Công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng - Một khuôn khổ phân tích

pdf 15 trang Gia Huy 1970
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng - Một khuôn khổ phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_nghe_so_va_chuyen_doi_so_trong_linh_vuc_ngan_hang_mot_k.pdf

Nội dung text: Công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng - Một khuôn khổ phân tích

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" CÔNG NGHệ SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG - MỘT KHUÔN KHỔ PHÂN TÍCH TS. Lương Thái Bảo1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Khuôn khổ phân tích liên lĩnh vực được sử dụng chủ yếu dựa trên tiếp cận của kinh tế học vi mô liên quan đến hàng hóa thông tin. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong kinh tế học, tài chính và đặc biệt là kinh tế công nghiệp mà tại đó, tiến bộ công nghệ được tạo ra do một phần động lực tăng trưởng nội bộ của công ty và một phần cạnh tranh trong ngành mà công ty hoạt động. Các nền tảng phân tích dựa trên kinh tế học và tài chính giúp hiểu rõ hơn việc tại sao chuyển đổi số lại xảy ra trong ngành ngân hàng. Ví dụ về mô hình ngân hàng nền tảng trong bối cảnh công nghệ tài chính đang là một xu hướng nóng giúp minh họa các phân tích trước. Từ khóa: Công nghệ số, chuyển đổi số, ngân hàng 1. Giới thiệu Trong kỷ nguyên số, mô hình ngân hàng truyền thống không thể đứng yên. Các ngân hàng sẽ phải thực hiện chiến lược chuyển đổi số để đáp ứng sự thay đổi nhanh của thị trường, khẩu vị của khách hàng và thông qua đó cạnh tranh với các ngân hàng khác. Theo OECD (2017), để thúc đẩy chuyển đổi số, các quốc gia cần có các chính sách dựa trên bằng chứng liên quan tới tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng và năng suất. Do đó, việc phải có những phương pháp đo lường và phân tích tốt hơn là rất cần thiết. Bài nghiên cứu này hướng tới việc tạo ra một khuôn khổ phân tích để hiểu rõ hơn logic của phát triển công nghệ số và tác động của nó lên hệ thống tài chính quốc gia có đặc điểm dựa trên ngân hàng như của Việt Nam, từ đó đưa ra các hướng nghiên cứu trong tương lai cho giới học thuật và các cơ quan làm chính sách. Bài nghiên cứu được tổ chức thành ba nhóm nội dung chính. Phần một tập trung vào làm rõ tương tác giữa sự phát triển của ICT, internet với hàng hóa thông tin. Nhờ có sự tương tác này, công nghệ số được đẩy mạnh vào mọi mặt của đời sống kinh tế một quốc gia, giúp hình thành nền kinh mới. Phần hai thảo luận các khía cạnh của tiến bộ công nghệ, từ đổi mới sáng tạo tại cấp công ty, đến sự hình thành của thị trường dựa trên 1Email của tác giả: luongthaibao@neu.edu.vn 36
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" công nghệ số mà tại đó các lực lượng cung và cầu tương tác với nhau. Khi khuôn khổ công nghệ số hóa trở thành chuẩn mực mới, việc công ty hay ngành thực hiện chuyển đổi số là tất yếu. Phần ba đi sâu vào ngành ngân hàng, nơi sự phát triển của công nghệ tạo ra một khuôn mẫu công nghệ mới gọi là Fintech. Ví dụ về sự phát triển của mô hình ngân hàng nền tảng cho thấy một xu hướng mới đang bắt đầu tại các ngân hàng, trong khi mục tiêu hoạt động không thay đổi, thì công cụ mà họ sử dụng đã và đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ số. Phần kết luận đưa ra một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai. 2. ICT, internet và hàng hóa thông tin Trong hơn hai thập niên vừa qua, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) và internet giúp làm gia tăng nhanh số lượng các phần mềm (thông tin) và giảm mạnh chi phí phần cứng (cơ sở hạ tầng). Đây là hai cấu thành truyền thống để hình thành nên một hệ thống, thường được biết đến dưới cái tên hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin được liên kết với nhau tạo ra các mạng lưới và các mạng lưới được liên kết với nhau tạo ra mạng lưới toàn cầu như chúng ta đang thấy. Các sản phẩm của một hệ thống thông tin trong thế giới có internet thường được thể hiện dưới dạng trang web. Theo Shapiro àv Varian (1999) sách, phim, nhạc, tạp chí, bảng giá chứng khoán, cơ sở dữ liệu, trang web được coi là hàng hóa thông tin. Các hàng hóa thông tin được sử dụng như hàng hóa cuối cùng hay tham gia vào việc hình thành việc tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác.2 Hàng hóa thông tin được tiêu dùng theo cách truyền thống đã tiến hóa nhờ sự phát triển của ICT và internet nhưng được cụ thể hóa bằng việc ứng dụng công nghệ số hay còn được gọi là số hóa. Việc số hóa các hàng hóa thông tin mang lại lợi ích cho các bên và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Trong các lợi ích có thể được kể ra, giảm chi phí giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng thường được đề cập đến nhiều nhất. Ví dụ, một công ty ở Mỹ có thể bán quyền xem từng bộ phim cho một người xem ở Việt Nam; hay một một cô gái ở Hà Nội có thể ngồi tại nhà để so sánh các mẫu váy thu đông đang được cung cấp bởi các nhãn hiệu khác nhau trên khắp lãnh thổ Việt Nam để ra quyết định mua. Hàng hóa thông tin không chỉ thuộc về khu vực tư nhân mà nó còn được khu vực công sử dụng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như yêu cầu quản lý của nhà nước. Các mẫu biểu quản lý hành chính cung cấp trên các trang web của các cơ quan công hay việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp là những minh chứng dễ nhận biết nhất. 2Ví dụ đơn giản là việc sử dụng thông tin bảng giá chứng khoán như một cấu thành trong dịch vụ môi giới chứng khoán mà các công ty chứng khoán cung cấp cho các nhà đầu tư. 37
