Đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 23/05/2022 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdac_diem_hoi_dong_quan_tri_va_hieu_qua_tai_chinh_cua_cac_nga.pdf

Nội dung text: Đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM CHARACTERISTICS OF THE BOARD OF DIRECTORS AND BUSI- NESS PERFORMANCE OF VIETNAMESES JOINT STOCK COM- MERCIAL BANKS TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt - TS. Đỗ Thị Bình Trường Đại học Thương mại mynguyet@tmu.edu.vn Tóm tắt Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên và báo cáo quản trị công ty của 30/31 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019 nhằm xem xét những mối lên hệ của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) đến hiệu quả tài chính ROA và ROE của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm của HĐQT bao gồm : (i) số lượng thành viên HĐQT; (ii) trình độ thành viên HĐQT và (iii) tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành công ty có mối quan hệ tương quan dương với hiệu quả tài chính của các ngân hàng trong khi (iv) tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động ngược chiều đến ROA và ROE của các ngân hàng. Các yếu tố (v) tỷ lệ thành viên độc lập, (vi) độ tuổi trung bình thành viên HĐQT và (vii) tỷ lệ thành viên HĐQT là người nước ngoài không có tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ khóa: Hội đồng quản trị; Đặc điểm của Hội đồng quản trị; Hiệu quả tài chính; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Abstract This article using the secondary data from annual reports and corporate governance of 30/31 Vietnamese commercial joint stock banks over a nine – year period from 2011 to 2019 to present evidence on the relationship between board characeristics and financial of banks. On the one hand, the findings show the positive effects of (i) board size, (ii) board members educations and (iii) the percentage of non-excutive director on ROA and ROE of Vietnamese commercial joint stock banks. On the other hand, the results also confirm the negative influence of (iv) the proportion of female directors in the board on banks’ financial performance and there is no sig- nificant impact of (v) the number of independence members, (vi) foreign members and (vii) age average of board on banks performance. Keywords: Board, Board characteristics, Banks financial performance, Vietnamese com- mercial joint stock banks 1. Đặt vấn đề Ngân hàng nói thương mại được coi là doanh nghiệp tài chính, một loại doanh nghiệp đặc biệt do đó hoạt động quản trị công ty trong các ngân hàng có những đặc điểm đặc thù so với doanh nghiệp bình thường như: sự đa dạng về các bên liên quan, mức độ rủi ro lớn, hoạt động 1383
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 dưới sự quản lý và chi phối của nhiều quy định. Do đó, hội đồng quản trị (HĐQT) đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát hoặc kiểm soát các hoạt động của ngân hàng (De An- dres & Vallelado, 2008). Từ góc độ lý thuyết, HĐQT của các ngân hàng hoạt động theo cơ chế quản trị công ty và có chức năng chính là bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan đến ngân hàng, họ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giám sát việc quản lý điều hành ban giám đốc, chịu trách nhiệm giải trình các hoạt động quản trị với các cổ đông, ngoài ra, nhiệm vụ của HĐQT cần phải thiết lập các phương án quản lý tài chính, nhân sự, rủi ro (Wang & Hsu, 2013; Abdullah, 2004). Trong thực tế, hoạt động của HĐQT phụ thuộc nhiều vào cơ cấu và đặc điểm của bộ phận này như số lượng thành viên trong HĐQT, số lượng thành viên độc lập, cơ cấu thành viên nữ, tỷ lệ thành viên là người nước ngoài, trình độ thành viên và cũng chịu sự ảnh hưởng của quy mô tài sản của ngân hàng, ngân hàng niêm yết (Pathan & Faff ,2013; Adams & Mehran, 2012; Liang & cộng sự, 2013) Tại Việt Nam, vấn đề quản trị công ty nói chung và đặc điểm của HĐQT các ngân hàng thương mại bắt đầu thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ sau khủng hoảng tài chính toàn năm 2008 khi ngành ngân hàng thương mại của Việt Nam gặp nhiều vấn đề về quản trị công ty và các hoạt động triển khai tái cơ cấu ngành ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2010 (Đào Thị Thanh Bình & Hoàng Thị Hương Giang, 2012, Cao Thị Vân Anh, 2018; Phạm Hoàng Ân, 2020). Mặc dù vậy, các nghiên cứu về đặc điểm của HĐQT trong các doanh nghiệp tài chính trong đó có ngân hàng thương mại còn thiếu vắng. Nghiên cứu này nhằm bổ sung các minh chứng về mối quan hệ giữa đặc điểm của HĐQT và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng với hệ thống dữ liệu cập nhật từ các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong những năm gần đây nhằm định hướng nâng cao năng lực quản trị để hướng đến chuẩn mực quốc tế trong tương lai. