Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 5 - Nguyễn Thị Thanh Bình

pdf 13 trang haiha333 08/01/2022 6103
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 5 - Nguyễn Thị Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_5_nguyen_thi_th.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 5 - Nguyễn Thị Thanh Bình

  1. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Câu 1: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Trả lời: ➢Theo Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization-ILO) thì đinh nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết.” ➢Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Nó đã có hiệu lực và được coi là đúng đắn, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt. Câu 2: Trình bày các cấp độ văn hóa doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa. Trả lời: ➢Cấp độ của văn hoá doanh nghiệp là gì? Cấp độ văn hóa được dùng để chỉ mức độ cảm nhận của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp còn gọi là tính hữu hình của các giá trị văn hoá. Cách tiếp cận này rất độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá. ➢ 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp Theo Edgar Henry Schein - cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan - một người cực kỳ chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp. Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Đây là cấp độ văn hóa mà bạn có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc bởi nó thể hiện ngay ra bên ngoài mà bạn có thể nghe, nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với tổ chức như: • Kiến trúc, cách bài trí doanh nghiệp. • Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp. • Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. 1
  2. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 • Lễ nghi và lễ hội hàng năm. • Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp. • Trang phục, xe cộ, hành vi ứng xử thường thấy của các nhân viên • Những câu chuyện, huyền thoại về tổ chức. • Hình thức, mẫu mã của sản phẩm. Đặc điểm chung của cấp độ này: chịu ảnh hưởng chính từ tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo Tuy nhiên, trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ điển hình cấp độ 1: • Hình ảnh và thiết kế cửa hàng là nhân tố tạo nên sự khác biệt của Starbucks, cũng chính điều này làm khách hàng nghĩ rằng Starbucks luôn đi trước một bước. Sau bước đầu thành công khi thiết kế được hình ảnh thương hiệu và tạo dựng một hình ảnh chung cho các cửa hàng và mẫu bao bì, đồng phục nhân viên, Starbucks nhanh chóng ghi được dấu ấn riêng của mình đối với khách hàng • Starbucks luôn đầu tư đủ ngân sách vào những thiết kế sáng tạo và tiên phong. Nhãn hàng cà phê này không chấp nhận việc bị so sánh với nhãn hàng khác. Chính vì vậy, họ yêu cầu cực kỳ cao ở cấu trúc hữu hình này của văn hóa doanh nghiệp. Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố/chấp nhận Những giá trị được tuyên bố/ chấp nhận là: bao gồm các giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, quy định, chiến lược và mục tiêu riêng chính là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên. Các nội dung này sẽ được công bố rộng rãi. Đây cũng chính là những giá trị được tuyên bố, chấp nhận của văn hóa doanh nghiệp. Cấp độ 2 biểu hiện ra ngoài: Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ này chúng ta có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt và cách thể hiện của nhân viên. Chúng có nhiệm vụ hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức xử lý trong các tình huống cụ thể, đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp. Ví dụ điển hình về cấp độ 2 2
  3. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Trong nhiều thập kỷ, Disney đã nỗ lực để hiểu rõ khách hàng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, coi việc tạo ra trải nghiệm khác biệt cho khách hàng là cốt lõi, trung tâm của tổ chức. • Cựu Phó chủ tịch điều hành các khu nghỉ dưỡng, công viên của Disney, Lee Cockerell, từng chia sẻ với FastCompany trong một lần trả lời phỏng vấn rằng, “sự quan tâm từng chi tiết dù là nhỏ chính là một tôn giáo được chúng tôi thực hành”. Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh như hiện nay, trải nghiệm khách hàng tuyệt vời đã thúc đẩy sự ủng hộ thương hiệu cũng như sự cải thiện về doanh thu và những hiệu quả kinh doanh của Disney. • Việc minh bạch với nhân viên là một “điểm vàng” khác trong văn hoá của Disney. Chẳng hạn, nhân viên của Cockerell phải gửi những email ẩn danh cho ông nếu như họ muốn báo cáo về vấn đề gì đó hay những băn khoăn của họ. Cockerell cũng đã tạo ra một tờ báo hàng tuần dành cho nhân viên có tên gọi The main street dairy. Ông xuất bản tờ báo này mỗi tối thứ Sáu và gửi nó qua thư điện tử. Tờ báo tổng hợp những sự kiện sắp tới, công ty đang làm gì, và ghi nhận những nhân viên đã có biểu hiện đặc biệt xuất sắc trong tuần đó. • Những nhân viên được tuyên dương hàng tuần cũng sẽ được tặng những huy hiệu đặc biệt do công ty tạo ra, hình chú chuột Micky Mouse với dòng chữ “Cảm ơn vì đã tạo ra điều kỳ diệu” cho khách hàng. Điều đó, đã tạo ra động lực rất lớn cho nhân viên. Cấp độ 3: Những quan niệm chung Những quan niệm chung : Văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp luôn luôn gắn bó với nhau, chúng đều có các quan niệm chung, phong cách chung, bởi chúng đã hình và tồn tại trong quá trình lịch sử. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành thói quen chi phối hành động, góc nhìn. • Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo văn hóa chung, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ này khó nhận ra bởi chúng nằm sâu từ bên trong và cần thời gian tiếp xúc để có thể nắm được. • Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau. Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm các nước đề cao 3
  4. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 giá trị cá nhân. Việt Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng theo xu hướng khiêm tốn và nhường nhịn. Các tổ chức của Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột trong quan hệ. Văn hóa tổ chức Việt Nam tập trung vào tiêu chí đoàn kết, thống nhất hơn là nhấn mạnh vào sự ganh đua mạnh mẽ để tạo ra hiệu quả cao. Các mâu thuẫn trong tổ chức được giải quyết thiên về “dĩ hòa vi quý”, không triệt để, nhiều khi theo lối “hòa cả làng”, đúng sai không rõ ràng. Đặc điểm này khiến văn hóa trong các tổ chức Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nói riêng mang nữ tính nhiều hơn, không “nam tính, mạnh mẽ” như chú trọng nhiều vào cạnh tranh và hiệu quả như Nhật, Anh, Mỹ hay thậm chí Trung Quốc, Ấn Độ. Việt nắm chắc được 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp bóc tách được các thành phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra chiến lược phát triển tập trung trong các giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, giúp cho chủ doanh nghiệp vận hành các giá trị văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là văn hóa lấy con người làm trung tâm được dễ dàng hơn. 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp tạo thành các lớp văn hóa khác nhau. Lớp ngoài khá dễ thích nghi và dễ thay đổi. Lớp càng sâu, càng khó điều chỉnh nó. Tuy nhiên chúng luôn hòa quyện và tương thích, hỗ trợ nhau để cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó. Câu 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là gì? Lấy ví dụ minh họa. Trả lời: Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến VHDN: ➢Người lãnh đạo – Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến VHDN Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất VHDN bởi họ là người xây dựng và phát triển nó. VHDN cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hoá doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo phải lưu tâm đến các quy tắc mà họ đưa ra, cách họ hành động xung quanh những vấn đề công việc với cấp dưới của mình và các quy trình để họ phát triển. Một nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ không bao giờ thiển cận về những hành động họ thực hiện. 4
  5. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Các nhà lãnh đạo giao tiếp kém với nhân viên có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng “xấu” đến văn hoá doanh nghiệp. Vì vậy các công ty luôn phải đảm bảo rằng tất cả các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao luôn phải duy trì sự giao tiếp với nhân viên để truyền những tầm nhìn, định hướng, mục tiêu của công ty. ➢Những thành viên trong tổ chức: Tất nhiên, không chỉ có lãnh đạo mới ảnh hưởng đến VHDN mà còn bao gồm tất cả các thành viên còn lại trong một tổ chức nhất định. Các nhân viên cư xử và tương tác với nhau sẽ làm thay đổi không khí làm việc của cả một văn phòng. Khuyến khích các hoạt động ngoại khóa, sự kiện xã hội bên ngoài cho nhân viên là một cách tuyệt vời để đưa tập thể vào một vòng tròn phát triển tinh thần đoàn kết. Khi các nhóm làm quen với nhau, họ bắt đầu hiểu những điểm mạnh, suy nghĩ, quan điểm của nhau để cùng cải thiện. Đó chính là sự khác biệt lớn giữa những nơi làm việc nhóm hiệu quả và những nơi mà các phòng ban, nhân sự làm việc độc lập. ➢Chiến lược tuyển dụng Công ty có thể hoạt động mạnh mẽ chính