Cơ hội và thách thức của các FTA mới cho ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2830
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức của các FTA mới cho ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cua_cac_fta_moi_cho_nganh_cong_nghe_tho.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức của các FTA mới cho ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC FTA MỚI CHO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM Ths. NCS Nguyễn Thị Hội Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Các hiệp định tự do thương mại vừa tạo nhiều ưu đãi và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó cũng mang đến không ít những thách thức. Bài viết nhằm trình bày sơ ược các FTA mà Việt Nam đã tham gia đồng thời đề cập đến những cơ hội và thách thức mà chúng mang lại cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt nam. Cuối bài viết là một số hàm ý trong th c đẩy tiến trình áp d ng các điều khoản và phát triển ĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Từ khóa: FTA thế hệ mới, ngành công nghệ thông tin, FDI cho CNTT, sản phẩm công nghệ, ITA 1. Giới thiệu chung Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia k kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới, như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) theo ngành, những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế, những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Trong các Hiệp định đã k kết, thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3 đến 5 năm, trong đó việc tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm công nghệ và điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số, các sản phẩm phần mềm, các giải pháp phần mềm, v.v. sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 đến 5 năm, tối đa là sau 7 năm. Đây là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam, mặc dầu đang trải qua bối cảnh hòa bình, hợp tác và phát triển. Theo (Lê Quang Thuận, 2019) việc toàn cầu hóa, hợp tác và liên kết kinh tế đa tầng tiếp tục được thúc đẩy, các FTA thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho xã hội Việt Nam (GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành, đã tăng từ 1.273 USD/người năm 2010 lên 2.587 USD/người năm 2018). Các thỏa thuận về lao động và công đoàn trong các FTA thế hệ mới cũng góp phần nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện hỗ trợ cho người lao động Việt Nam gia tăng thu nhập, v.v. Tuy nhiên, những tác động của FTA đến ngành công nghệ thông tin non tr của Việt Nam không thể không được đề cập đến. Công nghệ thông tin là ngành công nghiệp của Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi nhuận mà nó mang cho kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ, năm 646
  2. 2019 tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT (Information Communication Technology) 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2018 (Báo cáo ngành CNTT, 2019). Vậy những FTA và những FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã k kết đem lại những ưu đãi gì và những thách thức cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam? Bài viết nhằm giới thiệu sơ lược những hiệp định thương mại tự do Việt nam đã k kết hoặc đang đàm phán và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trong các Hiệp định tự do thương mại. Bên cạnh đó, bài viết cùng đưa ra những thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghệ lần thứ 4 lan tỏa. 2. Các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) Việt nam đã tham gia Tham gia ký kết các FTA thế hệ mới, đã nâng cao đáng kể năng lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, Việt Nam từng bước tham gia và đóng vai trò ở mức độ nhất định; quảng bá hình ảnh, kết nối các giá trị văn hóa, chính trị và xã hội của Việt Nam với khu vực và thế giới. Các FTA thế hệ mới đã tạo ra động lực và thách thức mới để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản l trong nước theo đó cũng dần được hoàn thiện, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam không ngừng được nâng cao; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia dần hoàn thiện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Đặc biệt, với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng, các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam kiện toàn, cải thiện bộ máy quản l nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo (Báo cáo FTA, 2018) và (Các cam kết FTA, 2019) Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là sự kiện đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, trên nền tảng đó, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm phán và k kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng 04 năm 2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương mại tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Trong 16 Hiệp định thương mại tự do, có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định CPTPP (tiền thân là TPP). Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, v.v. Có thể kể đến các FTA ―thế hệ mới‖ như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa K (AUSFTA), v.v. 647
