Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại VietinBank chi nhánh bến lức tỉnh Long An

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 1930
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại VietinBank chi nhánh bến lức tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_vietin.pdf

Nội dung text: Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại VietinBank chi nhánh bến lức tỉnh Long An

  1. NG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BẾN LỨC TỈNH LONG AN  NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG (*) TÓM TẮT Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank – Chi nhánh Bến Lức tỉnh Long An cho thấy quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh vẫn còn cao, quy trình cấp tín dụng còn nhiều bất cập, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng chưa toàn diện Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Bến Lức tỉnh Long An trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Từ khóa: Vietinbank – Chi nhánh Bến Lức, hạn chế rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, nợ xấu, tín dụng – ngân hàng. SUMMARY Assessing the current situation of credit risk management of Vietinbank - Ben Luc Branch, Long An province showed that the credit risk management of the branch is still limited. This is reflected that the ratio of bad debt to total outstanding loans of the branch is still high, the process of granting credit is still inadequate, the credit risk management strategy is not comprehensive Based on that, the author proposed solutions to limit credit risk in Vietinbank - Ben Luc Branch in Long An province in the context of harsh competition as today. Key words: Vietinbank - Ben Luc Branch, credit risk reduction, credit risk management, bad debts, credit - banking. 1. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau. Cùng với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăng cao, vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) của các ngân hàng thương mại đang và ngày càng trở nên cấp thiết Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm 2007 đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục. Trong thời gian tới việc hạn chế rủi ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa và luôn là một vấn đề trọng tâm đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM). Vietinbank Chi nhánh (CN) Bến Lức với nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm 70% tổng thu nhập của chi nhánh. Do đó hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu của Ban Lãnh đạo ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh. Bài viết này tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Bến Lức tỉnh Long An. 2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là sự tổn thất, mất mát về tài chính mà Ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn của ngân hàng không trả nợ được đúng hạn, không thực hiện đúng cam kết với bất kỳ l do nào. Vậy theo cách hiểu chung nhất, rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác với kết quả kỳ vọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gắn liền với rủi ro. Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, luôn (*) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 126
  2. NG phải đối đầu với vô vàn rủi ro. Đối với NHTM có các loại rủi ro cơ bản sau: RRTD, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản Trong đó, (RRTD) là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất trong thị trường tài chính. RRTD cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động của ngân hàng vì các khoản cho vay thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Vì vậy đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những giải pháp hữu hiệu mới có thể hạn chế, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra. Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu bản chất của RRTD là khả năng chủ thể vay vốn hay chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng không thực hiện đúng với hợp đồng tín dụng đã cam kết với ngân hàng, tức là không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay cho ngân hàng làm cho ngân hàng phải gánh chịu tổn thất về tài chính, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn là phá sản. RRTD gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của NHTM là hoạt động tín dụng. Vì vậy, RRTD là một tất yếu luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ có thể tìm giải pháp hạn chế nó. Để làm được điều đó không những phải hiểu đầy đủ về RRTD mà còn phải hiểu sâu sắc tình hình kinh doanh thực tế của ngân hàng. * Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng Theo các nghiên cứu trước đây có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, có các nhân tố thuộc lĩnh vực phi kinh tế, nhân tố ngân hàng và ngoài ngân hàng nhưng cơ bản là gồm các nhân tố môi trường, nhân tố về phía ngân hàng và nhân tố về phía khách hàng. a) Nhân tố môi trường Trước hết đó là các vấn đề về chính sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng. Trong một nền kinh tế, Chính phủ đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tăng lên làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải được đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó và rủi ro tín dụng cao lên. Tuy nhiên, ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không được chặt chẽ và hợp lý, nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra, ngược lại khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng. Thứ ba, yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái Lan khi có đảo chính trong nội bộ chính phủ. Khi mà tình hình chính trị bất ổn làm xáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp sản xuất bị gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, như vậy khả năng thanh toán cho ngân hàng là không thể. Vì vậy rủi ro tín dụng khi mà tình hình chính trị bất ổn là rất cao, tuy nhiên nước ta là một nước có nền chính trị xã hội tương đối TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 127
  3. NG ổn định. Ngoài các yếu tố trên, còn có các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được. Bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thể dự tính được. Trong các năm gần đây chúng ta đều được chứng kiến tai họa xảy ra đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, khi mà vốn liếng của họ bị thiêu hủy hết do dịch cúm gia cầm. Rất nhiều gia đình vay vốn ngân hàng để chăn nuôi nhưng nay bị mất trắng. Họ gần như không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra. b) Nhân tố từ phía khách hàng Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ở trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi được vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Như vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn. Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm ủy quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phương án kinh doanh giả, cùng các giấy tờ thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Đối với trường hợp bảo lãnh và ủy quyền xảy ra chủ yếu đối với các công ty lớn. Công ty lớn đứng ra bảo lãnh ủy quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên khi đơn vị chi nhánh không trả được nợ thì đơn vị bảo lãnh không chịu đứng ra thực hiện nghĩa vụ của mình. c) Nhân tố từ phía ngân hàng Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu được từ hoạt động tín dụng. Đó là nguồn thu chính của các ngân hàng, do đó việc tăng lợi nhuận tức là phải tăng quy mô của hoạt động tín dụng lên. Như vậy đồng nghĩa với RRTD tăng lên. Việc mở rộng tín dụng tăng lên thì việc giám sát và kiểm tra các hợp đồng tín dụng trở nên yếu kém. Việc giám sát của các cán bộ tín dụng lơi lỏng và việc tuân thủ các quy trình tín dụng cũng bị lơ là. Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng (CBTD) yếu kém, đây cũng là một nhân tố gây ra rủi ro trong tín dụng. Một người cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không đúng. Trong trường hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ không chính xác. Như vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực cao. Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các khách hàng, đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thông thường, chính sách tín dụng quy định đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức, điều kiện vay, phương thức quản lý Nếu chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, chính sách tín dụng không cụ thể, không thích ứng được với những thay đổi của môi trường, không phù hợp với khả năng và m c tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro. Quy trình tín dụng bao gồm các bước cụ thể hoá chính sách tín dụng, bao gồm nhiều bước nhỏ nhưng thường được chia thành 4 giai đoạn: phân tích trước khi cấp tín dụng, đồng ý cấp tín dụng và ký kết hợp đồng, giải ngân, kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Quy trình tín dụng cần được xây dựng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 128
