Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính giai đoạn 2011-2018
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính giai đoạn 2011-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_viec_lua_chon_cau_truc_von_cua_cac.pdf
Nội dung text: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính giai đoạn 2011-2018
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2018 ThS. Nguyễn Ngọc Thảo Trang ThS. Vũ Thanh Tùng Trường Đại học Tài chính Marketing Tóm tắt Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường, được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn được gọi là tối ưu phải bảo đảm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng đã có rất nhiều nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2018 dù có rất nhiều sự kiện kinh tế có sức ảnh hưởng lớn ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như các hiệp định thương mại quốc tế AEC, TPP, Brexit, sự thay đổi chính trị tại Mỹ nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đó là lý do nhóm tác giả quyết định khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2011-2018, từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể xem như một nguồn tham khảo cho các quyết định tài chính của mình. Từ khóa: Cấu trúc vốn, cấu trúc vốn doanh nghiệp, phi tài chính, lựa chọn cấu trúc vốn. 1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn Các lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn bắt đầu với những bài báo nổi tiếng của Modigliani và Miller (M&M) công bố vào năm 1958. Trong bài báo này M&M ủng hộ phương pháp tiếp cận bằng thu nhập hoạt động ròng, cho rằng giá trị thị trường công ty độc lập hoàn toàn với cấu trúc vốn khi có cùng mức độ rủi ro. Dựa trên những giả định của thị trường vốn hoàn hảo, không tồn tại thuế, điều này được cho không phù hợp trong thực tế. Vì vậy định đề đã được chỉnh sửa vào năm 1963, kết hợp ảnh hưởng của thuế và cho rằng giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ ở cùng một dạng rủi ro cộng với khoản lợi tức đến từ việc sử dụng nợ (Modigliani và Miller 1963). Năm 1977, Miller lại cho rằng cấu trúc vốn không liên quan với cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Jenshen và Meckling phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện vào năm 1976. Họ cho rằng công ty phải gánh chịu hai loại chi phí đại diện: chi phí liên quan đến cổ đông bên ngoài và chi phí liên quan đến sự hiện diện của nợ trong cơ cấu vốn. Đầu tiên, tổng chi phí đại diện giảm và sau khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu đạt đến một mức độ nhất định, chi phí lại tăng. Chi phí đại diện trở thành thước đo tối thiểu cho tỷ lệ nhất định vốn chủ sở hữu bên ngoài. Vì vậy lý thuyết này đòi hỏi có khái niệm cơ cấu vốn tối ưu. Hai bộ lý thuyết cấu trúc vốn được phát triển trong nửa sau thập niên 1970 và nửa đầu năm 1980. Ross đã phát triển tập hợp các lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên sự bất cân xứng thông tin vào năm 1977, Myers và Majluf phát triển các phần tiếp theo vào năm 1984. Phần đầu tiên phản biện rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn doanh nghiệp sẽ phát tín hiệu cho những nhà đầu tư bên ngoài về tình hình nội bộ công ty và phần lý thuyết thứ hai cho rằng cấu trúc vốn được thiết kế để giảm thiểu sự kém hiệu quả trong quyết định đầu tư do thông tin bất cân xứng (Harris và Ravis 1991). Trong quá trình phát triển của lý thuyết cấu trúc vốn, Myers đã xây dựng và đưa ra lý thuyết trật tự phân hạng vào năm 1984, ban đầu được phát triển bởi Donaldson năm 1961. Theo lý thuyết này, những nhà quản lý ủng hộ mạnh mẽ tài trợ nội bộ là một nguồn vốn mới nhằm loại trừ các nguồn vốn bên ngoài thỉnh thoảng dôi dư không cần thiết. Nó cũng giải thích mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và tỷ lệ nợ, đồng thời cho rằng không có cấu trúc vốn mục tiêu. Trong lĩnh vực tài chính, khi có nhu cầu vốn sẽ ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, sau đấy là 126
