Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 2310
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_hanh_vi_gian_lan_tren_thi_truong_ch.pdf

Nội dung text: Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM FACTORS AFFECTING FRAUD BEHAVIORS IN VIETNAM STOCK MARKET Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thanh Huyền Trường Đại học Vinh bichthuy@vinhuni.edu.vn TÓM TẮT Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 19 năm thăng trầm, rất nhiều gian lận đã được ghi nhận và xử phạt, song còn rất nhiều gian lận chưa đủ căn cứ pháp lý và chế tài để xử lý. Bài viết làm rõ các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp giúp phòng ngừa và hạn chế hành vi gian lận. Yếu tố tác động lớn nhất đến hành vi gian lận là yếu tố quản lý, giám sát của Nhà nước chưa hiệu quả, cuối cùng là các yếu tố biện minh. Yếu tố áp lực hoàn toàn không có tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: gian lận, tam giác gian lận, giao dịch nội bộ, thao túng thị trường. ABSTRACT Vietnam stock market has experienced 19 years of ups and downs with many fraud behaviors have been recorded and sanctioned. There are, however, many frauds that did not include enough legal basis and sanctions to handle. The article clarifies the factors affecting fraud behaviors in Vietnam stock market, thereby providing solutions to prevent and limit frauds. The biggest factor affecting fraud behaviors is the ineffective State management and supervision, and the last one is the justification factors. The pressure factors absolutely have no impact on fraud behavior in Vietnam stock market. Keywords: Fraud, the triangle fraud, Insider trading, Manipulation. 1. Giới thiệu Từ khi chính thức đi vào hoạt động (năm 2000) đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cũng ngày một tinh vi, phức tạp. Mặc dù các văn bản pháp lý ngày càng chặt chẽ, các biện pháp thanh tra, kiểm tra được triển khai rộng rãi, đặc biệt là việc áp dụng bộ luật hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, song các gian lận vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Bảng 1: Thống kê các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán từ năm 2007 - 2018 Hành vi Số trường hợp vi phạm bị xử lý gian lận 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VP của 56 94 115 106 81 67 44 50 44 56 22 74 TCPH (1) Giao dịch nội bộ; 3 3 5 12 14 2 7 2 4 6 7 9 thao túng giá (2) VP CBTT của CĐ 17 16 26 50 57 62 34 33 60 51 199 260 lớn, CĐ nội bộ (3) 672
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 VP của CTCK, 6 11 12 18 14 41 23 33 29 14 21 19 CTQLQ (4) Vi phạm 1 0 0 1 0 7 0 3 13 0 0 9 khác (5) Tổng số 83 124 158 187 166 179 108 121 150 133 349 371 QĐXP (6) Tổng số tiền phạt - 3,8 4,1 15 11 11 8 10 12 12,3 30,4 20 (tỷ đồng) Ghi chú bảng: (1) vi phạm của tổ chức chào bán, của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết; (2) vi phạm giao dịch nội bộ, thao túng thị trường; (3) vi phạm chế độ báo cáo của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, người có liên quan; (4) vi phạm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; (5) vi phạm về chào mua công khai, quản trị công ty, kiểm toán viên; (6) tổng số quyết định xử phạt. Nguồn: Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Các số liệu trên chỉ thể hiện những vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý, trên thực tế còn rất nhiều vi phạm không đủ bằng chứng để xử phạt. Việc xử phạt cũng mất nhiều thời gian, thường các hành vi này đã gây thiệt hại về tài chính và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận để đề xuất các giải pháp phòng ngừa và hạn chế các hành vi gian lận là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Nguyễn