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Số lượng thành viên tron HĐQT HĐQT là một trong những cơ chế quản trị nội bộ, mỗi hội đồng thường được thành lập với một số lượng thành viên tham gia nhất định nhằm thực hiện việc giám sát hoạt động quản lý và nâng cao giá trị đầu tư cho các cổ đông. Do đó, quy mô HĐQT có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động doanh nghiệp (Ongore & cộng sự, 2015). Tuy nhiên, bàn về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm đối lập. Một số nghiên cứu thực nghiệm của Coles & cộng sự; Adams & Mehran (2012) và Đào Thị Thanh Bình & Hoàng Thị Hương Giang (2012), Phạm Hoàng Ân (2020) về mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa số lượng thành viên trong HĐQT và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Một số nghiên cứu của các tác giả Minton & cộng sự (2014), Liang & cộng sự (2013), Pathan &Faff (2013) lại phát hiện ra quy mô HĐQT có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Một nghiên cứu khác của Grove & cộng sự (2011) cho thấy mối quan hệ hình chữ U ngược giữa hai yếu tố này, ngoài ra, nghiên cứu của Belkhir (2009) kết luận không có mối liên hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trình độ của thành viên HĐQT Quản trị công ty trong các ngân hàng là hoạt động có tính phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm, do đó các thành viên có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài 1384
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 bản góp phần giảm thiểu rủi ro và gia tăng tính hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng (Berger & cộng sự, 2014).Khi HĐQT thay đổi theo hướng tăng đại diện của các thành viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên, các kỹ thuật quản lý ngân hàng có xu hướng được cải thiện và hiệu quả kinh doanh tăng. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Haniffa & Cooker (2002) khẳng định không tồn tại giữa trình đố học vấn của các thành viên HĐQT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự đa dạng về giới tính của HĐQT ngân hàng Trong những năm gần đây, có sự gia tăng đáng kể các thành viên nữ giới trong HĐQT và họ có đóng góp đáng kể đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành ngân hàng. Do đó, việc xem xét ảnh hưởng của thành viên HĐQT nữ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được đề cập trong một số nghiên cứu. Theo Daily & Dalton (2003) thành viên nữ có thể tạo ra tính đa dạng hóa trong các quyết định của hội đồng quản trị khi họ có quan điểm, phong cách làm việc và kinh nghiệm khác với các thành viên khác giới. Họ có thể đóng góp đáng kể cho doanh nghiệp nhờ khả năng ra quyết định đúng đắn để mang lại lợi nhuận cao hơn (Garcia - Meca, 2015). Cao Thị Vân Anh (2018) cũng kết luận sự đa dạng giới tính trong HĐQT doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một số các nghiên cứu lại chỉ ra rằng khi sự đa dạng giới tính trong HĐQT gia tăng đã dẫn tới sự giảm sút trong thành quả hoạt động doanh nghiệp Adams & Ferreira (2008) cho rằng mặc dù các thành viên nữ khiến cho việc giám sát tích cực hơn nhưng đối với những quốc gia có sự bảo vệ cổ đông một cách mạnh mẽ thì HĐQT có sự đa dạng giới tính càng cao thì càng có thể dẫn đến việc giám sát quá mức từ đó gây ra tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ lệ thành viên HĐQT ngân hàng là người nước ngoài Sự gia tăng của số lượng các thành viên nước ngoài trong HĐQT của các ngân hàng hiện nay cũng là một xu hướng cần phải xem xét. Berger & cộng sự (2009) cho rằng các ngân hàng có sự tham gia của các thành viên HĐQT là người nước ngoài tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại do đó giúp cho các ngân hàng đạt được hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, một trường phái khác lại cho rằng thành viên là người nước ngoài thường không có sự am hiểu tốt về thị trường địa phương, khoảng cách về văn hóa, ngôn ngữ và luật pháp có thể gây ra khó khăn trong việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời sự tham gia của các thành viên này phát sinh chi phí di chuyển và tham gia hoạt động tại doanh nghiệp (Adam & cộng sự, 2010). Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập Thành viên HĐQT độc lập là thành viên không có mối quan hệ nào với ban giám đốc, kiểm soát viên và những đối tượng khác có ảnh hưởng đến nhận định của thành viên (Luật doanh nghiệp, 2000). Do đó, cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tác động của thành viên HĐQT độc lập với hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, trong các nghiên cứu thực nghiệm của Chan & cộng sự (2016), Liang & cộng sự (2013) đã chứng minh mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa số lượng thành viên HĐQT độc lập và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Trong khi đó, Pathan & Faff (2013) lại chỉ ra giám sát ngân hàng là hoạt động phức tạp do đó các thành viên HĐQT độc lập không có đủ năng lực chuyên môn thường không mang lại lợi ích cho ngân hàng và Adams & Mehran (2012) nhận định không tồn tại mối quan hệ giữa hai yếu tố này. 1385
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành ngân hàng Theo Luật Doanh nghiệp (2010), thành viên HĐQT không tham gia điều hành là những thành viên không nắm giữ một vị trí điều hành trong công ty, không là thành viên trong ban giám đốc. Đây là các cá nhân có vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kiến thức, kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp và tạo lập các mối quan hệ giữa công ty và các bên liên quan. Thông lệ tốt về quản trị công ty trên thế giới thường khuyến nghị thành viên HĐQT không nên tham gia điều hành mà chỉ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng chiến lược, đánh giá kết quả hoạt động, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự (Derek Higgs, 2003). Tuy nhiên Andres & Val- lelado (2008) gợi ý hiệu quả hoạt động của ngân hàng có xu hướng được cải thiện khi có một tỷ lệ nhất định các thành viên HĐQT tham gia điều hành ngân hàng. Kết quả này là do sự thuận tiện trao đổi thông tin, kiến thức giữa HĐQT và ban giám đốc của doanh nghiệp. Số lượng thành viên HĐQT không điều hành ngân hàng càng lớn, càng gia tăng tính hiệu quả trong hoạt động giám sát đối với hoạt động của doanh nghiệp. Độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT Một số nghiên cứu trước đây đã xem xét mối quan hệ giữa độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT là đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các thành viên lớn tuổi có tài chính vững chắc, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định an toàn, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty (Ferri & cộng sự, 1991). Các thành viên HĐQT công ty trẻ tuổi có nhiệt huyết và tham vọng nhưng lại có khả năng đưa ra các quyết định rủi ro cho doanh nghiệp (Mishra và Jhunjhunwala, 2013). Ararat & cộng sự (2010) cho rằng thấy độ tuổi bình quân của HĐQT càng nhỏ càng thể hiện tính đa dạng về tuổi trong nhóm và giúp công ty cải thiện hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, Tarus & Aime (2014) lại tìm thấy độ tuổi trung bình của HĐQT nhỏ cũng kéo theo sụ xung đột, sự thay đổi chiến lược từ đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. 3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ ở trên, các giả thuyết của nghiên cứu bao gồm: H1: Số lượng thành viên HĐQT mối tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam H2: Trình độ thành viên HĐQT mối tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam H3: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT mối tương quan âm với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam H4: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập mối tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam H5: Tỷ lệ thành viên HĐQT là người nước ngoài mối tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam H6: Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có mối tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1386