- vay nợ và cuối cùng là tài trợ vốn bằng cách phát hành cổ phiếu (Martin và những người khác 1988). Do đó lý thuyết trật tự phân hạng được xem như cơ sở để giải thích các hành vi tài trợ của nhà quản lý. 2. Mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu lý thuyết trên cho rằng tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp, ở cấu trúc vốn đó, lợi ích của lá chắn thuế bù trừ tốt nhất cho các thiệt hại mà việc gia tăng vay nợ mang lại như: chi phí khốn khó tài chính, chi phí đại diện. Về dữ liệu nghiên cứu là mô hình dữ liệu dạng bảng (Data Panel) các chỉ số tài chính của 95 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2011-2018. Dựa vào các nghiên cứu của Mehdi Janbaz, Joshua Abor (2008), Keshar J. Baral (2003), Wanrapee Banchuenvijit, Jean J. Chen (2003), Fakher et al. (2005), Zafar et al. và những yếu tố đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, bài nghiên cứu đưa ra mô hình hồi quy như sau để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn : D/A = β0 + β1 (Tuổi) + β2 (Quy mô) + β3 (Tỷ lệ tăng trưởng) + β4 (Thuế) + β5 (Lợi nhuận) + β6 (Cơ cấu tài sản) + β7 (Tỷ lệ vốn nhà nước) + ε Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản được đại diện cho nhân tố cấu trúc vốn. Các biến độc lập của mô hình gồm: AGE (tuổi thọ doanh nghiệp), SIZE (quy mô doanh nghiệp), SALE_GROW (tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp), EFFECT_TAX (thuế suất hiệu lực thuế thu nhập doanh nghiệp), ROA (khả năng sinh lời của doanh nghiệp), TANG (cấu trúc tài sản của doanh nghiệp), STATE (tính sở hữu nhà nước của doanh nghiệp). Biến số phụ thuộc Y : D/A = Tổng nợ / Tổng tài sản năm 2018 Biến số độc lập X1 : Tuổi công ty (AGE) X1 được tính bằng số năm kể từ khi công ty trở thành công ty cổ phần đến năm 2018. Theo lý thuyết, tuổi càng lớn là bằng chứng mạnh về tính hoạt động liên tục của công ty, chứng tỏ sự bền vững và đáng tin cậy, thường được xếp hạng mức độ tín nhiệm cao trong mắt các nhà cho vay. Do đó tuổi công ty thường có mối quan hệ cùng chiều (+) với nợ vay. X2 : Quy mô công ty (SIZE) X2 = Log(TA 2018) với TA là tổng tài sản công ty. Tương tự như biến tuổi, quy mô công ty cũng thường được xem là bằng chứng đáng tin cậy đối với nhà cho vay, Công ty có quy mô càng lớn càng dễ thâm nhập vào thị trường vốn và xác suất phá sản tương đối thấp. Vì vậy quy mô công ty tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X3 : Tỷ lệ tăng trưởng (SALE_GROW) X3= (TA_2018)/TA_2017 - 1 Công ty có tốc độ phát triển cao đòi hỏi một lượng vốn lớn, nếu mọi yếu tố khác không đổi, theo thuyết trật tự phân hạng công ty sẽ nghiêng về sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, ưu tiên nhất là nợ vay. Ngoài ra khi tốc độ tăng trưởng lớn, tài sản thường được đầu tư ngày càng nhiều, do đó nguồn tài sản thế chấp ngày càng cao nên công ty càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay. Nhận định ban đầu tỷ lệ tăng trưởng công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X4 : Thuế (EFFECT_TAX) X4 được tính bằng tỷ lệ thuế phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty năm 2018, là mức thuế thực sự phải nộp. Thông thường công ty có mức nộp thuế cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Do đó thuế có mối quan hệ cùng chiều (+) với đòn bẩy tài chính. X5 : Lợi nhuận (ROA) X5 = ROA = EBIT/(Tổng tài sản) tính năm 2018. 127
