Chính sách thuế đối với loại hình kinh doanh trực tuyến

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 1930
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thuế đối với loại hình kinh doanh trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thue_doi_voi_loai_hinh_kinh_doanh_truc_tuyen.pdf

Nội dung text: Chính sách thuế đối với loại hình kinh doanh trực tuyến

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 51. 1Lê Văn* 2Trần Anh Tùng 3Nguyễn Khánh Minh Tóm tắt Bài viết này đưa ra đề xuất về một chính sách thuế đối với phương thức kinh doanh trực tuyến dựa vào các nền tảng mạng xã hội. Dựa vào cơ sở lý thuyết, thực tiễn tại Việt Nam và một số thông lệ quốc tế, bài viết đưa ra khung phân tích nhằm đánh giá tính hiệu quả, công bằng và khả thi của chính sách đối với các khoản thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thương mại điện tử trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội. Từ khóa: Chính sách thuế, kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử. 1. Giới thiệu Theo một nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử Việt Nam (Nguyen, 2021), cụm ngành này phát triển với tốc độ tăng trưởng ước tính trên 30% cho giai đoạn 2020-2025, và là 1 trong 6 quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á bên cạnh Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Thật vậy, nhìn vào bức tranh chung, Việt Nam có nền kinh tế điện tử đạt giá trị gần 14 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, mang sức bật tăng trưởng mỗi năm 16%, đang được kỳ vọng sẽ chạm mốc 52 triệu tỷ đô la Mỹ trong năm 2025, và vì vậy hoàn toàn là mảnh đất màu mỡ cho thương mại điện tử với mô hình kinh doanh qua mạng 2 không (không mặt bằng, không kho bãi) phát triển. Đứng trước sức phát triển nóng như vậy, câu hỏi đặt ra là chính phủ hiện đang quản lý nó như thế nào, ở cả góc độ tiếp thêm nhiên liệu phát triển và góc độ kiềm chế sự phát triển, để tránh tình trạng sự phát triển đó vượt quá tầm kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy khó sửa chữa khắc phục. 1 Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: levan@ueh.edu.vn 2 Trường Đại học Quản lý và Công Nghệ TP. HCM 3 AIA Việt Nam 748
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Ở thời điểm hiện tại, chính phủ đang tập trung lớn vào chuyển đổi số, vì vậy sự tăng trưởng của nền kinh tế điện tử (digital economy). Ví dụ cụ thể nhất là Quyết định 749 của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu đảm bảo năm 2025 có hơn 80% hộ gia đình trên toàn lãnh thổ được tiếp cận với hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, nền kinh tế kỹ thuật số hình thành phải đạt được mốc 10% tỷ trọng kinh tế cho mọi lĩnh vực, dẫn đến tăng năng suất lao động hàng năm lên trên 7%. Và cả ngoại tác khách quan không kiểm soát được cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng này: đại dịch Covid-19 thay đổi triệt để thói quen mua sắm của hơn 1/3 người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á. Một trong những nhân quả của nền kinh tế điện tử phát triển, là sự xuất hiện của hình thức kinh doanh mới: kinh doanh livestream hay kinh doanh với nền tảng phát trực tiếp. Đây là giải pháp lưu trữ video cho phép người dùng tải lên và phát nội dung video tới khán giả của họ, được doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng để chia sẻ video với mục đích tạo khách hàng tiềm năng, xây dựng nhận thức về thương hiệu, quảng cáo sản phẩm hoặc bản quyền truy cập để xem video trực tuyến. Hệ quả đầu tiên của kinh doanh livestream, là các cá nhân tham gia vào nền kinh tế này, ở thời điểm hiện tại, vẫn không hề có trách nhiệm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo quy định, gây thất thu một khoản khổng lồ cho ngân