Cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập các hiệp hội thương mại tự do thế hệ mới

pdf 18 trang Gia Huy 2630
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập các hiệp hội thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cua_san_pham_go_xuat_khau_o_tinh_binh_d.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập các hiệp hội thương mại tự do thế hệ mới

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ GIA NHẬP CÁC HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF EXPORT WOOD PRODUCTS IN BINH DINH PROVINCE IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION AND PARTICIPATION OF THE NEW FREEDOM TRADE ORGANIZATIONS NCS. Lê Thị Thế Bửu PGS. TS. Trịnh Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Quá trình hội nhập quốc tế (HNQT) và gia nhập Hiệp hội tự do thương mại thế hệ mới (FTAs) trong những năm gần đây đã tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có sản phẩm gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định. Vì vậy, việc đánh giá và làm rõ và nhận diện những cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu (XK) tỉnh Bình Định trong quá trình HNQT và FTAs, từ đó có những khuyến nghị các giải pháp để nâng cao năng lực cho sản phẩm gỗ XK ở tỉnh Bình Định trong thời gian tới. Từ khóa: Hội nhập quốc tế, sản phẩm gỗ, tác động, xuất khẩu, Bình Định Abstract International economic integration and participation in FTAs has given the wood processing industry exporters in Binh Dinh many big opportunities such as expanding markets; Product restructuring; Opportunity to attract foreign direct investment; Opportunity to access new materials market, cheap; The opportunity to access modern science and technology; Opportunity to increase competitiveness. At the same time, it brings many big challenges such as fierce competition; Non-tariff barriers; Challenges in processing technology and the challenge of financial capacity and management are also increasing. That requires businesses to actively seize opportunities, actively change to adapt. In addition, the wood association should further promote its supporting role in the wood processing industry in Binh Dinh. Key words: International Integration, wood products, impact, exports, Binh Dinh Mở đầu Hội nhập quốc tế và gia nhập FTAs là chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Với chủ trương đó, đất nước ta đã từng bước và chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình HNQT và gia nhập FTAs là động thái tích cực, tạo ra các cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội, làm gia tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ; Tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ và càng thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá Tuy nhiên, bên 171
  2. cạnh tạo cơ hội, mặt tích cực, quá trình HNQT và gia nhập FTAs cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và tạo ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế: Quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt, nhiều doanh nghiệp (DN) có thể dẫn đến nguy cơ phá sản; Chính phủ sẽ mất đi một nguồn thu ngân sách do phải cắt giảm thuế quan. Đối với các nước nghèo sẽ thiếu tài chính và các nguồn lực khác cho việc chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế, dẫn đến sự lệ thuộc; Có thể làm suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống dễ bị xói mòn bởi văn hoá ngoại lai. Nhận thấy những tác động tích cực và tiêu cực trên của HNQT và FTAs, sau gần ba mươi năm (từ năm 1986 đến nay) Đảng, Nhà nước ta đã kiên định đường lối chủ động hội nhập quốc tế để phát huy những mặt tích cực của hội nhập, hạn chế những tiêu cực nhằm đưa đất nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Bình Định là 1 trong 4 địa phương chế biến gỗ xuất khẩu (CBGXK) lớn của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 131 DN hoạt động chế biến gỗ và lâm sản. Trong năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu (XK) gỗ tăng đến 362,54 triệu USD, chiếm 53% tổng giá trị XK của toàn tỉnh; tăng 13,2% giá trị so với năm 2014. Sản phẩm gỗ Bình Định xuất khẩu chủ yếu sang các nước Châu Âu (chiếm 85%), Châu Đại Dương (7%), Bắc Mỹ (5% ), Châu Á (3%) và đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành chế biến gỗ XK ở tỉnh Bình Định đã có nhiều đóng góp lớn cho xã hội, mang lại nguồn thu nhập cho đất nước, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng vào thị trường thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội và không ít những khó khăn, thách thức cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có sản phẩm gỗ xuất khẩu của tỉnh Bình Định. Do đó, việc đánh giá những “Cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu ở Bình Định trong quá trình hội nhập quốc tế và tham gia FTAs” là nội dung hết sức cần thiết, nhằm nhận diện những cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu (XK) ở Bình Định trong bối cảnh HNQT và FTAs. Từ đó, khuyến nghị các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 2. Lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu 2.1. Hội nhập quốc tế a. Khái niệm Lý thuyết về hội nhập kinh tế cho rằng, hội nhập kinh tế là quá trình gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau và lập luận rằng, các thị trường chung siêu quốc gia với việc di chuyển tự do các nhân tố kinh tế giữa các nước sẽ tạo ra nhu cầu tự nhiên phải hội nhập sâu hơn, không chỉ về kinh tế, mà còn cả chính trị [1]. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm thống nhất nào về hội nhập kinh tế quốc tế. Gần đây, tác giả Đặng Đình Quý (2012) có đưa ra khái niệm hội nhập quốc tế như sau: “Hội nhập quốc tế (HNQT) là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc” [6]. 172
