Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - Nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM

pdf 15 trang Gia Huy 24/05/2022 2060
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - Nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_hanh_vi_su_dung_dich_vu_thanh_toan_d.pdf

Nội dung text: Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - Nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM

  1. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Nguyễn Thị Như Quỳnh - Phạm Thị Ngọc Anh Khoa Tài chính, Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận: 13/08/2021 Ngày nhận bản sửa: 07/09/2021 Ngày duyệt đăng: 22/09/2021 Tóm tắt: Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng ở mọi khía cạnh trong đời sống. Đối với ngành tài chính, công nghệ áp dụng phổ biến thông qua ngân hàng số, các dịch vụ thanh toán di động. Mục tiêu của bài viết nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH). Với dữ liệu khảo sát từ 201 sinh viên vào tháng 7/2021, thông qua bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ, nghiên cứu đề xuất mô hình dựa trên mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) cùng với lý thuyết kết hợp rủi ro (TPR). Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA), kết quả phân tích cho thấy có 06 yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động được xếp theo mức độ tác động giảm Determinants of behavior of using mobile payment services- The case of Banking University Ho Chi Minh City Abstract: Technology is growing and being applied in all fields. Particularly in the finance sector, technologies can be mentioned as digital banking or mobile payment. This article aims to investigate about the factors affecting the use of mobile payment services. The survey was conducted on 201 students from The Banking University Ho Chi Minh City (BUH) in July 2021 by answering the 5-level Likert scale questionnaires. The proposed research model is built based on Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT) and Theory of Perceived Risk (TPR) theoretical foundation combined with previous studies. The results show that 06 factors are affecting the behavior of using mobile payment services ranked by decreasing impact level, which are (i) promotions, (ii) perceived ease of use, (iii) perceived usefulness, (iv) perceived security, (v) perceived risk, and finally (vi) social influence. From the results of this study, the article proposes some recommendations to improve awareness of mobile payment, thereby increasing the use of payment services. Keywords: Mobile payment, behavior usage Nguyen, Thi Nhu Quynh Email: quynhntn@buh.edu.vn Pham, Thi Ngoc Anh Email: ngocanhphamt@gmail.com Organization of all: Banking University Ho Chi Minh City © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 37 Số 235- Tháng 12. 2021
  2. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM dần lần lượt như sau: (i) chương trình khuyến mãi, (ii) tính dễ sử dụng nhận thức được, (iii) tính hữu dụng nhận thức được, (iv) tính bảo mật nhận thức được, (v) rủi ro nhận thức được và cuối cùng là (vi) ảnh hưởng từ xã hội. Riêng yếu tố (v) rủi ro nhận thức được là có tác động ngược chiều, các yếu tố còn lại có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ này. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số các khuyến nghị để gia tăng hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động của khách hàng. Từ khóa: Thanh toán di động, hành vi sử dụng. 1. Giới thiệu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động của khách hàng. Thế kỷ XXI, kỷ nguyên của cuộc Cách mạng Liên quan đến chủ đề này, đã có một số công nghiệp lần thứ tư (còn được gọi là Cách nghiên cứu được thực hiện, như nghiên cứu mạng công nghiệp 4.0) đang làm thay đổi của Lei-da Chen (2008), Hoàng Phương toàn diện nền kinh tế thế giới. Thấy rõ được Thảo (2015), Abrahão và cộng sự (2016), tầm quan trọng của công nghệ, Ðại hội XIII Aslama và cộng sự (2017), Đào Mỹ Hằng của Ðảng đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục đẩy và cộng sự (2018). Tuy nhiên, đối với các mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu chủ tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi yếu xác lập các tiêu chuẩn trong ngành mới sáng tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, thanh toán di động, tập trung để phát triển 2021). Công nghệ được ứng dụng trên tất cả số lượng người dùng và tập trung phân tích các lĩnh vực của đời sống, trong đó có thể kể về ý định sử dụng hay xu hướng sử dụng đến điện thoại thông minh (smartphone), là dịch vụ (Chen, 2008; Abrahão, Moriguchi, sản phẩm quen thuộc với nhiều người dùng. & Andrade, 2016). Đối với nghiên cứu này, Trên thế giới, năm 2019, cứ 100 người thì nhóm tác giả hướng đến những cá thể đã sử có 109 dịch vụ điện thoại di động được đăng dụng và có trải nghiệm thực sự về dịch vụ ký (The International Telecommunication thanh toán di động, để từ đó tìm ra các yếu Union, 2019), về tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ tố chủ yếu tác động đến hành vi lựa chọn sử Internet theo thống kê năm 2017 là 48,99% dụng dịch vụ thanh toán di