sách và tạo bất bình đẳng xã hội. Cụ thể, trong báo cáo kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/12/2007, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản xác định số liệu hơn 3.700 tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh qua mạng nhưng không đăng ký kinh doanh, trong đó có gần 14.000 tài khoản Facebook đã trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh này. Gần đây nhất, vào tháng 7 năm 2020 một kho hàng rộng 10.000m2 đã được phát hiện tại Lào Cai với toàn bộ hàng nhập lậu không hóa đơn chứng từ, đã có doanh thu hơn 649 tỷ đồng, khi chỉ mới kinh doanh chưa đầy 20 tháng bằng hình thức livestream trên mạng xã hội. Hậu quả liên đới của sự bùng phát kinh doanh livestream, đi kèm với việc lỏng lẽo trong cơ chế quản lý và thu thuế, là sự tràn lan của các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây nên ngoại tác tiêu cực cho sự tồn tại của các loại hàng chất lượng tốt, hàng chính hãng. Thậm chí, hậu quả sẽ diễn tiến theo chiều hướng tồi tệ hơn khi các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh hàng thật phát hiện và tố cáo, dẫn đến sự ảnh hưởng không nhỏ đối với niềm tin thị trường và thể diện của chính quốc gia. Dẫn chứng thêm từ báo cáo số 301 của USTR (Văn phòng Bộ Thương mại Hoa Kỳ), Việt Nam nằm trong danh sách các nước cần được theo dõi về đảm bảo quyền sỡ hữu trí tuệ trong giai đoạn 4 năm liên tiếp trong giai đoạn 2015-2019, vì các lý do như không có biện pháp hiệu quả trong việc chống hàng giả và sao chép lậu, bao gồm cả trên môi trường trực tuyến, và 749
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM không đủ bao quát và khả năng phản ứng trước những thách thức mới về vấn đề xâm phạm bản quyền đã, đang và sẽ xảy ra trong tương lai. Sự gia tăng hình thức thương mại điện tử qua các nền tảng mạng xã hội là hệ quả tất yếu của tiến trình chuyển đổi số trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như những tác động ngẫu nhiên của đại dịch Covid-19. Sự nhân rộng ứng dụng trực tuyến thông qua nền tảng mạng xã hội cũng được nhận dạng, là một trong những hệ quả của việc định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Xu hướng mới của thời đại tạo ra nhiều cơ hội gia tăng việc làm và phát triển kinh tế khu vực tư nhân, đồng thời cũng làm nảy sinh cơ hội thu ngân sách nhà nước thông qua thu nhập từ kinh doanh trực tuyến, thông qua nền tảng mạng xã hội. Với những bối cảnh trên, bài viết này được thực hiện nhằm nhận diện xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro tiềm tàng từ những biến chuyển tất yếu của hệ thống tài chính Việt Nam. Qua đó, bài viết đề xuất chính sách thu thuế một cách phù hợp đối với khoản thu nhập từ kinh doanh trực tuyến thông qua mạng xã hội. Đây được kỳ vọng là một chính sách thích nghi trong bối cảnh mới cho nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Việt Nam. Trong những nội dung tiếp theo, Phần 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và khung phân tích, Phần 3 đưa ra kết luận và khuyến nghị cho các nhà tạo lập chính sách. 2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Để đưa ra quyết định xem có nên thu một loại thuế mới liên quan đến kinh doanh livestream, chúng ta cần xem xét lại một cách có hệ thống từ gốc rễ của việc thu thuế đến mục đích cuối cùng của việc thu thuế, để tìm ra sự phù hợp với năng lực và bối cảnh hiện tại, trong môi trường trong nước và quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. 