Công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cong_nghe_tai_chinh_trong_linh_vuc_ngan_hang_tai_viet_nam.pdf
Nội dung text: Công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
- 523 CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Trương Thị Hoài Linh Viện ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Công nghệ đang làm thay đổi sâu sắc lĩnh vực tài chính, những thay đổi này đã diễn ra trong vài năm và ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với những tiềm năng nổi trội để áp dụng các công nghệ tài chính mới, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Mục đích của bài viết này là cung cấp một cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công nghệ tài chính trong ngành ngân hàng Việt Nam trên khía cạnh các các tiềm năng và xu hướng chính. Từ khóa: công nghệ tài chính, ngân hàng 1. GIỚI THIỆU Ở một nơi xa xôi hẻo lánh ở một quốc gia có thu nhập thấp, vào đầu giờ sáng, một người phụ nữ thức dậy và bấm điện thoại di động. Cô ấy đang vay một số tiền rất nhỏ để mua rau ở chợ địa phương. Công việc hàng ngày của cô là bán hàng tại cửa hàng của cô ấy nằm ở ngoại ô thị trấn. Một số khách hàng sẽ thanh toán cho cô ấy bằng ví di động (mobile wallet) của họ, những người khác sẽ trả bằng tiền mặt. Cô ấy sẽ chuyển tiền mặt nhận được vào điện thoại của mình ở cửa hàng bên cạnh là một đại lý chuyển tiền di động (mobile money agent). Vào cuối ngày, cô ấy sẽ có thể trả lại khoản vay đã nhận vào đầu buổi sáng và giữ lợi nhuận trong ví di động của mình. Cô ấy có thể sử dụng số tiền này để thanh toán tiền xăng đã dùng để nấu bữa tối, vì công ty xăng cũng như các công ty tiện ích khác đã kết nối hệ thống thanh toán của họ với cơ sở hạ tầng tiền di động. Trong cuộc sống hàng ngày của cô ấy, đây là một tiến bộ rất lớn. Một ví dụ khác. Ở trung tâm của một quốc gia giàu có, chỉ vài tuần trước kỳ nghỉ đông, một chiếc máy trong nhà máy sản xuất sô cô la bị hỏng. Nếu không có thiết bị mới thay thế, lợi nhuận mà công ty này sẽ có được trong thời gian bận rộn nhất của năm sẽ biến mất. Chủ nhà máy cố gắng điên cuồng để có được tín dụng từ ngân hàng của mình để có tiền mua máy. Mặc dù nhà máy đã hoạt động được vài năm và có thành tích có lãi, nhưng ngân hàng vẫn quá bận rộn với những khách hàng nhỏ như thế này và đã sắp xếp một cuộc hẹn vào năm mới. Như vậy là quá muộn cho việc kinh doanh. Nếu chuyện này xảy ra ở một vài năm trước, đây có thể là dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của chủ nhà máy. May thay, một người bạn đã nói với chủ nhà máy về một công ty cho vay trực tuyến. Trong vòng một tuần, người cho vay trực tuyến đã đánh
- 524 giá mức độ tín nhiệm, phê duyệt khoản vay và giải ngân tiền. Máy được giao đúng lúc - hai tuần trước lễ Giáng sinh. Đây là một câu chuyện có thật diễn ra ở thành phố London. Công nghệ tài chính (Finncial Technology – Fintech) được hiểu là những đổi mới có sự hỗ trợ của công nghệ trong các dịch vụ tài chính, có thể dẫn đến các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính Sahay,R. và nnk (2020). Cuộc cách mạng công nghệ tài chính mới đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và cũng là mối đe dọa lớn đối với các lĩnh vực ngân hàng tài chính truyền thống như dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay và tài trợ, thanh toán và chuyển khoản, quản lý tài sản, bảo hiểm và giao dịch blockchain. Áp dụng công nghệ trong các dịch vụ tài chính sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các trung gian tài chính tốt nhất, đặc biệt là giữa các ngân hàng bán lẻ truyền thống vời ngân hàng chỉ cung ứng dịch vụ trực tuyến; giữa người cho vay truyền thống và tổ chức cung ứng nền tảng cho vay ngang hàng - P2P Lending; giữa người tư vấn truyền thống với các cố vấn "robot". Xung đột này càng trở nên gay gắt thì các bên tham gia sẽ càng chủ động và đa dạng hơn. Các sản phẩm mới với khả năng tiếp cận nhanh chóng được cung cấp cho những khách hàng hiểu biết về công nghệ, làm thay đổi đáng kể bản chất của môi trường kinh doanh. Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho Fintech và các công ty FinTech trong nước và quốc tế. FinTech đang trở nên phổ biến, với khoảng 46 triệu người được tiếp cận dịch vụ; con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghệ tài chính có những tác động sâu sắc đến hành vi của khách hàng cũng như cách thiết kế và cung cấp các sản phẩm tài chính. 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH MỚI Ở VIỆT NAM Việt Nam có tất cả các đặc điểm cần thiết để trở thành một thị trường công nghệ tài chính lớn. Thứ nhất, Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại thông minh cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến tháng 1/2020, theo thống kê của Vnetwork và Statistics, 70% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet tương đương với 68,17 triệu người. Dự kiến đến năm 2023, Việt Nam sẽ có 75,7 triệu dân sử dụng Internet.
- 525 Đồ thị 1: Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đến năm 2019, dự kiến tới năm 2023 (Đơn vị: triệu người) 75.7 71.9 67.8 63.6 59.2 54.7 50.2 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Nguồn: Statistics. Về điện thoại di động, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, đứng đầu trong danh sách này là Trung Quốc với 851,2 triệu người sử dụng. Đồ thị 2: Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh trong tổng dân số của Việt Nam đến năm 2019 và dự kiến tới năm 2023 44% 45% 40% 42% 37% 34% 31% 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Nguồn: Statistics. Với tốc độ nhanh chóng của việc áp dụng di động và Internet, hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng. Xử lý giao dịch dựa trên thiết bị di động và Internet đã trở thành chuẩn mực mới trong hoạt động ngân hàng và thanh toán, đặc biệt là trong dân số trẻ. Đây là điều kiện cần quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, trong đó có lĩnh vực Fintech. Ngoài ra, việc tăng thu nhập và nhu cầu tiêu dùng, thương mại phát triển cũng tham gia vào thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của Fintech tại Việt Nam. Theo
- 526 Brooking Institute, tầng lớp trung lưu9 ở Việt Nam gia tăng với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế lớn trong khu vực. Google dự báo Việt Nam là quốc gia có thị trường thương mại điện tử tang trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thực tế này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm ngân hàng, tài chính sử dụng hàm lượng công nghệ lớn và phức tạp. Hình 1: Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu. Nguồn: Brooking Institute. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới môi trường thuận lợi để phát triển Fintech ở Việt Nam, đó là chúng ta có số lượng các chương trình, vườn ươm, xúc tiến khởi nghiệp và các chương trình thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đứng thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. Việt Nam hiện có câu lạc bộ chuyên biệt về Fintech (CLB VietFintech trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) để các doanh nghiệp trong ngành gặp gỡ, trao đổi, cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm, cùng tư vấn xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực mới này. Thêm nữa, Việt Nam hiện đang tụt hậu so với các nước Đông Nam Á khác về phổ cập tài chính (financial inclusion), chủ yếu đối với cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Với tỷ lệ cao hơn đáng kể về số lượng người dân không thể sử dụng/không thể tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. 9 Theo World Bank: bao gồm những người có mức sống trên 15 USD/ngày.
