Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 (Phần 2)

pdf 5 trang haiha333 08/01/2022 6400
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_3_phan_2.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 (Phần 2)

  1. 1. Đạo đức kinh doanh là gì? Trình bày các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Lấy ví dụ. ❖ Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. ❖ Các nguyên tắc và chuẩn mực của ĐĐKD • Tính trung thực • Tôn trọng con người • Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khoa học và xã hội • Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt ❖ Ví dụ: - Tính trung thực + Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. + Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước. + Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục + Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng. + Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. + Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô - Tôn trọng con người + Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. + Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng + Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ - Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội: coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. - Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt: một số tập đoàn ngoài mục tiêu kinh doanh thì còn đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ được giao bởi Nhà nước như an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, 2. Trình bày vai trò của đạo đức kinh doanh? Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị. ❖ Vai trò của đạo đức kinh doanh: • Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh • Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp • Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc • Làm tăng sự hài lòng của khách hàng • Tạp lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp • Góp phần làm tăng uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp, ngành và quốc gia
  2. • việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị. ❖ Việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh có tầm quan trọng đối với các nhà quản trị: Sự sa sút về đạp đức có thể dẫn đến những hậu quả như mất uy tín hoặc công ty hoặc công ty sụp đổ dù quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Thực tế, trong nhiều vụ bê bới doanh nghiệp khác nhau, mọi sai lầm rõ ràng có thể tránh khỏi nếu lãnh đạo quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp và các nhà quản lý dám đặt những câu hỏi về hành vi sai lầm trước khi nó leo thang. Tinh thần lãnh đạo có đạo đức khiến cho năng suất lao động của nhân viên được tích cực hơn. 3. Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng và người lao động được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong những nội dung trên? ❖ Nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả cho phép đồng thời duy trì được công việc kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư. ❖ Nghĩa vụ kinh tế được thể hiện: • Đối với người tiêu dùng: cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn, chất lượng; thông tin sản phẩm, định giá được công bố rõ ràng; thể hiện trong hệ thống phân phối, bán hàng và cạnh tranh, • Đối với người lao động: thể hiện trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động; môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân; trang bị bảo hộ lao động, trang thiết bị, máy móc; trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật; cơ hội thăng tiến của người lao động, ❖ Ví dụ: Nghĩa vụ kinh tế của Tập đoàn Viettel • Đối với người LĐ: Hiện nay, Viettel đang tạo việc làm cho gần 85.000 người tại Việt Nam và 10 thị trường nước ngoài; được công nhận là “Nơi làm việc tốt nhất toàn cầu” trong lĩnh vực viễn thông tại giải thưởng Stevie Award for Great Employers 2020; thực hiện chế độ trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp phù hợp với các quy định của pháp luật, của Bộ Quốc Phòng, người lao động được hưởng mức đãi ngộ tương ứng với công sức bỏ ra; tổ chức thi tuyển chức danh cán bộ quản lý khi Tập đoàn có nhu cầu bổ sung lực lượng quản lý để lựa chọn những cá nhân có đủ năng lực và phù hợp nhất. • Đối với người tiêu dùng: Viettel đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi, như hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, đang nghiên cứu thiết bị phát sóng 5G ; đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông tại 10 quốc gia và phục vụ tập khách hàng hơn 90 triệu dân trên toàn thế giới, 4. Nghĩa vụ pháp lý là gì? Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng? Anh/chị hãy phân tích những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. ❖ Nghĩa vụ pháp lý là việc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những qui định về pháp lí chính thức đối với các bên hữu quan. ❖ Phải bảo vệ người tiêu dùng bởi ở bất kỳ quốc gia nào, người tiêu dùng luôn là nhóm đối tượng đông đảo được quan tâm nhiều nhất, là yếu tố quan trọng, động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của quốc gia. Đối với riêng doanh nghiệp, để có thể phát triển bền vững thì cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm cho sự phát triển đó vì người tiêu dùng mới là nguồn lực và là động lực chính cho sự phát triển của bất cứ tổ chức, cá nhân kinh doanh nào. Bảo vệ người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
