Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_cau_truc_von_cua_cac_ngan_hang_thu.pdf
Nội dung text: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Đặng Ngọc Anh Thư Khoa Tài chính - Thương Mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Hải Nam TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông bằng m h nh hồi uy đa biến cho dữ liệu bảng theo phương pháp System GMM (SGMM). Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, báo cáo tài chính của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam, sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2018 cho bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam gồm: khả năng sinh lời (ROA), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng quy mô (GASSET), tài sản thanh khoản (LIQ), lạm phát (INFLAT), tăng trưởng nền kinh tế (GDP). Đồng thời bài nghiên cứu đã đề xuất các khiến nghị liên quan vấn đề này. Từ khóa: cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, nhân tố ảnh hưởng, ngân hàng thương mại. 1 GIỚI THIỆU Hoạch định cấu trúc vốn đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Trong đó ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ, sự ổn định và phát triển của ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia. Cấu trúc tài chính có tác động tới năng lực kinh doanh của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của ngân hàng là vấn đề tất yếu giúp các nhà quản trị đưa ra các chính sách phù hợp, làm nền tảng cho sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Về mặt học thuật, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Và cũng có nhiều các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng, nhưng khá ít các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do nêu trên đã cho thấy việc xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra những giải pháp là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu thực trạng kinh doanh của các NHTM tác giả chọn nội dung “Các 1451
- nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho tham luận lần này. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu Mô h nh nghiên cứu thực nghiệm được ước lượng bằng m h nh hồi uy đa biến cho dữ liệu bảng theo phương pháp System GMM (SGMM). Mô hình được xây dựng với mục đích đo lường mối quan hệ giữa các biến, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất. 2.2 ữ iệu nghi n cứu Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Tổng cục Thống kê và báo cáo tài chính của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam. Thời gian thu thập số liệu từ năm 2007 đến năm 2018. 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuấ Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn vốn của ngân hàng (Phạm Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng, 2016). Vì vậy, đòn bẩy tài chính là biến đại diện cho cấu trúc vốn. Dựa vào các nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Mô hình thực nghiệm đề xuất có dạng như sau: Trong đó: i là ngân hàng được xét. Biến phụ thuộc LEV = (LEVRAGE): đòn bẩy tài chính. Các biến độc lập: ROA = : khả năng sinh lời. SIZE = Ln (Tổng tài sản): quy mô ngân hàng. GASSET : tăng trưởng quy mô. LIQ = : tài sản thanh khoản. INF : lạm phát. GDP: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. 1452
- Bảng 1. Dự kiến xu hướng các biến độc lập tác động đòn tẩy tài chính ngân hàng Nhân tố ác động Ký hiệu u hướng dự kiến Khả năng sinh lời ROA - Quy mô ngân hàng SIZE + Tăng trưởng quy mô GASSET - Tài sản thanh khoản LIQ - Lạm phát INF - Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP + 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu Bảng 2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu Biến Giá trị hệ số hồi quy z P> |z| ROA -1.6269 -7,55 0,000 SIZE 0,0178 10,65 0,000 GASSET 2.3111 27,79 0,000 LIQ 0,0325 2,01 0,003 INFLAT -0.0507 -5,89 0,000 GGDP -0,2406 -2,88 0,000 HẰNG SỐ -0,0445 -1,06 0,290 Sargan test 1,0000 AR (2) p - value 0,5782 N ồ tí t ủ t ả t ầ m m Stata 16 3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu Để kiểm định tính ph hợp của phương pháp S , tác giả sử dụng hai kiểm định là kiểm định Sargan và kiểm định tự tương uan bậc hai của phần dư. iểm định Sargan d ng để kiểm tra tính over-identifying (tính chất xác định uá mức) của các biến công cụ. Kết quả cho 1453
- thấy, hệ số p-value bằng 1, lớn hơn 0,05, kết luận biến công cụ được sử dụng trong mô hình SGMM thỏa mãn tính over-identifying. Kiểm định tự tương quan bậc hai của phần dư cho kết quả p-valuelớn hơn 0,0 , từ đó kết luận phần dư của mô hình SGMM không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai. Do đó, biến công cụ được sử dụng trong mô hình đều thỏa mãn hai kiểm định đề ra. Khả năng sinh lời (ROA): biến ROA có hệ số = -1.6269 với giá trị P _ Value = 0,000 < 0,05 nên biến khả năng sinh lời có ý nghĩa tác động đến đòn bẩy tài chính mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy tài chính trong kết quả hồi quy. Nói cách khác, nếu khả năng sinh lời 1% thì rủi ro sẽ giảm 1.6269% và ngược lại. Kết quả giống với dự kiến ban đầu. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Titman và Wessels (1988). Quy mô ngân hàng (SIZE): Biến SIZE có hệ số = 0,0178 với giá trị P_Value = 0,000 < 0,05 nên biến quy mô ngân hàng có tác động đến biến đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, quy mô ngân hàng tương quan thuận đòn bẩy tài chính. Nói cách khác, nếu quy mô ngân hàng tăng 1% thì rủi ro sẽ tăng 0,0178% và ngược lại. Kết quả giống với dự kiến ban đầu. