Đảm bảo ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đảm bảo ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- dam_bao_on_dinh_tai_chinh_quoc_gia_trong_boi_canh_moi_cua_ne.pdf
Nội dung text: Đảm bảo ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 38. 1Hoàng Xuân Hòa* 2Nguyễn Văn Đại 3Trịnh Chi Mai 4Phạm Thái Hà Anh Tóm tắt Bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới tới từ những bùng nổ trong công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt trong thương mại quốc tế với chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng cao, những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống của lĩnh vực tài chính đã đặt ra những nhu cầu cấp thiết cho các quốc gia như Việt Nam. Hệ thống tài chính nói chung của Việt Nam đã có những bước tiến lớn và cải thiện dần theo thời gian. Mặc dù vậy, nợ công và hiệu quả đầu tư từ ngân sách vẫn là những vấn đề được nhiều sự chú ý về chính sách, trong khi lĩnh vực tài chính – ngân hàng trải qua những giai đoạn tăng trưởng và suy giảm của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19. Cuối bài viết, tác giả trình bày một số gợi mở để cải thiện tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Từ khoá: Ngân sách nhà nước, tài chính, ngân hàng. 1. Bối cảnh nghiên cứu Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009 đã làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới, trong đó diễn ra sự phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng ngày càng lớn của các nền kinh tế mới nổi, thách thức vị thế dẫn đầu kinh tế của Hoa Kỳ. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển đối với các nguồn tài nguyên, năng lượng đan xen với cạnh tranh và xung đột giữa các mô hình phát triển Sự phát triển của internet và không gian mạng đã làm biến đổi sâu sắc mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của các quốc gia. * Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân | Email liên hệ: dainv@neu.edu.vn Học viện Ngân hàng University of the West of England 533
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Xu hướng điều chỉnh chính sách của các nước từ năm 2011 đến nay cũng đã có nhiều sự thay đổi. Nếu như giai đoạn đầu nhiều quốc gia chấp nhận thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng, áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống để khôi phục tăng trưởng, chấp nhận bội chi ngân sách ở mức cao thì những năm gần đây nhiều nước đã chủ động điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng bền vững hơn. Tái cơ cấu ngân sách theo hướng cắt giảm chi tiêu, giảm nợ công là những biện pháp được nhiều quốc gia lựa chọn. Cùng với đó, nhiều quốc gia phát triển cũng đã từng bước thực hiện “bình thường hóa” chính sách tiền tệ, từng bước điều chỉnh tăng mức lãi suất cơ bản (sau khi đã giảm xuống mức thấp trong giai đoạn khủng hoảng). Đối với Việt Nam, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, trong đó cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được xác định là một trong ba trụ cột chính, bên cạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 của Hội nghị Trung ương lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã chỉ rõ “Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng giảm số lượng; giảm nhanh số lượng ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính yếu kém, sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống”. Ngày 01/11/2016, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó đã kết luận: “Cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng đạt kết quả bước đầu, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Nợ xấu và các ngân hàng yếu kém đang từng bước được xử lý”. Bên cạnh đó, Nghị quyết 05 cũng chỉ ra một số bất cập: “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn; nợ xấu tiềm ẩn trong nền kinh tế còn cao, an toàn hệ thống còn nhiều bất cập; thiếu cơ chế xử lý dứt điểm, triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu”; đồng thời nêu một số chủ trương, chính sách lớn về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng trong giai đoạn tiếp theo, trong đó: “Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại. Ban hành các quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của 534
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro các tổ chức tín dụng. Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống”. Trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi, các tổ chức tín dụng (TCTD) vừa phải tự tái cơ cấu vừa phải tiếp tục phát triển và hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục hồi tăng trưởng kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, với tất cả nỗ lực, mọi biện pháp có thể của ngành ngân hàng và sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, lĩnh vực ngân hàng – tài chính đã có những dấu hiệu tích cực. Sự ổn định, an toàn hệ thống các TCTD và tài chính được giữ vững, năng lực tài chính, quy mô hoạt động của các TCTD từng bước cải thiện góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này góp phần quan trọng vào việc thực hiện các giải pháp được đề ra tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. 