Câu hỏi trắc nghiệm môn Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

pdf 8 trang haiha333 08/01/2022 13050
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_mon_van_hoa_kinh_doanh_va_tinh_than_khoi.pdf

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN VĂN HOÁ KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Khái niệm “cái gì còn lại khi tất cả những thứ đã mất đi , cái đó là văn hóa” là của ai: A. E. Heriot B. E.Herior C. E. Horiet D. E. Hero 2. Văn hoá là tổng hoà những cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó tù thế hệ này sang thế hệ khác A. Tôn giáo và tín ngưỡng B. Giá trị và thái độ C. Giá trị vật chất và tinh thần D. Phong tục và tập quán 3. Đâu không phải là đặc trưng của văn hóa A. Tính Tập Quán B. Tính Cổ Truyền C. Tính Khách Quan D. TÍnh kế thừa 4. làm cho mỗi con người trong xã hội có sự giống nhau và làm cho các xã hội khác biệt nhau. A. Thẩm mỹ B. Văn hoá C. Ngôn ngữ D. Giáo dục 5. Đây là đặc trưng nào của văn hóa: “Cùng một sự việc nhưng có thể được hiểu và đánh giá khác nhau bởi những người có nền văn hóa khác nhau” A. VH mang tính cộng đồng B. Văn hóa có thể học hỏi C VH mang tính khách quan D. VH mang tính chủ quan CHƯƠNG 2. TRIẾT LÝ KINH DOANH 6. “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh”. Đây là khái niệm triết lý kinh doanh theo: A. Cách thức hình thành B. Yếu tố cấu thành C. Vai trò D. Nội dung 7. là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của Doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh A. Văn hoá B. Triết lý kinh doanh C. Tầm nhìn D. Sứ mệnh
  2. 8. Nội dung của Triết lý kinh doanh bao gồm: A. Sứ mệnh B. Mục tiêu C. Hệ thống các giá trị D. Tất cả các đáp án trên 9. ___ xác định mục đích của tổ chức và trả lời câu hỏi: “lý do tồn tại, hoạt động của tổ chức là gì?” A. Mục tiêu B. Đánh giá C. Sứ mệnh D. Chiến lược 10. của trường Đại học Bách Khoa HN là: “Trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”. A. Sứ mệnh B. Tầm nhìn C. Chiến lược D. Mục tiêu 11. Đâu không phải là các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: A. Hệ thống các giá trị B. Lịch sử C. Những năng lực đặc biệt D. Môi trường của DN (tổ chức) 12. Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh là: A. Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể B. Cụ thể C. Khả thi D. Tất cả các đáp án trên 13. Hệ thống các giá trị xác định của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà quản trị, người lao động, khách hàng và các đối tượng hữu quan khác A. Hành vi B. Nguyên tắc C. Thái độ D. Ứng xử 14. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của hệ thống các giá trị trong Doanh nghiêp: A. Nguyên tắc của Doanh nghiệp B. Những năng lực đặc biệt C. Lòng trung thành và sự cam kết D. Phong cách ứng xử, giao tiếp 15. Ba yếu tố trong mô hình 3 P là: A. Sản phẩm, Lợi nhuận, Con người
  3. B. Sản phẩm, Lợi nhuận, Phân phối C. Lợi nhuận, Phân phối, Con người D. Lợi nhuận, Phân phối, Giá CHƯƠNG 3. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 16. là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh A. Đạo đức B. Đạo đức kinh doanh C. Trách nhiệm XH C. Trách nhiệm đạo đức 17. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh không bao gồm: A. Tính trung thực B. Tôn trọng con người C. Bí mật trung thành với các trách nhiệm đặc biệt D. Lợi nhuận của Doanh nghiệp 18. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là: • A. Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh • B. Khách hàng của doanh nhân. • C. Các chủ thể hoạt động kinh doanh. • D. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 19. Câu nào không phải là vai trò của đạo đức kinh doanh? A. Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của DN B. Làm cho khách hàng hài lòng C. Là những hành vi và hoạt động thể hiện mong muốn đóng góp cho cộng đồng và cho XH D. Tạo ra lợi nhuận bền vững cho DN 20. Trách nhiệm XH là nghĩa vụ mà một DN phải thực hiện đối với XH. Có trách nhiệm với XH là tăng đến mức tối đa các và giảm tới mức tối thiểu các đối với XH. A. Tác động tiêu cực, hậu quả tiêu cực B. Tác động tích cực, hậu quả tiêu cực C. Tác động tích cực, trách nhiệm D. Nghĩa vụ kinh tế, hậu quả tiêu cực