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ứng dụng công nghệ số ở cấp vĩ mô và vi mô của nền kinh tế đã tạo ra nền kinh tế được gọi là nền kinh tế mạng lưới, mà trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng được gọi là nền kinh tế số hoặc nền kinh tế mới, hay ở những tài liệu cũ hơn là nền kinh tế thông tin. Tại đó ICT và internet được coi là công nghệ có mục đích chung (General Purpose Technologies - GPT).3 Ở giai đoạn đầu của sự phát triển nền kinh tế mạng lưới này, các quốc gia đã chứng kiến việc hình thành các thị trường thông tin và công nghệ mà tại đó việc sử dụng, ứng dụng công nghệ trở thành chuẩn mực cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Trong nền kinh tế mạng lưới, ICT và internet được thể hiện dưới dạng tiến bộ công nghệ, và do đó tạo ra tích tụ về công nghệ giúp thúc đẩy tăng trưởng. Carlsson (2004) chỉ ra rằng trong nền kinh tế mạng lưới, tác động của ICT và internet thông qua việc nền kinh tế thực hiện số hóa trong một tiến trình gọi là chuyển đổi số cần được nghiên cứu ở bốn khía cạnh gồm: i) thúc đẩy năng suất ở các ngành truyền thống, ii) tái cấu trúc ở cấp ngành, iii) tạo ra các thị trường hiệu quả hơn, và iv) tạo ra sự kết hợp mới, từ đó cho ra các sản phẩm và ngành mới.4 Bhốn k ía cạnh trên có thể được cung cấp bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của ICT và internet lên nền kinh tế. Đầu tiên có thể kể đến Niebel (2018), theo đó việc đầu tư cho ICT tại ba nhóm nước đang phát triển, mới nổi và phát triển giúp tạo ra phát triển kinh tế. Tác động của việc sử dụng internet lên nền kinh tế bóng được nghiên cứu bởi Elgin (2013). Theo óđ , mức độ sử dụng internet có thúc đẩy tăng trưởng năng suất mạnh hơn tại các quốc gia đang phát triển trong khi làm gia tăng hoạt động tránh thuế tại các quốc gia phát triển. Gnangnon và Iyer (2018) nghiên cứu bộ số liệu của 175 nước cho giai đoạn 2000 - 2013 liên quan đến tiếp cận internet, khoảng cách địa lý và mức độ hội nhập vào thị trường dịch vụ toàn cầu và tìm thấy bằng chứng tiếp cận internet tại các quốc gia có khoảng cách địa lý xa với thị trường có thể hội nhập với thị trường tốt hơn. Ở cấp vi mô, nghiên cứu của Huang và Sun (2016) chỉ ra rằng internet đi trước toàn cầu hóa, tức là internet có tác động một chiều lên thương mại hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển vốn là các ngành quan trọng của kinh tế toàn cầu. Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của Zhang và Li (2018) chỉ ra rằng tiếp cận với internet 3GPT được đưa vào khuôn khổ phân tích của lý thuyết về tăng trưởng, theo đó nó không chỉ giúp cải thiện ở trạng thái tĩnh hiệu quả và năng suất mà nó còn đóng góp vào tăng trưởng ở trạng thái động khi tạo ra các hoạt động và sản phẩm mới khi liên kết các cấp độ ứng dụng tại cấp vi mô (doanh nghiệp và cá nhân) để tạo ra tăng trưởng ở cấp vĩ mô. Carlsson (2004) lập luận rằng triển vọng tiết kiệm chi phí của GPT mặc dù lớn, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ và không nhất thiết là phần quan trọng nhất đối với tăng trưởng. Phần quan trọng nhất của một GPT đó là thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở cấp ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế. 4Chuyển đổi số được hiểu đơn giản là việc áp dụng các công nghệ số để tạo ra tác động căn bản lên mọi mặt của doanh nghiệp và xã hội. Định nghĩa được đưa ra tại agement/what-digital-transformation-really-means.html 38
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp của Trung Quốc có được kết quả hoạt động tốt hơn. Tại Hàn Quốc, Hwang và Shin (2017) sử dụng giá so sánh của các hàng hóa có liên quan đến ICT so với các hàng hóa khác để đo lường tác động của thay đổi ICT lên tăng trưởng của nền kinh tế. Các nghiên cứu trên đây, với các cấp độ cũng như phạm vi và khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, cho thấy xu thế chung của việc gia tăng dịch chuyển dữ liệu trong nền kinh tế mạng lưới. Dữ liệu do đó đã trở thành một “hàng hóa” và sự dịch chuyển dữ liệu chính là việc hàng hóa thông tin đã tồn tại và dịch chuyển ở phạm vi toàn cầu, quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Điều này ngụ ý rằng hàng hóa thông tin sẽ có giá trị nào đó đối với các bên sử dụng khác nhau. Khi đó hàng hóa thông tin sẽ được tạo ra, cung cấp, trao đổi trên một thị trường với tính chất công (chẳng hạn như cổng thông tin điện tử của một thành phố) hay tư (báo cáo phân tích từ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp) vốn