở đây là của hệ thống các quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật giá cả, giá trị, quy luật cạnh chanh, quy luật tích tụ tư bản, Nhu cầu bảo hiểm của tập thể, cá nhân và các tổ chức luôn là nguồn cầu vô cùng dồi dào và phong phú, vấn đề nguồn cung như thế nào để tận dụng và khai thác tối đa nguồn cầu của thị trường này. Hiện nay ở Việt Nam có 2 hệ thống bảo hiểm đó là: Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ triển khai loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đây là trụ cột chính của an sinh xã hội quốc gia; Hệ thống bảo hiểm kinh doanh là hệ thống các tổng công ty bảo hiểm kinh doanh. Bài viết này tác giả giới hạn ở hệ thống thứ hai là kinh doanh bảo hiểm với thể chế cho sự phát triển minh bạch, hiệu quả và bền vững cho thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đến năm 2020. Từ khóa: Thể chế, thị trường bảo hiểm, minh bạch, hiệu quả, bền vững 1. Thực trạng kết quả kinh doanh bảo hiểm Khép lại năm 2015, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ tài 1 Email của tác giả chính: lamtqhnvn@yahoo.com 41
  2. chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2015 là 81.636 tỷ đồng. Năm 2016, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị trường bảo hiểm (BH) tiếp tục tăng trưởng tích cực với những con số ấn tượng. Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH), Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2016, thị trường BH có 62 doanh nghiệp (DN) kinh doanh BH (trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái BH và 13 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Theo đó, tổng tài sản toàn thị trường BH năm 2016 ước đạt 239.413 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2015. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 67.585 tỷ đồng, tăng 13,94%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 171.828 tỷ đồng, tăng 19,96% so với năm 2015. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 186.572 tỷ đồng, tăng 16,49% so với năm 2015. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 34.449 tỷ đồng, tăng 6,48%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 152.123 tỷ đồng, tăng 19,02% so với năm 2015. Tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 144.817 tỷ đồng, tăng 21,14% so với năm 2015. Trong đó, dự phòng nghiệp vụ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 18.959 tỷ đồng, tăng 20,91%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 125.858 tỷ đồng, tăng 21,18% so với năm 2015. Đặc biệt, tổng nguồn vốn chủ sở hữu toàn thị trường năm 2016 tăng khoảng 16,24% so với năm 2015, đạt 52.720 tỷ đồng. Các DNBH phi nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu ước đạt 23.567 tỷ đồng, tăng 8,94%, các DNBH nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu ước đạt 29.153 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2015. Tổng doanh thu BH năm 2016 ước đạt 101.767 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu phí BH ước 86.049 tỷ đồng, tăng 22,64% (trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước 36.372 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước 49.677 tỷ đồng), doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 15.718 tỷ đồng. 42
  3. Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền BH của các DNBH năm 2016 ước đạt 25.872 tỷ đồng. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 12.571 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 13.301 tỷ đồng. Tổng số phí BH thu xếp qua môi giới năm 2016 ước đạt 7.170 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới BH năm 2016 ước đạt 579 tỷ đồng. Theo Cục QLBH, những kết quả trên cho thấy thị trường BH đã và đang phát triển ngày càng bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu BH đa dạng của các tổ chức, cá nhân, Theo nhận định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tại lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống thị trường bảo hiểm Việt Nam 2016 vừa được tổ chức mới đây, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm năm 2016 vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. Ông Phan Kim Bằng, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) nhận định, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong năm 2017, mục tiêu của khối bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng doanh thu trên 25%, trong khi lĩnh vực phi nhân thọ tăng trưởng doanh thu trên 14%. Đây tiếp tục được coi là mức tăng trưởng cao, vốn được duy trì trong nhiều năm qua. 2. Vai trò của thị trƣờng bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, cụ thể như sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, củng cố các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế. Thị trường bảo hiểm đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế, góp phần củng cố cân đối lớn của nền kinh tế về đầu tư và tiết kiệm với tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015. 43