- 527 Hình 2: Cơ cấu dân số có và không có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam Nguồn: (Solidiance, 2018) Fintech được dự đoán có thể giúp lấp đầy khoảng trống này tại Việt Nam. Để giảm thiểu khoảng cách với các quốc gia khác trong khu vực, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một kế hoạch tài chính để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam có hiệu lực từ năm 2016-2020. Kế hoạch đầy tham vọng nhằm giảm tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt xuống 10%, và tiến tới đạt 70% số lượng tài khoản ngân hàng vào năm 2020. Không chỉ kỳ vọng gia tăng về số lượng giao dịch không dùng tiền mặt, Fintech còn được mong chờ sẽ làm tăng đáng kể các dịch vụ có giá trị gia tăng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Chính phủ thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để đưa chủ trương, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống một cách thành công. Cùng với nỗ lực của Chính phủ, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã hoàn thiện dần các quy định pháp lý liên quan đến các sản phẩm công nghệ cao. 3. CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM Chuyển đổi số là nội dung xuyên suốt của các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghệ tài chính mới. Thống kê của NHNN Việt Nam cho thấy, hiện có đến 94% ngân hàng tại Việt Nam đã triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Đa số các ngân hàng đều coi chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng sống còn trong hoạt động; 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các tiện ích của công nghệ 4.0 và có 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và thiết bị di động. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, các ngân hàng Việt Nam đã có những đầu tư đáng kể cho công nghệ thông tin (CNTT) như đầu tư cho hệ thống core banking và tăng tỷ trọng của các quy trình tự động hóa một phần cũng như toàn bộ. Các khoản đầu tư cho hạ tầng nhân lực và hạ tầng kỹ thuật của ngân hàng cũng được chú trọng.
- 528 Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng Việt Nam TT Chỉ tiêu 2019 2018 2017 2016 Hạ tầng nhân lực Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT 2,4% 2,4% 2,6% 2,6% Tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin 0,1% 0,1% 0,1% 0,1% Tỷ lệ ngân hàng đạt chứng chỉ về an toàn thông 46,7% 59,4% 43,8% 27,6% 1 tin Tỷ lệ cán bộ có chứng chỉ quốc tế về CNTT 10,3% 8,8% 9% 16,9% Chi cho đào tạo về CNTT/nhân viên trong một 608853 670355 653153 702043 năm (đồng) Đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật Đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật/nhân viên/năm (triệu 20,41 27,16 20,38 17,62 2 đồng) Đầu tư cho hạ tầng an ninh, an toàn thông 3,01 4,07 3,74 3,9 tin/nhân viên/năm (triệu đồng) Nguồn: Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam. Nỗ lực chuyển đổi số trong thời gian qua đã đem lại cho nhiều ngân hàng sự gia tăng đáng kể về lợi nhuận, tiêu biểu như TPbank, Techcombank, VPbank Bảng 2: Sự thay đổi về lợi nhuận của một số ngân hàng Việt Nam đã và đang thực hiện chuyển đổi số Ngân hàng Lợi nhuận năm Lợi nhuận năm Tăng/giảm lợi 2012 2018 nhuận TPbank 116 2258 95% Techcombank 1017 10661 90% VPbank 949 9199 90% ACB 1042 6389 84% Maritimebank 255 1087 77% OCB 530 2202 76% VIB 701 2741 74% VCB 5764 18300 69% Agribank 2876 7500 62%
- 529 MB 3024 7600 60% BIDV 4259 9600 56% Sacombank 1366 2247 39% SHB 1660,8 2086 20% Lien Viet bank 968 1213 20% Vietinbank 8121 6800 -21% Eximbank 2850 1731 -65% Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tính toán của tác giả. Nhiều ngân hàng đã thành lập khối/trung tâm ngân hàng số và từng bước chuyển đổi mô hình hoạt đông, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa đích thực. Quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn các ngân hàng tìm hiểu, số hóa một số quy trình sản phẩm dịch vụ. Giai đoạn 2 là ý tưởng ngân hàng số chính thức, mức độ số hóa cao hơn, có thể lên đến 60-70% các hoạt động ngân hàng được số hóa. Giai đoạn thứ 3 là số hóa hoàn toàn, tức một số ngân hàng sẽ thành lập riêng