động, nhằm đưa (The International Telecommunication ra một số khuyến nghị, giải pháp để các tổ Union, 2019). Tại Việt Nam, có đến 141 chức tài chính có thể gia tăng lượng khách dịch vụ điện thoại được đăng ký trên mỗi hàng sử dụng dịch vụ thanh toán di động. 100 người vào năm 2019 (The International Phần tiếp theo của bài viết được cấu trúc Telecommunication Union, 2019); tỷ lệ dân như sau, phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết và số sử dụng Internet tại Việt Nam cũng có tổng quan nghiên cứu. Phương pháp nghiên sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua từ cứu và dữ liệu nghiên cứu được mô tả trong 58,14% năm 2017 đến 68,70% năm 2019 phần 3. Phần 4 phân tích kết quả nghiên cứu (The International Telecommunication và cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị. Union, 2019). Chính sự gia tăng về mạng di động viễn thông và internet đã tạo cơ hội phát 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu triển cho thương mại điện tử, qua đó thúc đẩy thanh toán di động. 2.1. Hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét di động 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  3. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH Có thể hiểu, dịch vụ thanh toán di động là hiện lúc này chịu tác động bởi thái độ và tất cả các dịch vụ trung gian thanh toán hỗ sự hữu ích cảm nhận được cùng với sự dễ trợ chuyển tiền điện tử thông qua thiết bị sử dụng cảm nhận được là hai yếu tố quyết điện thoại di động cá nhân (Lerner, 2013; định thái độ của một người (Davis, 1989). Abrahão, Moriguchi, & Andrade, 2016; Thứ tư, lý thuyết chấp nhận và sử dụng European Payments Council, 2017). Hành công nghệ (Unified Theory of Acceptance vi là phản ứng có thể quan sát được của một and Use of Technology- UTAUT) được cá nhân trong một tình huống nhất định với Venkatesh, Morris, Davis, & Davis (2003) một mục tiêu cụ thể (Reed & Lloyd, 2018). đề xuất, các tác giả cho rằng tối ưu hơn cho Hành vi người tiêu dùng được định nghĩa mô hình này khi tổng hợp kết quả từ các là quá trình ra quyết định và hành động nghiên cứu trước khi có 04 yếu tố tác động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua chính trong mô hình là kết quả mong đợi, sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội tác động và dịch vụ (Loudon & Della Bitta, 1993). trực tiếp đến ý định hành vi, hành vi thực Từ các tiếp cận trên, trong nghiên cứu này, sự thì quyết định bởi ý định hành vi và yếu hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động tố điều kiện thuận lợi. Cuối cùng, lý thuyết đại diện cho mức độ người dùng ưu tiên lựa nhận thức rủi ro (Theory of Perceived chọn hình thức thanh toán này thay vì các Risk- TPR) do Bauer (1960) phát triển. Lý loại hình thanh toán khác như tiền mặt, qua thuyết này cho thấy hành vi của một người thẻ ngân hàng bị tác động bởi nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến và nhận thức rủi 2.2. Các lý thuyết nền ro liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Thành phần nhận thức liên quan đến giao Các nghiên cứu khi đề cập về hành vi con dịch trực tuyến bao gồm các rủi ro có thể người thường sử dụng một số lý thuyết xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao chính sau: Thứ nhất, lý thuyết hành động dịch trên các phương tiện điện tử như: sự hợp lý (Theory of Reasoned Action- TRA), bí mật, sự an toàn và nhận thức rủi ro toàn lý thuyết này cho rằng, ý định sẽ quyết bộ về giao dịch. Thành phần nhận thức rủi định hành vi thực sự của một người, trong ro liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó thái độ và chuẩn chủ quan của người thể hiện sự quan ngại của khách hàng đối đó sẽ tác động đến xu hướng hành vi của với những việc như mất tính năng, mất tài họ (Fishbein & Ajzen, 1975). Thứ hai, chính, tốn thời gian, mất cơ hội khi sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ thông tin Planned Behavior- TPB), lý thuyết này (Bauer, 1960). được Icek Ajzen (1991) phát triển từ mô hình TRA khi thêm vào yếu tố kiểm soát 2.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố hành vi nhận thức được. Yếu tố này giải tác động đến hành vi sử dụng thích về mối quan hệ giữa những niềm tin và hành vi của một người. Thứ ba, lý 2.3.1. Tính dễ sử dụng nhận thức được thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Tính dễ sử dụng nhận thức được là mức độ Acceptance Model - TAM), lý thuyết này mà người dùng mong chờ về việc họ không được phát triển từ mô hình TRA và đồng ý cần bỏ ra quá nhiều nỗ lực, công sức để sử rằng hành vi thực sự bị kiểm soát bởi ý định dụng hệ thống (Davis, 1989). Các nghiên thực hiện hành vi, tuy nhiên, ý định thực cứu về hành vi người dùng liên quan đến Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39
