Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 - Nguyễn Thịn Thanh Bình

pdf 18 trang haiha333 08/01/2022 6262
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 - Nguyễn Thịn Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_3_nguyen_thin_t.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 - Nguyễn Thịn Thanh Bình

  1. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 CHƯƠNG 3 Câu 1: Đạo đức kinh doanh là gì? Trình bày các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Lấy ví dụ. Trả lời: ➢Khái niệm đạo đức kinh doanh: Khái niệm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp mới chỉ tồn tại được khoảng 3 thập niên trở lại đây. Norman Bowie - Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này tại Hội nghị Khoa học vào năm 1974. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các doanh nhân, các nhà phân tích, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là khái quát và dễ hiểu nhất: Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. ➢Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: _Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực sau: +Tính trung thực: Doanh nghiệp hoạt động dựa trên sự trong sạch, không sử dụng các thủ đoạn bất chính; không vì mục đích kiếm lời, lợi nhuận mà làm ăn gian dối, lừa gạt khách hàng; chữ tín của doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu, nhất quán trong kinh doanh; tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhà nước, không trốn thuế, không buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng; không ăn cắp ý tưởng, vi phạm bản quyền, +Tôn trọng con người: Đối với đồng nghiệp, nhân viên: Cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng của mỗi người, đáp ứng nhu cầu cơ bản, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng, không bóc lột sức lao động, khuyến khích nhân viên chuyên tâm làm việc và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
  2. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Đối với khách hàng: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tôn trọng sở thích, nhu cầu và tâm lý của khách hàng, không vì mục tiêu lợi nhuận mà lừa dối khách hàng, kinh doanh bất chấp không quan tâm đến sức khỏe của khách hàng và xã hội. Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích của đối thủ, cạnh tranh lành mạnh, không dùng các thủ đoạn bất chính để giành giật khách hàng. +Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội: Các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp với tiêu chí gắn liền với lợi ích của khách hàng, xã hội; kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, không làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần; không gây ra các tác động xấu đến kinh tế, xã hội và mội trường, tích cực góp phần vào giải quyết các vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. +Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt: Khi đảm nhận những vị trí đặc biệt, tiếp cận những thông tin quan trọng, phải có trách nhiệm đối với những thông tin đó, tránh tiết lộ ra ngoài. Câu 2: Trình bày vai trò của đạo đức kinh doanh? Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị. Trả lời: ➢Vai trò của đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh là tổng hợp những quy tắc, luật lệ có tác dụng điều chỉnh, kiểm soát hành vi của con người mà cụ thể ở đây là các chủ thể kinh doanh. Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng giúp định hướng con người không làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật cũng như làm trái với chuẩn mực đạo đức của con người. Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng cũng như các đối tác làm việc. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những công ty có uy tín, chất lượng hơn là những công ty làm ăn không rõ ràng cho dù chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm, dịch vụ công ty bạn có thể cũng chỉ ngang bằng so với các đối thủ khác trong cùng ngành.