2. Đánh giá một số nội dung cơ bản trong hệ thống tài chính quốc gia 2.1. Tài chính công Về tổng quát, chính sách tài khóa trong giai đoạn 2011-2020 đã có bước chuyển biến tiến bộ và có những ứng phó linh hoạt, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng hơn với chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý. Cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) có những điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn vào cuối giai đoạn vừa qua theo hướng chú trọng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên. Quốc hội và Chính phủ đã đẩy mạnh sự công khai, minh bạch ngân sách, giám sát của cộng đồng; và từng bước hiện đại hóa, tin học hóa, áp dụng nhiều thông lệ quốc tế tốt nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính công, tài sản công, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Đánh giá khái quát các cân đối lớn của nền tài chính quốc gia qua 2 giai đoạn được trình bày như sau: Thứ nhất, giai đoạn 2011-2015: tỷ lệ huy động GDP vào NSNN tuy có thấp hơn giai đoạn 2001-2010, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu ưu tiên tăng chi cho con người, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi cân đối NSNN tăng lên, từ 60% năm 2011 lên 535
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 69% năm 2015; chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm mạnh, từ 21% năm 2011 xuống còn 17% năm 20155. Tỷ trọng thu nội địa giai đoạn này chỉ chiếm 67,8% tổng thu NSNN. Thứ hai, giai đoạn 2016-2020: số thu NSNN vẫn được bảo đảm để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu lớn của Nhà nước, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư rất lớn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trong giai đoạn này, thực hiện Luật NSNN năm 2015, cách tính các chỉ tiêu chi NSNN cũng có thay đổi từ năm 2017 (như: chi trả nợ không tính phần chi trả nợ gốc trong cân đối ngân sách), tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã tăng dần từ 25,7% năm 2017 lên 26,3% trong dự toán NSNN năm 2019, vượt mục tiêu đặt ra là 25- 26%. Cơ cấu đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực được điều chỉnh phù hợp hơn6. Tỷ trọng thu nội địa chiếm gần 80% tổng thu NSNN. Kết quả tổng thể về cơ cấu thu, chi, bội chi NSNN so với mục tiêu chiến lược được khái quát trong bảng 1 như sau: Bảng 1: Kết quả đạt được so với Mục tiêu Chiến lược (%GDP) Mục tiêu chiến lược Kết quả thực hiện Đánh giá 2011-2020 2011-2020 1 Tổng thu NSNN từ thuế, phí, lệ 22 – 23% Khoảng 22,5% Đạt phí 2 Tỷ lệ thu nội địa (không kể dầu Trên 70% Bình quân 75% Vượt thô) trong tổng thu NSNN 3 Tỷ lệ bội chi NSNN Dưới 4,5% Bình quân 3,9% Vượt (2015, tính cả TPCP) 4 Dư nợ công Dưới 65% Bình quân 64% Vượt 5 Dư nợ Chính phủ Dưới 50% Bình quân 50,3% Đạt 6 Dư nợ nước ngoài quốc gia Dưới 50% Bình quân 45% Vượt 7 Trả nợ trực tiếp của Chính Dưới 25% Dưới 25% Đạt phủ/Tổng thu NSNN 8 Dự trữ nhà nước 0,8 - 1% Bình quân 0,21% Không đạt Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về ngân sách 2.1.1. Chi NSNN Quy mô NSNN đã tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2020. So với GDP, tổng chi cân đối NSNN giai đoạn 2011-2020 có xu hướng giảm nhẹ, trong 5 năm đầu, dao động quanh mức 28%, các năm cuối dao động quanh mức 26%. 5 Từ năm 2016 trở về trước, vốn TPCP, XSKT chưa đưa vào cân đối NSNN. 6 Theo Báo cáo số 513/BC-CP của Chính phủ, tỷ trọng vốn đầu tư của các ngành, lĩnh vực thuộc khối xã hội, quốc phòng, an ninh chiếm khoảng 45,2%; tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực thuộc khối hạ tầng kinh tế đạt khoảng 54,8%, phù hợp với Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội. 536
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 1: Quy mô chi NSNN so với GDP Quy mô chi NSNN so với GDP 8,000,000 40.0% 7,000,000 34.6% 35.0% 6,000,000 30.9% 27.3% 30.0% 29.0% 25.6% 26.5% 5,000,000 25.0% 23.8% 24.8% 27.6% 25.4% 4,000,000 20.0% %GDP tỷ đồngtỷ 3,000,000 15.0% 2,000,000 10.0% 1,000,000 5.0% - 0.0% Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 GDP Tổng chi NSNN Tỷ lệ tổng chi NSNN /GDP Mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả chi NSNN, nhất là việc sử dụng vốn đầu tư công đã đạt được kết quả bước đầu khá tích cực, tăng tỷ trọng vốn huy động từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, tỷ trọng đầu tư công giảm xuống mức 34,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội7. Việc cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư công trong giai đoạn 05 năm 2016-2020 được xác định rõ ràng, tạo chủ động cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong cân đối nguồn lực đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển8. Giai đoạn 2017 – 2020, thực hiện quy định của Luật NSNN năm 2015, cách tính bội chi NSNN đã có thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó, không tính chi trả nợ gốc trong tổng chi NSNN. Với cách tính này, tỷ lệ bội chi NSNN giảm so với tỷ lệ theo cách tính ở giai đoạn trước. Cùng với chủ trương kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ công trong phạm vi mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016-2020. Số bội chi tuyệt đối năm 2016, 2017, 2018 và 2019 đều giảm so với dự toán. So với GDP, bội chi NSNN thực tế năm 2016 là 5,52%; năm 2017 là 2,74%, năm 2018 là 3,46%; dự toán năm 2019 là 3,6%GDP và năm 2020 dự kiến khoảng 3,4%GDP. Như vậy, những năm cuối giai đoạn, bội chi NSNN dao động từ 3,5% - 3,7% và nỗ lực giảm dần ở năm 2020 với mức là 3,4%GDP. 7 Theo Báo cáo số 506/BC-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư dự kiến năm 2018 còn 34,5%. 