  4. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử được yếu tố đến từ khía cạnh xã hội (Fishbein cung cấp bởi ngân hàng cũng cho thấy & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991; Venkatesh, khách hàng càng cảm thấy dịch vụ càng Morris, Davis, & Davis, 2003). Chuẩn chủ dễ sử dụng, họ càng sử dụng nhiều dịch vụ quan là những ảnh hưởng từ những người đó (Đàm Thị Phương Thảo, 2015; Lê Châu xung quanh đến việc thực hiện hành vi hay Phú & Đào Duy Huân, 2019). Các nghiên bỏ qua hành vi. Chuẩn chủ quan có tác cứu trước về ý định sử dụng dịch vụ thanh động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động cũng cho ra một kết quả tương toán bằng công nghệ (Đàm Thị Phương tự khi nhận định người dùng càng cảm thấy Thảo, 2015; Aslama, Ham, & Arif, 2017). việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động Trong phạm vi bài nghiên cứu, yếu tố xã dễ dàng, dễ thực hiện, không tốn nhiều nỗ hội giải thích cho những người có ảnh lực, thì xu hướng sử dụng dịch vụ thanh hưởng đến cá nhân như gia đình, bạn bè, toán di động càng tăng (Đào Mỹ Hằng & đồng nghiệp Việc một cá nhân lựa chọn ctg, 2018; Phan Hữu Nghị & Đặng Thanh sử dụng dịch vụ thanh toán chịu tác động Dung, 2019). từ những người xung quanh họ (Phan Hữu Nghị & Đặng Thanh Dung, 2019; Lê Châu 2.3.2. Tính hữu dụng nhận thức được Phú & Đào Duy Huân, 2019). Tính hữu dụng nhận thức được là mức độ niềm tin của một người vào việc sử dụng 2.3.4. Bảo mật nhận thức được một hệ thống cụ thể giúp họ nâng cao hiệu Bảo mật nhận thức được đại diện cho mức quả công việc (Davis, 1989; Venkatesh, độ cảm nhận của người dùng về độ bảo Morris, Davis, & Davis, 2003). Các nghiên mật, an toàn về thông tin người dùng khi cứu trước đều đồng ý việc khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Theo cảm nhận về lợi ích, hiệu quả khi sử dụng thuyết TPR của Bauer (1960), cảm nhận thanh toán di động càng nhiều thì họ càng về an toàn và bảo mật khi sử dụng dịch vụ có ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di có tác động đến hành vi sử dụng (Bauer, động (Chen, 2008; Abrahão, Moriguchi, 1960). Kết quả từ các nghiên cứu trước cho & Andrade, 2016; Hoàng Phương Thảo, thấy, người dùng cảm nhận sự bảo mật của 2015; Đào Mỹ Hằng & ctg, 2018; Phan dịch vụ thanh toán di động càng cao, thì Hữu Nghị & Đặng Thanh Dung, 2019; khả năng họ lựa chọn sử dụng dịch vụ này Aslama, Ham, & Arif, 2017). Các nghiên càng cao (Đào Mỹ Hằng & ctg, 2018; Phan cứu về hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán Hữu Nghị & Đặng Thanh Dung, 2019). di động được cung cấp từ ngân hàng cũng cho ra kết quả tương tự khi cảm nhận về sự 2.3.5. Rủi ro nhận thức được hữu ích của người dùng dành cho dịch vụ Rủi ro nhận thức được là mức độ rủi ro càng tích cực thì hành vi tiêu dùng của họ thất thoát về tài chính mà người dùng cảm càng nhiều (Đàm Thị Phương Thảo, 2015; nhận được khi sử dụng dịch vụ thanh toán Lê Châu Phú & Đào Duy Huân, 2019). di động. Thuyết TPR của Bauer (1960) có đề cập đến việc nhận thức được rủi ro khi 2.3.3. Ảnh hưởng từ xã hội sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Lý thuyết TRA, TPB, TAM, UTAUT, đều khi người dùng cảm thấy bị mất mát về tài đề cập đến chuẩn chủ quan là một trong chính, tiền bạc (Bauer, 1960). Các nghiên những yếu tố giúp dự đoán hành vi của cứu về hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng người tiêu dùng, được giải thích như một điện tử cũng cho thấy, việc chấp nhận sử 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  5. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH dụng dịch vụ công nghệ từ ngân hàng sẽ mong đợi”, “kết quả mong đợi”, “ảnh bị tác động tiêu cực bởi yếu tố rủi ro (Lê hưởng xã hội” được xếp vào 02 yếu tố của Châu Phú & Đào Duy Huân, 2019; Đàm mô hình gồm “tính hữu dụng nhận thức Thị Phương Thảo, 2015). Người dùng càng được”, “tính dễ sử dụng nhận thức được”. thấy rủi ro khi sử dụng sẽ làm giảm khả Dựa trên lý thuyết TPR của Bauer (1960), năng sử dụng dịch vụ thanh toán di động nhóm tác giả kế thừa 02 yếu tố tác động (Chen, 2008; Abrahão, Moriguchi, & đến hành vi là “nhận thức rủi ro liên quan Andrade, 2016). đến sản phẩm/dịch vụ” và “nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến”. Trong 2.3.6. Chương trình khuyến mãi đó, yếu tố “bảo mật nhận thức được” sẽ đại Chương trình khuyến mãi hay các ưu đãi diện cho rủi ro liên quan đến sản phẩm/ có thể kể đến là các chính sách hoàn tiền, dịch vụ và “rủi ro nhận thức được” sẽ đại các chương trình giảm giá hay các chính diện cho nhận thức rủi ro liên quan đến sách tích điểm khi sử dụng thanh toán di giao dịch trực tuyến. Bên cạnh các yếu tố từ động. Theo báo cáo từ Công ty nghiên mô hình lý thuyết, tác giả bổ sung thêm yếu cứu thị trường Cimigo công bố vào ngày tố “chương trình khuyến mãi” vào mô hình 25/3/2020, một trong 06 yếu tố tác động để kỳ vọng rằng đây sẽ là một yếu tố có đến việc lựa chọn sử dụng một ví điện tử tác động đến hành vi sử dụng thanh toán di là chương trình khuyến mãi đa dạng và động. Đây cũng là các yếu tố được Đào Mỹ thường xuyên (Lê Minh Hiếu, 2020). Hằng (2018); Abrahão và cộng sự (2016); Hoàng Phương Thảo (2015) sử dụng. Do 3. Mô hình, phương pháp và dữ liệu đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất tại nghiên cứu Hình 1. Từ mô hình nghiên cứu này, giả thuyết 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Trong nghiên cứu này, dựa trên lý thuyết 3.2. Phương pháp nghiên cứu UTAUT của Venkatesh (2003), 3 yếu tố được nhóm tác giả kế thừa gồm “nỗ lực Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất Hình 1. Mô hình đề xuất Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
