Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn mỹ thuật của học sinh trường Trung học cơ sở

pdf 5 trang Gia Huy 3440
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn mỹ thuật của học sinh trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbien_phap_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_mon_my_thuat_cua_hoc_sin.pdf

Nội dung text: Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn mỹ thuật của học sinh trường Trung học cơ sở

  1. 119 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN MỸ THUẬT CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SV. Hồ Thanh Thảo ThS. Nguyễn Đắc Nguyên Tóm tắt. Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông hiện nay, đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động. Môn Mỹ thuật giúp học sinh cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, khơi dậy tư suy sáng tạo, kích thích hứng thú học tập của các em trong những môn học khác. Tuy nhiên, làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập và yêu thích môn mỹ thuật – là vấn đề đang được quan tâm. Đây không phải là vấn đề mới nhưng để thực hiện tốt không phải dễ. Tham luận dưới đây sẽ đề cập về biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Mỹ thuật của học sinh trường Trung học cơ sở. 1. Mở đầu Ngày nay đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì thế mà các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật đang được nhiều người quan tâm đến. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mỹ của con người càng nâng cao, Mỹ thuật góp phần quan trọng vào đời sống con người về vật chất lẫn tinh thần từ trang trí nội ngoại thất đến những vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, còn một số bộ phận không nhỏ lớp trẻ ngày nay có nhận thức không đúng về vai trò của Mỹ thuật trong cuộc sống kéo theo đó là những suy nghĩ sai lầm về môn Mỹ thuật trong trường học. Đặc biệt đối với học sinh THCS_ một lứa tuổi có sự thay đổi rất lớn về mặt tâm sinh lý. Ở mỗi lứa tuổi đều có cách cảm nhận, suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận cái đẹp logic, hài hòa, còn trẻ em có cái nhìn vô tư , hồn nhiên và trong sáng. Vì vậy, Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông hiện nay, đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động. Giúp học sinh cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, khơi dậy tư suy sáng tạo, kích thích hứng thú học tập của các em trong những môn học khác. Dạy Nghệ thuật nói chung và Mỹ thuật nói riêng không phải là truyền thụ những khối kiến thức cứng nhắc, nguyên tắc hóa mà cần tạo điều kiện cho các em phát triển tư duy tưởng tượng, óc sáng tạo, giúp các em tiếp xúc cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp, tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày. Thông qua hội thảo này, là sinh viên chuyên ngành sư phạm mỹ thuật tôi thiết nghĩ cần phải nghiên cứu, đưa ra những biện pháp nâng cao cảm hứng học tập môn Mỹ thuật của học sinh Trường trung học cơ sở nhằm giúp các em có cảm hứng về cái đẹp với những phương pháp mà tôi đã được học ở trường Đại học Đồng Tháp. 2. Nội dung chính 2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 2.1.1. Cơ sở lý luận Mỹ thuật là một trong các loại hình nghệ thuật, nó tạo nên những sản phẩm tiện nghi, đẹp về hình dáng, hình khối, màu sắc phục vụ cho cuộc sống vật chất, tinh thần của con người. Tiếp xúc với cái đẹp nói chung và cái đẹp do mĩ thuật tạo ra nói riêng, cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và cao thượng. Ma-ca-ren-cô
