Tập bài giảng Tài chính tiền tệ

pdf 208 trang Gia Huy 24/05/2022 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Tài chính tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_tai_chinh_tien_te.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Tài chính tiền tệ

  1. CHƢƠNG 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1. TIỀN TỆ 1.1. Sự ra đời của tiền tệ Từ rất sớm trong lịch sử loài ngƣời đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức tiền tệ làm trung gian trao đổi. Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định, giá trị hàng hóa mới đƣợc biểu hiện bằng tiền – tức là có sự ra đời của tiền tệ. Nhƣ vậy có thể thấy, quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung là những hàng hóa có thể trao đổi trực tiếp với nhiều hàng hóa thông thƣờng khác. Do vậy, tiền tệ là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. 1.2. Khái niệm và bản chất của tiền tệ 1.2.1. Khái niệm tiền tệ Tiền là bất cứ thứ gì đƣợc chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ. Khái niệm này chỉ đƣa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chƣa giải thích đƣợc tại sao vật đó lại đƣợc chọn làm tiền tệ. Để giải thích đƣợc điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ. 1.2.2. Bản chất của tiền tệ Tiền tệ thực chất là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phƣơng tiện giúp cho quá trình trao đổi đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ đƣợc thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó: - Giá trị sử dụng của tiền tệ: là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Nhƣ vậy ngƣời ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: đến khi nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì khi đó giá trị sử dụng của nó với tƣ cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng nhƣ biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử. - Giá trị của tiền tệ: đƣợc thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi đƣợc nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không đƣợc xem xét dƣới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phƣơng diện toàn thể các hàng hoá trên thị trƣờng. 1
  2. 1.2.3. Các hình thái của tiền tệ Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã trải qua nhiều hình thái: hoá tệ, tín tệ và tiền tín dụng 1.2.3.1. Hoá tệ (Tiền tệ hàng hóa) Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Đặc điểm chung của loại tiền tệ này là: - Hàng hóa dùng làm trung gian trong trao đổi phải có giá trị thực sự. - Giá trị của vật trung gian trao đổi này phải ngang bằng với giá trị của hàng hóa đem ra trao đổi, tức là trao đổi ngang giá một hàng hóa thông thƣờng lấy hàng hóa đặc biệt – tiền tệ. Hóa tệ xuất hiện lần lƣợt dƣới 2 dạng: a. Hoá tệ phi kim loại Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Sự trao đổi không còn ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vƣợt khỏi cái khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phƣơng. Sự trao đổi ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng, nhƣng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn. Thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu Phi, trƣớc đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đại mạch đƣợc sử dụng ở vùng Lƣỡng Hà, gạo đƣợc dùng ở quần đảo Philippines. Trƣớc Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa đƣợc sử dụng làm tiền Hóa tệ phi kim loại có nhƣợc điểm là: - Tính chất không đồng nhất. - Dễ hƣ hỏng, khó bảo quản và vận chuyển. - Khó phân chia hay gộp lại. - Chỉ đƣợc công nhận trong từng khu vực, từng địa phƣơng. Vì những nhƣợc điểm đó mà hóa tệ phi kim loại dần biến mất và thay vào đó là hóa tệ kim loại. b. Hoá tệ bằng kim loại Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển kèm theo sự mở rộng phân công lao động xã hội đồng thời với sự xuất thiện của Nhà nƣớc và giao dịch quốc tế thƣờng xuyên. Kim loại ngày càng có những ƣu điểm nổi bật trong vai trò của vật ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến, Những đồng tiền bằng kim loại: đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho các hoá tệ không kim loại. Tiền bằng chì chỉ xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dƣới dạng một thỏi dài có lỗ ở một đầu 2
  3. để có thể xâu thành chuỗi. Tiền bằng hợp kim vàng và bạc xuất hiện đầu tiên vào những năm 685 – 652 trƣớc Công nguyên ở vùng Tiểu Á và Hy Lạp có đóng dấu in hình nổi để đảm bảo giá trị. Các đồng tiền bằng kim loại đã sớm xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng thiếc, ở Thuỵ Sĩ và Nga bằng đồng. Khi bạch kim mới đƣợc phát hiện, trong thời kỳ 1828 – 1844, ngƣời Nga cho đó là kim loại không sử dụng đƣợc nên đem đúc tiền. Nếu so với các loại tiền tệ trƣớc đó, tiền bằng kim loại, bên cạnh những ƣu điểm nhất định cũng đƣa đến những bất tiện trong quá trình phát triển trao đổi nhƣ: cồng kềnh, khó cất giữ, khó chuyên chở Cuối cùng, trong các kim loại quý ( quí kim) nhƣ vàng, bạc, những thứ tiền thật sự chúng có giá trị nội tại trở nên thông dụng trong một thời gian khá lâu cho đến cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Khoảng thế kỷ thứ XVI ở Châu Âu nhiều nƣớc sử dụng vàng làm tiền, có nƣớc vừa sử dụng vàng vừa sử dụng bạc. Các nƣớc Châu Á sử dụng bạc là phổ biến. Việc đúc quý kim thành tiền ngay từ đầu đƣợc coi là vƣơng quyền, đánh dấu kỷ nguyên ngự trị của lãnh chúa vua chúa. Lịch sử phát triển của tiền kim loại quý đã trải qua ba biến cố chủ yếu, quyết định đến việc sử dụng phổ biến tiền bằng kim loại quý. - Sự gia tăng dân số và phát triển đô thị ở các nƣớc Châu Âu từ thế kỷ XIII đƣa đến sự gia tăng nhu cầu trao đổi. Các mỏ vàng ở Châu Âu không đủ cung ứng. - Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bạch kim loại bị mất giá, trong thời gian dài vàng, bạc song song đƣợc sử dụng làm tiền; các nƣớc Châu Âu sử dụng cả vàng lẫn bạc. Chỉ các nƣớc Châu Á mới sử dụng bạc (do không đủ vàng) đến cuối thế kỷ XIX bạc ngày càng mất giádo vậy các nƣớc Châu Âu và cả Hoa Kỳ quyết định và sử dụng vàng, các nƣớc Chấu Á nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa do lệ thuộc sự nhập cảng nguyên liệu máy móc từ Phƣơng Tây nên cũng bãi bỏ bạc sử dụng vàng. Ở Đông Dƣơng, bạc đƣợc sử dụng làm tiền từ 1885 đến 1931. Đến năm 1931 đồng bạc Đông Dƣơng từ bản vị bạc sang bản vị vàng, có thể cho rằng, khoảng từ 1935 chỉ còn một kim loại quý đƣợc tất cả các nƣớc chấp nhận làm tiền trên thế giới là vàng. Các kim loại có nhiều ƣu điểm hơn so với các hàng hóa khác khi sử dụng làm tiền tệ nhƣ: - Chất lƣợng, trọng lƣợng có thể xác định chính xác. - Dễ chia nhỏ. - Giá trị tƣơng đối ít biến đổi. - Có tính bền hơn. Tuy có những đặc điểm thích hợp cho việc sử dụng làm tiền tệ nhƣ vậy nhƣng tiền vàng vẫn không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu trao đổi của xã hộ khi nền sản xuất và 3
  4. trao đổi hàng hóa phát triển đến mức cao. Một số lý do sau đây đã khiến cho việc tiền vàng không thực hiện đƣợc chức năng tiền tệ nữa: - Quy mô và trình độ sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, khối lƣợng hàng hóa trao đổi ngày càng tăng và đa dạng. Trong khi đó, lƣợng vàng sản xuất ra không đủ để đáp ứng nhu cầu về phƣơng tiện trao đổi của nền kinh tế. - Giá trị tƣơng đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hóa khác. Điều này dẫn đến giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lƣợng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ nhƣ mua bán dịch vụ hoặc hàng hóa tiêu dùng - Ngƣợc lại, trong những giao dịch có giá trị lớn thì vàng lại trở nên cồng kềnh. - Việc sử dụng tiền tệ hàng hóa bị các nhà kinh tế xem là sự lãng phí nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. Để dùng một loại tiền tệ làm hàng hóa, xã hội sẽ phải cắt giảm các công dụng khác của hàng hóa đó hoặc dùng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất bổ sung. Với việc dùng vàng làm tiền tệ, con ngƣời đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên liệu vì xã hội phải dành một phần lớn số lƣợng vàng hiện có làm tiền tệ. Với những lý do nhƣ vậy, xã hội phải đi tìm một dạng tiền tệ mới phù hợp hơn. 1.2.3.2. Tín tệ Tín tệ đƣợc hiểu là thứ tiền tự nó không có giá trị nhƣng do sự tín nhiệm của mọi ngƣời mà nó đƣợc lƣu dụng. Tín tệ có thể bao gồm tiền bằng kim loại và tiền giấy. - Tiền kim loại là tiền đƣợc đúc bằng kim loại nhƣng hoàn toàn khác với hóa tệ kim loại do giá trị danh nghĩa mà nó đại diện (giá trị trao đổi) khác xa so với giá trị đích thực của lƣợng kim loại đúc ra nó. - Tiền giấy là những tờ giấy bạc do Ngân hàng phát hành. Tiền giấy bao gồm 2 loại: + Tiền giấy khả hoán: là loại tiền giấy đƣợc ấn định theo tiêu chuẩn giá cả bằng vàng và nó có thể trực tiếp chuyển đổi ra vàng theo hàm lƣợng đã đƣợc nhà nƣớc công bố. Nhƣ vậy, tiền giấy khả hoán là tiền giấy đƣợc đảm bảo bằng vàng. + Tiền giấy bất khả hoán (tiền dấu hiệu): là tiền giấy đƣợc ấn định theo tiêu chuẩn giá cả pháp luật bắt buộc lƣu hành và không thể trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Ở Việt Nam vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền đồng vào cho Nhà nƣớc, cứ 1 quan tiền đồng đổi đƣợc 2 quan tiền giấy, việc sử dụng tiền giấy của Hồ Quý Ly thất bại vì nhà Hồ sớm bị lật đổ, dân chƣa quen sử dụng tiền giấy và sai lầm khi xác định quan hệ giữa tiền đồng và tiền giấy (bao hàm ý nghĩa tiền giấy có giá trị thấp hơn). Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể đƣợc hiểu rõ khi xem xét lịch sử tiền tệ các 4
  5. nƣớc Châu Âu. Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gửi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho ngƣời khác các giấy nhỏ này cũng đƣợc chấp nhận. Sau đó một ngân hàng Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàng Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Với nhiều loại tiền giấy đƣợc phát hành, lƣu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều ngân hàng lạm dụng gây nhiều thiệt hại cho dân chúng. Do đó, vua chúa các nƣớc phải can thiệp vì cho rằng việc đúc tiền từ xƣa là vƣơng quyền và mặt khác việc phát hành tiền giấy là một nguồn lợi to lớn. Vƣơng quyền các nƣớc Châu Âu thừa nhận một ngân hàng tự có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định: + Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy vàng hay bạc bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành. + Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban đầu là 100% sau còn 40%. + Điều kiện phải cho Nhà nƣớc vay không tính lãi khi cần thiết. Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lƣu hành, mọi ngƣời không thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Nguồn gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau: + Thế chiến thứ nhất đã làm cho các quốc gia tham chiến không còn đủ vàng để đổi cho dân chúng. Nƣớc Anh từ năm 1931 đã cƣỡng bức lƣu hành tiền giấy bất khả hoán, nƣớc Pháp năm 1936. + Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 dẫn đến ở nƣớc Đức mọi ngƣời đua nhau rút tiền, do đó Ngân hàng Trung ƣơng Đức đã phải dùng vàng trả nợ nƣớc ngoài và do đó số dự trữ vàng gần nhƣ không còn. Tiến sĩ Schacht (1933 – 1936) đã áp dụng chính sách tiền tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu, để tài trợ sản xuất và những chƣơng trình kinh tế, xã hội lớn. Biện pháp này làm giảm 50% thất nghiệp, sản xuất tăng 41% (1934). Từ đó, nhiều nhà kinh tế cho rằng giá trị tiền tệ không phải dựa vào dự trữ vàng nhƣ các quan điểm trƣớc đây. Ngày nay, tiền giấy chủ yếu là tiền dấu hiệu. Việc xã hội chấp nhận sử dụng tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện vì tiền giấy đƣợc quy định trong luật là phƣơng tiện trao đổi, vì mọi ngƣời tin tƣởng vào uy tín của cơ quan phát hành ra chúng là ngân hàng trung ƣơng, và vì việc sử dụng tiền giấy là tiện lợi. Những ƣu điểm của việc sử dụng tiền giấy có thể thấy là: - Sử dụng tiền giấy giúp cho con ngƣời có thể dễ dàng cất trữ và vận chuyển. - Tiền giấy có đủ các mệnh giá từ lớn đế nhỏ phù hợp với các quy mô giao dịch. 5