  3. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sẽ ưu tiên hợp tác, làm việc với các công ty có đạo đức kinh doanh. Bởi lẽ, các nhà đầu tư tin rằng, đạo đức kinh doanh quyết định trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự tận tâm làm việc của nhân viên Một nhân viên luôn có xu hướng gắn bó, tận tâm với công ty hơn khi họ tin rằng lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp đồng thời nhận được sự tin tưởng, quan tâm đối đãi phù hợp từ cấp trên. Những sự quan tâm đó được thể hiện ở việc tạo môi trường làm việc năng động, an toàn; trả thù lao hợp lý cũng như thực hiện đúng theo những điều đã ghi trong hợp đồng lao động Khi mà môi trường đạo đức trong công ty được thực hiện cũng sẽ thúc đẩy đội ngũ công nhân viên làm việc hăng say, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh là sợi dây liên kết vững chắc nhất giữa nhà quản lý và người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc và tăng năng suất. Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Một công ty có đạo đức kinh doanh sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên sẽ bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, từ đó thu về lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn. Mặt khác, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, đạo đức kinh doanh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu. Trong trường hợp thị trường có biến động thì những công ty có đạo đức kinh doanh cũng có thể thu về lợi nhuận tốt do đạt được sự tín nhiệm từ phía khách hàng và các nhà đầu tư. Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia Tại sao đạo đức kinh doanh lại ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia? Tại sao các nhà đầu tư lại có xu hướng đầu tư vào nền kinh tế của nước này thay vì nước khác? Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đó chính là đạo đức kinh doanh. Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem lại những lợi ích về xã hội, không có tham nhũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó mà nền kinh tế chung của đất nước cũng ngày càng phát triển vững mạnh. Chúng ta vẫn thường được nghe rằng:” Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Và trong kinh doanh cũng vậy. Chính vì vậy, nếu là chủ doanh nghiệp dù mới thành lập hay đang trên đà phát triển thì đừng quên rằng hãy xây dựng cho công ty mình một
  4. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 chuẩn mực đạo đức kinh doanh phù hợp để đưa công ty ngày càng tiến xa hơn trong nền kinh tế toàn cầu này nhé. ➢ Việc các nhà quản trị hiểu biết về đạo đức kinh doanh là một việc rất cần thiết trong doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh là sợi dây liên kết giữa nhà quản trị và nhân viên, tạo động lực để thúc đẩy làm việc và tăng năng suất. Đạo đức kinh doanh còn tạo dựng niềm tin, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng. Việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra cách quản lý nhân viên hiệu quả, đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý để đạt được lợi nhuận cao và niềm tin của khách hàng. Câu 3: Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng và người lao động được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong những nội dung trên? Trả lời: ➢Nghĩa vụ kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ➢Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh, và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc, trang bị bảo hộ lao động, trang bị thiết bị máy móc. ➢Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. ➢Đối với chủ sở hữu, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp-mà đại diện là người quản lý, điều hành với những điều kiện ràng buộc chính thức. ➢Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp
  5. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư, Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Câu 4: Nghĩa vụ pháp lý là gì? Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng? Anh/chị hãy phân tích những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Trả lời: ➢Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. ➢Cần bảo vệ người tiêu dùng bởi vì: Ở bất kỳ quốc gia nào, người tiêu dùng luôn là nhóm đối tượng đông đảo được quan tâm nhiều nhất, là yếu tố quan trọng, động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, trong tiến trình phát triển kinh tế của một nước, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của khu vực sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội thì cũng cần hài hòa, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Hơn nữa, đối với riêng doanh nghiệp, để có thể phát triển bền vững thì cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm cho sự phát triển đó vì người tiêu dùng mới là nguồn lực và là động lực chính cho sự phát triển của bất cứ tổ chức, cá nhân kinh doanh nào. Tuy nhiên, do việc thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn, nên người tiêu dùng thường ở vị trí yếu thế hơn trong quan hệ mua, bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, cần thiết có sự điều chỉnh của pháp
