Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Xu hướng tất yếu hiện nay

pdf 11 trang Gia Huy 23/05/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Xu hướng tất yếu hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_so_trong_linh_vuc_ngan_hang_ban_le_tai_viet_nam_x.pdf

Nội dung text: Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Xu hướng tất yếu hiện nay

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM: XU HƯỚNG TẤT YẾU HIỆN NAY ThS Nguyễn Mậu Bá Đăng* TÓM TẮT Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có thị trường ngân hàng bán lẻ năng động và hấp dẫn trong khu vực châu Á và trên thế giới. Việc mở cửa thị trường theo các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương dẫn theo làn sóng các nhà bán lẻ lớn trên thế giới gia nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra rộng khắp toàn cầu đã và đang tạo ra những cơ hội, thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh đó, cụm từ “chuyển đổi số” được nhắc đến nhiều hơn như một xu hướng tất yếu để thành công với nhiều doanh nghiệp. Theo xu hướng đó, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã và đang xem việc phát triển mô hình ngân hàng số là một mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình. Trên cơ sở tham khảo và tổng hợp nhiều tài liệu liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, bài viết này sẽ trình bày ba nội dung chủ yếu: Khái quát về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số; Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt nam; những cơ hội, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số tại các ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Chuyển đổi số, ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, fintech. 1. NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Các dịch vụ ngân hàng trên thế giới đã thực sự bùng nổ trong hơn một thập kỷ qua và làm thay đổi cách tiếp cận về các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới đã phát triển hoạt động hướng theo đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đây là một xu thế tất yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” xuất phát bởi từ gốc tiếng Anh “Retail banking” được đưa vào sử dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, khái niệm này không hàm ý về một lĩnh vực hoạt động mới của ngân hàng mà là những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng bán lẻ, theo khái niệm của WTO: “Ngân * Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 76 -
  2. hàng bán lẻ là nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như: Gửi tiền tiết kiệm và kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm”. Còn theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT: “dịch vụ ngân hàng bán lẻ là việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin”. Theo Federic S.Mishkin (2001), dịch vụ ngân hàng bán lẻ có thể hiểu một cách đầy đủ như sau: “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng được cung ứng đến từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin điện tử viễn thông”. Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu thị trường ngân hàng bán lẻ là thị trường mà các ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân. Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng bán lẻ là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống này, trong những năm gần đây, cùng sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ điện tử toàn cầu, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đầu tư khá mạnh cho cơ sở hạ tầng để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin, từ các ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong trong lĩnh này như ngân hàng hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), đến các ngân hàng mới nổi lên ở mảng dich vụ ngân hàng điện tử (internet banking) như ngân hàng Tiên Phong (TP Bank), ngân hàng Quân đội (MB), Công ty kiểm toán toàn cầu PwC ghi nhận Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018 với tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tăng từ 37% lên 61%. Theo Ngân hàng Nhà nước, tới cuối năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua di động tăng tới hơn 1.111,2% và 4.049,1% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Đến hết quý 1/2021, số lượng giao dịch và giá trị thanh toán nội địa qua Internet và Mobile Banking theo bảng 1 đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020. - 77