8 Theo Báo cáo số 513/BC-CP của Chính phủ, tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2017 còn 34,8% so với mức 36,8% trong giai đoạn 2015-2017 và 39,9% năm 2014. 537
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 2: Bội chi NSNN giai đoạn 2017 - 2020 Bội chi NSNN giai đoạn 2017-2020 250,000 3.80% 200,000 3.70% 3.70% 3.60% 3.60% 150,000 3.50% 3.50% 100,000 %GDP Tỷ đồng 3.40% 3.40% 50,000 3.30% 0 3.20% Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bội chi NSNN Tỷ lệ bội chi so GDP 2.2. Thị trường tài chính 2.2.1. Một số đánh giá về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán từng bước phát triển hoàn thiện về cấu trúc, bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh. Các cấu phần của thị trường vốn đều có sự tăng trưởng và phát triển nhanh, trong đó TTCK có vai trò nòng cốt chiếm khoảng 65% quy mô thị trường vốn. TTCK thời gian qua đã duy trì được xu hướng tăng trưởng ổn định. Tính đến 2018, quy mô vốn hóa thị trường đạt khoảng 71,02% GDP, quy mô thị trường trái phiếu ước đạt 39,12% GDP, tiếp tục tăng trưởng so với mức 37,64% GDP năm 2017 và vượt các mục tiêu đề ra đến năm 2020 tại Quyết định số 450/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính đến năm 2020. Trong đó, thị trường trái phiếu chính phủ đạt khoảng 27,25% GDP; trái phiếu doanh nghiệp đạt 8,57% GDP (vượt mục tiêu 7% GDP năm 2020). Quy mô thị trường vốn phát triển tích cực, góp phần huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế; đạt và vượt các mục tiêu đề ra năm 2020. Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tăng, số lượng và cơ cấu nhà đầu tư trên TTCK được cải thiện. Thực hiện tái cấu trúc tổ chức thị trường,nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro; đa dạng hóa nhà đầu tư, hàng hóa trên thị trường; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá Tính công khai, minh bạch trong hoạt động của thị trường vốn được tăng cường. Chất lượng và phạm vi kiểm toán nhà nước được cải thiện đáng kể; đã áp dụng các tiêu chuẩn giám sát TTCK theo thông lệ quốc tế của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO); 538
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 2.2.2. Kết quả thực hiện cơ cấu lại thị trường bảo hiểm Tổng tài sản của toàn thị trường tăng trưởng bình quân 18,4% trong giai đoạn 2011-2020, đạt 526.122 tỷ đồng năm 2020, trong đó tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 97.936 tỷ đồng; doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 428.186 tỷ đồng. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân 18,4%/năm giai đoạn 2011-2020, đạt 416.248 tỷ đồng năm 2020, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 49.283 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 366.965 tỷ đồng. Tổng dự phòng nghiệp vụ tăng bình quân 19,9% giai đoạn 2011-2020, đạt 336.425 tỷ đồng năm 2020, trong đó dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 25.587 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 310.838 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng bình quân 13,1% giai đoạn 2011-2020, đạt 100.135 tỷ đồng năm 2020, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 31.273 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 68.862 tỷ đồng.Trong giai đoạn 2011-2020 các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm khoảng 282.596 tỷ đồng. 2.2.3. Kết quả thực hiện lĩnh vực dịch vụ tài chính Đã từng bước phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cả về chất lượng và quy mô, góp phần lành mạnh hóa, nâng cao tính công khai, minh bạch của các hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế - xã hội. Số lượng các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính được mở rộng, không chỉ là các doanh nghiệp FDI mà cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 20% vốn đều đã được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Ngoài ra, các đối tượng khác được khuyến khích thực hiện kiểm toán độc lập, do đó, số lượng khách hàng được kiểm toán báo cáo tài chính tăng lên đáng kể. Số lượng khách hàng hàng năm đều tăng 16%. Quy mô và số lượng các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán tăng lên đáng kể. 2.2.4. Lĩnh vực ngân hàng Tăng trưởng tín dụng chậm hơn ở các năm trước nhưng có dấu hiệu tăng nhanh trở lại khi tình hình dịch bệnh Covid được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam. ▪ Tăng trưởng tín dụng đạt 7,93% tính đến ngày 24/11 và dự kiến sẽ thấp hơn 10% cho cả năm 2020. Tăng trưởng tín dụng năm 2020 chậm hơn mức của năm 2019 là 13,7%. 539