  4. NG cụ thể, chi tiết đối với mỗi loại hình cấp tín dụng, mỗi đối tượng khách hàng để đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ quy trình đảm bảo hạn chế được rủi ro xảy ra. Quy trình tín dụng đối với các ngân hàng là một bí mật riêng. Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ hoặc quá cụ thể, quá linh hoạt điều là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Nhân tố do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng gây ra trong quá trình thu hút khách hàng. Đó là việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, chủ quan. Thậm chí có nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro cao, nhằm đạt lợi nhuận cao mà bất chấp những hợp đồng tín dụng không lành mạnh, thiếu an toàn. Trong công tác phòng ngừa RRTD, ngoài việc tuân thủ theo các quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay do ngân hàng trung ương ban hành, các ngân hàng thương mại cần xây dựng riêng cho mình một chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Mục tiêu của xây dựng chính sách này là nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và tổn thất ở mức ngân hàng cho là hợp lý. Do vậy, chính sách này cần phải quản lý được các rủi ro hiện hữu ở từng khoản vay, cả trước và sau khi rủi ro gây ra tổn thất cho ngân hàng. Thông thường, chính sách quản lý rủi ro tín dụng thường đưa ra những khuyến cáo về ngành, lĩnh vực, đối tượng khách hàng không nên hoặc thận trọng cho vay để cán bộ tín dụng có thể sớm nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đưa ra những công cụ quản trị hữu hiệu, thích hợp với đặc điểm của từng ngân hàng. Cũng như vậy, trong trường hợp rủi ro đã xảy ra, chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quy định cách thức giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất với ngân hàng. Có thể nói, ngân hàng ban hành được chính sách quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ, cụ thể bằng văn bản, ngân hàng đã đã thành công bước đầu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Phần lớn các ngân hàng đều thành lập tổ chức quản lý tín dụng và RRTD như trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, trung tâm giám sát và kiểm tra tín dụng, công ty quản lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Các tổ chức này có chức năng cung cấp những thông tin thiết yếu cho cán bộ tín dụng về khách hàng, trợ giúp cán bộ trong quá trình ra quyết định cho vay; đồng thời giám sát, kiểm tra tình hình những khoản vay sau giải ngân để sớm phát hiện những dấu hiệu của rủi ro. Khi rủi ro xảy ra thì có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Các tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng của một ngân hàng nên phối hợp với nhau vì chỉ khi các tổ chức này hoạt động hiệu quả thì mới hạn chế được nhiều RRTD. Tránh việc thành lập các tổ chức này mang tính hình thức vì như vậy không những ngăn ngừa được mà còn làm tình hình RRTD tại ngân hàng xấu đi. Công nghệ thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hưởng khá nhiều đến công tác hạn chế RRTD tại ngân hàng. Một ngân hàng mà ứng dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì sẽ đạt tính chính xác, độ nhanh nhạy cao trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các sai sót. Ví dụ như thông tin về khách hàng cập nhật hơn, đầy đủ hơn, đặc biệt là công tác chấm điểm khách hàng nếu làm tự động sẽ nhanh, ít nhầm lẫn hơn. Ngoài ra, các cấp quản lý khi cần cũng có thể nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động tín dụng tại cơ sở nhanh nhất, chính xác nhất. Tóm lại, một ngân hàng nên đầu tư vào các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để vừa mở rộng tín dụng lại vừa hạn chế được rủi ro. 3. K Hoạt động tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Bến Lức ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, Vietinbank- Chi nhánh Bến Lức đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để nâng tỷ trọng cho vay vào các ngành công nghiệp, chế biến xuất khẩu thủy sản Bám sát thế mạnh, đặc điểm kinh tế tại các vùng, Vietinbank- Chi nhánh Bến Lức đã đầu tư hỗ trợ có hiệu quả. Theo báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2016 của chi nhánh dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 129