  3. b. Bản chất Có thể coi HNQT chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là quá trình các nước giao lưu hoặc hành động cùng nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào đó. Có thể chia hợp tác quốc tế thành ba mức độ cơ bản: Một là trao đổi, tham vấn, phối hợp chính sách, triển khai hoạt động phối hợp và thực hiện các dự án chung; Hai là xây dựng, áp dụng luật lệ, chuẩn mực chung và Ba là điểm trùng giữa hợp tác quốc tế và HNQT. Nói rộng ra, HNQT bao hàm việc chấp nhận, tham gia xây dựng và thực hiện các chuẩn mực quốc tế, bao gồm: Các thể chế, luật lệ, tập quán, nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được chấp nhận rộng rãi. Các chuẩn mực này có thể được hình thành từ quá trình hợp tác quốc tế, thông qua những hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước hoặc các chuẩn mực, tập quán được đặt ra bởi các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ được những tổ chức, cá nhân trên thế giới chấp nhận rộng rãi. 2.2. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) 2.2.1. Khái niệm hiệp định thương mại tự do Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 FTA có hiệu lực[16]. Các FTA có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như FTA Liên minh Châu Âu-Chi Lê, hoặc FTA ASEAN-Trung Quốc[16]. Còn theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền thống” là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA), 2.2.2. Đặc điểm của Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (FTAs) Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA); Các FTAs nói trên được coi là “mới” vì 3 đặc điểm sau đây: Một là, một số FTAs (FTA “thế hệ mới”) nêu trên bao gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt, Vấn đề tiêu chuẩn lao động và vấn đề môi trường đã từng được đưa ra khỏi Chương trình nghị sự Thương mại toàn cầu kể từ Hội nghị Seattle của WTO năm 1999, bởi các nước đang phát triển lúc đó tỏ ra nghi ngại rằng liệu đây có phải là những “hàng rào bảo hộ mới”?[14]. Nhưng, thực tế cho thấy: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm 173
  4. quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của các FTAs và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Việc đưa nội dung về lao động vào các FTAs còn nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường lao động trên toàn thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, buộc cả các nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những “chuẩn mực thương mại mới ”trong các FTAs. Các FTAs không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động và môi trường, mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), và các tiêu chuẩn môi trường và phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN). Hai là, nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTAs bao gồm các nội dung mới hơn như đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình, Ba là, các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, nay được xử lý sâu sắc hơn trong các FTAs, như thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (với “TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS), Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTAs chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi. 2.3. Tác động của hội nhập quốc tế và Hiệp hội tự do thương mại thế hệ mới đến sản phẩm xuất khẩu - Tác động đối với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu, khu vực và mỗi quốc gia: Các FTA được cho là làm tăng cơ hội kinh doanh, do quá trình giảm/loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, tạo cơ hội mới cho xuất khẩu và cơ cấu lại thị trường; tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về mặt kinh tế các FTA dường như đang được phóng đại quá mức, việc các FTA mang đến sự gia tăng hay giảm sút phúc lợi kinh tế hiện chưa thể khẳng định. Khó khăn lớn nhất do các FTA chính là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia FTA có thể làm một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, trước hết là các DN nhà nước, các DN có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động. - Tác động đối với hệ thống pháp luật của các thành viên: Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, IPR, cạnh tranh, lao động, đấu thầu, thương mại điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp, Điều đó góp phần tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp các thành viên cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh như: Bảo 174
  5. vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật; Tạo “sân chơi” công bằng cho DN nhà nước và DN tư nhân; Thuận lợi hóa các thủ tục hải quan; Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh; Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm; Mở cửa thị trường mua sắm công cho các DN FDI từ các thành viên của FTA; Minh bạch hóa hoạt động các cơ quan nhà nước; Bảo hộ IPR của cá nhân, các DN ở Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, những lĩnh vực pháp luật nêu trên đều là những lĩnh vực mới và khó đối với Việt Nam và các nước đang phát triển, khó khăn lớn nhất đối với các nước đang phát triển luôn là vấn đề thực thi pháp luật. - Tác động đối với thể chế, chính sách của các thành viên các FTA: Đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, văn hóa nhằm thực hiện minh bạch chính sách, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Xử lý mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại”, “các giá trị xã hội”, như: thương mại và quyền con người, bảo vệ người lao động trong thương mại quốc tế, thương mại và môi trường, thương mại và văn hóa, thương mại và an ninh, bảo