một Digital Bank, một ngân hàng số hoàn toàn độc lập. Hiện nay ở Việt Nam chưa có ngân hàng số thuần túy. LiveBank của ngân hàng Tiên Phong, Timo của VPBank trước đây và VCB Digibank của VCB là các mô hình tương đối độc lập so với ngân hàng hiện tại, tuy nhiên vẫn chủ yếu phục vụ khách hàng hiện tại của ngân hàng và là ngân hàng số ở giai đoạn đầu. Các xu hướng chính liên quan đến quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng gồm: a. Dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số (Digital banking) Công nghệ số ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống ngân hàng. Trí tuệ nhân tạo (AI) được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng đang giúp bổ sung khía cạnh xã hội vào phân tích tài chính nhằm giúp khách hàng và ngân hàng đưa ra quyết định tốt hơn. Chẳng hạn: o Vietbank đang sử dụng chatbot (một robot tự động nói chuyện và tương tác với khách hàng) thông qua Fanpage để nâng cao chất lượng dịch vụ. o TPBank đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng số với trợ lý ảo T’Aio trên Facebook Messenger. o MB chính thức triển khai SMART FORM tại tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Đây là hệ thống do Hyperlogy xây dựng và phát triển nhằm giúp khách hàng đăng ký ngân hàng trực tuyến mọi lúc mọi nơi. o BIDV đang sử dụng ứng dụng Watson để phân tích dữ liệu khách hàng. Công cụ Phân tích trải nghiệm khách hàng IBM Watson đang giúp BIDV đưa ra các quyết định tiếp
- 530 thị thông minh hơn, nhanh hơn và chính xác dựa trên thông tin chi tiết về khách hàng trên các điểm tiếp xúc và các kênh. Thêm nữa, các kênh phân phối hiện đại như Internet banking, mobile banking dần lấn át và thay thế các kênh truyền thống như chi nhánh, ATM, POS: o Techcombank cho phép khách hàng chuyển tiền qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo và rút tiền mặt từ máy ATM mà không cần thẻ. o Vietinbank có ứng dụng di động tiên tiến “iPay” dành cho cá nhân. Ngoài ra, ngân hàng này còn cung cấp Cổng thông tin Thương mại VietinBank cho các hoạt động tài trợ thương mại và tính năng e-Fast cho khách hàng doanh nghiệp qua Internet banking. Ứng dụng iPay hỗ trợ vân tay, khuôn mặt id, quét QR, quản lý tài khoản, chuyển khoản, đặt cọc, mua vé xem phim và vé máy bay. o VPBank đã mở rộng mạng lưới đối tác ngoài các công ty quản lý tài chính và thanh toán và hiện đang hợp tác với các công ty viễn thông trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính & ngân hàng trên thiết bị di động. o ACB đặt mục tiêu tăng giao dịch thanh toán, cho vay và gửi tiền trực tuyến (được triển khai một phần trong các ứng dụng di động hiện tại của ACB) từ 20-22% tổng số giao dịch cá nhân cho đến nay. Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty FinTech và nhu cầu từ khách hàng, các ngân hàng tích cực áp dụng mô hình “dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số”, tập trung vào gia tăng mức độ tự động hóa các quy trình và các dịch vụ dựa trên website. Dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số là cách thức cung ứng dịch vụ với mức độ tự động hóa cao hơn các nền tảng di động hoặc trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay. Nó cho phép các ngân hàng không chỉ cung cấp dịch vụ và sản phẩm trên các thiết bị có nối mạng mà còn bao gồm các giải pháp phần mềm trung gian kết nối hệ điều hành hoặc cơ sở dữ liệu với các ứng dụng khác. Lợi ích chính mà dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số mang lại cho ngân hàng được thể hiện trên các khía cạnh bao gồm: Hiệu quả kinh doanh; Tiết kiệm chi phí; Độ chính xác; Khả năng cạnh tranh; Bảo mật; Nhanh chóng. b. Ngân hàng lõi (Core banking) Ngân hàng lõi linh hoạt (giao dịch theo thời gian thực, trực tuyến và tập trung) là điều kiện cần để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, mở ra khả năng xử lý nhiều dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. Ngân hàng lõi không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhanh hơn trong việc gửi tiền hoặc phát hành khoản vay mà còn tạo ra trải nghiệm khách hàng "mượt mà" hơn đối với ngân hàng qua Internet và di động.
