Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 - Vũ Huy Hoàng

pdf 7 trang haiha333 10300
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 - Vũ Huy Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_3_vu_huy_hoang.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 - Vũ Huy Hoàng

  1. Câu 1: Đạo đức kinh doanh là gì? Trình bày các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Lấy ví dụ Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: T • Tính trung thực: doanh nghiệp phải trung thực trong giá bán, nguồn gốc nguyên liệu, • Tôn trọng con người • Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội • Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Ví dụ: Gần 62.000 xe Mazda tại Việt Nam gồm các mẫu Mazda3, Mazda6, Mazda CX- 5, Mazda CX-8 lắp ráp trong nước cũng như Mazda2 nhập khẩu do THACO AUTO phân phối được triệu hồi do bơm nhiêu liệu bị lỗi có thể khiến xe chết máy khi đang vận hành. Mục đích kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu miễn phí liên cho các xe bị lỗi thuộc diện triệu hồi. Câu 2: Trình bày vai trò của đạo đức kinh doanh? Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị. Vai trò của đạo đức kinh doanh: • Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh • Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp • Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc • Làm tăng sự hài lòng của khách hàng • Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp • Góp phần làm tăng uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Hiểu về đạo đức kinh doanh quan trọng với nhà quản trị vì trong kinh doanh, lợi nhuận phản ánh sự tồn tại và phát triển hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhà quản trị doanh nghiệp lại đặt lợi nhuận làm mục đích chính, là cái quan trọng thì sẽ ảnh Vũ Huy Hoàng - 20181162 1
  2. hưởng đến sự tổn tại của doanh nghiệp. Chính vì thế, các nhà quản trị phải nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, mối quan hệ giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh. Câu 3: Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng và người lao động được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong những nội dung trên? Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp thực hiện CSR liên quan đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ. Nghĩa vụ kinh tế đối với người lao động: • Tạo công ăn việc làm cho người lao động • Môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân • Trang bị bảo hộ lao động, trang thiết bị, máy móc • Trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật • Có cơ hội thăng tiến Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dung: • Cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn, chất lượng • Thông tin sản phẩm, định giá rõ ràng • Hệ thống phân phối • Bán hàng • Cạnh tranh Ví dụ: Mỗi doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ kinh tế với người tiêu dùng: công bố giá sản phẩm rõ ràng, tạo sản phẩm có giá cả cạnh tranh, thông tin về sản phẩm rõ ràng tạo cho khách hàng có sự tin tưởng, từ đó doanh nghiệp ngày càng phát triển. Câu 4: Nghĩa vụ pháp lý là gì? Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng? Anh/chị hãy phân tích những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ Vũ Huy Hoàng - 20181162 2
  3. môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: • Điều tiết cạnh tranh • Bảo vệ người tiêu dùng • Bảo vệ môi trường • An toàn và bình đẳng • Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Cần bảo vệ người tiêu dùng bởi vì: Ởbất kỳquốc gia nào, người tiêu dùng luôn là nhóm đối tượng đông đảo được quan tâm nhiều nhất, là yếu tố quan trọng, động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, trong tiến trình phát triển kinh tế của một nước, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của khu vực sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội thì cũng cần hài hòa, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Hơn nữa, đối với riêng doanh nghiệp, để có thể phát triển bền vững thì cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm cho sự phát triển đó vì người tiêu dùng mới là nguồn lực và là động lực chính cho sự phát triển của bất cứ tổ chức, cá nhân kinh doanh nào. Tuy nhiên, do việc thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn, nên người tiêu dùng thường ở vị trí yếu thế hơn trong quan hệ mua, bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, cần thiết có sự điều chỉnh của pháp luật và sự giám sát nhất định của nhà nước vào mối quan hệ tiêu dùng này để đảm bảo cân bằng lợi ích, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng và của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Vũ Huy Hoàng - 20181162 3
  4. Những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay: • Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ dotổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụcung cấp (bên bán) • Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc,xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác. • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận. • Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch • Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng • Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định • Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Câu 5: Phân biệt Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Lấy ví dụ Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội: • Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ của một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. • Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức xã hội. Vũ Huy Hoàng - 20181162 4
  5. • Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kì vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kì vọng xuất phát từ bên ngoài. Ví dụ: Đạo đức kinh doanh của Samsung: • Cam kết tuân thủ các quy định pháp luật của từng quốc gia • Áp dụng bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực như một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng Trách nhiệm xã hội của Samsung: Là một công ty công nghệ hàng đầu, chúng tôi mong muốn tạo nên những thay đổi tích cực qua các chương trình trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng dựa trên nhu cầu thực tiễn của xã hội và năng lực cốt lõi của bản thân; hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, sáng tạo không gian học tập mở phù hợp với xu hướng khu vực và thế giới; hỗ trợ các khóa đào tạo nghề cho những người trẻ để chuẩn bị định hướng nghề nghiệp và xây dựng một tương lai tốt hơn. Câu 6: Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong quản lý nguồn nhân lực? Lấy ví dụ minh hoạ Trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động: • Tình trạng phân biệt đối xử • Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân • Bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực Trong đánh giá người lao động: • Đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến • Sử dụng thông tin lấy được từ giám sát phục vụ mục đích thanh trường, trù dập Trong bảo vệ người lao động: • Đảm bảo điều kiện lao động an toàn Vũ Huy Hoàng - 20181162 5
  6. • Vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở Ví dụ: Phân biệt chủng tộc giữa da đen và da màu, người da đen thường bị chịu nhiều thiệt thòi, phan biệt đối xử trong các doanh nghiệp người da trắng. Còn hiện nay, tại các nước Châu âu đang có hiện tượng phân biệt, kì thị người gốc Á rất đáng bị lên án. Câu 7: Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực Marketing. Lấy ví dụ minh hoạ Quảng cáo phi đạo đức: • Lôi kéo, nài ép dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản xuất bằng những thủ đoạn tinh vi như quảng cáo những sản phẩm có tên tuổi xen vào những buổi trình diễn hay chiếu phim ở rạp • Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sau lầm về sản phẩm • Quảng cáo phóng dại, thổi phồng • Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật bên trong một thông điệp • Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu • Quảng cáo nhằm vào các đối tượng nhạy cảm. Bán hàng phi đạo đức: • Bán hàng lừa gạt: ví dụ sản phẩm ghi giảm giá nhưng thực chất giá còn cao hơn giá ban đầu • Bao gói và dán nhãn lừa gạt • Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường • Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh: Cố định giá cả • Phân chia thị trường • Bán phá giá • Sử dụng các biện pháp thiếu văn hóa\ Vũ Huy Hoàng - 20181162 6
  7. Ví dụ: Trên youtube xuất hiện dày đặc quảng cáo “chữa bệnh xương khớp” với cam kết chữa khỏi bệnh hoàn toàn cùng với câu slogan quen thuộc “Nhà tôi 3 đời chữa bệnh xương khớp”. Đây là quảng cáo không phù hợp và phi thực tế. Vũ Huy Hoàng - 20181162 7