đảm an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, minh bạch chính sách, quyền tự do Internet, theo hướng chuyển từ “đối thoại giữa những người khiếm thính” sang thỏa hiệp đàm phán. Song, với những điều kiện đặt ra trên các FTA “thế hệ mới” sẽ giúp Việt Nam kiện toàn, cải thiện hơn nữa bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỉ luật, kỉ cương của công chức nhà nước, từ đó hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ IPR sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao. Tuy nhiên, các FTA “thế hệ mới” tiềm ẩn nhiều hệ quả quan trọng không chỉ đối với hệ thống pháp luật của các thành viên mà còn liên quan tới các chính sách xã hội, văn hoá, kinh tế. Bên cạnh đó,các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử vô tư của bộ máy nhà nước, sẽ đặt ra những thách thức lớn cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ sẽ phải thực hiện chính sách đầy khó khăn đê cân bằng giữa thương mại quốc tế với những vấn đề “phi thương mại”. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp chính như sau: - Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: Phương pháp này là sự khởi đầu của quá trình tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, là sự đi trước của tư duy trước khi bắt tay thực hiện những thao tác cụ thể của quá trình thu thập thông tin. Bước tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập thông tin qua các cách tiếp cận hệ thống có cấu trúc; tiếp cận tất nhiên và ngẫu nhiên; tiếp cận lịch sử và logic; tiếp cận cá biệt và so sánh; Qua đó, tác giả hình thành nên cơ sở sở lý luận nền tảng cho nghiên cứu này. Tài liệu thu thập thông tin của tác giả bao gồm các văn bản pháp luật, các báo cáo của sở công thương tỉnh Bình Định về ngành chế biến gỗ xuất khẩu, các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu có liên quan, - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, nắm bắt những nội dung người đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc người đi trước đã thực hiện. Nội dung phân tích có thể bao gồm: phân tích nguồn, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu. 175
  6. - Phương pháp tiếp cận logic: Từ việc nghiên cứu, thu thập các dữ liệu, thông tin thông qua tài liệu, sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng để xây dựng các khung nghiên cứu của về cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định trong quá trình hội nhập quốc tế và tham gia các FTAs. Qua đó, kết quả nghiên cứu là quá trình phần tích đầy đủ và có logic về cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu của tỉnh Bình Định trong tình hình hiện tại. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để đánh giá hội nhập quốc tế và FTAs của Việt Nam sẽ tạo ra những cơ hội cũng như thách thức gì cho hoạt động xuất khẩu của một nhóm sản phẩm chủ lực của một địa phương, cụ thể là sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định. Để giải quyết vấn đề đặt ra này, bài viết vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp cho đề tài này. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tổng quan về đặc điểm của tỉnh và ngành chế biến gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định 4.1.1. Số lượng doanh nghiệp Theo số liệu thống kê Sở Công thương ở tỉnh Bình Định với các mốc thời gian năm 2005, 2010 và năm 2015, số lượng các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ ở tỉnh Bình Định có nhiều sự thay đổi: Cụ thể, năm 2005 có 79 DN, với số vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 35%); sau 5 năm (2010), số lượng DN đã tăng lên 171 DN, trung bình hàng năm tăng 21,3%, trong đó quy mô về nguồn vốn dưới 10 tỷ đồng có 86 DN (chiếm 50%). Trong 5 năm tiếp theo (2010- 2015) số lượng DN chế biến gỗ lại giảm từ 171 DN năm 2010 xuống còn 131 DN năm 2015, tương ứng với mức giảm trung bình hằng năm là 5%, trong đó có 71 DN có vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 54,2%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho số lượng đơn hàng giảm, nên các DN quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu không thể trụ vững được trên thị trường, dẫn đến phá sản. Số lượng doanh nghiệp CBGXK tỉnh Bình Định qua 3 mốc thời gian Năm 2015 131 Năm 2010 170 Năm 2005 79 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 (Nguồn: Sở Công thương Bình Định) Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp CBGXK tỉnh Bình Định năm 2005, 2010, 2015 176
  7. 4.1.2. Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định Sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định khá đa dạng, song xét về cơ cấu sản phẩm thì sản phẩm gỗ ngoài trời chiếm tỷ trọng lớn nhất (53,02%) giá trị kim ngạch XK sản phẩm gỗ. Bình Định là tỉnh có khối lượng gỗ xuất XK lớn của cả nước, nhưng phần lớn các DN sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là gỗ ngoài trời (ngoại thất) chiếm tỷ trọng lớn so với các loại sản phẩm gỗ khác. Trong những năm qua, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành gỗ XK tỉnh Bình Định, đặc biệt là sản phẩm gỗ ngoại thất, dẫn đến có nhiều DN đã đóng cửa hoặc phá sản. Trước thực trạng đó, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA) đã xây dựng chiến lược theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm đồ nội thất, mỹ nghệ, giảm tỷ trọng đồ gỗ ngoại thất và mở rộng thị trường tiêu thụ và chú trọng phát triển thị trường nội địa. Trong cơ cấu sản phẩm gỗ XK, dăm gỗ cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, với 24,25% giá trị kim ngạch XK. Dăm gỗ là sản phẩm “ăn sổi”, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp, nhưng sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định. Nguyên do của thực trạng này là có đến 54,2% DN CBGXK tỉnh Bình Định có quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp nên lựa chọn sản phẩm chính là dăm gỗ. Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm sơ chế dăm gỗ thấp, lại là sản phẩm ngày càng khan hiếm và có sự cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào so với các nhóm sản phẩm khác nên FPA đã khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng SX và hạn chế XK dăm gỗ kể từ năm 2015. Tiếp đến, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu sản phẩm gỗ XK ở tỉnh Bình Định là sản phẩm đồ gỗ nội thất với tỷ trọng (9,35%). Trong những năm gần đây khi gỗ ngoại thất gặp khó ở đầu ra sản phẩm, các DN CBGXK tỉnh Bình Định cùng sự khuyến khích của FPA đã chuyển hướng sang SX đồ gỗ nội thất. Song, sự thay đổi này chưa mạnh dẫn đến nên tỷ trọng đóng góp của sản phẩm nội thất, gỗ nguyên liệu, viên nén gỗ và các sản phẩm gỗ khác trong tổng kim ngạch XK chưa cao: Gỗ nguyên liệu (chiếm 6,3%), viên nén gỗ (chiếm 4,69%), nhóm sản phẩm gỗ khác (chiếm 1,88%) và bột gỗ (chiếm 0,5%) có tỷ trọng thấp trong tổng giá trị kim ngạch XK sản phẩm gỗ tỉnh Bình Định. Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định năm 2015 60.00 53.02 50.00 40.00 30.00 24.25 20.00 9.35 6.30 10.00 0.50 4.69 1.88 0.00 Sản phẩm Sản phẩm Dăm gỗ Gỗ nguyên Bột gỗ (%) Viên nén Sản phẩm gỗ ngoài gỗ nội thất (%) liệu (%) gỗ (%) khác (%) trời (%) (%) (Nguồn: Sở Công thương Bình Định) Biểu đồ 2: Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định năm 2015 Như vậy, có thể nói sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định đa dạng, nhiều chủng loại, nhưng sản chủ yếu là gỗ ngoài trời, dăm gỗ. Nhìn vào cơ cấu sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình 177
  8. Định, chúng ta thấy giá trị tăng thêm từ các sản phẩm không lớn: Sản phẩm gỗ ngoài trời chủ yếu gia công nên giá trị thu về không nhiều, dăm gỗ lại là sản phẩm sơ chế nên giá trị tăng thêm không cao, các sản phẩm khác cũng tương tự; Sản phẩm đồ gỗ nội thất giá trị tăng thêm cao, nhưng tỷ trong lại thấp. 4.2 Cơ hội và thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu ở Bình Định trong quá trình Hội nhập quốc tế và gia nhập Hiệp hội thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) 4.2.1. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Trước 1986, Hội nhập quốc tế của Việt Nam chủ yếu ở khối Cộng đồng kinh tế Châu Âu (SEV) thuộc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế (Đại hội Đảng lần thứ VI), Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tăng cường trao đổi thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương liên quan đến hội nhập quốc tế: Tháng 10/1993, Việt Nam đã thiết lập quan hệ bình thường với IMF, WB, ADB. Các nhà tài trợ quốc tế thông qua Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ London đã cam kết cho Việt Nam vay ưu đãi và thảo luận việc xóa các khoản nợ cho Việt Nam. Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO và tháng 01/1995 WTO chính thức nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam để tiến hành đàm phán cụ thể. Tháng 10/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập ASEAN và tháng 7/1995 nước ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, chấp nhận các nguyên tắc, quy định của tổ chức kinh tế khu vực này. Sự kiện này được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngày 22/11/2015, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. Việc tham gia ASEAN đã thiết thực tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác. Tháng 6/1996, Việt Nam tham gia thành lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). ASEM là diễn đàn đối thoại không chính thức theo nguyên tắc đồng thuận, cùng nỗ lực tạo dựng một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của hai khu vực. Tháng 11/1998, Việt Nam đã chính thức được kết nạp và trở thành thành viên APEC. APEC là diễn đàn kinh tế đầu tiên trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm 21 nền kinh tế thành viên của 4 lục địa, đại diện cho hơn 1/3 dân số trên thế giới (khoảng 2,5 tỷ người), chiếm trên 50% GDP và khoảng 47% thương mại thế giới. APEC được thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế thành viên, tăng cường tinh thần cộng đồng và các mối liên hệ trong khu vực vì sự thịnh vượng của nhân dân toàn khu vực. Ngày 13/7/2000, Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Đồng thời, năm 2001 Việt Nam ký Hiệp định Thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ đã tạo ra nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam trong XK hàng hóa của Việt Nam, tạo cơ 178
  9. hội tốt cho nhập khẩu công nghệ hiện đại và nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ. Đánh dấu quá trình mở cửa kinh tế, chủ động hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới là việc kết thúc 11 năm đàm phán song phương, đa phương, quyết định kết nạp Việt Nam vào WTO ngày 7/11/2006 và chính thức có hiệu lực vào 07/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới hiện nay. Kết quả này đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ, hợp lý theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng cho vỉêc xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn thiện cho Việt Nam. Theo thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến tháng 11/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 18 FTAs với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 8 FTA do ta chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Điều đáng ghi nhận là Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này được kỳ vọng tạo ra một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao. Việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói riêng. 