có của thông tin. Các đặc điểm của hàng hóa thông tin được thảo luận chi tiết trong Shapiro và Varian (1999). Thứ nhất, cấu trúc chi phí để sản xuất hàng hóa thông tin khác với hàng hóa thông thường. Sản xuất một hàng hóa thông tin thường đòi hỏi chi phí cố định cao và chi phí biên thấp. Do đó, việc định giá hàng hóa thông tin sẽ phụ thuộc vào giá trị của nó đối với người sử dụng chứ không phụ thuộc vào chi phí sản xuất. Thứ hai, vì hàng hóa thông tin có thể được sản xuất lại với chi phí thấp, nên việc sao chép nó cũng rất rẻ. Để đảm bảo sự phát triển của hàng hóa thông tin doanh nghiệp hay chính phủ sẽ cần phải thực thi chính sách về quyền sở hữu trí tuệ. Thứ ba, hàng hóa thông tin được gọi là hàng hóa trải nghiệm vì người sử dụng phải trải nghiệm để đánh giá giá trị của nó. Việc tạo ra các hàng hóa thông tin có giá trị với người sử dụng là yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư, hàng hóa thông tin có thể tạo ra hiệu ứng quá tải thông tin. Vấn đề mà người sử dụng thông tin ngày nay phải đối mặt không chỉ đơn giản ở việc tiếp cận mà còn ở việc cùng lúc phải xử lý quá nhiều thông tin để đánh giá được giá trị của thông tin. Do đó, bên tạo ra thông tin và cung cấp chúng cần phải tạo ra giá trị cho thông tin bằng việc xác định vị trí, sàng lọc và truyền thông đến người sử dụng thông tin. Shapiro và Varian (1999) chỉ ra rằng hàng hóa thông tin có được các đặc điểm trên do luôn gắn với công nghệ, là cơ sở hạ tầng, cho phép việc lưu trữ, tìm kiếm, phục hồi, sao chép, lọc, biến đổi, xem, truyền và nhận thông tin. Hay nói khác, cơ sở hạ tầng công nghệ cho phép thông tin dễ được tiếp cận hơn và do đó có giá trị hơn.5 5 Theo Shapiro và Varian (1999) nền kinh tế thông tin liên quan đến cả thông tin và công nghệ đi kèm. 39
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Khc ía ạnh công nghệ của thông tin có một số đặc điểm quan trọng cần ghi nhớ. Thứ nhất là cạnh tranh của các hệ thống. Một hệ thống “thông tin” có nhiều cấu phần có thể được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Nếu một nhà sản xuất muốn bán một cấu phần cho một hệ thống thì cấu phần đó phải tương thích với tất cả các cấu phần khác của hệ thống đó. Nói cách khác, hệ thống đòi hỏi công ty không chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh mà còn phải tập trung như thế đối với bên cộng tác cung cấp cấu phần. Việc hình thành liên minh, đối tác tin cậy và đảm bảo tính tương thích là điều tối quan trọng. Thứ hai, người dùng hàng hóa thông tin thường phải đối mặt với vấn đề liên quan đến “bị khóa” và chi phí chuyển đổi.6 Khi người dùng bị khóa với một hệ thống để tạo ra hay sử dụng thông tin, chi phí chuyển đổi sang một hệ thống khác để đạt được các mục tiêu như thỏa dụng, tương thích, hay kinh doanh thường là lớn. Do đó, chi phí chuyển đổi luôn là rào cản lớn nhất để ngươi dùng cân nhắc lựa chọn hàng hóa thông tin. Thứ ba, hàng hóa thông tin hay công nghệ để tạo ra nó và sử dụng nó liên quan chặt chẽ đến hiệu ứng mạng lưới, tức là giá trị của nó hay công nghệ đi kèm phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người dùng, hay người dùng có đánh giá tốt về nó hay không. Sự ra đời của internet cho phép nhiều hàng hóa thông tin phát triển từ hiệu ứng mạng lưới vật lý thành hiệu ứng mạng lưới ảo. Hiệu ứng mạng lưới giúp cho hàng hóa thông tin không chỉ đạt được kinh tế học quy mô phía sản xuất mà còn ở phía cầu. Các bên cung cấp hàng hóa thông tin hay công nghệ đi kèm cạnh tranh nhau để thỏa mãn kỳ vọng của người dùng và do đó tạo ra các chuẩn mực. Nhưng do hiệu ứng mạng lưới nên việc tạo ra chuẩn mực cũng là mục tiêu của các bên cung cấp hàng hóa thông tin hay công nghệ đi kèm. Bản thân các chuẩn mực cũng làm cạnh tranh biến đổi từ cạnh tranh trong một thị trường thành cạnh tranh trong một chuẩn mực. Các nghiên cứu của giới học thuật trong hai thập niên gần đây đã chỉ ra rằng, sự tương tác giữa hàng hóa thông tin, internet, và công nghệ số hóa sẽ tạo ra thị trường trực tuyến cho tương tác của người mua và người bán. Thị trường trực tuyến này không chỉ là nơi phục vụ việc trao đổi hàng hóa thông tin mà còn là nơi hỗ trợ cho trao đổi hàng hóa vật lý, hàng hóa công Nền kinh tế mạng lưới hay nền kinh tế mới thực tế đã thực hiện việc cộng thêm vào nền kinh tế truyền thống như chúng ta đã biết. Việc lựa chọn của cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay chính phủ để tham gia hay thúc đẩy phát triển của nền kinh tế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, dường như các chủ thể này phải đối mặt với câu hỏi thực tế hơn là mức độ tham gia của họ là 6Bị khóa (lock-in) xảy ra khi người dùng đã đầu tư rất lớn vào một hệ thống theo một công nghệ nào đó để tạo ra hay sử dụng hàng hóa thông tin. Khi công nghệ mới hơn hay thay thế ra đời, các hàng hóa thông tin liên quan không tương thích làm cho người dùng ít có mong muốn chuyển đổi. 40