  6. - Về phía Chính phủ, ƣu điểm của tiền giấy là việc in tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lƣợng các hàng hóa dùng làm tiền tệ trƣớc đây. Tuy nhiên, tiền giấy cũng có một số nhƣợc điểm nhƣ: - Dễ rách, không bền. - Chi phí lƣu thông vẫn còn lớn. - Khi trao đổi hàng hóa diễn ra trên phạm vi rộng (giữa các quốc gia ), đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh và an toàn thì tiền giấy vẫn trở nên cồng kềnh, không an toàn. - Dễ bị làm giả, dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết đƣợc số lƣợng tiền giấy trong lƣu thông nhƣ tiền vàng). 1.2.3.3. Tiền tín dụng (Tiền ngân hàng, Tiền ghi sổ) Bên cạnh tiền giấy, do sự phát triển của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, một hình thái tiền tệ mới xuất hiện dựa trên hoạt động của các tổ chức đó là tiền tín dụng. Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và đƣợc hình thành trên cơ sở các khoản tiền gửi không kỳ hạn vào ngân hàng. Tiền tín dụng thực chất là cam kết của ngân hàng cho phép ngƣời sở hữu tài khoản tiền gửi đƣợc rút ra một lƣợng tiền giấy bằng đúng số dƣ có ghi trong tài khoản. Trong các hoạt động thanh toán bằng tiền tín dụng thì phải thông qua hệ thống ngân hàng làm trung gian, do vậy tiền tín dụng còn có tên gọi khác là tiền ngân hàng. Tiền tín dụng chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng nên có thể nói, tiền tín dụng là đồng tiền phi vật chất (không có hình thái vật chất) và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị nhƣ tiền giấy. Để sử dụng tiền tín dụng, có nhiều công cụ thanh toán khác nhau mà ngân hàng sẽ cung cấp nhƣ: séc, thƣ chuyển tiền, điện chuyển tiền Trong đó phổ biến nhất là séc (là một tờ lệnh do ngƣời chủ tài khoản séc phát hành yêu cầu ngân hàng thanh toán từ tài khoản của mình cho ngƣời thụ hƣởng đƣợc chỉ định trong tờ séc). Việc sử dụng séc trong thanh toán có ƣu điểm: - Tiết kiệm chi phí giao dịch: giảm bớt việc chuyển tiền thực giữa các ngân hàng. - Tốc độ thanh toán cao và an toàn. - Tiện cho việc thanh toán vì có thể viết ra với bất kỳ lƣợng tiền nào và do đó làm cho việc thanh toán những khoản tiền lớn đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng séc cũng có những hạn chế nhất định: - Thanh toàn bằng séc đòi hỏi một khoảng thời gian cần thiết để kiểm tra tính hợp lệ của séc. - Thanh toán bằng séc đòi hỏi phải xử lý các chứng từ thanh toán và chi phí cho hoạt động này ngày càng tăng gây ra sự tốn kém đáng kể. 6
  7. Chính vì những hạn chế đó mà để đáp ứng nhu cầu trao đổi, thanh toán trong nền kinh tế ngày nay cần phải có một hình thái tiền tệ mới hoàn thiện hơn. 1.2.3.4. Tiền điện tử Gần đây, những tiến bộ về công nghệ máy tính cũng nhƣ sự phát triển của mạng lƣới thông tin viễn thông đã cho phép các ngân hàng thay thế phƣơng thức thanh toán truyền thống là sử dụng các chứng từ giấy bằng phƣơng thức thanh toán điện tử. Bằng phƣơng thức mới này, tốc độ chuyển tiền tăng lên rất nhanh, giảm bớt những chi phí về giấy tờ so với lƣu thông tiền mặt và séc. Tiền điện tử là tiền trong các tài khoản ở ngân hàng đƣợc lƣu trữ trong hệ thống máy tính dƣới hình thức điện tử. Nhƣ vậy, tiền điện tử là tiền tệ tồn tại dƣới hình thức điện tử. Tiền điện tử đƣợc sử dụng trực tiếp trong các giao dịch dƣới các hình thức sau: - Thẻ thanh toán: là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát hành mà nhờ đó ngƣời ta có thể lƣu thông những khoản tiền điện tử. Thẻ thanh toán có một số dạng sau: + Thẻ rút tiền ATM: thẻ ATM đƣợc dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM. + Thẻ tín dụng: là loại thẻ mà tổ chức phát hành đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán cho ngƣời sử dụng thẻ trong hạn mức tín dụng của thẻ. Số tiền này sẽ đƣợc ngƣời sử dụng thẻ thanh toán lại cho tổ chức phát hành sau một thời gian nhất định. Nói cách khác, tổ chức phát hành đã cho ngƣời sử dụng thẻ vay một khoản tiền nhất định nên đƣợc gọi là thẻ tín dụng. Ngƣời sử dụng thẻ tín dụng cũng có thể rút tiền trong hạn mức tín dụng của thẻ. Một số loại thẻ thông dụng nhƣ Master Card, Visa Card, American Express + Thẻ ghi nợ: hình thức tƣơng tự nhƣ thẻ tín dụng nhƣng thẻ ghi nợ không phải là công cụ để vay tiền mà là công cụ để tiêu tiền trong tài khoản. Khi thanh toán, ngƣời thu tiền sẽ quẹt thẻ qua máy đọc thẻ, sau đó yêu cầu chủ thẻ ký xác nhận vào hóa đơn mua hàng. Sau một số ngày nhất định (thƣờng là 2 ngày), tiền sẽ đƣợc chuyển từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản ngƣời bán hàng. + Thẻ thông minh: thực chất chính là thẻ ghi nợ nhƣng trên thẻ gắn thêm bộ mạch vi xử lý cho phép lƣu trữ ngay trên thẻ một số lƣợng tiền điện tử. Số lƣợng tiền này có thể nạp từ tài khoản ngân hàng vào thẻ thông qua các máy ATM, máy tính cá nhân hoặc các điện thoại có bộ phận nạp tiền. Ngoài tính năng dùng làm phƣơng tiện thanh toán, loại thẻ này còn có thể dùng nhƣ thẻ điện thoại, thẻ căn cƣớc lƣu trữ các thông tin về ngƣời dùng thẻ - Tiền mặt điện tử: là một dạng tiền điện tử đƣợc sử dụng để mua sắm hàng hóa, dịch vụ trên Internet. Những ngƣời sử dụng loại tiền này có thể tải tiền từ tài khoản 7
  8. ngân hàng của mình về máy tính cá nhân rồi khi duyệt Web mua sắm có thể chuyển tiền từ máy tính mình sang máy tính ngƣời bán để thanh toán. - Séc điện tử: cho phép những ngƣời sử dụng Internet có thể thanh toán các hóa đơn qua mạng mà không cần phải gửi những tờ séc bằng giấy nhƣ trƣớc. Những ngƣời này có thể viết một tờ séc điện tử trên máy tính rồi gửi cho ngƣời đƣợc thanh toán. Ngƣời này sẽ chuyển tờ séc điện tử tới ngân hàng, sau khi kiểm tra tính hợp lệ của từ séc, ngân hàng sẽ thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của ngƣời viết séc sang tài khoản của ngƣời đƣợc thanh toán. Những lợi thế về tiền điện tử nêu trên khiến chúng ta có thể nghĩ rằng nền kinh tế sẽ nhanh chóng tiến tới không dùng tiền giấy hoặc séc. Tuy nhiên, có một số lý do khiến cho điều này khó có thể diễn ra trong tƣơng lai gần: - Việc thiết lập một hệ thống các máy tính, máy đọc thẻ, mạng truyền thông cần thiết cho phƣơng thức thanh toán điện tử là rất tốn kém. - Việc sử dụng các tờ séc bằng giấy có lợi thế là cung cấp các chứng từ xác nhận việc thanh toán trong khi tiền điện tử không có đƣợc điều này. - Việc sử dụng séc bằng giấy để thanh toán luôn mất một khoảng thời gian từ lúc ký séc đến lúc ngƣời nhận séc rút tiền. Chủ tài khoản séc rất thích điều này vì họ vẫn hƣởng lãi trên số tiền đã thanh toán nhƣng chƣa bị trừ khỏi tài khoản. Điều này không xảy ra với tiền điện tử. - Việc sử dụng tiền điện tử gặp phải nguy cơ cao về tính an toàn do các hoạt động ăn trộm qua mạng máy tính. Để đối phó với điều này không phải là việc dễ dàng và mất khá nhiều thời gian. Đây có phải là một hình thái tiền tệ không là vấn đề chƣa thống nhất. Một số quan điểm cho rằng đây chỉ là “phƣơng tiện chi trả mới”, sự “chuyển dịch vốn bằng điện tử”. 1.3. Chức năng của tiền tệ Dù biểu hiện dƣới hình thức nào, tiền tệ cũng có ba chức năng cơ bản: phƣơng tiện trao đổi, thƣớc đo giá trị và phƣơng tiện cất giữ giá trị. 1.3.1. Chức năng phương tiện trao đổi Là một phƣơng tiện trao đổi, tiền tệ đƣợc sử dụng nhƣ một vật môi giới trung gian trong việc trao đổi các hàng hóa, dịch vụ. Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ, phản ánh lý do tại sao tiền tệ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Việc dùng tiền làm phƣơng tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc bỏ nhiều thời gian dành cho việc đổi chác hàng hóa, dịch vụ. Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, ngƣời ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ bán và mua với một ngƣời khác. Điều đó là đơn giản trong trƣờng hợp chỉ có ít ngƣời 8
  9. tham gia trao đổi, nhƣng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm kiếm nhƣ vậy quá cao. Vì vậy, ngƣời ta cần sử dụng tiền làm môi giới trong quá trình này, tức là ngƣời ta trƣớc hết sẽ đổi hàng hóa của mình lấy tiền, sau đó dùng tiền mua thứ hàng hóa mình cần. Rõ ràng, việc thực hiện lần lƣợt các giao dịch bán và mua với hai ngƣời sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thực hiện đồng thời hai giao dịch đối với cùng một ngƣời. Để thực hiện chức năng phƣơng tiện trao đổi, tiền có những tiêu chuẩn nhất định: - Đƣợc chấp nhận rộng rãi: nó phải đƣợc con ngƣời chấp nhận rộng rãi trong lƣu thông bởi vì chỉ khi mọi ngƣời cùng chấp nhận nó thì ngƣời có hàng hóa mới đồng ý đổi hàng hóa của mình lấy tiền. - Dễ nhận biết: con ngƣời phải nhận biết nó dễ dàng. - Có thể chia nhỏ đƣợc: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hóa có giá trị khác nhau. - Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hóa ở khoảng cách xa. - Không bị hƣ hỏng một cách nhanh chóng. - Đƣợc tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lƣợng đủ dùng trong trao đổi. - Có tính đồng nhất: các đồng tiền cùng mệnh giá phải có sức mua ngang nhau. 1.3.2. Chức năng thước đo giá trị Chức năng thứ hai của tiền là thƣớc đo giá trị, tức là tiền đƣợc sử dụng làm đơn vị để đo giá trị của các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Qua việc thực hiện chức năng này, giá trị của các hàng hóa, dịch vụ đƣợc biểu hiện ra bằng tiền nhờ đó việc trao đổi hàng hóa đƣợc diễn ra thuận lợi hơn. Và biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đƣợc gọi là giá cả hàng hóa. Nếu giá trị hàng hóa không có đơn vị đo chung là tiền, mỗi hàng hóa sẽ đƣợc định giá bằng tất cả các hàng hóa còn lại, và nhƣ vậy, số lƣợng giá các mặt hàng trong nền kinh tế ngày nay sẽ nhiều đến mức ngƣời ta không còn thời gian cho việc tiêu dùng hàng hóa, do phần lớn thời gian là dành cho việc đọc giá hàng hóa. Khi giá các hàng hóa, dịch vụ đƣợc biểu hiện bằng tiền không những thuận tiện cho ngƣời bán hàng hóa mà việc đọc bảng giá cũng đơn giản hơn nhiều với chi phí thời gian ít hơn sử dụng cho các giao dịch. Ví dụ, trong trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đƣa ra để trao đổi thì ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau. Tƣơng tự, nếu có 10 hàng hóa, chúng ta phải có 45 giá để trao đổi và nếu số lƣợng hàng hóa là 100, chúng ta cần tới 4.950 giá để trao đổi (số lƣợng = N(N-1)/2). Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, ngƣời ta định giá bằng đơn vị tiền tệ cho tất cả các hàng hóa đen trao đổi trên thị trƣờng, có bao nhiêu hàng hóa đƣa ra trao đổi 9
  10. thì có bấy nhiêu giá cả. Vì vậy, việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng hóa. Là một thƣớc đo giá trị, nó tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng tiền làm phƣơng tiện trao đổi, nhƣng cũng chính trong quá trình trao đổi, sử dụng tiền làm trung gian, các tỷ lệ trao đổi đƣợc hình thành ngay từ khi mới ra đời, việc sử dụng tiền làm phƣơng tiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm thƣớc đo giá trị. Cơ sở cho việc dùng tiền để biểu hiện giá trị các hàng hóa khác chính là tiền cũng có giá trị sử dụng nhƣ các hàng hóa khác. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, mặc dù các phƣơng tiện đƣợc sử dụng là tiền không còn có giá trị nhƣ các hàng hóa khác nhƣng nó đƣợc mọi ngƣời chấp nhận trong lƣu thông (có giá trị sử dụng đặc biệt). 1.3.3. Chức năng phương tiện cất giữ giá trị Là một phƣơng tiện cất giữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời gian. Khi ngƣời ta nhận đƣợc thu nhập mà chƣa muốn tiêu nó hoặc chƣa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là một phƣơng tiện để cho việc cất giữ sức mua trong trƣờng hợp này hoặc ngƣời ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải. Việc cất giữ nhƣ vậy có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng tiện ngoài tiền nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa Một số loại tài sản nhƣ vậy đem lại một mức lãi cao hơn cho ngƣời giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so với giữ tiền mặt. Tuy nhiên, ngƣời ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị vì tiền có thể nhanh chóng chuyển đổi ra các tài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi ngƣời ta muốn chuyển đổi nó sang tiền. Những điều này cho thấy, tiền là một phƣơng tiện cất giữ giá trị bên cạnh các tài sản khác. Việc thực hiện chức năng phƣơng tiện cất giữ giá trị của tiền tốt đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định của mức giá chung do giá trị của tiền đƣợc xác định theo khối lƣợng hàng hóa mà nó có thể đổi đƣợc. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngƣợc lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho ngƣời ta ít muốn giữ nó, điều này thƣờng xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy, để tiền thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định. 1.4. Khối tiền tệ Việc định nghĩa tiền tệ là một phƣơng tiện trao đổi mới chỉ đƣa ra cách hiểu khái quát về tiền, nó không cho chúng ta biết rõ trong nền kinh tế hiện tại, những phƣơng tiện cụ thể nào đƣợc coi là tiền, số lƣợng của nó nhiều hay ít. Vì vậy, ngƣời ta phải định nghĩa tiền một cách cụ thể hơn bằng việc đƣa ra các phép đo về các khối tiền trong lƣu thông. Các khối tiền tệ trong lƣu thông tập hợp các phƣơng tiện đƣợc sử dụng chung làm phƣơng tiện trao đổi, đƣợc phân chia tuỳ theo độ lỏng hay tính thanh khoản của 10