4.2.2. Cơ hội, thách thức của sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định trong quá trình hội nhập quốc tế và FTAs Với việc tham gia nhiều tổ chức thương mại và ký nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, cộng đồng kinh tế trên thế giới đã cho thấy sự hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Với phạm vi FTA và quy mô của các tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên khá rộng và toàn diện, trong 3 - 5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. Ngoài ra, việc ký kết 2 Hiệp định và tuyên bố kết thúc 2 Hiệp định quan trọng TPP và Việt Nam - EU sẽ tạo ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam, trong đó có sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước nói chung và Bình Định nói riêng trong thời giai tới. a. Cơ hội Thứ nhất, Cơ hội mở rộng thị trường Một trong những nội dung quan trọng của các Hiệp định thương mại song và đa phương là thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội lớn nhất cho kinh tế Việt Nam nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định nói riêng về mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế, dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong thời gian tới, khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất 179
  10. khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho gỗ xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Số lượng thị trường XK của sản phẩm gỗ Bình Định 80 74 70 66 60 50 40 39 30 31 20 23 16 10 12 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (Nguồn: Sở Công thương Bình Định) Biểu đồ 3: Thị trường tiêu thụ sản phầm gỗ XB Bình Định, giai đoạn 2009-2015 Nếu xét ở thời kỳ đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng có cơ hội rộng mở, nhưng chưa thật sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu và rộng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã tác động mạnh mẽ đến cả hệ thống nền kinh tế nói chung và đối với ngành chế biến gỗ XK trong nước và các địa phương nói riêng. Ở Bình Định, thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ này càng mở rộng, nếu năm 2009 sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định chỉ đến với 12 quốc gia trên thế giới, thì năm 2013 lên đến 39 quốc gia và đến năm 2015 con số thị trường tiêu thụ tăng lên đến 74 quốc gia. Tốc độ tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm gỗ XK ở Bình Định ở các quốc gia giai đoạn 2009-2015 bình quân là 29,67% năm. Việc mở rộng và tăng trưởng về thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ XK Bình Định như trên là kết quả tác động tích cực từ cơ hội về hội nhập kinh tế quốc tế. Bảng 1: Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ Bình Định giai đoạn 2012-2015 (ĐVT: Triệu USD) Thị trường xuất khẩu 2012 2013 2014 2015 Tăng BQ (%) Ấn độ 2,819 4,805 15,271 30,929 82.00 Trung quốc 49,189 47,076 45,857 55,267 2.96 Nhật bản 20,874 21,826 21,176 29,500 9.03 Đức 29,172 36,839 55,733 55,927 17.67 Canada 1,485 1,667 1,338 3,169 20.86 Pháp 22,312 24,535 20,813 25,379 3.27 Anh 26,734 29,512 32,291 35,642 7.45 Oxtraylia 28,081 29,626 33,325 32,495 3.72 Bỉ 8,312 8,553 6,433 4,218 -15.6 Thụy sĩ 637 726 962 565 -2.95 180
  11. Cộng hòa Sec 1,285 1,600 4,553 4,409 36.10 Đan mạch 673 614 1,919 1,259 16.95 Tây Ban Nha 1,471 1,634 4,143 2,910 18.60 Phần lan 1,237 1,588 935 621 -15.83 Hy lạp 675 729 646 912 7.81 Italia 8,953 9,116 7,024 7,854 -3.22 Hàn Quốc 109 118 16,251 15,158 243.40 Hà Lan 9,792 9,854 9,243 8,543 -3.35 Niu di lân 1,189 1,274 1,343 1,178 -0.23 Ba lan 1,892 2,236 2,695 3,154 13.63 Liên bang nga 1,534 1,509 1,109 1,329 -3.52 Thụy điển 1,102 1,223 982 339 -25.53 Thổ nhĩ kỳ 2,352 3,854 6,049 3,856 13.16 Mỹ 9,729 9,880 15,942 17,703 16.14 Thị trường khác 16,740 8,057 17,110 20,560 5.27 Tổng 248,348 258,451 323,143 362,876 9.94 (Nguồn: Sở công thương Bình Định) Xét về giá trị xuất khẩu, sản phẩm gỗ XK ở Bình Định cũng có chuyển biến tích cực như sự tăng lên của số lượng thị trường tiêu thụ: Năm 2012 giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ Bình Định là 24348 triệu USD, đến năm 2015 giá trị này là 362.876 triệu USD (tăng bình quân trong giai đoạn này là 9,94% mỗi năm). Trong đó chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc (tăng 243,4%/năm); thị trường Ấn Độ (tăng ân 82%/năm); thị trường Cộng hòa Séc (tăng 36%/năm); thị trường Canada vv. Điều đó chứng tỏ, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho ngành CBGXK ở tỉnh Bình Định tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thứ hai, Cơ hội trong chuyển dịch cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó ngành chế biến gỗ XK ở Bình Định sẽ chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến có giá trị với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Các DN sẽ chú trọng đến thiết kế mẫu mã, đầu tư công nghệ, hoàn thiện chuỗi sản phẩm và thương hiệu của mình, thu hẹp dần tỷ trọng gia công cho các DN nước ngoài trong cơ cấu sản xuất. Vì thế, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Bình Định đã đa dạng hơn, từ việc chuyên gia công cho các DN nước ngoài; xuất khẩu dăm gỗ, bột gỗ và gỗ nguyên liệu tỷ trọng lớn đến nay các sản phẩm xuất khẩu gỗ của Bình Định chuyển sang tăng tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ nội thất, ngoại thất, Panel lót sàn, viên nén gỗ. Thứ ba, Cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra các cơ hội lớn thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và ngành CB gỗ xuất khẩu Bình Định nói riêng. Các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà 181
