Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của Báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 1000
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của Báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_tinh_kip_thoi_cua_bao_cao_tai_chinh.pdf

Nội dung text: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của Báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thúy Trinh, Hoàng Thị Ngọc Diệu, Cao Vi Kiều My Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo TÓM TẮT Trước sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hiện đại và hoạt động kinh doanh toàn cầu, tính kịp thời của công bố thông tin có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Việc công bố thông tin kịp thời và chính xác là vô cùng quan trọng. Cùng với các cơ hội hội nhập với quốc tế kèm theo đó là những rủi ro, thách thức về nguồn vốn, quy mô nên tính kịp thời của BCTC càng có ý nghĩa quan trọng trong việc cạnh tranh và phát triển. Từ đó, bài tham luận này đưa ra các phương pháp, thống kê, phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp định lượng kết hợp với phân tích, tổng hợp thông qua đó có thể đưa ra các kết quả chính xác hỗ trợ cho việc ra quyết định mang tính lợi ích. Từ khóa: Báo cáo tài chính, công ty niêm yết, tính kịp thời. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhìn nhận được tính kịp thời và chính xác của BCTC là quan trọng và cần thiết cho quá trình ra quyết định cũng như lường trước được những rủi ro không đáng có. Ngoài ra, để Việt Nam có thể có thể bắt kịp với nhịp độ của nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp của Việt Nam đã cố gắng để nâng cao tính hiệu quả và giảm rủi ro đến mức thấp nhất, đồng thời tạo sức cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn. Với đề tài này nhằm giải quyết làm rõ các vấn đề: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tính kịp thời của BCTC các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặt ra mục tiêu khảo sát thực trạng về tính kịp thời của BCTC năm 2018 của các công ty niêm yết trên HOSE. Mức độ tác động của các nhân tố xác định được đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường tính kịp thời của BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các nghiên cứu trong nước: Nguyễn An Nhiên (2013) với đề tài “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”. Cũng trong năm 2013, tác giả Đặng Đình Tân đã có bài viết “Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam”. Trong năm 2015 là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Trinh với tên gọi “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Vào năm 2016, tác giả 1435
  2. Nguyễn Thị Xuân Vy cũng đã nghiên cứu về đề tài này với tên “Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời việc công bố thông tin BCTC của các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đề tài này rất ít vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và thị trường chứng khoán còn khá non trẻ nên đề tài này còn khá mới mẻ nên ít các bài nghiên cứu. Nhưng đa số các tác giả đều sử dụng phương pháp chính là phương pháp định lượng. Các nghiên cứu nước ngoài: Đầu tiên là nghiên cứu của Rowland K và cộng sự vào năm 1989 với nghiên cứu “Timeliness of financial reporting, the firm size effect, and stock price reactions to annual earnings announcements”. Vào năm 2009 với tiêu đề “Determinants of audit report lag does implementing corporate governance have any impact? Empirical evidence from Egypt”. Một nghiên cứu khác của Ash Turel được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2010 với tên đề tài “Timeliness of financial reporting in emerging capital market: Evidence from Turkey”. Gần đây nhất là nghiên cứu của Aldaoud và Khaldoon Ahmad Mohammad vào năm 2015 với tiêu đề “The influence of corporate governance and ownership concentration on the timeliness of financial reporting in Jordan”. Các nghiên cứu này được thực hiện ở các thời gian và thời điểm khác nhau nhưng có điểm chung là nghiên cứu về độ trễ của BCTC. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, ở các nước phát triển nhu cầu về tính kịp thời của BCTC là vô cùng quan trọng. Theo chuẩn mực, báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS Framework) do y ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) phê chuẩn tháng 9/2010, xác định mục đích của BCTC là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp (DN) cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về cung cấp nguồn lực cho DN” (IASB, 2010a). Ngoài ra, BCTC cung cấp thông tin toàn diện nhất về kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm kể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (Luật kế toán năm 2015, điều 29), đặc biệt là các nhà đầu tư thông qua BCTC do doanh nghiệp cung cấp sẽ có thể nhận định, phân tích và quyết định chọn lựa đầu tư sao cho có hiệu quả. Và nó chỉ hữu ích khi nó phản ánh đúng thực trạng. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả. Chính vì vậy, BCTC phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời đáp ứng theo đúng nguyên tắc của công bố thông tin trên TTCK. Mỗi đối tượng quan tâm đến BCTC trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình. Tính kip thời: Theo IASB (2018), mục tiêu của việc lập BCTC của đơn vị kế toán là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các NĐT, bên cho vay, hoặc các bên cấp tín dụng khác, hiện tại hoặc tiềm năng, trong việc đưa ra các quyết định cung cấp nguồn lực cho đơn vị kế toán. 1436