- 531 Tại Việt Nam, 32 ngân hàng đã bắt đầu triển khai hệ thống ngân hàng lõi kỹ thuật số (digital core banking system) để thay thế nền tảng ngân hàng lõi lỗi thời của họ và tăng cường xử lý các giao dịch hàng ngày. Một số điển hình tiêu biểu như là: o NHNN đã triển khai hệ thống ngân hàng lõi mới cho các ứng dụng về kế toán, quản lý ngân sách và tích hợp hệ thống. Hệ thống mới áp dụng công nghệ tiên tiến trên toàn thế giới như ngân hàng lõi của Temenos, lập kế hoạch nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP) của tập đoàn tài chính Oracle. o Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã triển khai giải pháp kỹ thuật số mới là Nền tảng kỹ thuật số đa kênh (Omnichannel Digital Platform) của SAP. Giải pháp mới được triển khai trong một năm tại VPBank, với các cấu phần trực tuyến và di động cho khách hàng bán lẻ. o Công ty công nghệ thông tin Thụy Sĩ Temenos đã bắt đầu nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi của Sacombank. Việc chuyển đổi từ nền tảng T24 – R11 của công ty sang nền tảng mới nhất là T24 - R17 làm cho Sacombank là tổ chức cho vay đầu tiên tại Việt Nam nâng cấp lên phiên bản R17, được đánh giá là rất phù hợp với dịch vụ ngân hàng số. o Techcombank đã triển khai hệ thống CRM để tạo mối quan hệ sâu sắc với khách hàng và nâng cao khả năng giữ chân khách hàng. Ngân hàng này đã đầu tư 65 triệu USD cho ngân hàng kỹ thuật số và 34 triệu USD cho chi nhánh kỹ thuật số trong tổng số 324 triệu USD cho đầu tư vào CNTT. Chiến lược chuyển đổi ngân hàng lõi phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng và mức độ phức tạp của hoạt động và chuyển đổi kinh doanh. Các ngân hàng lớn có xu hướng phát triển hệ thống ngân hàng lõi của riêng họ với các giải pháp từ các nhà cung cấp như Oracle và SAP. Đối với các ngân hàng quy mô trung bình, các gói ngân hàng cốt lõi như Temenos, TCSBaNCs và Finacle, sau khi tùy chỉnh, được ưu tiên. Các giải pháp lưu trữ dựa trên đám mây phù hợp với các ngân hàng nhỏ. Hiện tại, có 11 ngân hàng đang hoạt động trên nền tảng Temenos. 07 ngân hàng khác đã chọn Oracle. Ví dụ, SeABank đã chuyển đổi hệ thống Temenos của mình sang nền tảng điện toán lưới của Oracle. Tương tự, BacA Bank đã triển khai hệ thống Dự án Ngân hàng lõi dựa trên Oracle. Các ngân hàng đang triển khai các dự án phần mềm chuyên nghiệp hiện đại trong các lĩnh vực như quản lý rủi ro và quản lý vốn (quản lý cân đối vốn, kinh doanh vốn, ngoại tệ ). c. Dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến và Thanh toán Kỹ thuật số Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến thông qua ứng dụng di động, ví dụ như iPay (Vietinbank), MyVIB (VIB), MyEbank (Sacombank) Các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đang được mở rộng như hải quan điện tử, nộp thuế qua mạng, thu tiền điện qua Internet, ngân hàng di