  5. NG Vietinbank - Chi nhánh Bến Lức tập trung nhiều cho vay ngắn hạn, năm 2014 dư nợ ngắn hạn là 1.256 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65%, sang năm 2016 tỷ lệ này tăng lên là 79% tương đương số tiền tuyệt đối là 2.347 tỷ đồng. Việc chuyển dịch cơ cấu cho vay tập trung vào đối tượng khách hàng là cá nhân-hộ gia đình, Doanh nghiệp tư nhân rất mạnh mẽ. Năm 2014, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân hộ gia đình là 1.198 tỷ đồng chiếm 62%, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân là 444 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23%. Đến năm 2016 dư nợ cho vay khách hàng cá nhân hộ gia đình là 1.575 tỷ đồng chiếm 53%, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân là 832 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28% Bên cạnh dư nợ cho vay tăng lên, việc tăng cường các biện pháp quản lý RRTD nhằm đảm bảo chất lượng của khoản vay phải đặt lên yếu tố hàng đầu. Nợ quá hạn của Vietinbank -CN Bến Lức trong giai đoạn từ năm 2014-2016 được thể hiện. Tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn từ năm 2014-2016 duy trì dưới 1.5%/tổng dư nợ cho vay, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Vietinbank-CN Bến Lức hiện khá tốt so với mặt bằng chung của các NHTM. Theo tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của Việt Nam thì dư nợ vay sẽ phân chia thành 05 nhóm nợ. Phân loại nợ tại Vietinbank-CN Bến Lức được thể hiện như sau Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) luôn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và đều lớn hơn 98% tổng dư nợ qua các năm, tuy nhiên dư nợ nhóm 5 năm 2017 là 21.4 tỷ đồng, tăng 4.5 tỷ đồng so với năm 2014. Điều này cho thấy rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank-CN Bến Lức vẫn còn ở mức cao. Nợ xấu của Vietinbank- CN Bến Lức giai đoạn 2014-2016. Đvt: Tỷ đồng, % 2014 2015 2016 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.932 2.587 2.971 Nợ xấu 18 0.93% 19 0.73% 32.5 1.09% Ngắn hạn 15 0.78% 15 0.58% 30 1.01% Trung dài hạn 3 0.15% 4 0.15% 2.5 0.08% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh.) Bảng số liệu về tình hình nợ xấu của Chi nhánh Bến Lức cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2014 - 2016 có xu hướng tăng cao. Năm 2014, nợ xấu là 18 tỷ đồng, chiếm 0,93% trong tổng dư nợ. Năm 2015, nợ xấu là 19 tỷ đồng, chiếm 0,73% tổng dư nợ giảm 0,2% so với năm 2014. Năm 2016, nợ xấu là 32,5 tỷ đồng, chiếm 1,09% tổng dư nợ tăng 0,36% so với năm 2015. Như vậy, trong giai đoạn 2014 - 2016 chất lượng tín dụng của Chi nhánh Bến Lức chưa được cải thiện. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng qua năm 2016. Nhìn chung, nợ xấu giai đoạn 2014 -2016 của chi nhánh chủ yếu tập trung cao ở nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đây là nhóm khách hàng vay phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và tiêu dùng. Với tính chất đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên thiên nhiên và giá cả thị trường có nhiều biến động, nên nguồn thu nhập của các đối tượng khách hàng này thường xuyên bị biến động. Điều này kéo theo chất lượng tín dụng cho vay đối tượng khách hàng này cũng vì thế thấp hơn so với các đối tượng khách hàng khác. Chi nhánh Bến Lức cần quan tâm hơn nữa đến công tác phân loại, đánh giá khách hàng, tăng cường thẩm định, giám sát các khoản vay mà còn tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu như: tăng cường làm việc với các doanh nghiệp để bổ sung tài sản đảm bảo, quản lý chặt chẽ các khoản TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 130
  6. NG phải thu của khách hàng, các tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng hoạt động quản trị RRTD của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh vẫn còn cao hơn so với các chi nhánh khác của Vietinbank. 4. K Qua thực trạng cho thấy, hoạt động quản trị RRTD của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, chi nhánh cần phải cải thiện các vấn đề sau: 4.1 Thực hiện đúng quy trình tín dụng Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các CBTD nếu thực hiện đúng quy trình cho vay thì có thể đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro của khách hàng và khoản vay đó, từ đó có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra. Vietinbank – CN Bến Lức nên thận trọng đối với loại hình cho vay có tài sản đảm bảo là tiền gửi tiết kiệm, khi duyệt cho vay phải có mặt của chủ thể vay vốn hoặc người bảo lãnh để tránh trường hợp cán bộ ngân hàng giả mạo chữ k khách hàng đem tiền gửi tiết kiệm của khách hàng làm tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, để rồi khi khoản vay ấy có vấn đề thì người