  11. các phƣơng tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Độ lỏng hay tính thanh khoản của một phƣơng tiện trao đổi đƣợc hiểu là khả năng chuyển đổi từ phƣơng tiện đó ra hàng hoá, dịch vụ - tức là phạm vi và mức độ có thể sử dụng những phƣơng tiện đó trong việc thanh toán chi trả. Khối lƣợng tiền tệ trong lƣu thông là tất cả các phƣơng tiện đƣợc chấp nhận làm trung gian trong trao đổi, thanh toán các loại hàng hóa, dịch vụ tại một thị trƣờng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Các phép đo khối lƣợng tiền tệ đƣa ra tùy thuộc vào các phƣơng tiện đƣợc hệ thống tài chính cung cấp và thƣờng xuyên có sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung các khối tiền trong lƣu thông bao gồm: - M1 (tiền giao dịch) bao gồm tiền giấy và tiền xu đang lƣu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do ngân hàng trung ƣơng phát hành đang lƣu hành ngoài hệ thống ngân hàng), các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thƣơng mại. Khối tiền này có tính lỏng (thanh khoản) cao nhất. - M2 (tiền rộng) bao gồm M1 và các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn ở các ngân hàng thƣơng mại. - M3 bao gồm M2 và các khoản tiền gửi kỳ hạn dài ở các ngân hàng thƣơng mại. - L bao gồm M3 và các chứng từ có giá dễ chuyển thành tiền mặt (chứng chỉ tiền gửi, thƣơng phiếu, tín phiếu, trái phiếu ). Nhìn chung, tiền mặt có thể đƣợc sử dụng trực tiếp, ngay lập tức và không hạn chế cho việc thanh toán. Do vậy, tiền mặt đƣợc coi là tài sản có độ thanh khoản cao nhất. Các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cũng đƣợc coi là tiền vì chúng ta có thể rút chúng ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, chúng ta có thể viết séc và sử dụng nó để thanh toán cho các khoản chi tiêu của mình. Đối với tài khoản có kỳ hạn, về nguyên tắc, chúng ta chỉ có thể rút tiền mặt khi đến hạn, hoặc phải thông báo trƣớc và phải chịu phạt lãi suất. Trƣớc đây, chỉ có các tài khoản có kỳ hạn là đƣợc hƣởng lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay, các tài khoản không kỳ hạn cũng đã đƣợc hƣởng lãi suất nhƣng với mức thấp hơn tài khoản có kỳ hạn. Mặc dù số liệu về các khối tiền tệ đƣợc công bố và sử dụng vào những mục đích nhất định, nhƣng việc đƣa ra các phép đo lƣợng tiền chỉ có ý nghĩa khi nó vừa tập hợp đƣợc các phƣơng tiện trao đổi trong nền kinh tế, vừa tạo cơ sở dự báo lạm phát và chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, hiện nay một số nƣớc đang nghiên cứu để đƣa ra phép đo “tổng lƣợng tiền có tỷ trọng” trong đó mỗi loại tài sản có một tỷ trọng khác nhau tuỳ theo độ lỏng của nó khi cộng lại với nhau. Việc lựa chọn phép đo nào phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của Ngân hàng trung ƣơng trong điều hành chính sách thực tế. Tuy nhiên, đƣợc sử dụng trực tiếp trong các giao dịch làm phƣơng tiện trao đổi chủ yếu là khối 11
  12. tiền M1, vì vậy định nghĩa M1 đƣợc sử dụng thƣờng xuyên khi nói tới cung hay cầu tiền tệ. 1.5. Chế độ tiền tệ Khi nói đến chế độ tiền tệ là nói đến hệ thống tổ chức lƣu thông tiền tệ của một nƣớc do pháp luật quy định, trong đó các nhân tố khác nhau của lƣu thông tiền tệ đƣợc kết hợp thành một khối thống nhất. Chế độ tiền tệ đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sau: - Bản vị tiền tệ: chính là cái đƣợc sử dụng làm căn cứ để định giá đồng tiền. Có thể chọn một kim loại nào đó hoặc có thể lấy ngoại tệ hay sức sản xuất trong nƣớc để làm bản vị tiền tệ. - Đơn vị tiền tệ: mỗi một quốc gia có một đơn vị tiền tệ khác nhau, ví dụ ở Việt Nam là “đồng”, ở Mỹ là “dollar” - Công cụ lƣu thông tiền tệ: là những phƣơng tiện lƣu thông và phƣơng tiện thanh toán đƣợc sử dụng, chẳng hạn nhƣ: tiền giấy, tiền tín dụng, tiền xu Trong lịch sử tiền tệ, kể từ khi chủ nghĩa tƣ bản hình thành và phát triển, các nƣớc đã trải qua nhiều chế độ bản vị tiền tệ khác nhau. 1.5.1. Chế độ đơn bản vị kim loại Là chế độ tiền tệ trong đó chỉ có một kim loại, vàng hoặc bạc, đƣợc tự do đúc thành tiền và có khả năng thanh toán. Tự do đúc thành tiền nghĩa là mọi ngƣời dân có thể biến đổi những thỏi kim khí thành những đồng tiền bằng cách đem đến nơi đúc tiền. Khả năng thanh toán nghĩa là bắt buộc mọi ngƣời phải nhận tiền kim khí pháp định, mặc dù số lƣợng là bao nhiêu. Ở nƣớc nào sử dụng bạc làm bản vị, ngƣời ta gọi là đơn kim bản vị bạc, nƣớc nào sử dụng vàng làm bản vị, ngƣời ta gọi là đơn kim bản vị vàng. Lúc đầu các quốc gia dùng bạc làm bản vị trƣớc tiên, bởi lẽ bạc tƣơng đối nhiều hơn vàng. Mặc khác giá vàng tƣơng đối đắt hơn, do đó nếu sử dụng vàng để đúc thành tiền thì quá nhỏ. Về sau, ngƣời ta khám phá ra nhiều mỏ vàng hơn, do vậy có thể đúc vàng thành tiền. Từ đó, việc dùng vàng làm bản vị ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tình trạng này đã dẫn đến hiện tƣợng các nƣớc dùng cả bạc lẫn vàng làm bản vị tiền tệ. 1.5.2. Chế độ song bản vị kim loại Là chế độ tiền tệ trong đó có hai loại kim loại vàng và bạc đƣợc đúc thành tiền và đều có khả năng thanh toán. Có một giá trị pháp định giữa giá trị của vàng và bạc. Ví dụ: trƣớc năm 1914, tại Pháp đã định nghĩa đồng Franc vừa theo vàng vừa theo bạc nhƣ sau: 1Franc vàng = 322,5mg vàng chuẩn độ 0,900 12
  13. 1Franc bạc = 5g bạc chuẩn độ 0,900 Nhƣ vậy, một Franc bạc nặng gấp 15,5 lần 1 Franc vàng, tức là giá chính thức của 1 gam vàng bằng giá chính thức của 15,5 gam bạc. Trong thực tế, chế độ song bản vị kim loại là nguyên nhân của nhiều sự xáo trộn trong đời sống kinh tế, vì việc sử dụng đồng tiền vàng hay đồng tiền bạc phụ thuộc vào giá vàng hay giá bạc lên xuống trên thị trƣờng. Ở Mỹ, áp dụng chế độ song bản vị kim loại năm 1792, nhƣng kể từ năm 1792 đến năm 1834, giá bạc trên thị trƣờng giảm hẳn so với tƣơng quan chính thức là 1 vàng - 15 bạc. Kết quả là đồng tiền vàng biến mất chỉ còn lại những đồng tiền bạc kém giá hơn. Đầu năm 1848, nhờ sự khám phá đƣợc nhiều mỏ vàng ở Calcornia và năm 1851 tại Australia, số lƣợng vàng đƣợc sản xuất gia tăng, vàng dần dần mất giá trong khi bạc lại cao giá hẳn. Đồng tiền bạc dần biến mất trên thị trƣờng. Một kinh tế gia ngƣời Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã đƣa ra một định luật, đƣợc gọi là định luật Gresham. Đinh luật này cho rằng: trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cùng đƣợc pháp luật chấp nhận theo một giá trị chênh lệch, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất đồng tiền tốt ra khỏi thị trƣờng. Tiền xấu đƣợc hiểu là đồng tiền đang mất giá, tiền tốt là tiền đang có giá. Kể từ năm 1867 trở đi, do bạc đƣợc sản xuất nhiều, bạc dần bị mất giá gây nhiều khó khăn cho các nƣớc áp dụng chế độ song bản vị kim loại, các nƣớc lần lƣợt chấm dứt chế độ này và thiết lập chế độ bản vị vàng (gold stardand). Nƣớc Anh bãi bỏ bản vị bạc năm 1819, Úc 1871, Hà Lan 1875, Áo 1892 1.5.3. Các chế độ bản vị vàng biến thể Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chỉ còn một kim loại quý là vàng làm bản vị tiền tệ. Kể từ đấy tiền giấy trở nên thông dụng hẳn, chủ yếu là tiền giấy khả hoán, còn đồng tiền vàng ngày càng ít lại. Điều này đã làm cho châu Âu đã đổi kim bản vị vàng nguyên thủy biến thể qua một vài hình thái: chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thoi, chế độ bản vị hối đoái vàng. - Chế độ bản vị tiền vàng (gold specie stardand): là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán đƣợc chuyển đổi thành tiền vàng theo định nghĩa chính thức. - Chế độ bản vị vàng thoi hay hay là chế độ kim định bản vị (gold bullion stardand): theo chế độ này tiền giấy không đƣợc tự do đổi ra tiền vàng mà phải có một khối lƣợng tiền giấy nhất định mới đổi đƣợc một thoi vàng. Chế độ bản vị vàng thoi thi hành ở Anh năm 1925, muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất 1500 bảng Anh, ở Pháp năm 1928 con số tối thiểu này là 225.000 Franc. - Chế độ bản vị hối đoái vàng hay là chế độ kim hoàn bản vị (gold exchange stardand): là chế độ trong đó tiền giấy không đƣợc đổi trực tiếp ra vàng, muốn chuyển 13
  14. đổi ra vàng phải thông qua một đồng tiền trung gian khác. Thông thƣờng đồng tiền trung gian là đồng tiền có quan hệ chuyển đổi ra vàng. Việc từ bỏ chế độ bản vị vàng cũng có nghĩa là các chính phủ thừa nhận quy luật hình thành giá vàng theo cung cầu. Giá vàng ở Việt Nam thay đổi cùng chiều và cùng mức độ với giá vàng thế giới là một hiện tƣợng bình thƣờng. Cùng với chính sách đổi mới, “mở cửa”, mở rộng giao lƣu hàng hóa, trong đó có giao lƣu vàng, với thế giới bên ngoài, quy luật hình thành giá vàng theo cung-cầu ở Việt Nam đang phát huy tác dụng. Sau khi hệ thống bản vị vàng sụp đổ, nhiều nƣớc chuyển sang hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. 1.5.4. Chế độ bản vị ngoại tệ Chế độ bản vị ngoại tệ là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một nƣớc đƣợc định nghĩa theo một ngoại tệ nhất định, thƣờng là ngoại tệ mạnh. Khác với chế độ bản vị hối đoái vàng, bản vị ngoại tệ không có liên hệ gì với vàng. Ngoại tệ mạnh đƣợc dùng làm bản vị có thể không chuyển đổi ra vàng theo một giá cố định nhƣ trong bản vị hối đoái vàng. Ở chế độ bản vị ngoại tệ, chỉ có sự liên hệ giữa đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác đƣợc dùng làm bản vị tiền tệ theo một giá trị chính thức cố định. Đơn vị ngoại tệ mạnh đƣợc chọn là để làm phƣơng tiện thanh toán trong các cuộc giao dịch quốc tế. Những nƣớc theo chế độ bản vị ngoại tệ thƣờng tích lũy số dƣ ngoại tệ đƣợc chọn làm bản vị và gửi tới ngân hàng thƣơng mại của nƣớc có đơn vị tiền tệ dùng làm bản vị để hƣởng lãi. Về nguyên tắc, trong chế độ bản vị ngoại tệ, nƣớc ngoài có thể đem tiền quốc gia đó đổi lấy ngoại tệ và ngƣợc lại theo định nghĩa chính thức. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nƣớc thực hiện chính sách kiểm soát ngoại hối không thực thi chính sách này. Chế độ bản vị ngoại tệ phát triển nhanh và trở nên phổ biến từ khi các nƣớc lần lƣợt bãi bỏ tiền giấy khả hoán, chuyển sang sử dụng tiền giấy bất khả hoán. Việc chuyển sang thực hiện chế độ bản vị ngoại tệ đã dẫn đến những sự kiện quan trọng sau: - Hình thành xu hƣớng sử dụng ngoại tệ thay cho vàng trong các cuộc giao dịch quốc tế. Theo nguyên tắc khi mua hàng hóa của nƣớc nào thì phải dùng tiền của nƣớc đó để thanh toán cho ngƣời bán. Nhƣ vậy đáng lẽ ngoại tệ nào cũng đƣợc coi có công dụng để trả nợ cho chính nƣớc phát hành ra đồng tiền đó. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số ngoại tệ đóng vai trò là tìền tệ quốc tế, chẳng hạn nhƣ Bảng Anh, Dollar Mỹ bởi lẽ những ngoại tệ này đƣợc các nƣớc ƣa chuộng sử dụng. - Sự xuất hiện các khu vực tiền tệ: một số ngoại tệ mạnh đóng vai trò lãnh đạo đối với một số đồng tiền khác trên thế giới. Điều này đã dẫn đến hình thành một số khu vực tiền tệ riêng biệt. Trong lịch sử tiền tệ thế giới có năm khu vực tiền tệ riêng 14