  3. Theo lộ trình cam kết giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Trong đó: X t về mức độ cam kết, hầu hết các FTA mà Việt Nam đã k kết thì mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%; Xét về lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (năm 2018), tiếp đó là ACFTA (năm 2020) và AKFTA (năm 2021). Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao: Trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN - Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, ASEAN - Hàn Quốc 78% và ASEAN - Nhật Bản 62%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU có tỉ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế. Các FTA thế hệ mới góp phần đưa Việt Nam trở thành một ―mắt xích‖ quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam bước lên "nấc thang" cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Mặc dù, trong bối cảnh chính trị thế giới có những diễn biến khó lường, tác động đến kinh tế - thương mại thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 (theo giá so sánh) vẫn duy trì ở mức cao, cụ thể: Năm 2011 đạt 6,24%, năm 2015 tăng lên 6,68% (2011 - 2015, bình quân tăng 5,91%), năm 2016 tăng 6,21%, năm 2018 tăng 7,08%; Qu II năm 2019 ước tăng 6,71% so với cùng k năm trước, 6 tháng đầu năm 2019 đạt ở mức 6,76% (Lê Huy Khôi, 2019), (Đỗ Ngọc Trâm, 2019). Con số này tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng vẫn cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011 - 2017. Kết quả này góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tích cực. 3. Vài nét về ngành công nghệ thông tin Việt Nam Với lợi thế là dân số tr , gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành Công nghiệp điện tử và Công nghệ thông tin. Vì vậy, Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản l và đào tạo nhân lực từ các ngành Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin phát triển trong khu vực. Chi phí cho lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp, cụ thể, chi phí hoạt động và giá thuê nhân công ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba so với Ấn Độ và bằng một nửa so với Trung Quốc. Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang đến cho các doanh nghiệp công nghệ những động cơ tăng trưởng mới. Đi kèm với đó là thị trường công nghệ phần mềm thế giới và Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng trở nên hấp dẫn. Việt Nam đang ngày càng có vai trò lớn 648
  4. hơn trong ngành công nghệ phần mềm thế giới khi liên tục cải thiện thứ hạng và lọt vào Top 30 thế giới về gia công phần mềm và các giải pháp phần mềm. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu vẫn ở cấp thấp trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu, tuy nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam đã nỗ lực để bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành phần mềm, trong năm 2016, tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner, Inc. (NYSE: IT) đánh giá Việt Nam là 1 trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam chủ yếu tập trung vào 4 nhóm sản phẩm: tư vấn, lập kế hoạch thực thi các giải pháp phần mềm; tích hơp hệ thống thông tin; thiết kế, phát triển, bảo trì phần mềm; lập trình phần mềm. Bao gồm các sản phẩm chính như tư vấn thiết kế, triển khai giải pháp tích hợp hạ tầng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi ngành nghề, có quy mô lớn và yêu cầu công nghệ cao như: Mạng diện rộng (WAN) toàn ngành, Hệ thống Intranet toàn ngành, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm dữ liệu dự phòng, Giải pháp sao lưu hoặc lưu trữ dữ liệu tầm cao, Giải pháp khôi phục dữ liệu sau thảm họa; v.v. Tư vấn thiết kế, triển khai giải pháp công nghệ thông tin tổng thể cho khối cơ quan Chính phủ như: Cổng thông tin, mua sắm điện tử, tự động hóa văn phòng, v.v. Cho khối doanh nghiệp như: hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản trị chăm sóc khách hàng (CRM), quản trị chuỗi cung ứng (SCM), v.v. Tư vấn thiết kế, triển khai giải pháp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp quản lý nghiệp vụ th , vay – cho vay, quản lý rủi ro, quản lý vốn, Internet banking, Mobile banking, hệ thống lõi cho các công ty bảo hiểm, v.v. Giải pháp cho giáo dục đào tạo (E-Learning, quản trị đào tạo nghiên cứu, v.v.) và các giải pháp tổng thể cho ngành viễn thông (giải pháp tính cước, chăm sóc khách hàng, v.v.). Các dịch vụ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, các hệ thống thanh toán giám sát, thông tin tắc nghẽn giao thông (do và không do sự cố), thông tin về thời tiết và tình trạng mặt đường, hỗ trợ kiểm soát và điều hành giao thông, giám sát xe nặng, xe vận chuyển hàng nguy hiểm, quản trị cơ sở dữ liệu, dịch vụ triển khai các giải pháp ngân hàng, chứng khoán và viễn thông, v.v. Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng năm 2020 của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT (Information Communication Technology) 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu công nghiệp ICT đạt 91,5 tỷ USD, chiếm 81,5 % tổng doanh thu. Cũng theo của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, doanh thu công nghiệp phần mềm đạt 5 tỷ USD, tăng 500 triệu USD so với năm 2018. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước từ công nghiệp ICT năm 2019 là 54.000 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ so với năm 2018. Riêng lĩnh vực viễn thông, Việt Nam đã ghi nhận doanh thu năm 2019 đạt 469,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,67% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ thoại và SMS vẫn chiếm tỷ trọng lên tới 76,6%. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ trên toàn cầu, sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), phân tích dữ liệu (Data Analytics), vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT), v.v. sẽ mang lại những bước 649
  5. tiến nhảy vọt trong nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp, mang đến những mô hình kinh doanh mới, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và logistics, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam đang hứa hẹn có nhiều đột phá và cơ hội mới, các hiệp định FTA mới vừa tạo thêm những cơ hội mới nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho ngành công nghiệp nhiều tiềm năng nhưng còn non tr này, vậy những cơ hội nào được tạo đà cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam? 4. Những cơ hội và thách thức cho ngành công nghệ thông tin trong bối cảnh tự do thƣơng mại Các FTA thế hệ mới góp phần quan trọng, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới đến Việt Nam. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm thô và thủ công sang giai đoạn chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn. Theo thống kê, lũy kế đến hết năm 2018, Việt Nam đã thu hút được 27.353 án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký khoảng 340 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 191,4 tỷ USD, bằng 56,2% tổng vốn đăng k còn hiệu lực. Riêng 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu hút 2.064 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng k đạt 8,27 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng k so với cùng k năm 2018. Tính theo tỷ lệ % GDP, vốn FDI vào Việt Nam đã vượt Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nước ASEAN (Lê Huy Khôi, 2019), (Đỗ Ngọc Trâm, 2019). Theo Bộ TT&TT, trong giai đoạn 2014 - 2019, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước với doanh thu ước tính đạt 110 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 31,1% năm, hình thành đội ngũ lao động công nghệ số với hơn 1 triệu người. Trong năm 2019, các doanh nghiệp CNTT đã nộp ngân sách nhà nước trên 53.000 tỷ đồng, trong đó, hai mặt hàng công nghiệp CNTT là máy vi tính và linh kiện điện tử, giữ vị trí Top 3 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2019. Ngoài 3 thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đã có thêm 5 tỉnh, thành phố tham gia vào nhóm địa phương có doanh thu trên 1 tỷ USD là Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng. Cũng đã có tới 8 địa phương có số lượng doanh nghiệp trên 1.000 là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Đồng Nai, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế và Lạng Sơn; 15 địa phương có số lượng lao động CNTT trên 10.000. Chia s về thu hút doanh nghiệp FDI và phát triển lĩnh vực công nghiệp ICT tại Bắc Ninh, ông Nghiêm Bá Hách, Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh cho biết: Sau hơn 20 năm thu hút đầu tư FDI, Bắc Ninh đã đạt kết quả nhất định, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Đầu tư nước ngoài tại Bắc Ninh có 1429 dự án đến từ 32 quốc gia với 18,3 tỷ USD, riêng Hàn Quốc 10 tỷ USD. Ông Trần Hữu Quyền, Tổng Giám đốc VNPT-Technology cho biết: việc đào tạo mang tính thực tiễn cần giải pháp xã hội hoá. Có thể yêu cầu doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam phải vào đào tạo nguồn lực, phải có khung thời gian rõ ràng, như 3 - 5 năm hỗ trợ nâng 650