  6. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 luật và sự giám sát nhất định của nhà nước vào mối quan hệ tiêu dùng này để đảm bảo cân bằng lợi ích, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng và của tổ chức, cá nhân kinh doanh. ➢Những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay: 1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp (bên bán). 2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác. 3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận. 4. Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch. 5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định. 8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Câu 5: Phân biệt Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Lấy ví dụ Trả lời:
  7. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589
  8. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Câu 6: Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong quản lý nguồn nhân lực? Lấy ví dụ minh hoạ Trả lời:
  9. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 ➢Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề đạo đức khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là việc không cho phép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phân biệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổi tác Có những trường hợp cụ thể, sự phân biệt đối xử lại là cần thiết và không hoàn toàn sai. Chẳng hạn như một người quản lý không bao giờ để tôn giáo trở thành một cơ sở để phân biệt đối xử khi tuyển chọn nhân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp phải chọn nhân sự cho Nhà thờ đạo Tin lành thì việc để tôn giáo là một cơ sở để lựa chọn là hoàn toàn hợp lý. Tương tự vậy, một nhà quản lý kiên quyết chỉ phỏng vấn những phụ nữ để tuyển người cho vị trí giám đốc chương trình giáo dục phụ nữ hoặc một người gốc Phi cho chương trình giáo dục người Mỹ gốc Phi là hợp lý. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử để tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự. Quyết định của họ dựa trên cơ sở người lao động thuộc một nhóm người nào đó, đặc điểm của nhóm người đó sẽ được gán cho người lao động đó bất kể họ có những đặc điểm đó hay không và dựa trên giả định là nhóm người này kém cỏi hơn nhóm người khác. Ví dụ, như phụ nữ dường như không thể đưa ra được những quyết định hợp lý vì họ quá thiên về tình cảm. Người da màu kém cỏi hơn người da trắng. Như vậy quyết định của người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử chứ không phải dựa trên khả năng thực hiện công việc. Quyết định như vậy ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như vị trí, thu nhập Một vấn đề đạo đức khác mà các nhà quản lý cần lưu ý trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là phải tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của họ.Để tuyển dụng có chất lượng, người quản lý phải thu nhập thông tin về quá khứ của người lao động xem có tiền án tiền sự không, về tình trạng sức khoẻ xem có
  10. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 thích hợp với công việc không, về lý lịch tài chính xem có minh bạch không Đó là tính chính đáng của công tác quản lý. Song sẽ là phi đạo đức nếu người quản lý từ thông tin thu thập được can thiệp quá sâu vào đời tư của người lao động, tiết lộ bệnh án/(hồ sơ y tế), xuất bản về những vấn đề riêng tư của họ và sử dụng tên của họ vì các mục đích thương mại khác. Trong công tác tuyển dụng và sử dụng người lao động, trong một số trường hợp cụ thể, với những công việc cụ thể (lái máy bay, lái tầu, điều khiển máy móc ) người quản lý phải xác minh người lao động có dương tính với ma tuý không, hoạt động này hoàn toàn hợp đạo lý. Tuy nhiên, nếu việc xác minh này phục vụ cho ý đồ cá nhân của người quản lý (để trù dập, để trả thù cá nhân, để thay thế các quan hệ khác ) thì lại là vi phạm quyền riêng tư cá nhân và đáng bị lên án về mặt đạo đức. Một vấn đề đạo đức mà các nhà quản lý không thể xem nhẹ trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ.Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực. Lợi nhuận của một công ty luôn có tương quan với sự đóng góp của người lao động. Công ty kinh doanh muốn gia tăng lợi nhuận thì nhất định phải quan tâm đến lợi ích của người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất. Quan hệ chủ thợ sẽ tốt đẹp nếu chủ nhân quan tâm tới lợi ích công nhân, ngược lại công nhân luôn lao động tích cực và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là 2 vế tương hỗ của một bài toán kinh tế, cần được xử lý một cách lành mạnh, phù hợp với lợi ích của đôi bên. ➢ Đạo đức trong đánh giá người lao động Hành vi hợp đạo đức của người quản lý trong đánh giá người lao động là người quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. Nghĩa là đánh giá người lao động trên cơ sở họ thuộc một nhóm người nào đó hơn là đặc điểm của cá nhân đó, người
  11. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó để xử sự và đánh giá người lao động thuộc về nhóm đó. Các nhân tố như quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát triển sự định kiến. Để đánh giá người lao động làm việc có hiệu quả không, có lạm dụng của công không, người quản lý phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát và đánh giá. Như quan sát các cuộc điện thoại hoặc sử dụng máy ghi âm ghi lại những cuộc đàm thoại riêng tư, kiểm soát các thông tin sử dụng tại máy tính cá nhân ở công sở, đọc thư điện tử và tin nhắn trên điện thoại, Nếu việc giám sát này nhằm đánh giá đúng, khách quan, công bằng về hiệu suất và năng lực làm việc của người lao động, nhằm đảm bảo bí mật thông tin của công ty, nhằm phòng ngừa hay sửa chữa những hành động do người lao động đi ngược lại lợi ích của công ty thì nó hoàn toàn hợp đạo lý. Tuy nhiên, những thông tin lấy được từ giám sát phải là những thông tin phục vụ cho công việc của công ty, nếu sự giám sát nhằm vào những thông tin hết sức riêng tư, hoặc những thông tin phục vụ mục đích thanh trường, trù dập thì không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Hơn nữa, sự giám sát nếu thực hiện không cẩn trọng và tế nhị thì có thể gây áp lực tâm lý bất lợi, như căng thẳng, thiếu tự tin và không tin tưởng ở người lao động. ➢ Đạo đức trong bảo vệ người lao động Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn. Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn, rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, việc cung cấp những trang thiết bị an toàn cho người lao động (hệ thống cứu hỏa, dây an toàn, găng tay và ủng cách điện cho thợ điện, đèn và đèn pha cho thợ mỏ), chi phí cho tập huấn và phổ biến về an toàn lao động, đôi khi cũng
  12. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số công ty không giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên án về mặt đạo đức. Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp dưới đây: • Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc. • Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được. • Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ. • Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao động cho người lao động. • Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện pháp khắc phục. • Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm. • Không tuân thủ các quy định của ngành, quốc gia, quốc tế về an toàn. Bảo vệ người lao động còn liên quan đến một vấn đề đạo đức rất nhạy cảm đó là vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở. Đó là hành động đưa ra những lời tán tỉnh không mong muốn, những lời gạ gẫm quan hệ tình dục và các hành vi, cử chỉ, lời nói mang bản chất tình dục ở công sở, làm ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn đến công việc của một cá nhân và gây ra một môi trường làm việc đáng sợ, thù địch hoặc xúc phạm. Kẻ quấy rối có thể là cấp trên của nạn nhân, đại diện của cấp trên, giám sát viên trong một lĩnh vực khác hoặc là một đồng nghiệp. Dưới đây là các bước mà nhà quản lý cần tiến hành tuần tự để khống chế và loại trừ tệ nạn quấy rối tình dục: • Xây dựng một văn bản chính sách mô tả rõ ràng những gì cấu thành tội quấy rối tình dục và nói rõ rằng nó bị nghiêm cấm.
