Blockchain – công nghệ tài chính trong tương lai phát triển bền vững của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 23/05/2022 1870
Bạn đang xem tài liệu "Blockchain – công nghệ tài chính trong tương lai phát triển bền vững của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfblockchain_cong_nghe_tai_chinh_trong_tuong_lai_phat_trien_be.pdf

Nội dung text: Blockchain – công nghệ tài chính trong tương lai phát triển bền vững của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 BLOCKCHAIN – CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Đặng Trương Thanh Nhàn, Nguyễn Phương Thảo Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT “Blockchain” (chuỗi khối) được xem là công nghệ "then chốt" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai. Các chuyên gia nhận định công nghệ Blockchain có thể hỗ trợ giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, nợ xấu, giúp tăng vốn cho các ngân hàng thương mại. Công nghệ blockchain hiện đang được phát triển và ứng dụng một cách đầy tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Một số ít các ngân hàng, cụ thể như HSBC và TPBank, đã có những bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng công nghệ này trong cách thức cung cấp dịch vụ, triển khai các giao dịch thanh toán. Bài viết tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh áp dụng công nghệ blockchain, qua đó những khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại được đưa ra nhằm đóng góp thực tiễn cho sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ này trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng cần đẩy mạnh việc đào tạo về thuật toán, ứng dụng thuật toán và công nghệ thông tin trong hoạt động. Các ngân hàng cũng cần phối hợp với các cơ quan quản lý trong việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực thi chiến lược giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, ý thức của công chúng về lợi ích của blockchain, và tập trung vào công tác tuyển dụng nhân tài hiểu biết về lĩnh vực này. Việc trao đổi, truyền đạt thông tin giữa các cán bộ ngân hàng để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, hiệu quả, chính xác trong truyền thông nội bộ cũng cần được lưu ý. Từ khóa: lockchain, ngân hàng, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế kỹ thuật số đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng của blockchain, đây vốn là trung tâm của tiền điện tử, phục vụ hỗ trợ các giao dịch tài chính. Công nghệ đã và đang đem lại những tác động tích cực trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cụ thể như việc cải thiện quy trình xác nhận giao dịch, gia tăng hiệu quả quản lý tiền mặt, tối ưu hóa tài sản. Công nghệ blockchain giúp giảm thiểu thời gian đáng kể từ lúc đăng ký tới lúc hoàn thành giao dịch, tiết kiệm thời gian thực hiện những giao dịch liên ngân hàng và chuyển khoản quốc tế. Có thể nói, blockchain đã ầg n như vượt qua quan niệm là “một ý tưởng viển vông cho ngành ngân hàng” (Tạp Chí Tài Chính, 2019). Blockchain giúp tạo ra những giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp, tăng khả năng tiếp cận vốn, nâng cao bảo mật dữ liệu, thực thi các thỏa thuận không cần dựa trên sự tin cậy thông qua hợp đồng thông minh và giúp việc tuân thủ trở nên dễ dàng hơn cũng như nhiều ưu điểm khác. Bên cạnh đó, nhờ vào tính chất đổi mới của blockchain, sự tương tác giữa các khối tài chính có thể mở ra những sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn toàn mới. Công nghệ blockchain hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, trong một số những lĩnh vực chủ chốt như dịch vụ tài chính, chuỗi cung ứng và dịch vụ công cộng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác như ngân hàng, kiểm toán hay bảo hiểm cũng đang triển khai những kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain. Nhận thức được tính tất yếu, tiềm năng ứng dụng to lớn cũng như những thách thức mới đặt ra của công nghệ blockchain trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó nhóm nghiên cứu tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh áp dụng công nghệ blockchain. 144
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại được đưa ra nhằm đóng góp thực tiễn cho sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ này trong lĩnh vực ngân hàng. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu thứ cấp, tham khảo và đối chiếu phân tích những tài liệu được tổng hợp từ trước. Cụ thể, tác giả thảo luận tình hình thực trạng ứng dụng blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, đi kèm với những cơ hội và thách thức. Dựa trên đó, những kết luận và khuyến nghị được bài viết được đưa ra nhằm mục đích đóng góp thực tiễn vào sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ blockchain trong lĩnh vực ngân hàng trong nước. Phương pháp này phù hợp với giới hạn nguồn lực và mục tiêu nghiên cứu của tác giả, tuy nhiên đi kèm ớv i những hạn chế như: Chưa phân tích dữ liệu sơ cấp, chưa có khảo sát/quan sát/phỏng vấn thực nghiệm, lập luận trong bài cần được củng cố và kiểm chứng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phạm vi nghiên cứu (số lượng ngân hàng/khu vực trong nước) cần được cụ thể hóa. Những hạn chế này có thể được xem như những gợi ý dành cho những nghiên cứu xa hơn trong tương lai về việc sự phát triển của ứng dụng blockchain tại bối cảnh Việt Nam. 3. Công nghệ Blockchain 3.1. Lịch sử chung của Blockchain Bitcoin - đồng tiền đầu tiên và gần như là đồng tiền kỹ thuật số duy nhất liên quan đến khái niệm "tiền" – đã ạt o động lực cho các nghiên cứu và thử nghiệm, mở ra một hướng mới cho sự phát triển của công nghệ thông tin. Khi các khái niệm về tiền điện tử phân quyền bắt đầu phổ biến, các loại tiền kỹ thuật số khác cũng bắt đầu phát triển Trong thời gian hiện tại, đã có hơn hàng trăm dạng tiền mã hoá đang được trao đổi khắp thế giới và có thể ước tính rằng trong vài ngày thì lại có thêm một dự án ICO (huy động vốn đầu tư bằng tiền điện tử) được lập nên. Giao dịch bitcoin trong thế giới thực đầu tiên được lập trình viên Laszlo Hanyecz Hanyecz thực hiện vào tháng 5.2010. Bitcoin thu hút sự chú ý của công chúng vào cuối năm 2010 với đợt ra mắt sàn giao dịch Mt. Gox có trụ sở ở Tokyo, cho phép giới đầu tư giao dịch bitcoin. (CoinDesk ) Hình 1: Lịch sử tiền Bitcoin (TapchiBitcoin.vn, 2019) 145
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Từ khi bitcoin bắt đầu phát triển, những dạng tiền điện tử mới cũng lần lượt xuất hiện, ví dụ như Litecoin ra mắt vào năm 2011; Ethereum, xuất hiện vào năm 2015. Cho đến thời điểm hiện tại, hiện có hàng trăm dạng tiền mã hoá đang được trao đổi khắp thế giới và người ta ước tính cứ vài ngày thì lại có thêm một dự án ICO (huy động vốn đầu tư bằng tiền điện tử) được lập nên. Tuy nhiên, bitcoin không chỉ chú ý phát triển mảng về tiền điện tử, công nghệ này là sự bảo đảm về tính trung thực, không chỉ trong những giao dịch về tiền điện tử mà còn liên quan đến việc thống kê tài sản, quyền lực , thành tựu và nhiều hơn nữa. Và Blockchain chịu trách nhiệm về sự trung thực, hay đúng hơn là độ tin cậy được bảo đảm, trong các công nghệ tiền điện tử. Blockchain được sử dụng để lưu trữ các thông tin mang tính bảo mật cao. Từ Chính phủ, Doanh nghiệp sử dụng công nghệ tăng cường quyền lực thông qua quản lý thông tin, người dân sử dụng để trao đổi tiền điện tử hoặc có thể trong tương lai nó trở thành phương tiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ thông tin. Các hướng ứng dụng của công nghệ này rất đa dạng và có thể ứng dụng cho bất cứ ngành nghề nào. 3.2. Công nghệ Blockchain. 3.2.1. Khái niệm về Blockchain Blockchain là một công nghệ làm nền tảng cho Bitcoin và tiền điện tử. Trong hệ thống giao dịch điện tử, có một lỗ hổng bảo mật lớn có thể được khai thác để thu hồi số Bitcoin sau khi đã ửg i đi. Vì rủi ro này, việc đặt giao dịch bằng dấu mốc thời gian không có tính an toàn cao vì nó có thể dễ dàng bị giả mạo. Do đó, blockchain đã được thiết kế để tạo sự đồng thuận trong các giao dịch được yêu cầu và ngăn chặn các hành vi gian lận, giúp khắc phục những lỗ hổng này (như hình 2). Hình 2. Hệ thống chuỗi khối Blockchain (TạpchiBitcoin.vn, 2019) Công nghệ này hỗ trợ việc thực hiện lưu trữ và truyền tải thông tin thông qua các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian (chuỗi khối). Mỗi khối chứa đựng thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết bởi các khối trước đó. Blockchain có thể chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể thay đổi mà có thể bổ sung thêm khi có được sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Trong trường hợp một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. 146
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Có thể nhìn nhận blockchain qua ba phương diện: công nghệ, thương mại và pháp lý. Về công nghệ, blockchain có thể coi là cuốn sổ cái phân tán. Về thương mai, blockchain là một mạng lưới lưu chuyển các giá trị đồng cấp, là cơ chế xác nhận khiến các trao đổi trở nên có giá trị, đảm bảo tính pháp lý mà không cần qua trung gian. Vì cơ ảb n blockchain không thể bị kiểm tra, kiểm duyệt hay sửa đổi bởi bất kỳ cơ quan, chính phủ của bất cứ quốc gia nào. Nó giúp cho những giao dịch hàng tỷ đô trên thị trường không cần phải chịu sự kiểm soát của chính phủ và được ẩn danh tuyệt đối. Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) đã kết luận rằng công nghệ Blockchain “sẽ thay đổi một cách cơ bản cách thức kinh doanh của định chế tài chính trên toàn thế giới” trong nghiên cứu mới nhất của họ với tiêu đề “Tương lai cơ sở hạ tầng tài chính” xuất bản tháng 12/2016. Trong nghiên cứu này, WEF khẳng định rằng công nghệ Blockchain “có tiềm năng lớn để thúc đẩy sự tinh giản hóa và tính hiệu quả trong các dịch vụ tài chính và sẽ tác động đến tính phù hợp của các mô hình kinh doanh hiện tại, đặt ra bài toánvề việc thay đổi phương thức quản lý và kinh doanh ốđ i với các nhà quản lý và kinh doanh”.”