  15. biệt, đó là: khu vực bảng Anh (các nƣớc trong khối liên hiệp Anh, một số nƣớc ngoài liên hiệp Anh nhƣ: Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Jordan, Argentina, Thái Lan, một số nƣớc nằm trong vùng biển Baltic). Khu vực Dollar Mỹ (Các nƣớc thuộc ảnh hƣởng của Mỹ nhƣ Trung Mỹ, Nam Mỹ, những đảo quốc thuôc Thái Bình Dƣơng ). Khu vực thuộc Franc Pháp (Các nƣớc thuộc liêp hiệp Pháp, Algeirie, Guyane, Guadeloupe, Martinique, Togo, Cameroun, Gabon ). Khu vực Escudo (Bồ Đào Nha, các lãnh thổ hải ngoại của Bồ Đào Nha. Khu vực đồng Rouble (Liên xô (cũ) và các nƣớc theo chủ nghĩa xã hội) *Bản vị dollar: Nền tảng vật chất của đồng dollar là nền kinh tế của Mỹ. Giá trị của dollar đƣợc chính phủ Mỹ mà đại diện là ngân hàng trung ƣơng Mỹ điều tiết và duy trì ổn định. Trƣớc năm 1971, đồng dollar có bản vị vàng, sau đó tuy dollar không còn đƣợc đổi ra vàng theo tỷ lệ cố định nữa nhƣng duy trì giá trị của dollar vẫn luôn luôn là một chủ trƣơng hàng đầu của chính phủ Mỹ. Đồng dollar là đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định, thuận tiền trong thanh toán quốc tế, do vậy nó đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiều nƣớc đã gắn đồng tiền nƣớc mình với dollar, còn đƣợc coi là theo bản vị dollar, nhất là trƣớc năm 1971, khi đồng dollar có bản vị vàng. Ở Việt Nam, tuy không cố định giá trị đồng tiền của mình với dollar, nhƣng tâm lý bản vị dollar cũng khá mạnh, mặc dầu tạo ra một tiêu chuẩn cho giá trị đồng tiền, nhƣng nó có những hạn chế sau: - Đồng dollar cho dù là một đồng tiền mạnh, nó vẫn là một đại lƣợng biến thiên. Ngoài ra, điều quan trọng hơn là vai trò duy trì sức mua (giá trị) của đồng dollar là thuộc về chính phủ Mỹ mà đại diện là ngân hàng trung ƣơng Mỹ chứ không thuộc về chính phủ nƣớc theo bản vị dollar. Do vậy, việc theo đuổi bản vị dollar sẽ bị động và khó bảo đảm cho đồng tiền nƣớc mình đƣợc ổn định do vẫn có tình hình vĩ mô thất thƣờng ở Mỹ. - Thay đổi tỷ giá (giá dollar) là một phƣơng pháp quan trọng nhằm điều tiết tình hình xuất nhập khẩu. Cố định tỷ giá sẽ tƣớc đoạt quyền sử dụng phƣơng pháp này. Việc định giá đồng tiền cao hơn có tác dụng hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu. Ngƣợc lại, việc định giá đồng tiền thấp hơn thì có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. - Đồng tiền là tấm gƣơng phản ánh thực trạng nền kinh tế. Nền kinh tế rất phức tạp và phong phú nhƣ một cơ thể sống. Có nhiều nhân tố luôn tác động đến trạng thái của nền kinh tế nhƣ sự thay đổi về điều kiện khai thác tài nguyên thiên nhiên, sự thay đổi trong quan hệ đối ngoại, sự thay đổi về kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, sự thay đổi về mức sống thực tế 1.5.5. Bản vị hàng hóa Nếu nhƣ bản vị vàng gắn đơn vị tiền tệ với một lƣợng vàng nhất định, thì bản vị 15
  16. hàng hóa lại gắn tiền với hàng hóa. Bản vị hàng hóa hay đồng tiền đƣợc bảo đảm bằng hàng hóa đã xuất hiện và đƣợc áp dụng tại các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thông qua hệ thống thƣơng nghiệp nhà nƣớc và hệ thống giá nhà nƣớc, đồng tiền đƣợc bảo đảm bằng hàng hóa cung cấp, thậm chí theo nhiều nhóm hàng. Gắn liền với hệ thống này là chế độ tem phiếu. Liệu trong hệ thống kế hoạch hành chính này đồng tiền có phải là đồng tiền ổn định? Trong hệ thống này, đồng tiền đƣợc coi là ổn định trong chừng mực mà nhà nƣớc còn duy trì đƣợc sự mua bán bình thƣờng theo hệ thống giá nhà nƣớc. Cái giá cao phải trả cho việc cố duy trì hệ thống này là chi phí cao, hiệu quả thấp, trao đổi mang tính gò ép, hình thành cơ cấu kinh tế không hợp lý, thị trƣờng không có vai trò điều tiết nền kinh tế Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó hệ thống giá nhà nƣớc là một bộ phận quan trọng, đã thể hiện là không có hiệu quả và kèm theo nhiều tiêu cực khác, do vậy nó đã bị bác bỏ khi các nƣớc xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách, cải tổ và đổi mới nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng. Trong khuôn khổ của kinh tế thị trƣờng, bản vị hàng hóa có nội dung nhƣ thế nào? Cũng giống nhƣ trong bản vị vàng, bản vị hàng hóa riêng lẻ cũng không đƣợc kinh tế thị trƣờng chấp nhận. Tuy nhiên nếu nhƣ nhà nƣớc ổn định đƣợc giá thị trƣờng trong tổng thể (điều tiết nền kinh tế sao cho chỉ số giá tiêu dùng CPI bằng 1) trong khi vẫn thừa nhận sự biến đổi tự nhiên của các giá cả riêng lẻ theo tình hình thị trƣờng, thì khái niệm bản vị hàng hóa trong trƣờng hợp này hoàn toàn có thể chấp nhận vì nó có tính khoa học, khả thi và hiện thực. 2. TÀI CHÍNH 2.1. Sự ra đời của phạm trù tài chính 2.1.1. Tiền đề ra đời của tài chính Tài chính là một phạm trù kinh tế - lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Từ toàn bộ lịch sử phát sinh, phát triển của tài chính chúng ta thấy: Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tƣợng kinh tế - xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tƣợng kinh tế - xã hội khách quan đó là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính. Karl Marx trong tác phẩm nghiên cứu Kinh tế chính trị học đã chỉ ra hai tiền đề ra đời của tài chính, đó là sự ra đời, tồn tại của Nhà nƣớc và sự xuất hiện, phát triển của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ. 16
  17. 2.1.1.1. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước Trong các hình thái xã hội có Nhà nƣớc, tài chính đã từng tồn tại với tƣ cách là một công cụ trong tay Nhà nƣớc để phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc đầu tiên trong xã hội loài ngƣời là Nhà nƣớc chủ nô, cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nó, những hình thức sớm của tài chính nhƣ thuế cũng bắt đầu xuất hiện. Khi hình thái xã hội mới thay thế hình thái xã hội cũ, thì một nền tài chính mới ra đời phù hợp với hình thái Nhà nƣớc mới. F. Ănghen viết: “Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những ngƣời công dân của Nhà nƣớc, đó là thuế má. Với những bƣớc tiến của văn minh thì bản thân thuế má cũng không đủ nữa; Nhà nƣớc còn phát hành hối phiếu vay nợ, tức là phát hành công trái”. Trong các chế độ xã hội phát triển, các Nhà nƣớc với chức năng quản lý xã hội trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng đều tăng cƣờng tài chính của mình. Nhƣ vậy, có thể nói trong điều kiện lịch sử nhất định khi có sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của Nhà nƣớc thì có sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của tài chính. 2.1.1.2. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ Lịch sử phát triển của tài chính cho thấy rằng, khi những hình thức tài chính đầu tiên xuất hiện theo sự xuất hiện của Nhà nƣớc (thuế) thì đã có sự xuất hiện và tồn tại của sản xuất hàng hoá - tiền tệ và hình thức tiền tệ đã đƣợc sử dụng trong lĩnh vực của các quan hệ tài chính nhƣ một tất yếu. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, thuế bằng tiền đã đƣợc áp dụng (nhƣ thuế quan, thuế gián thu, thuế chợ, thuế tài sản ). Trong chế độ phong kiến, theo với sự mở rộng các quan hệ thị trƣờng, sản xuất hàng hoá và tiền tệ, lĩnh vực của các quan hệ thuế bằng tiền đã mở rộng và tiến hành thƣờng xuyên hơn (nhƣ thuế đất, thuế gián thu với vật phẩm tiêu dùng, thuế hộ gia đình ), tín dụng Nhà nƣớc cũng bắt đầu phát triển. Với sự phát triển vƣợt bậc của kinh tế hàng hoá - tiền tệ thu nhập bằng tiền qua thuế và công trái đã trở thành nguồn thu chủ yếu của Nhà nƣớc. Theo với thu nhập bằng tiền, chi tiêu bằng tiền đã làm phong phú các hình thức chi tiêu và linh hoạt trong khi sử dụng vốn. Chính trong thời kỳ phát triển kinh tế tƣ bản, ngân sách Nhà nƣớc - một loại quỹ tiền tệ tập trung đã đƣợc hình thành và ngày càng có tính hệ thống chặt chẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị. Kinh tế hàng hoá - tiền tệ càng phát triển thì hình thức giá trị tiền tệ càng trở thành hình thức chủ yếu của thu nhập và chi tiêu của Nhà nƣớc. Kinh tế hàng hoá - tiền tệ đã mở rộng lĩnh vực của các quan hệ tài chính. Nền kinh tế tƣ bản ra đời và phát triển, thì hình thức giá trị tiền tệ của các quan hệ tài chính đã là một yếu tố bản chất 17
  18. của tài chính. Nhƣ vậy, sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là một tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và phát triển của tài chính. Khi nói đến tiền đề của tài chính, một số nhà lý luận kinh tế nhấn mạnh đến tiền đề thứ nhất - tức là nhấn mạnh đến sự tồn tại của Nhà nƣớc; nhƣng một số nhà kinh tế khác không tán thành quan điểm đó; các nhà kinh tế này đƣa ra ví dụ về một Nhà nƣớc Khơ-me không thừa nhận nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, do đó không có nền tài chính. Nhiều nhà lý luận kinh tế nhất trí nhấn mạnh đến tiền đề thứ hai. Theo các nhà kinh tế học này, đặc biệt nhấn mạnh đến sự ra đời và tồn tại của tiền tệ và cho rằng đây là tiền đề có tính chất quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính. Các nhà lý luận này dẫn chứng bằng thời kỳ kinh tế xã hội chủ nghĩa, khi đó Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa không thừa nhận nền kinh tế hàng hoá, nhƣng tồn tại tiền tệ nên vẫn tồn tại một nền tài chính. 2.1.2. Sự cần thiết khách quan của tài chính Khi nghiên cứu các tiền đề của tài chính, chúng ta thấy rằng: chính sự tồn tại của Nhà nƣớc và sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ quyết định tính tất yếu khách quan tồn tại của tài chính. Trong quá trình phát sinh, phát triển của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, Nhà nƣớc ra đời; để tồn tại và phát triển cũng nhƣ để thực hiện chức năng quản lý toàn diện xã hội của Nhà nƣớc ở các quốc gia và ở mọi thời kỳ, cần thiết phải sử dụng tài chính. Vì: - Thông qua các quan hệ tài chính, để thực hiện phân phối của cải xã hội theo yêu cầu phát triển quốc gia. - Sử dụng công cụ tài chính điều tiết một phần thu nhập cuả các thành phần kinh tế, phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội trong các giai đoạn phát triển. - Thông qua phân phối tài chính, đảm bảo tái sản xuất xã hội và thực hiện đầu tƣ phát triển kinh tế. - Sử dụng các công cụ tài chính, thực hiện giám sát toàn bộ các hoạt động của quốc gia, đảm bảo sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả. Tóm lại, sự cần thiết khách quan của tài chính là do sự tồn tại khách quan của các tiền đề tài chính. Trong đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và quản lý xã hội, Nhà nƣớc của các quốc gia cần thiết phải nắm lấy tài chính nhƣ một công cụ sắc bén để quản lý kinh tế - xã hội. 2.2. Khái niệm và bản chất của tài chính 2.2.1. Khái niệm tài chính Tài chính là quá trình tạo lập và phân phối các nguồn tài chính (hay vốn tiền tệ) nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tƣơng đối của các luồng giá trị dƣới hình thái tiền tệ thông qua 18
  19. việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. Một cách định nghĩa khác, tài chính có thể hiểu nhƣ sau: với tƣ cách là một lĩnh vực khoa học, tài chính nghiên cứu về cách thức phân phối các nguồn lực tài chính hạn chế qua thời gian. Quá trình phân phối trong tài chính không chỉ diễn ra giữa các chủ thể kinh tế mà còn diễn ra trong nội bộ chủ thể kinh tế đó, liên quan đến việc phân chia quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế cho các mục đích sử dụng khác nhau của mình. Việc hình thành các quỹ tiền tệ cho các mục đích nhất định của chủ thể kinh tế cũng không chỉ bắt nguồn từ quỹ tiền tệ mà chủ thể kinh tế sở hữu mà còn bao gồm cả các nguồn tài chính từ bên ngoài mà chủ thể có thể huy động đƣợc để phục vụ cho các mục đích của mình. Ví dụ: để hình thành một quỹ tiền tệ nhằm tài trợ cho một hoạt động đầu tƣ của mình, doanh nghiệp không chỉ lấy từ quỹ tiền tệ mà mình sở hữu mà còn từ các hình thức huy động bên ngoài dƣới dạng vay mƣợn hoặc kêu gọi góp vốn. Có 4 loại quan hệ tài chính sau: - Quan hệ tài chính hoàn trả: ví dụ quan hệ tín dụng. - Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện và không tƣơng đƣơng: ví dụ quan hệ bảo hiểm. - Quan hệ tài chính không hoàn trả: ví dụ quan hệ ngân sách nhà nƣớc, cụ thể là quan hệ thu nộp thuế, trợ cấp, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công cộng miễn phí (nhƣ dịch vụ an ninh, chiếu sáng đô thị ) hoặc ngƣời sử dụng chỉ đóng góp một phần (nhƣ giáo dục, y tế ). - Quan hệ tài chính nội bộ trong mỗi chủ thể kinh tế, đƣợc xem xét khi cần cân đối giữa các mục đích chi tiêu. Với doanh nghiệp gồm các quan hệ phân phối lợi nhuận cho mục tiêu phát triển kinh doanh, cho khen thƣởng ngƣời lao động và trả lãi cho ngƣời góp vốn; phân phối vốn cho các nhu cầu mua sắm từng loại tài sản để đảm bảo cơ cấu vốn đầu tƣ hợp lý Với Nhà nƣớc gồm có phân phối giữa các cấp chính quyền Trung ƣơng và địa phƣơng, cho các ngành kinh tế quốc dân, trích lập các quỹ. Với gia đình quan trọng nhất là phân phối cho mục đích tích lũy và tiêu dùng theo tỉ lệ nhƣ thế nào cho hợp lý và thứ tự ƣu tiên mua sắm. 2.2.2. Bản chất của tài chính Tài chính - sự vận động của các quỹ tiền tệ là biểu hiện bên ngoài của tài chính, bên trong - bản chất của nó là mối quan hệ giữa ngƣời chi trả và ngƣời thu nhận vốn tiền tệ, đây là mối quan hệ tài chính. 2.2.2.1. Đặc điểm của quan hệ tài chính Các quan hệ tài chính phát sinh về sự vận động của vốn tiền tệ - biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm xã hội, là kết quả của hoạt động sản xuất thuộc lĩnh vực kinh tế. 19
