Tiền ảo một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay và giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 1210
Bạn đang xem tài liệu "Tiền ảo một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay và giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftien_ao_mot_so_van_de_phap_ly_dat_ra_o_viet_nam_hien_nay_va.pdf

Nội dung text: Tiền ảo một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay và giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo

  1. TIỀN ẢO MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIỀN ẢO, TÀI SẢN ẢO Nguyễn Chí Lộc, Trần Anh Khoa, Mai Hoàng Phong Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Hải Nam TÓM TẮT Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao lần lượt xuất hiện và hình thành những loại tài sản, hàng hóa tham gia lưu thông, trở thành công cụ đầu tư hoặc phương tiện thanh toán, trong đó có các loại tiền ảo như: Bitcoin, ethereum, litecoin, monero, ripple Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về tiền ảo và bản chất của nó cũng chưa thật sự đầy đủ. Điều này dẫn đến mỗi quốc gia có những cách tiếp cận và quản lý khác nhau: có quốc gia chấp nhận như một loại phương tiện thanh toán nhưng cũng có quốc gia hoàn toàn không thừa nhận và không cho phép lưu thông và trong hiện tại trên thế giới chưa có một khung pháp lý dành riêng cho tiền ảo. Từ khóa: cách mạng công nghệ, pháp lý, tài sản ảo, tiền ảo, thanh toán. 1 GIỚI THIỆU Tiền ảo hay tiền điện tử, còn gọi là tiền mã hóa thường được gọi chung là tiền ảo cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất. Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, tiền điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là sự lưu trữ điện tử của một giá trị tiền tệ trên một thiết bị kỹ thuật. Nó được sử dụng rộng rãi để thanh toán cho một thể nhân mà không phải là nhà phát hành, trong đó không nhất thiết phải cần tới sự tham gia trực tiếp của các tài khoản ngân hàng trong giao dịch. Theo Hội đồng Bank for International Settlement định nghĩa, tiền điện tử là giá trị được lưu giữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu giữ trong một thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng. Định nghĩa này bao gồm cả thẻ trả trước (còn được gọi là ví điện tử) và các sản phẩm trả trước dưới dạng phần mềm, sử dụng các hệ thống máy tính kết nối như internet (còn được gọi là tiền mặt điện tử). Tại Mỹ, tiền ảo được xem là bất kỳ loại đơn vị số nào được sử dụng làm môi trường trao đổi hoặc một hình thức lưu trữ số. Theo đó, tiền ảo được hiểu là bao gồm các đơn vị trao đổi kỹ thuật số, trong đó: có một kho lưu trữ tập trung hoặc được quản lý bởi một quản trị viên; hoặc được phân cấp và không có kho lưu trữ tập trung hoặc không được quản lý bởi một quản trị viên; hoặc có thể được tạo ra hoặc thu được bằng cách tính toán hoặc sản xuất. Tại châu Âu, tiền ảo được định nghĩa là “một đại diện số của giá trị không phải do Ngân hàng Trung ương hoặc cơ quan Nhà nước phát hành, cũng gắn với đồng tiền pháp định, 1446
  2. không có tư cách pháp lý về đồng tiền hoặc tiền, nhưng được chấp nhận bởi các cá nhân hoặc pháp nhân như là một phương tiện trao đổi hoặc cho các mục đích khác và có thể được chuyển giao, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử. 2 QUAN Đ ỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ CHO TIỀN ẢO Cách tiếp cận và ghi nhận vị trí pháp lý về tiền ảo của các quốc gia có thể chia thành 04 cấp độ sau đây: - Cấm lưu hành trên diện rộng: pháp luật cấm hoàn toàn các tổ chức, cá nhân giao dịch, mua bán, sử dụng tiền ảo để thanh toán hoặc lưu thông dưới bất cứ hình thức nào. Đại diện cho các quốc gia này là: Nga, Ấn Độ, Banladesh, Bolivia, cuador Tại các quốc gia này không đặt ra vấn đề xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo. - Cấm sử dụng, lưu thông tiền ảo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: việc không thừa nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán hợp pháp do lo ngại ảnh hưởng đến chính sách tài chính - tiền tệ của quốc gia. Các quốc gia thuộc cấp độ này gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Ba Lan - Không cấm sử dụng, lưu thông tiền ảo, không thừa nhận quy chế pháp lý của tiền ảo nhưng cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra đối với những người sử dụng, các nhà đầu tư. Các nước thuộc cấp độ này đều gián tiếp hoặc trực tiếp không công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán và không công nhận tiền ảo thay thế