Giải pháp mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn Tây Nam Bộ

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 700
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn Tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_mo_rong_kha_nang_tiep_can_dich_vu_ngan_hang_o_khu.pdf

Nội dung text: Giải pháp mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn Tây Nam Bộ

  1. NG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TÂY NAM BỘ (*) TÓM TẮT Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng được định nghĩa đơn giản là tăng tỷ lệ cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tài chính, mà cơ bản nhất là tiệt kiệm, tín dụng, thanh toán và bảo hiểm. Đây được coi là điều kiện tiên quyết cho việc đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (UNDP, 2010; WB, 2013). Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng là giải pháp hiệu quả, kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người dân kiểm soát tình hình tài chính của mình, từng bước vượt khỏi đói nghèo. Từ khoá: Dịch vụ ngân hàng, tiếp cận dịch vụ ngân hàng, SUMMARY Enhancing the capacity to approach the banking services is simplydefined as increasing the rate of individuals and enterprises to use the financial services such as the most basic ones: saving, credit, liquidity and assurance which are considered to be prerequisite for economic growth and sustainable development (UNDP, 2010; WB 2013). For developing countries like Vietnam, one important issue of its development strategy ishunger eradication and poverty alleviation, especially in the rural and remote deep areas. Therefore, enhancing the capacity to approach the banking servicesis the effective solution to stimulate the people to attend income-earning activities and to help them control their financial situationsso that they can gradually escape from their hunger and poverty. Key words: Banking services, approaching the banking services, 1. Đặt vấn đề Tính đến năm 2016, với diện tích tự nhiên 40.576 km2, dân số 17.590 nghìn người, lần lượt chiếm 12,26% tổng diện tích và 19,2% tổng dân số cả nước, Tây Nam bộ là vùng kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng tiếp cận dịch vụ, tiện ích ngân hàng ở khu vực nông thôn của vùng, tỷ trọng cho vay sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của vùng. Dù diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm hơn 12% cả nước, nhưng Tây Nam bộ đóng góp 34,4% sản lượng lúa cả nước, trong đó, sản lượng gạo xuất khẩu chiếm khoảng 90% của cả nước; sản lượng thủy sản chiếm 55% cả nước (thủy sản nuôi trồng chiếm 70% cả nước); sản lượng trái cây chiếm đến 35% so với toàn quốc và đặc biệt sản lượng dừa chiếm 78%, đều đứng ở vị trí số một cả nước. Ngoài ra, Tây Nam bộ còn có một nguồn nhân lực rất lớn với 58,7% dân số cả nước. Tuy nhiên thống kê về (DVNH) lại phản ánh một thực trạng đáng buồn của vùng đất này: tỷ lệ tiếp cận DVNH ở khu vực trong cho vay sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của vùng này. Thực trạng này đòi hỏi phải có nghiên cứu . 2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn Tây Nam bộ 2.1. Đặc điểm địa lý và kinh tế-xã hội làm hạn chế khả năng tiếp cận DVNH của vùng Thứ nhất, vấn đề thiên tai có tác động làm hạn chế sự phát triển của tín dụng nông nghiệp tại Tây Nam bộ. Mặc dù ít chịu các hiện tượng thời tiết xấu như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí (*) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 164
  2. NG lạnh so với các vùng miền khác của đất nước như Trung , Bắc bộ, nhưng lụt lại thường trực ở Tây Nam bộ. Giảm diện tích chứa và mực nước biển dâng làm tăng mực nước ở khu vực trung tâm châu thổ trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các hiện tượng như xâm nhập mặn, triều cường, giông tố, lốc, sét làm thiệt hại sản xuất lương thực, hoa màu, cây ăn trái các loại. Do đó, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp gia tăng dẫn tới chi phí thường cao, làm hạn chế việc tiếp cận tín dụng nông nghiệp của người dân vùng Tây Nam bộ. Thứ hai, quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng ảnh hưởng lớn đến khu vực, tạo tâm lý dè chừng trong việc đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, người dân và cả các ngân hàng tại khu vực này. Tây Nam bộ nằm trong nhóm 5 khu vực châu thổ có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu. Giai đoạn 1970-2007, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,6°C và lượng mưa trung bình tăng thêm 94 mm. Dự đoán biến