Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smart banking của sinh viên trường đại học Hutech

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 1970
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smart banking của sinh viên trường đại học Hutech", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_su_dung_smart_banking_cu.pdf

Nội dung text: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smart banking của sinh viên trường đại học Hutech

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG SMART BANKING CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUTECH Lê Bá Khải Hoàn, Võ Thị Phi Yến, Hoàng Thị Thúy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Smart Banking của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho đề tài một phần thành công không nhỏ trong việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Smart Banking. Song, qua đó các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam tận dụng các điểm mạnh và cơ hội khắc phục các rủi ro để phát triển dịch vụ Smart Banking ngày càng hoàn thiện hơn, đa dạng hơn và lớn mạnh hơn trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế hiện nay. Từ khóa: công nghệ, ngân hàng điện tử, smart banking, tài chính, ứng dụng. 1 GIỚI THIỆU Smart Banking là loại dịch vụ ngân hàng trên thiết bị điện thoại di động thông minh do ngân hàng cung cấp cho cho khách hàng cá nhân của mình. Dịch vụ này thường dùng trong các quá trình giao dịch về tài chính, thanh toán, tín dụng của ngân hàng thông qua thiết bị di động có kết nối Internet. Smart Banking được hiểu là công nghệ tài chính với các ứng dụng hiện đại nhất về công nghệ phục vụ trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, nằm trong xu hướng Cách mạng Công nghiệp hóa lần thứ 4. Smart Banking đã và đang mang tới những sự sáng tạo và đổi mới làm thay đổi hệ thống ngân hàng - tài chính truyền thống khi dần chuyển sang hình thức giao dịch đơn giản hiện đại. Do thanh toán còn sử dụng tiền mặt theo phương thức truyền thống, sự phối hợp giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ này còn yếu, khách hàng còn e ngại về tính an toàn, bảo mật trong giao dịch, họ sợ phức tạp, sợ thiếu nhận thức về dịch vụ và lợi ích mang lại của SB. Đây cũng là tâm lý của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. HCM nói riêng mỗi khi phải thực hiện các giao dịch liên quan đến học phí hay chi phí sinh hoạt tại ký túc xá trong khuôn viên trường. Nguyên nhân của tâm lý bất an này chủ yếu là do sinh viên chưa nắm rõ được cách thức giao dịch thông qua SB cũng như chưa tìm hiểu và nắm bắt được những lợi ích to lớn khác mà SB có thể đem lại cho chúng ta. Câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là “Tại sao sinh viên Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM vẫn không sử dụng dịch vụ này, mặc dù đã biết về sự tiện lợi mà dịch vụ này mang lại?”. Để gia tăng số lượng sinh viên sử dụng và giá trị giao dịch SB thì nhóm chúng tôi đã chọn chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SB của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.HCM”, từ đó đưa ra những cách khắc phục và gợi ý cho các nhà quản trị của các 2431
  2. NHTM, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể tăng số lượng sinh viên sử dụng dịch vụ này cho các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của hình thức Khoa học - Công nghệ dẫn đến nhiều Ngân hàng Thương Mại ở Việt Nam đua nhau thực hiện và áp dụng vào mô hình kinh doanh sao cho phù hợp và hiện đại nhất có thể dành cho khách hàng của mình. Chính vì thế dịch vụ Smart Banking không thể nào vượt qua tầm mắt của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, song các khách hàng vẫn chưa thật sự quan tâm sâu sắc với hình thức này và hầu như quá lệ thuộc vào hình thức giao dịch truyền thống. Do vậy, hàng loạt các bài báo khoa học về Smart Banking cũng như các mô hình ngiên cứu khoa học được đưa ra để giải thích và nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Smart Banking của khách hàng hiện nay, qua đó các ngân hàng có thể áp dụng để điều chỉnh các chiến lược sao cho phù hợp với nhu cầu và tâm lý sử dụng của khách hàng. Có rất nhiều lý thuyết liên quan đến quyết định sử dụng Smart Banking của khách hàng như: Thuyết hành vi tiêu dùng, Thuyết hành động hợp lý (TRA) theo quan điểm của Martin Fishbein & Icek Ajzen (1975), Thuyết hành vi tự định (TPB) theo Icek Ajzen (1991), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) theo Davis (1985) và Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Một số nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các loại ngân hàng điện tử cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu có liên quan mà nhóm tham khảo như: Lê Thị Kim Tuyết (2011), Nguyễn Thị Quý (2014), Phạm Thanh Tùng ( 1 ) Từ nền tảng của các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết có sẵn về Smart Banking, ta tiến hành điều chỉnh sai xót của thang đo và rút ra thang đo chính thức cho mô hình cho thật sự phù hợp. Sau đó tạo lập và đưa ra bảng câu hỏi thí điểm để khảo sát trên diện rộng. Tiếp theo là quy trình thu