  6. năng lực của người Việt Nam đến tầm nào. Các doanh nghiệp FDI phải mở Lab ở một số trường, trong khoảng 3 năm về một số công nghệ lõi phục vụ các dịch vụ trong bối cảnh công nghệ 4.0. 4.1. Những ưu đãi và cơ hội cho ngành công nghệ thông tin Tại Hội thảo được Bộ TT&TT tổ chức ngày 19/12/2019, nhằm xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4. Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp CNTT, Bộ TTTT đã giới thiệu dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới CMCN 4.0. Chương trình đặt mục tiêu xây dựng được 10 doanh nghiệp CNTT trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó, 50 doanh nghiệp đạt các chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng. Về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ: Nghiên cứu, sản xuất đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và xuất khẩu các thiết bị viễn thông đầu cuối và hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới phù hợp xu hướng phát triển công nghệ; Phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ 4.0: AI, IoT, AR, VR, phân tích dữ liệu, v.v. để đáp ứng các yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia. Với các hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang đứng trước những cơ hội và lợi thế rõ nét: Thứ nhất là về dòng vốn đầu tư từ các khu vực ký kết, với lợi thế nhân công giá r và thị trường nội địa đầy tiềm năng cũng như khả năng xuất khẩu to lớn, dòng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin được cho là sẽ dồi dào, đặc biệt các VC-backed hay các doanh nghiệp cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm. Các sản phẩm của ngành CNTT thường không thể ra đời trong thời gian ngắn, vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư và có lượng vốn dài hạn là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của các doanh nghiệp của ngành này. Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ thông tin thường mang tính chất đặc thù và khó định giá, do vậy, để duy trì sự thành công cần có những lượng vốn nhiều trong dài hạn. Thứ hai là về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong nước, hiện nay, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn so với cam kết thuộc Tổ chức Thương mại thế giới cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU và CPTPP trong nhiều lĩnh vực dịch vụ quan trọng, trong đó có các lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm. Với việc mở rộng này, các doanh nghiệp Fintech sẽ có cơ hội trong mở rộng và thay đổi cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính, tạo nhiều thị trường cho các start-up về công nghệ thông tin hướng dịch vụ Thứ ba là về cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với các giao dịch liên quan đến sản phẩm số, tự do lưu chuyển thông tin qua biên giới bằng phương thức điện tử trong CPTPP được coi là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam mở rộng hoạt động ra các nước trong CPTPP, tạo khả năng mở rộng kết nối và truyền thông đến các thị trường mới. 651
  7. Thứ tư, là các cam kết về hợp tác và nâng cao năng lực, xây dựng chương trình phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong CPTPP và EVFTA sẽ cung cấp các chương trình hợp tác, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý và khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Các nước thành viên CPTPP sẽ thành lập Ủy ban DNNVV nhằm đảm bảo sự tham gia của các DN này trong quá trình thực thi CPTPP và hỗ trợ DN tận dụng các lợi ích của Hiệp định. Với những cam kết này, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có nhiều cơ hội cũng như ưu đãi trong phát triển. Thứ năm là tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, FTA EU-Việt Nam, v.v.) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp công nghệ thông tin – điện tử phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới. Cuối cùng là tạo cơ hội đưa Việt Nam trở thành công nơi sản xuất các thiết bị công nghệ hay công xưởng thứ hai của thế giới khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa K , Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà k o theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam. 4.2. Những thách thức cho ngành công nghệ thông tin Bên cạnh những ưu đãi và cơ hội, việc Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do cũng đem đến cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin những thách thức không nhỏ. Thứ nhất là sức ép cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, đây là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam, do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay còn yếu. Điều này thể hiện rõ ở quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn yếu, năng suất lao động thấp. Thứ hai là vấn đề nhân lực công nghệ thông tin còn đang thiếu và yếu, Việt Nam chưa có được đội ngũ đủ mạnh để thích ứng với yêu cầu đi trước đón đầu công nghệ, trong khi nhân lực chất lượng cao mà các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đang cần lại bị thu hút sang các công ty xuyên quốc gia, hoặc các thị trường trong khu vực. Điều này làm tăng áp lực lên các doanh nghiệp vốn đã non tr và năng lực cạnh tranh yếu. Thứ bà là quy mô và năng lực thực sự của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường quốc tế hầu hết không có tiếng nói, sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm từ thiết bị sang dịch vụ và những sản phẩm tư vấn cũng là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, bên cạnh những ưu đãi và cơ hội, thì những thách thức trên cũng là những vấn đề không nhỏ mà các doanh nghiệp công nghệ thông tin phải đối mặt khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định tự do hóa thương mại. 652