(Lê Phú Lộc, 2017) 3.2.2. Đặc điểm của Blockchain  Minh bạch trong giao dịch Blockchain xác minh dữ liệu thông qua các bản sao của hệ thống được phân tán ở khắp nơi thay vì cơ chế tập trung. Toàn bộ dự liệu tham gia vào chuỗi đều phải thông qua toàn bộ hệ thống. Sau khi được thông qua thì dữ liệu được đóng gói thànhộ m t khối và gán thông tin khởi tạo, liên kết với khối khác. Tiến trình xác thực và thống nhất của toàn bộ thành phần trong chuỗi tạo ra sự minh bạch, tránh trùng lặp hay thay đổi dữ liệu. (Nguyễn Minh Sáng, 2018)  Bảo mật thông tin Trong hệ thống Blockchain, các khối liên kết với nhau theo một chiều duy nhất qua các nút mạng ngang hàng. Vì vậy không thể truy vấn ngược được bất cứ thông tin của chuỗi nào trong khối kể cả khối khởi tạo (Genesis Block ). Sự liên kết một chiều đảm bảo cho danh tính người dùng trong hệ thống chỉ tồn tại duy nhất trong khối của người này. (Nguyễn Minh Sáng, 2018)  Phi tập trung Blockchain được xây dựng theo hệ thống ngang hàng (peer – to – peer) với tập hợp các máy tính đã liên kết vào chuỗi, tất cả các thành phần đều ngang hàng với nhau về cấp bâc quản lý. Bản ghi toàn bô dữ liệu được lưu trữ trong từng máy tính và được cập nhật thường xuyên. Việc quản lý hệ thống được quyết định bởi các nút mạng của chuỗi (chứa khóa để kết nối với chuỗi liên kết trước hoặc sau), viêc xử lý thông tin đươc thực hiện bằng cách liên kết toàn bộ các nút với nhau để kiểm tra chéo và đưa ra quyết định. (Nguyễn Minh Sáng, 2018)  Tiết kiệm thời gian giao dịch Các giao dịch trong hệ thống Blockchain thì chỉ mất vài phút, hoặc vài giây và được xử lý 24/7. Những giao dịch này không bị hạn chế bởi múi giờ và không cần có sự xác nhận của tất cả các bên. Hệ thống Blockchain xử lý các giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng. Tiết kiệm chi phí nhờ việc cắt giảm được các quy trình xác minh không cần thiết, giảm thiểu các lỗi và giảm tải việc lưu trữ bằng giấy truyền thống.  Tự duy trì Với sự phân tán trên một hệ thống ngang hàng- máy chủ đồng thời cũng là máy khách nên sự vận hành của hệ thống Blockchain diễn ra liên tiếp và đồng thời trên ở nhiều vùng trong cùng một hệ thống. Blockchain có khả năng mở rộng theo thời gian kết hợp với dữ liệu phân tán nên hệ thống này luôn hoạt động ổn định trong mọi tình huống mà không cần đến máy chủ hay sao lưu dữ liệu. (Nguyễn Minh Sáng, 2018) 3.2.3. Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào? Về bản chất, Blockchain được liên kết chặt chẽ với Bitcoin. Tuy nhiên công nghệ blockchain được áp dụng cho bất cứ giao dịch trực tuyến (Michael Crosby, 2016). Nó hoạt động dựa trên những yếu tố cơ bản sau: 1. Xác thực mục nhập 147
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Bảo vệ mục nhập 3. Bảo mật lịch sử giao dịch cá nhân Hệ thống thương mại trực tuyến thông qua tổ chức tài chính-ngân hàng sử dụng những dịch vụ thanh toán nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh. Đôi khi, xảy ra những hành vi gian lận khi sử dụng những giao dịch trực tuyến này. Dẫn đến những tổ chức trung gian thanh toán phải tiêu tốn nguồn lực cho công tác bảo mật và rà soát khiến chi phí khi giao dịch tăng lên. Những tổ chức phải phụ thuộc vào những đơn vị trung gian thanh toán có uy tín để xác nhận giao dịch. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này rất tốn kém khi vì trong mỗi phút trôi qua, có hàng triệu giao dịch được tiến hành. Theo ước tính của tờ Economist, các ngân hàng trên thế giới đã thu ềv khoảng 1,7 nghìn tỷ USD chi phí xử lý giao dịch trong năm 2014 – tương đương với 2% GDP toàn cầu. (Cafef.vn) Hình 3: Cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain (TapchiBitcoin.vn, 2019) Hệ thống Blockchain được tạo ra để giải quyết chính những vấn đề kể trên.Thay cho việc thông tin giao dịch đến một số máy chủ nhất định của các ngân hàng, blockchain tận dụng hàng triệu máy tính cá nhân trên internet để xử lý và lưu trữ chúng. Tất cả các giao dịch đều được lưu giữ và xác nhận chéo giữa từng máy tính trong một hệ thống "sổ cái" minh bạch và an toàn (Michael Crosby, 2016). Trước khi thông tin của giao dịch được lưu lại thì hệ thống sẽ xác minh hai điều sau: Xác định Chủ sở hữu tiền điện tử trên giao dịch thông qua xác minh chữ ký số trên giao dịch. Chủ sở hữu tiền điện tư có đủ tiền để thực hiện giao dịch. Điều này đảm bảo số dư của tài khoản trước khi thực hiện giao dịch. Khi muốn chuyển bitcoin sang tài khoản khác, yêu cầu giao dịch đó sẽ được ghép thành khối (block) với một số giao dịch khác và được gửi tới tất cả các máy tính (node) tham gia mạng lưới để chờ được xác thực. Các máy tính này xác thực giao dịch cùng trạng thái của người gửi thông qua việc chạy phần mềm giải các bài toán phức tạp được hệ thống tạo ra. Hệ thống blockchain được phân phối đều trên hàng triệu máy tính khắp thế giới nên cũng hầu như không bị can thiệp hay khống chế bởi một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ. Có thể nói, mạng lưới blockchain có ộđ phân tán càng cao thì tính bảo mật càng cao (Ngoc Do, 2017). 148