  4. Theo thống kê của các DNBH, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần triển khai thành công chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm còn góp phần vào công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, từ đó đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh với việc thực hiện tái cơ cấu toàn diện các doanh nghiệp bảo hiểm về bộ máy, tổ chức, mạng lưới kinh doanh, năng lực tài chính, sản phẩm bảo hiểm và năng lực quản trị doanh nghiệp theo Quyết định 1826/2012/QĐ-TTg. Thứ hai, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. Cho đến hết năm 2015, thị trường bảo hiểm đã tạo lập công ăn việc làm cho trên 400.000 lao động với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính, bảo hiểm. Ngoài ra, hiện nay khoảng 10 triệu người có bảo hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu bảo hiểm phi nhân thọ); hơn 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm hơn 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập khoảng 61%). Những người được bảo hiểm nói trên đã có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước. Thứ ba, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư. Cho đến nay, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản bao gồm công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản, 44
  5. Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới gần 10 triệu tỷ đồng. Một số tài sản, công trình lớn đã và đang được bảo hiểm bao gồm vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2 (hơn 1.034 triệu USD), Thủy điện Sơn La (hơn 15.066 tỷ đồng), Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hơn 3.300 triệu USD). Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác. Thứ tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế. Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, Bảo hiểm là một trong các điều kiện đàm phán quan trọng góp phần vào thành công của tiến trình đàm phán. Các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong các hiệp định thương mại đã góp phần thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường của các công ty bảo hiểm nước ngoài, của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không chỉ nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên môn bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực liên quan khác. Thứ năm, thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ thông qua các chương trình bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản, xây dựng chương trình bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử. 3. Những cơ hội và thách thức Trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, các hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược của nền kinh tế thế giới như khối EU, khối các nước trong TPP chính thức được ký kết. Thị trường bảo hiểm cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển như gia tăng nhu cầu đối với bảo hiểm, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường bảo hiểm, sự thâm nhập của phương thức quản lý mới, việc ứng dụng 45
  6. công nghệ hiện đại, kinh nghiệm từ các nước phát triển vào quản lý và phát triển bảo hiểm, Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong năm qua, thị trường bảo hiểm vẫn còn một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của thị trường. Cụ thể là: Một là, thị trường bảo hiểm mặc dù tăng trưởng cao, ổn định nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay mới chỉ đạt mức 2%, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,35%), châu Á (5,37%) và thế giới (6,3%). Hai là, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm vẫn còn chưa phù hợp với pháp luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Các Tổ chức Tín dụng ; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Phòng cháy, chữa cháy chưa tạo điều kiện cho các DNBH tiếp cận thông tin nhằm kiểm soát tình trạng trục lợi bảo hiểm. Một số chính sách về quản lý tài chính, thuế, đầu tư vẫn chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp mua bảo hiểm nhóm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí cho người lao động; chưa có ưu đãi doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa hoặc đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm an sinh xã hội. Ba là, số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều song chưa đa dạng, đa số sản phẩm được thiết kế cố định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu cầu đa dạng của bên mua bảo hiểm, kênh phân phối đại lý bảo hiểm còn thiếu chuyên nghiệp, thị trường bảo hiểm vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong chia sẻ thông tin phòng chống trục lợi bảo hiểm, làm giảm năng lực cạnh tranh của toàn thị trường. Bốn là, bối cảnh hội nhập quốc tế làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với các tổ chức bảo hiểm ở nước ngoài vốn có nhiều kinh nghiệm và ưu thế vượt trội. Trong khi đó, năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chưa thực sự vững mạnh, công nghệ quản trị điều hành chưa được hiện đại hóa, trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Năm 2016 được xem là năm bản lề của nhiều thay đổi cho nền kinh tế Việt Nam trước thềm hội nhập với việc hình thành AEC, các hiệp định tự do 46