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ 9 tháng năm 2020: tăng trưởng tín dụng từ trái phiếu doanh nghiệp đóng góp 25% tăng trưởng và tăng trưởng tín dụng từ khách hàng doanh nghiệp lớn đóng góp khoảng 60% tăng trưởng. NHNN đã nới tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng. Hình 3: Tăng trưởng tín dụng qua các năm của các ngân hàng Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ▪ Với mục tiêu kích thích tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã nới tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đáp ứng đủ 2 yếu tố: (1) sức khỏe tài chính, (2) khả năng tăng trưởng. ▪ Các ngân hàng được nới tăng trưởng tín dụng cao hơn gồm: TCB, HDB, VPB, TPB, VIB, MBB Tăng trưởng tín dụng dự kiến phục hồi và đạt khoảng 11-12% vào năm 2021 khi kỳ vọng lạc quan hơn ở nhiều ngân hàng so với đầu năm khi nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân ngày càng cao. 540
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 4: Tỷ trọng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tín dụng bán lẻ chậm hơn trong 9 tháng năm 2020, tuy nhiên, đây vẫn là mảng được nhiều ngân hàng ưu tiên: Hình 5: Tỷ trọng các khoản cho vay từ ngân hàng trong lĩnh vực bán lẻ năm 2019 ▪ Tốc độ tăng trưởng cho vay bán lẻ chậm là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức thấp. Cụ thể hơn, tín dụng bán lẻ ước tính tăng 5,2% sau 9 tháng năm 2020 so với mức tăng trưởng CAGR là 21,7% trong giai đoạn 2016-2019. ▪ Khả năng tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ vẫn còn do tỷ trọng cho vay bán lẻ của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển và lối sống của người dân đang thay 541
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đổi theo hướng chấp nhận nợ nhiều hơn. Tuy nhiên, phân khúc này sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao hơn khi ngày càng nhiều ngân hàng chuyển hướng tập trung vào. Hình 6: Chi phí vốn và tiền gửi không kỳ hạn của một số ngân hàng Tiền gửi của khách hàng tăng 6,1% trong 8 tháng đầu năm 2020. Lãi suất huy động niêm yết bình quân đã giảm 100 - 120 điểm cơ bản từ đầu năm 2019 tùy kỳ hạn. Chi phí huy động vốn của các ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm nhanh chóng trong quý 3 năm 2020. ▪ Không có rủi ro thanh khoản nào đến từ nợ xấu. ▪ Ít áp lực lên các chỉ số: (1) tăng trưởng tín dụng một phần dựa vào trái phiếu doanh nghiệp làm giảm áp lực lên Tỷ lệ nợ tín dụng/vốn huy động do tử số chỉ tính đến các khoản cho vay khách hàng; (2) không chia cổ tức bằng tiền mặt theo chỉ đạo của NHNN khiến Tỷ lệ an toàn vốn tăng; (3) Áp lực về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm nhẹ khi NHNN lùi thời hạn hạ trần lãi suất. ▪ Áp lực thanh khoản từ tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ không xuất hiện trong năm 2020 và có thể phải đến cuối năm 2021. Lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm nhưng với tốc độ chậm hơn so với lãi suất huy động niêm yết: ▪ Các ngân hàng cân bằng tác động của việc giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay đối với Biên lãi ròng vì tác động của việc giảm lãi suất huy động niêm yết lên chi phí vốn của ngân hàng là chậm hơn do tiền gửi thường có lãi suất cố định. 542
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ Khách hàng doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về giảm lãi suất cho vay và cơ cấu nợ hơn khách hàng cá nhân. Ngoài ra, các khoản vay mới sẽ có lãi suất thấp hơn so với dư nợ hiện tại. 3. Những hạn chế trong hệ thống tài chính quốc gia 3.1. Lĩnh vực chứng khoán ▪ Quy mô TTCK tuy đã có sự tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thị trường trái phiếu quy mô còn nhỏ, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp; các tổ chức định mức tín nhiệm chưa phát triển mạnh. ▪ Công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã được thúc đẩy nhưng Nhà nước còn nắm giữ tỷ lệ lớn, vì vậy chất lượng hàng hóa đầu vào cho TTCK còn hạn chế. Việc triển khai thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần có sự phối hợp của các bộ, ngành. Số lượng các nhà đầu tư tổ chức đã được thúc đẩy nhưng còn hạn chế, các nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số. ▪ Thị trường chứng khoán phái sinh đã và đang phát triển với tốc độ nhanh nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, cơ sở nhà đầu tư còn chưa cân bằng, bền vững. Các nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân (chiếm tới 99,76%), hoạt động phòng vệ rủi ro còn chưa được chú trọng nhiều do còn ít các nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường. ▪ Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức đã được thúc đẩy nhưng còn hạn chế, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư cá nhân. Việc triển khai thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn. ▪ Hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn chưa cao do các yếu tố kinh tế, TTCK trong và ngoài nước còn khó khăn. ▪ Các hành vi vi phạm trên thị trường ngày càng tinh vi phức tạp, cơ quan quản lý không có đủ thẩm quyền tiếp cận những thông tin về tài khoản cá nhân tại ngân hàng, dữ liệu internet và điện thoại đã làm cho việc kiểm tra các hành vi giao dịch nghi vấn gặp nhiều khó khăn. 3.2. Lĩnh vực bảo hiểm Mặc dù, lĩnh vực bảo hiểm đã đạt được những kết quả quan trọng, song thị trường bảo hiểm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: 543