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" bao nhiêu. Quan trọng hơn, trong khuôn khổ của chiến lược cạnh tranh, việc họ quyết định là người đầu tiên dịch chuyển sang và tham gia vào nền kinh tế số sẽ là nhân tố đảm bảo một chỗ đứng trong thế giới tương lai. 3. Tiến bộ công nghệ và chuyển đổi số Phân tích ở trên đã chỉ ra rằng ICT và internet là tiến bộ công nghệ và được coi là công nghệ có mục đích chung.7 Dosi và Nelson (2010) chỉ ra rằng để hiểu được tiến bộ công nghệ, chúng ta cần nhìn nó như là một quá trình của tiến hóa. Tức là, quá trình mang ý nghĩa tiến hóa khi tại một thời điểm bất kỳ luôn có nhiều cố gắng khác nhau đang tiếp diễn để thúc đẩy công nghệ tiến lên. Những cố gắng này xảy ra do sự cạnh tranh giữa các bên nhưng cũng có thể là hệ quả của các thực tiễn phổ biến liên quan đến công nghệ. Người chiến thắng hay người thua cuộc trong cuộc cạnh tranh này được quyết định thông qua các cơ chế lựa chọn thực tế. Ngụ ý của việc này là sự thay đổi của phân phối năng lực cạnh tranh trong ngành giữa các công ty khác nhau sẽ làm thay đổi cấu trúc ngành. Bên cạnh đó, tiến bộ công nghệ cũng có thể được nhìn nhận từ góc độ lý thuyết công ty. Đổi mới sáng tạo về công nghệ tại công ty đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của công ty, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường khi các công ty là nơi tập trung các cố gắng để thúc đẩy công nghệ tiến lên. Thông thường, chúng ta thấy công ty là những đơn vị kinh tế sử dụng các công nghệ mới nhất, sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm dịch vụ mới nhất và vận hành các quy trình sản xuất mới nhất. Góc nhìn tiến hóa trong bối cảnh của công ty tập trung vào quá trình tại đó công ty không ngừng nghỉ tìm kiếm và đưa vào sử dụng các kỹ thuật mới, các mô hình tổ chức mới và kiểu hành vi mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.8 Hệ quả của quá trình cạnh tranh dựa trên công nghệ là việc tăng trưởng được thúc đẩy cùng với việc đi xuống hay biến mất của nhiều công ty. 7 Dosi và Nelson (2010) đưa ra định nghĩa tổng quát về công nghệ. Một công nghệ có thể được hiểu bao gồm ba yếu tố: i) một tập hợp nhiều thực hành, dưới dạng quy trình để đạt mục tiêu cụ thể, và chúng được kết hợp với toàn bộ các khám phá khoa học mang tính chất đầu vào; ii) khái niệm riêng biệt về thiết kế các khám phá khoa học phải có ở đầu ra, và iii) một tập hợp nhiều hiểu biết, một số mang tính cá nhân tương đối, nhưng hầu hết chúng được chia sẻ trong giới chuyên môn. Các yếu tố này kết hợp với nhau để thành các cấu phần của một khuôn mẫu công nghệ và nó giúp nhận diện các ràng buộc về vận hành trong các thực tiễn tốt nhất đang phổ biến và các khám phá mang tính giải quyết vấn đề được cho rằng có triển vọng đẩy lùi các các ràng buộc đó. 8Dosi và Nelson (2010) cho rằng trong mỗi khuôn mẫu công nghệ cụ thể, công ty thúc đẩy tiến bộ công nghệ thông qua hai quy trình riêng biệt là tìm kiếm và học tập. Quy trình thứ nhất ngụ ý sự tồn tại của nhiều cách thức đa dạng trong tạo ra và tiếp cận các cơ hội công nghệ mới. Trong khi quy trình thứ hai dẫn đến các mô hình tổ chức khác nhau để phù hợp với các quy trình tìm kiếm này. 41
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Nếu ở trên tiến bộ công nghệ được nhìn nhận ở phía cung thì ở phía cầu một số vấn đề liên quan đến cũng cần phải được xem xét. Dosi và Nelson (2010) lập luận rằng xu hướng mà tại đó một công nghệ tiến lên theo một quỹ đạo cụ thể không có nghĩa rằng nhu cầu của người dùng, sự ưa thích và các các điều kiện kinh tế như giá tương đối không ảnh hưởng đến con đường phát triển của công nghệ. Đặc điểm của cộng đồng người dùng, sự ưa thích của họ, mong muốn và hạn chế của họ, và nhìn chung thị trường được xác định cho các sản phẩm và dịch vụ mới chính là nhân tố quan trọng để thúc đẩy công nghệ tiến lên. Theo các tác giả, sự thay đổi trong định hướng để các công nghệ được tạo ra và phát triển phụ thuộc vào sự thay đổi các nhân tố phía cầu theo ba cách gồm: i) những thay đổi trong các nguyên tắc của kinh tế học vi mô về tìm kiếm đang ảnh hưởng lên định hướng khám phá các không gian cơ hội mang tính khái niệm và lên lựa chọn áp dụng thay đổi công nghệ liên quan đến máy móc trong các khuôn mẫu công nghệ, ii) những thay đổi trong phân bổ nguồn lực cho các nỗ lực tìm kiếm, bất kể định hướng của chúng là gì, trên khắp các khuôn mẫu công nghệ và các mảng kinh doanh, và iii) những thay đổi do thị trường thúc đẩy liên quan đến tiêu chí lựa chọn mà theo đó một số công nghệ hay sản phẩm được so sánh với một tập hợp lớn và đa dạng. Những lập luận trên đây có ngụ ý rằng tiến bộ công nghệ có thể được giải thích như một quá trình tiến hóa mà tại đó có sự tương tác nội sinh giữa cấu trúc động lực (đến từ giá so sánh và kiểu mẫu nhu cầu - phía cầu) và năng lực đổi mới sáng tạo của công ty (tìm kiếm và học tập - phía cung). Ở dài hạn, những thay đổi quan trọng trong kiểu mẫu đổi mới sáng tạo sẽ gắn liền với sự ra đời của các khuôn mẫu công nghệ mới. Sự tương tác của ICT, internet và hàng hóa thông tin như đã phân tích ở phần trên là một minh chứng quan trọng. Quá trình tương tác này được thực