  3. ❖ Các quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay: 1. Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa. 2. Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan 3. Quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. 4. Quyền được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ 5. Quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 6. Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 7. Quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật. 8. Quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. 5. Phân biệt Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Lấy ví dụ. Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội - Những quy định và các tiêu chuẩn chỉ - Những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá đạo hành vi trong thế giới kinh doanh nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt - Các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo được nhiều nhất những tác động tích cực và đức của tổ chức kinh doanh, mà chính giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình xã hội đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. - Được xem như một cam kết với xã hội Liên quan đến các nguyên tắc và quy định Quan tâm tới hệ quả của những quyết định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ của tổ chức tới xã hội chức Mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong Mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp doanh nghiệp Ví dụ: Đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng Ví dụ: Các hoạt động từ thiện, tái chế, giảm đầu, tôn trọng thông tin khách hàng, tôn hao tổn năng lượng, bảo vệ môi trường, xây trọng, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho dựng các dự án cộng đồng, người lao động; sử dụng nguồn nguyên liệu tốt, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 6. Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong quản lý nguồn nhân lực? Lấy ví dụ minh hoạ. ❖ Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong quản lý nguồn nhân lực: ➢ Trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động: • Tình trạng phân biệt đối xử; • Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân; • Bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực.
  4. ➢ Trong đánh giá người lao động: • Đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến; • Sử dụng thông tin lấy được từ giám sát phục vụ mục đích thanh trường, trù dập. ➢ Trong bảo vệ người lao động: • Đảm bảo điều kiện lao động an toàn; • Vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở. ❖ Ví dụ: • Không phân biệt đối xử giữa các nhân viên, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, giới tính, văn hóa, hoàn cảnh, Tôn trọng năng lực, quyền riêng tư, quyền đưa ra ý kiến cá nhân của người lao động. Tuyệt đối tránh tình trạng bóc lột sức lao động của người lao động. • Không đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến cá nhân. Đánh giá nhân viên một cách công bằng, minh bạch, rõ ràng. • Đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc của người lao động. Chú ý đến các vấn đề đạo đức ở nơi làm việc: quấy rối tình dục, bắt nạt, hãm hại, trù dập, 7. Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực Marketing. Lấy ví dụ minh hoạ. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực Marketing: ❖ Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng: ➢ Marketing là hoạt động hướng dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. ➢ Bảo hộ người tiêu dùng xuất hiện khi có sự bất bình đẳng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. ❖ 8 quyền của người tiêu dùng: ➢ Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; ➢ Quyền được an toàn; ➢ Quyền được thông tin; ➢ Quyền được lựa chọn; ➢ Quyền được lắng nghe (hay được đại diện); ➢ Quyền được bồi thường; ➢ Quyền được giáo dục về tiêu dùng; ➢ Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững. ❖ Các biện pháp marketing phi đạo đức ➢ Quảng cáo phi đạo đức: • Lôi kéo, nài ép dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm; • Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm; • Quảng cáo phóng đại, thổi phồng; • Che dấu sự thật trong một thông điệp; • Đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ; • Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu; • Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm. ➢ Bán hàng phi đạo đức: • Bán hàng lừa gạt; • Bao gói và dán nhãn lừa gạt; • Nhử và chuyển kênh; • Lôi kéo; • Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường.
  5. ➢ Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh: • Cố định giá cả; • Phân chia thị trường; • Bán phá giá; • Sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá. Ví dụ: Một doanh nghiệp bán sữa có đạo đức trong marketing không chỉ lên các chiến lược làm sao để khách hàng mua thật nhiều sản phẩm của họ, mà còn cố gắng truyền tải một cách trung thực tính năng của sản phẩm (như giúp tăng trưởng chiều cao, hỗ trợ phát triển trí thông minh trẻ, có chứng thực của Bộ Y tế). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của sữa mẹ trong các chiến dịch truyền thông của mình, rằng sản phẩm sữa của họ chỉ là một hình thức bổ trợ cho hoạt động tăng trưởng thể chất và trí lực của trẻ, bên cạnh sữa mẹ.