thập dữ liệu. Kết quả điều tra thí điểm là cơ sở để nhóm kiểm định độ tin cậy bước đầu của đo lường và điều chỉnh các thang đo có độ tin cậy thấp. Kết quả nghiên cứu định tính là phiếu thu thập thông tin được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Sau đó, ta dùng phương pháp khác nhau để kiểm định và phân tích số liệu. Số liệu này được thực hiện thông qua bảng khảo sát được gửi trực tiếp tới 270 sinh viên. Phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu. Phương pháp này là để loại bỏ các biến không có ý nghĩa. Sau đó dữ liệu sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá hai tiêu chí quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Cuối cùng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy được sử dụng để đưa ra hàm hồi quy đa biến giải thích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc. Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá các thang đo, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố, cũng như kiểm định các giả thuyết được nêu ở phần trên. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến trong nghiên cứu được thực hiện đều nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 và chỉ tiêu Tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha tổng 2432
  3. cho thấy các biến đều đảm bảo độ tin cậy, đủ tiêu chuẩn để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp đến chúng ta chuyển sang kiểm tra nhân tố khám phá EFA, kết quả phân tích EFA các biến của mô hình như sau: tương tự với các biến độc lập, biến phụ thuộc với 5 thang đo được tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA theo phương pháp Principal Component với phép quay Varimax. Giá trị KMO đạt mức chấp nhận với giá trị 0.828, nằm trong khoảng từ 0,5-1,0, phép phân tích các biến này với nhau là hoàn toàn phù hợp với mô hình. Theo đó, chỉ số sig của kiểm định của Barlett có trị giá bằng 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết H0 cho rằng các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể sẽ bị bác bỏ. Cuối cùng, tổng phương sai trích của kết quả phân tích EFA cho thấy, trị giá của hệ số này đạt 59.449% lớn hơn mức 50%. Điều này mang ý nghĩa cho khả năng sử dụng một nhân tố để có thể giải thích cho 15 biến quan sát trong mô hình này đạt ở mức 59.449%. Bài viết thực hiện hồi quy tuyến tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking của sinh viên tại trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, biến phụ thuộc là Quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking của Sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH); biến độc lập bao gồm: Bảo mật và riêng tư, Niềm tin, Sự hữu ích và Tính dễ sử dụng. Sau khi loại bỏ các biến không đủ tiêu chuẩn ra thì ta có kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Model Summaryb Adjusted R Std. Error of Durbin- Model R R Square Square the Estimate Watson 1 .808a 0.653 0.648 0.3162 1.734 a. Predictors: (Constant), NT, TDSD, HI, BMRT b. Dependent Variable: Y Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity T Coefficients Coefficients Statistics Model Sig. B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) 0.599 0.132 4.527 0.000 BMRT 0.317 0.04 0.363 7.878 0.000 0.639 1.566 1 TDSD 0.144 0.032 0.189 4.495 0.000 0.771 1.297 HI 0.165 0.03 0.236 5.475 0.000 0.732 1.366 NT 0.22 0.034 0.279 6.44 0.000 0.723 1.383 a. Dependent Variable: Y Bảng 1 trên đây cho thấy các chỉ số đều cho thấy mô hình có ý nghĩa nghiên cứu khi R2 hiệu chỉnh đạt 0.648, các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê. Giá trị Durbin-Watson đạt 1.734 nằm trong khoảng (1;3) cho thấy không xảy ra hiện tượng tự tương quan, chỉ số VIF của biến Bảo mật riêng tư (bằng 1.566), biến Niềm tin (bằng 1.383), biến Hữu ích (bằng 1.366) và của biến Tính dễ sử dụng (bằng 1.297) nhỏ hơn 10 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa 2433
  4. cộng tuyến hoặc có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nhưng rất nhẹ, không đáng kể và có thể bỏ qua được. Phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau: QDSD = 0.599 + 0.317 Bảo mật và riêng tư + 0.220 Niềm tin + 0.165 Hữu ích + 0.144 Tính dễ sử dụng 4 KẾT LUẬN Ngày nay, các ngân hàng ngày càng thể hiện tham vọng gia tăng vị thế trên mảng “Xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính”, chính vì thế các ngân hàng đang đầu tư rất nhiều cho sự đổi mới và sáng tạo để khẳng định vai trò tiên phong trong công nghệ phát triển và hỗ trợ đưa công nghệ, dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này không những giúp các ngân hàng cạnh tranh giành thị phần thanh toán giữa các ngân hàng nói chung mà còn đem lại nhiều lợi ích khác nói riêng. Smart Banking đã và đang mang tới sự đổi mới và sáng tạo làm thay đổi bộ mặt của hệ thống ngân hàng – tài chính truyền thống khi chuyển sang công nghệ ngân hàng hiện đại tiện lợi cho khách hàng và giúp các ngân hàng có thể giải quyết tính hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ vốn bị giới hạn về mặt thời gian và không gian cũng như các quy trình và thủ tục phức tạp. Trên thực tế, chưa có nhiều quốc gia