Chuyển đổi số – thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 23/05/2022 970
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển đổi số – thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_so_thach_thuc_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_n.pdf

Nội dung text: Chuyển đổi số – thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ – THÁCH THỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS Nguyễn Thị Hồng Ánh* ThS Võ Thị Thu Hằng* ThS Nguyễn Thị Bích Thuỷ* Phan Phạm Bảo Hân* TÓM TẮT Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, Fintech không chỉ tác động đến hoạt động của các ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân trong cuộc sống hiện đại. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số khiến các Ngân hàng thương mại có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình ngân hàng số. Bài viết đã phân tích hệ thống thanh toán điện tử mà các NHTM đã đang và triển khai thực hiện, đồng thời chỉ ra một số khó khăn trong việc chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh các ngân hàng toàn cầu đã bước vào giai đoạn thứ 3 của Fintech. Từ khóa: Công nghệ, ngân hàng số, Fintech. 1. GIỚI THIỆU Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế thế giới bắt đầu khôi phục cùng với sự nổi lên của làn sóng các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính. Đánh dấu sự một giai đoạn cạnh tranh mới cho các tổ chức tài chính. Fintech là viết tắt của từ “Financial Technology” đã ứng dụng các sáng tạo công nghệ cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng với tiện ích tốt cho người tiêu dùng với chi phí thấp. Sự hợp tác của công ty công nghệ truyền thông xã hội Facebook đã kết hợp với Western Union để thực hiện chuyển tiền quốc tế với các mức chào tỷ giá và hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực trên ứng dụng facebook; Trang thương mại điện tử Amazon đã kết hợp với JPMorgan Chase để cung cấp các tài khoản qua ngân hàng; Sự hợp tác của Grap và Moca (dịch vụ thanh toán kĩ thuật số hàng đầu tại Việt Nam) nhằm cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng; Shopee – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan hợp tác với Visa – công ty công nghệ thanh toán toàn cầu với mục tiêu mang lại * Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. 40 -
  2. cuộc sống tốt hơn cho các cá nhân và doanh nghiệp thông qua công nghệ bao gồm phương thức thanh toán điện tử. Từ đó, Fintech đã dần thay thế mô hình kết nối truyền thống khách hàng và ngân hàng, trước sự ảnh hưởng lớn của công nghệ số đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các ngân hàng truyền thống ở Việt Nam đang đẩy mạnh thay đổi mô hình kinh doanh theo hình thức ngân hàng số giúp nâng cao chất lượng dịch vụ đến khách hàng và đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện tại của nền kinh tế dưới sự tác động của đại dịch Covid-19, vai trò của công nghệ số trong việc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đáp ứng các nhu cầu về dich vụ của khách hàng. “Fintech” là chủ đề được chú ý những năm gần đây, mặc dù sự tác động qua lại giữa công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính không phải là một chủ đề mới, và đã đã được thảo luận khá nhiều trong vài thập kỷ qua. Berger (2003) đã thảo luận về năng suất và ý nghĩa phúc lợi của khách hàng nhận được khi ngân hàng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Frame, Wall và White (2019) đã chỉ ra những đổi mới trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đối với sự phát triển của fintech. Fintech không chỉ giúp cải thiện và tự động hóa việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ tài chính mà về cốt lõi, fintech được sử dụng để giúp các công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp và người tiêu dùng quản lý tốt hơn các hoạt động tài chính, quy trình và cuộc sống của họ bằng cách sử dụng phần mềm và thuật toán chuyên biệt được sử dụng trên máy tính và ngày càng phổ biến trên điện thoại thông minh. 