cho đồng tiền truyền thống của quốc gia mình, điển hình như: Australia, Argentina, Đan Mạch - Chấp nhận tiền ảo như một phương tiện thanh toán chính trong nền kinh tế: các quốc gia thuộc cấp độ này thừa nhận tiền ảo là một phương tiện thanh toán tồn tại song song với đồng tiền quốc gia. Việc sản xuất và lưu thông tiền ảo chịu sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Đại diện cho cấp độ này là các quốc gia Nhật Bản, Anh. 2.1 Xây dựng khung pháp lý về quản lý tiền ảo tại Việt Nam Việc xây dựng khung pháp lý về tiền ảo góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam, hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý về quản lý tiền ảo nên cũng chưa có khái niệm chính thức về đồng tiền này. Trong các quy định hiện hành (bao gồm cả Bộ luật Dân sự năm 2015), Việt Nam chưa có một quy định cụ thể về tài sản ảo (bao gồm cả tiền ảo với tư cách là một loại hình tài sản ảo). Tuy nhiên, theo Nghị định số 2/20 3/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử thì các loại tiền ảo (ví dụ như Bitcoin) không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm theo hình thức thương mại điện tử. Theo quan điểm của Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin), “ itcoin không đáp ứng các đặc tính cơ bản của hàng hóa hay dịch vụ. Do đó, Bitcoin không phải là hàng hóa, dịch vụ”. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra thông điệp và cảnh báo, Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. 1447
  3. Trên thực tế, các hoạt động đầu tư, giao dịch, và huy động vốn bằng tiền ảo đã, đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, mặc dù chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Theo thống kê, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 9 tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện thí điểm dịch vụ ví điện tử (một hình thức của tiền ảo) bao gồm: MobiVi, VietUnion, VNPay, VinaPay, Smartlink, M_Service, VNPT- PAY Tính đến ngày 31/12/2013, tổng số ví điện tử phát hành đạt trên 1,84 triệu, số giao dịch đạt khoảng 4,5 triệu với tổng giá trị 350 tỷ đồng. 2.2 Yêu cầu quản lý tiền ảo trong bối cảnh mới Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tương tự, tại khoản 6, Điều 27, Nghị định số 9 /20 4/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 150 - 200 triệu đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chủ thể thực hiện hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể là các cá nhân, tổ chức nói chung mà không chỉ là các tổ chức tín dụng hay cá nhân làm việc trong các tổ chức này. 3 BIỆN PHÁP 3.1 Rủi ro và tiềm n Được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong giao dịch, các đồng tiền ảo thu hút sự quan tâm cao của nhà đầu tư (NĐT) và đã có những tác động nhất định đến thị trường tài chính, tiền tệ thế giới. Không phủ nhận những ưu điểm nhưng tiền ảo vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NĐT, thậm chí cho cả thị trường tiền tệ Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã xuất hiện những hoạt động giao dịch đồng tiền ảo theo mô hình kinh doanh đa cấp. Trong hoạt động này, NĐT bỏ một khoản tiền để tham gia hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo, sau đó phải tuyển dụng người đầu tư mới đặt ở tuyến dưới của mình để được hưởng các khoản hoa hồng, tiền thưởng. Cơn sốt tiền ảo đã bùng lên mạnh mẽ tại Việt Nam, cho dù pháp luật không cho phép. Bỏ qua nhiều khuyến cáo, NĐT vẫn đổ tiền thật để kinh doanh tiền ảo, bất chấp những rủi ro rình rập. Điển hình là tháng 04/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, hàng chục người tham gia vào mô hình đầu tư tiền ảo iFan, Pincoin đã kéo đến trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech tố cáo bị lừa đảo chiếm đoạt trên 15.000 tỷ đồng. Vụ việc này là lời cảnh báo cho nhiều NĐT đang lao vào đầu tư các loại tiền ảo bất chấp mọi rủi ro, mong làm giàu thật nhanh trong khi chưa có khung pháp lý nào quy định, quản lý hoạt động kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, iFan đã “gắn mác” xuất phát từ Singapore nhằm lấy niềm tin của NĐT Việt Nam. iFan bắt đầu chiến dịch bằng việc “t vẽ” cho sản phẩm của mình từ việc xây dựng một trung tâm kết nối giữa các nghệ sĩ và người hâm mộ (chẳng hạn như: mua bán album ca nhạc, chia sẻ thông tin ). Thậm chí, còn đưa ra “bánh vẽ” sẽ giúp người dùng nhập tịch Mỹ, hoặc dùng tài khoản để thanh toán như thẻ Visa, hay sẽ tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) Công ty này còn cam kết, đầu tư vào tiền ảo iFan được hưởng lợi nhuận thấp nhất là 1448