- 532 động và các kênh POS của ngân hàng hoặc thu qua ví điện tử của các tổ chức trung gian thanh toán, thanh toán vé tàu hỏa, đặt vé máy bay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng, thanh toán học phí và viện phí qua kênh ngân hàng điện tử. Một xu hướng khác được quan sát là ngày càng nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ví điện tử. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là ngân hàng đầu tiên phát hành Ví điện tử Ví Việt từ năm 2011, bổ sung các sản phẩm giá trị cao với chi phí thấp tới các khoản vay tiết kiệm và thấu chi hoặc các khoản vay vi mô với chi phí thấp cho phụ nữ ngoài các dịch vụ hiện có trên thị trường: air-time nạp tiền, chuyển tiền P2P, thanh toán hóa đơn tiện ích, thanh toán phí bảo hiểm và mua sắm trực tuyến. Trong năm 2018, HDBank, PVcomBank, ACB, SeABank và VIB đã được NHNN chấp thuận hoạt động kinh doanh ví điện tử. Thêm nữa, các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao như QR Pay, Samsung Pay và Autobank cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các ngân hàng. Hiện có 11 ngân hàng tại Việt Nam như Vietinbank, Viecombank, BIDV, Techcombank và Agribank cho phép khách hàng thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng ngân hàng di động của họ. Ngoài ra, Techcombank và VIB cũng cho phép khách hàng chuyển tiền qua mạng xã hội như Facebook, Zalo và rút tiền mặt không cần thẻ. d. Ngân hàng kỹ thuật số và phòng thí nghiệm kỹ thuật số Một trong những câu chuyện thành công chính là sự hợp tác giữa VPBank và Vina Capital với việc thành lập Timo vào năm 2016. Dựa trên công nghệ phân tích dữ liệu của IBM để đồng bộ hóa dữ liệu và phân tích hành vi của khách hàng, Timo là nền tảng mang lại trải nghiệm ngân hàng số hoàn chỉnh cho khách hàng. Sau thành công của Timo, năm 2018, VPBank đã ra mắt ngân hàng số độc lập YOLO được ví như ngân hàng số dành cho giới trẻ. Năm 2016, VCB giới thiệu “phòng thí nghiệm kỹ thuật số” đầu tiên cung cấp cho khách hàng các giao dịch ngân hàng tự phục vụ bên trong các điểm phát sóng wifi kỹ thuật số. Tương tự, TPBank phát triển LiveBank kỹ thuật số và BIDV mở các chi nhánh kỹ thuật số E-Zone. e. Hợp tác với các công ty FinTech Tại Việt Nam, 72% doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) đã chọn kết nối với ngân hàng trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thay vì cạnh tranh trực tiếp. Sự kết nối giữa các ngân hàng và FinTechs theo nhiều cách: (i) Các ngân hàng đầu tư vào các công ty FinTech như VPBank đã đầu tư 1 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp FinTech; Standard Chartered đầu tư vào MoMo.