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SỐ Fintech là việc sử dụng công nghệ để cung cấp tài chính mới và cải tiến các dịch vụ. Hơn một thế kỷ quatrong khi công nghệ thông tin đã làm cho mọi thứ – từ máy tính đến ô tô rẻ hơn và có nhiều chức năng hơn nhưng đơn giá của các sản phẩm trung gian tài chính dường như không thay đổi nhiều. Đây chính là một phần động lực cho sự xuất hiện của fintech. Philippon và Thomass (2014) ước tính rằng chi phí đơn vị của trung gian tài chính ở Mỹ vẫn ở mức khoảng 2% trong 130 năm qua . Vì vậy, có một “hứa hẹn” của fintech đó là làm cho giá thành dịch vụ tài chính sẽ giảm đi nhằm cải thiện lợi ích cho khách hàng. Hội đồng Bình ổn Tài chính (FSB) định nghĩa fintech là sự hỗ trợ công nghệ đến hệ thống tài chính nhằm tạo ra sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới với tác động vật chất liên quan đến thị trường và tổ chức tài chính, và việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính – ngân hàng. Sự xâm nhập của các gã khổng lồ về công nghệ thông tin (IT) và bưu chính viễn thông vào cung ứng dịch vụ tài chính làm thay đổi căn bản bộ mặt ngành dịch cụ tài chính, phá đi tính độc tôn của ngân hàng trong lĩnh vực này. Một nhân tố nữa góp phần tạo nên - 41
  3. cách mạng trong ngành tài chính số, đó chính là sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech). Với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Fintech vừa mang lại các mặt tích cực và tiêu cực cho các ngân hàng. Công nghệ số và Fintech sẽ ngày càng phát triển và tạo sức ép đến các ngân hàng nhưng đồng thời, tạo ra làn sóng đổi mới trong mô hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng nếu họ nhanh chóng chuyển đổi số nâng cao vị thế cạnh tranh của mình (Vovchenko và cộng sự, 2017; Suryanto, 2016). Ngày nay điện thoại thông minh là công cụ thiết yếu của mỗi cá nhân (Barnes, 2015), các ngân hàng mới đang vận hành các mô hình kĩ thuật số và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ của ngân hàng trên điện thoại thông minh của họ. Khách hàng thích truy cập vào ngân hàng bằng các kênh di động và trực tuyến cũng như thanh toán các giao dịch bằng thẻ hơn là sử dụng tiền mặt. Theo thống kê Internet Việt Nam 2020, số lượng người truy cập và sử dụng Internet là khoảng 68,17 triệu người, chiếm khoảng 70,35% tổng dân số Việt Nam. Với số lượng lớn người sử dụng Internet cho thấy sự nhanh chóng, tiện lợi khi truy cập vào Internet nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, do đó, nhu cầu của khách hàng muốn thực hiện các hoạt động như chuyển tiền, thanh toán hay theo dõi số dư tài khoản, chỉ cần thông qua điện thoại. Trước sự phát triện mãnh mẽ của công nghệ 4.0 và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngân hàng với mô hình chuyển đổi số hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn. Các lĩnh vực fintech làm thay đổi như: (i) tín dụng, tiền gửi và huy động vốn các dịch vụ; (ii) các dịch vụ thanh toán, bù trừ và quyết toán, bao gồm cả tiền tệ kỹ thuật số; (iii) đầu tư dịch vụ quản lý (bao gồm cả giao dịch); và (iv) bảo hiểm và cuối cùng là Blockchain. Việc áp dụng công nghệ số nhằm mục đích: – Giảm chi phí tìm kiếm của các bên giao dịch; – Đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu lớn; – Đạt được truyền thông tin rẻ hơn và an toàn hơn; – Giảm chi phí xác minh. 42 -
  4. Fintech Fintech Fintech 1866 đến 1967 1967 đến 2008 2008 đến nay • Đặt cáp xuyên Đại • Thanh toán điện tử • Sử dụng công nghệ Tây Dương đầu tiên và hệ thống thanh mới để cung cấp • Điện báo toán bù trừ các dịch vụ tài • ATM và ngân hàng chính trực tiếp cho trực tuyến khách hàng. Giai đoạn này, Giai đoạn này việc sử nâng cao sản phẩm và Fintech chỉ dừng lại ở dụng công nghệ thông dịch vụ. việc giúp truyền tin tin ở các tổ chức tài Là giai đoạn cạnh nhanh chóng các giao chính truyền thống nhằm tranh mới cho các tổ dịch tài chính. chức tài chính. Hình 2.1. Ba giai đoạn phát triển của Fintech Nguồn: Thakor (2019) 3. KHUYNH HƯỚNG VÀ TƯƠNG LAI CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Vào năm 2007, các phần mềm đọc e-book phổ biến rộng khắp các cửa hàng điện tử trên thế giới nhưng chưa ai nhận thấy sẽ có một cuộc cách mạng đang đến gần . Theo số liệu thống kê từ được công bố bởi Statista, thị trường sách kỷ thuật số ở Mỹ chỉ có giá 0,27 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2008 nhưng đến năm 2015 tăng đến 5,69 tỷ Đô la Mỹ. Điều này cho thấy, mọi người luôn sẵn lòng chi trả cho các dịch vụ công nghệ mới. Và nhu cầu được trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ ở các lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng bắt đầu từ đây. Nếu trước đây, các ngân hàng bán lẻ “độc quyền” kiểm soát lĩnh vực tài