Đánh giá cơ hội và thách thức của hiệp định TPP đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá cơ hội và thách thức của hiệp định TPP đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_co_hoi_va_thach_thuc_cua_hiep_dinh_tpp_doi_voi_nen.pdf

Nội dung text: Đánh giá cơ hội và thách thức của hiệp định TPP đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ EVALUATE THE OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF THE TRANS- PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT ON VIETNAMESES ECONOMY IN INTERNATIONAL INTEGRATION PERIOD Nguyễn Thị Thùy Linh Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng qua việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại như TPP, FTA, gia nhập AEC Trong đó TPP được xem là một hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại và đầu tư, TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh, nâng cao mức sống, giảm nghèo tại các nước, nâng cao minh bạch hoá. Ngoài những cơ hội mà gia nhập TPP trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì TPP cũng tạo ra không ít thách thức cho kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khoá: TPP, hội nhập kinh tế, cạnh tranh, nâng cao Abstract Vietnam integrates in international economic wider and deeper by joining trade agreements such as TPP, FTA, AEC in which TPP is considered a landmark agreement on trade and investment, the TPP is expected to promote innovation, productivity and competitiveness, improve living standards and reduce poverty, improve transparency. In addition to opportunities that joining the TPP brings, the TPP also creates many challenges for Vietnam's economy and businesses in Vietnam. Key words: the TTP, economic integration, competitiveness, improvement 837
  2. 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế khu vực là hai xu hướng quan trọng của thế giới. Là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại khu vực trong những năm qua. Gần đây, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Là một trong những Hiệp định quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, cũng như hướng tới nhiều mục tiêu như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao mức sống và cải thiện phúc lợi; thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh; thúc đẩy minh bạch hóa và quản trị tốt; củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường tại các quốc gia thành viên TPP. Với phạm vi rộng lớn của mình, Hiệp định TPP có tác động mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại và đầu tư, cũng như tới việc hoạch định chính sách của các quốc gia thành viên. 2. TPP và tầm ảnh hưởng của TPP đến Việt Nam TPP là một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Mục tiêu của TPP là thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên. TPP bắt nguồn từ một thỏa thuận có hiệu lực từ năm 2006 đã được ký giữa Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Có tên gọi P4, thỏa thuận này loại bỏ hầu như tất cả các hàng rào thuế quan đánh vào các hàng hóa được giao dịch giữa 4 nước. Các nước cũng nhất trí cho phép các doanh nghiệp của 1 nước tham gia vào đấu thầu các hợp đồng công ở 3 nước còn lại, đồng thời sẽ hợp tác trên những vấn đề như thủ tục hải quan, luật lao động, sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh. Theo báo cáo nghiên cứu về đánh giá tác động của TPP đến Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP), TPP ảnh hướng lớn đến sự phát triển của Việt Nam. + Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật Bản và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Mỹ (tính theo giá trị). Trong khi đó, nhóm các nước nằm ngoài AEC và TPP sẽ bị suy giảm đầu tư, đặc biệt là Trung Quốc và EU. + Về thương mại: Trong các kịch bản đánh giá tác động khi TPP có hiệu lực, kết quả mô phỏng cho thấy, thương mại Việt Nam với các nước TPP tăng lên, còn đối với các nước ngoài TPP, lại có xu hướng tăng nhập khẩu và giảm nhẹ xuất khẩu. Theo WB, TPP sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cho Việt Nam về thương mại, đầu tư, tăng trưởng và việc làm. Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ với các nước thành viên TPP. Hiện nay các nước TPP chiếm 38,8 xuất khẩu, 22,2% nhập khẩu và 838