2.1. Tổng quan nguyên lý thu thuế Thuế được thu dựa trên 2 nguyên tắc: lợi ích và khả năng chi trả (Ozcan, 2020). Theo nguyên tắc lợi ích, thuế được dùng để trả gián tiếp cho các dịch vụ công cá nhân/đơn vị nộp thuế thụ hưởng, bao gồm nhưng không loại trừ, giáo dục, quốc phòng, tòa án, chăm sóc sức khỏe, và chính sách. Nguyên tắc này có khuynh hướng thiên về nghĩa vụ đạo đức nhiều hơn, vì khó có thể tính toán một cách chính xác lượng dịch vụ công mỗi đối tượng nộp thuế sử dụng và hưởng lợi. Theo nguyên tắc khả năng chi trả, thuế được nộp theo mức lũy tiến, có nghĩa đối tượng nộp thuế có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn so với cá nhân/đơn vị có thu nhập thấp hơn. Nguyên tắc này ngụ ý ngầm rằng thu nhập cao hơn tương đương với việc sử dụng nhiều dịch vụ công hơn trong cùng một hoàn cảnh kinh tế. Và cũng có nghĩa khi hoàn cảnh kinh tế khác biệt, như trường hợp các quốc gia khác nhau, thuế sẽ được thu ở các mức khác nhau. (Đối với các đối tượng nộp thuế quốc 750
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tế, thuế được chia ra theo nguyên tắc nơi cư trú (residency principle) và nguyên tắc nguồn gốc (source principle). Nguyên tắc nơi cư trú được dựa trên nguyên tắc khả năng chi trả, và áp dụng cho đối tượng cư trú (resident taxpayers) có thu nhập quốc tế. Nguyên tắc nguồn gốc được dựa trên nguyên tắc lợi ích, và áp dụng cho đối tượng không cư trú (non- resident taxpayers) có thu nhập ở nước sở tại). Chính sách thuế được đánh giá dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng phù hợp giữa tính chính xác và khả năng thực thi của tài phán ở các mức độ phát triển khác nhau, và dựa trên nền tảng nguyên tắc kinh tế vững chắc và cơ sở khái niệm hợp lý. Nói cách khác, nó được thể hiện qua Ottawa Taxation Framework conditions (khung phân tích thuế Ottawa), áp dụng được cho thương mại điện tử: (i) Nguyên tắc trung lập: Thuế cần trung lập và không kỳ thị thương mại điện tử hay thương mại truyền thống, để mục tiêu cuối cùng của hoạt động thương mại là động lực kinh tế, không phải động lực thuế, (ii) Nguyên tắc hiệu quả: Chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế và chi phí hành chính của chính phủ phải được giảm thấp nhất có thể, (iii) Nguyên tắc vững chắc và mạch lạc: Để đạt được cơ sở pháp lý vững chắc, luật thuế phải rõ ràng và đơn giản, (iv) Nguyên tắc hiệu lực và công bằng: Thuế cần phải được thu với lượng vừa đúng, ở thời gian vừa đúng, và những trường hợp như bị thu đè thuế (double taxation) hay bị thu thiếu thuế (no taxation) cần phải tránh, (v) Nguyên tắc linh hoạt: Hệ thống thuế cần phải được thiết kế để phù hợp ở cả thời điểm hiện tại và tương lai, đặc biệt bởi những thay đổi đến từ cải tiến công nghệ và thương mại. Nền kinh tế điện tử chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây, song hành với sự hình thành và phát triển như vũ bão của nền công nghiệp 4.0 và các tiến bộ công nghệ và thông tin. Nền kinh tế điện tử này dần trở thành nền kinh tế độc lập tách biệt khỏi nền kinh tế truyền thống, với phần lớn giao dịch thoát ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, không cần sự hiện diện vật lý (physical presence), và hiện phần lớn vẫn đang hưởng thụ lợi nhuận không thuế, hoàn toàn thoát khỏi khung thuế gạch vừa cũ kỹ truyền thống. Là một trong những hệ quả của nền kinh tế điện tử, kinh doanh livestream, cũng hoàn toàn thoát khỏi khuôn mẫu truyền thống. Vì vậy, hiểu biết về những nguyên lý cơ bản nhất của việc thu thuế là cần thiết để có thể linh hoạt tìm cách cư xử phù hợp với nó. 2.2. Bối cảnh thu thuế tại Việt Nam Ngành thuế Việt Nam, tính cho nền kinh tế hiện tại, chịu một số cải cách về chính sách thuế. Hai cuộc cải cách lớn đầu tiên diễn ra vào năm 1990 và 1998 nhằm giúp xây dựng hệ thống thuế phù hợp với sự phát triển của thị trường ở thời điểm bấy giờ: sự chuyển đổi dần từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa (Shukla, Phạm, Engelschalk, & Lê, 2011). Mục đích của việc xây dựng hệ 751