  20. Vì vậy các quan hệ tài chính là các quan hệ kinh tế. Các khoản thu chi của Ngân sách Nhà nƣớc, các doanh nghiệp biểu hiện vận động của vốn tiền tệ, đều thể hiện việc của cải xã hội đƣợc phân chia thành những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đƣợc phân phối cho những chủ thể khác nhau, chứng tỏ tài chính là các quan hệ về phân phối sản phẩm. Các hiện tƣợng tài chính thể hiện ra thành sự vận động của vốn tiền tệ, nhất là sự phân phối sản phẩm dƣới hình thức tiền tệ, vì vậy quan hệ tài chính là các quan hệ phân phối của cải xã hội dƣới hình thức tiền tệ. 2.2.2.2. Đặc điểm của các quỹ tiền tệ Các quỹ tiền tệ trong quá trình hình thành và sử dụng có những đặc điểm cơ bản: - Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu. Sự vận động của các quỹ tiền tệ có thể biểu hiện trong phạm vi một hình thức sở hữu hoặc nhiều hình thức sở hữu. - Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của tiền vốn. Đây là tiêu thức chính của các quỹ tiền tệ tài chính. - Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thƣờng xuyên, tức là luôn luôn đƣợc sử dụng (chi tiêu) và bổ sung (thu vào). - Các quỹ tiền tệ trong việc hình thành và sử dụng, đều thể hiện tính pháp lý và đƣợc thể thức hoá bằng các văn bản chính quy. Nhƣ vậy các quỹ tiền tệ, trong sự vận động của chúng, là phản ánh thể hiện những quan hệ giữa con ngƣời với nhau trong phân phối của cải xã hội dƣới hình thái tiền tệ. Từ những điều phân tích trên, có thể khái quát về bản chất của tài chính nhƣ sau: Tài chính là một mặt của quan hệ phân phối biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ, đƣợc sử dụng để phân phối của cải xã hội, xây dựng và hình thành lên những quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung, và sử dụng các quỹ tiền tệ đó nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. Có thể nói tài chính là một phạm trù trừu tƣợng đƣợc khái quát từ sự vận động của tiền tệ gắn liền với hoạt động của con ngƣời. 2.3. Chức năng của tài chính Chức năng của tài chính là sự cụ thể hoá bản chất của tài chính, nó mở ra nội dung của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính. Chức năng của tài chính là khả năng bên trong, biểu lộ tác dụng xã hội của nó và tác dụng đó chỉ có thể có đƣợc với sự tham gia nhất thiết của con ngƣời. Tài chính vốn có hai chức năng cơ bản, chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dƣới dạng hình thái tiền tệ và chức năng giám đốc bằng tiền đối với toàn bộ hoạt 20
  21. động kinh tế xã hội (gọi tắt là chức năng giám đốc). 2.3.1. Chức năng phân phối Phân phối của cải xã hội, trải qua quá trình phân phối lần đầu và nhiều lần phân phối lại. Phân phối lần đầu là phân phối tiến hành trong lĩnh vực sản xuất vật chất, hình thành nên quỹ bù đắp tƣ liệu sản xuất, những khoản thu nhập ban đầu cho ngƣời lao động và thu nhập thuần tuý của xã hội (thu nhập thuần tuý của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dân cƣ và thu nhập thuần tuý tập trung của Nhà nƣớc). Trong các tổ chức kinh tế, sản phẩm làm ra sau khi tiêu thụ và thu đƣợc tiền, đƣợc tiến hành phân phối. Một phần đƣợc sử dụng để bù đắp vốn cố định và vốn lƣu động đã tiêu hao. Một phần trả lƣơng cho ngƣời lao động. Một phần nộp cho Nhà nƣớc dƣới hình thức các loại thuế. Một phần nộp quỹ bảo hiểm xã hội. Phần còn lại để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và phân chia lợi tức cho ngƣời góp vốn. Phân phối lần đầu, mới chỉ tạo ra những khoản thu nhập cơ bản, chƣa thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó phải trải qua quá trình phân phối lại. Phân phối lại thu nhập là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản đƣợc hình thành qua phân phối lần đầu, để đáp ứng nhu cầu tích luỹ và tiêu dùng của toàn xã hội (các ngành không sản xuất: Quân đội, Giáo dục, Y tế ). Mục đích của phân phối lại là: - Bổ sung thêm vào Ngân sách Nhà nƣớc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho xã hội. - Tạo ra nguồn thu nhập cho các lĩnh vực không sản xuất vật chất và những ngƣời làm việc trong các lĩnh vực đó. - Điều hoà thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cƣ. - Điều tiết các hoạt động kinh tế trên phạm vi vĩ mô. Phân phối lại đƣợc tiến hành thông qua ba biện pháp: Biện pháp tài chính – tín dụng, biện pháp giá cả và hoạt động phục vụ. Trong đó, biện pháp tài chính – tín dụng giữ vai trò trung tâm. 1.3.2. Chức năng giám đốc Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền đƣợc thực hiện đối với quá trình phân phối của cải xã hội thành các quỹ tiền tệ và sử dụng chúng theo các mục đích đã định. Nhƣ vậy, đối tƣợng giám đốc của tài chính là quá trình phân phối của cải xã hội dƣới hình thái tiền tệ - quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung theo các mục tiêu đã định. 21
  22. Cùng với việc xác định đối tƣợng, cần thiết phải chỉ ra những đặc điểm của giám đốc tài chính. - Giám đốc của tài chính là sự giám đốc bằng tiền thông qua sử dụng chức năng thƣớc đo giá trị và chức năng phƣơng tiện thanh toán của tiền tệ trong vận động của tiền vốn để tiến hành giám đốc. - Giám đốc bằng tiền của tài chính là sự giám đốc bằng tiền thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính – các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ các hoạt động của xã hội và của các doanh nghiệp. - Giám đốc bằng tiền của tài chính còn đƣợc thực hiện đối với sự vận động của tài nguyên trong xã hội. Thực hiện chức năng giám đốc, tài chính nhằm mục đích sau: - Bảo đảm cho các cơ sở kinh tế cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu định hƣớng của Nhà nƣớc. - Đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm môt cách có hiệu quả, tiết kiệm tới mức tối đa các yếu tố sản xuất trong xã hội. - Bảo đảm sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. - Bảo đảm việc chấp hành pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung Giám đốc tài chính, gồm có những nội dung chính sau: - Giám đốc tài chính trong quá trình thành lập và thực hiện kế hoạch Ngân sách Nhà nƣớc. - Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế và hợp đồng kinh tế. - Giám đốc tài chính trong quá trình cấp phát, cho vay và thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Ngoài ra, Giám đốc tài chính còn đƣợc thực hiện trong các hộ kinh tế dân cƣ. Giám đốc tài chính dù thực hiện ở đâu, cũng đều là sự giám đốc toàn diện mặt giá trị đối với quá trình hình thành phân phối và sử dụng các nguồn vốn trong quá trình hoạt động của từng khâu và trong toàn xã hội. Hai chức năng của tài chính có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, trong đó việc thực hiện chức năng phân phối là tiền đề để thực hiện chức năng giám đốc và ngƣợc lại việc thực hiện tốt chức năng giám đốc sẽ tạo điều kiện để thực hiện chức năng phân phối tốt hơn. Trên cơ sở nhận thức đƣợc bản chất, chức năng của tài chính, hoạt động của tài chính mới phát huy đƣợc vai trò của nó trong nền kinh tế. 22
  23. 3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 3.1.Vai trò của hệ thống tài chính Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngƣợc lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính. Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhƣng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn). Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội. 3.2. Cấu trúc của hệ thống tài chính Căn cứ vào hoạt động của ba chủ thể kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế là nhà nƣớc, doanh nghiệp và hộ gia đình, có thể xếp các quan hệ tài chính thành ba bộ phận tài chính lớn là tài chính công (mà trọng tâm là Ngân sách nhà nƣớc), tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình. Bên cạnh đó, tồn tại bộ phận tài chính trung gian và bộ phận tài chính đối ngoại. Mối liên hệ giữa các bộ phận tài chính thể hiện thông qua sơ đồ 1.1. Mỗi bộ phận tài chính đều bao gồm các quan hệ tài chính nảy sinh trong nội bộ chủ thể kinh tế và giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm giúp cho các chủ thể kinh tế đạt đƣợc mục tiêu kinh tế cuối cùng của mình. 3.2.1. Tài chính doanh nghiệp Mục đích kinh tế của các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy, mọi hoạt động của tài chính doanh nghiệp, từ việc huy động các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, phân phối các nguồn lực tài chính cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, cho đến việc quản lý quá trình sử dụng vốn, tất cả đều phải hƣớng vào việc tối đa hóa khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tƣ. Do tính chất hoạt động nhƣ vậy nên tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nguồn lực tài 23
  24. chính mới cho nền kinh tế. Nguồn tài chính của doanh nghiệp – doanh thu do tiêu thụ sản phẩm đƣợc phân phối cho các bộ phận tài chính khác. Trƣớc hết, một phần đƣợc sử dụng trực tiếp mua tƣ liệu sản xuất trên thị trƣờng tƣ liệu sản xuất. Một phần trả công cho ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp và lợi tức cổ phần cho ngƣời góp vốn, phần này kết hợp với tiền lƣơng của công nhân viên và tài trợ của thân nhân ở nƣớc ngoài hình thành bộ phận tài chính hộ gia đình. Một phần nộp thuế cho Nhà nƣớc hình thành bộ phận tài chính công. Một phần mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm hay gửi ở các tổ chức tín dụng hình thành bộ phận tài chính trung gian. Phần còn lại bổ sung vào các quỹ của doanh nghiệp và có thể tham gia bộ phận tài chính đối ngoại. Bên cạnh luồng phân phối ra, tài chính doanh nghiệp còn thu hút các nguồn vốn khác để bổ sung nguồn vốn của doanh nghiệp: Vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, liên doanh Quá trình phân phối các nguồn tài chính trên đây của tài chính doanh nghiệp làm nảy sinh hàng loạt các mối quan hệ tài chính, trong đó có những quan hệ sẽ tiếp tục phát triển, thay đổi ở các bộ phận tài chính tiếp theo, có những quan hệ kết thúc và nguồn tài chính đi vào tiêu dùng cho sản xuất và phi sản xuất. Tài chính doanh nghiệp Ngân sách nhà nƣớc Thị trƣờng tƣ liệu sản xuất Tài chính trung gian Thị trƣờng hàng hóa tiêu dùng Tài chính hộ gia đình Tài chính đối ngoại Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của hệ thống tài chính 3.2.2. Tài chính hộ gia đình Mục đích của các hộ gia đình là thoả mãn tối đa các nhu cầu tiêu dùng trên cơ sở 24