  3. Bảng 1. Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile Banking quý 1/2021 Quý 1/2021 Quý 2/2020 Quý 1/2020 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Chỉ tiêu giao dịch giao dịch giao dịch giao dịch giao dịch giao dịch (Món) (Tỷ đồng) (Món) (Tỷ đồng) (Món) (Tỷ đồng) Internet 156.217.294 8.117.173,49 533.334 54.345 94.833 55.533 Mobile 395.052.964 4.630.883,8 34.234 643.534 56.233 543.454 Banking Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN Để đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp, các ngân hàng đã tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, tích hợp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đối với dịch vụ thẻ (mobile banking, internet banking, SMS banking, ). Cùng với đó, các sản phẩm tài chính liên kết (dịch vụ ngân hàng kết hợp với bảo hiểm, chứng khoán, vàng) được triển khai ngày càng nhiều. Một ví dụ của loại sản phẩm này là mô hình “bancassurance” (bán dịch vụ bảo hiểm thông qua ngân hàng). Nói như vậy để thấy, ngân hàng bán lẻ đang có đủ tiền đề để bùng nổ và sự cạnh tranh khốc liệt trong mảng dịch vụ này là điều không thể tránh khỏi. Hình 1. Bốn cuộc CMCN trong lịch sử Nguồn: Deloite (2014) Trong bối cảnh chuyển đổi số của các mạng công nghệ 4.0, các phương thức phát triển ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn chuyển đổi số số điển hình tại Việt Nam hiện nay: – Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính: Hỗ trợ giao dịch với khách hàng: trợ lý ảo tiếp xúc với khách hàng, nhận diện sinh trắc học, tổng đài viên AI; Hỗ trợ quản trị, vận hàng: tự động hóa đối chiếu sổ sách, báo cáo phân tích tổng hợp, hỗ trợ kĩ thuật, cảnh báo rủi ro. – Kết hợp với Bigtech/ Fintech cung ứng dịch vụ ngân hàng: chuyển đổi ngân hàng truyền thống sang sản phẩm số hóa, phát triển sản phẩm số hóa để đáp ứng yêu cầu khách hàng, hỗ trợ thương mại điện tử. 78 -
  4. – Chuyển đổi ngân hàng lõi (Corebanking) và Cloud để hỗ trợ giao dịch với khách hàng: đơn giản hóa giao diện, nhập liệu và khai thác thông tin và hỗ trợ quản trị, vận hành: giảm thời gian thao tác và công đoạn trung gian – Ứng dụng công nghệ số hóa tài sản (digital assets) và Blockchain trong nhiều quá trình xử lý thanh toán (chuyển tiền quốc tế, kinh doanh phái sinh, chia cổ tức, xử lý nợ, ) nhờ tự động hóa, loại bỏ trung gian. Ngân hàng điện tử là một phần trong Ngân hàng số, tập trung vào các kênh phân phối điện tử như Internet Banking, Mobile Banking. Ngân hàng số đề cập đến tất cả các kênh phân phối kể cả kênh quầy, ngân hàng số cho phép chuyển tiếp thông tin và dịch vụ giữa các kênh một cách thông suốt để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng trên các kênh là như nhau với mục tiêu tạo sự kết nối với khách hàng theo nhu cầu giao dịch đa kênh của khách hàng. 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẤT YẾU TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến nhiều trong cuộc cách mạng 4.0, tuy nhiên đến nay lại chưa có một định nghĩa chung nào cả. Theo trang Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho các chuyên gia CNTT, khái niệm chuyển đổi số là “cách sử dụng công nghệ để thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn”. Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”. Đối với FSI – doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty ”. Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong ngân hàng được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhắc đến là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng. Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới: Hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chinh và ngân hàng trên thế giới đã và đang tận dụng tiến bộ công nghệ số để bắt đầu chuyển đổi trong các lĩnh vực. Ngành ngân hàng cũng chuyển đổi dịch vụ tài chính từ hoạt động ngân hàng truyền thống theo hướng phân cấp và phân tán các giao dịch kinh tế sang dịch vụ ngân hàng số, hệ thống bảo mật dựa trên những nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), dữ liệu lớn (big data). - 79