hiện thông qua việc số hóa và khi cá nhân, công ty, chính phủ và xã hội cùng tương tác để tạo ra các hàng hóa thông tin mới trong khuôn khổ phát triển của ICT và internet, nó sẽ tạo ra sự tiến hóa ở các cấp độ khác nhau.9 Và một bộ phận cấu thành quan trọng của sự tiến hóa này được gọi là chuyển đổi số. Chuyển đổi số ra đời tại các cấp độ khác nhau của nền kinh tế là nền tảng cho sự ra đời và phát triển của thị trường số cũng như xã hội số.10 Trong đó, cá nhân với các đặc điểm nhân khẩu học và chính phủ với vai trò điều chỉnh thông qua hệ thống luật định 9Do số hóa và chuyển đổi số còn là lĩnh vực tương đối mới, phần lớn các nghiên cứu học thuật hay của giới chuyên môn tập trung vào cấp độ doanh nghiệp và ngành. Để nắm rõ khái niệm số hóa ở khía cạnh kỹ thuật hãy tham khảo tại và khía cạnh kinh doanh hay tham khảo tại . 10 Linnho -Popien và cộng sự (2018) đã tập hợp các thảo luận và nghiên cứu liên quan đến định hướng và quỹ đạo liên quan đến quá trình tiến hóa của công nghệ số. 42
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" tương tác với công ty để thúc đẩy công nghệ số mà lõi của nó là hàng hóa thông tin trở thành khuôn công nghệ mới của nền kinh tế. Để có cái nhìn tổng thể về sự tương tác này cần phải viện dẫn đến một khuôn khổ sơ khởi của OECD (2017) như hình bên dưới. GẮN KẾT CHÍNH SÁCH & PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC Làm chuyển đổi số phục vụ cho nền kinh tế và phúc lợi xã hội Đổi mới Thích nghi Sử dụng Lòng tin sáng tạo & Chính phủ số của thị trường Phúc lợi hiệu quả & sự chấp nhận các hiệu ứng (Chính phủ) lao động (Con người) (công ty) (Công ty & (ngành) Con người) (Con người) Xây dựng nền tảng cho chuyển đổi số Các điều kiện về khuôn khổ Tiếp cận với cơ sở hạ tầng (bao gồm độ mở thị trường) & dịch vụ số H ình 1: Khuôn khổ sơ khởi chính sách tích hợp để chuyển đổi số phục vụ nền kinh tế và phúc lợi xã hội - OECD (2017) Khuôn khổ sơ khởi trên cho thấy một số gợi ý quan trọng. Thứ nhất, chuyển đổi số là một lĩnh vực còn mới và cần được tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, chuyển đổi số liên quan đến phía cung và phía cầu của thị trường. Ở phía cung, các công ty là đối tượng chính trong việc phát triển công nghệ số liên quan đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ số. Còn ở phía cầu công ty sẽ ứng dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình nhằm tạo ra hiệu quả và năng suất. Ở phạm vi lớn hơn, trong một ngành, mức độ cạnh tranh sẽ thúc đẩy các công ty thực hiện đổi mới sáng tạo để tạo ra các hiệu ứng dương liên quan đến ứng dụng công nghệ số, giúp nâng vị thế cạnh tranh của mỗi công ty. Thứ ba, nhân tố con người đóng vai trò không thể thiếu dù là trực tiếp hay gián tiếp trong chuyển đổi số. Con người tham gia ở phía cung và phía cầu của một thị trường số, họ cũng là người làm việc tại công ty, hay trong chính phủ nhưng quan trọng nhất họ hình thành nên một xã hội số mà tại đó dữ liệu được sản xuất, trao đổi dưới định dạng hàng hóa thông tin. Quá trình này thực tế đã tạo ra một khuôn khổ công nghệ mới như đã chỉ ra ở trên.11 11Xem thêm de la Mothe và Paquet (2000) về trình bày cơ bản liên quan đến tương tác của thông tin (hàng hóa) 43
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Thứ tư và quan trọng nhất, công ty chính là người chơi chính trong quá trình chuyển đổi số để tạo ra nền kinh tế số. Do đó ở phía cầu, công ty phải thực hiện hoạch định chiến lược để chuyển đổi số thành công. Theo Matt àv cộng sự (2015) bất kể công ty nào, hay ở cấp độ cao hơn do tác động cạnh tranh là ngành, khi hoạch định chiến lược chuyển đổi số phải cân nhắc hướng đi của mình để hướng tới các giá trị chung gồm: sử dụng công nghệ, thay đổi trong việc tạo ra giá trị, thay đổi cấu trúc và khía cạnh tài chính. Để đạt được các giá trị này trong quá trình chuyển đổi số, công ty phải đặc biệt quan tâm đến mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số. Theo Lee và Vonortas (2008), các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số phải vốn hóa dựa trên các thuộc tính “phá vỡ” và các đặc điểm của internet hay nền kinh tế số giúp công ty có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và giá trị cho khách hàng.12 Trong đó, một giải pháp sáng tạo phải bao gồm hai thuộc tính: i) nó mang lại gói thuộc tính kết quả hoạt động khác (so với mô hình truyền thống) và ii) các thuộc tính kết quả hoạt động đang mang lại giá trị cho khách hàng hiện tại phải được cải thiện với tốc độ đủ lớn để công nghệ mới xâm chiếm các thị trường đã hiện hữu. Mô hình thương mại điện tử là một ví dụ điển hình khi nó có một số thuộc tính phá vỡ gồm: hiệu ứng mạng lưới, nền tảng mở, tính kết nối và tính tương tác, trao đổi và chia sẻ thông tin, sự hội tụ của sản xuất và tiêu dùng, các tài sản số được sử dụng làm đầu vào cho quy trình chuyển đổi kinh doanh của công ty, minh bạch về chi phí, trưng bày trực tuyến hàng hóa, tốc độ và tần suất của thay đổi lớn, biên giới ngành được mở rộng. Thương ạm i điện tử hay một số mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số như kinh tế chia sẻ, dịch vụ OTT cho thấy tính chất phá vỡ của công nghệ do việc các công ty đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo ra khuôn khổ công nghệ mới và do đó lợi thế cạnh tranh vượt trội trong ngành hay thậm chí tạo ra một ngành mới. Các phân tích về hàng hóa thông tin và tiến bộ công nghệ ở trên giúp lý giải được chỗ đứng của công nghệ số và tương lai phát triển của nó trong không chỉ các ngành này (liên quan nhiều đến thương mại và dịch vụ) mà còn các ngành khác của nền kinh tế, trong đó có thể kể đến cơ khí chế tạo, dầu khí và hóa chất, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y tế và dược phẩm và ngay cả trong ngành giáo dục. Có thể phát biểu an toàn rằng chuyển đổi số đã trở thành chuẩn mực mới cho tiến bộ công nghệ mà một nền kinh tế, một xã hội cần xem xét, đánh giá và đưa vào áp dụng. với đổi mới sáng tạo (tiến bộ công nghệ) và tác động của chúng lên nền kinh tế cũng như xã hội. 12 Từ “phá vỡ” có nguồn gốc từ khái niệm disruptive innovation là cụm từ được biến tấu từ khái niệm creative destruction trong lý thuyết về khởi nghiệp được đưa ra bởi Joseph Schumpeter. 44
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 4. Ngân hàng nền tảng (BaaP) và công nghệ tài chính Như đã phân tích ở trên, chuyển đổi số thể hiện sự tiến bộ công nghệ mà tại đó một công ty, một ngành ở cấp vi mô hay một nền kinh tế, xã hội của một quốc gia ở cấp vĩ mô chuyển dịch sang một khuôn khổ công nghệ mới. Nền tảng của chuyển đổi số là sự phát triển của ICT, internet và các công nghệ liên quan gọi chung là công nghệ số. Trong các ngành kinh tế, chuyển đổi số thể hiện rõ ràng nhất tại các ngành mang tính thương mại và dịch vụ; vậy nên ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế này.13 Hiện nay, ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ số nói riêng vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã trở nên phổ biến và thành một xu thế chủ đạo, được gọi là công nghệ tài chính hay Fintech. Một số nghiên cứu của giới học thuật về Fintech cần phải được liệt kê ở đây. Trong đó, Schueffel (2016) cung cấp thảo luận về định nghĩa khoa học của Fintech, Arner và cộng sự (2016) bàn về khía cạnh thể chế liên quan đến sự phát triển của Fintech, Lee và Shin (2018) đưa ra những phân tích từ góc độ kinh tế và tài chính về hệ sinh thái và các mô hình kinh doanh liên quan đến Fintech, trong khi Zavolokina và các cộng sự (2016) đánh giá về xu hướng xã hội liên quan đến Fintech, và Gomber và các cộng sự (2017) đề xuất mô hình hình lập phương về các cấu phần của FinTech. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập sâu vào tác động của khuôn mẫu công nghệ mới lên lĩnh vực tài chính ngân hàng liên quan đến mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số. Từ hai nghiên cứu của Lee và Shin (2018) và Gomber và các cộng sự (2017), một ngụ ý quan trọng có thể được rút ra. Đó là công nghệ số có thể được đưa vào lĩnh vực tài chính ngân hàng và đặc biệt là trong ngành ngân hàng để tạo ra mô hình kinh doanh gần với số hóa hoàn toàn. Ví dụ quan trọng nhất là mô hình ngân hàng nền tảng (Bank-as- a-Platform hay BaaP). Khái niệm này được giới thiệu trong Ernst & Young (2018) và nó thể hiện sự phát triển tiếp theo của ứng dụng Fintech trong ngành ngân hàng. OECD (2017) chỉ ra rằng công nghệ số cho phép mở rộng tương tác cũng như thay đổi hành vi giữa cá nhân, cộng đồng, công ty và chính phủ. Sự thay đổi này thúc đẩy sự phát triển của không chỉ các quan hệ trực tiếp mà còn sự phát triển của các thị trường 13 Dosi và Nelson (2010) sử dụng cách phân loại (liên quan đến khuôn mẫu công nghệ) các ngành kinh tế của Pavitt (Pavitt K., 1984, Sectoral patterns of technical change: Towards a taxonomy and a theory). Theo đó, các ngành “công nghiệp” được chia thành bốn nhóm gồm: i) ngành bị chi phối bởi nhà cung cấp, ii) ngành của các nhà cung cấp chuyên môn hóa cao, iii) ngành phụ thuộc vào quy mô, và iv) ngành dựa trên nghiên cứu khoa học. Theo cách phân chia này, có thể an toàn để xếp lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là ngành ngân hàng, vào nhóm ba; và theo Pavitt quy mô sản xuất của công ty trong ngành này phụ thuộc vào việc khai thác các cơ hội đổi mới sáng tạo, một phần nội sinh từ nội bộ công ty, một phần từ các đầu vào là nghiên cứu khoa học, tức là các ngành thuộc nhóm bốn (trong đó có vi điện tử và tin học). 45