  6. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Bảng 1. Các giả thuyết nghiên cứu Mã hóa Giả thuyết Nội dung Tính dễ sử dụng nhận thức được có tác động cùng chiều đến DSD H1 hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Tính hữu dụng nhận thức được có tác động cùng chiều đến HD H2 hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng XH H3 dịch vụ thanh toán di động. Bảo mật nhận thức được có tác động cùng chiều đến hành vi sử BM H4 dụng dịch vụ thanh toán di động. Rủi ro nhận thức được có tác động ngược chiều đến hành vi sử RR H5 dụng dịch vụ thanh toán di động. Chương trình khuyến mãi có tác động cùng chiều đến hành vi KM H6 sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp (2021) bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu Số lượng mẫu trong nghiên cứu cần phải chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ đủ lớn để đảm bảo tính đại diện cho tổng được thực hiện bằng phương pháp nghiên thể. Để phân tích yếu tố khám phá EFA, cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên theo Hair và cộng sự (1998) thì kích cỡ cứu định lượng. Phương pháp định tính mẫu tối thiểu phải đạt được dựa theo công được thực hiện thông qua lập luận, phân thức: n = 5*m. Trong đó, n là kích cỡ mẫu tích các khái niệm dựa trên nền tảng lý và m là tổng số biến quan sát. Bên cạnh đó, thuyết từ các nghiên cứu trước có liên Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc quan. Sau đó, đề xuất mô hình nghiên cứu (2008) cũng có sự tương đồng khi cho rằng và xây dựng thang đo. Sau khi đã có mô số lượng mẫu gấp từ 4 đến 5 lần lượng biến hình đề xuất và thang đo sơ bộ, nhóm tác quan sát. Từ hai quan điểm trên, lượng mẫu giả tiến hành khảo sát thử với 50 người tiêu tối thiểu để tiến hành phân tích EFA phải dùng và tiến hành kiểm định thang đo bằng gấp 05 lần số biến quan sát. Đồng thời, để phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha phân tích hồi quy đa biến, theo Tabachnick và phân tích yếu tố khám phá EFA, đồng và Fidell (2007), kích cỡ mẫu tối thiểu thời xem xét và hiệu chỉnh câu hỏi để mức được xác định theo công thức: n ≥ 8× p+ độ phù hợp của các biến quan sát được thể 50. Trong đó, n là kích cỡ mẫu cần thiết, p hiện ở các câu hỏi cụ thể sao cho phiếu là số biến độc lập. Trong nghiên cứu này, khảo sát trở nên rõ ràng và dể hiểu. Câu mô hình đề xuất 06 biến độc lập với 26 biến hỏi thể hiện cho biến quan sát được đánh quan sát. Do vậy, để thực hiện phân tích giá bằng thang đo Likert 5 mức độ, với (1) khám phá nhân tố EFA, kích thước mẫu tối Hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng thiểu là 130 và để thực hiện phân tích hồi ý, (3) trung lập, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn quy đa bội thì kích thức mẫu tối thiểu phải đồng ý. Thang đo chính thức và mã hóa các là 98. Từ các lập luận trên, kích thước mẫu biến được thể hiện ở Bảng 2. tối thiểu của nghiên cứu là 130. Sau khi hoàn thành nghiên cứu sơ bộ, Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chính thức được thực hiện. Để tác giả tiến hành khảo sát online trong giai thực hiện nghiên cứu chính thức, một vấn đề đoạn từ tháng 6 đến tháng 7/2021. Đối quan trọng là việc lựa chọn số lượng mẫu. tượng thực hiện khảo sát là sinh viên đang 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  7. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH Bảng 2. Các biến sử dụng trong mô hình Mã hóa Nội dung Nguồn DSD Dễ sử dụng nhận thức được DSD1 Tôi dễ dàng học cách sử dụng thanh toán di động. DSD2 Tôi dễ dàng truy cập vào các ứng dụng thanh toán di động. Đào Mỹ Hằng (2018); Tôi thấy các thao tác trên thanh toán di động đơn giản, dễ thực DSD3 Abrahão hiện. và cộng sự Tôi dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, nhận DSD4 (2016) tiền bằng thanh toán di động. Nhìn chung, tôi thấy việc sử dụng thanh toán di động rất dễ dàng, DSD5 đơn giản. HD Hữu dụng nhận thức được Tôi có thể thực hiện được nhiều giao dịch trong thời gian ngắn khi HD1 Đào Mỹ sử dụng thanh toán di động. Hằng (2018); Các giao dịch (thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền, v.v.) trong thanh HD2 Abrahão toán di động được hoàn tất một cách nhanh chóng. và cộng sự Thanh toán di động giúp tôi nắm bắt được tình hình tài chính cá HD3 (2016) nhân (thu và chi). HD4 Nhìn chung, tôi thấy việc sử dụng thanh toán di động rất hiệu quả. XH Ảnh hưởng xã hội Tôi nên dùng dịch vụ thanh toán di động vì nhiều người quanh tôi XH1 dùng dịch vụ thanh toán di động đó. Đào Mỹ Tôi sẽ sử dụng thanh toán di động khi người thân, bạn bè của tôi Hằng (2018); XH2 dùng chúng. Abrahão Tôi sẽ sử dụng một dịch vụ thanh toán di động khi người thân, bạn và cộng sự XH3 bè khuyên tôi nên dùng chúng. (2016); Hoàng Tôi dùng một dịch vụ thanh toán di động khi những người có tầm Phương Thảo XH4 ảnh hưởng đến tôi khuyến khích tôi nên dùng chúng. (2015) Sử dụng thanh toán di động đang ngày càng phổ biến trong xã hội XH5 hiện tại. BM Bảo mật nhận thức được Tôi tin rằng ứng dụng có đủ các biện pháp kiểm soát bảo mật để BM1 duy trì tính bảo mật cho dữ liệu của tôi. Đào Mỹ Hằng Tôi cảm thấy rằng ứng dụng có đầy đủ tính năng bảo vệ quyền (2018); Hoàng BM2 riêng tư. Phương Thảo Dịch vụ thanh toán của ứng dụng đủ an toàn để tôi thực hiện các (2015) BM3 giao dịch của mình. BM4 Tôi cảm thấy rằng ứng dụng có đầy đủ các tính năng bảo mật. RR Rủi ro nhận thức được Tôi thấy có rủi ro về thất thoát tiền khi sử dụng thanh toán di động RR1 thay cho các hình thức thanh toán khác. Abrahão RR2 Sử dụng thanh toán di động khiến tiền của tôi có thể bị mất cắp. và cộng sự (2016) RR3 Khả năng xảy ra sai sót với hệ thống thanh toán di động là rất cao. Nhìn chung, sử dụng thanh toán di động rủi ro hơn so với các loại RR4 hình thanh toán khác. Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