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.2.4. Ứng dụng thưc tế của Blockchain  Ứng dụng xây dựng Hợp đồng Thông minh: Blockchain giúp xác nhận những điều khoản, thỏa thuận trong hợp đồng và giao dịch với tính bảo mật thông tin cao và tính minh bạch.  Ứng dụng trong ngành Tài chính ngân hàng: Khả năng xác thực: Việc xác minh danh tính và thiết lập sự tín nhiệm có thể được Blockchain bảo đảm. Đây không còn là quyền và sự đặc quyền của các bên trung gian tài chính (trong giao dịch tiền mã hóa). Về chi phí: Mạng lưới hỗ trợ việc xác minh và thanh toán những giao dịch ngang hàng. Việc này được thực hiện liên tục nên sổ cái được cập nhật thường xuyên. Về tốc độ: Tốc độ giao dịch mạng blockchain giao dịch nhanh hơn giao dịch truyền thống và được thực hiện liên tục. Về quản lý rủi ro: Khắc phục được rủi ro tài chính, rủi ro thanh toán, rủi ro về đối tác và rủi ro hệ thống. Về mã nguồn mở: Blockchain có thể liên tục đổi mới, lặp lại và cải tiến, dựa trên sự đồng thuận trong mạng lưới.  Ứng dụng vào công nghệ trong giao thông: Với ưu điểm của blockchain, khách hàng có thể đặt xe và hệ thống sẽ tự động sắp xếp xe để đưa người dùng tới nơi cần đến một cách an toàn. Các nhà quản lý vận tải có thể quản lý việc vận chuyển các kiện hàng một cách hiệu quả hơn, dễ dàng kiểm tra thông tin khi cần thiết.  Ứng dụng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe Trong lĩnh vực chăm sóc ứs c khỏe, blockchain giúp số hóa việc quản lý tài sản và lưu trữ thông tin về sức khỏe người bệnh. Những ứng dụng mới nhất được áp dụng để liên kết tiền sử bệnh của mọi người, từ đó các bác sỹ có thể đưa ra những chuẩn đoán chính xác nhất.  Ứng dụng trong lưu trữ Blockchain giúp hạn chế tình trạng thất thoát trong quá trình lưu trữ, tiết kiệm được chi phí và cải tiến các quy trình khác liên quan tới hồ sơ. 4. Thực trạng ứng dụng blockchain trong hoạt động ngân hàng hiện nay tại Việt Nam 4.1. Tổng quan về thực trạng ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây ra nhiều hệ lụy kinh tế toàn cầu và trong ngành tài chính ngân hàng. Điều này đã khiến cho những cơ quan quản ý tài chính – ngân hàng đưa ra những quy định cứng nhắc và chặt chẽ hơn trong công tác quản lý. Tuy nhiên những quy định này không khiến những giao dịch trở nên an toàn hơn mà thay đó là những cản trở trong việc trong những giao dịch thương mại quốc tế, giảm tăng trưởng kinh tế đăc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Những điều này gây ra xung đột với mục tiêu chung của thế giới là hợp tác phát triển đa quốc gia, thúc đẩy các giá trị liên kết, khách hàng, hệ thống thanh toán và phát triển xã hội. Đại đa số đều đồng ý với quan điểm những nhà hoạch định chính sách nên khuyến khích phát triển tự do và đưa ra những quy định về công cụ tài chính hiệu quả hơn. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì hệ thống Blockchain trong Bitcoin ra đời, đã ởm ra cơ hội mới cho những giao dịch thương mại quốc tế. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Blockchain không chỉ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong bản chất của hệ thống ngân hàng nhưng cũng có khả năng định hình lại toàn bộ nền kinh tế. Các ngân hàng đã trở nên gần như hoàn toàn số hóa, những đổi mới công nghệ trở nên quan trọng đối với việc kinh doanh của họ.Những tổ chức tài chính và ngân hàng không còn thấy công nghệ blockchain nữa như một mối đe dọa cho mô hình kinh doanh truyền thống. Các ngân hàng lớn trên thế giới trong đang tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực phát triển công nghệ chuỗi khối. Những nghiên cứu sang tạo về phát triển các ứng dụng blockchain đã được quan tâm và chú ý. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), ứng dụng công nghệ blockchain ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong 3 năm 2014- 2016, trên thế giới có 1,4 tỷ USD được đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ 149