  25. các nguồn thu nhập hiện tại và tƣơng lai. Tài chính hộ gia đình vì vậy sẽ tập trung vào việc phân bổ các nguồn lực tài chính đang có và sẽ có trong tƣơng lai cho các nhu cầu tiêu dùng hiện tại và tƣơng lai sao cho hiệu quả nhất. Nó bao gồm các hoạt động phân bổ các nguồn thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng và tích luỹ, lựa chọn các tài sản nắm giữ nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với kế hoạch tiêu dùng của các cá nhân trong gia đình. Một phần nguồn tài chính của hộ gia đình đƣợc phân phối cho tiêu dùng trực tiếp (ăn, mặc, giải trí, học hành, chữa bệnh ) ở thị trƣờng hàng hóa tiêu dùng, một phần dành dự trữ cho tiêu dùng trong tƣơng lai. Khoản dự trữ này, nếu đƣợc khai thác biến thành những nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng cƣờng tình hình tài chính cho các bộ phận tài chính khác. Trong thực tế, phần lớn nguồn lực tài chính cho hoạt động của các doanh nghiệp là có nguồn gốc từ các hộ gia đình. Hơn nữa, kế hoạch tiêu dùng của các hộ gia đình cũng có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vì xét đến cùng các hộ gia đình là đối tƣợng phục vụ của các doanh nghiệp. Do vậy, tài chính hộ gia đình có mối liên hệ hữu cơ với tài chính doanh nghiệp. 3.2.3. Tài chính công (trọng tâm là Ngân sách Nhà nước) Hoạt động mang tính chất kinh tế của nhà nƣớc bao gồm cung cấp các dịch vụ công cộng và điều tiết kinh tế vĩ mô. Tài chính công vì vậy sẽ không chỉ tập trung vào việc huy động nguồn lực để tài trợ cho các hoạt động của nhà nƣớc hay phân bổ tối ƣu các nguồn lực đó cho các mục đích chi tiêu của nhà nƣớc mà còn phải đảm bảo giúp nhà nƣớc thực hiện hiệu quả vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của mình. Quá trình phân phối tài chính qua bộ phận này nhƣ sau: Nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc đƣợc hình thành từ các thuế của các doanh nghiệp và hộ gia đình; và từ việc phát hành trái phiếu, vay nợ và nhận viện trợ nƣớc ngoài. Đồng thời ngân sách nhà nƣớc sử dụng (phân phối) nguồn tài chính của mình thông qua các khoản chi tiêu thƣờng xuyên và đầu tƣ phát triển của Chính phủ. Hoạt động của ngân sách nhà nƣớc có ảnh hƣởng to lớn tới các bộ phận tài chính còn lại. Một mặt, các chính sách huy động vốn và chi tiêu của ngân sách nhà nƣớc có ảnh hƣởng rộng khắp tới mọi chủ thể trong nền kinh tế. Mặt khác, tác động điều tiết vĩ mô của ngân sách nhà nƣớc là hƣớng tới việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế. 3.2.4. Tài chính trung gian Các tổ chức tài chính trung gian bao gồm: Các ngân hàng thƣơng mại, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính trung gian khác chuyên làm nhiệm vụ môi giới để biến những nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thành những nguồn vốn đầu 25
  26. tƣ phát triển kinh tế. Do hoạt động đa dạng và phong phú, các tố chức tài chính có khả năng cạnh tranh với nhau và bổ sung cho nhau tạo nên nguồn tiềm năng to lớn cung cấp vốn cho các nguồn tài chính khác với nhiều hình thức phong phú. Chúng ta sẽ xem xét sâu hơn trong phần các tổ chức tài chính trung gian và thị trƣờng tài chính. 3.2.5. Tài chính đối ngoại Hiện nay, tất cả các lĩnh vực hoạt động tài chính trong nƣớc (ngân sách nhà nƣớc, tài chính doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, tài chính hộ gia đình) đều có quan hệ trực tiếp tới hoạt động tài chính đối ngoại. Đứng trên góc độ vĩ mô, thì đây là mối quan hệ giữa tài chính quốc gia với tài chính quốc tế. Quan hệ này sẽ tạo đƣợc luồng di chuyển vốn từ bên ngoài để cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế mở, chúng ta nhận thức điều đó và vận dụng trong việc thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, để tăng cƣờng nguồn lực cho nền kinh tế đất nƣớc. Khi xem xét các bộ phận tài chính và luồng tài chính, chúng ta thấy bắt đầu từ nguồn tài chính của các doanh nghiệp sản xuất, quá trình phân phối tài chính xảy ra theo các luồng khác nhau và các bộ phận tài chính khác nhau. Điểm kết thúc (chuyển hoá) của nguồn tài chính là việc sử dụng chúng cho mục đích tiêu dùng trên thị trƣờng tƣ liệu sản xuất và thị trƣờng hàng hóa tiêu dùng. Đó là quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi của các quan hệ tài chính. Vai trò và vị trí của các bộ phận tài chính là các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình vận động của các nguồn tài chính. Hơn nữa, giữa các nhân tố đó có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và chính sự kết hợp giữa chúng tạo thành một thể thống nhất. 26
  27. BÀI ĐỌC THÊM CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA Chính sách tài chính quốc gia là tổng thể các quan điểm mục tiêu, các giải pháp nhà nƣớc sử dụng để tạo nguồn vốn huy động, phân phối và sử dụng các nguồn vốn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Về bản chất chính sách tài chính quốc gia là chính sách huy động các nguồn lực của xã hội dƣới hình thái giá trị để thực một cách có hiệu quả những mục tiêu của đất nƣớc. Hoạch định và thực thi chính sách tài chính quốc gia là đề ra các chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối và biện pháp về tài chính trong 1 thời kì tƣơng đối lâu dài. Phạm vi của chính sách tài chính quốc gia hiện nay gồm các lĩnh vực: tài chính nhà nƣớc, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình. 1. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 1.1. Xây dựng chính sách tài chính quốc gia nhằm tăng cƣờng tiềm lực tài chính đất nƣớc Nội dung của mục tiêu bao gồm việc nâng cao tiềm lực tài chính cho nhà nƣớc, doanh nghiệp, tối ƣu hóa việc phân bổ các nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, chính sách tài chính quốc gia phải đƣa ra đƣợc các chính sách nhằm khơi thông các nguồn vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho nhà nƣớc và doanh nghiệp có thể huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế để tạo tích lũy cho nền kinh tế, ban hành các văn bản pháp luật, khuyến khích thành lập các tổ chức nhƣ các công ty cung cấp thông tin tài chính, định mức tín nhiệm nhằm làm minh bạch các thông tin về tài chính để nâng cao khả năng giám sát hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. 1.2. Kiểm soát lạm phát Lạm phát không chỉ là tác nhân làm xói mòn hiệu quả của tăng trƣởng kinh tế mà còn bóp méo các kết quả hoạt động tài chính, làm cho việc đánh giá và ra các quyết định tài chính bị sai lệch. Chính vì vậy, việc kiểm soát đƣợc lạm phát, ổn định đƣợc sức mua của đồng tiền sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tăng trƣởng bền vững và môi trƣờng tài chính lành mạnh. 1.3. Tạo công ăn việc làm Cũng nhƣ mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác, chính sách tài chính quốc gia phải hƣớng tới việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, giảm thất nghiệp, qua đó nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân. 27
  28. 2. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 2.1. Chính sách về vốn - Vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thơi là cơ sở để phân phối lợi nhuận, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế; gồm những nguồn vật tƣ, tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân. - Chính sách tạo vốn phải cơ bản tuân thủ nguyên tắc lợi ích của ngƣời có vốn, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả kinh tế. - Mục tiêu của chính sách tạo vốn chủ yếu tạo ra môi trƣờng kinh tế và tiền đề pháp lí để biến mọi nguồn lực tiền tệ thành tƣ bản sinh lợi và tăng trƣởng quá trình tái sản xuất xã hội. * Biện pháp: - Khắc phục tình trạng cấp vốn tràn lan, buộc doanh nghiệp tự tạo sức mạnh tài chính, tƣ chịu trách nhiệm theo pháp luật với chủ nguồn vốn. - Phát triển kinh tế nhiều thành phấn nhất quán và đƣợc thể chế hóa. - Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc. - Phát triển kinh tế thị trƣờng tài chính. - Có chiến lƣợc kinh tế đối ngoại đúng đắn để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. * Mục tiêu của chính sách về vốn là bảo tồn và sử dụng vốn có hiệu quá * Các phƣơng thức sử dụng vốn nhà nƣớc hiệu quả: - Chuyển vốn xây dựng cơ bản của nhà nƣớc sang tín dụng ngân hàng dài hạn. - Xác định trọng điểm của đầu tƣ nhà nƣớc. - Hình thành các công ty cổ phần công tƣ hợp doanh. 2.2. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp Phát triển doanh nghiệp sẽ tập hợp có hiệu quả các nguồn lực phân tán. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp gồm: - Chính sách đầu tƣ - Chính sách ƣu đãi về thuế và các chi phí - Ban hành luật điều tra độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh. 2.3. Chính sách đối với ngân sách nhà nƣớc - Bố trí nguồn thu, rà soát lại các khoản chi. - Chấm dứt việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng trung ƣơng đối với ngân sách nhà nƣớc dƣới mọi hình thức. - Thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc cần đƣợc hạn chế, tiến tới cân bằng thu chi. - Cần thƣờng xuyên đổi mới cải tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống 28
  29. thuế. Thuế không những la nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. 2.4. Chính sách về tài chính đối ngoại - Huy động tối đa vốn nƣớc ngoài, tạo ra và tận thu các nguồn thu ngoại tệ. - Triệt để thu hút vốn từ bên ngoài. - Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. - Nhập khẩu chủ yếu để phục vụ đầu tƣ. - Có hệ thống giá và tỉ lệ hợp lí. - Quản lí tốt việc sử dụng ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh. - Cải tiến và đơn giản hóa thủ tục. - Tạo ra môi trƣờng chính trị, pháp lí, kinh tế thuận lợi. 2.5. Chính sách về tiền tệ và tín dụng Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia là kiểm soát chặt chẽ lạm phát, ổn định giá cả của đồng tiền, tạo điều kiện huy động vốn. Chính sách này bao gồm: - Điều hành khối lƣợng tiền cung ứng. - Chính sách tín dụng: + Tín dụng ngân hàng cần đƣợc mở rộng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phƣơng châm không để các dự án đầu tƣ có hiệu quả cao bị thiếu vốn. + Tăng cƣờng cho vay trung và dài hạn. + Giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi. 29
  30. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày sự ra đời và bản chất của tiền tệ. 2. Phân tích các chức năng của tiền tệ. 3. Trong các chức năng cơ bản của tiền tệ, chức năng nào phản ánh rõ nhất bản chất tiền tệ? Tại sao? 4. Tiền tệ không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất nhƣng tại sao ngƣời ta vẫn muốn nắm giữ tiền? 5. Trình bày quá trình phát triển các hình thái của tiền tệ. 6. Trình bày các khối tiền tệ và các chế độ tiền tệ. 7. Trình bày sự ra đời và bản chất của tài chính. 8. Các chức năng của tài chính và mối quan hệ giữa các chức năng đó. 9. Trình bày vai trò của hệ thống tài chính trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. 10. Trình bày các bộ phận của hệ thống tài chính và mối quan hệ giữa các bộ phận. Cho ví dụ minh họa. 30
  31. CHƢƠNG 2: NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ngân sách nhà nƣớc ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc. Nhà nƣớc bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của ngân sách nhà nƣớc. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của nhà nƣớc, vai trò của nhà nƣớc đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của ngân sách nhà nƣớc. Trong thực tế nhìn bề ngoài hoạt động của ngân sách nhà nƣớc biểu hiện đa dạng dƣới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của nhà nƣớc ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu chi này đƣợc tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của ngân sách nhà nƣớc là một bộ phận các nguồn tài chính chủ yếu đƣợc tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân đƣợc sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tƣ phát triển và tiêu dùng của xã hội. Nhƣ vậy, về hình thức có thể hiểu: ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nƣớc có trong dự toán, đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Tuy nhiên, hoạt động của ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là hoạt động phân phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung là ngân sách nhà nƣớc. Trong quá trình phân phối đó đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nuớc và một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm: - Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp: Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của ngân sách dƣới hình thức các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, ngân sách chi hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp dƣới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn - Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc ngân sách nhà nƣớc cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, trong cơ chế kinh tế thị trƣờng các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí, nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một phần trang trải các khoản chi tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. - Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cƣ: Quan hệ này đƣợc thể hiện qua việc một bộ phận dân cƣ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc bằng 31