đổi khí hậu tại Việt Nam được thực hiện bởi Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam (IMHEN) đã phát triển ba kịch bản: phát thải thấp (Bl), trung bình (B2) và phát thải cao (A2). Thứ ba, địa hình bằng phằng nhưng lại bị cắt xẻ mạnh bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch làm hạn chế giao thông đường bộ của người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận DVNH. Hầu hết các ngân hàng được đóng ở khu vực trung tâm của các địa phương, để sử dụng DVNH, người dân cần đến trực tiếp chi nhánh của ngân hàng để thực hiện. Tuy nhiên, với điều kiện đặc trưng về sông ngòi cản trở quá trình đi lại, người dân khó khăn hơn trong việc tiếp cận DVNH. Mặt khác, cán bộ ngân hàng cũng gặp nhiều bất lợi trong việc tiếp cận với khách hàng là người dân để quảng bá, giới thiệu về DVNH mình. Thứ tư, sản xuất nông nghiệp ở Tây Nam bộ tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm người dân khó khăn hơn trong việc tiếp cận DVNH, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng trong khi đó, Tây Nam bộ thường xuyên đối mặt với các hiện tượng cực đoan như: ngập lụt, xâm nhập mặn, do đó rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là hiện hữu. Khi vay vốn các ngân hàng, người nông dân được yêu cầu phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải có hợp đồng bao tiêu sản phẩm để được ký duyệt vay vốn. Với trình độ của người dân, việc lập ra một dự án kinh doanh, sản xuất hiệu quả là khó khả thi. Thứ năm, lao động của vùng chủ yếu cũng là lao động chưa qua đào tạo, do đó mức độ am hiểu về ngành nghề sản xuất và cả DVNH còn hạn chế. Trong khi đó, trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các hộ có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Thứ , đặc điểm dân số sống và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cao (trên 70%) làm cản trở khả năng tiếp cận DVNH. Thực tế cho thấy rằng, việc nông dân hiện nay khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng đó là: đa số người nông dân rất ngại đến với ngân hàng, các TCTD để tìm hiểu và sử dụng dịch vụ, đó là tâm lý chung của nông dân. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chưa đầy đủ và kịp thời, nhất là việc dạy nghề và hỗ trợ tín dụng cho nông dân. Mặt khác, với quan điểm cho rằng người nông dân nông thôn có ít tiền gửi tiết kiệm hoặc sử dụng các dịch vụ khác, nên các ngân hàng chỉ chú trọng vào dịch vụ tín dụng mà bỏ quên đi các dịch vụ khác. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, trong những năm 2012, 2014, 2015, tỷ lệ xã có người dân gửi tiết kiệm trên cả nước lần lượt là 36,1%, 63,0%, 63,9% thì Tây Nam bộ chỉ ở mức thấp: 16,3%, 42,7%, 47,7%. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 165
  3. NG Thứ , hạ tầng Tây Nam bộ còn nhiều bất cập, đặc biệt là hạ tầng giao thông, có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận DVNH của người dân. GS.TS Võ Tòng Xuân (2012) đã đề nghị cần đầu tư cho nông thôn Tây Nam bộ có kinh phí xóa cầu khỉ và bê tông hóa cầu đường nông thôn sâu. Đây là bước nhảy vọt để xóa khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, quan trọng ở chỗ nó tạo điều kiện để người dân nông thôn dễ nhận được các dịch vụ tín dụng cũng như nguồn nhân lực đã qua đào tạo về làm việc cho nông thôn. Thứ , Tây Nam bộ có nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (Khmer, Hoa, Chăm) cũng gây ra những cản trở nhất định đến việc tiếp cận DVNH. Đó chính là sự phức tạp trong văn hóa, bất đồng ngôn ngữ dẫn đến người dân tộc thiểu số khó nắm bắt các yêu cầu, tính năng của DVNH. Hơn nữa, nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu về việc phục vụ chuyên cho những đối tượng nêu trên dẫn tới chất lượng dịch vụ cho họ không cao. Cũng như các vùng khác và cũng là hiện trạng chung của các NHTM, dịch vụ huy động vốn và tín dụng vẫn là dịch vụ chủ yếu, do vậy đề tài cũng tập trung chủ yếu vào dịch vụ huy động vốn và tín dụng. Thời gian qua trên địa bàn Tây Nam bộ, mức huy động vốn và cho vay của các (TCTD) luôn giữ được mức tăng trưởng khá tốt qua các năm từ 2013 đến năm 2016. 2.2. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông qua hoạt động huy động vốn Nếu xét theo địa bàn tỉnh, trong năm 2016 thì Long An dẫn đầu về huy động vốn với tốc độ tăng so với 2015 là 29,9%, kế đến là Cà Mau và Tiền Giang với tốc độ tăng tương ứng là 28% và 26,25%; tỉnh có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp nhất trong khu vực Tây Nam bộ là Bến Tre chỉ 14%. Các hộ gia đình là đối tượng được các NHTM rất quan tâm trong hoạt động huy động vốn. Tiết kiệm của hộ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng để hộ gia đình tích lũy tài sản và ứng phó với những cú sốc về thu nhập. Tiết kiệm của các hộ gia đình trong khu vực Tây Nam bộ bao gồm các khoản tiết kiệm chính thức và phi chính thức. Hình thức tiết kiệm chính thức bao gồm tiết kiệm tại các ngân hàng, tại các TCTD khác. Hình thức tiết kiệm phi chính thức bao gồm việc tham gia hụi, họ, tiết kiệm ở những người cho vay lãi, giữ tiền vàng, trang sức có giá trị tại nhà. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ tiết kiệm của hộ gia đình đó là khoảng cách địa lý. Theo kết quả nghiên cứu từ bộ dữ liệu kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2014 (VARHS) thì khoảng cách trung bình của các xã trong tỉnh của Tây Nam bộ đến các nơi gửi tiết kiệm vẫn còn khá xa trung bình trên 8 km. Khoảng cách từ nơi gửi tiết kiệm đến các xã của vùng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận tiết kiệm của xã đến các tổ chức tiết kiệm chính thức. 2.3. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng Theo Thời báo Tài chính Việt Nam, đến tháng 12/2016 dư nợ của các TCTD trên địa bàn Tây Nam bộ, tăng 12,85% so với cuối năm 2015, đạt mức dư nợ là 442.422 tỷ đồng; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 190.000 tỷ đồng, chiếm 42,94% tổng dư nợ, so với dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của cả nước thì vùng Tây Nam bộ chiếm tỷ lệ 22%. So sánh dư nợ cuối tháng 12/2016 với dư nợ cuối năm 2015 thì Trà Vinh dẫn đầu về tốc độ tăng dư nợ (23,78%), tiếp theo là Tiền Giang với tốc độ tăng dư nợ là 21,75% và thấp nhất là Sóc Trăng (5,23%). Theo số liệu được công bố tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh, tính đến 30/6/2016 dư nợ của lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt khoảng 190.000 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng gần 22%/tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc và chiếm gần 48% tổng dư nợ ực. Nếu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 166
  4. NG tính đến cuối năm 2016, địa phương nhận được tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn cao nhất là Đồng Tháp (72,11%); tiếp đến là Bến Tre (70%) và An Giang (67,97%). Ngược lại thì Vĩnh Long là nơi có tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn thấp nhất khu vực Tây Nam bộ, chỉ đạt 36,52% so với dư nợ cho vay đối với tỉnh này. Một số sản phẩm chủ lực của vùng cũng được đầu tư thỏa đáng. Chương trình cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo đạt trên 27.000 tỷ đồng, chiếm 75% tổng dư nợ cho vay lúa gạo toàn quốc, tăng 10,5%. Chương trình cho vay thu mua, chế biến xuất khẩu thủy sản, đóng tàu (theo Nghị định 67) cũng đạt khoảng 55.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ của cả nước. Chương trình cho vay theo Nghị quyết 14 của Chính phủ phát triển các mô hình chuỗi giá trị nông sản tại vùng có 10 doanh nghiệp được vay với tổng nguồn vốn trên 5.400 tỷ đồng. Cùng với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng chính sách của Nhà nước được tập trung cho vay qua các chương trình của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đã giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giải quyết một số vấn đề an sinh xã hội khác cho các hộ gia đình chính sách trong vùng. Đến nay, hơn 2 triệu khách hàng đang được vay vốn với dư nợ 25.972 tỷ đồng, tăng 2,87% so với năm 2015, chiếm trên 17,6% tổng dư nợ cho vay toàn quốc của Ngân hàng Chính sách Xã hội. 2.4. Đánh giá tình hình tiếp cận dịch vụ ngân hàng nhìn từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa Mặc dù các ngân hàng đã nỗ lực rất nhiều trong việc phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân ở Tây Nam bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu lấy ý kiến của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Theo Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Đại học UNU-WIDER và Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện cho thấy: trong năm 2015, có 25% số doanh nghiệp tại khu vực Tây Nam bộ nộp hồ sơ vay vốn chính thức và 15% gặp khó khăn trong việc vay vốn. Các nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra như sau: thiếu tài sản thế chấp (chiếm 2,4%), không muốn phát sinh nợ (chiếm 22%), quy trình cho vay khó khăn (chiếm 8%), không có nhu cầu vay (chiếm 54%), tỷ lệ lãi suất quá cao (chiếm 7%), đang nợ quá nhiều (chiếm 2%) và những lý do khác (chiếm 7%). 