  2. 120 nhà giáo dục lỗi lạc Xô Viết đã từng dùng những vẻ đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm mỹ thuật để giáo dục trẻ em hư. Từ đó mà nhân cách của các em được thay đổi: bớt đi tính ích kỉ, thô bạo, bớt thói hư tật xấu trở thành một bộ phận có ích cho xã hội. Mỹ thuật ở trường THCS là một bộ môn đặc trưng không nhằm đào tạo họa sĩ hay những người chuyên làm về công tác mĩ thuật sau này, mà nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về mĩ thuật, cách cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của các em, giúp các em hình thành đức, trí, thể, mĩ một cách toàn vẹn. Trong xã hội phát triển, việc đào tạo đòi hỏi con người biết nhận thức và cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Từ xa xưa loài người đã ứng dụng mĩ thuật vào đời sống hằng ngày, họ dùng chữ tượng hình làm thông tin tính hiệu để truyền đạt kinh nghiệm sống với trí tưởng tượng phong phú. Khi đời sống con người phát triển hơn, họ đã biết tạo ra những trang sức, vật dụng hằng ngày bằng đồ đá tinh vi hơn, đa dạng về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Vì thế Mỹ thuật đã dần được đưa vào chương trình học từ những cấp học đầu tiên và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Ví dụ: vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, thường thức mĩ thuật. Với mục tiêu là giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho các em và giúp các em vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống, học tập hằng ngày. Do đó, môn Mỹ thuật rất quan trọng và nằm trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên, cần trang bị cho các em cách nhìn mang tính sáng tạo qua sự tiếp cận môn Mỹ thuật, giúp các em đam mê, yêu thích thật sự chứ ko gò bó hay ép buộc theo khuôn mẫu, phương pháp cứng nhắc, tạo cho các em lối tư duy có cảm xúc. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong cuộc sống, ai cũng có ước mơ và hoài bão tốt đẹp cho tương lai. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ luôn ở cạnh bên chăm lo, ủng hộ, động viên và hơn thế nữa là định hướng cho các con có một tương lai tốt đẹp dựa trên nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, có được bao nhiêu phụ huynh đầu tư cho con mình vào môn mỹ thuật để giáo dục thẩm mĩ cho các em, đồng thời tìm kiếm và phát hiện năng khiếu của con em mình ở bộ môn mĩ thuật để bồi dưỡng, định hướng cho chúng trở thành những họa sĩ, những nhà thiết kế hay những giáo viên mĩ thuật? Có lẽ, đại đa số phụ huynh thường đầu tư cho con em mình ở những bộ môn tự nhiên hay xã hội mà ít chú trọng đến môn mỹ thuật. Họ không nghĩ rằng chính những suy nghĩ thiếu định hướng về cái đẹp của mình đã chi phối đến tầm suy nghĩ của con em họ, dẫn đến đại đa số học sinh cũng xem nhẹ môn Mỹ thuật. Chính điều đó mà có một bộ phận không nhỏ giáo viên có suy nghĩ chán nản và dạy học thiếu trách nhiệm. Vậy làm thế nào để các em có hứng thú học tập môn mỹ thuật và giáo viên dạy tốt môn mỹ thuật, trong khi cả thầy và trò đều xem nhẹ? Việc gây hứng thú cho các em học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thích môn mỹ thuật nói riêng không phải lúc nào cũng được chú ý thường xuyên. Đây không phải là vấn đề mới nhưng để thực hiện tốt không phải dễ. Làm thế nào để học sinh yêu thích môn mỹ thuật? Làm thế nào để môn mĩ thuật trở thành một bộ môn quan trọng như những môn khác? Chính là vấn đề đáng quan tâm không chỉ với giáo viên ở trường học phổ thông mà còn với những sinh viên đang âm thầm theo đuổi ước mơ nhỏ bé được trở thành giáo viên mỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng dạy học Mỹ thuật có những vấn đề thuộc văn hóa học tập nói chung và những vấn đề về phương pháp dạy học: Nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, chú trọng truyền thụ những tri thức khoa học chuyên môn, ít gắn với thực tiễn, tâm lý học tập đối phó với thi cử, kiểm tra còn nặng nề. Phương pháp dạy học chiếm ưu thế là các phương pháp thông báo tiếp