  5. Theo Capgemini (2016), có gần 2/3 số người tiêu dùng trên toàn cầu sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp bởi các công ty kỹ thuật tài chính (fintech). Sự xâm nhập của công nghệ số hóa cao nhất ở các thị trường mới nổi, trong khi đó tỷ lệ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ tại các nước Mỹ Latin 77,4%, kế đến là khu vực châu Âu với 68,9%, các nước ở Trung Đông và châu phi với hơn 63%. Theo tính toán của ADB dựa trên số bằng sang chế từ Relecura năm 2018 bảng 2, cho thấy các dịch vụ tài chính được cung cấp trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), blockchain là chủ yếu. Bảng 2. Số bằng sáng chế kỹ thuật tài chinh trên toàn cầu năm 2018 Nguồn: Tính toán của ADB dựa trên dữ liệu bằng sáng chế từ Relecura Một trong những đổi mới mang tính đột phá nhất là việc thanh toán thông qua các ứng dụng sử dụng mạng di động internet. Cùng với đó, việc sử dụng AI, big data và hệ thống mạng liên kết với hệ thống ngân hàng thay thế cho những yếu tố truyền thống hiện cũng đang diễn ra rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Kết quả mà Chỉ số thanh toán mới của Mastercard (2021) đã thu thập được từ 18 thị trường trên toàn cầu. Nghiên cứu của Mastercard chỉ ra rằng người dân khu vực châu Á – Thái Bình Dương không chỉ sử dụng các công nghệ thanh toán mới, mà còn chủ động có những thay đổi dựa trên sự cần thiết và cân nhắc về những mối quan tâm tối quan trọng như an toàn cá nhân, tính bảo mật và sự tiện lợi. Sự cởi mở với các công nghệ và sáng tạo mới của người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương đã được công nhận trên bình diện toàn cầu. Những kết quả từ nghiên cứu củng cố rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn, khi nhiều lựa chọn thanh toán số đang nhanh chóng trở nên phổ biến tại khu vực này 80 -
  6. Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là tất yếu hiện nay Tại Việt Nam, hầu hết ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, nghĩa là tích hợp nhiều quy trình số khác nhau để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm có tính cá thể hóa. Hiện 94% ngân hàng trong nước đang tiến hành chuyển đổi số, trong đó, có khoảng 42% TCTD coi ngân hàng số là chiến lược kinh doanh. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Từ đó NHNN được giao nhiệm vụ về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng hướng tới việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia; ban hành cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước tháng 9/2020 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngân hàng bán lẻ đang được cải tổ mạnh mẽ do sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, áp dụng công nghệ mới ngày căng nhiều hơn (hình 2). Hình 2. Mức độ số hóa các nghiệp vụ Ngân hàng Nguồn: Kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước tháng 9/2020 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài - 81
  7. Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết cac NHTM đều có đinh hướng đẩy mạnh dich vụ ngân hàng ban lẻ theo xu hướng chuyển đổi số trước tiềm năng to lớn cua thi trường trong nước. Cụ thể, Vietcombank ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây. Theo Vietcombank, thay đổi này nhằm cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên máy tính cũng như thiết bị di động. Trong khi đó, BIDV phát động chiến dịch chuyển đổi số nền khách hàng “BIDV Digi Up”, công bố nhiều dự án chuyển đổi số. VietinBank thì có kế hoạch xây dựng ứng dụng “chatbot” (robot tự động nói chuyện, tương tác với khách hàng). Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng tập trung vào chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại sự thuận lợi hơn cho khách hàng. Tại Techcombank, hệ thống ATM thế hệ mới tích hợp mọi tiện ích phục vụ 24/7 hay bộ đôi nền tảng F@st i-bank – F@st Mobile liên tục được nâng cấp, cập nhật nhiều tính năng mới để khách hàng được trải nghiệm sự tiện lợi và an toàn bảo mật hơn mỗi ngày. Techcombank cũng ra mắt thị trường iTCBLife – công cụ số ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp – giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin sản phẩm của Techcombank và đưa ra lựa chọn có lợi nhất. Với những giải pháp và dịch vụ vượt trội theo định hướng số hóa, Techcombank đã đạt được những dấu ấn nổi bật trong bức tranh chung của ngành tài chính nửa đầu 2021, đặc biệt là tỉ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cao nhất toàn ngành và tỉ lệ nợ xấu thấp nhất ngành là 0,4%. Nhờ chiến lược đầu tư liên tục và ổn định vào công nghệ để tối ưu hệ thống các giải pháp thông minh mà sau vài tháng đầu năm, Techcombank không chỉ thăng hạng mảng dịch vụ bảo hiểm – tăng ấn tượng 80,5% – mà tỉ lệ cho vay trên tổng tiền gửi của ngân hàng cũng chạm mốc 79,2%. Hiện nay, khoảng 85% hoạt động của khách hàng hoàn toàn là trên kênh ngân hàng số, và con số này đang tiếp tục tăng. Xu hướng sử dụng ngân hàng điện tử hiện tại giúp Techcombank đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, trở thành ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất trên thị trường hiện nay và