  32. việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân cƣ khác nhận từ ngân sách nhà nƣớc các khoản trợ cấp theo chính sách qui định. - Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trƣờng tài chính: Quan hệ này phát sinh khi nhà nƣớc tham gia trên thị trƣờng tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của kho bạc nhà nƣớc nhằm huy động vốn của các chủ thể trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của ngân sách nhà nƣớc là một quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó thì ngân sách nhà nƣớc lại phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối. Từ sự phân tích trên cho thấy: ngân sách nhà nƣớc là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. 2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Trong nền kinh tế thị trƣờng vai trò của ngân sách nhà nƣớc đƣợc thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia ngân sách nhà nƣớc có các vai trò nhƣ sau : 2.1. Huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của ngân sách nhà nƣớc, để đảm bảo cho hoạt động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này đƣợc hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nƣớc mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nƣớc đều phải thực hiện. 2.2. Công cụ điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả và chống lạm phát Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trƣờng là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trƣờng là cung cầu và giá cả thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trƣờng. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trƣờng, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nhà nƣớc phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trƣờng nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nƣớc dƣới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính. Đồng thời, trong quá trình điều 32
  33. tiết thị trƣờng ngân sách nhà nƣớc còn tác động đến thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính nhƣ: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nƣớc ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trƣờng vốn qua đó góp phần kiểm soát lạm phát. 2.3. Công cụ định hƣớng phát triển sản xuất Để định hƣớng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nƣớc sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hƣớng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn nhà nƣớc có thể tạo điều kiện và hƣớng dẫn các nguồn vốn đầu tƣ của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. 2.4. Công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ Nền kinh tế thị trƣờng với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ, nhà nƣớc phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cƣ. Ngân sách nhà nƣớc là công cụ tài chính hữu hiệu đƣợc nhà nƣớc sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế nhƣ thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cƣ có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc nhƣ chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chƣơng trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cƣ có thu nhập thấp . Các vai trò trên của ngân sách nhà nƣớc cho thấy tính chất quan trọng của ngân sách nhà nƣớc, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế . 3. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Thu ngân sách nhà nƣớc phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nƣớc sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã hội dƣới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thu ngân sách nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các khoản tiền đƣợc tập trung vào tay nhà nƣớc để hình thành quỹ ngân sách nhà nƣớc đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Thu ngân sách nhà nƣớc bao gồm: thu trong cân đối ngân sách và thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách. 33
  34. 3.1. Thu trong cân đối ngân sách Thu trong cân đối ngân sách bao gồm các khoản thu mang tính chất thuế (thuế, phí, lệ phí) và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nƣớc. 3.1.1. Thu thuế 3.1.1.1. Khái niệm về thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nƣớc do luật pháp qui định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tƣợng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp. Do đó, tại thời điểm nộp thuế, ngƣời nộp thuế không đƣợc hƣởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem nhƣ đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thuế mang tính cƣỡng chế và đƣợc thiết lập theo nguyên tắc luật định. Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nƣớc đã ban hành các loại thuế để tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc, các khoản thu này đƣợc bố trí sử dụng theo dự toán ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu tƣ phát triển nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nƣớc và các chủ thể khác trong xã hội. 3.1.1.2. Phân loại thuế Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá phân tích quá trình vận dụng và quản lý các loại thuế đòi hỏi phải phân loại thuế. a. Phân loại thuế theo tính chất Với cách phân loại này thuế đƣợc chia thành hai nhóm lớn: - Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nƣớc thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập đƣợc qui định nộp thuế. Đây là loại thuế mà ngƣời nộp thuế chính là ngƣời chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại tiền thuế bằng cách chuyển gánh nặng thuế sang một ngƣời khác. Ví dụ nhƣ: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất - Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lƣu chuyển trên thị trƣờng, là loại thuế mà ngƣời trực tiếp nộp thuế không phải là ngƣời chịu thuế, nó đƣợc cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ và ngƣời tiêu dùng là ngƣời chịu thuế. Ngƣời nộp thuế gián thu chẳng qua là nộp hộ ngƣời tiêu dùng. Ví dụ nhƣ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt Cách phân loại thuế theo tính chất cho thấy đƣợc vai trò của từng loại thuế trong phân phối và điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, phản ánh mối tƣơng quan 34
  35. giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong tổng thu nhập về thuế của ngân sách nhà nƣớc và có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa một cách khoa học các sắc thuế phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế các chính sách thuế. b. Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế Theo cách phân lọai này hệ thống thuế đƣợc chia thành: - Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh: thuế giá trị gia tăng. - Thuế đánh vào sản phẩm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. - Thuế đánh vào thu nhập: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. - Thuế đánh vào tài sản: thuế nhà đất, thuế trƣớc bạ. - Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc: thuế tài nguyên. Việc phân loại thuế theo đối tƣợng nhƣ trên vừa phát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hỗ trợ cho nhau để bảo đảm thực hiện chức năng toàn diện của cả hệ thống thuế. 3.1.1.3. Vai trò của thuế Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trƣởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nƣớc, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, kích thích tăng trƣởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. a. Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi một loại thuế mà nhà nƣớc ban hành đều nhằm vào mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nƣớc đối với xã hội. Nhà nƣớc với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tƣợng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nƣớc, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trƣởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lƣỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất. Nhƣ vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc là vai trò cơ bản của thuế. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trƣởng kinh tế và thực hiện 35
  36. công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế. b. Kích thích tăng trưởng kinh tế Là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tƣ và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trƣờng nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý, có những ngành kinh tế tác động đến sự tăng trƣởng kinh tế (kinh tế công cộng) nhƣng lại không đƣợc các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Điều này đòi hỏi phải huy động tỷ lệ thuế tƣơng đối cao đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và tỷ lệ thuế tƣơng đối thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn vào đầu tƣ những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hƣớng của nhà nƣớc và việc ƣu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trƣởng kinh tế. Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nƣớc ta nhà nƣớc đã chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tƣợng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tƣ, phát triển những ngành sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hƣớng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nƣớc và tạo điều kiện cho hàng hóa trong nƣớc xâm nhập, cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng thế giới. c. Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Trong nền kinh tế thị trƣờng, nếu không có sự can thiệp của nhà nƣớc, để thị trƣờng tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số ngƣời sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nƣớc là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi ngƣời. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nƣớc vào quá trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ thuế. Với các sắc thuế nhƣ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập theo hƣớng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, ngƣời có thu nhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dân chúng. (Ví 36
  37. dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rƣợu từ 40 độ trở lên, thuế suất 15% đối với rƣợu thuốc. Bia chai, bia hộp, bia tƣơi thuế suất 75% trong khi bia hơi thuế suất là 30% ). Nhƣ vậy, việc qui định về đối tƣợng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng nhƣ trên bên ngoài nhƣ là một sự cƣỡng chế nhƣng bên trong nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định. Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mục đích tăng trƣởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý. Đây là mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trƣờng mà chính sách thuế của chính phủ phải giải quyết. Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại giữa nhà kinh doanh và ngƣời lao động. Tức là, có một giới hạn phân phối lại mà ở đó độ nhạy cảm về tăng trƣởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập cho xã hội mà không làm suy giảm sự tăng trƣởng của họ. Chính sách thuế phải xác định đƣợc khung giới hạn đó thông qua phản ứng của doanh nghiệp đối với thuế suất từng loại thuế và có sự điều chỉnh cho phù hợp. 3.1.2. Thu lệ phí và phí Lệ phí và phí là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc nhƣng có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. 3.1.2.1. Lệ phí Là khoản thu mang tính chất thuế vì nó vừa mang tính cƣỡng bức đƣợc qui định trong những văn bản pháp luật của nhà nƣớc nhƣng đồng thời nó lại mang tính chất phục vụ cho ngƣời nộp lệ phí về việc nhà nƣớc thực hiện một số thủ tục hành chính nào đó. Ví dụ: lệ phí trƣớc bạ, lệ phí tòa án, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí công chứng 3.1.2.2. Phí Là khoản thu mang tính chất thuế, là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho ngƣời nộp phí. Phí có hai loại: thứ nhất, các loại phí mang tính phổ biến do chính phủ qui định; thứ hai, các loại phí mang tính địa phƣơng. Ví dụ: học phí, viện phí, phí giao thông, phí cầu đƣờng . 3.1.3 Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước Trong nền kinh tế thị trƣờng nhà nƣớc tham gia các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tƣ vốn vào sản xuất kinh doanh dƣới hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Số vốn đầu tƣ của nhà nƣớc 37