  4. 21. Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? • A. Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội gồm điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. • B. Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay quan niệm, kỳ vọng của các đối tượng hữu quan • C. Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp những đóng góp cho cộng đồng và XH • D. Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tạo công ăn việc làm, cạnh tranh, bảo tồn và phát triển giá trị 22. Hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Chọn một câu trả lời • A. Ăn cắp bí mật thương mại • B. Sao chép, làm nhái sản phẩm • C. Gièm pha hàng hóa của dối thủ cạnh tranh • D. Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm 23. Hoạt động tài chính kế toán đạo đức được biểu hiện như thế nào? • A. Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề. • B. Liêm chính, khách quan, độc lập và cẩn thận. • C. Giảm giá dịch vụ khi công ty kiểm toán nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của công ty kiểm toán trước đó • D. Điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toán 24. Đạo đức kinh doanh trong quản trị nguồn nhân lực không liên quan đến những vấn đề nào? Chọn một câu trả lời • A. Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ. • B. Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc • C. Sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ • D. Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sản phẩm và che dấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn 25. Để bảo vệ người tiêu dùng, Liên hợp quốc đã có bản hướng dẫn gửi Chính phủ các nước thành viên. Hãy cho biết người tiêu dùng có bao nhiêu quyền? • A. 6 quyền B. 9 quyền • C. 8 quyền D. 7 quyền
  5. CHƯƠNG 4. VĂN HÓA DOANH NHÂN 26. Khả năng gây ảnh hưởng, định hướng và điều khiển người khác thực hiện theo mục đích của mình thuộc về ___ của doanh nhân. A. Trình độ chuyên môn B. Năng lực lãnh đạo C. Tố chất D. Trình độ quản lý kinh doanh 27. Doanh nhân Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu ABC Bakery, đã nghĩ ra và chia sẻ công khai công thức bánh mì thanh long giúp giải cứu nông dân đang phải bán đổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được. Điều này thể hiện vai trò ___ của doanh nhân. A. Phát triển nguồn nhân lực B. Giải quyết việc làm C. Sáng tạo sản phẩm, phương thức sản xuất mới D. Tham mưu cho nhà nước về đường lối phát triển kinh tế 28. Doanh nhân là ___ A. Người làm kinh doanh B. Người tham gia quản lý doanh nghiệp C. Người tham gia tổ chức, điều hành hoạt động của doanh nghiệp D. Cả 3 đáp án trên 29. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân bao gồm A. Nhân tố kinh tế B. Nhân tố văn hóa C. Nhân tố chính trị pháp luật D. Cả 3 đáp án trên 30. Nhận định một doanh nhân giản dị, khiêm tốn đề cập đến ___ của doanh nhân A. Phong cách B. Tố chất C. Đạo đức D. Năng lực 31. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân gồm A. Tính cách, công việc, đạo đức, phong cách của doanh nhân B. Tính cách, công việc, thành tựu, hoạt động của doanh nhân C. Năng lực, tố chất, đạo đức, phong cách của doanh nhân D. Năng lực, tố chất, tính cách, thành tựu của doanh nhân 32. Quỹ Bill & Melinda Gates của tỷ phú Bill Gates chi 50 triệu đô la Mỹ giúp chữa bệnh Ebola bùng phát ở châu Phi năm 2014 thể hiện ___ doanh nhân của tỷ phú.