tạo ra những dấu ấn tích cực trên thị trường tài chính Việt Nam trong suốt hành trình 27 năm không ngừng phát triển. Hay tại Nam A Bank, đã ứng dụng robot vào việc hỗ trợ giao dịch (Robot OPBA). TPBank triển khai thành công LiveBank 24/7. Tháng 8/2020 HDBank triển khai eKYC giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đến quầy giao dịch. ABBANK đang ứng dụng nhiều công nghệ mới như nhận diện (Facial Pay) và Big Data nhằm xây dựng hệ sinh thái công nghệ. LienVietPostBank với công nghệ LienViet24h, Các xu hướng ở Việt Nam cũng khá tương đồng với các xu hướng trên thế giới. Các ngân hàng đang đi theo xu hướng số hóa, áp dụng công nghệ mới để thay đổi các hoạt động của mình theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm hơn, để cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và chất lượng hơn, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. 82 -
  8. 3. NHỮNG THÁCH THỨC KHI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Thành quả của làn sóng chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đem đến sự thay da đổi thịt trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng và các ngành sản xuất, dịch vụ nói chung. Thuận lợi lớn nhất cũng chính là thách thức lớn nhất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hệ quả là làm nảy sinh những thách thức mới đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng tìm hướng giải quyết khi tham gia vào thị trường ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0: Một là, cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ của các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh về thị phần này diễn ra không chỉ giữa các ngân hàng nội, cạnh tranh giữa các ngân hàng tư nhân và ngân hàng nhà nước nhóm “big four”, mà còn là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng nội với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và ngân hàng nước ngoài như HSBC, Shinhanbank. Cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ của các ngân hàng trong nước trong những năm qua là cuộc chạy đua mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa sản phẩm, cải thiện năng lực quản trị, hướng tới nâng cao sức cạnh tranh. Mặc dù theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là sân chơi chủ yếu của các ngân hàng nội địa, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ ngân hàng hơn hẳn với tham vọng chiếm lĩnh toàn thị trường là trở ngại không nhỏ cho bất cứ ngân hàng nội nào. Điển hình cho tham vọng chiếm lĩnh thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian qua là thương vụ ngân hàng Shinhan mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ. Là một trong những ngân hàng nước ngoài thành công tại Việt Nam nhưng ANZ vẫn quyết định bán lại mảng bán lẻ của họ tại khu vực châu Á. Quyết định này của ANZ Việt Nam đã mở ra một cơ hội mới cho ngân hàng Shinhan mở rộng thị phần ngân hàng bán lẻ của mình tại thị trường tiềm năng này. Hai là, ngân hàng bán lẻ Việt Nam gặp những thách thức không nhỏ bởi sự bùng nổ của công nghệ. Báo cáo năm 2020 về ngân hàng bán lẻ được thực hiện bởi Intelligence Unit của tạp chí The Economist, dựa trên kết quả khảo sát hàng trăm nhà điều hành của các ngân hàng và định chế tài chính thế giới tiếp tục khẳng định vị thế bán lẻ là mũi nhọn của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, ngân hàng bán lẻ vừa có thể tranh thủ được thế mạnh của bước tiến công nghệ nhưng cũng gặp không ít thách thức bởi sự bùng nổ của công nghệ. Đó là vì các công ty Fintech (chuyên về công nghệ cho lĩnh vực tài chính) không ngừng lớn mạnh, cạnh tranh trực tiếp các dịch vụ bán lẻ của nhà băng truyền thống. Tương tự, báo cáo do chuyên trang tài chính The Financial Brand đăng tải vào tháng 8/2017 cũng cảnh báo về các thách thưc từ nhóm công ty Fintech đe dọa ngành Ngân hàng - 83
  9. truyền thống. Đăc biêt, kinh tê toan câu đang trong lan song cach mang công nghiêp 4.0 khiên cho cac ngân hàng chiu ap lưc lơn hơn va cân phai co chiên lươc ưng pho, trong đó có Việt Nam. Thách thức đối với các ngân hàng là việc mô hình kinh doanh, mô hình quản trị, thanh toán có thể phải được xem xét lại để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh AI, mô hình ngân hàng di động, ngân hàng không giấy, ngân hàng số, thanh toán điện tử; hay thách thức trong việc phải nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực thanh toán để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Ba là, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tội phạm công nghệ cao do sự gia tăng