- 533 (ii) Các ngân hàng thiết lập các chương trình khởi nghiệp để ươm tạo các công ty FinTech như ABC Win Competition của ACB, Smart City của SeABank và VSV Investor BootCamp của VIB. (iii) Các ngân hàng hợp tác với các công ty FinTech. Cụ thể, một số ngân hàng đang hợp tác với các công ty FinTech để cung cấp cho khách hàng các trang web cung ứng dịch vụ ngân hàng trực tuyến chất lượng cao, các ứng dụng dành cho thiết bị di động và các dịch vụ kỹ thuật số khác như khởi tạo khoản vay, mua lại khách hàng đầu cuối và xử lý thanh toán. Các quan hệ đối tác có thể hỗ trợ ngân hàng giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc nâng trải nghiệm của khách hàng. Sự thay đổi liên tục của kỹ thuật số đã tạo ra nhiều sản phẩm và trải nghiệm mới có mối liên hệ ngày càng tăng với các dịch vụ tài chính. Để thành công và mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng, ngân hàng phải có khả năng tích hợp việc sử dụng, lòng trung thành và giáo dục liên quan đến dịch vụ tài chính khi khách hàng trải qua trải nghiệm, cung cấp giá trị gia tăng và những khoảnh khắc thú vị trong quá trình khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính. Các quan hệ đối tác với Fintech có thể hỗ trợ ngân hàng tăng tốc hoặc củng cố khả năng thu hút, phát triển và giữ chân khách hàng tốt hơn. Một số quan hệ đối tác tiêu biểu như là: o BIDV đã tích hợp và đang cung cấp các dịch vụ độc đáo cho khách hàng thông qua các Fintech nổi tiếng (ví dụ: Napas, Momo, Zalo, Moca, Airpay, VTC pay, Samsung Pay ). o VIB đã hợp tác với FinTech Weezi Digital của Việt Nam vào năm 2017 để ra mắt Keyboard MyVIB là một ứng dụng cho phép khách hàng chuyển tiền trên mạng xã hội. o TPBank đang hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các sân chơi khởi nghiệp. Ngân hàng này cũng đã phát triển nhiều sản phẩm được thiết kế đặc biệt phù hợp với nhu cầu cho vay của các công ty startup. o Vietinbank đã công bố hợp tác với Fintech có tên là Opportunity Network. Nền tảng kỹ thuật số kết nối ngân hàng với một mạng lưới gồm hơn 15.000 CEO tại 113 quốc gia có tiềm năng kinh doanh và cơ hội đầu tư cùng các ngành công nghiệp đa dạng, hàng tiêu dùng, xây dựng. o Agribank đang làm việc với các công ty Fintech để cải thiện ứng dụng ngân hàng trực tuyến để tiếp cận người dân ở các vùng nông thôn. o Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã hợp tác với MoMo để cho phép người dùng đăng ký khoản vay trực tiếp từ ngân hàng và nhận tiền giải ngân từ ví MoMo.
- 534 4. KẾT LUẬN Nhìn vào quá trình chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng Việt Nam cho thấy, các NHTM đã có nhiều mô hình mới cũng như phương thức cung ứng dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế số. Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế nhưng lại là chất xúc tác để thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động xã hội trên không gian số. Các NHTM và doanh nghiệp tài chính cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng thông qua các phương thức giao dịch trực tuyến. Số liệu từ NHNN cũng cho thấy, giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng trên 21%. Tổng số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 81,32% về số lượng và tăng 145,32% về giá trị. Đáng lưu ý, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, giá trị giao dịch trung bình qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 20 ngày đầu tháng 4/2020 tăng 8,85% so với cùng kỳ năm trước. Đây là cơ hội vàng để các ngân hàng áp dụng giải pháp công nghệ đẩy mạnh các giao dịch online, tạo cơ hội cho lĩnh vực thanh toán điện tử và sử dụng dịch vụ ngân hàng số, tiến tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Thực tế này đòi hỏi hệ thống chính sách cần kịp thời và phù hợp để các đơn vị phát triển dịch vụ ngân hàng số có cơ sở xây dựng, triển khai các dịch vụ có mức độ số hóa cao. Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt liên quan đến tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, ngân hàng đại lý Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hạ tầng, công nghệ cho hoạt động ngân hàng số, thanh toán điện tử để đáp ứng nhu cầu phát triển và phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sahay, R., von Allmen, U. E., Lahreche, A., Khera, P., Ogawa, S., Bazarbash, M., & Beaton, K. , (2020), 'The Promise of Fintech; Financial Inclusion in the Post COVID-19 Era', IMF. Solidiance (2018), 'Unlocking Vietnam's Fintech Growth Potential', truy cập ngày 1/6/2020 tại