  7. thương mại quan trọng dự kiến được chính thức ký kết, là năm một số luật có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm cũng cần nỗ lực hoàn thiện trên mọi phương diện để bắt kịp xu thế thời đại, đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với quá trình mở cửa song vẫn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Trên cơ sở đánh giá cơ hội, tiềm năng và những thách thức đặt ra trong thời gian tới, năm 2016 thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tập trung vào các mục tiêu sau: Thứ nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định (tr n 15%/năm), phấn đấu tổng doanh thu thị trường đạt tỷ lệ 3-4% so với GDP vào năm 2020. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đáp ứng được các cam kết hội nhập, giảm bớt các thủ tục hành chính, phấn đấu đến năm 2020 sẽ tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội Các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) ban hành. Tăng cường, đổi mới phương thức nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thứ ba, nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xây dựng, tuân thủ và có cơ chế đảm bảo thực hiện đầy đủ các chuẩn mực, nguyên tắc tiên tiến về quản trị doanh nghiệp. Thứ tư, nâng cao tính chuyên nghiệp của hệ thống đại lý, phát triển các kênh phân phối mới, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào quá trình bán hàng và phân phối sản phẩm bảo hiểm. Thứ năm, khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm mới mang tính đột phá, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Có cơ chế khuyến khích để phát triển các sản phẩm bảo hiểm mang tính an sinh, xã hội cao, các sản phẩm bảo hiểm có phạm vi và tác động lớn tới đời sống kinh tế - xã hội. Để nắm bắt được những tiềm năng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thành được những mục tiêu về phát triển thị trường bảo hiểm đã đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: 47
  8. - Về phía cơ quan quản lý: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý minh bạch, vững chắc cho thị trường phát triển bình đẳng, bền vững, đảm bảo không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước, triển khai xây dựng các quy định pháp lý theo đúng lộ trình đã cam kết nhằm vừa thực hiện cam kết, vừa bảo đảm cho sự an toàn của thị trường và các DN trong nước. Cơ chế chính sách được xây dựng theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, kênh phân phối mới, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các công nghệ hiện đại để tiếp cận rộng hơn tới mọi đối tượng khách hàng. Phương thức quản lý, giám sát sẽ được đối mới theo hướng tăng cường đối thoại trực tiếp, nắm bắt sát sao tình hình của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giám sát với các cơ quan quản lý giám sát các nước. Tận dụng các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như IAIS, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á để tăng cường năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực quản trị doanh nghiệp cho thị trường bảo hiểm. - Về phía c c doanh nghiệp Bảo hiểm: Để có thể đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp cần tự rà soát, điều chỉnh các quy trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính và chất lượng phục vụ, phát triển sản phẩm theo hướng linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc phát triển chiều rộng phải được đi kèm cùng phát triển chiều sâu thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, chú trọng tới chất lượng của đội ngũ đại lý và các kênh phân phối, đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia tính phí. 4. Thực trạng về thể chế bảo hiểm 4.1. Khái niệm “Thể chế”: Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): Thể chế có thể được hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ 48
  9. giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ. Như vậy, thể chế hiểu theo nghĩa trên là những nguyên tắc (không phân biệt hình thức của nguy n tắc) về cách cư xử trong xã hội, được hình thành từ thực tiễn trong các phạm vi quan hệ của con người, được xã hội chấp nhận và chỉ dẫn cho mối quan hệ qua lại của con người. Đây có thể coi là một khái niệm chung nhất về thể chế. 4.2. Môi trường thể chế bảo hiểm ở Việt Nam Từ năm 1993 trở về trước, Việt Nam chỉ có một công ty bảo hiểm là Bảo Việt. Sau khi Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được Chính phủ ban hành, thị trường bảo hiểm Việt Nam xuất hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cả trong và ngoài nước như: Bảo Minh (1994), Vinare (1994), PJICO, Bảo Long (1995), PVI, VIA (1996), UIC (1997), PTI (1998). Đặc biệt, năm 1999 và 2000, có thêm một loạt doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được thành lập. Trong năm 2000, để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững, tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời tạo sự bình đẳng trong kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt đối xử và nâng cao được năng lực cạnh tranh của thị trường. a) Giai đoạn từ 2000 đến 2006 Các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được ban hành hết sức chặt chẽ và có hệ thống, hướng dẫn chi tiết từ quản lý nhà nước, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, khai thác bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm, đến chế độ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: - Nghị định 42/2001/NĐ-CP. - Nghị định 43/2001/NĐ-CP. - Thông tư 71/2001/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2001/NĐ-CP. - Thông tư 72/2001/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 43/2001/NĐ-CP. 49