  4. 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Bên cạnh đó, nếu NĐT mời gọi được người khác tham gia, sẽ được hưởng thêm hoa hồng 8% Bằng những thủ đoạn trên, các thành viên của Công ty Modern Tech đã mời gọi khoảng 32.000 NĐT tham gia dự án tiền ảo iFan. Điều đáng nói, sau khi NĐT góp vốn 15.000 tỷ đồng. Đã có rất nhiều lời cảnh báo về mô hình này nhưng không ít người vẫn “sập bẫy” vì lợi nhuận quá cao, không quan tâm đến dự án đầu tư là gì, hiệu quả ra sao, mà chỉ quan tâm đến lãi suất được hưởng. Sự việc trên thực chất là lừa đảo những người nh dạ, cả tin, muốn làm giàu nhanh. Trên thực tế, không có lĩnh vực kinh doanh nào lợi nhuận tới gần 0 /tháng Vì tính ẩn danh của tiền ảo và không bị ai kiểm soát, tội phạm hoàn toàn có thể sử dụng đồng tiền này như một phương thức giao dịch. Tin tặc có thể tìm cách tấn công nhiều sàn giao dịch để đánh cắp tiền ảo với số lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra một cách dễ dàng. 3.2 Biện pháp quản lý tiền ảo Hiện nay, Việt Nam đặt ra vấn đề quản lý, hoàn toàn chưa có văn bản nào cấm hoặc thừa nhận toàn bộ hoặc một phần đối với đồng tiền ảo Bitcoin. Do đó, muốn quản lý được tiền ảo, trước tiên cần phải công nhận tiền ảo là một loại tài sản và loại tài sản này cần phải được quản lý chặt chẽ để tránh sự biến tướng như trong thời gian qua. Tính kịp thời trong việc ban hành chính sách luôn là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của chính sách đó, đồng thời cũng là một thách thức đáng kể với các cơ quan có thẩm quyền. Điển hình, tháng 08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo Theo đó, dự kiến, đến cuối năm 2020, Bộ Tư pháp sẽ phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Như vậy, dự kiến sẽ mất hơn 3 năm để Việt Nam đưa ra được một khung chính sách cơ bản đối với tiền mã hóa trong khi nhiều quốc gia đã đi trước Việt Nam trong vấn đề này. Cũng có khả năng vào thời điểm 2020, tiền mã hóa đã không còn phổ biến và nhu cầu của xã hội lúc đó là sự cần thiết điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mới phát sinh dựa trên nền tảng công nghệ blockchain, ví dụ như hợp đồng thông minh. Xây dựng chính sách bắt kịp với sự phát triển của công nghệ là một thách thức không chỉ với Việt Nam mà với nhiều quốc gia khác. Ở nước ta, công tác xây dựng pháp luật mới được thực sự quan tâm trong khoảng 20-25 năm trở lại đây. Sự thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách kết hợp với bối cảnh nhiều quan hệ xã hội mới được định hình đã dẫn tới sự lúng túng của các nhà làm luật. Bên cạnh áp lực về ban hành các chính sách kịp thời, cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 có thể sẽ còn thách thức các nhà làm chính sách hơn khi đòi hỏi họ phải hiểu cả về công nghệ để có thể nhìn ra được bản chất của quan hệ xã hội bất kể “lớp vỏ” của các công nghệ liên quan phức tạp như thế nào. Cần ban hành khung pháp lý quản lý tiền ảo, tài sản ảo. Các loại tiền ảo cũng là công cụ để thực hiện việc rửa tiền, chuyển tài sản ra nước ngoài nhanh chóng, bất hợp pháp Vì vậy, Chính phủ cần ban hành khung pháp lý quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, đầu tư tiền ảo 1449
  5. nhằm bảo vệ quyền lợi cho NĐT, góp phần bảo đảm an toàn cho thị trường trường tài chính. Đặc biệt, việc kiểm soát các sàn giao dịch, tổ chức những sự kiện quảng bá liên quan đến đầu tư tiền kỹ thuật số phải được đăng ký và được cơ quan chức năng xem xét kỹ nội dung mới được phép tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ThS. Nguyễn Phan Anh. Đánh giá xu hướng đầu tư vào tiền ảo và khuyến nghị đặt ra cho các nhà đầu tư, Tạp chí Tài chính số tháng 03/2018. [2] Bộ Tư pháp, Hội thảo “Xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra”, tháng 04/2018. [3] ười loại tiền ảo phổ biến nhất hiện nay, nhat-hien-nay-post758044.html. [4] Lê Anh Dũng (2018). Một góc nhìn về tiền ảo – gợi ý cách thức quản lý tiền ảo nhìn từ trường hợp Thái Lan, Kỷ yếu Hội thảo “ hung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0” do Bộ Tư pháp tổ chức tháng 06/2018 tại Tp.Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Thị Hiền. Một số khuyến nghị hoàn thiện khung pháp lý quản lý các loại tiền ảo, tiền điện tử: BB%99t+s%E1%BB%91+khuy%E1%BA%BFn+ngh%E1%BB%8B+ho%C3%A0n+thi% E1%BB%87n+khung+ph%C3%A1p+l%C3%BD+qu%E1%BA%A3n+l%C3%BD. Truy cập ngày 11/12/2018. [6] Mai Thoa. Hoàn thiện khung pháp lý để kiểm soát việc kinh doanh “tiền ảo”, tại: ao/c/27180777.epi. 1450