của các lỗ hổng bảo mật trong quá trình phát triển ngày càng nhanh của công nghệ số. Đối với lĩnh vực thanh toán, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Do vậy, thách thức chung cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam và nói riêng cho lĩnh vực thanh toán trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 chính là vấn đề an toàn cho hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán và vấn đề bảo mật thông tin, về các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như thách thức về trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin. 4. KẾT LUẬN Tiềm năng của thị trường bán lẻ là rất lớn, bởi số lượng và nhu cầu của khách hàng luôn không ngừng tăng và ngày một đa dạng hơn, nhất là trong xu hướng chuyển đổi số. Đây chính là nền tảng và cơ hội để các ngân hàng phát huy sự sáng tạo, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới cũng như những phương thức tiếp cận phù hợp, từ đó góp phần nâng cao tiện ích đời sống cũng như trình độ dân trí của người tiêu dùng Việt Nam khi đất nước ngày càng hội nhập khu vực và thế giới. Lực lượng dân số đông tập trung ở độ tuổi “vàng” là cơ hội để cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào phân khúc bán lẻ, nhằm tận dụng lợi thế dân số trẻ và năng động. Bên cạnh đó, những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số là bàn đạp giúp các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới với điều kiện các ngân hàng trong nước phải biết nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời đối với xu thế công nghệ mới. Ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 mà cụ thể là Internet, điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things) sẽ giúp các ngân hàng thương mại trong nước định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị, thanh toán điện tử, hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được điều này, một số giải pháp đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay được rút ra từ phân tích nói trên như sau: 84 -
  10. – Cần phải có sự đầu tư công nghệ số, từ việc cải tiến dao diện và tốc độ của ngân hàng điện tử đến việc đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng trước những tấn công từ tội phạm công nghệ cao. – Song song với đầu tư công nghệ số, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyên đôi số, phân bô nguôn lưc phù hơp cho đâu tư công nghệ̣ mơi, và nhất là tư duy đổi mới về công nghệ số phải trở thành văn hoá và môi trường làm việc hàng ngày. – Thêm vào đó, các ngân hàng cần không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ số nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới. Có như vậy, các ngân hàng thương mại trong nước mới có thể tận dụng hết những cơ hội đang có và khắc phục những thách thức đặt ra cho mảng ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ từ làn sóng chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO An ninh tiền tệ (2017). Tại sao các ngân hàng Việt Nam lại tập trung vào lĩnh vực bán lẻ? [online] Truy cập vào ngày 6/8/2021, vao-linh-vuc-ban-le-28661.htm Báo cáo về hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2020, 2021. Truy cập tại website: sbv.gov.vn Bui, T.D. (2020). Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 05/2020. Dao, V.H. (2019). Phát triển khu vực tài chính – ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản, tháng 6/2019. Hoang, T. (2019). Làn sóng công nghệ trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số tháng 1+2 năm 2019, 25-27. Nguyen, T.K.L., Đoàn, T.T.T., Bùi, N.T. (2020). Fintech and Banking: Evidence from Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 419-426. Peter, S. R. (1999). Commercial Bank Management. Mc. Graw – Hill, 1999. Phan, D. T. T., Nguyen, T. T. H., & Bui, T. A. (2019). Going beyond Border? Intention to Use International Bank Cards in Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 6(3), 315-325. Wang, S., Chris, K. (2017). Vietnamese banks are playing a risky game. The Asia Banker, August 28th 2017 viewed 04/08/2021 from: vietnamese-banks-are-playing-a-risky-game-in-retail-financial-services - 85
  11. To, K.T. (2014). Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Vo, T.P. (2017). Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin. Tạp chí Tài chính, 652, 93-94. CapGemini (2011 and 2016) World Retail Banking Report. Viện Chiến lược ngân hàng (2016). Báo cáo đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 và một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam. 86 -