  8. 5. Kết luận và một số huyến nghị 5.1. ột số khu ến nghị Xu thế tích hợp công nghệ thông tin - viễn thông đang trở nên phổ biến và rõ nét trong bối cảnh cách mạng công nghệ đang diễn ra cho thấy, giá trị sản phẩm công nghệ thông tin sẽ ngày càng tập trung vào tính phổ dụng, thông minh, tiện dụng, tiết kiệm năng lượng và kết nối được với nhau. Ngành công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành có mũi nhọn, nhiều tiềm năng của Việt Nam, vì vậy, để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong bối cảnh tự do hóa thương mại, muốn vậy, Nhà nước cần có sự đột phá trong điều hành thực hiện các giải pháp, chính sách đầu tư xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao, các phương tiện phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin và công nghệ điện tử trọng điểm có tính chiến lược quốc gia, đẩy mạnh thực hiện mua và chuyển giao công nghệ phục vụ chiến lược công nghiệp hóa nói chung và phát triển ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng. Cần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cho lĩnh vực công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp – viện, trường – cơ quan quản l Nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình liên kết, kênh thông tin giữa các doanh nghiệp quốc tế với các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ trong nước nhằm góp phần tích cực đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghệ thông tin Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghệ thông tin với các quy mô, loại hình khác nhau, từ tư vấn giải pháp đến các sản phẩm phần mềm trọn gói. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất phát triển gia công phần mềm và triển khai dịch vụ sang sản xuất phần mềm và các sản phẩm công nghệ - điện tử. Đồng thời, phát triển mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử, đối với thị trường trong nước: Tăng cường công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu về sử dụng sản phẩm ngành công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan Nhà nước sử dụng các sản phẩm phát triển trong nước; Đối với thị trường xuất khẩu: Từng bước xây dựng chương trình quảng bá hình ảnh sản phẩm công nghệ và các giải pháp công nghệ có xuất xứ tại Việt Nam tại các thị trường nước ngoài. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 653
  9. 5.2. ết luận Với bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang rộng khắp, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang đứng trước những cơ hội lớn, những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những thách thức của các doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng không nhỏ, vì vậy, để đồng hành cùng doanh nghiệp và giúp các doanh nghiệp công nghệ thông tin tận dụng lợi thế của các FTA, các bộ, ngành cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ thị trường bên ngoài; ứng phó với các hàng rào kỹ thuật khi thuế quan được hạ thấp theo các cam kết trong các FTA. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo FTA tổng cục thống kê 2018 2. Báo cáo ngành Công nghệ thông tin 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Các cam kết về thương mại hàng hóa trong các FTA Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán, Bộ Công Thương (2019) 4. Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính (2018), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2017, “Thực hiện các cam kết thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2018 - 2022 và phát triển kinh tế ngành”; 5. TTXVN (2019), Doanh nghiệp và FTA ( 6. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2015), Sách Tài chính Việt Nam năm 2014 - 2015, NXB Tài chính; 7. Đức Dũng (2016), Tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mở ra không gian phát triển cho kinh tế Việt Nam, bnews.vn; 8. Bạch Huệ (2019), EVFTA: Đón dòng vốn châu Âu, nhiều ngành hưởng lợi (TapchiTaichinh.vn) 9. Lê Huy Khôi (2019), Tác động của các FTA thế hệ mới tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) 10. Nguyễn Thành Hưng (2014), Xây dựng Việt Nam thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử vào năm 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014 11. Đỗ Ngọc Trâm (2019), Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế thương mại Việt Nam, Học viện Ngân hàng, Tạp chí Tài chính 12. Lê Quang Thuận (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài chính; 13. 14. 654