  3. 38,3% vốn FDI của Việt Nam. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia và Singapore nằm trong nhóm 10 nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nguồn: Những tác động của TPP đối với kinh tế Việt Nam Tạp chí Tài chính số 03, 2015 2. Cơ hội và thách thức tham gia TPP của Việt Nam 2.1. Cơ hội (1) Tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, giúp Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế. (2) Về mặt kinh tế, tham gia Hiệp định TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu.Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, việc tham gia các FTA thế hệ mới, đặc biệt là TPP sẽ giúp tăng trưởng của Việt Nam tăng thêm 1-2% năm. TPP giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, cân đối lại thị trường xuất khẩu. TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra “cú hích” lớn. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ. Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển mạnh hơn, là điều kiện quan trọng để nước ta bước sang giai đoạn phát triển các ngành mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn. 839
  4. Bảng 1: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia TPP giai đoạn 2012 - 2015 11 tháng năm 2015 so với Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 cùng kỳ năm 2014 VN nhập khẩu VN xuất khẩu 11 11 VN VN VN VN VN VN tháng So với tháng So với Đối tác nhập xuất nhập xuất nhập xuất năm cùng năm cùng khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu 2015 kỳ 2015 kỳ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ 2014 (Tỷ 2014 USD) USD) USD) USD) USD) USD) USD) (%) USD) (%) Hoa Kỳ 4,74 19,665 5,232 23,841 6,284 28,655 7,175 125,92 30,427 116,81 Canada 0,461 1,156 0,406 1,545 0,386 2,081 0,415 120,29 2,214 117,33 Mexico 0,11 0,683 0,115 0,889 0,264 1,036 0,434 188,70 1,45 151,36 Chile 0,369 0,169 0,315 0,219 0,368 0,522 0,269 82,52 0,604 129,89 Peru 0,095 0,1 0,043 0,1 0,098 0,186 0,056 58,33 0,223 132,74 Nhật Bản 11,675 13,065 11,611 13,63 12,908 14,704 13,175 114,53 12,875 95,66 Singapore 6,802 2,368 5,702 2,655 7,01 2,833 5,611 88,42 3,05 118,08 Malaysia 3,446 4,5 4,105 4,922 4,193 3,93 3,818 100,71 3,315 90,95 Brunei 0,611 0,017 0,606 0,017 0,118 0,049 0,048 76,19 0,024 53,33 Australia 1,797 3,209 1,587 3,509 2,058 3,99 1,855 98,46 2,707 72,57 New Zealand 0,379 0,184 0,449 0,274 0,478 0,316 0,347 81,07 0,305 106,27 Tổng 30,485 45,116 30,171 51,601 34,165 58,302 33,203 57,194 Tổng kim ngạch XK (NK) của VN (Tỷ 113,8 114,5 132,032 132,033 148,058 150,042 151,11 148,24 USD) Tỷ trọng đóng góp của nhóm quốc gia 26,79 39,39 22,85 39,08 23,08 38,86 21,97 38,58 Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan (3) Về đầu tư: Cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của ta cũng dễ tiếp cận thị trường của các nước tham 840
  5. gia TPP hơn, tuy tác động này không lớn do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ta ở thị trường nước ngoài còn thấp. Mặt khác, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận các khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP; tiếp cận với nhiều dự án đầu tư và nhà đầu tư chiến lược, tiềm năng để đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Thu hút các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân đầu tư để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại biên giới, xuất nhập khẩu. Hàng hóa, dịch vụ được lưu thông thuận lợi hơn, người dân có điều kiện được tiếp cận với hàng hóa giá rẻ hơn, sạch hơn, an toàn hơn và dịch vụ tốt hơn. (4) Thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Tham gia TPP, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời giúp Việt Nam có thêm cơ hội để cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch theo đúng thông lệ quốc tế và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. (5) Đối với các doanh nghiệp: sẽ có điều kiện mở rộng trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn. Khi tham gia vào TPP, các doanh nghiệp của ta cũng sẽ có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ca-na-đa Theo số liệu của Hoa Kỳ, chỉ tính riêng mua sắm công các loại hàng hóa, vật dụng văn phòng thông thường của các cơ quan chính quyền liên bang Hoa Kỳ hàng năm đã vào khoảng 10-12 tỷ USD. Đây cũng là một kênh tiêu thụ hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, các sản phẩm chủ lực của Việt Nam có điều kiện tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng trong khu vực và toàn cầu. Từ đó sẽ tác động tích cực để hình thành các mối liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ ổn định các sản phẩm có quy mô sản xuất tập trung. Tham gia hiệp định TPP góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hoá dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế. (6) Về mặt xã hội: Tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng; từ đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm, tăng lương nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tạo ra sự di chuyển tự do thị trường lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, lao động có tay nghề, tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động. Tạo điều kiện cho Việt Nam có điều kiện tiếp nhận, bổ sung giá trị văn hóa mới, tiến bộ của các nước, các dân tộc và vùng miền làm phong phú thêm các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. (7) Thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn: Nhằm đạt ược các lợi ích tối đa từ việc được hưởng mức thuế quan ưu đãi, Việt Nam phải nỗ lực hết mình trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, song song với việc cải cách thể chế, quy định luật pháp và cách thức thực thi luật pháp như các điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ 841
  6. (8) Tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu: Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel, Mitsubishi Heavy Industries và đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. (9) Nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT): Hiện nay, tình trạng vi phạm quyền SHTT tại nước ta rất phổ biến, đặc biệt việc kinh doanh trên môi trường Internet ngày càng phát triển nhanh chóng đã đặt ra những thách thức cho việc bảo hộ bản quyền SHTT của các cơ quan SHTT. Trong khi đó, cơ chế thực thi quyền SHTT hiện hành của chúng ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: còn tồn tại một số quy định pháp luật chưa hợp lý về thực thi quyền SHTT; thiếu các quy định rõ ràng, cụ thể bảo đảm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT; các biện pháp và chế tài hiện hành chưa có giá trị cao trong xử lý, ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT. (10) Minh bạch hóa thị trường mua sắm công, đấu thầu chính phủ: thực hiện cam kết về mua sắm công trong TPP sẽ đem lại nhiều tác động tích cực, đó là: (i) Tính cạnh tranh sẽ cao hơn, chất lượng hàng hóa sẽ tốt hơn. Hàng hóa xuất xứ từ 11 nước thành viên trong TPP có tính bổ sung cho hàng hóa Việt Nam và có chất lượng cao hơn hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Nhà thầu của họ cũng chuyên nghiệp hơn và năng lực cao hơn; (ii) Tiền thuế của người dân được chi tiêu hiệu quả hơn, hạn chế được tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, thông thầu; (iii) Nhà thầu Việt Nam cũng có cơ hội vươn ra một thị trường mua sắm công rộng lớn. 2.2. Thách thức (1) Về kinh tế: - Sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, về thị trường; đồng thời, làm tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh do hầu hết là doanh nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và khả năng đầu tư rất hạn chế, liên kết rời rạc với vùng sản xuất nguyên liệu. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp thiết đối với chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc thay đổi về cả nhận thức, tư duy, hiểu biết; nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng; phương thức sản xuất kinh doanh và chiến lược tiếp cận thị trường - Năng lực cạnh tranh của Việt Nam có nguy cơ giảm do nguồn lực lao động chất lượng cao, có kỹ năng sẽ dịch chuyển sang các nước với mức lương cao hơn; cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ còn hạn chế nên nguồn FDI có thể sẽ chuyển dịch sang các nước có lợi thế cạnh tranh hơn. - Thị trường chứng khoán quy mô nhỏ, thanh khoản yếu, chưa thu hút được các dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn; quy mô thị trường bảo hiểm còn ở mức khá nhỏ, tỉ lệ doanh thu phí trên GDP mới chỉ đạt mức xấp xỉ 2% so với mức trung bình 3,2% trong khu vực ASEAN và 6,5% trên toàn thế giới; (i) Về cơ cấu thị trường vốn, còn tồn tại tình trạng mất cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ dễ dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản của ngân hàng; (ii) Trình độ thị trường còn ở mức thấp, ý thức tuân thủ luật pháp còn hạn chế, chế tài xử lý vi phạm chưa có tính răn đe cao. 842