- Theo lý thuyết trật tự phân hạng, khi công ty có nhu cầu về vốn sẽ ưu tiên các khoản tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ, sau đó mới đến các nguồn vốn bên ngoài. Bên cạnh đó, các nhà quản lý thường dè dặt huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Vì vậy lợi nhuận theo lý thuyết này thường tỷ lệ nghịch (-) với nợ vay. Ngược lại, lý thuyết cân bằng tĩnh cho rằng công ty có lợi nhuận càng cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn vì lợi ích của tấm chắn thuế và rủi ro phá sản là thấp nên dễ tiếp cận với nguồn vốn vay lớn. Do đó lợi nhuận lại có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X6 : Cơ cấu tài sản (TANG) X6= (Tài sản cố định hữu hình)/(Tổng tài sản) tính năm 2018. Tài sản cố định hữu hình càng cao càng dễ dàng trong việc vay nợ vì chủ nợ tin tưởng vào tài sản thế chấp. Do đó tài sản cố định hữu hình quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X7 : Tỷ lệ sở hữu nhà nước (STATE) X7 được tính bằng phần trăm sở hữu của nhà nước trong cấu trúc vốn công ty tính đến năm 2018. Đây là một biến đặc trưng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có quan điểm cho rằng do mối quan hệ trước khi cổ phần hóa, chủ nợ dễ dàng cho các công ty sở hữu nhà nước vay vì mức độ uy tín cao nên những công ty này thường có tỷ lệ nợ cao. Tuy nhiên các nhà quản lý công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao lại thưởng mưu lợi cho riêng bản thân hơn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, do đó những công ty này đòi hỏi mức độ giám sát chặt chẽ và việc vay nợ cũng khó khăn hơn. Vì vậy tỷ lệ sở hữu nhà nước có thể tỷ lệ thuận (+) hoặc tỷ lệ nghịch (-) với nợ vay. Bảng 1: Tóm tắt mối quan hệ giữa các nhân tố và cấu trúc vốn theo mô hình lý thuyết Biến giải thích Tác động theo lý thuyết X1 : Tuổi (AGE) + X2 : Quy mô (SIZE) + X3 : Tỷ lệ tăng trưởng (SALE_GROW) + X4 : Thuế (EFFECT TAX) + X5 : Lợi nhuận (ROA) + / - X6 : Cơ cấu tài sản (TANG) + X7 : Tỷ lệ sở hữu nhà nước (STATE) + / - Nguồn: Tác giả thực hiện 3. Kết quả nghiên cứu Bảng 2: Kiểm tra tính đa cộng tuyến Variable VIF 1/VIF X1 1.35 0.740741 X2 1.17 0.854701 X3 1.27 0.787402 X4 2.01 0.497512 X5 1.77 0.564972 X6 1.92 0.520833 X7 1.05 0.952381 Mean VIF 1.24 Nguồn: tác giả thực hiện 128
- Nghiên cứu tiến hành kiểm tra tính đa cộng tuyến bằng lệnh VIF, kết quả cho thấy tất cả các hệ số đều nhỏ hơn 5, kết luận: không có hiện tượng đa cộng tuyến. Nghiên cứu này tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS với lệnh xtgls, thêm lựa chọn panel (hetero) nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình. Bảng 3: Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS TDTA Coef. Std. Err. Z P > IzI X1 -0.013563 0.006569 -1.205518 0.2335 X2 0.100300 0.034731 -2.064770 0.0439 X3 0.105907 0.034510 2.887924 0.0056* X4 -0.271283 0.241914 3.068906 0.0034* X5 -0.009962 0.002000 -1.121405 0.2673 X6 -0.024974 0.127055 -4.980701 0.0000* X7 0.075895 0.089874 -0.196562 0.8449 Nguồn: Tác giả thực hiện Ghi chú : * có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. 4. Kết luận Bảng 3 trình bày kết quả chạy mô hình mối quan hệ giữa các biến giải thích với tổng nợ/tổng tài sản. Trong đó các biến tuổi (age), quy mô (size), tỷ lệ tăng trưởng (sale_grow), khả năng sinh lời ROA có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và 5%. - Tuổi công ty (Age) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ vay/tổng tài sản, cho thấy những công ty mới cổ phần hóa trong thời gian gần đây vay nợ nhiều hơn, đa số đó là những công ty nhà nước sau khi cổ phần hóa cần cân bằng lại cấu trúc vốn của mình. Tuy không còn được xem là thành phần kinh tế nhà nước, ngân hàng thường e dè và thẩm định cho vay chặt chẽ hơn nhưng do mối quan hệ khá mật thiết trước khi cổ phần hóa nên các chủ nợ thường dễ dàng cho những công ty này vay. Ngoài ra những công ty cổ phần thường vay vốn dễ hơn những công ty trách nhiệm hữu hạn, khi mới cổ phần hóa thường khó huy động vốn bằng cách phát hành thêm vốn cổ phần do đó ưu tiên vay nợ khi có nhu cầu vốn đầu tư. - Quy mô công