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thống quy định pháp luật về thuế quy chuẩn này nhằm: (i) tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho nền kinh tế và tài khóa quốc gia; (ii) giúp hệ thống thuế Việt Nam trở nên tương thích với thông lệ quốc tế, và vì vậy giúp nền kinh tế nội địa tương thích với nền kinh tế khu vực và thế giới (Đặng, 2014). Những cuộc cải cách chính sách thuế sau này giúp làm vững hơn sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới, điều chỉnh cơ cấu và quy mô thuế cho phù hợp, và tăng cường tính hiệu quả và quản lý - đặc biệt với sự áp dụng của công nghệ thông tin (Cao, 2020). Với chiến lược phát triển cho 10 năm tới, giai đoạn 2021-2030, ngành thuế có đặt ra một số mục tiêu, nhưng nhìn chung vẫn chủ yếu là hoàn thiện và phát triển từ những gì đang có, không mang tính đột phá để đảm bảo sự bao trùm lên nền kinh tế điện tử. Sắc thuế phù hợp đối với việc kinh doanh trực tuyến thông qua các nền tảng xã hội chính là thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xét về dữ liệu hiện tại với các cá nhân kinh doanh livestream là đơn lẻ, và khi xét về xu thế tương lai là xu hướng cá nhân hóa mọi thứ trong thời đại công nghệ số ở cả phương diện tiêu thụ lẫn cung cấp, việc đặt thuế kinh doanh livestream vào danh mục thuế thu nhập cá nhân sẽ hợp lý hơn. Lý do khác nữa để tập trung xem xét lại thuế thu nhập cá nhân là nếu các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh tổ chức bán hàng thông qua các phương thức thương mại điện tử, các cơ quan quản lý có thẩm quyền đã tương đối đầy đủ cơ sở để thu thuế doanh nghiệp kinh doanh. Trong khi đó, ở điều kiện thực tế, phần lớn người làm kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam vẫn chọn hình thức đóng thuế thu nhập cá nhân (theo hình thức hộ kinh doanh cá thể), thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm bớt lượng thuế phải nộp. Theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi 2012; Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP; và Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC), các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; tiền lương, tiền công; đầu tư vốn; chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; trúng thưởng; bản quyền; nhượng quyền thương mại; nhận thừa kế; và nhận quà tặng. Trong 10 khoản thu nhập chịu thuế này, nội dung liên quan nhất đến cá nhân kinh doanh livestream chính là thu nhập từ kinh doanh. Định nghĩa hiện tại của pháp luật về thu nhập kinh doanh là như sau: Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau: a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. 752
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập [ ] c) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp [ ] Dựa trên căn cứ cơ sở pháp lý này, cơ quan thuế có cơ sở để thu thuế của cá nhân kinh doanh thông qua hình thức bán hàng livestream, và cần phải thực hiện thu thuế để đảm bảo công bằng cho tất cả đối tượng có thu nhập kinh doanh. 2.3. Cơ sở đảm bảo cho loại thuế mới 2.3.1. Kinh doanh trực tuyến trong bối cảnh thương mại điện tử Để xác định có thu được thuế kinh doanh livestream hay không, ta cần phải nhận dạng và mô tả được nó một cách rõ ràng, trong bối cảnh những nhân tố thuế khác có thể chi phối trùng lặp với nó. Vì vậy phần này sẽ đi vào việc nhìn tổng quan ngành thương mại điện tử và các cấu phần của nó, để biết kinh doanh livestream thuộc nhóm nào, nằm ở đâu, và đặc tính là gì. Thương mại điện tử được OECD định nghĩa rộng rãi năm 2011 như sau: “[thương mại điện tử] là sự mua bán hàng hóa hay dịch vụ, được thực hiện trên hệ thống máy tính, bởi phương pháp được thiết kế đặc biệt cho mục đích mua nhận đơn hàng. Hàng hóa và dịch vụ được thực hiện theo phương thức [online] này, nhưng việc trả tiền và vận chuyển không nhất thiết phải thực hiện online. Một giao