  3. Trong nghiên cứu này, “tính kịp thời” được hiểu như là tính kịp thời của hoạt động kiểm toán độc lập BCTC và được đo lường bằng số ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán. Tính kịp thời của BCTC cũng được pháp luật quy định rõ trong các luật như Luật Kế toán năm 2015. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô hình nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều biến nhân tố khác nhau để đánh giá mức độ ảnh hưởng lên tính kịp thời của báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp được niêm yết ở các quốc gia. Mô hình nghiên cứu này dựa trên mô hình của Carslaw và Kaplan (1991) và một số tác giả sau này như Raja Adzrin Raja Ahmad, Khairul Anuar Bin Kamarudin (2003), Ash Turel (2010). Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp và chọn ra bảy (07) nhân tố phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam: (1) Quy mô công ty, (2) Ngành, (3) Thu nhập trên cổ phiếu, (4) Lợi nhuận kinh doanh, (5) Loại công ty kiểm toán, (6) Đòn bẩy tài chính, (7) Loại ý kiến kiểm toán, để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố này với tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Hose. Trong mô hình này, tính kịp thời của báo cáo tài chính được thể hiện là thời hạn công bố báo cáo tài chính đúng hạn quy định. Thời hạn công bố báo cáo tài chính là nhân tố bị tác động (biến phụ thuộc) mà nghiên cứu cần khảo sát. Nhân tố tác động (biến độc lập) là các nhân tố bao gồm: quy mô công ty, ngành, Thu nhập trên cổ phiếu, lợi nhuận kinh doanh, loại công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính và loại ý kiến kiểm toán. Để phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng phần mềm định lượng để xác định các yếu tố tác động đến tính kịp thời của BCTC. Dữ liệu được xử lý qua 2 bước sau: Bước 1: Thống kê mô tả các nhân tố độc lập từ đó đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC trong mẫu. Bước 2: Sau khi phân tích mô tả ban đầu, tiến hành chạy hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường, kiểm tra các thông số cần thiết sau: – Kiểm định ANOVA với trị số thống kê F. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê thì mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được. – Kiểm định hệ số hồi quy t của từng nhân tố, nếu có ý nghĩa thống kê thì kết luận nhân tố có tác động đáng kể tính kịp thời của BCTC. – Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phương sai phóng đại (VIF). Nếu VIF có giá trị <10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. – Kiểm định tự tương quan qua hệ số Durbin-Watson. Nếu giá trị của Dubin-Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 thì kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình. – Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn. Nếu Mean gần bằng 0, và Std.Dv gần bằng 1 thì có thể kết luận phương trình hồi quy có phân phối chuẩn. 1437
  4. – Ước lượng R2 và R2 hiệu chỉnh. – Các nhân tố có tác động đến tính kịp thời của BCTC. – Ước lượng sự tác động của từng nhân tố tính kịp thời của BCTC. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả của quá trình nghiên cứu: Với cách đo lường biến phụ thuộc kịp thời, kết quả khảo sát cho thấy có 78.19% DNNY CBTT đúng thời gian quy định. Như vậy, số DNNY CBTT chưa “kịp thời” vẫn còn khá cao. Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa 7 yếu tố tác động (biến độc lập) đến tính kịp thời trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết (biến phụ thuộc) có dạng như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε Nghiên cứu thực hiện chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), đây là phương pháp mà phần mềm SPSS sẽ xử lý cùng một lúc tất cả các biến độc lập. Kết quả cho thấy các hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 5 chứng tỏ mô hình không bị đa cộng tuyến. Đồng thời giá trị của thống kê D (Durbin-Watson) bằng 2.151 – giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập: SIZE, BRAND, ROE, OPIN, LEV đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(7,92) = 1.9860 (nhỏ nhất là 2.401) và các giá trị Sig. của các biến này đều thể hiện độ tin cậy khá cao, đều 0.05, thể hiện độ tin cậy kém. Ngoài ra, vì hệ số R2 = 0.568 0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Giá trị hệ số R2 là 0.568, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 56.8%. Nói cách khác, mô hình hồi quy này giải thích được 56.8% mức độ CBTT, các phần còn lại là do sai số và các yếu tố khác. Hệ số F sau khi đổi là 8.041 và giá trị Sig. rất nhỏ (< 0.05) nên hàm có độ tin cậy cao. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM như sau: Y = 0.472*SIZE + 0.429*LEV + 0.389*BRAND + 0.120*ROE - 0.034*OPIN Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố SIZE, LEV, BRAND, ROE, OPIN đều có tác động đến tính kịp thời của BCTC của các CTNY Việt Nam. Trong đó nhân tố Ý kiến công ty kiểm toán có tác động ngược chiều, còn các nhân tố còn lại thì có tác động cùng chiều. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định: (1) Kích thước mẫu là 100 là tương đối nhỏ so với tổng thể nghiên cứu và chỉ nghiên cứu số liệu trong năm tài chính 2018. Các nghiên cứu 1438
  5. khác có thể nghiên cứu với phạm vi rộng hơn và sử dụng chuỗi thời gian liên tục để đánh giá đầy đủ hơn tính kịp thời của BCTC của các CTNY; (2) Hạn chế về việc xây dựng mô hình nghiên cứu: tính kịp thời của BCTC được nghiên cứu rất nhiều ở các nước phát triển và có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến điều này, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề cập đến 07 nhân tố với mức độ phù hợp của mô hình là 56.8%. Đây là mặt hạn chế lớn của nghiên cứu, hy vọng trong các nghiên cứu tiếp theo sẽ sẽ xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Đình Tân, (2013). Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, tr. 47 – 52. [2] Nguyễn An Nhiên, (2013). Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM. [3] A.K.M Waresul Karim & Jamal Uddin Ahmed (2005). Does regulatory change improve Financial reporting timeliness? Evidence from Bangladeshi Listed companies. [4] Al-Ghanem, Wafa and Hegazy, Mohammed (2011). An empirical analysis of audit delays, and timeliness of corporate financial reporting in Kuwait, pp.73-90. [5] Alim Al Ayub Ahmed, Md. Shakawat Hossain (2010). Audit Report Lag: A Study of the Bangladeshi Listed Companies, ASA University Review, pp. 49 – 55. [6] AAA ( American Accounting Association) (1955). Standards of Disclosure for Published Financial Reports, The Accounting Review, pp. 46. 1439