2.5. Đánh giá tình hình tiếp cận dịch vụ ngân hàng nhìn từ phía hộ gia đình Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ tiết kiệm của hộ gia đình đó là khoảng cách địa lý. Theo kết quả nghiên cứu từ bộ dữ liệu kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2014 (VARHS) thì khoảng cách trung bình của các xã trong tỉnh của Tây Nam bộ đến các nơi gửi tiết kiệm vẫn còn khá xa trung bình trên 8km. Khoảng cách từ nơi gửi tiết kiệm đến các xã của vùng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận tiết kiệm của xã đến các tổ chức tiết kiệm chính thức. Theo VARHS 2014 cho thấy, sở dĩ các hộ gia đình vay từ nguồn tín dụng phi chính thức cao mà nguyên nhân là do tín dụng phi chính thức thường được cung cấp bởi các nhóm cộng đồng, người cho vay cá thể, tư thương, họ hàng và bạn bè. Loại hình tín dụng này có ưu điểm là không cần tài sản thế chấp, thủ tục đơn giản khá phù hợp với người dân ở nông thôn, tuy nhiên các khoản vay thường nhỏ và lãi suất cao hơn khu vực tín dụng chính thức. Trong số những hộ không làm đơn vay có 1,37% hộ thiếu thế chấp, 15,07% hộ không muốn bị nợ, 5,48% thủ tục quá khó khăn, 54,79% không có nhu cầu vay, 17,81% lãi suất quá cao, 2,74% khác. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 167
  5. NG 3. Kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng 3.1. Kết quả đạt được Trong các năm qua, N , các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng tại khu vực Tây Nam bộ đã không ngừng đổi mới toàn diện cả về nhận thức, chiến lược, cũng như ban hành các cơ chế, chính sách và triển khai các biện pháp cụ thể tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng nhất là ở khu vực nông thôn Tây Nam bộ nhằm hỗ trợ hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý và điều hành, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó chú trọng trên hai lĩnh vực là tín dụng và huy động vốn, đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình ở vùng nông thôn. Song song đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản: Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Văn bản số 3783/NHNN-TD ngày 29/5/2013 và số 4727/NHNN- TD ngày 04/7/2013 hướng dẫn 5 NHTM nhà nước thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất cho vay đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất cho các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế bi n cá tra xuất khẩu; Thông tư số 10/2013/TT-NHNN ngày 10/5/2013 quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm, triển khai chiến lược hoạt động của các tổ chức tín dụng, kể cả Ngân hàng Chính sách Xã hội đã góp phần điều chỉnh cơ cấu trong nền kinh tế theo hướng khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần tạo việc làm cho người lao động trong cả nước nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng. Dư nợ tín dụng khu vực Tây Nam bộ năm 2016 đạt mức 442.422 tỷ đồng tăng 12,85% so với năm 2015, và huy động vốn đạt 377.920 tỷ đồng, tăng 21,46% so với năm 2015. 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế Cũng như các vùng khác và cũng là hiện trạng chung của các NHTM, dịch vụ huy động vốn và tín dụng vẫn là dịch vụ chủ yếu, do vậy cũng tập trung chủ yếu vào những hạn chế dịch vụ huy động vốn và tín dụng tại khu vực Tây Nam bộ, bao gồm: Thứ , hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại chưa thực sự đạt được hiệu quả như kỳ vọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn là do các doanh nghiệp tồn kho lớn, nhiều mặt hàng khó tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: lúa gạo, quả nhiệt đới, thủy sản phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài cả về giá, chất lượng, cạnh tranh và các rào cản thương mại, phi thương mại khác, trong khi đó, công nghệ chế biến còn có những hạn chế nhất định. Theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, theo đó các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội mới được xem xét xóa nợ. Đối tượng này cũng được hưởng chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm thiên tai, mùa màng Trong khi đó, đông đảo hộ nông dân khác trong khu vực Tây Nam bộ chưa được hưởng hai chính sách này. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 168