  6. A. Năng lực B. Tố chất C. Đạo đức D. Phong cách 33. Bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc của Vinamilk có xuất thân là kỹ sư ngành chế biến sữa và đã từng làm phó giám đốc kỹ thuật Nhà máy sữa Thống Nhất, tiền thân của Vinamilk hiện nay. Điều này cho thấy bà có ___ của một doanh nhân. A. Năng lực B. Tố chất C. Đạo đức D. Phong cách 34. Để đánh giá văn hóa doanh nhân của một doanh nhân nào đó, người ta thường dựa vào ___ tiêu chuẩn để phân tích. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 35.___ là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. A. Văn hóa B. Văn hóa doanh nhân C. Đạo đức doanh nhân D. Văn hóa doanh nghiệp CHƯƠNG 5. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 36. Theo quan điểm của Edgar Schein, cách bài trí, biểu tượng, khẩu hiệu, lễ hội thuộc về cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp A. Hữu hình B. Những giá trị được chấp nhận C. Những quan niệm chung D. Cả 3 đáp án trên 37. Theo quan điểm của Edgar Schein, những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức, mặc nhiên được công nhận thuộc về cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp. A. Hữu hình B. Những giá trị được chấp nhận C. Những quan niệm chung D. Cả 3 đáp án trên 38.Theo quan điểm của Edgar Schein, các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh cũng như các quy đinh, nguyên tắc hoạt động tuộc về cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp A. Hữu hình B. Những giá trị được chấp nhận C. Những quan niệm chung D. Cả 3 đáp án trên 39. Sứ mệnh “Vì một tương lai tốt đẹp hơn cho người Việt” của tập đoàn Vingroup thể hiện cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp này. A. Hữu hình B. Những giá trị được chấp nhận C. Những quan niệm chung D. Cả 3 đáp án trên
  7. 40. Cốt lõi của văn hóa FPT là niềm vui và tình cảm. Nhận định này cho thấy cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn này. A. Hữu hình B. Những giá trị được chấp nhận C. Những quan niệm chung D. Cả 3 đáp án trên 41. Sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh từ ngành nghề cốt lõi là bất động sản sang công nghệ cho thấy thay đổi trong cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp của Vingroup A. Hữu hình B. Những giá trị được chấp nhận C. Những quan niệm chung D. Cả 3 đáp án trên 42. Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp thường trải qua ___ giai đoạn. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 43. Nếu văn hóa doanh nghiệp bị chi phối bởi văn hóa của người lãnh đạo, doanh nghiệp đó có mô hình văn hóa ___ A. Mô hình văn hóa quyền hạn B. Mô hình văn hóa đồng đội C. Mô hình văn hóa sáng tạo D. Không có mô hình nào 44. Nếu văn hóa doanh nghiệp đề cao sự sáng tạo với cơ chế hoạt động tự do, doanh nghiệp đó có mô hình văn hóa ___ A. Mô hình văn hóa quyền hạn B. Mô hình văn hóa đồng đội C. Mô hình văn hóa sáng tạo D. Không có mô hình nào 45. Nếu văn hóa doanh nghiệp đề cao sự hỗ trợ và hợp tác trong quá trình làm việc, doanh nghiệp đó có mô hình văn hóa ___ A. Mô hình văn hóa quyền hạn B. Mô hình văn hóa đồng đội C. Mô hình văn hóa sáng tạo D. Không có mô hình nào 46. ___ là một hệ thống các giá trị, quan điểm, niềm tin, nguyên tắc, chuẩn mực, v.v. chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng. A. Văn hóa B. Văn hóa doanh nhân C. Văn hóa kinh doanh D. Văn hóa doanh nghiệp 47. Văn hóa doanh nghiệp có tác động ___ đến hoạt động của tổ chức A. Tích cực B. Tiêu cực C. Tích cực hoặc tiêu cực D. Tích cực và tiêu cực
  8. 48. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanh nghiệp đề cao sự sáng tạo và hoàn thiện cá nhân, doanh nghiệp đó có văn hóa theo mô hình ___. A. Lò ấp trứng B. Tên lửa định hướng C. Gia đình D. Tháp Eiffel 49. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanh nghiệp đề cao thứ bậc với nhiều quyền hạn của người lãnh đạo và yếu tố cá nhân, doanh nghiệp đó có văn hóa theo mô hình ___. A. Lò ấp trứng B. Tên lửa định hướng C. Gia đình D. Tháp Eiffel 50. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanh nghiệp đề cao thứ bậc và phân chia lao động theo vai trò và chức năng, doanh nghiệp đó có văn hóa theo mô hình ___. A. Lò ấp trứng B. Tên lửa định hướng C. Gia đình D. Tháp Eiffel 51. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanh nghiệp đề cao yếu tố bình đẳng với các nhóm làm việc nhằm đạt được mục tiêu, doanh nghiệp đó có văn hóa theo mô hình ___. A. Lò ấp trứng B. Tên lửa định hướng C. Gia đình D. Tháp Eiffel