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Monica Octavia and Rayna Brown (2008); Ebru Caglayan (2010); Nguyễn Thị Nhung và các cộng sự (2014); Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016). Tăng trưởng quy mô (GASSET): biến GASSET có hệ số = 2.3111 với giá trị P _ Value = 0.000 < 0,05 nên biến tăng trưởng quy mô có tác động đến biến đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, GASSET tương quan thuận với đòn bẩy tài chính. Nói cách khác, tăng trưởng quy mô tăng 1% thì rủi ro sẽ tăng 2.3111% và ngược lại. Kết quả khác với dự kiến ban đầu. Tài sản thanh khoản ( LIQ): biến ROA có hệ số = 0,0325 với giá trị P _ Value = 0,003 < 0,05 nên biến tài sản thanh khoản có ý nghĩa tác động đến đòn bẩy tài chính mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa tài sản thanh khoản và đòn bẩy tài chính trong kết quả hồi quy. Nói cách khác, nếu tài sản thanh khoản tăng 1% thì rủi ro sẽ tăng 0,0325% và ngược lại. Kết quả khác với dự kiến ban đầu. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung và các cộng sự (2014). Lạm phát ( INFLAT): biến INFLAT có hệ số = -0,0507 với giá trị P _ Value = 0,000 < 0,05 nên biến lạm phát có ý nghĩa tác động đến đòn bẩy tài chính mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và đòn bẩy tài chính trong kết quả hồi quy. Nói cách khác, nếu tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì rủi ro sẽ giảm 0,0507% và ngược lại. Kết quả khác với dự kiến ban đầu. Kết quả trái ngược với nghiên cứu Reint Group and Florian Heider (2009). Tăng trưởng nền kinh tế (GGDP): Biến GDP có hệ số = -0,2406 với giá trị P _ Value = 0,000 < 0,05 nên biến tăng trưởng kinh tế có tác động đến biến đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 1454
- GDP tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính. Nghĩa là nếu tăng trưởng nền kinh tế tăng 1% thì rủi ro sẽ giảm 0.2406% và ngược lại. Kết quả giống với dự kiến ban đầu. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016) và trái ngược với Reint Group and Florian Heider (2009); Trần Đ nh Khôi Nguyên (2006). 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1 Kết luận Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2018. h nh nghiên cứu thực nghiệm được ước lượng bằng m h nh hồi uy đa biến cho dữ liệu bảng theo phương pháp System GMM (SGMM). Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 30 Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam gồm: khả năng sinh lời (ROA), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng quy mô (GASSET), tài sản thanh khoản (LIQ), lạm phát (INFLAT), tăng trưởng nền kinh tế (GDP). Kết quả nghiên cứ còn cho thấy, đòn bẩy tài chính tương quan thuận với SIZE, GASSET, LIQ và tương quan nghịch với ROA, INFAT GDP. 4.2 Gợi ý chính sách đối với nhà quản trị NHTM Thứ nhất: mở rộng quy mô của ngân hàng phù hợp. Quy mô ngân hàng có quan hệ đồng biến với cấu trúc vốn của ngân hàng. Khi ngân hàng mở rộng quy mô, đồng nghĩa việc mở rộng hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều tiền gửi hơn, tổng tài sản ngân hàng sẽ tăng lên, quy mô tăng lên. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô của ngân hàng phải đảm bảo cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu, để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Thứ hai: tối đa hóa lợi nhuận khi ngân hàng muốn tăng nợ. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó nâng cao được uy tín của ngân hàng, từ đó thu hút được nguồn tiền gửi trên thị trường được tốt hơn, vừa tạo nên được uy tín trên thị trường huy động tiền gửi giúp thanh khoản của ngân hàng được tốt hơn, ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động hơn. Thứ ba: xác định cấu trúc vốn mục tiêu hợp lý. Ngân hàng không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa cam kết đối với khách hàng hoặc có thể thực hiện nhưng sẽ rất khó khăn. Rõ ràng là đòn bẩy tài chính cao sẽ giúp các ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn, khả năng sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, đi kèm với những hứa h n tốt đ p đó là những hệ lụy khôn lường. Nhóm các ngân hàng nhỏ, có mức độ cạnh tranh thấp có mức đòn bẩy tài chính thấp nhất; sau đó đến nhóm ngân hàng cỡ trung với mức độ cạnh tranh vừa phải; và cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn, có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm lực kinh tế mạnh, rủi ro phá sản và chi phí đại diện thấp có thể duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất. Do vậy, việc xác định đòn bẩy tài chính phù hợp cần căn cứ vào việc phân loại các nhóm ngân hàng này. 1455
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Reint Group and Florian Heider (2009). The determinants of bank capital strcture, European Central Bank. [2] Fenty Fauziah, Azhar Latief, Sri Wahyuni Jamal The Determinants of Islamic Banking Capital Structure in Indonesia. [3] Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2016). “Các nhân tố tác động đòn bẩy tài chính của NHTM và các khuyến nghị”. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 18. [4] Frank, M., & Goyal, V. (2009). Capital Structure Decisions: Which Factors Are Reliably Important? Financial Management, Spring, 1-37. [5] Nguyễn Thị Nhung và các cộng sự (2014). Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam. [6] Monica Octavia and Rayna Brown (2008). Determiants of Bank Capital Structure in Developing Countries: Regulatory Capital Requyrement vesus the Standard Determinants of Capital Structure. [7] Titman, S., and Wessels, R., (1988). The determinants of capital structure choice. The Journal of finance. [8] Tran Dinh Khoi Nguyen (2006). Capital structure in small and medium-sized enterprises: The case of Vietnam, ASEAN Economic Bulletin, 23, 192-211. 1456