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ Quy mô thị trường còn nhỏ so với các nước trên thế giới. Tính đến hết năm 2018, tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm trên GDP khoảng 2,9%, thấp hơn so với mức trung bình của các nước trong khu vực (3-5%) và thế giới (6-7%). ▪ Số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều song cần phải tiếp tục nâng cao để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. ▪ Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn hạn chế so với các tập đoàn lớn của nước ngoài, chưa có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao. ▪ Mô hình quản lý, giám sát chủ yếu vẫn là mô hình quản lý, giám sát tuân thủ, chưa có các cơ chế quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong quản trị, điều hành, tối ưu hóa các năng lực để phát triển thị tường bảo hiểm. 3.3. Lĩnh vực dịch vụ tài chính ▪ Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được cập nhật theo thông lệ quốc tế (IFRS), làm hạn chế tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư. ▪ Cơ chế giám sát và thực thi việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa đầy đủ, nguồn lực phục vụ giám sát còn hạn chế. ▪ Chế tài xử phạt các tổ chức, cá nhân trong hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa đủ mức răn đe. ▪ Ý thức của nhà đầu tư trong việc yêu cầu chất lượng của dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa cao, ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty kiểm toán và cạnh tranh giá, phí không lành mạnh. 3.4. Tài chính ngân sách Tuy bội chi có cải thiện trong khoảng 3 năm trở lại đây nhưng nợ công vẫn ở mức cao. Tốc độ tăng nợ công cũng như trần nợ công mặc dù được kiểm soát trong ngưỡng an toàn nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng nợ công của Việt Nam ở mức bình quân 18,1%/năm, giai đoạn 2016 - 2018 đã giảm xuống bình quân còn 8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ còn ở mức 6%. Về trần nợ công, tỷ lệ nợ công giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP xuống còn 61,4% GDP cuối năm 2017, 58,4% GDP năm 2018 và ở mức 57% GDP năm 2019. Bên cạnh đó, công tác tái cơ cấu nợ công trong năm 2018, năm 2019 cũng được triển khai tăng cường. Hệ thống pháp luật về đầu tư công được hoàn thiện theo hướng phân cấp triệt để, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý hoạt động đầu tư công. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII 544
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công đã tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý toàn bộ quá trình đầu tư công, từ chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch đầu tư công. Để triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định và 7 Thông tư và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. 4. Định hướng chính sách ổn định hệ thống tài chính quốc gia 4.1. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thể chế tài chính; củng cố các cân đối tài chính vĩ mô; cải thiện mức độ chống chịu của nền tài chính Tập trung sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính đối với doanh nghiệp, tập trung vào việc tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về chính sách thuế, hải quan, chế độ kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính trên cơ sở đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng. Rà soát và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho phát triển công nghiệp hỗ trợ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế, thị trường, bộ máy, công cụ giám sát tài chính theo nguyên tắc thị trường; phân định cụ thể phạm vi nhà nước và thị trường; gắn trách nhiệm và quyền hạn; tăng cường công khai, minh bạch; Thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện, dịch vụ công; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường công khai, minh bạch trong điều hành đối giá các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân; điều tiết hài hòa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, chủ động; tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo duy trì, củng cố và ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch của các thông tin tài chính ngân sách. Cải thiện dư địa chính sách tài khóa - tiền tệ phù hợp với trình độ phát triển, mở cửa của nền kinh tế; tính biến động của kinh tế - tài chính thế giới. thực hiện có kết quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, giảm dần bội chi NSNN. Tăng cường và nâng cao năng lực dự báo trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nâng cao năng 545