Dũng (2005), Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Hoàng Đức Long (2010), Nguyễn Thế Thọ (2014), đã tập trung phân tích đánh giá và kiến nghị đối với các tiêu chí giám sát thị trường chứng khoán, dựa trên phân tích một vài ví dụ thực tế và liên hệ bài học kinh nghiệm ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều mang tính thực nghiệm mà chưa vận dụng một lý thuyết khoa học hay mô hình nghiên cứu nào. Nhiều tác giả khác có sử dụng lý thuyết tam giác gian lận nhưng lại tập trung vào gian lận báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán như Lý Trần Kim Ngân (2011), Thái Đức Minh (2012), Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), Tạ Thu Trang (2017), Nguyễn Tiến Hùng & Võ Hồng Đức (2017), Vũ Thị Thục Oanh (2018) Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng lý thuyết tam giác gian lận để làm rõ các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung vào hành vi giao dịch nội gián và thao túng giá chứng khoán. Từ đó đề xuất các giải pháp để phòng ngừa và hạn chế các hành vi gian lận. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Phân loại Từ tổng quan các cách phân loại gian lận của wikipedia; Bộ công an Canada; Albrecht và cộng sự (2012); Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ – ACFE (2010); Yue Wang (2005); Luật chứng khoán số 27/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013; Bộ luật hình sự năm 2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. Để phù hợp với nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam tác giả phân loại các gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam thành 4 loại, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu giao dịch nội gián, thao túng giá, tạo dựng/công bố thông tin sai lệch. 673
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 1) Giao dịch nội gián: Là việc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. 2) Thao túng giá: Là việc kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch để tạo cung, cầu giả tạo; thông đồng, cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán. 3) Tạo dựng/công bố thông tin sai lệch: Là việc tạo dựng, công bố thông tin sai lệch hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. 4) Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán. 2.1.2. Lý thuyết tam giác gian lận của Cressey (1953) Cressey đã nghiên cứu về các yếu tố dẫn dắt cá nhân tham gia vào hoạt động gian lận vào năm 1950. Ông đã phát triển lý thuyết tam giác gian lận vào năm 1953, đến năm 1973 trở thành FTT - Fraud Triangle Theory. Luận điểm chính là gian lận chỉ xảy ra khi có mặt cả ba yếu tố: áp lực, cơ hội và biện minh. Động cơ/Áp lực (Pressure) Áp lực là khi cá nhân nhìn nhận vấn đề không thể giải quyết được bằng các phương pháp hợp pháp và không thể chia sẻ. Những áp lực này có thể là tài chính hoặc phi tài chính. Khoảng 95% các trường hợp gian lận đã được phát hiện là do những áp lực tài chính (Albrecht và cộng sự, 2006). Cơ hội (Opportunity) Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận. Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là khả năng nắm bắt thông tin và có kẽ hở để thực hiện. Hợp lý hóa/thái độ/biện minh (Rationalization) là việc tự thuyết phục bản thân rằng hành động đó có thể chấp nhận được. Ba yếu tố gian lận được tóm tắt bởi Cressey (1953) được trình bày trong một biểu đồ (hình 1). Áp lực Gian lận Cơ hội Biện minh Hình 1: Tam giác gian lận Nguồn: Cressey (1953) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng dữ liệu 530 phiếu khảo sát các chuyên gia trên thị trường chứng khoán, gồm các chuyên gia ở Ủy ban Chứng khoán nhà nước, các nhà quản lý và các nhà môi giới trên 5 năm kinh nghiệm tại các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư hơn 5 năm kinh nghiệm. Đây là những đối tượng có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có kiến thức chuyên môn để nhìn nhận và đánh giá được các yếu tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên tham khảo các yếu tố tam giác gian lận trong nghiên cứu của Cressey (1953). Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố tác động đến hành vi gian lận. Bảng các yếu tố của biến độc lập được xác định dưới đây: TT Chỉ báo đo lường Ký hiệu Nguồn/tác giả A Yếu tố áp lực 1 Cần số tiền lớn cho dự định trong tương lai AL1 Cressey (1953), Lou & Wang (2009) 674
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2 Thu nhập hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu AL2 Cressey (1953), Vona (2008) chi tiêu 3 Áp lực chi trả các khoản vay nợ trước đó AL3 Cressey 1953, Vona (2008), Lou & Wang (2009) 4 Áp lực do cấp trên yêu cầu phải thực hiện AL4 Moyes và cộng sự (2005), Lou & Wang (2009) 5 Người quản lý cty chịu áp lực vì giá chứng AL5 Moyes và cộng sự (2005), Mock và cộng sự khoán ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, uy tín của (2005) cty 6 Người quản lý cty chịu áp lực vì giá chứng AL6 Moyes và cộng sự (2005), Mock và cộng sự khoán ảnh hưởng đến kế hoạch huy động (2005) vốn/kinh doanh của cty sắp tới B Yếu tố cơ hội 1 Người có thông tin nội bộ chưa công bố của CH1 Cressey (1953), Võ Thị Hoàng Nhi (2008) công ty 2 Sự thông đồng của cty chứng khoán, cổ đông CH2 Free and Murphy (2015), Dorminey và cộng lớn và cty phát hành sự (2010) 3 Nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin CH3 Nguyễn Đức Hiển (2012), Kết quả phỏng của tổ chức phát hành. vấn sâu 4 Nhà đầu tư dễ dàng cho mượn TK chứng CH4 Kết quả phỏng vấn sâu khoán 5 Các dịch vụ “Tín dụng tạo đòn bẩy” của CH5 Kết quả phỏng vấn sâu CTCK. 6 Giám sát phát hiện gian lận của Nhà nước CH6 Smith và cộng sự (2005), Skousen & Wright chưa hiệu quả (2006) 7 Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính CH7 Cressey (1953), Smith và cộng sự (2005) răn đe 8 Các biện pháp xử phạt không kịp thời, chậm CH8 Cressey (1953), Lou & Wang (2009) trễ 9 Thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà CH9 Smith và cộng sự (2005), Skousen & Wright nước có nhiều hạn chế (2006) 10 Nhà đầu tư mua bán theo lời giới thiệu của CH10 Nguyễn Đức Hiển (2012), Kết quả phỏng người khác vấn sâu 11 Nhà đầu tư mua bán theo nhà đầu tư nước CH11 Nguyễn Đức Hiển (2012), Kết quả phỏng ngoài vấn sâu 12 Nhà đầu tư mua bán theo khuyến nghị của các CH12 Nguyễn Đức Hiển (2012), Kết quả phỏng nhà phân tích, môi giới vấn sâu 13 Nhà đầu tư mua bán theo các thông tin tư vấn CH13 Nguyễn Đức Hiển (2012), Kết quả phỏng trên các diễn đàn chứng khoán vấn sâu 675
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 C Yếu tố biện minh 1 Ý thức kém trong việc tuân thủ các quy định BM1 Smith và cộng sự (2005), Skousen & Wright pháp luật (2006). 2 Thiếu cẩn trọng trong việc tuân thủ các quy BM2 Albrecht & Romney (1986), kết quả phỏng định pháp luật vấn sâu. 3 Tiền sử có vi phạm về công bố thông tin BM3 Tạ Thu Trang (2017), kết quả phỏng vấn sâu. 4 Do hạn chế trong hiểu biết các quy định của BM4 Albrecht & Romney (1986), kết quả phỏng pháp luật vấn sâu. 5 Cho rằng thu nhập từ giao dịch này là chính BM5 Free và cộng sự (2007), Mayhew & Murphy đáng, là nhu cầu đầu tư cá nhân (2014). 6 Đổ lỗi cho người khác hoặc do hoàn cảnh BM6 Free và cộng sự (2007), Mayhew & Murphy khách quan (2014). 7 Cho rằng hành vi này không nghiêm trọng, BM7 Cressey (1953), Free và cộng sự (2007), không làm ảnh hưởng đến ai Mayhew & Murphy (2014). 