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 H7: Độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT mối tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Để kiểm định giả thuyết và đánh giá về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy cụ thể như sau: HQTCit = β0 + β1*LNSOLUONGTVit + β2*TRINHDOit - β3*TVNUit + β4*TVNGOAIit + β5*TVDOCLAPit+ β6*TVKDHit + β7*DOTUOITBit + β8*LNQUYMOTS + β9*NHNY + β10*TUOINH + eit Trong đó: i: Ngân hàng thương mại cổ phần i t: Năm HQTC: Hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần (ROA, ROE) β0: Hệ số chặn β: Hệ số hồi quy e: Sai số ngẫu nhiên 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Dữ liệu nghiên cứu Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (2020), trong khối ngân hàng thương mại tại Việt Nam được chia thành bốn khối: (i) ngân hàng thương mại nhà nước; (ii) ngân hàng thương mại cổ phần; (iii) ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Trong đó số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần tính đến tháng 8/2020 là 31 ngân hàng trong đó có 13 ngân hàng đã niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về các đặc điểm của HĐQT và hiệu quả tài chính của 30 ngân hàng thương mại cổ phần (1 ngân hàng còn lại không thống kê được số liệu liên tục trong giai đoạn 2011-2019), các dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo quản trị doanh nghiệp được công bố hàng năm trong giai đoạn 2011-2019 trên website của các ngân hàng và Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Tổng số quan sát trong mẫu là 234, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy nhỏ nhất để phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. 4.2. Mô tả biến Để đo lường ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần (HQTC) được đo lường bằng hai chỉ số (i) ROA - Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và ROE- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Biến độc lập của nghiên cứu là các đặc điểm của HĐQT bao gồm 7 yếu tố: (i) Quy mô HĐQT (LNSOLUONGTV) được tính bằng hàm logarit tự nhiên của tổng số thành viên tham gia HĐQT của ngân hàng; (ii) Trình độ thành viên HĐQT (TRINHDO) đó là tỷ lệ các thành viên có trình độ sau đại học trên tổng số thành viên trong HĐQT của ngân hàng; (iii) Sự đa dạng về giới trong HĐQT (TVNU) thể hiện qua tỷ lệ số thành viên nữ trong tổng số thành viên HĐQT của 1387
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ngân hàng; (iv) Thành viên HĐQT là người nước ngoài (TVNGOAI) được đo lường bằng tỷ lệ số thành viên HĐQT là người nước ngoài trên tổng số thành viên HĐQT của ngân hàng; (v) Thành viên HĐQT độc lập (TVDOCLAP) chính là tỷ lệ số thành viên HĐQT độc lập trên tổng số thành viên HĐQT của ngân hàng; (vi) Thành viên HĐQT không tham gia quản lý (TVKĐH) là tỷ lệ số thành viên HĐQT không tham gia điều hành ngân hàng; và (vii) Độ tuổi trung bình của thành viên HĐQT (DOTUOITB). Biến kiểm soát trong mô hình bao gồm: (i) Quy mô ngân hàng (LNQUYMOTS) được tính bằng hàm Logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng; (ii) Ngân hàng niêm yết (NHNY), trong đó nếu ngân hàng chưa niêm yết cho giá trị 0 và ngược lại và (iii) Số năm thành lập của ngân hàng (TUOINH). 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Kết quả thống kê mô tả Bảng 1 thống kê mô tả các đặc điểm của HĐQT có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019 cho thấy số lượng thành viên HĐQT của các ngân hàn TMCP Việt Nam dao động từ 5 đến 15 thành viên với quy mô trung bình đạt 7,3 người. Tỷ lệ nữ trong HĐQT chiếm tối đa 60%, mức trung bình đạt 16,8%. Tỷ lệ thành viên không điều hành đạt giá trị lớn nhất 100%, mức trung bình 84,51%. Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đạt tối thiểu 14684 tỷ và giá trị tối đa 1.240.711 tỷ, quy mô tài sản trung bình của ngân hàng 193361 tỷ. Về hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, chỉ số ROA của các ngân hàng dao động từ - 5,51% đến 2,955, ROA trung bình đạt 0,74%. Chỉ số ROE đạt mức cao nhất 27,73%, giá trị thấp nhất là -0,82% và chỉ số ROE trung bình là 8.51%. Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Observations Mean Maximum Minimum Std. Dev ROA 234 0.0074 0.0295 -0.0551 0.0073 ROE 234 0.0851 0.2773 -0.82 0.0899 SOLUONGTV 234 7.3053 15 5 1.778 TRINHDO 234 0.5349 1 0 0.2503 DOTUOITB 234 50.9452 59 43 3.2717 TVDOCLAP 234 0.1451 0.4 0 0.0695 TVKDH 234 0.8451 1 0 0.1377 TVNGOAI 234 0.09 0.4286 0 0.122392 TVNU 234 0.168 0.6 0 0.158423 NHNIEMYET 234 0.469 1 0 0.500614 TUOINH 234 18.3584 60 0 10.13115 TS 234 193361.9 1240711 14684 237833.5 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 1388