  7. (2) Về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế: - Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương. Chính phủ sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP. - Môi trường kinh doanh chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp; (i) Sự phát triển về quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập; (ii) Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao: phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất cập và thiếu chặt chẽ; thiếu thể chế cho kinh tế vùng, liên kết vùng; cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp; chưa thiết lập được cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra; (iii) Tình hình vi phạm kỷ cương, pháp luật vẫn diễn ra; (iv) Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự tuân thủ và vận hành theo nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường; (v) Cơ chế, chính sách hiện chưa khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. (3) Về xã hội: - Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. - Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, vai trò kinh tế tư nhân ngày càng cao; tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do thu hút đầu tư, nhập khẩu hàng hóa và công nghệ (tiêu thụ rác thải công nghệ) nếu không được kiểm soát chặt chẽ. - Việc thực thi thể chế thị trường lao động chưa đồng đều, còn mang nặng tính tự phát, bị chia cắt giữa các vùng (đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị), các khu vực kinh tế (đặc biệt giữa khu vực nhà nước và ngoài Nhà nước) 3. Cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập 3.1. Cơ hội từ quá trình hội nhập - Cơ hội thu được lợi ích tĩnh: mở cửa nền kinh tế cũng có nghĩa không gian cho hoạt động thương mại được mở rộng, làm nguồn lực trong nền kinh tế phân bổ hiệu quả hơn. Các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh sẽ mở rộng hoạt động sản xuất, ngược lại các ngành hàng không có lợi thế cạnh tranh sẽ buộc phải thu hẹp sản xuất. Nguồn lực sản xuất (vốn, công nghệ, lao động) sẽ được phân phối từ nơi kém hiệu quả đến nơi có hiệu quả cao hơn, do đó làm tăng năng suất và sản lượng của nền kinh tế. - Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu: sau khi tham gia TPP, RCEP, AEC hay FTA với EU, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của nước ta rất lớn, nhất là thông qua TPP, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường khổng lồ tiềm năng của Mỹ và Nhật Bản 843
  8. mà các Hiệp định Thương mại song phương giữa nước ta với các nước này chưa thể tận dụng hết được. - Cơ hội thu hút đầu tư FDI: Thị trường mở rộng từ các hiệp định thương mại sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta nhằm tận dụng thị trường rộng lớn trong khối ASEAN và thị trường của các thành viên TPP, RCEP - Cơ hội nhập khẩu công nghệ: thương mại hay hội nhập tác động đến nền kinh tế, nhất là tăng trưởng kinh tế không chỉ qua xuất khẩu mà còn qua nhập khẩu. Nhập khẩu những đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất mà nền kinh tế nước nhập khẩu không có lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm đó hoặc năng lực trong nước tạm thời chưa sản xuất được các đầu vào thay thế, nhập khẩu các đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước là cần thiết. - Cơ hội từ áp lực cạnh tranh: Bhagwati (1988) cho thấy cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng doanh thu và sáng tạo. Thoát khỏi ngành là một phần rõ ràng nhất của câu chuyện. Waczirg (1997) thể hiện rằng tỷ lệ gia nhập ngành của những doanh nghiệp mới trong những ngành tự do hóa cao hơn 20% so với các ngành khác trong 11 giai đoạn tự do hóa thương mại trong suốt những năm 1980. 3.2. Thách thức từ hội nhập Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy mặt thuận lợi là cơ bản, chủ yếu; rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức. - Thách thức về kinh tế + Với một số chủng loại nông sản mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP (Australia, New Zealand, Chile) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ thấp hơn vì những sản phẩm này Việt Nam vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn, trong nước dù sao cũng đã quen với cạnh tranh, đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. + Một số sản phẩm công nghiệp mà nước ngoài có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của Việt Nam như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không nhiều vì sản phẩm của Việt Nam hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp. + Mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư sẽ không ảnh hưởng tới quyền chủ động của Nhà nước trong quản lý, cụ thể là không ảnh hưởng tới quyền áp dụng các biện pháp quản lý không mang tính phân biệt đối xử, theo các tiêu chí minh bạch, áp dụng chung. Nói cách khác, mở cửa theo TPP chỉ làm tăng cạnh tranh thương mại, không ảnh hưởng tới quyền quản lý của Nhà nước nhằm đáp ứng các mục tiêu công cộng, chính đáng và vì vậy, không 844