  13. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 • Xây dựng những chương trình huấn luyện cho tất cả các công nhân viên chức. • Xây dựng một quy trình rõ ràng cho việc lập hồ sơ và điều tra các đơn kiện về tệ nạn quấy rối tình dục. • Điều tra thật tỷ mỷ, ngay tức thì đơn kiện về quấy rối tình dục. • Thi hành biện pháp chấn chỉnh. • Theo dõi biện pháp chẩn chỉnh để xác định xem nó có tác dụng không và đảm bảo chắc chắn rằng không có hiện tượng trả đũa. Câu 7: Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực Marketing. Lấy ví dụ minh hoạ. Trả lời: ➢ Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng Triết lý của marketing là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối cùng về việc công ty sẽ thất bại hay thành công Marketing là hoạt động hướng dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ chảy từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Triết lý của marketing là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối cùng về việc công ty sẽ thất bại hay thành công. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Người sản xuất có “vũ khí” trong tay, đó là kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về sản phẩm để quyết định có đưa sản phẩm của mình ra bán hay không, còn người tiêu dùng luôn ở thế bị động, họ chỉ được vũ trang bằng quyền phủ quyết với vốn kiến thức hạn hẹp về sản phẩm. Hơn nữa, họ thường xuyên
  14. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 bị tấn công bởi những người bán hàng có trong tay sức mạnh ghê gớm của các công cụ marketing hiện đại. Hậu quả là người tiêu dùng phải chịu những thiệt thòi lớn: Vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, tân dược già, đồ gia dụng không đảm bảo chất lượng Chính vì lẽ trên, đã xuất hiện phong trào bảo hộ người tiêu dùng - bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ XX, xuất phát từ Mỹ. Đây là phong trào có tổ chức của người dân và cơ quan nhà nước về mở rộng quyền hạn và ảnh hưởng của người mua đối với người bán. Ở Mỹ hiện nay có cơ quan nhà nước bảo vệ người tiêu dùng, có tổ chức BBB (The Better Bussiness Bureau) với hàng trăm văn phòng trong nước và thế giới. Ở Úc và NewZealand có Bộ Người Tiêu dùng. Ở Việt Nam có VINASTAS (Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam), được thành lập 4/5/1988, là thành viên của tổ chức quốc tế người tiêu dùng (IC). Trong những năm qua, VINASTAS đã tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống hàng giả, chống hiện tượng mất an toàn về vệ sinh thực phẩm. Cung cấp những thông tin, phổ biến kiến thức hướng dẫn người tiêu dùng, hợp tác với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Trong Bộ luật hình sự mới của Việt Nam đưa thêm vào các điều 167, 170, 177 về Bảo vệ người tiêu dùng. Dưới đây là tám quyền của người tiêu dùng đã được cộng đồng quốc tế công nhận và được thể hiện qua “Bản hướng dẫn về bảo vệ người tiêu dùng” của Liên Hiệp Quốc (LHQ) gửi các chính phủ thành viên. Đó là những quyền : • Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản:là quyền được có những hàng hoá và dịch vụ cơ bản, thiết yếu bao gồm ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, vệ sinh.
  15. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 • Quyền được an toàn : là quyền được bảo vệ để chống lại các sản phẩm có hại cho sức khoẻ và cuộc sống. • Quyền được thông tin : là quyền được cung cấp những thông tin cần thiết để có sư lựa chọn và được bảo vệ trước những quảng cáo và ghi nhận không trung thực. • Quyền được lựa chọn : là quyền được lựa chọn trong số các sản phẩm dịch vụ được cung cấp cới giá cả phải chăng và chất lượng đúng yêu cầu. • Quyền được lắng nghe (hay được đại diện): là quyền được đề đạt những mối quan tâm của người tiêu dùng đến việc hoạch định hoặc thực hiện các chủ trương chính sách của chính phủ cũng như việc phát triển các sản phẩm dịch vụ. • Quyền được bồi thường : là quyền được giải quyết thoả đáng những khiếu nại đúng, bao gồm : quyền đươc bồi thường trong trường hợp sản phẩm không đúng như giới thiệu, trường hợp hàng giả mạo hoặc dịch vụ không thoả mãn yêu cầu. • Quyền được giáo dục về tiêu dùng : là quyền được tiếp thu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể lưa chọn sản phẩm dịch vụ một cách thoả đáng, được hiểu biết về các quyền cơ bản và trách nhiệmcủa người tiêu dùng, được biết làm cách nào để thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình. • Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững : là quyền được sống trong một môi trường không hại đến sức khoẻ hiện tại và tương lai. • Các quyền của người tiêu dùng quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất. Nhà sản xuất có trách nhiệm cung cấp thông tin tương ứng mà người tiêu dùng không tự mình thu thập được những thông tin ghi trên bao bì và nhãn hiệu ( về khối lượng, thời gian, thời gian được chế tạo, hạn sử dụng,công dụng, cách dùng, ), cung cấp cho người tiêu dùng những chỉ dẫn cụ thể để tránh tiêu dùng sai mục đích, những thông tin về giá cả cho phếp người tiêu dùng so sánh các sản phẩm khác nhau, phát hiện người bán lẻ không bán đúng giá. Ngay cả những chi phí ẩn như chi phí đóng gói,