là bởi có nền tảng về nhân sự vững chắc. Một nền VH tích cực từ DN sẽ thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng. Hãy xem xét những gì xảy ra trong một cuộc phỏng vấn khi bạn đang cố gắng để có được cảm giác về một nhân viên trong tương lai. Nhờ quy trình tuyển dụng khắt khe, kỹ lưỡng, doanh nghiệp mới tìm được những ứng viên phù hợp. Nhân viên trung thành cũng là một trong các yếu tố VH ảnh hưởng đến DN. Khi mà nhân viên cảm thấy nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu, năng lực và đảm bảo cho cuộc sống của họ, giúp họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, được phát triển, sáng tạo sẽ khiến họ gắn bó lâu dài với công ty. ➢Môi trường làm việc Môi trường xung quanh bạn có ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong công việc. Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc trong một môi trường ồn ào, không thể tập trung, chắc chắn năng suất làm việc của bạn sẽ suy giảm đáng kể. Trong khi các thiết kế văn phòng mở dần trở nên phổ biến, nhưng trên thực tế, chúng luôn bộc lộ những khuyết điểm. 5
  6. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Nhân viên của bạn đôi khi cần một chút riêng tư để tập trung vào các nhiệm vụ của họ, điều này là không thể nếu họ cứ bị bao vây bởi những phiền nhiễu. Hãy xem xét việc thiết kế các phòng làm việc tách biệt và khuyến khích với các nhân viên mới rằng, họ nên sử dụng chúng bất cứ lúc nào khi cần thiết. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến VHDN ➢Văn hoá dân tộc Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó. Các giá trị văn hóa này ảnh hưởng doanh nghiệp thường xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp: • Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể • Sự phân cấp quyền lực • Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền • Tính cẩn trọng Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp. Ngoài ra, sự đa dạng trong văn hóa dân tộc là một nguồn lực lớn của doanh nghiệp. Nếu được khai thác đúng cách, sự đa dạng này có thể mang lại sự phát triển đa chiều và toàn diện cho bất kỳ tổ chức nào. Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như: • Coi trọng tư tưởng nhân bản • Chuộng sự hài hòa • Tinh thần cầu thị • Ý chí phấn đấu tự lực, tự cường 6
  7. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Tuy nhiên cũng có không ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá khiến cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn có. ➢Những giá trị văn hóa học hỏi được VHDN còn được hình thành và ảnh hưởng bởi những giá trị VH học hỏi được. Giá trị VH học hỏi được là những giá trị VH, các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền thống mà doanh nghiệp tiếp nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình. Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa tổ chức làm nên nét riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên có một số giá trị có thể học tập được, chia sẻ được. Điều quan trọng là cần xác định được giá trị đó có phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của mình hay không. Không nên học tập một cách máy móc, mà phải chọn lọc những giá trị phù hợp, áp dụng vào doanh nghiệp một cách linh hoạt, sáng tạo. Câu 4: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp? Trả lời: Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài. ➢Tạo lợi thế cạnh tranh Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, 7
  8. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứng của thị trường), thời gian giao hàng ➢Là nguồn lực của doanh nghiệp Vai trò của văn hóa kinh doanh trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc (phương pháp 5 M: man, money, material, machine, method). Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, góp phần lớn vào vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp. ➢Thu hút nhân tài Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp còn gắn kết nhân tài và thu hút người lao động. Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp qua vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn nhân lực. ➢Tạo chất riêng cho doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý 8