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 5.2. Kết quả phân tích tương quan Kết quả phân tích tương quan để làm rõ mối quan hệ tuyến tính giữa các biến nghiên cứu. Theo Gujarati (2004) giá trị hệ số tương quan dao động từ -1 đến + 1, hệ số 0 cho thấy không tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến, trong khi mức độ tương quan dao động trong khoảng 0,1 đến 0,29 (hoặc -0,1 đến -0,29) thể hiện mối quan hệ tương quan thấp, giá trị nằm trong khoảng 0,3 và 0,49 (hoặc -0,3 và -0,49) thể hiện mức tương quan trung bình. Các biến nghiên cứu có mối quan hệ tương quan khi giá trị nhận được nhỏ hơn 0,80 và xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nếu giá trị vượt quá 0,8. Từ Bảng 2 cho thấy giá trị nhận được của các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,6 đồng thời chỉ số VIF nằm cao nhất đạt 1,538 0,05). Mặt khác giá trị hệ số Durbin – Watson đạt 1,3087 thể hiện mô hình không có hiện tượng tự tương quan. 1389
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 3: Ước lượng ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến ROA Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.008963 0.009122 0.982577 0.3269 LNSOLUONGTV 0.000493 0.002297 0.214705 0.0302 TRINHDO 0.000833 0.001982 0.420392 0.0146 DOTUOITB -0.000122 0.000152 -0.802204 0.4233 TVKDH 0.000766 0.004130 0.185371 0.0031 TVDOCLAP -0.005781 0.007432 -0.777919 0.4374 TVNGOAI -0.003053 0.004120 -0.740909 0.4595 TVNU -0.005757 0.003209 -1.794103 0.0242 NHNIEMYET 0.001640 0.001048 1.564964 0.1190 LNTS 0.000539 0.000132 4.075005 0.0001 TUOINH 7.79E-05 4.75E-05 1.639874 0.0024 R-squared 0.153355 Mean dependent var 0.007253 Adjusted R-squared 0.115389 S.D. dependent var 0.007330 S.E. of regression 0.006895 Akaike info criterion -7.070307 Sum squared resid 0.010600 Schwarz criterion -6.907878 Log likelihood 838.2260 Hannan-Quinn criter. -7.004816 F-statistic 4.039249 Durbin-Watson stat 1.308714 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Mô hình ước lượng hồi quy ROA như sau: ROA = 0.0089 + 0.0004*LNSOLUONGTV + 0.0008*TRINHDO - 0.0001*DOTUOITB + 0.000765572966706*TVKDH - 0.0057*TVDOCLAP - 0.003*TVNGOAI - 0.0057*TVNU + 0.0016*NHNIEMYET + 0.0005*LNTS + 7.78626823104e-05*TUOINH Bảng 4 thể hiện kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm của HĐQT đến ROE của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Trong đó, có bảy yếu tố có tác động dương đến ROE gồm số lượng thành viên HĐQT, trình độ, tỷ lệ thành viên không điều hành, ngân hàng niêm yết, tổng tài sản và số năm thành lập ngân hàng. Yếu tố thành viên nữ có tác động ngược 1390
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 chiều đến ROE và thành viên tỷ lệ thành viên độc lập, thành viên nước ngoài và độ tuổi không có ảnh hưởng đến ROE (Mức ý nghĩa > 0,05). Ngoài ra, giá trị hệ số Durbin – Watson đạt 1,56 thể hiện mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Bảng 4: Ước lượng ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến ROA Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.025331 0.107800 0.234978 0.8144 LNSOLUONGTV 0.012909 0.027145 0.475554 0.0349 TRINHDO 0.033785 0.023417 1.442744 0.0150 DOTUOITB -0.001393 0.001797 -0.774956 0.4392 TVKDH 0.031717 0.048804 0.649892 0.0164 TVDOCLAP -0.060711 0.087825 -0.691271 0.4901 TVNGOAI 0.000115 0.048690 0.002362 0.9981 TVNU -0.022585 0.037920 -0.595607 0.0020 NHNIEMYET 0.033958 0.012383 2.742266 0.0066 LNTS 0.006841 0.001562 4.379626 0.0000 TUOINH 0.001298 0.000561 2.314222 0.0216 R-squared 0.214925 Mean dependent var 0.081822 Adjusted R-squared 0.179720 S.D. dependent var 0.089957 S.E. of regression 0.081474 Akaike info criterion -2.131203 Sum squared resid 1.480270 Schwarz criterion -1.968773 Log likelihood 260.3507 Hannan-Quinn criter. -2.065711 F-statistic 6.104933 Durbin-Watson stat 1.560085 Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Mô hình ước lượng hồi quy ROE thu được như sau: ROE = 0.0253+ 0.01290*LNSOLUONGTV + 0.0337*TRINHDO - 0.0013*DOTUOITB + 0.0317*TVKDH - 0.0607*TVDOCLAP + 0.0001*TVNGOAI - 0.0225*TVNU + 0.0339*NHNIEMYET + 0.0068*LNTS + 0.0012*TUOINH 1391