  6. NG Thứ hai, rủi ro thị trường, rủi ro mùa màng, rủi ro sản xuất bởi thời tiết. Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn thường xuyên xảy ra đối với các sản phẩm chủ lực của Tây Nam bộ, như: lúa gạo, cá tra, tôm, Trong khi đó, chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, chưa tạo nền tảng an toàn cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp, nông thôn một cách có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu vốn của sản xuất. Việc tiêu thụ nông sản, thủy sản không ổn định, nhất là hàng nông sản xuất khẩu. Bởi vậy, không ít tổ chức tín dụng vẫn dè dặt trong việc cho vay vốn đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trang trại, doanh nghiệp chế biến 4. Một số giải pháp mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn Tây Nam bộ Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế được gắn liền với với quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tôn trọng nguyên tắc thị trường, bình đẳng, thuận lợi, tạo cơ hội cho cả phía tổ chức cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mang tính đặc thù nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân của vùng Tây Nam bộ để tháo gỡ, phát triển sản xuất kinh doanh như: hạ mặt bằng lãi suất đối với một số lĩnh vực ưu tiên; hỗ trợ các TCTD mở rộng mạng lưới trên địa bàn; tăng cường sự phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; xem xét miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ; cho vay theo chương trình tín dụng xanh, cho vay tạm trữ thóc, gạo, nông sản; cho vay ứng dụng công nghệ cao và theo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, cho vay hỗ trợ các mô hình nuôi, lai tạo giống mới, Cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giả các thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền) nhất là với điều kiện đặc thù giao thông đi lại của vùng Tây Nam bộ còn nhiều khó khăn (do mạng lưới sông ngòi chằng chịt); đồng thời, tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ sau khi vay thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương Tăng cường khả năng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ và tránh bỏ qua nhiều dự án tốt, nhiều phương án kinh doanh khả thi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng. Đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để ứng phó với biến đổi khí hậu như tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân khu vực; Chú trọng cho vay về thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho nông sản chủ lực của vùng để phát huy các tiềm năng vốn có của vùng; vấn đề về liên kết vùng, tận dụng các nguồn lực tại chỗ của vùng cần được quan tâm thích đáng,, Về phía doanh nghiệp: doanh nghiệp cần chủ động thay đổi mình, đó là giảm phụ thuộc vào nợ bên ngoài và nên sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Với nguyên tắc trên, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro do biến động lãi suất gây ra. Doanh nghiệp muốn sử dụng nợ dài hạn để đầu tư dài hạn thì cần phải cân nhắc do chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn ngắn hạn, nếu việc đầu tư này không có hiệu quả thì sẽ làm giảm hiệu quả việc sử dụng nợ; Chính sách cho nợ thương mại cũng là một giải pháp cho doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến cho nợ thương mại; nâng cao năng lực quản lý, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin đặc biệt l các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin để hỗ trợ mình đặc biệt là thông tin về các lớp đào tạo, tập huấn về chuẩn bị hồ sơ vay vốn qua các cổng thông tinh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Công thương. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 169
  7. NG 5. Kết luận Trên cơ sở phân tích thực trạng, đưa ra các định hướng phát triển ngành ngân hàng và một số giải pháp để mở rộng khả năng tiếp cận DVNH ở khu vực nông thôn Tây Nam bộ. Các đề xuất và giải pháp nêu trên nếu được thực hiện đồng bộ thì có thể góp phần mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ, tiện ích ngân hàng ở khu vực nông thôn Tây Nam bộ. [1]. Trần Văn Cứng (2012), Những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn tín dụng và DVNH của nông dân ở An Giang. [2]. Nguyễn Thị Hiền (2013), Hoạt động tín dụng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Hội thảo Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL. [3]. Nguyễn Thị Thanh Hương và Phạm Bảo Dương (2012), Một số giải pháp góp phần phát trỉển thị trường tín dụng và DVNH ở ĐBSCL. [4]. Hà Thị Thắm (2013), Doanh nghiệp với ngân hàng, Hội thảo Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. [5]. Võ Tòng Xuân (2012), Vai trò của ngân hàng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn để xóa đói giảm nghèo bền vững nông dân ĐBSCL. [6]. Cùng một số website và các trang báo điện tử: - - - - : 14/11/2017 : 29/12/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 170