  9. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức. Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh nghiệp. Câu 5: Trình bày các mô hình và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp. Trả lời: Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp: Thực tế ngày nay cho thấy, văn hoá doanh nghiệp tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những gì nhỏ nhất, cụ thể, không chung chung. Tuy nhiên, thường thì văn hóa của các doanh nghiệp sẽ đều hình thành dựa trên ba giai đoạn. Dưới đây là chi tiết các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp. ➢Giai đoạn non trẻ Nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà sáng lập và những quan niệm chung của họ. Nếu như doanh nghiệp thành công nền tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển ,trở thành một lợi thế, thành nét nổi bật, riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở để gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn hóa khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền đạt cho những người mới . Chính vì vậy trong giai đoạn này,việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiếm khi diễn ra trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp thất bại trên thị trường. Khi đó, sẽ diễn ra quá trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập – nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệm mới. ➢Giai đoạn giữa Doanh nghiệp bắt đầu có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa những người bảo thủ và những người muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân. 9
  10. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ đặt doanh nghiệp vào thử thách: nếu những thành viên quên đi rằng những nền văn hóa của họ được hình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ chưa thực sự cần đến. Sự thay đổi chỉ thực sư cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh nghiệp thành công trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngoài và quan trọng hơn là môi trường bên trong. ➢Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái Trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗ thời. Sự chín muồi không hoàn toàn phục thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là sự phản ánh mối quan hệ giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hôi kinh doanh và hạn chế của môi trường hoạt động. Những giá trị văn hóa doanh nghiệp đã lỗi thời cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ lâu đời của văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trong viêc thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành được những giá trị văn hóa , đặc biệt là những quan niệm chung thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của tập thể nó đã in đấu ấn sâu đậm trong mỗi thành viên. Ví dụ: Trong những năm 30 các tập đoàn vốn được coi là những cỗ xe lớn của nền kinh tế Hàn Quốc nhưng từ năm 1997 các tập đoàn này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng với sự khủng hoảng nền kinh tế Hàn Quốc. Nguyên nhân là do phong cách quản lý truyền thống dựa trên tư tưởng nho giáo và ý thức hệ gia trưởng thống trị trong các tập đoàn này đã khiến cho các tập đoàn kém linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh doanh,các yếu tố đó đã bóp nghẹt tính sáng tạo cá nhân,làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa đang buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm vững các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp để đề ra kế hoạch xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu.  4 mô hình văn hoá doanh nghiệp 10
  11. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Trên thế giới đã hình thành nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp (VHDN), nhưng tựu trung có thể phân thành bốn mô hình tiêu biểu: ➢Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình Văn hóa doanh nghiệp gia đình là mô hình nằm ở góc thiên về con người và thứ bậc. Đây là một dạng mô hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đình có trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Người có kinh nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp. Ưu điểm: Tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Thành công được các doanh nghiệp xác định là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh phúc. Nhược điểm: Công ty càng lớn, việc duy trì loại hình văn hóa này càng khó khăn. Đối tượng phù hợp: Các công ty có xu hướng đưa môi trường doanh nghiệp trở thành khép kín, chú trọng vào nền văn hóa bản địa. Ví dụ về mô hình văn hoá gia đình • Các doanh nghiệp Hàn Quốc hầu hết đều theo mô hình văn hóa gia đình. Họ đã vận dụng khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên và gia đình như: quan tâm đến việc học hành của con cái, việc hiếu hỷ đều được doanh nghiệp trợ cấp đặc biệt. • Bằng mọi cách, các doanh nghiệp cố gắng để nhân viên yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dưỡng tình cảm như đối với gia đình họ. ➢Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình văn hóa này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Mô hình