ty (Size) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ vay/tổng tài sản. Điều này đúng với lý thuyết cân bằng tĩnh về cơ cấu vốn và tương tự với các nghiên cứu trước đây, công ty có quy mô càng lớn càng dễ thâm nhập vào thị trường vốn, tiếp cận dễ dàng với nhiều nguồn vốn vay vì tạo được sự tin cậy trong mắt các chủ nợ. - Tỷ lệ tăng trưởng (Sale_grow) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ vay/tổng tài sản. Kết quả này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng, nếu những yếu tố khác không đổi, khi tăng trưởng càng cao nhu cầu vốn càng lớn, công ty thường sử dụng nguồn vốn bên ngoài, trong đó ưu tiên hàng đầu là nợ vay. - Khả năng sinh lời (ROA) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ vay/tổng tài sản, phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Công ty hoạt động có lợi nhuận càng cao, nếu chính sách cổ tức là ổn định thì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại càng lớn, sẽ có nhìu nguồn vốn tài trợ nội bộ khi công ty có nhu cầu, do đó tỷ lệ vay nợ sẽ thấp. - Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa thấp, do đó độ tin cậy không cao. 129
- Thuế (effect tax), cơ cấu tài sản (Tang) tỷ lệ nghịch (-) với nợ vay. Điều này có nghĩa công ty có mức thuế phải nộp càng cao, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/tổng tài sản càng lớn thì vay nợ càng ít. Kết quả mâu thuẫn với các lý thuyết về cấu trúc vốn tài chính doanh nghiệp hiện đại và đi ngược với các kết quả nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả như đã phân tích. Do không có ý nghĩa thống kê nên xem như các biến này có tác động không đáng kể lên cấu trúc vốn công ty. Tương tự cho tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước (State) tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả này có thể cho là phù hợp vì những công ty có vốn góp nhà nước cao dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay do có mối quan hệ với các chủ nợ từ trước khi cổ phần hóa. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy những công ty mới cổ phần hóa thường vay nợ nhiều, có thể giải thích nhằm cân bằng lại cấu trúc vốn theo mục tiêu riêng công ty hoặc do đặc điểm riêng của công ty cổ phần so với hình thức công ty cũ, tuy nhiên năm 2018 vẫn còn được xem là khoảng thời gian nóng cơ cấu lại các doanh nghiệp, các dữ liệu vẫn biến động mạnh cũng như không tuân theo quy luật nhất định nên kết luận trên vẫn còn hơi sớm và chưa chính xác. Bên cạnh đó kết quả hồi quy cũng cho rằng công ty có quy mô càng lớn, tỷ lệ tăng trưởng càng cao càng thiên về khuynh hướng sử dụng nhiều nợ vay, có thể hiểu rằng các chủ nợ ở Việt Nam thường xem những yếu tố này như mức độ tín nhiệm để cho vay nên những công ty đó thường dễ dàng tiếp cận thị trường vốn hơn những công ty quy mô nhỏ hơn và có tỷ lệ tăng trưởng thấp. Ngoài ra khả năng sinh lời càng lớn, với mức cổ tức không đổi, công ty thường giữ lại lợi nhuận nhiều và ưu tiên tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ đó hơn là đi vay nợ, điều này phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018 vì chịu ảnh hưởng khá lớn từ các sự kiện kinh tế thế giới. Do đó các nhà quản lý dè dặt trong vấn đề vay nợ và thường huy động vốn bằng các nguồn nội bộ. Nhìn chung kết quả đề tài gần giống với kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới, trừ biến tuổi do cách tính toán theo đặc điểm riêng nền kinh tế Việt Nam, vì vậy có thể thấy cấu trúc vốn của đa số các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đang được xây dựng khá đúng đắn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Nhà xuất bản Thống kê. 2. ThS. Phan Thanh Hiệp, 2016, “Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp công nghiệp nhìn từ mô hình GMM”. 