  8. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Mã hóa Nội dung Nguồn KM Chương trình khuyến mãi Tôi nhận thấy có rất nhiều chương trình khuyến mãi khi sử dụng KM1 thanh toán di động (hoàn tiền, tích điểm, mã giảm giá, v.v.). KM2 Các ưu đãi đó rất hấp dẫn, thu hút đối với tôi. Tác giả đề xuất Tôi sử dụng thanh toán di động thay cho các thanh toán khác để KM3 nhận được nhiều ưu đãi hơn. Tôi lựa chọn thanh toán di động thay cho hình thức thanh toán KM4 khác để được hưởng các ưu đãi trên. HVSD Hành vi sử dụng (Biến phụ thuộc) Tôi luôn ưu tiên chọn sử dụng thanh toán di động thay cho thanh HVSD1 toán bằng tiền mặt. Hoàng Khi cần thanh toán, tôi chọn thanh toán di động thay cho thanh HVSD2 Phương Thảo toán bằng tiền mặt. (2015) HVSD3 Tôi vẫn tiếp tục sử dụng thanh toán di động trong thời gian tới. HVSD4 Tôi sẽ thường xuyên thanh toán bằng dịch vụ thanh toán di động. Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp theo học tại BUH. Dữ liệu sau khi thu thập Sau khi thực hiện khảo sát, nhóm tác giả sẽ được tác giả xử lý và phân tích thông thu về tổng cộng 210 phiếu, trong đó, có qua phần mềm SPSS phiên bản 20.0 gồm 201 phiếu khảo sát hợp lệ, đạt tỷ lệ 95,71%. các bước sau: (i) Kiểm định thang đo bằng Các phiếu không hợp lệ là những phiếu mà phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo đối tượng tham gia khảo sát không thuộc Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám nhóm đối tượng nghiên cứu. Do đó, kích phá EFA; (ii) Kiểm định giả thuyết bằng thước mẫu nghiên cứu là 201, thỏa mãn với phương pháp phân tích tương quan Pearson cỡ mẫu tối thiểu theo lý thuyết (130 mẫu). kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy; Một số thông tin cơ bản về đặc điểm nhân bước cuối cùng (iii) Lập phương trình hồi khẩu học của mẫu nghiên cứu được trình quy tuyến tính và dò tìm các khuyết tật của bày tại Bảng 3. mô hình hồi quy. 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Cronbach’s Alpha 4.1. Thông kê mô tả Các tiêu chí để xác định một thang đo tốt bao gồm: Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu Bảng 3. Đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu Nhóm mẫu Số người Tỷ lệ (%) Nam 42 20,90 Giới tính Nữ 159 79,10 TP. HCM 79 39,30 Hộ khẩu Khác TP.HCM 122 60,70 Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm Tác giả (2021) 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  9. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH Bảng 4. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Tên biến Số lượng biến quan sát Cronbach’s Alpha DSD 5 0,895 HD 4 0,766 AHXH 5 0,823 BM 4 0,915 RR 4 0,813 KM 4 0,883 HVSD 4 0,843 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu tố: đạt giá trị từ 0,6 đến 1; Hệ số tương quan Điều này sẽ được kiểm định Bartlett xem biến tổng của từng biến quan sát: đạt giá trị xét và khi sig Bartlett’s Test< 0,05 thì các từ 0,3 trở lên (Nunnally, 1987; Peterson, biến quan sát có tương quan với nhau trong 1994; Nguyễn Đình Thọ, 2013). cùng yếu tố (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Thứ Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, ba, xác định số yếu tố trong EFA với trị số tất cả các biến quan sát gồm 26 biến quan Eigenvalue, yếu tố có hệ số Eigenvalue 1 là sát thuộc 06 biến độc lập và 04 biến quan yếu tố được giữ lại trong mô hình phân tích sát thể hiện biến phụ thuộc HVSD đều đạt (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Thứ tư, tổng yêu cầu, hợp lệ, khi hệ số Cronbach’s Alpha phương sai trích phải từ 50% trở lên để mô đều trên 0,7 (chủ yếu trên 0,8) nên thang đo hình EFA là phù hợp (Hair, Anderson, & của nghiên cứu là phù hợp, tiếp tục được sử Black, 1998). dụng cho những phân tích tiếp theo. Từ 26 biến quan sát thuộc các biến độc lập, ma trân xoay yếu tố đã loại bỏ 01 biến quan 4.3. Phân tích yếu tố khám phá sát là XH5 trong lần xoay đầu tiên vì chênh lệch hệ số tải giữa hai nhóm không lớn hơn Khi phân tích yếu tố EFA, các tiêu chí cần 0,3, không có sự khác biệt rõ rệt. Sau hai thỏa mãn để các biến quan sát được xem là lần thực hiện ma trận xoay yếu tố, kết quả phù hợp, bao gồm: Thứ nhất, hệ số Kaiser- phân tích EFA cuối cùng được thể hiện ở Meyer-Olkin (KMO) phải có trị số từ 0,5 Bảng 5. trở lên (0,5 KMO 1) để xác nhận phân tích Về tiêu chuẩn hệ số KMO và kiểm định yếu tố là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu Bartkett, nhận thấy, hệ số KMO của mô (Kaiser, 1974). Thứ hai, các biến quan sát hình là 0,859 (thỏa điều kiện 0,5 KMO 1), phản ánh những khía cạnh khác nhau thuộc và sig. Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05. Vì cùng một yếu tố phải tương quan với nhau. vậy, kết quả phân tích EFA là phù hợp và Bảng 5. Kiểm định Bartlett đối với các yếu tố tác động Hệ số KMO 0,859 Approx. Chi-Square 2969,077 Kiếm định Bartlett Gía trị Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45