8 Các thành viên quản lý có giao dịch chứng BM8 Tạ Thu Trang (2017), kết quả phỏng vấn khoán của cty thường xuyên sâu. Nguồn: Tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu Biến phụ thuộc được xác định là các hành vi bị cấm tại Điều 70, Mục 4, Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 5/8/2015 hợp nhất Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 và Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 về hướng dẫn luật chứng khoán sửa đổi bao gồm: - Sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch chứng khoán (FR1). - Sử dụng nhiều tài khoản giao dịch nhằm tạo cung cầu giả tạo (FR2). - Thông đồng để liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo (FR3). - Giao dịch với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa với mục đích gây ảnh hưởng lên giá chốt (FR4). - Đưa ra các ý kiến thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo ảnh hưởng đến giá chứng khoán (FR5). - Công bố thông tin sai lệch (FR6). Số liệu sau khi thu thập, làm sạch được xử lý dựa trên chương trình SPSS thông qua các bước kiểm định độ tin cậy của thang đo, với hệ số cronback Alpha > 0,7. Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm tra giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo, trong đó hệ số tải nhân tố > 0,5, phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp xoay các nhân tố Varimax. Sau khi loại bỏ và nhóm các chỉ báo thành các biến mới, nghiên cứu kiểm định lại độ tin cậy của thang đo. Cuối cùng, tiến hành phân tích tương quan và mô hình hồi quy bội. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Kết quả phân tích kiểm định Cronbach's Alpha cho thấy độ tin cậy của thang đo dùng trong phân tích khi hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các biến đều > 0,7. Tuy nhiên, chỉ báo AL1 có hệ số Cronback’s Alpha if Item Delete là 0,763 lớn hơn so với hệ số Cronbach's Alpha của biến AL (0,756). Vì vậy, để tăng tính phù hợp của thang đo, nghiên cứu tiến hành loại chỉ báo này. 676
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronback Alpha STT Biến Ký hiệu Hệ số Cronback Alpha 1 Yếu tố áp lực AL 0,763 2 Yếu tố cơ hội CH 0,821 3 Yếu tố biện minh BM 0,798 4 Hình thức gian lận HT 0,806 Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả Sau khi tiến hành kiểm định mức độ phù hợp của thang đo, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Quá trình phân tích được thực hiện hai lần, trong đó hệ số tải nhân tố trong các lần phân tích đều có giá trì > 0,5, thể hiện mối tương quan phù hợp giữa các biến quan sát (các chỉ báo) và các nhân tố lựa chọn trong mô hình. Tuy nhiên, do không đảm bảo “giá trị hội tụ” về cùng một nhân tố nên các chỉ báo AL5, AL6, CH1, CH2, CH3, CH4, CH5, BM1, BM2, BM3, BM8 bị loại. Kết quả phân tích lần hai cho thấy dữ liệu còn lại đủ điều kiện phân tích do có các hệ số tải nhân tố > 0,5 và thỏa mãn hai điều kiện là "Giá trị hội tụ" (các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố) và "Giá trị phân biệt" (các biến quan sát thuộc về nhân tố này phân biệt với nhân tố khác). Đồng thời, các chỉ báo CH6, CH7, CH8, CH9 nhóm lại đặt tên là CHa (Quản lý giám sát thị trường chưa hiệu quả); các chỉ báo CH10, CH11, CH12, CH13 nhóm lại đặt tên là CHb (Hiệu ứng tâm lý đám đông). Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố EFA Phân tích Hệ số P-value Phương sai Hệ số tải Kết luận EFA KMO trích nhân tố Lần 1 0,847 0,000 61,259 Tất cả > 0,5 Loại bỏ 11 chỉ báo Lần 2 0,807 0,000 60,619 Tất cả > 0,5 Đủ điều kiện phân tích Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả Sau khi phân tích nhân tố EFA, loại bỏ các chỉ báo không thích hợp và nhóm lại thành các biến mới, tác giả tiến hành đánh giá lại độ tin cậy của thang đo. Kết quả cho thấy độ tin cậy của các thang đo còn lại phù hợp (hệ số Cronback Alpha đều lớn hơn 0,7). Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tác động độc lập đến hành vi gian lận. Đồng thời, giữa các biến có mối tương quan khá chặt với nhau (hệ số Sig. (2-tailed) đều < 0,05). Vì vậy, để đảm bảo mức độ chính xác, cần phải xem xét kỹ lại vai trò của biến độc lập trên mô hình hồi quy đa biến bằng cách xem xét mức độ tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến vì hệ số phóng đại phương sai VIP đều nhỏ hơn 2. Điều này chứng tỏ mức độ chính xác của kết quả kiểm định mô hình và dữ liệu thu thập. Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam STT Biến độc lập B Hệ số hồi quy chuẩn Sig. Hệ số phóng đại hóa Beta phương sai VIP (Constant) 1,731 ,000 1 AL -,037 -,050 ,191 1,097 2 CHa ,341 ,419 ,000 1,224 3 CHb ,066 ,073 ,081 1,294 4 BM ,161 ,186 ,000 1,364 Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả 677
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị Sig. của biến AL là 0,191 > 0,05, giá trị Sig. của biến CHb là 0,081 > 0,05. Điều này chứng tỏ hai biến AL và CHb không ảnh hưởng đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các biến còn lại bao gồm CHa, BM đều có hệ số Sig. < 0,05, đồng thời hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta đều dương. Điều này nghĩa là các biến này đều có tác động thuận chiều tới biến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ tự ảnh hưởng là CHa với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0,419, BM (0,186). Phương trình hồi quy thu được: Gian lan = 1,731 + 0,341*CHa + 0,161*BM 3.2. Đánh giá Như vậy, các yếu tố áp lực hoàn toàn không có tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này ngược với các nghiên cứu trong nước của Lý Trần Kim Ngân (2011), Lê Nguyễn Thế Cường (2013), Trần Thị Giang Tân (2014), do các nghiên cứu này tập trung vào gian lận báo cáo tài chính với yếu tố áp lực tác động mạnh nhất. Yếu tố lợi ích nhóm (Thông đồng của các công ty chứng khoán, người nội bộ, tổ chức phát hành) cũng không tác động đến hành vi gian lận. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Free and Murphy (2015) với 58.7% gian lận tài chính có đồng phạm. Ngoài ra “Thông đồng” (Collusion ) cũng là yếu tố trung tâm trong nhiều vụ gian lận phức tạp và tốn kém (Dorminey và cộng sự (2010); KPMG (2012); Klein & Maxson (2006)). Yếu tố tâm lý đám đông cũng đã không còn tác động đến hành vi gian lận như trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiển (2012). Cho thấy kiến thức và hành vi của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng khoán đã được nâng cao. Đây là một kết quả thể hiện sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Yếu tố tác động lớn nhất đến hành vi gian lận là yếu tố cơ hội (quản lý, giám sát thị trường chưa hiệu quả). Đây cũng là một thực tế lớn dẫn đến việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi luật chứng khoán trong thời gian vừa qua. Nhiều các nội dung được sửa đổi nhằm tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán hiệu quả hơn. Yếu tố biện minh hoàn toàn tác động đến hành vi gian lận. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong nước của Lý Trần Kim Ngân (2011), Lê Nguyễn Thế Cường (2013), Trần Thị Giang Tân (2014), các nghiên cứu này cho thấy yếu tố biện minh có tác động lớn thứ 2 đối với hành vi gian lận trong Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, yếu tố biện minh rất khó để quan sát vì không thể đọc được tâm của kẻ thủ phạm (Cressey (1953), Wells (2005)). Do đó, cần thêm các nghiên cứu về yếu tố này về gian lận trên thị trường chứng khoán. Trong phòng ngừa và hạn chế hành vi gian lận ở Việt Nam, cần phải tập trung hạn chế yếu tố biện minh. 4. Giải pháp Một số giải pháp hạn chế các cơ hội và ngăn ngừa biện minh giúp phòng