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" nhiều bên được tăng lực bởi công nghệ số, thường được gọi là các “nền tảng”. Một nền tảng được đưa vào một ngân hàng dựa trên sự tham gia của nhiều bên, trong đó phải kể đến các công ty cung cấp phần cứng, dịch vụ internet, dịch vụ điện toán đám mây, phần mềm, phân tích dữ liệu, và đặc biệt các công ty công nghệ tập trung vào Fintech, kết hợp với chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng có thể tạo ra một “nền tảng” kinh doanh hoàn toàn mới cho ngân hàng. Bảng bên dưới cho thấy sự khác biệt của hai mô hình kinh doanh của ngân hàng, truyền thống và dựa trên công nghệ số để xây mô hình ngân hàng nền tảng. Bảng 1: So sánh ngân hàng truyền thống và ngân hàng nền tảng dựa trên Fintech - Ernst & Young LLP (2018) Đối tượng quản trị Ngân hàng truyền thống Ngân hàng nền tảng dựa trên Fintech Tìm kiếm khách hàng Chi nhánh và trực tuyến Ưu tiên tính di động Trải nghiệm Tập trung vào chi nhánh, kết hợp với Di động và trực tuyến khách hàng trực tuyến và di động Dịch vụ khách hàng Chi nhánh, trung tâm chăm sóc khách Quầy tự phục vụ, đầu tư vào trả lời tự hàng, quầy tự phục vụ động (chatbots) Nhân khẩu học của khách hàng Thế hệ X Thế hệ Millenials Tiếp cận về sản phẩm Sản phẩm là trung tâm, một “kích cỡ” Khách hàng là trung tâm, cá nhân hóa cho tất cả Mô hình vận hành Theo trục dọc, tập trung Định hướng dịch vụ, phi tập trung Dữ liệu và phân tích Nguồn duy nhất, dựa vào dữ liệu nội Nhiều nguồn, bao gồm tương tác với bộ khách hàng, mạng xã hội, phân tích từ các đối tác Tiếp cận về phát triển Mô hình thác nước, với R&D và nguồn Linh hoạt, với việc sử dụng tối đa tính lực tính toán nội bộ di động, đám mây và APIs Chu kỳ phát triển theo thời gian Chậm do hành chính giấy tờ, thời gian Nhỏ do tổ chức bộ máy gọn hơn, đối duyệt kéo dài, và các chu kỳ ngân sách tác về R&D, thước đo rõ ràng, và nhà đầu tư giám sát trực tiếp Rủi ro và tuân thủ Tập trung mạnh vào quy định và tuân Quản lý thông qua các đối tác thủ nội bộ 46
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" B ảng trên miêu tả sự dịch chuyển chiến lược của ngân hàng về phương pháp tiếp cận, đối tượng khách hàng, định hướng sản phẩm dịch vụ, tổ chức vận hành, quản trị chi phí, quản trị rủi ro Tất cả những dịch chuyển này chỉ có thể thực hiện được khi ngân hàng có chiến lược để thực hiện việc chuyển đổi số. Nếu đi sâu vào khía cạnh tiếp cận phát triển sẽ thấy ngân hàng, sau khi có chiến lược chuyển đổi số, sẽ phải thực hiện một dự án khổng lồ để tạo ra liên kết giữa nguồn lực tính toán nội bộ với khả năng tính toán khổng lồ bên ngoài thường được hiểu là các dịch vụ điện toán đám mây. Việc tăng cường năng lực tính toán giúp ngân hàng có thể ra các quyết định quản lý tốt hơn có thể là trong phân tích hành vi khách hàng hay phân tích rủi ro danh mục mà ngân hàng đang nắm giữ. Nếu phải thực hiện dự án chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng nền tảng dựa trên Fintech, ngân hàng cần xác định chiến lược, lộ trình và mục tiêu của chuyển đổi. Đây thuần túy liên quan đến hoạt động phân tích chi phí và lợi ích, hay cụ thể hơn là phân tích tài chính của một dự án. Trong các yếu tố phân tích của dự án, ngân hàng sẽ phải cân nhắc đánh giá những tác động tích cực của kinh tế học quy mô, kinh tế học phạm vi và thời gian mà “nền tảng” mang lại. Đối với các yếu tố khó đo lường hơn như các quan hệ với khách hàng, các thị trường liên quan, các hệ sinh thái mà “nền tảng” có thể giúp ngân hàng thúc đẩy tiếp cận việc cũng cần phải được lượng hóa trong các “biến đại diện” để đánh giá dự án chuyển đổi.14 Cuối cùng, cần nghiên cứu để đánh giá các yếu tố về sở hữu, giá trị kinh tế/tài sản mà “nền tảng” mang lại cho ngân hàng. Có thể nói, nếu “nền tảng” này được đưa vào sản xuất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì giá trị lớn nhất mà nó mang lại không nhất thiết phải là những con số liên quan đến lợi nhuận mà chính là dữ liệu nó cung cấp. Nói cách khác, khuôn khổ công nghệ mới thực tế đã giúp ngân hàng sản xuất ra được hàng hóa thông tin giúp nó tiến hóa thực sự trở thành một định chế tài chính như được định nghĩa, tức là nơi xử lý thông tin. KếT luận Bài nghiên cứu sử dụng hàng hóa thông tin làm cầu nối giữa nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế mạng lưới, thường được nhìn thấy dưới tác động của ICT và internet, để 14Các nền tảng nhất lớn được liên kết với nhau với các mức độ tích hợp, liên kết vận hành, chia sẻ dữ liệu, và tính mở của nền tảng khác nhau được sử dụng làm hệ sinh thái riêng (OECD, 2017). Hệ sinh thái thuộc quyền sở hữu của bên tạo ra các nền tảng lõi (có thể là một ngân hàng) và nó có thể là tài sản lớn nhất của họ trong tương lai. 47
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" tạo khuôn khổ phân tích cho sự dịch chuyển của một quốc gia trong kỷ nguyên số. Các tiếp cận lý thuyết kinh tế học của đổi mới sáng tạo và kinh tế học công nghiệp kết hợp với các phân tích của tài chính để chỉ ra rằng chuyển đổi số là con đường tất yếu mà một quốc gia cần theo đuổi. Các phân tích chuyển đổi số được tập trung dựa vào đánh giá ở cấp công ty và cấp ngành mà tại đó các động lực cho việc xây dựng và áp dụng khuôn khổ công nghệ mới vào sự phát triển của công ty với hệ quả làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh trong ngành. Xu hướng ứng dụng công nghệ số vào ngành ngân hàng được phản ánh trong ví dụ minh họa về ngân hàng nền tảng. Khái niệm này cho phép kết hợp các phân tích lý thuyết đi trước để diễn giải một tiến trình mà tại đó tiến bộ công nghệ tác động lên đời sống kinh tế. Với khuôn khổ phân tích