  38. vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên sẽ sinh lời và lợi tức thu đƣợc sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà nƣớc, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản thu này phản ánh hoạt động kinh tế đa dạng của nhà nƣớc, bao gồm: - Thu từ bán tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh. - Thu từ bán tài sản của nhà nƣớc đã cho các chủ thể trong xã hội thuê trƣớc đây. - Thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn của ngân sách nhà nƣớc. - Thu từ bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nƣớc cho các thành phần kinh tế khác. - Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên. 3.2. Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách Trong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thƣờng có nhu cầu chi nhiều hơn số tiền thu đƣợc và việc cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên quan đến các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội . Do đó, bắt buộc chính phủ phải tính tới các giải pháp để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nƣớc. Giải pháp thƣờng đƣợc chính phủ sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, bao gồm vay trong nƣớc và vay nƣớc ngoài: 3.2.1. Vay trong nước Vay trong nƣớc đƣợc chính phủ thực hiện dƣới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ (công trái). Trái phiếu chính phủ là chứng chỉ nhận nợ của nhà nƣớc, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nƣớc phát hành để vay dân cƣ, các tổ chức kinh tế - xã hội và ngân hàng. Ở Việt Nam chính phủ thƣờng ủy nhiệm cho kho bạc nhà nƣớc phát hành trái phiếu chính phủ dƣới các hình thức: - Tín phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ ngắn hạn, có thời hạn dƣới một năm, đƣơc phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết mất cân đối tạm thời của ngân sách nhà nƣớc trong năm tài chính. - Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, có thời hạn trên một năm đƣợc phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi ngân sách nhà nƣớc xuất phát từ yêu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế. - Trái phiếu công trình: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, có thời hạn trên một năm và đƣợc phát hành để huy động vốn cho các công trình xác định đã đƣợc ghi trong kế hoạch đầu tƣ của nhà nƣớc. Đối với Việt Nam, công trái là hình thức huy động vốn có hiệu quả, qua các đợt phát hành với chính sách lãi suất và thời hạn hoàn trả hợp lý đã huy động đƣợc nguồn vốn to lớn vào ngân sách nhà nƣớc đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc góp phần chống lạm phát và ổn định nền kinh tế xã hội. 38
  39. 3.2.2 Viện trợ và vay nợ nước ngoài 3.2.2.1. Viện trợ nước ngoài Bao gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản vay trên thị trƣờng quốc tế. Viện trợ nƣớc ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp cho chính phủ một nƣớc nhằm thực hiện các chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nguồn viện trợ này đƣợc các tổ chức quốc tế chủ động phân bổ theo những tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc qui định đối với các loại quỹ chung hoặc do các tổ chức quốc tế chuyên ngành cấp đối với các loại quỹ ủy thác trên cơ sở các dự án xây dựng trƣớc của nƣớc nhận viện trợ. Nhìn chung, viện trợ quốc tế là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đang thiếu hụt trong nƣớc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vấn đề quan trọng ở đây là các nƣớc nhận viện trợ cần có phƣơng án sử dụng vốn viện trợ có hiệu quả. 3.2.2.2. Vay nợ nước ngoài Là những khoản cho vay của nƣớc ngoài theo điều kiện thƣơng mại và tính lãi theo lãi suất thị trƣờng. Vay nƣớc ngoài có thể thực hiện dƣới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nƣớc ngoài, vay bằng hình thức tín dụng xuất khẩu (khi nhà nƣớc mua hàng của nƣớc ngoài nhƣng đƣợc hoãn trả nợ trong một thời gian nhƣng phải chịu lãi suất trên khoản nợ đó) và vay từ các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài. Cũng giống nhƣ nguồn vốn viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Điểm khác nhau là do vay theo điều kiện thƣơng mại phải chịu lãi suất tƣơng đối cao, vì vậy việc tính toán sử dụng nguồn vốn này cho có hiệu quả là hết sức cần thiết, khoản vay nợ này sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách. 4. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi ngân sách bao gồm chi cho đầu tƣ phát triển (tích lũy), chi tiêu dùng thƣờng xuyên và chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay. 4.1. Chi đầu tƣ phát triển kinh tế Một trong các chức năng quan trọng của nhà nƣớc là chức năng tổ chức kinh tế. Chức năng này trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thể hiện bằng vai trò của nhà nƣớc trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách nhà nƣớc với các vai trò của nó đƣợc coi là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng nói trên của nhà nƣớc. 39
  40. Chi đầu tƣ phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Nói khác đi, việc chi cho đầu tƣ phát triển của ngân sách nhà nƣớc nhằm mục đích tạo ra một sự khởi động ban đầu, kích thích qúa trình vận đông các nguồn vốn trong xã hội để hƣớng tới sự tăng trƣởng. Chi đầu tƣ phát triển đƣợc cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ƣơng và một bộ phận đáng kể của ngân sách địa phƣơng và bao gồm các khoản chi cơ bản sau đây: 4.1.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản Là khoản chi tài chính nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lƣợng, viễn thông ) các công trình kinh tế có tính chất chiến lƣợc, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của doanh nghiệp và tƣ nhân nhằm mục đích tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hƣớng của nhà nƣớc, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội. 4.1.2. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước Là khoản chi gắn liền với sự can thiệp của nhà nƣóc vào lĩnh vực kinh tế. Với khoản chi này một mặt nhà nƣóc bảo đảm đầu tƣ vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc hình thành và tồn tại trong các ngành, các lĩnh vực then chốt nhƣ: khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng lƣợng, các ngành công nghiệp cơ bản, an ninh quốc phòng, các ngành phục vụ lợi ích công cộng Với sự hoạt động của loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc đòi hỏi ngân sách nhà nƣớc phải cấp vốn đầu tƣ ban đầu và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nƣớc, khoản chi này hình thành nên vốn cố định và vốn lƣu động của doanh nghiệp nhà nƣớc. 4.1.3. Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước Trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam các công ty cổ phần đƣợc hình thành thông qua quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh hoặc thành lập mới. Các 40
  41. doanh nghiệp liên doanh đƣợc thành lập trên cơ sở liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau . Các doanh nghiệp này tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng yếu ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế. Trong điều kiện đó đòi hỏi nhà nƣớc với vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu đó bằng việc mua cổ phần của các công ty hoặc góp vốn liên doanh theo một tỷ lệ nhất định, tuỳ theo tính chất quan trọng của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế , nhằm thực hiện hứơng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế hoạt động của các doanh nghiệp này đi theo hƣóng phát triển có lợi cho nền kinh tế. 4.1.4. Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển Quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chức tài chính có tƣ cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc để cho vay đối với các chƣơng trình , dự án phát triển các ngành nghề thuộc diện ƣu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ (chƣơng trình đánh bắt xa bờ, chƣơng trình phát triển kinh tế biển, phát triển rừng ). Trong quá trình hình thành và hoạt động của các quỹ này đƣợc ngân sách nhà nƣóc cấp vốn điều lệ ban đầu và bổ sung vốn hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. 4.1.5. Chi dự trữ nhà nước Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và ổn định trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của nền kinh tế và trong những trƣờng hợp nhất định cho phép ngăn chặn, bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động của các quy luật kinh tế có thể dẫn đến những biến động phức tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự trữ giúp nhà nƣớc điều tiết thị trƣờng, khắc phục hậu quả. Khoản dự trữ này đƣợc hình thành bằng nguồn tài chính đƣợc cấp phát từ ngân sách nhà nƣớc hàng năm. Dự trữ quốc đƣợc sử dụng cho hai mục đích: - Điều chỉnh hoạt động của thị trƣờng, điều hòa cung cầu về tiền,ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu: gạo, xăng dầu trên cơ sở đó bảo đảm ổn định cho nền kinh tế. - Giải quyết hậu quả các trƣờng hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống . 4.2. Chi tiêu dùng thƣờng xuyên Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nƣớc, khoản chi này đƣợc phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cƣ về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan 41
  42. hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cƣ và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nƣớc. Bằng vào các khoản chi tiêu dùng thƣờng xuyên, nhà nƣớc thể hiện sự quan tâm đến nhân tố con ngƣời trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời với các khoản chi này nhà nƣớc thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng. Chi tiêu dùng thƣờng xuyên bao gồm các khoản chi sau đây: 4.2.1. Chi quản lý nhà nước (quản lý hành chính) Chi quản lý nhà nƣớc bắt nguồn từ sự tồn tại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣóc. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣóc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Về nội dung khoản chi này bao gồm: - Chi lƣơng và phụ cấp lƣơng - Chi về nghiệp vụ - Chi về văn phòng phí - Các khoản chi khác về quản trị nội bộ. Trong các khoản chi trên thì chi về tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng là quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 50% khoản chi quản lý nhà nƣớc nên chi cho duy tu bảo dƣỡng cơ sở vật chất, chi trang thiết bị chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hƣởng đến hoạt động của đơn vị. Tuy vậy, tiền lƣơng của cán bộ công chức lại chƣa phù hợp với mức sống trung bình của xã hội đã làm nảy sinh tiêu cực và giảm hiệu suất công tác, đòi hỏi phải cải cách chế độ tiền lƣơng thông qua công tác cải cách bộ máy hành chính. Để tinh giản bộ máy nhà nƣớc, giảm chi phí, thực hiện yêu cầu hiệu quả và tiết kiệm trong chi quản lý nhà nƣớc cần tiến hành đồng bộ các biện pháp: - Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trong cơ chế thị trƣờng. - Nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý : tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức để bố trí nhân sự cho phù hợp với khả năng công tác và yêu cầu quản lý của bộ máy hành chính. - Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý hành chính. 4.2.2. Chi an ninh quốc phòng An ninh và quốc phòng thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã hội, là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của nhà nƣớc và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các hoạt động này từ ngân sách nhà nƣớc. Khoản chi này đƣợc phân làm hai bộ phận: - Chi cho an ninh nhằm bảo vệ chế độ xã hội, an ninh của dân cƣ trong nƣớc. 42