ngừa gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay: Một là, cần tăng cường thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có quyền buộc đối tượng đến làm việc để đối chất; không có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan liên quan như: ngân hàng, cơ quan thuế, cung cấp thông tin về dòng tiền giữa các tài khoản nghi vấn; về thông tin trao đổi giữa đối tượng nghi vấn; về danh tính, nhân thân đối tượng để xác minh; làm rõ mối liên hệ giữa các đối tượng, sự móc nối, thông đồng giữa các đối tượng trong thực hiện hành vi vi phạm Do đó, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh vi phạm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có quyền: yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng có dấu hiệu vi phạm về thị trường chứng khoán; yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về giao dịch tài khoản ngân hàng liên quan đến chứng khoán của đối tượng có dấu hiệu vi phạm; triệu tập tổ chức, cá nhân có liên quan đến làm việc để làm rõ hành vi vi phạm. Nội dung này cũng được được các đại biểu Quốc hội góp ý bổ sung trong dự thảo sửa đổi luật chứng khoán. 678
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hai là, hoàn thiện các tiêu chí giám sát. Cần có hệ thống tiêu chí giám sát trực tuyến theo thời gian thực để linh hoạt, bổ sung bộ tiêu chí giám sát hành vi, chú trọng đến các tiêu chí cảnh báo sớm, chủ động phòng ngừa đối với thị trường và giảm thiểu việc phải xử lý sau khi vụ việc đã diễn ra. Đối với bộ tiêu chí giám sát hành vi, cần chú trọng nghiên cứu khả năng tích lũy cổ phiếu trước khi thực hiện hành vi. Đây là một giai đoạn cơ bản trước khi thực hiện hành vi thao túng giá hoặc tạo cung cầu giả tạo đối với một chứng khoán. Các tiêu chí trong giám sát hành vi cần quan tâm gồm: - Lệnh đặt có khả năng tạo cung cầu. Đây là loại lệnh đặt trong đợt khớp lệnh liên tục nhằm mục đích làm cho các nhà đầu tư khác nhầm tưởng về tính thanh khoản của của thị trường. - Lệnh khớp có khả năng tác động vào giá của cổ phiếu, đặc biệt trong các phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa và xác định giá mở cửa. - Tần suất đặt lệnh. Đây là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá ý thức chủ quan của người có các loại lệnh đặt có khả năng tác động vào cung cầu và giá chứng khoán vào hoạt động giao dịch của chứng khoán đó. - Quan hệ trong hoạt động giao dịch giữa các tài khoản. Đây là yếu tố bổ trợ cho các tiêu chí được nêu ở trên. Việc xác định quan hệ trong hoạt động giữa các tài khoản được thực hiện thông qua các tài khoản đối ứng, khớp lệnh hỗ trợ luân phiên giữa các tài khoản trong khoảng thời gian phân tích. Kết quả phân tích quan hệ trong hoạt động giữa các tài khoản sẽ là căn cứ để xác định nhóm tài khoản thực hiện hoạt động thao túng đối với cổ phiếu. Ba là, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực quản lý, giám sát, thực thi pháp luật Đào tạo kỹ năng phối hợp điều tra cho các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật. Trong các vụ việc phức tạp, đòi hỏi cần nhiều kiến chuyên môn, kỹ thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể thành lập các đội đặc nhiệm gồm nhân viên của các cơ quan này. Hiện nay, các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán có thể bị xử lý hình sự. Mức độ am hiểu chuyên môn của các tòa án là một trong những nhân tố quan trọng về tính hiệu lực của các hoạt động cưỡng chế - thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nói chung, chứ không đơn thuần của cơ quan giám sát, nhất là trong các hoạt động tố tụng dân sự và hình sự. Tính phức tạp của hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá chứng khoán gây nhiều khó khăn cho những người không có kiến thức chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực này trong việc hiểu được phương thức đương sự trong các vụ án kiếm lời bằng cách nào. Nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên, các khóa học dành cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nên được cơ quan quản lý chứng khoán tổ chức liên tục, thường xuyên. Các khóa học này sẽ có tác dụng to lớn nếu các đội đặc nhiệm gồm công an, tòa án chuyên điều tra, xét xử các tội phạm trên thị trường vốn được thành lập, như đã đề cập ở phần trên. Bốn là, bồi dưỡng trình độ, nhận thức cho các nhà đầu tư Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Hầu như nhà đầu tư có học vấn cao không bao giờ khiếu nại rằng, họ không hề nhận thức được bản chất mật và trọng yếu của thông tin nội bộ và rằng không biết về quy định cấm giao dịch nội gián, Vì vậy, thông qua các công ty chứng khoán, cần cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu hướng dẫn, bao gồm cả các kiến thức cơ bản, các quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán, các dấu hiệu nhận biết hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Cần có các chuyên đề trong nội dung của chương trình đào tạo về giao dịch nội gián, thao túng giá để truyền tải đến mọi đối tượng những kiến thức cơ bản, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia thị trường chứng khoán. 679
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Albrecht, w. s., & Romney, M. B. (1986), Red-flagging management fraud: A validation, Advances in Accounting, 3, 323-333. [2] Cressey, D.R. (1950), The Criminal violation of financial trust, American sociological Review, 15(6), pp.738-743, December. [3] Cressey, D. R. (1953), Other People’s Money, Montclair, NJ: Patterson Smith, pp.1-300. [4] Dorminey, J. Fleming, A.S., Kranacher, M. & Riley, R.A. Jr. (2010), Beyond the fraud triangle: Enhancing deterrence of economic crimes, CPA Journal, 80 (7), pp.17-23. [5] Free, C. and Murphy, P. (2015), The ties that bind: the decision to co-offend in fraud, Contemporary Accounting Research, Vol. 32 No. 1, pp. 18-54. [6] Lou Y.I. and Wang M.L. (2009), Fraud risk factor of the fraud triangle assessing the likelihood of fraudulent financial reporting, Journal of Business & Economics Research 7 (2) : 61 - 78. [7] Mayhew, B. and Murphy, P. (2014), The impact of authority on reporting behavior, rationalization and affect, Contemporary Accounting Research, Vol. 31 No. 2, pp. 420-443. [8] Mock, T.J. & Turner, J. L. (2005), Auditor identification of fraud risk factors and their impact on audit programs, International Journal of Auditing, vol.9, no.1, pp59-77. [9] Moyes G., Lin, P. & Landry-Jr, R. (2005), Raise the red flag, Internal Auditor, October: 47-51. [10] Skousen, C.J., Wright, C. J., (2006), Contemporaneous Risk Factors and the Prediction of Financial Statement Fraud, Available at SSRN: [11] Smith, M., Omar, N., Sayed, I. S. I. and Baharuddin, I. (2005), Auditors' perception of fraud risk indicators: Malaysian Evidence, Managerial Auditing Journal, Vol. 20, No. 1, 73-85 [12] Tạ Thu Trang (2017), Kiểm toán gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân. [13] Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), Đánh giá rủi ro gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & phát triển, số 26( 1), tr. 74-94. [14] Văn phòng Quốc hội, Văn bản hợp nhất Luật Chứng khoán số 27/VBHN-VPQH, ngày 18/12/2013. [15] Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 29 tháng 8/2008, tr. 42- 45. [16] Vona, I. W. (2008), Fraud Risk Assessment: Building a Fraud Audit Programme, Hoboken, New Jersey: John Wiley and Sons. [17] Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 29 tháng 8/2008, tr. 42- 45. 680