doanh nghiệp sẽ như một hình tháp có nhiều tầng, mỗi tầng có một nhiệm vụ riêng, phân cấp từ trên xuống dưới và được quy định rõ ràng trong quy chế và bảng mô tả công việc để đảm bảo sự vững chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công việc, đối với họ giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất. Ưu điểm: Văn hóa doanh nghiệp lúc này sẽ thiết lập nên các quy tắc và chính sách đồng nhất giữ cho tổ chức cùng phát triển. Mục tiêu dài hạn là sự ổn định kết hợp các nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiểm soát quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả. Do đó, việc quản lý nhân sự phải sẽ tập trung vào KPIs và hiệu suất. Nhược điểm: Cách tiếp cận rất khô khan này không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệm, điều này có thể dẫn đến việc thiếu niềm đam mê hoặc khó chịu từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc. Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về quản trị bằng sức mạnh, quyết đoán. thường là các công ty về sản xuất Ví dụ về mô hình văn hoá tháp Eiffel 11
  12. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 • Mạnh mẽ và hiệu quả, mô hình văn hoá tháp Eiffel là điển hình ở Đức. Điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm việc theo sự vận hành có tổ chức từ trên xuống dưới làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc. • Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón. ➢Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Do vậy nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc và định hướng vào công việc, tạo ra một môi trường làm việc năng động và sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Ưu điểm: Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp, mô hình này thiên về sự sự sáng tạo và đổi mới được nhấn mạnh với mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là thành công đối với các doanh nghiệp này. Do đó, thúc đẩy sáng kiến cá nhân và tự do phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Nhược điểm: Văn hóa thị trường có thể khiến nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm. Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm. Ví dụ về mô hình văn hoá tên lửa • Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) đã tiên phong sử dụng nhóm dự án làm việc trong tàu thăm dò vũ trụ giống như tên lửa điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh mặt trăng cần 140 kỹ sư thuộc các lĩnh vực khác nhau. • Không hề có hệ thống thứ bậc nào tất cả trách nhiệm và quyền hạn của họ đều ngang nhau, hoặc ít nhất gần như ngang nhau vì không ai biết sự đóng góp của người khác. ➢Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình này thiên về con người và bình đẳng. Điều này mô tả văn hóa doanh nghiệp như một lò ấp trứng để các thành viên tự phát huy khả năng và tự tạo mối quan hệ. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, ép buộc theo bất kỳ lề lối nào, phát huy khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn. 12
  13. Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 Tài chính Ngân hàng 01 K64 Ưu điểm: Trong doanh nghiệp này, sự nhấn mạnh vào chiến thắng, mục tiêu giữ cho tổ chức hoạt động cùng nhau. Danh tiếng và thành công, thâm nhập được thị trường chứng khoán là quan trọng nhất. Phong cách tổ chức văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ dựa trên sự cạnh tranh. Nhược điểm: Cường độ như vậy có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhân viên và mọi người cảm thấy áp lực phải luôn luôn ở bên. Đối tượng phù hợp: Doanh nghiệp thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế Ví dụ về mô hình văn hoá lò ấp trứng: Facebook có thể được coi là một điển hình mẫu cho văn hóa lò ấp trứng. Dựa trên lời khuyên răn nổi tiếng của CEO Mark Zuckerberg: Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ các nhân viên không bị ràng buộc bởi quy trình, quy định mà có thể tự phát triển bản thân. Trong các mô hình trên, mô hình văn hóa gia đình và mô hình lò ấp trứng là 2 mô hình dễ lấy khách hàng làm trung tâm nhất. Bởi vì 2 mô hình này vừa tập trung vào việc nâng cao tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên, vừa tối ưu sản phẩm mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp áp dụng thực tế hiện nay trong các doanh nghiệp không đơn thuần tách rời nhau mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực tùy thuộc vào mục tiêu và đặc thù của doanh nghiệp. Và thành quả gặt hái được chính là sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh chủ nên nhớ vấn đề cốt lõi hiện nay đó là lấy con người làm trọng tâm để xây dựng văn hóa cho phù hợp. 13