Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở Thành phố Đà Nẵng
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- danh_gia_diem_tai_nguyen_du_lich_theo_dinh_huong_khai_thac_d.pdf
Nội dung text: Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở Thành phố Đà Nẵng
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 Vol. 16, No. 5 (2019): 108-120 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH THEO ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRÊN SÔNG HÀN, CỔ CÒ VÀ CẨM LỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Hồng1, Nguyễn Kim Hồng2 1 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 2Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Nguyễn Kim Hồng – Email: nkhong@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 05-02-2019; ngày nhận bài sửa: 17-3-2019; ngày duyệt đăng: 20-4-2019 TÓM TẮT Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đường sông (DLĐS), đặc biệt là hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan các điểm du lịch. Do đó, việc đánh giá điểm tài nguyên du lịch để xây dựng định hướng khai thác là rất cần thiết. Bài viết trình bày kết quả đánh giá phân loại điểm tài nguyên du lịch theo thang điểm tổng hợp và xây dựng các định hướng cho khai thác hoạt động DLĐS ở trên ba sông: Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ. Từ khóa: du lịch đường sông, du thuyền, du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông, đánh giá tài nguyên du lịch, thành phố Đà Nẵng. 1. Đặt vấn đề Thành phố Đà Nẵng có mạng lưới sông ngòi phong phú gắn liền với đời sống văn hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, khi TPĐN đang trở thành trung tâm thu hút khách du lịch thì sông ngòi cũng đang chuyển mình trong vị thế mới, như là một tài nguyên du lịch đầy tiềm năng. Mặc dù hoạt động DLĐS đã được khai thác từ năm 2009 nhưng sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, chủ yếu là hoạt động du thuyền ngắm cảnh trên sông Hàn. Trong khi đó, các hệ thống sông khác có nhiều khả năng cho phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực hạ lưu sông Vu Gia gồm sông Hàn, Cẩm Lệ và Cổ Cò với nhiều lợi thế cho hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan điểm du lịch. Để tạo sự độc đáo, điểm nhấn đặc sắc và hiệu quả cho hoạt động DLĐS của TPĐN, việc đánh giá điểm tài nguyên du lịch dọc các sông để định hướng khai thác là rất cần thiết. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu Mạng lưới sông ngòi của TPĐN có tổng chiều dài khoảng 155 km, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây, Tây Bắc của TPĐN và tỉnh Quảng Nam đổ ra biển Đông. Trong nghiên cứu này, đề tài chỉ khảo sát ba con sông thuộc hạ lưu sông Vu Gia chảy qua TPĐN là sông Hàn, Cẩm Lệ và Cổ Cò (xem Bảng 1). 108
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng và tgk Bảng 1. Các sông khảo sát phục vụ phát triển du lịch ở TPĐN Chiều dài (km) Bề rộng Độ sâu STT Tên sông Cấp sông Thực tế Khảo sát lòng sông (m) trung bình (m) 1 Hàn 9,4 9,4 300 ÷ 700 I; III; IV 4,5 ÷ 5,5 2 Cẩm Lệ 8,7 8,7 30 ÷ 400 V - 3 Cổ Cò 8,3 7,6 18 ÷ 200 - 1,5 ÷ 2,5 Nguồn: Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, 2017 Các sông trên đều có đặc điểm vật lí thủy văn thuận lợi cho việc xây dựng luồng tàu chạy. Sông Hàn được phân thành ba cấp: I, II, III; sông Cẩm Lệ cấp V; sông Cổ Cò mặc dù chưa được phân cấp nhưng đoạn từ ngã ba sông Cái đến vị trí chùa Quan Thế Âm có bề rộng lòng sông rộng thích hợp cho việc phân luồng tàu chạy. Các sông nằm ở vị trí không xa trung tâm TPĐN, được hợp lưu và phân lưu tại ngã ba sông Cái (Hàn – Vĩnh Điện – Cẩm Lệ) chảy vào sông Hàn đổ ra biển. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận, tổ chức, phân luồng và xây dựng tuyến DLĐS giữa các sông với nhau và kết hợp khai thác tài nguyên du lịch phong phú ven sông. Địa điểm du lịch này vừa mang sắc thái văn hóa đô thị hiện đại, vừa mang bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống. Sông Hàn nằm ở hạ lưu của hệ thống sông, bắt nguồn từ ngã ba sông Cái chảy qua trung tâm thành phố đổ ra biển, mang vẻ đẹp cảnh quan đô thị hiện đại. Sông Cẩm Lệ được bắt nguồn từ hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan chảy qua nhiều điểm du lịch hấp dẫn của quận Cẩm Lệ và đổ về ngã ba sông Cái. Sông Cổ Cò là một chi lưu bắt nguồn từ ngã ba sông Cái chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ TPĐN đến thành phố Hội An (Quảng Nam). Đây cũng là tuyến giao thông liên vùng quan trọng trong lịch sử, do đó, có thể khơi thông để liên kết xây dựng tuyến du lịch liên vùng kết hợp ngắm cảnh, tham quan các điểm du lịch dọc ven sông. 2.2. Xác định điểm tài nguyên du lịch và tiêu chí đánh giá 2.2.1. Xác định điểm tài nguyên du lịch Thành phố Đà Nẵng có tài nguyên du lịch rất đa dạng, tuy nhiên với mục đích nghiên cứu phục vụ cho hoạt động DLĐS nên cần phải lựa chọn điểm tài nguyên thích hợp để đánh giá. Yêu cầu đối với điểm tài nguyên là phải nằm cách bờ sông hoặc bến tàu dưới 5km, quãng đường này được xem là điểm nhấn trong khai thác hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan điểm du lịch (Ballen et al., 2014). Từ khảo sát thực tế, chúng tôi lựa chọn điểm tài nguyên dọc các sông Hàn, Cẩm Lệ, và Cổ Cò để đánh giá, gồm 15 điểm như sau: 1. Thành Điện Hải: Là di tích cấp quốc gia đặc biệt, nằm cách bờ sông Hàn 200m. Trước đây là đồn Điện Hải được xây dựng từ năm Gia Long thứ 12 (1813) ở gần phía biển để kiểm soát tàu thuyền vào ra và trấn giữ Đà Nẵng, năm Minh Mạng thứ 4 (1823) được dời vào trong (chỗ di tích hiện nay) để đảm bảo an toàn. Thành Điện Hải được xây dựng theo loại hình kiến trúc quân sự theo thiết kế kiểu Vauban ở châu Âu gồm thành lũy và pháo đài; 109
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 2. Cầu Tình yêu: Nằm ở bờ Đông sông Hàn cạnh chân cầu Rồng, khánh thành vào năm 2015, cầu có hình vòng cung, kiến trúc dựa trên ý tưởng từ những cây cầu treo ổ khóa tình yêu nổi tiếng thế giới, tại đây đặt tượng Cá Chép hóa Rồng đã trở thành biểu tượng mới cho TPĐN; 3. Chợ Hàn: Chợ ra đời vào những năm 1940, nhưng đến năm 1990 được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng 1991. Chợ nằm cách bờ sông Hàn khoảng 100m, kiến trúc đẹp và thoáng, quy mô có 576 gian hàng và 36 kios xung quanh bày bán khá đa dạng và phong phú các chủng loại hàng hóa, ẩm thực, đồ lưu niệm, quà tặng, đặc sản của Đà Nẵng; 4. Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng: Bảo tàng nằm ở trung tâm TPĐN, cách bờ sông Hàn khoảng 50m, cạnh chân cầu Rồng, được xây dựng vào năm 1915. Đây là nơi quy tụ nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy ở vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Năm 2011, được xếp là bảo tàng hạng 1 của Việt Nam, đã khẳng định vai trò và những đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm; 5. Công viên châu Á (Asia Park): Công viên nằm cách bờ sông Hàn khoảng 200m, được xây dựng với diện tích rộng 880.082m2 bao gồm 4 khu chức năng chính: khu công viên văn hóa là kiến trúc thu nhỏ đặc trưng của 9 nền văn hóa lớn châu Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam); khu công viên trò chơi gồm nhiều loại hình giải trí hiện đại nhất thế giới; khu nhà biểu diễn đa năng là nơi tổ chức sự kiện, các loại hình biểu diễn đặc sắc và bãi đỗ xe; 6. Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng K20: Là di tích cấp quốc gia, K20 được thành lập năm 1964, nằm cách bờ sông Cổ Cò khoảng 100m. Toàn bộ khu di tích gồm nhà truyền thống K20 và 6 địa điểm là nhà và nhà thờ đã được TPĐN quy hoạch thành Khu Di tích lịch sử – Làng văn hóa K.20 là di tích tiêu biểu, điển hình của Đà Nẵng có giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch; 7. Đình làng Khuê Bắc: Là di tích cấp thành phố nằm cách sông Cổ Cò khoảng 50m, thuộc khối Sơn Thủy, quận Ngũ Hành Sơn, mặt hướng ra sông. Đình đã được tôn tạo lại giống phiên bản xưa, kiến trúc đẹp, phong cảnh ven sông hữu tình, đây là nơi các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Việt nối tiếp nhau phát triển. Đình Khuê Bắc cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa như lễ Tế Xuân, lễ cúng ở miếu Tam vị, miếu Bà, miếu Ông hằng năm; 8. Danh thắng Ngũ Hành Sơn: Là di tích cấp quốc gia đặc biệt không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với lịch sử cách mạng của Quảng Nam – Đà Nẵng mà còn là danh thắng với 6 ngọn núi Thủy Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn, Dương và Âm Hỏa Sơn có màu lục nhạt, xanh tím, tím xám nằm cách sông Cổ Cò khoảng 500m gần với chùa Quan Thế Âm; 9. Chùa Quan Thế Âm: Tọa lạc bên sông Cổ Cò, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, có khung cảnh rất đẹp. Chùa được coi là Thánh địa Phật giáo thuộc hệ phái Bắc tông, không chỉ có giá trị tâm linh, văn hóa mà hiện nay còn được khai thác cho hoạt động du lịch; 110
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng và tgk 10. Làng bánh khô mè Quang Châu: Bánh khô mè là đặc sản của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ nổi tiếng thơm ngon với thương hiệu khô mè bà Liễu mẹ, nằm cách bờ sông Cẩm Lệ khoảng 100m. Làng khô mè là địa điểm du lịch hấp dẫn, tham quan giải trí, trải nghiệm việc làm bánh cũng như thưởng thức đặc sản khô mè; 11. Làng chiếu Cẩm Nê: Là làng nghề làm chiếu truyền thống lâu đời tại TPĐN nằm cách sông Cẩm Lệ khoảng 700m. Hiện nay, làng nghề đang có nguy cơ bị mai một, cho nên, để khai thác du lịch cần phải đầu tư khôi phục lại làng nghề và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo; 12. Làng rau sạch La Hường: Làng rau La Hường nằm bên dòng sông Cẩm Lệ, năm 2010, hợp tác xã rau La Hường được Sở Nông nghiệp Đà Nẵng chọn triển khai dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp góp phần thực hiện chương trình thành phố 4 An của TPĐN. Đây là một địa điểm du lịch thú vị với các hoạt động tham quan trải nghiệm, nhưng cần phải đa dạng hơn sản phẩm du lịch tại đây bằng hoạt động ăn uống, giải trí gắn với các loại rau trồng; 13. Khu di tích lịch sử văn hóa Khuê Trung: Là di tích cấp quốc gia, nằm cách sông Cẩm Lệ khoảng 700m, bao gồm: di tích lịch sử Nghĩa trũng Hòa Vang, di tích khảo cổ học phế tích tháp Hóa Quê và giếng cổ Chăm ngoài ra còn có nhà thờ Chư phái tộc và miếu Bà thuộc di tích kiến trúc tôn giáo và lịch sử cách mạng, nằm ở vị trí gần nhau, tạo thành quần thể di tích có ý nghĩa và giá trị lịch sử – văn hóa rất lớn được bảo vệ và tôn tạo khá tốt; 14. Khu du lịch sinh thái câu cá Vườn Chuối (Khuê Trung): Nằm bên bờ sông Cẩm Lệ (khu vực cầu Cẩm Lệ), với diện tích 30.000m2, bao gồm: 5 hồ câu cá, 1 khu nhà hàng, 1 khu sân vườn, 3 vườn rau sạch, vườn chuối bao quanh, vườn cây thoáng mát rất phù hợp cho việc du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi dã ngoại; 15. Chùa Nam Sơn: Tọa lạc tại huyện Hòa Vang, cách bờ sông Cẩm Lệ khoảng 500m, được xây dựng vào năm 1962 bởi đạo hữu Nguyễn Văn Châu và người dân địa phương với tổng diện tích 10.000m² bao gồm nhiều khu vực: Thiền viện, hội trường, ao phóng sanh, chánh điện, bãi đỗ xe, nhà đón khách. Chùa Nam Sơn có vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, nét cổ kính trầm mặc kì bí, huyền ảo như những ngôi chùa cổ nhưng lại mang nét độc đáo riêng. 