chính ngân hàng thì giờ đây không còn là nhà cung cấp duy nhất nữa. Ngày nay, người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến và chọn Paypal để thanh toán thay thế cho việc dùng thẻ thẻ ghi nợ. Còn các doanh nghiệp từng phụ thuộc vào nguồn tín dụng ngân hàng thì nay có thể đi vay từ các nền tảng cho vay ngang hàng P2P. Trong khi đó, ở lĩnh vực giao dịch ngoại hối, những dịch vụ như WeSwap là những người tham gia mới vào thị trường giao dịch tiền tệ, WeSwap cho phép người dùng từ nhiều quốc gia khác nhau tương tác và giao dịch đồng tiền nội tệ ở một tỷ giá nội tệ định trước, rẻ hơn nhiều so với phí hoa hồng mà các công ty giao dịch tiền tệ - 43
  5. truyền thống đang thu. Đây là điều khá khác biệt so với sàn giao dịch truyền thống. Ngoài ra, thiết bị đeo tay thông minh sẽ dự báo tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng khi các thiết bị này cho phép người dùng kiểm tra tài khoản ngân hàng, theo dõi lịch sử giao dịch và tìm kiếm chi nhánh ngân hàng gần nhất. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn đến tiền bạc của bản thân một cách cẩn thận. Trước nhu cầu đó, một loạt các ứng dụng đã được tạo ra giúp người tiêu dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và nhanh chóng, các ứng dụng này cho phép kết nối với tài khoản ngân hàng của người dùng và sau khi tính toán toàn bộ các khoản chi tiêu của họ, ứng dụng sẽ báo cáo số tiền còn lại để tiết kiệm dài hạn. Một khi các kênh và công cụ thay thế tài chính trở nên phổ biến và được chấp nhận bởi khách hàng, Fintech sẽ lập lại lịch sử từng xảy ra với E-book đó là, một lượng đại đa số người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp nhận thấy các giải pháp công nghệ được cung cấp bởi những nhà cung cấp mới là một sự thay thế khả thi, tiện lợi và phù hợp hơn so với các dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng truyền thống hiện có. Do vậy, các công ty Fintech và các ngân hàng có thể cùng nhau hợp tác để tạo ra một hệ sinh thái nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng và nhu cầu thực tế của khách hàng trong tương lai. 4. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM Thị phần của các NHTM có xu hướng giảm do sự chia sẻ thị phần với các công ty Fintech. Theo Thống kê của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) cho thấy rằng tính đến năm 2020, có 4,2 triệu người dùng ví điện tử trên tổng số 100 triệu dân. Theo một báo cáo được thực hiện bởi Fintech News Sigapore, số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam năm 2017 là 44 công ty thì đến năm 2020 tăng lên với số lượng là 118 công ty, tương ứng tăng gấp ba lần so với năm 2017. Trong đó, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất là 31% trong tất cả các dịch vụ của các công ty khởi nghiệp Fintech. Trước sự phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ của Fintech đến ngành Tài chính – ngân hàng, các NHTM đã từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng công nghệ số. Các NHTM Việt Nam đã và đang ứng dụng, triển khai những công nghệ mới nhất trong hoạt động kinh doanh nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng, đặc biệt về dịch vụ Internet, dịch vụ qua thiết bị di động, dịch vụ thẻ. Các NHTM từng bước thay đổi và nâng cao hệ thống dịch vụ thanh toán, tất cả các hệ thống và công cụ thanh toán được làm 2 phần: hệ thống thanh toán truyền thống và hệ thống thanh toán điện tử. 44 -
  6. Bảng 4.1. Hệ thống thanh toán truyền thống và điện tử Hệ thống thanh toán truyền thống Hệ thống thanh toán điện tử Trung tâm dịch vụ khách hàng Internet banking Trung tâm cuộc gọi Mobile banking ATM POS QR Code Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Theo đề suất của NHNN Việt Nam, ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt. Mục tiêu cụ thể được đề án đưa ra đó là đến cuối năm 2020, tỉ trọng Tiền mặt trên Tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Theo đó, các NHTM đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán hàng và cung ứng dịch vụ. 120,000,000 100,000,000 80,000,000 60,000,000 40,000,000 20,000,000 - 2017 2018 2019 2020 Hình 3.1. Số lượng giao dịch qua máy POS trong giai đoạn 2017 – 2020 Nguồn: Vụ thanh toán của NHNN Theo hình 3.1, ta thấy số lượng giao dịch thanh toán thẻ thông qua POS tăng qua hàng năm. Đến năm 2020, số lượng giao dịch đặt 111 triệu giao dịch và toàn thị trường