  3. 121 nhân, giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học, là người truyền thụ tri thức mang tính áp đặt, hoạt động học tập của học sinh mang tính thụ động. Việc dạy học ít gắn với cuộc sống và hoạt động thực tiễn, vì thế hạn chế việc phát triển toàn diện tính tích cựa, sáng tạo và năng động của học sinh. Các vấn đề nêu trên đây là những vấn đề lớn cần khắc phục của giáo dục trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế. Cần xây dựng một văn hóa học tập mới, khắc phục nền văn hóa học tập nặng tính hàn lâm, kinh viện để phát triển con người toàn diện. 2.2. Thực trạng dạy và học mỹ thuật ở các trường Trung học cơ sở Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học, môn mỹ thuật đã chính thức đưa vào giảng dạy chính khóa ở bậc Trung học cơ sở từ năm học 2002- 2003 trên phạm vi toàn quốc. Đây là định hướng dung đắn cho học sinh phát triển toàn diện về Đức- Trí – Thể- Mỹ. Qua 11 năm thực hiện chương trình SGK mới có thể rút ra nhận xét, đánh giá về thực trạng dạy môn Mỹ thuật như sau: 2.2.1. Đội ngũ giáo viên Không ít giáo viên dạy Mỹ thuật chỉ dạy kĩ thuật vẽ là chủ yếu mà chưa chú ý nhiều đến giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Giáo viên chưa giúp học sinh hiểu được mục đích chính của bộ môn Mỹ thuật là cảm nhận về cái đẹp cũng như giá trị nghệ thuật và sự thoải mái, nhẹ nhàng về tinh thần khi học môn Mỹ thuật. Dạy Mỹ thuật chưa phát huy khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo mà còn mang tính áp đặt. Học Mỹ thuật không nên để cho các em có sự rập khuôn, cứng nhắc mà đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của các em. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một bộ phận học sinh Trung học cơ sở rất thích hoạt động tạo hình và đây là nhu cầu không thể thiếu của các em. Các kì thi vẽ tranh trong nước và quốc tế đã chứng minh khả năng thẩm mĩ và sự yêu thích môn Mỹ thuật của các em. Hơn thế nữa, học sinh Trung học cơ sở phần nào bị chi phối, ảnh hưởng bởi các môn chính, môn phụ của nhà trường và xã hội phần nào bỏ qua, sao lãng môn Mỹ thuật. Học sinh ít được quan sát, tham quan các khu di tích, thắng cảnh địa phương và bảo tàng. Vì thế, hiểu biết về Mỹ thuật, về cái đẹp hầu như các em chưa có và chưa kích thích để các em hứng thú trong việc học môn Mỹ thuật 2.2.2. Cơ sở vật chất Hiện nay, cơ sở hạ tầng ở trường Trung học cơ sở còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng riêng dành cho môn Mỹ thuật, mẫu vẽ còn thiếu với những bài vẽ theo mẫu, đặc biệt là những bộ tranh đúng chuẩn theo ban hành của Bộ Giáo Dục cho môn thường thức Mỹ thuật chưa đủ dẫn đến chất lượng của bộ môn Mỹ thuật chưa cao. Cơ sở vật chất ở trường Trung học cơ sở (THCS) đang là vấn đề mà giáo viên và học sinh quan tâm, vì hiện nay tình trạng thiếu phòng học bộ môn, trưng bày sản phẩm học tập của học sinh cũng như các đồ dung dạy học còn thiếu thốn dẫn đến học sinh thiếu hứng thú, không tự ý thức khi học tập môn Mỹ thuật. Chính vì vậy, trong khuôn khổ hội thảo này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp các em có hứng thú học tập môn Mỹ thuật, để các em yêu thích môn học này hơn.