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 5: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả tài chính ROA ROE Giả Kết luận Biến đo lường Tương Tương thuyết Độ Độ chung Hệ số quan với Hệ số quan với tin cậy tin cậy ROA ROE LNSOLUONGTV (+) 0.0004 0.0302 (+) 0.0129 0.0349 (+) (+) TRINHDO (+) 0.0008 0.0146 (+) 0.0337 0.0150 (+) (+) DOTUOITB (+) -0.0001 0.4233 -0.0013 0.4392 TVKDH (+) 0.0007 0.0031 (+) 0.0317 0.0164 (+) (+) TVDOCLAP (+) -0.0057 0.4374 -0.0607 0.4901 TVNGOAI (+) -0.003 0.4595 0.0001 0.9981 TVNU (-) -0.0057 0.0242 (-) -0.0225 0.0020 (-) (-) NHNIEMYET (+) 0.0016 0.1190 0.0339 0.0066 (+) (+) LNTS (+) 0.0005 0.0001 (+) 0.0068 0.0000 (+) (+) TUOINH (+) 7.79E-05 0.0024 (+) 0.0012 0.0216 (+) (+) Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Kết quả đánh giá chung về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bao gồm: Thứ nhất, kết quả phân tích hồi quy cho thấy các số lượng thành viên HĐQT có mối quan hệ tương quan dương với hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này phù hợp với một số nghiên cứu của De Andres và Vallelado (2008); Klein (2002); Đỗ Thành Trung & cộng sự (2014) và Đào Thị Thanh Bình & Hoàng Thị Hương Giang (2012) khi cho rằng quy mô HĐQT lớn mang lại hiệu quả tốt hơn so với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, kết quả này cũng đi ngược với một số nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân (2020), Minton & cộng sự (2014), Liang & cộng sự (2013), Pathan &Faff (2013). Thứ hai, kết quả nghiên cứu thể hiện trình độ của các thành viên HĐQT càng cao sẽ giúp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đưa ra các quyết định chính xác, ít rủi ro từ đó cải thiện hiệu quả tài chính, phát hiện này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây của Phạm Hoàng Ân (2020), Đào Thị Thanh Bình & Hoàng Thị Hương Giang (2012) , Berger & cộng sự (2014). Thứ ba, tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa tỷ lệ các thành viên trong HĐQT không tham gia điều hành và hiệu quả tài chính của cá ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này được ủng hộ bởi Đỗ Thành Trung & cộng sự (2014), Derek & Higgs (2003). 1392
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thứ tư, tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động ngược chiều với hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Liang và cộng sự (2013), Adams & Ferreira (2008). 6. Kết luận Nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) nhằm xem xét mối quan hệ tồn tại giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả tài chính (ROA và ROE) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019. Kết quả đã tìm ra sự tác động tích cực của các yếu tố số lượng thành viên HĐQT, trình độ thành viên HĐQT và tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành và mối quan hệ tác động tiêu cực của thành viên HĐQT là nữ với yếu tố hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Ngoài ra, hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại còn chịu sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố quy mô tài sản, ngân hàng niêm yết và độ tuổi của các ngân hàng. Từ đó có thể đề xuất một số hàm ý giải pháp cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như sau: Một là, tiếp tục duy trì và đảm bảo số lượng thành viên HĐQT hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và bối cảnh kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế, HĐQT phải có tối thiểu 5 thành viên và tối đa 11 thành viên (IFC, 2010). Hai là, nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các ngân hàng; Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt. Ba là, HĐQT cần hạn chế việc kiêm nhiệm tham gia điều hành hoạt động của ngân hàng, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng liên quan tới việc đánh giá độc lập hoặc xung đột lợi ích. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdullah, S. N. (2004), Board composition, CEO duality and performance among Malaysian listed companies. Corporate Governance: The international journal of business in so- ciety, 4(4), 47-61. 2. Adams, R. B., & Mehran, H.(2012), Bank board structure and performance: Evidence for large bank holding companies, Journal of financial Intermediation, 21(2), 243-267. 