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 blockchain và 90 ngân hàng trung ương đang quan tâm xem xét công nghệ này. Năm 2017, 80% ngân hàng đã khởi động các dự án về blockchain (Tạp Chí Tài Chính, 2018). Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho biết công nghệ blockchain hiện đang được phát triển và ứng dụng tại Việt Nam không hề thua kém thế giới: Lĩnh vực ngân hàng, blockchain hiện ứng dụng trên nền dịch vụ điện toán đám mây giúp tạo ra một cơ sở hạ tầng linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động công nghệ thông tin trên nhiều trung tâm dữ liệu của ngân hàng (Tạp chí Tài chính, 2018). 4.2. Thảo luận cụ thể về các ngân hàng thương mại đã và đang ứng dụng Blockchain 4.2.1. Ngân hàng HSBC Một trong những ứng dụng công nghệ Blockchain thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam là giao dịch tín dụng thư (Letter of Credit – L/C) giữa Công ty cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân và công ty INEOS Styrolution Korea của Hàn Quốc (Trí Thức Trẻ, 2019, được trích dẫn theo Cafebiz.vn, 2019), được thực hiện bởi HSBC. Đây cũng là giao dịch thứ 7 được ngân hàng này tiến hàng trên phạm vi toàn cầu. Đây là một giao dịch được thực hiện dựa trên Voltron, một ứng dụng chia sẻ duy nhất, thay vì thông qua nhiều hệ thống khác nhau. Cụ thể, HSBC Việt Nam là ngân hàng phát hành trong khi HSBC Hàn Quốc là ngân hàng thông báo/chỉ định. Giao dịch được thực hiện nhằm cung cấp một đơn hàng lớn nhựa nguyên liệu của INEOS Styrolution (bên bán tại Hàn Quốc), cho Duy Tân (bên mua tại Việt Nam). Voltron là nền tảng được nghiên cứu và phát triển bởi 8 ngân hàng, bao gồm Bangkok Bank, BNP Paribas, CTBC Holding, HSBC, ING, Natwest, SEB và Standard Chartered với mục đích cung cấp một kênh duy nhất được đơn giản hóa nhằm hỗ trợ quá trình số hóa tài trợ thương mại. Theo cách thức cũ, bên mua và bên bán sử dụng L/C ghi chép trên giấy để thực hiện các giao dịch và gửi các giấy tờ thông qua đường bưu điện. Các chứng từ này thể hiện thông tin về hàng hóa cung cấp và số tiền cần phải trả. Việc trao đổi chứng từ trong những giao dịch L/C theo cách thứ truyền thống này thường mất từ 5-10 ngày. Trong giao dịch thử nghiệm dựa trên nền tảng Voltron, thời gian để trao đổi chứng từ được rút ngắn trong vòng 24 giờ. Nguồn: Cafebiz.vn, 2019 Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam: "Giao dịch đột phá này đã minh chứng cho cam kết mạnh mẽ và khả năng của chúng tôi trong việc hỗ trợ thương mại xuyên quốc gia thông qua những nền tảng công nghệ tiên tiến nhất" (Cafebiz.vn, 2019). 150
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Giao dịch tín dụng thư ứng dụng công nghệ blockchain giúp tiết kiệm thời gian trao đổi chứng từ, hỗ trợ gia tăng hiệu quả vận hành cũng như cải thiện mức độ minh bạch, tính an toàn và tính cập nhật của thông tin. Những lợi thế nêu trên cũng góp phần nâng cao tính thanh khoản cho doanh nghiệp. Những thành công của các giao dịch tương tự góp phần chứng minh tính khả thi của việc triển khai và vận hành công nghệ blockchain trong việc số hóa các hoạt động kinh doanh, cung ứng. 4.2.2. Ngân hàng TPBank Từ năm 2019, TPBank đã và đang thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn nhiều so với trước đây, dựa trên việc ứng dụng thành công công nghệ blockchain thông qua RippleNet, ứng dụng được phát triển bởi SBI Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc (USA) và SBI Holdings (VnEconomy, 2020; TPBank, 2019). Đây là ứng dụng hỗ trợ giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn thông qua việc sử dụng Công nghệ Sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) dựa trên nền tảng Blockchain và API hiện đại. Với sự ứng dụng của RippleNet, khách hàng chỉ cần vài phút để thực hiện những giao dịch này. Lợi ích của việc sử dụng RippleNet là tính cập nhật của thông tin, trạng thái của từng giao dịch, giúp tăng cường tính toàn vẹn, hạn chế lỗi và giảm thiểu chi phí thấp. RippleNet giúp các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về TPBank diễn ra nhanh chóng hơn, tuy nhiên ẫv n ưu tiên tính an toàn, minh bạch, hợp pháp qua, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối. Có thể nói, TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ blockchain vào chuyển tiền liên ngân hàng cũng như chuyển tiền quốc tế. TPBank tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong, dẫn đầu về ngân hàng số (VnEconomy, 2020; TPBank, 2019). Trong thời gian tới, khách hàng tại Hàn Quốc được dự kiến là những khách hàng tiếp theo có thể thực hiện chuyển tiền nhanh về Việt Nam nhờ công nghệ blockchain qua tài khoản TPBank với tổng thời gian giao dịch được rút ngắn. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu chuyển tiền tăng cao của khách hàng trong thị trường. 4.3. Ứng dụng công nghệ Blockchain ở một số nước trên thế giới. 4.3.1. Trung Quốc Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có hơn 500 dự án liên quan tới blockchain được đăng ký tại Cơ quan quản lý Không gian mạng Trung Quốc, cơ quan quản lý Internet ở cấp trung ương. Tại Hải Nam, khu vực thương mại tự do thứ 12 của Trung Quốc từ năm 2018, Chính quyền đã ra ắm t khu vực thử nghiệm blockchain với khoản đầu tư lên tới 142 triệu USD. Những khoản đầu tư này nhằm cung cấp tài chính cho các công ty blockchain. Đây là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm biến hòn đảo này trở thành một trung tâm công nghệ quốc gia. Theo báo cáo của hãng thông tin thị trường IDC đã công bố thì dự báo chi tiêu của Trung Quốc vào công nghệ blockchain sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 65,7% trong thời gian từ năm 2018 đến 2023. Trong năm 2019, phần lớn đầu tư công nghệ blockchain của Trung Quốc là vào ngành ngân hàng. Các ngành sản xuất, bán lẻ, dịch vụ và chế tạo cũng thu hút nhiều đầu tư vào công nghệ blockchain. Về con số cụ thể, IDC cho rằng Trung Quốc sẽ chi khoảng 2 tỷ USD đến năm 2023 để nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain. Chính phủ Trung Quốc đã phát hiện ra tiềm năng của blockchain, mặc dù hiện vẫn chỉ đang ở giai đoạn sơ khởi và đã ạm nh mẽ gửi thông điệp: “Giải phóng và đưa blockchain vượt khỏi phạm vi Trung Quốc”. 