  10. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM các biến quan sát trong cùng một yếu tố có tương quan với nhau. Bảng 6. Kết quả ma trận xoay yếu tố đối với các yếu tố tác động Biến quan Nhóm thành phần Yếu tố sát 1 2 3 4 5 6 DSD1 0,793 DSD5 0,789 Tính dễ sử dụng nhận DSD4 0,783 thức được DSD3 0,764 DSD2 0,738 BM2 0,858 Bảo mật BM1 0,850 nhận thức được BM4 0,839 BM3 0,783 KM3 0,841 Chương KM4 0,832 trình khuyến mãi KM2 0,819 KM1 0,729 XH2 0,842 Ảnh hưởng XH3 0,809 xã hội XH1 0,762 XH4 0,753 RR2 0,846 Rủi ro nhận RR1 0,791 thức được RR3 0,786 RR4 0,757 HD3 0,708 Hữu dụng HD1 0,706 nhận thức được HD4 0,664 HD2 0,323 0,649 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Bảng 7. Kết quả tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc DSD HD XH BM RR KM Tương quan 0,529 0,522 0,400 0,451 -0,154* 0,492 Pearson HVSD Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,029 0,000 N 201 201 201 201 201 201 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  11. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH Bảng 8. Tổng hợp kết quả hồi quy Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa Biến Sig. VIF B Lệch chuẩn Beta Hằng số 0,825 0,332 0,014 DSD 0,206 0,076 0,197 0,007 1,877 HD 0,223 0,081 0,195 0,007 1,811 XH 0,096 0,047 0,125 0,044 1,360 BM 0,119 0,053 0,141 0,026 1,432 RR -0,108 0,043 -0,136 0,014 1,078 KM 0,224 0,058 0,241 0,000 1,414 R2 = 0,459; R2 hiệu chỉnh = 0,442; Durbin-Watson = 2,214; ANOVA sig. = 0,000 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Về tiêu chuẩn rút trích yếu tố, 06 yếu tố toán di động của sinh viên BUH. Yếu tố đều có hệ số Eigenvalues lớn hơn 1 và tổng cần quan tâm để kiểm định sự tương quan phương sai trích (Cumulative) đến yếu tố là giá trị sig.< 0,05. thứ 6, tổng phương sai trích là 71,082% Hệ số tương quan giữa các biến độc và biến (lớn hơn 50%), điều đó thể hiện 06 yếu phụ thuộc đều có các giá trị sig.< 0,05. Như tố đại diện cho 25 biến quan sát giải thích vậy kết luận bác bỏ giả thuyết H0. Cả 06 được 71,082% sự biến thiên của tất cả 25 biến đều phù hợp để tiến hành phân tích hồi biến quan sát ban đầu. quy tuyến tính đa bội. Về tiêu chuẩn hệ số tải yếu tố, quan sát thấy các biến quan sát phân bố thành 06 nhóm 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội yếu tố, phù hợp với mô hình tác giả xác lập lúc đầu, riêng có biến HD2 tải ở hai yếu Kết quả có được sau bước phân tích tương tố, tuy nhiên, chênh lệch hệ số tải giữa hai quan Pearson cho thấy các biến đều đạt điều nhóm yếu tố là 0,326 (lớn hơn 0,3), vì vậy kiện để thực hiện phân tích hồi quy tuyến biến này vẫn được giữ lại và sẽ thuộc về tính bội. Phương pháp này nhằm xác định nhóm có hệ số tải lớn hơn. mức độ tác động của từng yếu tố độc lập Như vậy, 25 biến quan sát đã được rút trích đến biến phụ thuộc HVSD. Với dữ liệu 201 về 06 yếu tố, các hệ số tải của biến quan mẫu thu thập được, kết quả sau khi thực sát đều lớn hơn 0,5; đồng nghĩa với việc hiện hồi quy được trình bày tại Bảng 8. 25 biến quan sát sẽ có ý nghĩa thực tiễn và Về mức độ phù hợp của mô hình, trị số R2 được sử dụng cho các phân tích tiếp theo. hiệu chỉnh là 0,442, điều này cho thấy mức độ giải thích của mô hình này là 44,2%, 4.4. Phân tích mức độ tương quan hay nói cách khác 06 biến độc lập bao gồm DSD, HD, XH, BM, RR, KM giải Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, thích được 44,2%, sự biến thiên của biến đầu tiên, tác giả thực hiện phân tích tương phụ thuộc HVSD. Giá trị sig. trong bảng quan thông qua hệ số tương quan Pearson. ANOVA là 0,000 (nhỏ hơn 0,05) cho thấy Đặt giả thuyết H0 là các biến độc lập này mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu. không tác động đến hành vi sử dụng thanh Về mức ý nghĩa của các yếu tố, kết quả Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 47
  12. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM phân tích hồi quy bội cho thấy cả 06 biến trị dự đoán chuẩn hóa. Kết quả thể hiện độc lập đều có giá trị sig.< 0,05, như vậy trong Hình 2 cho thấy phần dư chuẩn hóa cả 06 đều có ý nghĩa thống kê, giá trị Beta phân bố tập trung quanh đường tung độ 0, chuẩn hóa có thể được sử dụng để xem xét kết luận giả định quan hệ tuyến tính không mức độ tác động của chúng đến biến phụ bị vi phạm. thuộc HVSD. Về kiểm tra giả định phần dư có phân phối Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, có chuẩn, giả định này được kiểm tra thông qua hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ Biểu đồ tần số Histogram hoặc biểu đồ tần hơn 10 (Bảng 8), do đó giả định về đa cộng số P-P Plot (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn tuyến không bị vi phạm. Mộng Ngọc, 2008). Kết quả từ biểu đồ Về kiểm tra giả định tồn tại tương quan Histogram cho thấy đồ thị có đường cong chuỗi bậc nhất, giá trị Durbin Waston là