chịu thiệt thòi lại chính là khách hàng và chi nhánh sẽ dần mất đi uy tín của mình. 4.2 Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng sao cho đảm bảo chất lượng phục vụ của hoạt động tín dụng, đồng thời tăng sức mạnh cạnh tranh mà vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, chi nhánh cần xây dựng và triển khai các bộ phận Tái thẩm định theo các địa bàn kinh doanh, nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.3 Hoàn thiện công tác đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro Vietinbank – CN Bến Lức đang triển khai hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp thống kê và bước đầu tính toán các chỉ số PD, LGD, EL để xác định tổn thất dự kiến EL. Ngân hàng nên tiếp tục tính toán, đo lường tổn thất ngoài dự kiến UL: EL = PD × LGD × EAD PD(1 - PD) UL = độ lệch chuẩn của EL = Φ = LGD × EAD UL mới thực sự là thước đo RRTD. Còn EL chỉ√ phản ánh “chi phí kinh doanh” trung bình mà mọi ngân hàng đều phải trải qua. Và khi chi phí đó là có thể dự đoán được và đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro thì nó mới không còn gây rủi ro cho ngân hàng nữa. Một khi các thước đo RRTD là EL và UL được lượng hóa thì ngân hàng sẽ có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao - lợi nhuận cao”, “rủi ro thấp - lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro như sau: Sơ đồ 1: Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 131
  7. NG Với cách tính giá như trên, chi nhánh sẽ phòng tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó sàng lọc ra các khách hàng mang lại lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro cao hơn cho ngân hàng. 4.4 Kiểm tra và giám sát tín dụng chặt chẽ hơn Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những RRTD không đáng có CBTD cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và thực hiện dự án của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Thông qua việc theo dõi vay vốn, CBTD cần lưu ý khách hàng biết k hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả nợ đúng thời hạn thì CBTD hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do các nguyên nhân bên ngoài mà là do sự yếu kém của chính họ thì CBTD cần gợi ý, tư vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu khoản vay đã được xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, CBTD cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn. 4.5 Thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo Việc thường xuyên tái định giá tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp. Đối với tài sản thế chấp có tài sản gắn liền với đất thì việc tái định giá lại tài sản chính là cơ hội để ngân hàng xác định rõ được tài sản này thuộc quyền sở hữu của ai, ai là người đang quản lý và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất? Mục đích của thẩm định tài sản là để xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất làm cơ sở thỏa thuận lại với khách hàng, làm căn cứ khi xử lý tài sản đảm bảo. Công tác tái định giá tài sản thế chấp giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp tài sản đảm bảo đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của tài sản đảm bảo thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của tài sản đảm bảo ban đầu. 4.6 Ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế RRTD Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng nhằm bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng lo ngại về chất lượng tín dụng của khoản vay giá trị lớn vừa mới k kết thì ngân hàng có thể k hợp đồng quyền chọn tín dụng với một số tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá hoặc không thể thanh toán đúng hạn. Nếu khách hàng vay vốn hoàn trả nợ đúng như kế hoạch thì ngân hàng có thể không thực hiện quyền chọn và chịu mất một khoản nhỏ phí quyền chọn. Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 132