4.3.2. Singapore Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực blockchain. Lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) đãử s dụng công nghệ chuỗi khối trong những giao dịch. Chính quyền Singapore được cho là đang nỗ lực tạo dựng môi trường thân thiện, khuyến khích phát triển đối với các startup và công nghệ mới như blockchain. Khởi nghiệp tại Singapore là xu hướng mà nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ blockchain ở nhiều quốc gia châu Á lựa chọn. Trong bối cảnh tính pháp lý của lĩnh vực blockchain nói 151
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 chung và hoạt động liên quan đến tiền mã hoá nói riêng còn chưa chắc chắn, chưa được sự hỗ trợ và chấp nhận của nhiều nước thì sự cởi mở, khuyến khích của Singapore trở thành điểm thu hút tự nhiên như "nước chảy chỗ trũng." Ngân hàng trung ương Singapore đã ban hành tài liệu hướng dẫn dành riêng cho hoạt động gọi vốn bằng ICO (A guide to digital token offerings). Kể từ đó ớt i nay, văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiền mã hoá liên tục được ngân hàng trung ương nước này xem xét lại (review). Môi trường chính sách rõ ràng và cởi mở ở Singapore là điều mà các nhà đầu tư và dự án startup công nghệ blockchain ở ngay cả nhiều quốc gia phát triển còn phải trông đợi. 4.4. Cơ hội và thách thức đối với việc ứng dụng Blockchain trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 4.4.1. Cơ hội đối với việc ứng dụng Blockchain trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Công nghệ blockchain tại Việt Nam đã được áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực chủ chốt dịch vụ tài chính (83%), chuỗi cung ứng (40%) và dịch vụ công cộng (30%) (Techtalk, 2019). Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, kiểm toán hay bảo hiểm cũng đang lên ếk hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới đang muốn tham gia đầu tư mạnh vào thị trường blockchain tại Việt Nam (Techtalk, 2019). Những cơ hội lớn để phát triển blockchain trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam tập trung vào các điểm chính gồm (Viện Đào Tạo và Nghiên Cứu BIDV, 2019): Thứ nhất, Việt Nam hiện đang tập trung xây dựng một nền kinh tế số và chuyển đổi số. Điều này sẽ có tác động tích cực mạnh mẽ đối với cả kinh tế, xã hội cũng như trong lĩnh ựv c tài chính ngân hàng, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho phát triển blockchain. Ngoài rai, Việt Nam được nhận định có khả năng trở thành trung tâm phát triển công nghệ blockchain trên thế giới dựa trên tình hình có ợđư c một số ít kỹ sư công nghệ blockchain hàng đầu thế giới hiện nay. Thứ hai, quan điểm của cơ quan quản lý nhà ớ nư c đối với phát triển ngân hàng số nói chung và blockchain nói riêng tương đối cởi mở. Cụ thể, nhà nước đã sớm cho phép ứng dụng sandbox, thúc đẩy fintech, các cơ chế chính sách khá thuận lợi để hệ thống tài chính phát triển blockchain. Thứ ba, nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với tăng trưởng GDP hàng năm lên đến 6,5-7% và tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2018 lên đến 35% so với năm trước. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng đã và đang được cải thiện mạnh mẽ, thủ tục hành chính được cắt giảm. Thứ tư, công nghệ blockchain giúp tạo ra các quy trình hợp lý, tự động hóa trong việc việc xác minh và báo cáo dữ liệu, số hóa các dữ liệu KYC (xác minh danh tính)/AML (chống rửa tiền) và lịch sử giao dịch, và cho phép xác thực các chứng từ tài chính ngay tức thời. Điều này giúp giảm rủi ro hoạt động, rủi ro gian lận và giảm chi phí xử lý dữ liệu cho các tổ chức tài chính ngân hàng. Mặc dù có khá nhiều cơ hội, tuy nhiên những cơ hội này sẽ chỉ ở dạng tiềm năng nếu ngành tài chính ngân hàng Việt Nam không tận dụng được với những rào cản chính trong các hoạt động thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, tích hợp công nghệ Blockchain vào hoạt động kinh doanh hiện hữu của ngân hàng, củng cố niềm tin của người dùng và các cơ quan quản lý. 4.4.2. Thách thức đối với việc ứng dụng Blockchain trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Thứ nhất, khó khăn trong công tác quản trị. Đại đa số những ngân hàng thường sử dụng dịch vụ điện toán đám mây – thuê theo các gói tương