có khoảng 280 nghìn thiết bị được chấp nhận thẻ POS được lắp đặt. Với số lượng giao dịch và số lượng thiết bị tăng theo hàng năm, cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Theo báo cáo của NHNN, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 11,33% năm 2019 xuống còn khoảng 11,05% hiện nay. Tỉ lệ người dân có tài khoản tại NHTM ở mức khá cao. Tính đến cuối năm 2020, số lượng thẻ do các NHTM phát hành cũng tăng lên nhanh, đến nay đạt khoảng 94 triệu thẻ nội địa và khoảng 17 triệu thẻ quốc tế. Đối với hệ thống thanh toán điện tử qua Internet Baking, Mobile Banking được sử dụng một cách phổ biến với số lượng khách hàng giao dịch qua tin nhắn hay app của các - 45
  7. ngân hàng tăng qua hàng năm. Theo số liệu từ NHNN, tính đến tháng 8/2020 số lượng thanh toán qua kênh internet đạt 282,4 triệu món. Thông qua kênh điện thoại di động, số lượng giao dịch đạt 682,3 triệu món. Tính trong tổng 5 năm qua, số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5% và thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng. Sự tăng lên về số lượng giao dịch qua Internet Baking, Mobile Banking dẫn đến giá trị giao dịch cũng tăng đáng kể qua các năm. GIÁ TRỊ GIAO DỊCH Internet Banking Mobile Banking 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 - 2017 2018 2019 2020 Hình 3.2. Giá trị giao dịch qua Internet Baking, Mobile Banking Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Hình 3.2 phản ảnh giá trị giao dịch qua Internet Baking, Mobile Banking tăng rõ rệt qua các năm, cụ thể giá trị giao dịch qua Internet Baking năm 2018 là 11,21 triệu tỷ đồng tăng 19,5% so với năm 2017, năm 2019 đạt 17,69 triệu tỷ đồng tương ứng tăng 57,8% so với năm 2018, năm 2020 giá trị giao dịch đạt 22,2 triệu tỷ đồng tương ứng tăng 25,5% so với năm 2019. Đối với giá trị giao dịch qua Mobile Banking năm 2018 là 1,03 triệu tỷ đồng tương ứng tăng 149,6% so với năm 2017, năm 2019 đạt 4,26 triệu tỷ đồng giá trị giao dịch tăng 312,7% so với năm 2017, năm 2020 giá trị giao dịch đạt 9,6 triệu tỷ đồng tăng tương ứng 125,4% so với năm 2019. Sự tăng nhanh về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua Mobile Baking một phần thông qua tính năng thanh toán bằng mã phản hồi nhanh (QR code). Theo báo cáo của NHNN, tính đến năm 2020 có khoảng 30 ngân hàng sử dụng QR code, toàn thị trường có hơn 90.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng QR code với số lượng giao dịch và giá trị giao dịch đến quý 3/2020 lần lượt là 2,89 triệu món, 1.820 tỷ đồng. QR code được cung cấp qua phần mềm của ngân hàng trên điện thoại giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh chóng đồng thời tính bảo mật cho người dùng tốt hơn. 46 -
  8. Các NHTM đã cung ứng các chương trình số hóa cụ thể như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ứng dụng dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát động chiến dịch chuyển đổi số trên nền khách hàng “BIDV Digi Up”, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với kế hoạch xây dựng ứng dụng “chatbot” (robot tự động nói chuyện, tương tác với khách hàng) “đa nhiệm” hơn, Ngân hàng Quân đội (MBBank) tiếp tục được đẩy mạnh với các ứng dụng ngân hàng số App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và Biz MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp), TPBank triển khai LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân tay và nhận diện khuôn mặt trong vòng 1 phút và công nghệ định danh điện tử (eKYC) giúp khách hàng đăng ký, đăng nhập tài khoản trong vòng 5 giây, VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thanh toán điện tử, số lượng giao dịch qua POS, Internet Banking, Mobile Banking tăng nhanh, dẫn đến giảm thiểu được số lượng khách hàng giao dịch tại quầy. Đặc biệt, theo báo cáo NHNN, số lượng và giá trị thanh toán qua ATM gần như không tăng trong khi các kênh thanh toán không dùng tiền mặt khác tăng mạnh. Trước kia, Napas xử lý 90% giao dịch là qua ATM nhưng hiện nay, số lượng giao dịch qua ATM chỉ còn chiếm 6% tổng số giao dịch. SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH 300,000,000 250,000,000 200,000,000 150,000,000 100,000,000 50,000,000 - 2017 2018 2019 2020 Hình 3.3. Số lượng giao dịch qua ATM của các NHTM giai đoạn 2017-2020 Nguồn: Vụ thanh toán của NHNN Ta thấy trên hình 3.3, số lượng giao dịch qua ATM năm 2018 tăng 14,41% so với năm 2017, năm 2019 tăng 15,47% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 2,38% so với năm 2019. Ta thấy, số lượng giao dịch qua ATM tăng không đáng kể qua các năm. Đồng thời, theo Báo cáo của NHNN số lượng thiết bị của ATM tăng nhẹ qua các năm, năm 2018 tăng 5,86% so với năm 2017, năm 2019 tăng 3,23% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 2,34% so với năm 2019. Trước sự biến động nhẹ của kênh giao dịch qua ATM, thói quen của khách hàng dần - 47