  10. - Quyết định 153/2003/QĐ-BTC ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm. Nghị định 118/2003/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 35 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Hệ thống văn bản này là cơ sở pháp lý để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đến năm 2006, toàn thị trường có 30 doanh nghiệp bảo hiểm, 8 công ty môi giới bảo hiểm. Doanh thu phí tăng từ 3.174 tỷ đồng năm 2000 lên 14.928 tỷ đồng năm 2006. Tỷ trọng phí bảo hiểm trên GDP cả nước tăng từ 0,72% năm 2000 lên 2,2% năm 2006. Số lượng các sản phẩm bảo hiểm tăng từ 150 sản phẩm lên trên 600 sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Một số doanh nghiệp trong giai đoạn này bắt đầu cổ phần hóa, đi đầu là Bảo Minh, Vinare, Bảo Việt, PVI. b) Giai đoạn 2007 đến 2010 Đây là giai đoạn Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, có nhiều thay đổi trong định hướng cũng như cơ chế, chính sách. Sau 6 năm thi hành, các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 đã được sửa đổi, thay thế bằng Luật số 61/2010/QH12 được ban hành kịp thời để phù hợp với tình hình hoạt động của thị trường. Cụ thể: - Nghị định 45/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2001/NĐ-CP. - Nghị định 46/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 43/2001/NĐ-CP. - Thông tư 155/2007/NĐ-CP hướng dẫn Nghị định 45/2007/NĐ-CP. - Thông tư 156/2007/NĐ-CP hướng dẫn Nghị định 46/2007/NĐ-CP. - Nghị định 41/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, thay thế Nghị định 118/2003/NĐ-CP. Những văn bản này đảm bảo được tính công khai, minh bạch và những nội dung sửa đổi, bổ sung đã mang lại những hiệu quả nhất định, tác động tích cực đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng từ 17.678 tỷ đồng năm 2007 lên 31.053 tỷ đồng năm 2010, tăng trưởng bình quân 19,1%/năm. Tính đến năm 2010, có 52 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm, 10 công ty môi giới. 50
  11. Nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế và một số luật khác như Luật Cạnh tranh, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cũng như hoàn thiện hơn chế độ quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm, năm 2010, Quốc hội ban hành Luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. c) Giai đoạn từ 2011 đến nay Sau khi Luật số 61/2010/QH12 được ban hành, các văn bản hướng dẫn cũng kịp thời được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế: - Nghị định 123/2011/NĐ-CP. - Thông tư 124/2012/TT-BTC (thay thế Thông tư 155/2007/NĐ-CP). - Thông tư 125/2012/TT-BTC (thay thế Thông tư 156/2007/NĐ-CP). - Nghị định 98/2013/NĐ-CP (thay thế Nghị định 41/2009/NĐ-CP). - Nghị định 123/2011/NĐ-CP được ban hành nhằm hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, trong đó có các nội dung phù hợp với các cam kết WTO như: bán sản phẩm bảo hiểm qua biên giới, thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, bổ sung nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh. Một số quy định nhằm ổn định hơn thị trường bảo hiểm như: sản phẩm thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng tài chính và quyền lợi khách hàng phải đăng ký lại với Bộ Tài chính, thành lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Đáng chú ý, trong năm 2011, Chính phủ ban hành một số quyết định nhằm triển khai thí điểm bảo hiểm với mục đích chính là phục vụ an sinh xã hội: - Quyết định 315/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. - Quyết định 2011/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013. Bên cạnh đó là các chế độ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (Nghị định 103/2008/NĐ-CP), bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Nghị định 103/2008/NĐ-CP), bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người kinh doanh vận tải thủy nội địa (Nghị định 125/2005/NĐ- CP), bảo hiểm trách nhiệm trong khám chữa bệnh (Nghị định 102/2011/NĐ- CP), bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (Nghị định 119/2015/NĐ-CP). Các văn bản này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước, sử 51
  12. dụng bảo hiểm làm tấm lá chắn kinh tế trước những rủi ro trong cuộc sống để đảm bảo an sinh xã hội. Về tổng quan, có thể nói môi trường thể chế của thị trường bảo hiểm vĩ mô là tương đối đầy đủ, minh bạch rõ ràng, và kết quả hoạt động những năm vừa qua của ngành bảo hiểm đã khẳng định và minh chứng sự đúng đắn của thể chế Nhà nước ta. Tuy nhiên ở tầm vĩ mô còn cần sự minh bạch, rõ ràng hơn nhằm phát triển bền vững gắn kết bảo hiểm với người mua bảo hiểm. 4.3. Thể chế cho sự phát triển minh bạch, hiệu quả và bên vững thị trường bảo hiểm Thị trường bảo hiểm với thể chế minh bạch, hiệu quả và bền vững thực sự là mục tiêu từ năm 2007 đến năm 2020. Vậy thể chế của thị trường này như thế nào từ tầm vĩ mô đến tầm vi mô để đạt mục tiêu trên. Có hai yêu cầu đặt ra ở tầm vĩ mô và tầm vi mô đều quan trọng. a) Tầm vĩ mô Cần hoàn chỉnh về pháp luật của nhà nước, tầm vi mô là hệ thống các cơ chế khai thác và đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo hiểm, như vậy tầm vĩ mô rất quan trọng. Nhưng tầm vĩ mô lại có tác dụng rất lớn trong việc khai thác các dịch vụ bảo hiểm, thậm chí còn có tác dụng kích cầu làm tăng lợi nhuận cho ngành bảo hiểm. Trước hết về định hướng của tầm vĩ mô: Đại diện Cục Quản lý bảo hiểm cho biết, để đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong năm 2017 và thời gian tới, đồng thời phù hợp với quá trình mở cửa song vẫn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như quyền lợi của bên mua bảo hiểm, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp cơ bản trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm. Cụ thể sẽ nghiên cứu chuẩn bị sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12; tiếp tục triển khai hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, thuỷ sản, hưu trí, bảo hiểm vi mô; nghiên cứu, xây dựng các chính sách bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử, Đồng thời bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời chỉ đạo, hướng 52