mạnh về các dịch vụ nâng cao của ngân hàng số bởi các rào cản và thách thức đang gặp phải khiến các ngân hàng không đầu tư mạnh cho Digital Bank. Nếu như các ngân hàng – doanh nghiệp phi ngân hàng khi nhảy vào cuộc chơi Smart Banking, họ phải “vung tiền khuyến mãi”, trả lãi suất cực thấp để thu hút khách hàng tiềm năng. Đây được xem là “cuộc đua” đốt tiền để tăng quy mô thị phần. Bên cạnh các rào cản, thách thức ảnh hưởng đến việc nâng cao và phát triển Smart Banking, ta cần áp dụng tối đa và hiệu quả các giải pháp để can thiệp, điển hình là cần chú trọng và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm can thiệp rủi ro kịp thời, từ đó nâng cấp nhằm tránh xảy ra sự cố tăng cường uy tín để cạnh tranh thị phần thanh toán trên thị trường. Gia tăng sự thỏa mãn các dịch vụ công nghệ của khách hàng về Smart Banking khiến cho “Xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính” được sử dụng một cách hiệu quả hơn trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0 hiện nay. 5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Theo như hiện nay, số lượng khách hàng còn quá quen và lệ thuộc vào hình thức sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống quá nhiều, do vậy cần đầu tư xây dựng các chiến lược quảng bá nhằm nhân rộng quy mô sử dụng Smart Banking của khách hàng ngày nay, cần làm cho họ hiểu Smart Banking là gì và nó mang đếm cho khách hàng sự hữu ích như thế nào. Nên tổ chức các buổi hội thảo trong và ngoài trường nơi có nhiều nguồn khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm, từ đó nâng cao sự nhận thức về sự hữu ích của Smart Banking. Với thời đại công nghệ 4.0 này, hầu như kể từ độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi thì việc làm quen với một công nghệ mới hay ứng dụng mới là một việc không quá khó khăn so với các độ tuổi khác thì đây là nhóm nhân tố có tác động yếu nhất. Cung cấp khách hàng các chỉ dẫn việc sử dụng phải chi tiết thận trọng và dễ hiểu nhất có thể. Nếu như hướng dẫn trên Website thì cần phải đính kèm hình ảnh hoặc clip hướng dẫn làm theo ngắn gọn và cụ thể để khách hàng dễ dàng tiếp thu và thực hiện thao tác đúng. Các ngân hàng cần phải phát triển giao diện Website Smart Banking bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh cho mọi đối tượng khách hàng có thể giao dịch. Màn hình thao tác thân thiện, nội dung sắp xếp logic, dễ tìm kiếm 2434
  5. Yếu tố về tính bảo mật và riêng tư luôn là vấn đề hàng đầu trong việc thực hiện và sử dụng các dịch vụ với hình thức internet, chính vì điều đó Smart Banking cần phải nâng cao tính an toàn bảo mật, vì đây là một trong các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart Banking đã nghiên cứu. Thực tế ngày nay có rất nhiều hacker luôn tìm cách để có thể tìm ra cách xâm nhập nhằm đánh cắp thông tin mọi lúc mọi nơi. Chính vì thế việc đề xuất giải pháp tránh tình trạng không hay là vấn đề tất yếu. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm mang tính bảo mật cao trong giao dịch để đảm bảo an toàn và riêng tư như: sử dụng bàn phím ảo, phương pháp mật khẩu một lần (OTP), sử dụng thiết bị khóa phần cứng (Hardware Token). Hiện nay các ngân hàng lớn trên thế giới thường dùng các phương pháp trên để đảm bảo an toàn giao dịch trên internet. Liên kết và tạo sự đồng nhất giữa các ngân hàng và giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm công nghệ hiện đại nhằm tạo ra một bộ sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng cần đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nâng cao đối với công tác tuyển dụng từng bước tiêu chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng như: Kỹ năng tiếp cận Công nghệ - thông tin; Kỹ năng thuyết phục đối phương; Kỹ năng giải quyết tình huống; Kỹ năng giao tiếp, Đặc biệt cần chú trọng công tác tuyển dụng và lựa chọn cần phù hợp với từng thời kỳ thích hợp, với phương pháp tuyển dụng cần lập ra mô hình và kế hoạch rõ ràng đặc biệt đối với những nguồn lực chất lượng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hair, J. F., Black, B., Babin, B., Andersion, R. E. and Tatham, R. L., (1998), Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc. [2] Yi-Shun Wang, Yu_Min Wang, Hsin-Hui Lin, Tzung-I Tang (2003). Determinants of user acceptance of Internet banking: An emprical study - International Journal of service Industry Management, 14(5), 501-519. [3] Lê Thị Kim Tuyết (2011). “Nghiên cứu động cơ sử dụng Smart Banking của người tiêu dùng tại thành phố Đ Nẵng”, Đại học Đông Á. [4] Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011). “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam” Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 14, số 02/2011,97-105. [5] Koloud and Ghaith (2013). “Internet Banking Adoption in Jordan: A Behavioral Appr ach”, International Journal of Marketing Studies, Tập 5 số 6, trang 84-109. [6] Phạm Thanh Tùng (2013). “Giải pháp phát triển dịch vụ Internet Banking tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM”. [7] Nguyễn Thị Quý (2014). “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Eximbank chi nhánh Tiền Giang”. 2435