  4. 122 2.3. Các biện pháp cụ thể Về phương pháp dạy học, Luật Giáo dục 2005 quy định “Phương pháp giảng dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Phương pháp dạy học ở phổ thông phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Mục tiêu, nguyên lý giáo dục và những quy định về nội dung phương pháp dạy học đã được khẳng định trong Luật giáo dục là những định hướng cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chương trình dạy học, xác định các mục đích, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học. Những định hướng này phù hợp với những quan điểm tiến bộ và hiện đại về giáo dục trong phạm vi quốc tế, trong đó có mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách cũng như định hướng giáo dục với thực tiễn cuộc sống, gắn lý thuyết với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh được xuyên suốt trong chương trình từ xây dựng mục tiê, đề ra nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Đồng thời góp phần bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Mỹ thuật, biết trân trọng giữ gìn bảo vệ truyền thống Mỹ thuật dân tộc. 2.3.1. Những phương pháp phát huy chủ động và tích cực trong giờ học Mỹ thuật Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Tìm ra những phương pháp phát huy chủ động và tích cực trong giờ học Mỹ thuật không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu nhược điểm của chúng. Chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt câu hỏi Tuy nhiên phương pháp dạy học truyền thống cũng có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh như vận dụng dạy học theo tình huống, vận dụng dạy học theo định hướng hành động hay tổ chức hoạt động trò chơi trong quá trình học kích thích cảm hứng của học sinh. Khơi gợi khả năng sáng tạo cho các em học sinh. Tạo hứng thú và đam mê trong mỗi bài dạy. Người giáo viên không nên áp đặt, hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh theo ý muốn chủ quan của mình mà phải biết kích thích, gợi mở sự sáng tạo riêng của mỗi học sinh Ví dụ: Khi dạy bài trang trí hội trường sách Mĩ thuật 9, thay vì cho các em vẽ bài trên giấy áp đặt màu sắc, bố cục thì giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc nhóm, sử dụng những vật liệu sẵn có, cùng nhau làm một mô hình hội trường theo ý thích và suy nghĩ riêng của các em. 2.3.2. Sử dụng và kết hợp hài hòa phương pháp và phương tiện dạy học Không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng, phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học, mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có ưu, nhược điểm riêng. Do vậy việc phối hợp đa dạng phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động và nâng cao chất lượng.
  5. 123 Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thực hành trong dạy học, táo hứng thú cho học sinh. Việc sử dụng các phương pháp dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương thức dạy học và phương pháp dạy học, cách truyền thụ kiến thức tự tạo của giáo viên có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương thức dạy học hiện đại, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng. 2.3.3. Truyền cảm hứng từ những bài học đầu tiên Giáo dục thẩm mĩ phải thông qua từng hành động cụ thể để kích thích sự tò mò và ham thích của học sinh. Vì vậy, việc truyền cảm hứng ngay từ đầu những bài học đầu tiên là một trong những biện pháp không thể thiếu trong quá trình dạy, học Mỹ thuật. Cần khơi gợi khả năng sáng tạo cho các em học sinh, tạo hứng thú, đam mê trong mỗi bài dạy bằng hoạt động tổ chức trò chơi thông qua cách tổ chức hoạt động giải ô chữ, xem tranh đoán nội dung, kích thích sự ham thích của học sinh. 2.3.4. Tổ chức hoạt động vẽ tranh ngoại khóa và tham quan Thiên nhiên là món quà to lớn nhất mà cuộc sống dành tặng chúng ta, mang lại những cảm giác thư giản, thú vị và bổ ích. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các em có hứng thú học tâp và kích thích khả năng quan sát, tìm tòi và khám phá tự nhiên một cách sáng tạo, mang đến cho học sinh những trải nghiệm, vốn sống và kinh nghiệm từ thực tiễn. Tiếp xúc với thiên nhiên cũng như tiếp xúc với một người thầy thứ hai, giúp các em có tâm lý thoải mái và một môi trường học tập mới dễ tiếp thu và có cảm hứng ngay từ đầu. 3. Kết luận Danh họa Nguyễn Phan Chánh đã nói một cách đơn giản dễ hiểu nhưng hàm chứa cả nội dung và phương pháp dạy - học “Mỹ thuật là cách tạo ra cái đẹp”. Thật vậy, để tạo ra cái đẹp cần nhiều cách thể hiện. Muốn có cái đẹp phải có kiến thức nhiều mặt, phải tư duy sáng tạo, phải xuất phát từ tri thức phong phú với cảm xúc lành mạnh, trong sáng tạo và lao động miệt mài. Do đó, cần xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên sâu mà còn phải thấm nhuần cơ sở lý luận dạy học một cách sâu sắc. Có như vậy thì đổi mới phương pháp dạy học mới thật sự hiệu quả như mong muốn và tạo được hứng thú cho các em học sinh ở bậc THCS nói chung và Tiểu học nói riêng./. Tài liệu tham khảo [1]. Luật giáo dục 2005 [2]. Tài liệu tập huấn giáo viên Trung học cơ sở