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM lực dự báo diễn biến giá cả thị trường vàtheo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có phương án điều hành phù hợp từng thời kỳ. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội để tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát. 4.2. Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý NSNN nhằm tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính NSNN với quá trình tái cơ cấu kinh tế Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với thúc đẩy kêu gọi hợp tác theo hình thức PPP, thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực được định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn đã đặt ra, đồng thời khắc phục tình trạng dàn trải trong phân bổ nguồn lực. Tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, tiềm lực và đặc điểm của từng địa phương. Đổi mới phân cấp quản lý NSNN, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nhằm mục tiêu đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW; xây dựng cơ chế quản lý tài chính ngân sách phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của 5 đô thị trung tâm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; trong đó nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một số định hướng cụ thể là: ▪ Nghiên cứu từng bước bỏ cơ chế lồng ghép trong quản lý NSNN giữa NSTW và NSĐP; nâng cao vai trò và trách nhiệm của HĐND cấp tỉnh trong việc xây dựng, quyết định và quản lý, quyết toán NSĐP. ▪ Nghiên cứu đổi mới phương thức phân cấp nguồn thu giữa TW và ĐP đối với các sắc thuế chủ yếu, bao gồmthuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển của Việt Nam đến năm 2030. ▪ Nghiên cứu đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi giữa các Bộ, cơ quan trung ương (CQTW) và UBND các địa phương về thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp công cơ bản, quan trọng thiết yếu, gắn chặt với người dân như: y tế khám chữa bệnh, phòng bệnh, GD- ĐT, dạy nghề, sự nghiệp kinh tế, Trong đó, các bộ, CQTW tập trung thực hiện những nhiệm vụ chi địa phương cấp tỉnh không thực hiện được; những dịch vụ công gắn với người dân mà địa phương thực hiện tốt, hiệu quả, kịp thời thì giao đầy đủ cho địa phương tổ chức thực hiện và có cơ chế phân cấp về nguồn tài chính để thực hiện. 546
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4.3. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính công Tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tập trung huy động tối đa đối với nguồn vốn vay ODA còn lại, hợp lý đối với nguồn vay ưu đãi nước ngoài và thận trọng đối với các nguồn vay thương mại nước ngoài. Tăng cường khả năng chủ động tiếp cận, tham gia thị trường vốn quốc tế. Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; cải thiện cân đối ngân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay. Tiếp tục cơ cấu nợ theo hướng bền vững. Đẩy mạnh tái cơ cấu danh mục nợ chính phủ thông qua các giao dịch phái sinh, các nghiệp vụ gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ nhằm xử lý rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản và tín dụng nhằm đạt được cơ cấu nợ chính phủ với chi phí – rủi ro hợp lý. Tăng cường quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro nợ công trong kế hoạch tài chính – ngân sách trung hạn và dự toán NSNN hàng năm, hình thành quỹ dự phòng rủi ro. Nghiên cứu, xây dựng phương án phản ứng chính sách để dự báo và xử lý khi các chỉ tiêu nợ chạm ngưỡng cảnh báo an toàn. Đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính phủ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm dư nợ chính phủ, nợ công. Việc xây dựng, điều hành thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công cần đảm bảo dư địa dự phòng rủi ro cho các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn có thể phát sinh. Thường xuyên cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện huy động vốn vay trong nước và nước ngoài để chủ động xây dựng phương án, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh mức vay công và các hạn mức nợ tương ứng. Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cần được xây dựng trong khuôn khổ, khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa. Nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công, giảm dần sự tham gia từ NSNN (đặc biệt là các khoản vay của Chính phủ) vào các dự án, xã hội hóa các nguồn lực ngoài nhà nước. Đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính phủ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm dư nợ chính phủ, nợ công. Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Chính phủ cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; không phát hành TPCP trên thị trường vốn quốc tế, vay thương mại nước ngoài để cho vay lại. Kiểm soát các khoản nợ tiềm ẩn có thể phát sinh từ nợ của khu vực các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng trong nền kinh tế 547