  9. gây ra tác động bất lợi cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền riêng tư của công dân cũng như thuần phong mỹ tục trong xã hội. - Thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế + Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà Việt Nam đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương. Chính phủ sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP. + Để thực thi cam kết trong TPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi Việt Nam được quyền thực hiện theo lộ trình. - Thách thức về xã hội Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn. Đồng thời, với cơ hội mới có được, Việt Nam sẽ có điều kiện để tạo công ăn việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành mà Việt Nam thực sự có lợi thế cạnh tranh. - Thách thức về thu ngân sách Do tỷ trọng thu ngân sách từ thuế nhập khẩu đang giảm dần qua các năm, việc xóa bỏ thuế nhập khẩu lại được thực hiện theo lộ trình, nên về cơ bản sẽ không gây tác động lớn và đột ngột. Bên cạnh đó, khi xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình, thu ngân sách từ thuế nhập khẩu có thể giảm nhưng bù lại, số thu từ các sắc thuế khác sẽ tăng lên do sản xuất, kinh doanh phát triển, không những đủ để bù đắp số thu mất đi từ thuế nhập khẩu mà còn bổ sung thêm cho ngân sách nhà nước. Việc tính toán tác động của Hiệp định TPP lên nguồn thu từ hàng nhập khẩu, vì vậy, cần được xem xét theo cả 2 hướng. Thực tiễn cho thấy việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO và theo 8 FTAs đã có hiệu lực không ảnh hưởng tiêu cực tới thu ngân sách. Tổng thu từ hàng nhập khẩu vẫn tăng đều hàng năm kể từ năm 2006. 4. Kết luận Thông qua nghiên cứu này, ta thấy cơ hội cũng nhiều khi gia nhập TPP nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Tuy nhiên, việc tham gia TPP cũng như hội nhập kinh tế sâu rộng của kinh tế Việt Nam với thế giới là khách quan. Mặc dù thách thức nhiều nhưng không phải là chúng ta không vượt qua được, vấn đề ở đây là vai trò điều tiết của các cơ quan quản 845
  10. lý Nhà nước cũng như sự vận động tích cực của chính các doanh nghiệp thì hy vọng rằng chúng ta sẽ tận dụng được thời cơ này để phát triển kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Đối với những người quan tâm và cộng đồng doanh nghiệp: triển khai thực hiện: thông qua các bài viết nghiên cứu; các bài nói chuyện; phóng sự; tin tức; phim ảnh; (ii) biên soạn và phát hành các ấn phẩm thông tin tuyên truyền; tài liệu giáo trình; sách chuyên khảo ; (iii) tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, buổi tọa đàm; (iv) websites, email, tư vấn nghề nghiệp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TPP, FTAs Từ phía chính các doanh nghiệp Việt Nam, cần tự nghiên cứu kết hợp với tham gia các hội thảo và các kênh truyền thông khác để hiểu về nội dung cơ bản của TPP, FTAs để tự xác định xem mình đang đứng ở đâu trong quá trình triển khai thực hiện TPP, FTAs; qua đó xác định các mặt mạnh và điểm yếu mà mình hiện có để nhận diện được các rủi ro và đưa ra các biện pháp đối phó với các rủi ro nảy sinh. Trước khi để nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước và các cơ quan liên quan; các doanh nghiệp phải tự giải quyết với chính vài toán mà mình đang phải đương đầu. Không phải chỉ có thách thức mà TPP và FTAs mang lại mà nó còn mở ra rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. 846
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. JICA (2015), The impacts of the TPP and AEC on the Vietnamese economy ( 2. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), (www.moit.gov.vn). 3. Bộ Công Thương (2015), Hiệp định TPP - Cơ hội, thách thức và giải pháp chiến lược. 4. Hoàng Văn Châu và các tác giả (2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, 2014. 5. Lê Quốc Phương (2013), TPP và những tác động đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam, Tạp chí Tài chính Số 12, 2013. 6. This report covers economic aspects of TPP countries and does not address U.S. foreign policy interests. 7. Potential TPP membership has not been expressly defined, but some see members of the Asia-Pacific Economic. 847