dịch thương mại điện tử có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chính phủ, hay các tổ chức công cộng và cá nhân khác” (OECD, 2014). Các mô hình của thương mại điện tử bao gồm mô hình kinh doanh B2B (business-to-business), B2C (business-to-consumer), và C2C (consumer-to-consumer). Theo như sự liệt kê các mô hình này, kinh doanh livestream thuộc về một nhánh mới của mô hình C2C. Trong khi việc tính thuế và thu thuế cho các mô hình B2B và B2C đã được thực hiện và triển khai, mô hình C2C vẫn còn đang rất mới mẻ, sống động, linh hoạt và khó thu thuế, ở ngay cả các nước phát triển bởi khác với các loại thị trường khác, việc kinh doanh livestream có thể thực hiện trực tuyến và từ mọi nơi trên thế giới, nhất là khi được thêm hỗ trợ nhờ vào các công cụ thanh toán nội địa và quốc tế, cùng với phát triển rất mạnh mẽ của hệ thống giao nhận hàng hóa. 753
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 1. So sánh các mô hình kinh doanh của thương mại điện tử (TMĐT) Mô hình B2B Mô hình B2C Mô hình C2C Đặc tính Ở thời điểm 2011, phần lớn Là một trong những hình Trở nên ngày càng phổ biến. hoạt động kinh doanh thức sớm nhất của TMĐT. TMĐT vẫn thuộc nhóm này. Định nghĩa Giao dịch online giữa các Giao dịch online giữa tổ Doanh nghiệp tham dự tổ chức kinh doanh. Có thể chức kinh doanh với cá trong mô hình này chỉ đóng là giao dịch với nội dung nhân không có chuyên môn vai trò trung gian tạo sân mua bán hàng sỉ truyền trong ngành. Giúp rút ngắn chơi cho các cá nhân thực thống. Cũng có thể là hàng khoảng cách từ nhà sản hiện giao dịch online. hóa dịch vụ mới của nền xuất tới người tiêu dùng Doanh nghiệp trung gian kinh tế số. bằng cách giảm vai trò của này có thể thu thuế người nhà bán sỉ, nhà phân phối, dùng hoặc không. nhà bán lẻ, và các đơn vị trung gian. Ví dụ (Mua bán hàng sỉ để phân Bao gồm (i) pureplay – nhà Bao gồm nhiều hình thức. phối lại.) Dịch vụ logistics cung cấp online không có Bán đấu giá ở portal cho như vận chuyển, kho cửa hàng hoặc sự hiện diện phép đấu giá online. Hệ xưởng, phân phối. Dịch vụ thực tế, (ii) click-and- thống peer-to-peer cho phần mềm hỗ trợ như triển mortar, tổ chức kinh doanh phép chia sẻ files giữa khai, lưu trữ, quản lý phần online cung cấp cạnh tranh người dùng. Portal của chợ mềm từ cơ sở trung tâm. bổ sung hàng hóa dịch vụ hàng hóa online cho phép Thuê ngoài các chức năng cho kinh doanh truyền tương tác tức thời và trực hỗ trợ TMĐT như quản lý thống, hoặc nhà sản xuất tiếp để giữa người mua và web, bảo mật, chăm sóc cho phép người dùng đặt bán. Và các hình thức mới khách hàng. Dịch vụ giải mua hàng trực tiếp online. nổi lên khác. pháp đấu giá cho đấu giá trực tuyến trên Internet. Dịch vụ quản lý nội dung cho websites. Dịch vụ công cụ hỗ trợ TMĐT để mua hàng trực tuyến. Nguồn: Báo cáo về những thách thức liên quan đến thuế của nền kinh tế số (OECD, 2014) 2.3.2. Một số thông lệ quốc tế Trong toàn cảnh nền kinh tế thế giới, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ nhất về hoạt động kinh doanh livestream và là ví dụ điển hình về việc cưỡng chế thực thi có hiệu quả việc thu thuế với hoạt động thương mại điện tử và kinh doanh qua mạng xã hội. Bộ Luật Thương mại điện tử Trung Quốc, cùng với những dự thảo luật gần đây đã chính thức xem việc quản lý các mạng xã hội cũng sẽ tương tự như quản lý các công ty thương mại điện tử (Xue, 2020). Qua đó, các mạng xã hội có chức năng kinh doanh sẽ phải chịu trách 754