  12. Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP, EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng, không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm, dịch vụ tài chính ) sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn, từ đó sẽ gia tăng sự thu hút FDI. Trong những năm qua, nguồn vốn FDI đầu tư ở tỉnh Bình Định đã tăng lên nha chóng, trong giai đoạn 1990-1995 chỉ có 2 dự án, giai đoạn 1995-2005 con số này tăng lên 12 dự án, đến giai đoạn 2005-2010 số dự án FDI cũng tăng mạnh lên đến 26 dự án và đặc biệt trong giai đoạn 2010-2015 con số này tăng lên đến 58 dự án. Có được sự chuyển biến này là nhờ việc tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mang lại cũng như sự tích cực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bình Định. 70 2000 58 60 1750.2574 50 1500 40 1000 30 26 20 12 579.728 500 10 2 194.005 0 22.547 0 1990 - 1995 1995 - 2005 2005 - 2010 2010-2015 Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư) Biểu đồ 4: Số dự án và vốn đầu tư FDI tỉnh Bình Định (1990-2015) Nếu xét theo cơ cấu nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Bình Định cho thấy: Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất (38,033%), tiếp đến là từ Mỹ chiếm vị trí thứ 2 (24,358%), ngoài ra các quốc gia Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ cũng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. 40.000 38.033 35.000 30.000 24.358 25.000 22.25 20.000 15.000 12.170 14.25 10.136 8.547 10.000 5.128 7.12 5.000 5.93 5 1.628 3 0.000 0.9524 Nhật bản Hồng Kông Trung Thái lan Ấn độ Thổ nhĩ kỳ Mỹ Quốc Tỷ lệ (%) Số vốn FDI (triệu USD) Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 5: Vốn đầu tư FDI ngành chế biến gỗ năm 2015 182
  13. Thứ tư, Cơ hội tiếp cận thị trường nguyên liệu mới, giá rẻ Ngành CBGXK Bình Định có thị trường tiêu thụ lớn và chủ yếu là Châu Âu và Hoa kỳ, họ đều bắt buộc phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc. Bên cạnh đó, từ tháng 3/2013, DN XK gỗ vào EU còn phải gánh thêm đạo luật FLEGT cũng yêu cầu các lô đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu (NK). Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nước không phù hợp với nhu cầu SX đồ gỗ xuất khẩu (XK) và cũng chưa có chứng chỉ FSC, vì thế nguồn nguyên liệu gỗ của Bình Định bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ NK, lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%, kim ngạch NK gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch XK sản phẩm gỗ. 35 30 30 25 24 24 20 18 18 15 10 5 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (Nguồn: Sở Công thương Bình Định) Biểu đồ 6: Số lượng thị trường nhập khẩu nguyên liệu gỗ các DN CBG Bình Định Do vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu cho ngành CBGXK ở tỉnh Bình Định vừa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và giá cả rẻ hơn so với trước đây do được hưởng ưu đãi là thành viên. Điều này được minh chứng thông qua sự tăng lên về số lượng thị trường cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành CBGXK của tỉnh Bình Định từ 18 quốc gia trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2015 đã tăng lên 30 quốc gia. Việc tìm kiếm được nhiều thị trường cung ứng nguyên liệu là cơ hội để lựa chọn nơi cung ứng tốt nhất, tránh sức ép từ người bán và đây là cơ hội để ngành CBGXK ở tỉnh Bình Định giảm giá thành sản phẩm, góp phần tích cực vào việc tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định. Thứ năm, Cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại Toàn cầu hóa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, . Sự tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp CBGXK tỉnh Bình Định có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo khoa học-công nghệ của ngành CBGXK. Theo Báo cáo Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 của Bộ NN&PTNN (2010) các DN CBGXK Bình Định nói riêng và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nói chung thì 100% dây chuyền sản xuất của các DN được khảo sát là bán tự động, trong đó có 183
  14. khoảng 30 % trong số đó trình độ công nghệ đạt tiên tiến, còn lại 70% có trình độ công nghệ ở mức trung bình. Công tác xử lý môi trường đã được các DN quan tâm, khoảng 80 % số DN được khảo sát có hệ thống thiết bị xử lý môi trường đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Đến năm 2014, các DN gỗ Bình Định đang sử dụng công nghệ chế biến gỗ tầm trung bình, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và áp dụng nhiều quy trình được chứng nhận như Chuỗi hành trình CoC FSC, VFTN, BSCI, BRC đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ, thời gian giao hàng nhanh, kiểu dáng mẫu mã hợp thị hiếu, thời trang. Đây là một cơ hội lớn giúp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Bình Định nâng cao vai trò và vị thế của mình trong chuỗi giá trị đồ gỗ toàn cầu và nâng cao năng lực sản xuất của mình. Cuối cùng, Cơ hội tăng khả năng cạnh tranh bằng cách cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, giảm chi phí sản xuất. Thời gian qua, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với khủng hoảng nợ công ở EU, hầu như toàn bộ khối EU đều thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, nên hoạt động SXKD của các DN CBG XK ở tỉnh Bình Định gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vì các loại chi phí đầu vào đều tăng, khiến giá thành sản phẩm đồ gỗ cũng tăng, trong khi giá bán tăng không tương xứng. Các DN CBGXK còn phải đương đầu với những hàng rào kỹ thuật do các nước nhập khẩu áp đặt song, đáng mừng là trong bối cảnh khó khăn như vậy, nhiều DN CBGXK ở tỉnh đã tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường để phát triển hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, các DN chế biến đồ gỗ XK ở Bình Định đều ra sức củng cố hệ thống tổ chức để thực hiện tiết kiệm tối đa (nhất là tiết kiệm gỗ nguyên liệu) trong SX, giảm giá thành sản phẩm. Điều này đã mang đến kết quả kinh doanh tốt cho các DN CBGXK tỉnh Bình Định trong thời gian qua. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2014 trên cả nước là 6,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013. Năm 2015, giá trị kim ngạch gỗ XK ở Bình đạt gần 363 triệu USD, tăng 13,2% so với năm 2014; chiếm 53% tổng giá trị kim ngạch XK toàn tỉnh. Thị trường xuất khẩu cũng tăng trưởng vượt bậc, từ 12 quốc gia năm 2009, đến năm 2014 tăng lên 66 quốc gia và năm 2015 là 74 quốc gia (Biểu đồ 3). Hơn nữa, để tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm gỗ XK trong thời gian tới Hiệp hội Gỗ và lâm sản tỉnh Bình Định (FPA) yêu cầu: Mỗi DN cần nhận thức rõ về chi phí sản xuất; xây dựng giá thành cạnh tranh trên cơ sở áp dụng công cụ quản lý hiện đại, máy móc trang thiết bị tiên tiến, sắp xếp đổi mới dây chuyền sản xuất phù hợp, bảo đảm không có công đoạn thừa. Về nguyên liệu và các sản phẩm dịch vụ khác, các DN cung ứng sản phẩm và dịch vụ cần quan tâm tương trợ bằng cách giảm giá nguyên liệu gỗ, vật tư với mức giảm từ 5% trở lên. Đồng thời, các DN nhập khẩu nguyên liệu cần hỗ trợ tìm kiếm, giới thiệu và mạnh dạn kinh doanh nhiều nguyên vật liệu mới, có khả năng thay thế gỗ trên thị trường toàn cầu, hoặc các vật liệu kết hợp với gỗ (như vải sợi, nhựa, kim loại, kính, đá ). b. Thách thức Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp CBGXK tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành chế biến gỗ XK ở tỉnh Bình Định đã, đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn: 184
  15. Thứ nhất, Thách thức về rào cản phi thuế quan Để bảo vệ sản phẩm, trong quá trình cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia đã làm gia tăng xu hướng bảo hộ của Chính phủ các nước đối tác. Cụ thể, theo các quy định của FLEGT, sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU phải có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, không được trộn lẫn các sản phẩm gỗ hợp pháp và chưa được xác minh. Nếu là gỗ rừng trồng tại Việt Nam thì phải được khai thác đúng theo luật pháp Việt Nam, hoặc được cấp chứng chỉ quản lý rừng của bên thứ ba đáng tin cậy Tuy nhiên, với cách làm như hiện nay, DN chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển, chế biến gỗ nên khó chứng minh được nguồn gốc. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm của các DN chế biến gỗ sẽ bị quy vào việc khai thác trái phép, đan đến mất thị trường là điều khó tránh khỏi. Do vậy, các DN chế biến gỗ Việt Nam cần chú ý và cập nhật thông tin thường xuyên để đáp ứng được các quy định mới của các thị trường. Thứ hai, Thách thức về khả năng cạnh tranh Sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ XK tỉnh Bình Định chưa cao, điều này được thể hiện ở sự yếu kém về năng lực quản lý, quy mô sản xuất nhỏ, thiếu chủ động về nguyên liệu, công nghệ chưa hiện đại, công tác xúc tiến thương mại còn bỏ ngỏ Thực tế cho thấy, nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Định hiện đang thiếu trầm trọng, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến các DN thiếu tính chủ động về nguồn nguyên liệu, làm cho chi phí chế biến gỗ tăng, làm giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ chưa cao Đồng thời, các DN sản xuất, chế biến gỗ ở Bình Định còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tỉnh trong nước và các quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Thứ hai, Thách thức về công nghệ chế biến Công nghệ chế biến của các DN ở Bình Định hiện nay còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, đơn lẻ, thiếu sự kết hợp và phát triển đồng bộ, phần lớn chỉ mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Hệ thống trang thiết bị, phần lớn là dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít được sản xuất tại Đức, Ý, Nhật, vì thế không đáp ứng được yêu cầu chế biến sản phẩm cho các khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Thứ ba, Thách thức về khả năng tài chính và quản lý Khả năng tài chính và quản lý tài chính của DNCBG XK ở Bình Định còn hạn chế, hầu hết có quy mô nhỏ và vừa (chiếm gần 80%) nên tiềm lực tài chính hạn chế. Đa phần các DNCBGXK tỉnh Bình Định đều mong muốn gia tăng vốn để mở rộng đầu tư SXKD và phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, các DNCBGXK Bình Định đang gặp nhiều trở ngại trong cách tiếp cận các nguồn vốn: Giới hạn mức vốn vay, lãi suất tín dụng cao, khó khăn trong việc duy trì khoản nợ vay và giữ uy tín với ngân hàng. Trong những năm gần đây do tác động của tình hình kinh tế thế giới, nhiều DNCBG XK Bình Định đã giải thế và phá sản (Biểu đồ 1: Năm 2010 Bình Định có 171DN CBG XK đến năm 2015 còn lại 131 DN CBG XK), nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về tài chính. 185