được sử dụng, nghiên cứu này nhằm đưa ra một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai về việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của một ngành dịch vụ quan trọng là ngân hàng cũng như cho nền kinh tế của một quốc gia nói riêng. Có ba hướng nghiên cứu có thể phát triển dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hiện có. Ở khía cạnh vi mô, các nghiên cứu liên quan đến động học của cạnh tranh trong một ngành dưới tác động của khuôn khổ công nghệ mới là đặc biệt quan trọng. Kết quả của các nghiên cứu vi mô này có tạo ra đầu vào cho các nghiên cứu ở khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế. Sự phát triển của một ngành do chuyển đổi số tương tác như thế nào với các ngành khác trong khuôn khổ tạo ra cải thiện về năng suất và nâng cao tốc độ tăng trưởng của kinh tế. Bài nghiên cứu đề cập tương đối hạn chế khía cạnh thể chế của quá trình tiến hóa liên quan đến công nghệ số. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nền kinh tế số là một động lực cho tăng trưởng của quốc gia thì việc đánh giá khía cạnh thể chế của công nghệ là hết sức quan trọng. Luật lệ, bên cạnh các lực lượng thị trường và xu hướng của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các thị trường mới (và quan trọng hơn là mở) cho hàng hóa thông tin, các nền tảng và các hệ sinh thái số. Một ngụ ý quan trọng không thể không nhắc đến để kết thúc bài nghiên cứu liên quan đến nhân tố con người. Khuôn khổ sơ khởi của OECD trình bày ở trên cho thấy vai trò của chính phủ cũng như các bên liên quan, đặc biệt là các cở sở đào tạo trong việc xây dựng một lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn là về văn hóa số để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ nói chung và công nghệ số nói riêng mà một quốc gia đang phải đối mặt. 48
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài liệu THAM Khảo 1. Arner D., Barberis J. and R. Buckley (2016) The Evolution of Fintech: A New Post- Crisis Paradigm?, University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No. 2015/047; UNSW Law Research Paper No. 2016 - 62. Available at SSRN: https:// ssrn.com/abstract=2676553 or 2. Carlsson B. (2004) The Digital Economy: what is new and what is not?, Structural Change and Economic Dynamics, No. 15, 245 - 264. 3. de la Mothe J. and G. Paquet (2000) Information, innovation, and impacts, Eds., Springer Science + Business Media, New York. 4. Dosi G. and R. R. Nelson (2010) Technological Change and Industrial Dynamics as Evolutionary Process in Hanbook of the Economics of Innovation, Vol. 1, Ed. by K. J. Arrow and M. D. Intriligator, Elsevier, Amsterdam. 5. Elgin C. (2013) Internet usage and the shadow economy: Evidence from panel data, Economic Systems, No. 37, 111 - 121. 6. Gnangnon S. K. và H. Iyer (2018) Does bridging the Internet Access Divide contribute to enhancing countries integration into the global trade in services markets?, Telecommunications Policy No. 42, 61 - 77. 7. Gomber P., Koch J. A. and M. Siering (2017) Digital Finance and FinTech: current research and future research directions, J Bus Econ, 87:537 - 580. 8. Huang T. T. và B. Q. Sun (2016) The impact of the Internet on global industry: New evidence of Internet measurement, Research in International Business and Finance No. 37, 93 - 112. 9. Hwang W, S. và J. Shin (2017) ICT-specific technological change and economic growth in Korea, Telecommunications Policy No. 41, 282 - 294. 10. Lee I. and Y. J. Shin (2018) Fintech: Ecosystem, business models, investment decisions, and challenges, Business Horizons (2018) 61, 35 - 46. 11. Lee C.-S. and N. S. Vonortas (2008) Business Model Innovation in the Digital Economy in Electronic Government: Concepts, Methodologies, Tools, Vol. 6, and Applications, Ed. By A.-V. Anttiroiko. 12. Linnhoff -Popien C., Schneider R. and M. Zaddach (2018) Digital Marketplaces Unleashed, Eds., Springer - Verlag, Berlin. 49
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 13. Matt C., Hess T. and A. Benlian (2015) Digital Transformation Strategies, Business and Information Systems Engineering, 57(5), 339 - 343. 14. OECD (2017) Going Digital: Making the Transformation Work for Growth and Well- Being, Meeting of the OECD Council at Ministerial Level. 15. Shapiro C. và H. L. Varian (1999)Information Rules: A Strategic Guide to the Network Economy, Harvard Business School Press, Boston, Massachusetts. 16. Schueffel P. (2016) Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech, Journal of Innovation Management, No. 4, 32 - 54. 17. Zavolokina L., Dolata M. and G. Schwabe (2016), The FinTech phenomenon: antecedents of financial innovation perceived by the press, Financial Innovation, 2:16. 18. Zhang F. và D. Li (2018) Regional ICT access and entrepreneurship: Evidence from China, Information & Management No. 55, 188 - 198. 19. Ernst & Young LLP (2018) A vision for platform - based banking. Ngày gửi bài: 17/5/2018 Ngày gửi lại bài: 04/6/2018 Ngày duyệt đăng: 05/06/2018 50