ứng với nhu cầu sử dụng và trả tiền theo nhu cầu để giảm tối đa chi phí. Tuy nhiên, việc quản trị sẽ là nhiệm vụ hết sức khó khăn, cần có dịch vụ công nghệ thông tin hoạt động chuyên nghiệp, nhân lực được đào tạo bài bản, các quy trình được chuẩn hóa. An ninh bảo mật điện toán đám mây phải được tiếp cận từ góc độ quản lý rủi ro. Tuy nhiên, lại gây những rủi ro cho người sử dụng dịch vụ, bởi dịch vụ này ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể pháp lý khi sự cố xảy ra. Thứ hai, hạn chế về kiến thức của nhà quản lý. Theo khảo sát điều hành năm 2016 của Deloitte, 39% các giám đốc điều hành cấp cao ở Hoa Kỳ có rất ít thậm chí hoàn toàn không có kiến thức về Blockchain (Tạp Chí Tài Chính, 2020). Ngoài việc thiếu kiến thức, họ cũng thiếu các tiêu chuẩn và các dự án blockchain điển 152
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hình ểđ học hỏi. Các ngân hàng cần hợp tác thêm với nhau để hiểu rõ hơn và xây dựng các tiêu chuẩn cũng như giao thức thống nhất để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ Blockchain (Tạp Chí Tài Chính, 2020). Thứ ba, sự không chắc chắn về mặt luật pháp và pháp lý. Hợp đồng thông minh có thể giúp các ngân hàng giảm chi phí nhưng tính pháp lý của nó vẫn chưa được công nhận ở nhiều quốc gia. Hiện tại, trên thế giới chưa có tiêu chuẩn hay tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các giao thức blockchain (Tạp Chí Tài Chính, 2020 Tiếp theo là một số các thách thức khác bao gồm khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi blockchain. Nếu các ngân hàng áp dụng blockchain thì cũng phải xác định những thách thức này kể từ quá trình hoạch định chiến lược. Theo Harvard Business Review, blockchain “không phải là một công nghệ đột phá, mà là một công nghệ cơ bản - nó có tiềm năng tạo nền tảng mới cho các hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta” (trích dẫn trong Tạp Chí Tài Chính, 2020). 5. Khuyến nghị đối với việc blockchain trong hoạt động ngân hàng hiện nay tại Việt Nam 5.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước Trước những cơ hội và thách thức như đã nêu trên, những kỳ vọng về một tương lai ngành tài chính ngân hàng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ blockchain để bứt phá và phát triển là có tính khả thi. Để phát triển thành công công nghệ blockchain, các cơ quan Nhà Nước và ngân hàng thương mại cần cân nhắc những khuyến nghị sau: Các cơ quan quản lý cần có những nghiên cứu sâu về khả năng ứng dụng và những tác động, xu hướng phát triển của công nghệ blockchain đối với nền kinh tế, xã hội nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý và cơ chế chính sách mang tính khuyến khích các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, tài chính được tiến hành thử nghiệm công nghệ blockchain với một giới hạn nhất định dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn. Đặc biệt quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độ ban hành quy định về áp dụng sandbox trong thí điểm các công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các hoạt động và giao dịch ứng dụng công nghệ blockchain. Một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp sẽ giúp tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình ứng dụng block-chain trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Không những vậy, các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn giúp gia tăng tính oànt vẹn và tin cậy của dữ liệu các bên và giảm trùng lắp dữ liệu (Viện Đào Tạo và Nghiên Cứu BIDV, 2019). 5.2. Khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh việc đào tạo về toán cơ bản, toán ứng dụng, thuật toán, ứng dụng thuật toán và công nghệ thông tin trong hoạt động, đó là những hạ tầng nền tảng để công nghệ blockchain phát triển. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, các ngân hàng và các trường đại học cần có sự kết hợp chặt chẽ về đào tạo và nghiên cứu. Đồng thời, các ngân hàng nên mạnh dạn đầu tư cho các chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ. Các ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan quản lý trong việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực thi chiến lược giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, ý thức của công chúng về lợi ích của blockchain để củng cố niềm tin, phá vỡ những rào cản về tâm lý e ngại trong thích ứng với công nghệ mới. Để thay đổi quan niệm của các doanh nghiệp và cá nhân về các cách thức giao dịch tài chính, các ngân hàng ứng dụng blockchain cũng cần đầu tư mạnh mẽ vào các chiến dịch Marketing và quan hệ công chúng, với sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia hay công ty dịch vụ thuê ngoài. Các cán bộ lãnh đạo trong ngân hàng cũng cần nhận ra tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân tài về lĩnh vực blockchain nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ, chương trình phát triển tài năng, huấn luyện lãnh đạo nên được đầu tư phát triển tương ứng với những kế hoạch chiến lược dài hạn. Những chuyên gia tư vấn, am hiểu về lĩnh vực nên được mời tham gia cộng tác để hỗ trợ 153