  8. NG Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế khó khăn gây bất lợi cho các khoản vay. Nguyên l là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng. Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Bên thụ hưởng trong tổng thu nhập trả liên dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả là người mua bảo hiểm nhận được dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng Người bán khoán vay đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định k theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá trị các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra (người vay vỡ nợ) thì người bán bảo hiểm sẽ phải chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất ấy. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào khác. 4.7 Xây dựng chiến lược về con người phù hợp với yêu cầu quản trị RRTD trong điều kiện mới Tuyển dụng nghiêm ngặt và tiêu chuẩn hóa cán bộ Tuyển dụng là bước đầu tiên và ảnh hưởng lớn nhất trong chiến lược về con người, vì nếu tuyển dụng không đạt yêu cầu thì ngân hàng có thể bỏ lỡ những nhân tài và tuyển những người năng lực yếu kém gây mất nhiều thời gian và tốn kém cho chi phí đào tạo. Công tác tuyển dụng ở chi nhánh cần được thực hiện chặt chẽ hơn theo các tiêu chí như: được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín, thành thạo ngoại ngữ và tin học, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp xã hội. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ của Vietinbank Hiện nay, chi nhánh mới chỉ chú trọng đào tạo nâng cao (đại học tại chức, cao học) mà chưa có phương án đào tạo lại. Diễn biến hoạt động ngân hàng thay đổi không ngừng, những kiến thức đã học ở trường đại học, cao đẳng có thể bị mai một hoặc không còn phù hợp nữa. Do đó chi nhánh có thể tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ để các cán bộ tiếp thu những kiến thức mới. Song song với việc tổ chức các khóa đào tạo cán bộ, chi nhánh cần khuyến khích các cán bộ tự học, tự trau dồi thêm kiến thức để nâng cao nghiệp vụ của mình. Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp đòi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ, nhất là CBTD. Sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế, muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở: (i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng; (ii) Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằng cấp học vị. Thực hiện tốt chế độ lương thưởng và giảm áp lực cho CBTD Nếu chi nhánh có chế độ lương thưởng hợp lý thì các CBTD và cán bộ quản trị RRTD sẽ chuyên tâm hơn vào công việc của mình và cống hiến hết mình cho ngân hàng. Thực trạng chung hiện nay là các ngân hàng, không riêng Vietinbank – CN Bến Lức, đều áp doanh số huy động và cho vay khá cao đối với các cán bộ ngân hàng, nên không ít cán bộ chạy theo doanh số để hoàn thành chỉ tiêu, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút và ngân hàng phải chịu rủi ro. Vì vậy, chi TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 133
  9. NG nhánh cần có chỉ tiêu doanh số đúng đắn hơn để không bị tác dụng ngược từ việc tăng trưởng tín dụng cao mà chất lượng tín dụng thấp. Một CBTD quản lý 200 - 300 khách hàng là quá nhiều, như vậy việc kiểm soát khoản vay sẽ không được chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, chi nhánh cần giảm tải số khách hàng cho các CBTD bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ mới. Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Trong những năm gần đây ngành tài chính - ngân hàng được nhiều người theo học và hiện đang dư thừa nhân lực, vì vậy ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tuyển dụng các cán bộ mới để thay thế các cán bộ yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Tuy rằng việc biến động nhân sự có thể gây tâm l lo ngại cho những người có ý định làm việc và đang làm việc tại chi nhánh, song chỉ cần thực hiện việc tái cơ cấu nhân sự nghiêm túc thì chỉ trong vài năm chi nhánh sẽ thanh lọc và giữ lại được các hạt nhân tốt, bổ sung những cán bộ mới phù hợp với ngân hàng, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển tín dụng và kiểm soát RRTD hiệu quả. 4.8 Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin khách hàng Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin khách hàng nhằm khắc phục tình trạng đánh giá năng lực pháp lý và tài chính của khách hàng một cách chủ quan, cảm tính, gây ra rủi ro tín dụng. Công tác này không những giúp cho Chi nhánh Bến Lức có lượng thông tin đầy đủ và chất lượng, việc thẩm định tín dụng sẽ hạn chế được những rủi ro lừa đảo, gian dối của khách hàng, dẫn đến chất lượng thẩm định đạt yêu cầu đề ra mà còn khắc phục tình trạng thiếu thông tin nhằm lành mạnh hóa hệ thống Vietinbank, nâng cao năng lực cạnh tranh. Khách hàng từng có nợ quá hạn trong quá khứ thì có khả năng tiếp tục nợ quá hạn dẫn đến RRTD cho ngân hàng. Do đó, CBTD cần thu thập đầy đủ thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng với các ngân hàng của khách hàng. Ngoài việc khai thác thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng, thông tin nợ xấu