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Đổi mới quản lý nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, NSNN không vay thương mại nước ngoài để bù đắp bội chi, đồng thời đảm bảo tổng mức vay thấp hơn chi ĐTPT của NSNN. NSTW và NSĐP cấp tỉnh được bội chi nhưng đảm bảo không quá tổng mức bội chi của NSNN và trần nợ công Quốc hội quyết định hàng năm. Phát triển thị trường vốn trong nước từng bước theo các thông lệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu. Đổi mới quản lý NSNN, thực hiện thống nhất kế hoạch tài chính trung hạn 3 năm (cuốn chiếu) theo quy định của Luật NSNN và thông lệ quốc tế về chi ĐTPT, chi thường xuyên và chi trả nợ. Xây dựng và thực hiện cam kết chi của Chính phủ phù hợp với thông lệ quốc tế (GFS) phục vụ hiệu quả công tác lập, quyết định dự toán, quyết toán và kiểm toán của Quốc hội, HĐND, Chính phủ và UBND các cấp. 4.4. Tiếp tục cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo hiểm và phát triển các dịch vụ tài chính Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và thị trường các dịch vụ tài chínhhiệu quả, tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể: Đối với lĩnh vực chứng khoán, thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu, bao gồm cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trái phiếu mới, thực hiện tái cơ cấu danh mục trái phiếu chính phủtheo hướng đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu. Trong đó, tăng tỷ trọng phát hành đối với các trái phiếu có kỳ hạn dài Trên cơ sở Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2019), tiếp tục rà soát, hoàn thiện Luật Chứng khoán (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).Đồng thời, chủ động xây dựng và hoàn thiện các quy định hướng dẫn thi hành Luật nhằm phát triển thị trường vốn.Điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịch vụ của thị trường tài chính, đưa thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế. Đối với lĩnh vực bảo hiểm Trong giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường bảo hiểm. Nâng cao tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp bảo hiểm.Phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp. 548
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại. Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm.Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm. Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh, gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao nhưng cần đảm bảo an toàn, thận trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng. Đồng thời nhà nước có cơ chế, chính sách để phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội cao như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí. Trong giai đoạn 2026-2030, hoàn thiện quy định pháp lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thực tiễn thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thông qua hoàn thiện bộ máy và phương thức quản lý nhà nước. Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với công nghệ. Phát triển da dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Nâng cao quản trị doanh nghiệp bảo hiểm theo các chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh minh bạch thông tin và tuyên truyền về bảo hiểm. Tăng cường kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức triển khai bảo hiểm. Cải thiện cơ chế khuyến khích phát triển lĩnh vực bảo hiểm. Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính thỏa đáng cho doanh nghiệp người dân tham gia bảo hiểm như chính sách thuế ưu đãi đồng bộ với cơ chế cho phép doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào công tác an sinh xã hội, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm vi mô. Ngoài ra, kiện toàn môi trường đầu tư, đa dạng hóa các công cụ tài chính để thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực đầu tư vốn dài hạn thông qua phát triển Quỹ trái phiếu quốc gia cho xây dựng cơ sở hạ tầng; khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư vào các công trình phục vụ cho an sinh xã hội, tăng cường tiến bộ xã hội như trường học, bệnh viện. Đẩy mạnh việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường chứng khoán. ▪ Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện nghiêm việc niêm yết/ đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa. ▪ Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và cải tiến chế độ hạch toán, kế toán, công bố thông tin. Tăng cường chất lượng báo cáo tài chính; Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn thực hiện công bố báo cáo tài chính theo chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). 549