  13. dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, các chương trình hợp tác đang thực hiện với các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm trong các khu mậu dịch tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Cơ quan quản lý về bảo hiểm cũng sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; phát triển các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, mặt khác chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm; nâng cao năng lực quản lý, giám sát nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa; xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về lợi ích của bảo hiểm , kỳ vọng năm 2017 thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%. b) Đối với tầm vi mô (nói đến nội lực của ngành bảo hiểm) đây là nhân tố quan trọng. Nội lực của ngành bảo hiểm vừa thực thi pháp luật về bảo hiểm, vừa trực tiếp kinh doanh, nó là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của ngành bảo hiểm. Tầm vi mô này mới cần thực sự minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững. Nói đến tầm vi mô của bảo hiểm, người ta thường liên tưởng đến thương hiệu của bảo hiểm, chiến lược kinh doanh, thông qua hàng loạt các quy tắc, quy trình nghiệp vụ, cơ chế khuyến khích trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng trong nền kinh tế thị trường. Công ty có thương hiệu thường được minh bạch, nghĩa là mọi loại hình kinh doanh đều được quy định rõ ràng, cụ thể kể cả công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trách nhiệm, quyền lợi và những chính sách khuyến mại kích cầu và đảm bảo quyền lợi cho người mua một cách nhanh chóng, thuận lợi, làm cho người mua hiểu và tự người mua tham gia 53
  14. ngày càng tích cực hơn. Sự minh bạch và đảm bảo quyền lợi này nó sẽ là một nghệ thuật trong kinh doanh bảo hiểm và góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng lớn (kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước). Mục tiêu cuối cùng là hướng tới phục vụ khác hàng tốt nhất. Khách hàng là người quyết định đến sự tồn tại của công ty. Đến khi khách hàng đã quen sử dụng thì họ chỉ quen đến đúng thương hiệu mà họ đã chọn. 5. Một số đề xuất 5.1. Đối với tầm vĩ mô - Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật đảm bảo cho sự phát triển của ngành bảo hiểm quốc gia, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. - Đề nghị nhà nước có chính sách riêng cho ngành bảo hiểm để mở rộng các loại hình bảo hiểm cho những ngành mà Nhà nước đang định hướng phát triển như: Nông nghiệp, Thủy sản, Du lịch và các vùng sâu, vùng xa, - Tăng cường quản lý Nhà nước với ngành bảo hiểm, đảm bảo tính minh bạch về tài chính, vì đây là tổ chức tài chính trung gian, khi tham gia vào thị trường tài chính sẽ có tác động đến thị trường này. 5.2. Đối với tầm vi mô - Xây dựng chiến lược kinh doanh ổn định, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững kể cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Xây dựng thương hiệu bằng chính uy tín của bảo hiểm với người mua, cần minh bạch và bảo vệ quyền lợi cho người mua khi gặp phải rủi ro nhanh, thuận lợi, chống mọi phiền hà và gây khó khăn cho người mua. - Các công ty bảo hiểm cần có đội ngũ đại lý phải thực sự vì công việc, tốt nhất hạn chế kiêm nhiệm và đi đôi với quyền lợi, trách nhiệm của đại lý bảo hiểm. - Các công ty cần có chính sách kích cầu thông qua những hình thức cụ thể như tăng quyền lợi, thưởng hàng năm và các hình thức khác, - Các loại hình kinh doanh bảo hiểm cần được minh bạch, rõ ràng chi tiết cụ thể, trách sự hiểu lầm của khách hàng sẽ dẫn đến hiệu quả không cao. 54
  15. - Kết quả của từng loại hình kinh doanh bảo hiểm, thường xuyên được cập nhật và so sánh tính toán xem loại hình nào có hiệu quả cao hơn để điều chỉnh kịp thời hàng quý, năm nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Năm 2017, Việt Nam và WEF đã ký Thỏa thuận hợp tác, theo đó WEF hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế bền vững, tự cường trước các biến động trong tương lai thông qua tư vấn chính sách về tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, nông nghiệp công nghệ cao, Đây là cơ hội cho sự phát triển bền vững và hội nhập. Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 1/2017. 2. Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ (13/5/2014). 3. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tại lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống thị trường bảo hiểm Việt Nam 2016. 4. Đặc san Toàn cảnh Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2016. 5. Bản tin Ban Tuyên giáo Trung ương tháng 3/2017. 55