  16. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 kế toán, bảo hành thêm, nếu được thông báo sẽ giúp người tiêu dùng so sánh 2 loại sản phẩm tốt hơn. Bất kỳ biện pháp marketing nào cung cấp những thông tin mà dẫn đến quyết định sai lầm của người tiêu dùng thì đều bị coi là không hợp lí, không hợp lệ về mặt đạo đức. ➢ Các biện pháp marketing phi đạo đức Quảng cáo phi đạo đức: lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sản phẩm và che dấu sự thật tới lừa gạt hoàn hảo. Quảng cáo là coi bị vô đạo đức khi: Lôi kéo, dụ dỗ người tiêu dùng niền tin sai lầm về sản phẩmbằng những thủ thuật quảng cáo tinh vi, không cho người tiêu dùng cơ hội để chuẩn bị, để chống đỡ, không cho cơ hội lựa chọn hay tư duy bằng lí trí. Quảng cáo tạo ra hay khai thác lợi dụng niềm tin về sản phẩm, gây trở ngại cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn tối ưu,dẫn dắt người tiêu dùng đến những lựa chọn không nên. Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm qua mức hợp lý có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra lý do chính đáng tiêu dùng sản phẩm, ưu thế của nó đối với sản phẩm khác. Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật trong một thông điệp. Một lạm dụng quảng cáo là đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với những từ ngữ không rõ ràng khiến khách hàng hiểu sai thông điệp đấy. Những lời nói khôn ngoan này thường rất mơ hồ và giúp nhà sản xuất tránh mang tiếng lừa đảo. Vd như: động từ “giúp” là một ví dụ điển hình như trong “giup bảo vệ “, “giúp chống lại”, “giúp bạn cảm thấy” . Người tiêu dùng sẽ nhìn nhận đây là quảng cáo vô đạo đức vì đã không cung cấp những thông tin cần thiết để khách hàng đưa ra quyết định khi mua sản phẩm.
  17. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên. Tóm lại, quảng áo cần phải được đánh giá trên cơ sở quyền tự do trong việc ra những quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, trên cơ sở những mong muốn hợp lý và đặc biệt phải phù hợp với môi trường văn hoá – xã hội mà người tiêu dùng đang hoà nhập. Bán hàng phi đạo đức: bán hàng lừa gạt: sản phẩm được ghi giảm giá, thấp hơn mức bán lẻ dự kiến, trong khi chưa bao giờ được bán với mức giá đó, hoặc là ghi nhận “sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm bán đại trà. Hoặc là giả vờ ghi thanh lý. Tất cả những điều đó làm người têu dùng tin rằng được giảm giá được giảm phần lớn và đi đến quyết định mua. Bao gói và nhãn hàng lừa gạt: ghi “loại mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực tế sản phẩm không hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về công dụng của sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn gây hiểu lầm đáng kể cho khách hàng. Nhử và chuyển kênh: đây là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng một mối câu để phải chuyển kenh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn. Lôi kéo: đây là biện pháp marketing dụ dỗ khách hàng mua những thứ mà lúc đầu họ không muốn và không cần đến bằng những biện pháp bán hàng gây sức ép lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì. Chẳng hạn như các nhân viên bán hàng luôn được huấn luyện riêng với những cách nói chuyện rất bài bản được soạn sẵn một cách kỹ lưỡng, những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ khách hàng. Những thủ đoạn phi đạon đức với đối thủ cạnh tranh: cố định giá cả: đó là hành vi hai hay nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một thị trường thoả thuận về việc bán hàng loạt với cùng một mức giá đã định.
  18. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Phân chia thị trường: là hành vi các đối thủ cạnh tranh không cạnh tranh với nhau trên cùng một địa bàn hay thoả thuận hạn chế sản phẩm bán ra. Hai hình thức trên là vô đạo đức vì gây rối loạn cơ chế định giá thông qua việc ngăn cản thị trường hoạt động, tạo điều kiện hình thành thế độc quyền bằng cách tạo thuận lơi cho người bán, loại trừ điều kiện cạnh tranh. Bán phá giá: đó là hành vi định cho hàng hoá của mình những giá bán thấp hơn giá thành nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá dể hạ uy tín của đói thủ cạnh tranh như gièm pha hàng hoá của đối thủ, hoăc đe doạ cung ứng sẽ cắt quan hệ làm ăn với họ. Các hành vi này gây thiêt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.