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 về chuyên môn cũng như phương pháp điều hành. Những hội thảo, sự kiện giao lưu trao đổi, networking cũng sẽ giúp các cán bộ ngân hàng giao lưu, tương tác với các chuyên gia, tư vấn viên, đại diện các doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Việc ứng dụng công nghệ blockchain trong vận hành của các ngân hàng cũng đòi hỏi sự thống nhất và cam kết đóng góp của các cấp bậc nhà quản trị và nhân lực tại những chi nhánh khác nhau của mỗi ngân hàng. Do đó, lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm mạnh mẽ đến việc trao đổi, truyền đạt thông tin giữa các cán bộ ngân hàng để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, hiệu quả, chính xác trong truyền thông nội bộ. Hệ thống truyền thông vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản trị, nhận thức, hiểu biết và thái độ làm việc của các nhà quản lý cũng như nhân viên ngân hàng. Nếu thông tin nội bộ được trao đổi chính xác thì thông tin cung cấp ra bên ngoài cho khách hàng, doanh nghiệp đối tác và báo chí mới có tính đáng tin cậy và xác thực. 6. Kết luận Blockchain sẽ được sử dụng hết tiềm năng từ các giao dịch thời gian thực đến token hóa tài sản, cho vay, giúp quá trình thương ạm i quốc tế trở nên thuận tiện hơn, các thỏa thuận kỹ thuật số chặt chẽ hơn và còn nhiều ứng dung hơn nữa. Những giao dịch, kết nối của hệ thống ngân hàng sẽ được minh bạch, xuyên biên giới sẽ giúp tạo nên một nền kinh tế năng động, cởi mở và phát triển hơn. Trong tương lai gần những rào cản về công nghệ và pháp lý sẽ sớm được giải quyết để có thể khai thác đầy đủ tiềm năng của nó. Bên cạnh đó công nghệ này còn cần phải tiếp tục được hoàn thiện, phát triển để phù hợp với nhu cầu của ngành nghề tại Việt Nam, giảm thiểu chi phí khi áp dụng và khắc phục các vấn đề khác đang tồn tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Cục Tin Học Hóa (2018). “Tổng Quan Ứng Dụng Của Công Nghệ Blockchain Đối Với Các Ngành/Nghề”. Khai thác từ : nghe-blockchain-doi-voi-cac-nganhnghe [2] Cafebiz.vn (2019). “Việt Nam vừa có giao dịch ngân hàng đầu tiên sử dụng Blockchain, thanh toán L/C giảm từ 10 ngày xuống còn 24 giờ”. Khai thác từ: hang-dau-tien-su-dung-blockchain-thanh-toan-l-c-giam-tu-10-ngay-xuong-con-24-gio- 20190722124648015.chn [3] CaféF.vn (2017). “Blockchain, Bong bóng hay cách mạng công nghệ”. Khai thác từ hieu-ve-blockchain-cong-nghe-khai-sinh-ra-tien-dien-tu-bong-bong-hay-thuc-su-la-mot-cuoc-cach- mang-20171122085451744.chn [4] Bnew.vn (2019 ) “Cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung: Trung Quốc dẫn trước Mỹ trong phát triển blockchain?. Khai thác từ : trong-phat-trien-blockchain-/143621.html [5] Michael Crosby; Nachiappan; Pradan Pattanayak; Sanjeev Vignesh; Kalyanaraman. (2016). Blockchain Technology: Beyon Bitcoin [6] New Statesman (2016). “Blockchain for good – a beginner’s guide”. Khai thác từ: [7] Quoc Khanh Nguyen (2016). “Blockchain – A Financial Technology For Future Sustainable Development”. [8] Tạp Chí Ngân Hàng, (2018). Lĩnh vực tài chính ngân hàng đón cơ hội từ blockchain. Khai thác từ: 142144.html [9] Tạp Chí Tài Chính (2020). “Ứng dụng blockchain trong ngân hàng.” Khai thác từ: [10] Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền Tệ (2018),TS. Nguyễn Minh Sáng, Bùi Hữu Minh, Trần Đắc Tường 154
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Vy. “Tiềm năng ứng dụng Blockchain vào kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam”. ISSN : 1859-2805 [11] Techtalk (2019). “Thị trường Blockchain Vietnam 2019 – Tiềm năng trở thành “lá cờ đầu” của khu vực Đông Nam Á!” Khai thác từ: thanh-la-co-dau-cua-khu-vuc-dong-nam-a.html [12] Thời Báo Ngân Hàng, (2019). “Tăng ứng dụng Blockchain trong ngành tài chính”. Khai thác từ: [13] TPBank (2019). “TPBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công chuyển tiền quốc tế qua blockchain”. Khai thác từ: dung-thanh-cong-chuyen-tien-quoc-te-qua-blockchain [14] Forbes Việt Nam (2019). “Vì sao nhiềuStartup công nghệ Blockchain tìm đườngđến Singapore?’’. Khai thác từ: duong-den-singapore-3888.html [15] Viện Chiến Lược Ngân Hàng, NHNNVN (2017). “Tiềm năng ứng dụng của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực thanh toán”. Khai thác từ: cong-nghe-blockchain-trong-linh-vuc-thanh-toan/ [16] Viện Đào Tạo và Nghiên Cứu BIDV (2019). “Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam.” Khai thác từ: dung-blockchain-trong-linh-vuc-tcnh-va-khuyen-nghi-doi-voi-VN.aspx [17] VnEconomy (2020). “TPBank là ngân hàng Việt đầu tiên ứng dụng thành công chuyển tiền quốc tế qua blockchain”. Khai thác từ: cong-chuyen-tien-quoc-te-qua-blockchain-20191102100437455.htm 155