  16. 5. Một số giải pháp nâng nhằm cao năng lực cho sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định trong quá trình Hội nhập quốc tế và gia nhập Hiệp hội thương mại tự do thế hệ mới Trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức của gỗ xuất khẩu ở Bình Đình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và FTAs, nghiên cứu đề xuất một số Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định trong thời gian tới như sau: 5.1. Về phía Hiệp hội gỗ và lâm sản tỉnh Bình Định (FPA) - Hiệp hội cần củng cố và nâng cao năng lực hỗ trợ cho các DN chế biến gỗ trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, chiến lược sản phẩm, chính sách phát triển, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và liên kết hợp tác trong SXKD đồ gỗ và làm cầu nối giữa DN với Chính phủ, với các tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ ngành chế biến gỗ XK của tỉnh phát triển. - Hiệp hội, bằng nhiều hình thức cần xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm gỗ và DN ra toàn thế giới và khu vực, giúp các DN bảo hộ bản quyền thương hiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước. Đồng thời, Hiệp hội cần tập trung tìm kiếm và mở rộng thị trường cho các hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu được định hướng, phối hợp với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế để tạo môi trường tốt nhất cho các hội viên trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt, giá cả hợp lý, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý và hoạt động xúc tiến thương mại ở các thị trường mục tiêu. - Hiệp hội cần hỗ trợ hội viên thông qua việc tổ chức diễn đàn giữa các DN trong hiệp hội và với các hiệp hội ngành nghề trong, ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý; Cần cải thiện và nâng cao hiệu năng Website của Hiệp hội nhằm truyền tải thông tin khoa học - kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các hội viên. - Hiệp hội cần xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong Hiệp hội và đẩy mạnh xúc tiến thương mại bằng các hình thức như tổ chức hội chợ triển lãm, Festival ngành chế biến gỗ nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm Cần khảo sát nắm bắt tình hình sản xuất của các DN, tìm hiểu những khó khăn, trở ngại của từng DN, từ đó tìm hướng giúp đỡ và kiến nghị lên các cấp lãnh đạo những vấn đề quan trọng. 5.2. Về phía các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Bình Định - Mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết để cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, do đó các DN chế biến gỗ XK Bình Định cần chủ động tìm kiếm đối tác trong và ngoài ngành để liên doanh liên kết tranh thủ sự ủng hộ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý , giảm bớt chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiêu thụ sản phẩm hoặc thông qua các tổ chức tín dụng để tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các gói hỗ trợ của Chính phủ. - Các DN chế biến gỗ XK tỉnh Bình Định chủ yếu là các DN có qui mô nhỏ và vừa, vì thế cần nâng cao năng lực sản xuất và chế biến của mình, cần chú trọng đầu tư, đổi 186
  17. mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Đối với các DN chế biến gỗ XK đã cổ phẩn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định cần tiếp tục đầu tư mở rộng SXKD, kêu gọi sự đầu tư góp vốn của các tổ chức, cá nhân trong và nước để hình thành những tập đoàn kinh tế đủ mạnh với tiềm lực cạnh tranh cao. - Các DN cần tính đến phương án sát nhập, hợp nhất đối với các DN lớn để tạo ra những DN dẫn đầu ngành, có mối liên kết lớn. Còn các DN nhỏ và vừa sẽ trở thành các đơn vị vệ tinh cho các công ty lớn nhằm tạo thành sức mạnh liên kết lớn trong SX CBG XK tỉnh Bình Định. 6. Kết luận Ngành chế biến gỗ xuất khẩu (CBGXK) ở tỉnh Bình Định là một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, Việt Nam với quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ và tiếp tục hội nhập ngày càng sâu, rộng qua các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTAs) đã, đang tác động rất lớn đến các DN, đến ngành CBGXK ở tỉnh Bình Định. Một mặt, thông qua quá trình hội nhập quốc tế và FTAs đã mang đến cho ngành chế biến gỗ XK Bình Định nhiều cơ hội lớn về vốn, môi trường kinh doanh, về đẩy mạnh quá trình sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường và hiệu quả tiêu thụ. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đó, các DN chế biến gỗ cũng như ngành chế biến gỗ XK ở Bình Định cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn về năng lực hiện tại của ngành, của DN, về vốn, công nghệ và năng lực quản lý Do vậy, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu phạm trù này để giúp cho các DN các tổ chức quản lý ngành và các nhà nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về tác động của hội nhập quốc tế đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực SXKD, năng lực cạnh tranh cho gỗ XK ở Bình Định. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Mạnh Dũng, Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến gỗ, Cổng Thông tin điện tử Bộ NN& PTNT. An Nhân, 2016, Xuất khẩu đồ gỗ gặp khó, Báo nông nghiệp Việt Nam, Lê Xuân Nguyên (2011), Phát triển ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Thị Nhiễu, 2004, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ: Những cơ hội và thách thức mới đối với phát triển thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Tạp chí cộng sản, số 73, năm 2004 Thanh Nguyễn, 2016, Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu, chuyên mục Xuất nhập khẩu, báo Hải Quan online, Truy cập ngày 1.6.2016, nguyen-lieu.aspx 187
  18. Nguyễn Tôn Quyền, Báo cáo “Thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ VN”, Hiệp hội chế biến gỗ VN. Nguyễn Tôn Quyền, Trịnh Vỹ, Huỳnh Thạch & Vũ Bảo (2006), “Công nghiệp chế biến gỗ ở VN”, Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Đồng Thành, 2012, Thời báo ngân hàng, nganh-go-van-chi-la-phu-14732.html Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), 2015, Bản tin về ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, tháng 7/2015 UBND tỉnh Bình Định, 2015, Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 18/2007/ QĐ-TTg ngày 5/2/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp VN giai đoạn 2006 - 2020. Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định, Sở Công thương Bình Định, Số liệu & văn bản. 188