  9. thay đổi trong việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và nhu cầu thanh toán qua các kênh điện tử tăng lên. 5. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ Xu thế phát triển ngân hàng số là một hướng đi tất yếu của các ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại. Có thể phân loại ngân hàng số thành 4 cấp độ như sau: giai đoạn 1.0 là giai đoạn ngân hàng đa kênh cung cấp nhiều dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking; giai đoạn 2.0 là giai đoạn tích hợp, chuyển mọi dịch vụ lên một ứng dụng, thuận tiện cho người dùng sử dụng; giai đoạn 3.0 là người dùng có thể thực hiện tất cả dịch vụ tài chính từ xa mà không cần đến ngân hàng; còn giai đoạn 4.0 là tập trung vào trải nghiệm, cá nhân hóa người dùng. Như vậy, các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng ở giai đoạn 2.0 và một số ít sản phẩm dịch vụ ở giai đoạn 3.0. Theo số liệu thống kê của NHNN, có đến 95% ngân hàng đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% ngân hàng lên kế hoạch chuyển đổi số riêng và tích hợp trong chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, 42% ngân hàng đang hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số. Đặc biệt, một số dịch vụ ngân hàng liên quan đến thanh toán gần như đã được số hóa 100%, cho phép khách hàng thực hiện tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ thanh toán mà không cần phải đến ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã ứng dụng các công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân, khi thẩm định cho vay. Ngoài ra, một số công nghệ mới như định danh điện tử (eKYC), quét mã QR để rút tiền, máy gửi rút tiền tự động (Autobank) đã được các ngân hàng ứng dụng ngày càng rộng rãi như Agribank, BIDV, Vietinbank, BIDV, MBBank, TPBank Gần đây, ngân hàng này cũng tiên phong ra mắt hình thức thanh toán mới bằng mã VietQR trên App MBBank rút ngắn thời gian, đơn giản và thuận tiện trong thao tác thanh toán. 6. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NHTM – Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn cao: Sau 5 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Chính phủ và NHNN đã có những nổ lực cải cách thể chế nhằm chuyển đổi số. Qua các năm, nhu cầu sử dụng và thanh toán bằng tiền mặt của khách hàng đã giảm xuống, xu hướng thanh toán qua hệ thống thanh toán điển tử của các NHTM tăng lên. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt trong người dân còn quá lớn, hiện nay mới có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 70% số người chưa có tài khoản tập trung ở các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa. 48 -
  10. – Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số khiến hành lang pháp lý chưa theo kịp: Mặc dù thời gian vừa qua pháp lý trong lĩnh vực thanh toán điện tử đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa hoàn chỉnh và chưa được đánh giá đầy đủ và đồng bộ. Các chính sách Nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt chưa đầy đủ, chưa Luật hóa các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. – Tính bảo mật thông tin của khách hàng: Trong thời đại công nghệ số, số lượng và giá trị giao dịch qua ngân hàng số của khách hàng ngày càng tăng. Trước sự phổ biến và phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử là cơ hội cho các kẻ lừa đảo tấn công an ninh mạng nhằm đánh cắp thông tin khách hàng, đồng thời lỗ hỏng từ phương thức SMS OPT không ít khách hàng đã bị mất tiền trong tài khoản hay sử dụng sim rác giả mạo nhân viên ngân hàng, báo lỗi và yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu. Theo Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), số lượng tội phạm mạng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, tài chính, ngân hàng tiếp tục gia tăng và ngày càng tinh vi. – Ngoài những bất cập trên thì cơ hội phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử được mở rộng: Nền kinh tế trong nước đang trong bối cảnh phải vừa phòng chống đại dịch Covid -19 vừa phát triển kinh tế, sự tác động của đại dịch đã làm hạn chế hoạt động huy động vốn và cho vay của các NHTM. Song, trước những khó khăn trong bối cảnh hiện tại vai trò của công nghệ số càng được nâng cao, các NHTM có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số. 7. MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM – Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho ứng dụng Fintech vào hoạt động ngân hàng, đặc biệt tập trung vào một số lĩnh vực, công nghệ mới như công nghệ blockchain, mã định danh – Các ngân hàng thương mại nên đưa ra các giải pháp B2B mang tính chiến lược để giúp ngân hàng duy trì vài trò chủ đạo của mình trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Đồng thời cần cụ thể hoá các giải pháp tài chính để giúp ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn, an toàn hơn ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này. – Đối với các giải pháp B2C, các ngân hàng cần đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ hiện đại đến khách hàng như cho vay ngang hàng P2P, thiết bị đeo tay thông minh, thanh toán giao dịch ngoại hối như WeSwap - 49
  11. 8. KẾT LUẬN Sau khi hệ thống NHTM triển khai chuyển đổi số, số lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh qua hàng năm, cho thấy được sự thuận tiện và hiện đại của ngân hàng số mang lại cho khách hàng. Tuy nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân còn cao nhưng thanh toán điện tử đang phát triển và phổ biến trong tương lai sẽ thay thế thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Ngoài ra, ngân hàng có truyền thống lâu đời với nguồn vốn dồi dào và nguồn khách hàng đa dạng, tiềm năng có thể cạnh tranh với các công ty Fintech. Tuy nhiên, sự hợp tác của các NHTM và công ty Fintech là tất yếu (Trương Quang Thông và cộng sự, 2018) để phục vụ tốt cho khách hàng và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng bắt buộc các ngân hàng phải luôn thay đổi, phát triển dịch vụ, cập nhật xu hướng, đưa ra những sự lựa chọn đúng với ý thích của khách hàng. Bài viết cũng xem xét đến sự tương tác giữa fintech và ngân hàng không chỉ dừng lại ở mức các dịch vụ internetbanking hay mobile banking như hiện nay các NHTM Việt Nam mà còn phát triển đến các sản phẩm cho vay, tiền điện tử và hợp đồng thông minh. Khi đó, cần thiết phải có các công cụ thị trường tiền tệ mới đối với chính sách tiền tệ (Carlson và Wheelock, 2018) và các quy định pháp luật cho sự phát triển ngân hàng số. Bởi vì, khi tiền tệ kỹ thuật số cuối cùng sẽ thay thế tiền mặt thì các ngân hàng sẽ sử dụng các loại tiền tệ đó như một phần của hệ thống thanh toán dưới hình thức nào? hay hợp đồng thông minh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tài chính? Rất có thể các hợp đồng thông minh về cơ bản thay đổi hợp đồng tài chính. Khi đó, các hợp đồng tài chính cụ thể sẽ có hình dạng như thế nào trong tương lai và giao dịch chứng khoán, ngân hàng, công ty bảo hiểm và các trung gian tài chính khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? TÀI LIỆU THAM KHẢO Berger (2003). The Economic Effects of Technological Progress: Evidence from the Banking Industry. Journal of Money, Credit and Banking, 35(2), 141-176 Frame, Scott. W., Larry Wall, & Lawrence White (2019). Technological Change and Financial Innovation in Banking: Some Implications for Fintech. Oxford Handbook of Banking (eds: Berger, Mullineaux and Wilson), 3rd edition. Oxford University Press. Philippon and Thomas (2014). Has the Finance Industry Become Less Efficient? On the Theory and Measurement of Financial Intermediation. American Economic Review, 105(4), 1408-1438. Vovchenko, G.N, Tishchenko, N.E., Epofanova, V.T., & Gontmacher, B.M. (2017). Electronic Currency: The Potential Risks to National Security and Methods to Minimize Them. European Research Studies Journal, 20(1), Special Issue “Sussia and EU: Development and Horizons”, 36-48 Suryanto, T. (2016). Dividend policy, information technology, accouting reporting to investor reaction and fraud prevention. International Journal odd Economic Perspective, 10(1), 138-250. Trương Quang Thông và cộng sự (2018). Fintech và ngân hàng – Đối tác hay đối thủ. Kỷ yếu hội thảo khoa học “tương lai của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới”. 50 -