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ Nghiên cứu, triển khai và chuẩn hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán theo lộ trình, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư. Mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng cường sự tham gia của nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư dài hạn và phát triển nhà đầu tư chuyên nghiệp: ▪ Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại các nhà đầu tư, đặc biệt là phân nhóm các nhà đầu tư cá nhân. Xây dựng tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp trên cả thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường. ▪ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp theo hướng mở rộng sở hữu nước ngoài tại các lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ theo quy định của pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế. Khuyến khích sự tham gia dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường. Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động thị trường: ▪ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế; vận hành hiệu quả trung tâm thông tin trái phiếu doanh nghiệp. Đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thường xuyên cập nhật chuyên trang thông tin về thị trường trái phiếu tại cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính bằng tiếng Việt và tiếng Anh. ▪ Thực thi các cam kết quốc tế về phối hợp, trao đổi thông tin, điều tra xuyên biên giới giữa các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Tăng cường đối thoại với thành viên thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp; tăng cường hội nhập thị trường khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh việc phát triển các định chế trung gian: ▪ Khuyến khích các công ty chứng khoán mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, đa dạng và tăng cường hiệu quả dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, hướng tới triển khai đầy đủ các dịch vụ ngân hàng đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường. ▪ Khuyến khích việc hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các tổ chức dịch vụ phụ trợ thị trường như tổ chức định giá, tổ chức tư vấn pháp lý, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và mối liên kết đồng bộ giữa thị trường tiền tệ, tín dụng với thị trường vốn. Tăng cường sự phối hợp giữa 550
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc trao đổi, cung cấp các thông tin để phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Rà soát và thực hiện nghiêm các quy định về an toàn trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để vừa phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vừa giảm thiểu rủi ro hoạt động ngân hàng, giảm áp lực huy động vốn cho kênh tín dụng ngân hàng. Phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán: ▪ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đầy đủ, đồng bộ, thống nhất phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kế toán, kiểm toán. Theo đó, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện Luật Kế toán 2015 để sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán.Thực hiện đánh giá tác động các quy định của Luật Kiểm toán độc lập và việc thi hành Luật trong thực tiễn. Nghiên cứu, đề xuất chương trình xây dựng Luật Kế toán viên công chứng (CPA) để bổ sung các quy định đảm bảo thuận lợi cho việc hành nghề của các CPA theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của tổ chức nghề nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam. ▪ Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nghiên cứu đưa chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) váo áp dụng tại Việt Nam, đồng thời cập nhật Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) theo IFRS, góp phần nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. ▪ Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công áp dụng tại Việt Nam trên cơ sở Chuẩn mực kế toán công quốc tế. ▪ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chế độ kế toán của các doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ kế toán của các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán. ▪ Phát triển mạnh thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cả về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như nâng cao năng lực đội ngũchuyên gia hành nghề kế toán, kiểm toán theo chuẩn quốc tế, có chất lượng cao. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán.Hoàn thiện việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toánđủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. 551
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ Nghiên cứu để có các cơ chế đồng bộ để phát triển hiệu quả thị trường định mức tín nhiệm, tư vấn thẩm định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quan Tài liệu tham khảo Báo cáo số 5984/BC-BKHĐT ngày 29/8/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Báo cáo số 471/BC-CP ngày 12/10/2018 của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2015-2019. VCB, Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng, phòng nghiên cứu phát triển, 2020. Tổng cục thống kê, niên giám thống kê qua các năm từ 2010-2020. 552