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nhiệm quản lý chất lượng (bao gồm kiểm tra giấy phép đăng ký kinh doanh, xuất xứ và chất lượng hàng hóa, chống lừa đảo), thống kê giao dịch và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Việc này sẽ hỗ trợ giảm tải cho các cơ quan chức năng, đồng thời tối ưu việc nhận diện các đối tượng chịu thuế nhờ vào việc lồng ghép hoạt động giảm sát đăng ký kinh doanh thông qua các mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, để có thể truy thu đúng và đủ nghĩa vụ thuế. Hơn nữa, Trung Quốc cũng nghiêm cấm việc thực hiện giao dịch bằng các hệ thống ngoại lai và khuyến khích thực hiện thanh toán trực tuyến, nhờ đó có thể hạn chế các biến dạng hành vi người chịu thuế có thể thực hiện. Cuối cùng, bên cạnh các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ người kinh doanh trực tuyến thực hiện các nghĩa vụ công một cách đơn giản và hiệu quả, giới chức Trung Quốc cũng đưa ra các hình phạt rất nghiêm trọng để răn đe. Trên thực tế, các nền tảng không tuân thủ sẽ phải đối diện với mức phạt lên tới 300 ngàn đô la Mỹ đối với các yêu cầu về quản lý nhà bán hàng và mức phạt lên tới 30 triệu đô la Mỹ với các vi phạm về hàng giả (Melchers, n.d.). Việc này sẽ làm tăng chi phí không tuân thủ của các nền tảng nhằm cưỡng chế việc tuân thủ thuế cho các nền tảng và cả nhà bán hàng. Mặc dù đã có kinh nghiệm đi trước và thành công của Trung Quốc, việc áp dụng mô hình của họ vào Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn. Trong đó bao gồm có sự hợp tác chặt chẽ và đồng thuận quan điểm giữa công ty cung cấp dịch vụ và chính phủ, khi Việt Nam chưa có công ty cung cấp dịch vụ riêng và văn hóa của những công nghệ lớn đa quốc gia hiện tại khác với văn hóa Việt Nam và quan điểm chính trị của bộ máy quản lý nhà nước. 2.4. Khả năng thực thi của cơ quan thuế Luật Quản lý thuế 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2020) đã quy định cụ thể về Nội dung quản lý thuế (Điều 4) và Nguyên tắc quản lý thuế (Điều 5). Tuy nhiên, với các định nghĩa hiện tại trong việc quản lý đăng ký kinh doanh, không hề dễ dàng trong việc xác định cá nhân nào phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Nhiều biện pháp hiện tại đã được đề xuất, như Nghị định 126/2020-NĐ-CP về việc cho phép cơ quan thuế yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của các cá nhân, vì cơ quan thuế không thể nào có đủ khả năng để kiểm tra thông tin của tất cả tài khoản hàng năm, và với sự ra đời của nhiều phương tiện thanh toán quốc tế mới, nhiều cá nhân có thể không cần phải chuyển tiền về tài khoản ngân hàng ở Việt Nam. Để đánh giá tính khả thi của chính sách thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực livestream, ta cần đặt nó trong ma trận các yếu tố hành vi, tài chính, tổ chức, và cân bằng tổng quát. Ở khía cạnh hành vi kinh tế và xã hội, nếu chính sách thu thuế livestream được thực hiện, trong trường hợp tốt, đối tượng chịu thuế sẽ có hành vi xã hội tích cực về việc làm 755
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và tiết kiệm chi tiêu, bao gồm cả cân nhắc lựa chọn các hình thức bán hàng của người thực hiện kinh doanh để có thể tiết kiệm tiền nộp thuế một cách tối ưu. Trong trường hợp xấu, và thường sẽ có xu hướng xảy ra dựa trên hành vi và thói quen của đại đa số người dân Việt Nam ở thời điểm hiện tại và quá khứ, chính sách thu thuế sẽ dẫn đến biến dạng hành vi của đối tượng chịu thuế, bao gồm né tránh việc đăng ký doanh nghiệp hoặc điều chỉnh doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế khoán. Ở khía cạnh tài chính, nếu chính sách thu thuế livestream được thực hiện, nhà nước sẽ tạo thêm được nguồn thu mới cho ngân sách và tạo điều kiện thuận lợi để các nguồn lực trong xã hội được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên với hình thức đa dạng, số lượng đông đảo, cách thức hoạt động khó kiểm soát, nguồn thu phân tán dải rộng của các đối tượng kinh doanh livestream, chi phí chi ra để thu thuế sẽ lớn mà kết quả sẽ không như mong đợi. Ở khía cạnh tổ chức, để đảm bảo việc thu thuế thu nhập cá