dạng hình chuông (hình 3), cho thấy đây 2,246 (gần bằng 2) nên không có sự tự là dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Thêm tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. vào đó, giá trị trung bình Mean gần bằng 0 Về kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính, (6,68*10-16) và độ lệch chuẩn Std gần bằng giả định này được kiểm tra thông quan 1 (0,985). Vì vậy, phân phối phần dư xấp xỉ biểu đồ phân tán phân phối chuẩn phần chuẩn, kết luận, giả thiết phân phối chuẩn dư (Scatterplot). Trục tung Regression của phần dư không bị vi phạm. Standardized Residual thể hiện giá trị phần Như vậy, nghiên cứu đã đề xuất, kiểm định dư chuẩn hóa và trục hoành Regression mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi Standardized Predicted Value thể hiện giá sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Sau Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Hình 2. Biểu đồ phân tán phân phối chuẩn phần dư 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  13. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH quá trình kiểm định thang đo, 26 biến quan dụng (hệ số β=0,195), mức độ bảo mật (hệ sát còn 25 biến quan sát đã rút trích thành số β=0,141), rủi ro của dịch vụ (hệ số β= 06 yếu tố. Với mức ý nghĩa 5%, phân tích âm 0,136) và cuối cùng là các yếu tố liên hồi quy tuyến tính bội cho thấy 06 yếu tố quan đến xã hội (hệ số β=0,125). Các kết giải thích được 44,2% sự thay đổi về của quả nghiên cứu này đều phù hợp với các hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động, giả thuyết mà nghiên cứu đã đề ra cũng như bao gồm tính dễ sử dụng nhận thức được, các nghiên cứu trước như Đào Mỹ Hằng tính hữu dụng nhận thức được, ảnh hưởng (2018); Abrahão và cộng sự (2016); Hoàng xã hội, tính bảo mật nhận thức được, rủi ro Phương Thảo (2015). nhận thức được, chương trình khuyến mãi. Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên trong nghiên cứu này nhóm tác 5. Kết luận và kiến nghị giả mới đề cập đến đối tượng là sinh viên có hiểu biết nhất định về các sản phẩm dịch Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm sáng vụ tài chính tại BUH, mà chưa nhấn mạnh tỏ các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng đến các đối tượng khác (như công nhân, dịch vụ thanh toán di động, sau quá trình nội trợ, nhân viên văn phòng, hay sinh viên kiểm định và phân tích, kết quả nghiên cứu các trường đại học khác ), nên cần khắc cho thấy hành vi sử dụng dịch vụ bị ảnh phục trong các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài hưởng nhiều nhất bởi yếu tố chương trình ra, việc 06 yếu tố giải thích được 44,2% sự khuyến mãi (hệ số β=0,241), sau đó là yếu biến thiên của biến phụ thuộc cho thấy mức tố dễ sử dụng (hệ số β=0,197), tính hữu độ phù hợp của mô hình ở mức trung bình, Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Hình 3. Biểu đồ tần số Histogram Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 49
  14. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nghĩa là vẫn còn những yếu tố tác động đến mở rộng, nâng cấp các tiện ích, để giúp các hành vi sử dụng dịch vụ mà chưa được đề giao dịch trở nên hiệu quả, nhanh chóng. cập trong nghiên cứu này. Do đó, trong Đồng thời, các nhà cung cấp cần phát triển những nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả thêm các đối tác trong việc chấp nhận thanh sẽ bổ sung thêm một số yếu tố khác để gia toán, để khách hàng có thể thanh toán được tăng mức độ giải thích cho biến phụ thuộc mọi lúc, mọi nơi. của mô hình nghiên cứu. Bốn là, để tạo tâm lý an toàn cho người Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề dùng, các nhà cung cấp cần chú ý đến tính xuất một số kiến nghị như sau: bảo mật của hệ thống, tránh các rủi ro có Một là, để kích thích hành vi sử dụng dịch thể xảy ra (lộ thông tin cá nhân, ăn cắp tài vụ thanh toán di động, một trong những khoản người dùng, ). Do đó, họ cần quan yếu tố cần quan tâm là chương trình khuyến tâm đến việc xây dựng, nâng cấp hệ thống mãi, vì đây là yếu tố tác động mạnh nhất. bảo mật để tránh tình trạng hacker xâm Do vậy, các tổ chức tài chính nên xem xét, nhập. Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng phát triển các tính năng, chính sách như cần thường xuyên cập nhật đổi mới công hoàn tiền, tích điểm, các khuyến mãi đi nghệ và có các phương thức, giải pháp bảo kèm khi sử dụng dịch vụ theo hướng có kế vệ người dùng khi sự cố xảy ra. Đồng thời hoạch, lịch trình rõ ràng để đảm bảo được thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo tính hiệu quả, từ đó người dùng dễ tiếp cận vệ người sử dụng mà Chính phủ và các cơ và dễ tiếp thu. quan chức năng đã ban hành. Hai là, bên cạnh chương trình khuyến mãi, Cuối cùng là, hành vi sử dụng dịch vụ thanh để gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ toán di động còn chịu tác động bởi các yếu thanh toán di động, các nhà cung cấp dịch tố từ xã hội như bạn bè, người thân, xã hội. vụ cần phải chú ý để yếu tố thuận tiện trong Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ cần chú quá trình sử dụng. Để làm được điều này, trọng đến các chương trình như bán chéo, các tổ chức tài chính cần phát triển các dịch khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới. vụ sao cho thủ tục đăng ký đơn giản, các Đồng thời, đầu tư vào các chương trình thao tác dễ hiểu, dễ tiến hành. Đồng thời, quảng bá để thu hút và phát triển nguồn các nhà cung cấp cần chú ý nhiều hơn một khách hàng mới, các yếu tố ưu đãi để duy số thông tin liên quan đến cẩm nang hướng trì khách hàng hiện có. dẫn sử dụng để giúp khách hàng thao tác Như vậy, để có thể gia tăng người dùng một cách thuận tiện. Bên cạnh đó, cần có các dịch vụ thanh toán di động, trước tiên những giải pháp để khi khách hàng gặp trục qua nghiên cứu này, cần sự nỗ lực từ các tổ trặc, họ có thể tự xử lý vấn đề thông qua chức tài chính về cung ứng các sản phẩm các hướng dẫn (video, văn bản ). Đồng với nhiều các ưu đãi, chương trình khuyến thời các tổ chức tài chính cũng cần phải mãi; các thao tác sử dụng dễ dàng, thuận nâng cao đội ngũ tư vấn và các kênh khác tiện với nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu nhau để người dùng có thể liên hệ hỗ trợ thanh toán của người dùng. Đồng thời, các khi các giao dịch có vấn đề phát sinh. tổ chức tài chính cũng cần phải quan tâm Ba là, kết quả nghiên cứu cho thấy tính hữu và nâng cấp hơn nữa các yếu tố liên quan dụng của các sản phẩm thanh toán di động đến bảo mật, khắc phục các rủi ro mà người cũng tác động tích cực đến hành vi sử dụng. dùng có thể gặp phải để thu hút thêm nhiều Do vậy, để nâng cao trải nghiệm về yếu tố đối tượng khách hàng mới ■ này, các nhà cung cấp dịch vụ nên xem xét 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021
  15. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - PHẠM THỊ NGỌC ANH Tài liệu tham khảo Abrahão, R. d., Moriguchi, S. N., & Andrade, D. F. (2016). Intention of adoption of mobile payment: An analysis in the light of the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT), Uberlândia, Brazil: Elsevier Editora Ltda. Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior, University of Massachusetts. Amherst: Organizational Behavior and Human Decision Processes. Aslama, W., Ham, M., & Arif, I. (2017). Consumer behavioral intentions towards mobile payment services: An empirical analysis in Pakistan, Market-Tržište, 167-176. Bauer, R. A. (1960). Consumer behavior as risk taking. In R. S. Hancock (Ed.), Dynamic marketing for a changing world, Proceedings of the 43rd American Marketing Association Conference, (pp. 389-98), Chicago, Illinois. Chen, L.-d. (2008). A model of consumer acceptance of mobile payment, Int. J. Mobile, 6(1), 32-52. Đàm Thị Phương Thảo. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thanh toán điện tử của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ. Đào Mỹ Hằng & các tác giả. (2018). Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 194, 11-19. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS quarterly, 319-340. European Payments Council. (2017). White paper Mobile Payments Brussels: European Payments Council. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Massachusetts: Addison-Wesley. Hair, J., Anderson, R., & Black, W. (1998). Multivariate data analysis (lân xuât ban thứ 5), New Jersey. Hoàng Phương Thảo. (2015). Các yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking. Trường hợp: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1, 2), TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức. Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity, Psychometrika, 39. Lê Châu Phú & Đào Duy Huân. (2019). Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank - Chi nhánh Cần Thơ, Tạp chí Công Thương, 17(9), 240-249. Lê Minh Hiếu. (2020, March 27). Nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, tư Brands Vietnam: cua-nguoi-dung-doi-voi-cac-thuong-hieu-vi-dien-tu-pho-bien-tai-Viet-Nam Lerner, T. (2013). Mobile Payment, Mainz, Germany: Springer Vieweg. Loudon, D. L., & Della Bitta, A. J. (1993). Consumer Behavior: Concepts and Applications, McGraw-Hill College. Nguyễn Đình Thọ. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh (lân xuât ban thứ 2), NXB Tài Chính, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nunnally, J. C. (1987). Psychometric Theory, New York: McGraw-Hill. Peterson, R. A. (1994). A meta-analysis of Cronbach’s coefficient alpha, Journal of Consumer Research, 21, 381–391. Phan Hữu Nghị & Đặng Thanh Dung. (2019). Nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động của khách hàng trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng, tư dinh-su-dung-dich-vu-thanh-toan-qua-thiet-bi-di-dong-cua-khach-hang-tren-dia-ban-ha.htm Reed, M., & Lloyd, B. (2018). Health Psychology, Scientific e-Resources. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007). Using multivariate statistics (Vol. 5, pp. 481-498). Boston, MA: Pearson. The International Telecommunication Union (2019). Individuals using the Internet (% of population), The World Bank Group, tư The International Telecommunication Union (2019). Mobile cellular subscriptions (per 100 people), The World Bank Group, tư Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View, MIS Quarterly, 27(3), 425-478. Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 51