3. Aebi, V., Sabato, G., & Schmid, M. (2012) Risk management, corporate governance, and bank performance in the financial crisis, Journal of Banking & Finance, 36(12), 3213-3226. 4. Ajola O, Amuda T, Arulogum L (2012) Evaluating the Effects of Corporate Governance on the Performance of Nigerian Banking Sector. Review of Contemporary Business Research 1: 32-42. 5. Ararat, M., Aksu, M. & Cetin, A. T. (2010), Impact of board diversity on boards’ moni- toring intensity and firm performance: evidence from the Istanbul Stock Exchange. Paper pre- sented at the 17th Annual Conference of the Multinational Finance Society, Barcelona, June 2730. 1393
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 6. Belkhir,M.(2009), Board of Director’s size and performance in the Bank industry, Inter- national Joural of Managerial Finance, 5, 101-124. 7. Berger, A. N., Hasan, I., & Zhou, M., (2009), Bank ownership and efficiency in China: What will happen in the world’s largest nation?. Journal of Banking & Finance, 33(1), 113-130. 8. Cao Thị Vân Anh (2018), Mối quan hệ giữa tính đa dạng của hội đồng quản trị và kết quả tài chính trong các công ty gia đình Việt Nam, Tạp chí Công Thương. 9. Chan, S. G., Koh, E. H., & Karim, M. Z. A., (2016), The Chinese banks’ directors and their risk-taking behavior: A corporate governance and finance perspective. Chinese Management Studies, 10(2), 291-311. 10. Dao Thi Thanh Binh, Hoang Thi Huong Giang (2002), Corporate governance and per- formance in Vietnamese Comercial Banks, Jounal of Economics and Development, 14(2), 72-95. 11. De Andres, P., & Vallelado, E. (2008), Corporate governance in banking: The role of the board of directors, Journal of banking & finance, 32(12), 2570-2580. 12. Đỗ Thành Trung, Nguyễn Minh Vương, Võ Hồng Đức (2012), Đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương, 8/2014. 13. Ferris, G.R., Judge, T.A., Chachee, J.G. & Lide, R.C.,(1991), The Age Contex of Per- formance Evaluation Decision. Psychol. Aging 6, 616-622. 14. García-Meca, E., García-Sánchez, I. M., & Martínez-Ferrero, J., (2015), Board diversity and its effects on bank performance: An international analysis, Journal of Banking & Finance, 53, 202-214. 15. Grove, H., Patelli, L., Victoravich, L. M., & Xu, P., (2011), Corporate governance and performance in the wake of the financial crisis: Evidence from US commercial banks. Corporate Governance: An International Review, 19(5), 418-436. 16. Gujarati, D. (2004). Basic Econometrics (4th Ed.). New York: McGraw-Hill. 17. Haniffa, R.M. and Cooke, T.E. (2002) Culture, Corporate Governance and Disclosure in Malaysian Corporations. Abacus, 38, 317-349. 18. Higgs, D. (2003), Review of the role and effectiveness of non-executive directors, Lon- don: DTI. 19. Jhunjhunwala, S., and Mishra, R. K. (2012). Board diversity and corporate performance: The Indian evidence. IUP Journal of Corporate Governance, 11(3), 71. 20. Liang, Q., Xu, P., & Jiraporn, P., 2013, Board characteristics and Chinese bank per- formance, Journal of Banking & Finance, 37(8), 2953-2968. 21. Luật doanh nghiệp (2014) 22. Minton, B. A., Taillard, J. P., & Williamson, R., (2014), Financial expertise of the board, 1394
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 risk taking, and performance: Evidence from bank holding companies. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 49(2), 351-380 23. Mishra, R.K. & Jhunjhunwala, S. (2013), Diversity and the Effective Corporate Board, Oxford: Elsevier. 24. Ongore, V.O., Peter, O.K., Ogutu, M., and Bosire, E.M. (2015). Board Composition and Financial Performance: Empirical Analysis of Companies Listed at the Nairobi Securities Exchange. International Journal of Economics and Financial Issues, 5(1), 23-39. 25. Pathan, S., & Faff, R.,(2013), Does board structure in banks really affect their perform- ance?. Journal of Banking & Finance, 37(5), 1573-1589. 25. Stančić, P., Čupić, M., & Obradovic, V., (2014), In fluence of board and ownership structure on bank profitability: evidence from South East Europe, Economic Research-Ekonom- ska Istraživanja, 27(1), 573-589. 27. Sun, J. and Wang, X. (2010), Value differnece between generations in China: a study in shanghai, Journal of Youth Studies, 13(1), 65-81. 1395