nhân có hiệu quả, chính phủ có thể dựa vào nguồn lực quan hệ xã hội và tổ chức. Ở thời điểm hiện tại, các mặt trận tổ quốc, liên hiệp hội phụ nữ, hội người cao tuổi, tổ dân phố đang hoạt động rất mạnh mẽ và hiệu quả để tương tác, giám sát, hỗ trợ người dân. Nếu chính phủ có cơ chế để các tổ chức này hoạt động minh bạch không tham nhũng, số thuế thu về sẽ đầy đủ và ít thất thoát. Ở khía cạnh cân bằng tổng quát, thị trường thương mại điện tử, đặc biệt là mô hình C2C, luôn có sự chuyển động và tiến hóa với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự giao thoa giữa các nền văn hóa và hành vi trên khắp thế giới, vì vậy mô hình kinh doanh livestream có thể cũng sẽ chịu biến đổi, tiến hóa, và thậm chí tiêu vong hoặc chuyển sang một hình thức khác. Tất cả điều này đòi hỏi hành lang pháp lý phải mạnh mẽ bao quát nhưng vô cùng linh hoạt. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống và thực thi pháp luật của Việt Nam chưa cho phép điều này. 3. Kết luận và khuyến nghị Trước những biến chuyển như hệ quả tất yếu của việc định vị lại hệ thống tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam còn chịu những tác động mang tính ngẫu nhiên của đại dịch Covid-19 cộng hưởng với tiến trình chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự xuất hiện của hình thức kinh doanh trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội là hình thái mới xuất hiện trong chuỗi sự kiện có khả năng cao sẽ xảy ra trong kỷ nguyên mới, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Một chính sách thuế phù hợp sẽ giúp điều tiết thị trường một cách phù hợp và hướng đến mục tiêu tối ưu hóa tổng lợi ích ròng của toàn xã hội. Chính sách này sẽ được kiểm chứng thông qua 3 đặc tính cố hữu là hiệu quả, công bằng và khả thi. 756
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Thứ nhất, chính sách thuế đối với kinh doanh trực tuyến giúp điều tiết thị trường theo hướng tích cực hơn, thông qua việc giảm tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các bên mua bán và giảm thiểu tác động ngoại vi tiêu cực đối với thị trường thương mại điện tử. Thứ hai, chính sách mới sẽ đảm bảo công bằng với tất cả bên tham gia thị trường và nhất quán với hệ thống thuế hiện tại của Việt Nam. Thứ ba, chính sách mới sẽ khuyến khích việc tuân thủ hơn là vi phạm dựa vào các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp, qua đó phát huy tính hiệu quả trong thực thi. Tài liệu tham khảo Cao, A. T. (2020, 01 07). Năm 2019 - Năm cải cách toàn diện của ngành Thuế. (H. Online, Người phỏng vấn) Đặng, T.-V. Đ. (2014). Chính sách và thực trạng thu thuế tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 6. Melchers. (không ngày tháng). China’s new e-commerce law improves online market regulation. Được truy lục từ Melchers: improves-online-market-regulation/ Nguyen, T. H. (2021). Developing Vietnam electronic commerce in the period 2020-2025. Journal of Contemporary Issues in Business and Government, 27(2), 953-966. OECD. (2014). Addressing the tax challenges of the digital economy. OECD/G20 base erosion and profit shifting project. Ozcan, R. (2020, 10 13). Taxing the digital economy: A closer look at OECD’s Pillar One: “Unified Approach.”. Master Thesis at Tilburg University. Tilburg, North Brabant, The Netherlands. Shukla, G. P., Phạm, M. Đ., Engelschalk, M., & Lê, M. T. (2011). Cải cách thuế ở Việt Nam: hướng tới một hệ thống công bằng và hiệu quả hơn. Ban Quản lý Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo Khu vực Châu Á và Thái Binh Dương trực thuộc Ngân hàng Thế giới. Xue, Y. (2020, 10 20). Chinese social media apps held to same standards as e-commerce platforms under new draft regulation. Được truy lục từ South China Morning Post: standards-e-commerce-platforms 757