trong 3 năm gần nhất thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cán bộ tín dụng nên sử dụng thêm dịch vụ vấn tin nhóm nợ của khách hàng trong 12 tháng gần nhất do CIC cung cấp để đánh giá uy tín trong việc thanh toán nợ vay của khách hàng. Đối với các khách hàng vay vốn trong quá trình trả nợ gốc hoặc nợ lãi, nếu có dấu hiệu đóng chậm, hoặc trễ hạn từ hai lần trở lên cần cho nhân viên tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin khách hàng hiện tại và thẩm định lại tình hình khoản vay của khách hàng nhằm phát hiện và xử lý ngay khoản vay có dấu hiệu rủi ro. 4.9 Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định hồ sơ vay Xuất phát từ thực trạng phân tích thẩm định hồ sơ vay của một số nhân viên tại chi nhánh và các phòng giao dịch còn yếu, thiếu chính xác và thiếu cẩn trọng dẫn đến những quyết định cho vay đầy rủi ro cho Chi nhánh Bến Lức. Do vậy để kiểm soát việc này từ góc độ quản trị và để hạn chế rủi ro tín dụng, chi nhánh cần phải đưa ra nguyên tắc chung cho cả hệ thống thực hiện. Nguyên tắc này cần đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phân tích cũng như thời gian ra quyết định phê duyệt, đảm bảo sự thận trọng hợp lý và đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro. Để có được thông tin tổng quát về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và triển vọng phát triển của khách hàng. Chi nhánh Bến Lức cần chú trọng phân tích định lượng và lượ các mức độ rủi ro của khoản vay thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính một cách đầy đủ, có sự phân loại và thống kê các trường hợp đánh giá để nhận TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 134
  10. NG biết các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra biện pháp kiểm soát trực tiếp hoặc xác định mức giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng hợp lý nhằm hạn chế phát sinh rủi ro. Do đó, khi thẩm định định hồ sơ của khách hàng vay và tính nguồn trả nợ, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lợi của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết dùng để trả nợ cho chi nhánh khi nguồn trả nợ chính có sự cố, không nên đưa những nguồn thu nhập bất thường vào. Đồng thời cần đánh giá thêm thông tin về công việc của khách hàng, mức độ ổn định của thu nhập khách hàng vay để dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng trong thời gian tới. Khi phát hiện thu nhập của khách hàng giảm hay việc định kỳ hạn trả nợ cho khách hàng không phù hợp thu nhập và dòng tiền của khách hàng, cần cơ cấu lại khoản vay cho phù hợp. Chi nhánh Bến Lức cần chú trọng đến các điều kiện ràng buộc trong khi thẩm định và đề xuất phê duyệt khoản vay. Vì các khoản vay khác nhau với các khách hàng khác nhau sẽ phát sinh trong thực tế các trường hợp rủi ro cụ thể khác nhau. Nên việc thẩm định phân tích cần nhìn thấy rõ một số thay đổi cá biệt phát sinh để đưa ra các điều kiện ràng buộc như tỷ lệ vốn tự có tham gia, giải ngân chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp, bổ sung hợp đồng cho thuê nhà có công chứng, hợp đồng mua bán nhà có công chứng, giấp phép xây dựng, và yêu cầu khách hàng vay vốn cũng như nhân viên nghiêm chỉnh thực hiện. Nếu khách hàng vay và nhân viên thực hiện được các ràng buộc sẽ giúp ngăn ngừa rủi ro cao. Ngược lại cho thấy khoản vay có vấn đề và cần xem xét kỹ hơn trước khi đồng ý cho vay. [1]. Lê Vinh Danh (2006), Tiền tệ hoạt động ngân hàng, NXB Chính trị Quốc gia. [2]. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ Ngân hàng, Đại học quốc gia TP.HCM. [3]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [4]. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [5]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Giáo trình bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. [6]. Hoàng Kim (2006), Tiền tệ và Ngân hàng, NXB Chính trị Quốc Gia. [7]. Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính. [8]. Nguyễn Thị Mùi (2005), Quản lý kinh doanh tiền tệ, NXB Tài chính. [9]. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietinbank Bến Lức 2014, 2015, 2016. [10]. Các văn bản, công văn chỉ đạo điều hành hoạt động của hệ thống Vietinbank và Chi nhánh Bến Lức. [11]. Tài liệu đào tạo nghiệp vụ tín dụng bán lẻ, huy động vốn Vietinbank. [12]. Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [13]. ội (2010), ụng Việt Nam, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. : 29/12/2017 : 05/01/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 135