3. J. J. Chen, Yan Xue, 2004, “ New empirical study on the capital structure of Chinese listed companies”, Working paper 2004, University of Surrey. 4. Joshua Abor, 2005, “The effect of capital structure on profitability : an empirical analysis of listed firms in Ghana”, The journal of risk finance, Vol.6 No.5 (2005). 5. Keshar J.Baral, 2003, “Determinants of capital structure: A case study of listed companies of Nepal”, The journal of Nepalese business studies, Vol.1 No.1 Dec.2004. 6. Mehdi Janbaz, 2010, “Capital structure decisions in the Iranian Corporate Sector”, Intetnational research journal of finance and economics. 7. Wanrapee Banchuenvijit, “Capital structure determinants of Thai listed companies”, University of the Thai Chamber of Commerce. 8. Zafar Zaheer et al., “Determinants of capital structure: A comprehensive Study of Textile sector of Pakistan”, International journal of academy research, vol 3. No. 5. 130
- Chủ đề 3 CÁC VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TÓM TẮT Nhóm này gồm nhiều các vấn đề chuyên sâu liên quan đến các lĩnh vực Fintech 3.1 (Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Fintech đối với sự phát triển của tài chính toàn diện; Quá trình hình thành phát triển; Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại với công nghệ tài chính; Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua quan hệ tài chính). Thực hiện giáo dục tài chính nhằm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, giáo dục dân trí, giáo dục tài chính dành cho phụ nữ, đặc biệt là trong điều kiện công nghệ 4.0. Đẩy lùi tín dụng đen đối với thúc đẩy tài chính toàn diện, Tác động của tín dụng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn . Vai trò của Bảo hiểm (Bảo hiểm kinh doanh và Bảo hiểm xã hội) đối với thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, thách thức của Bảo hiểm nông nghiệp, Bảo hiểm xã hội tự nguyện với thúc đẩy tài chính toàn diện. Nhóm thực trạng về thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: Thực trạng vai trò của các Tổ chức tài chính vi mô đối với thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện; Vai trò của hệ thống NHTM trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện; Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Thực trạng hệ thống tài chính toàn diện tại Việt Nam; Mở rộng tài chính toàn diện để đẩy lùi tín dụng đen, thực trạng vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện; Thực trạng tổ chức tài chính vi mô đối với hỗ trợ giảm nghèo; Thực trạng vai trò của Tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo; Thực trạng đưa tài chính toàn diện đến với người nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam; Thực trạng tổ chức hoạt động phi ngân hàng; thực trạng thúc đẩy tín dụng chính thức trong nông nghiệp; thực trạng tổ chức tài chính vi mô đối với người nghèo. Định hướng và giải pháp về chính sách thuế TNCN đối với nhà đầu tư trên TTCK nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện; thực hiện chiến lược giáo dục tài chính quốc gia; Giải pháp quản lý về hoạt động tín dụng phi chính thức ở Việt Nam; Các quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Tổ chức tín dụng; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện; Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI 1. Fintech đã tác động như thế nào đến thúc đẩy tài chính toàn diện? thực trạng hiện nay và những xu thế tương lai. 2. Vai trò của Giáo dục tài chính trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện? cách thức triển khai hiệu quả. 3. Vai trò của các yếu tố NHTM, NHCSXH, Tổ chức TCVM, Tín dụng phi chính thức, Bảo hiểm trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. 4. Thực trạng tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện hiện nay? 5. Các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính toàn diện là gì? 131