2.2.2. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá Trên cơ sở kế thừa quan điểm đánh giá điểm tài nguyên du lịch kết hợp với đặc thù của hoạt động DLĐS, đề tài đánh giá điểm tài nguyên theo 6 tiêu chí đánh giá sau: Độ hấp dẫn; Vị trí điểm du lịch; Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật; Thời gian hoạt động du lịch; Sức chứa khách du lịch; Độ bền vững của môi trường. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 bậc với thang điểm từ cao đến thấp là 5, 4, 3, 2, 1. 111
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 Bảng 2. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá điểm tài nguyên du lịch TT Tiêu chí Mức độ Điểm Chỉ tiêu Có trên 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên đặc biệt; Công trình, di tích lịch sử – văn hóa độc đáo được Rất hấp dẫn 5 xếp hạng cấp quốc tế hoặc quốc gia, đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch Có từ 3 – 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên đặc Hấp dẫn 4 biệt. Công trình, di tích lịch sử – văn hóa đặc sắc được xếp hạng từ cấp quốc gia, đáp ứng trên 3 – 5 loại hình du lịch Có từ 2 – 3 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên đặc Độ hấp 1 biệt. Công trình, di tích lịch sử – văn hóa khá đặc sắc, dẫn Trung bình 3 được xếp hạng từ cấp tỉnh, đáp ứng được 2 – 3 loại hình du lịch Có từ 1 – 2 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên đặc Ít hấp dẫn 2 biệt. Công trình, di tích lịch sử – văn hóa khá đơn điệu, chưa được xếp hạng, đáp ứng được 1 – 2 loại hình du lịch Có phong cảnh hoặc công trình, di tích lịch sử - văn hóa Kém hấp 1 đơn điệu, chưa được xếp hạng, đáp ứng được trên 1 loại dẫn hình du lịch Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm tài nguyên Rất thuận lợi 5 từ 0 – 500m Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm tài nguyên Thuận lợi 4 Vị trí từ trên 500m – 1km điểm Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm tài nguyên Trung bình 3 du lịch từ 1 – 2km Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm tài nguyên Ít thuận lợi 2 từ 2 – 3km Kém thuận Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm tài nguyên 1 lợi từ 3 – 5km Có tàu thuyền, bến và bãi đậu xe đầy đủ, chất lượng tốt; Rất tốt 5 Giao thông kết nối bến, bờ sông với điểm tài nguyên dễ dàng; Có bờ kè bảo vệ, báo hiệu đầy đủ Có tàu thuyền, bến và bãi đậu xe chất lượng khá tốt; Giao Cơ sở Tốt 4 thông kết nối bến, bờ sông với điểm tài nguyên khá dễ hạ tầng dàng; Có bờ kè bảo vệ, báo hiệu đầy đủ và vật Có tàu thuyền, bến và bãi đậu xe chất lượng trung bình; chất kĩ Trung bình 3 Giao thông kết nối bến, bờ sông với điểm tài nguyên chưa thuật thuận tiện; Ít có bờ kè bảo vệ, báo hiệu chưa đầy đủ Tàu thuyền, bến, bãi đậu xe đang quy hoạch hoặc xây dựng; Giao thông kết nối bến với điểm tài nguyên đang Chưa tốt 2 xây dựng hoặc đã có nhưng chất lượng thấp; Ít có bờ kè bảo vệ, báo hiệu chưa đầy đủ hoặc chưa có 112
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng và tgk Chưa có tàu thuyền và bến, giao thông kết nối, bờ kè bảo Kém 1 vệ, báo hiệu chưa có hoặc đang xây dựng Thời Rất dài 5 Trên 250 ngày/năm gian Dài 4 Từ 200 – 250 ngày/năm hoạt Trung bình 3 Từ 150 – 200 ngày/năm động Khá ngắn 2 100 – 150 ngày/năm du lịch Ngắn 1 Dưới 100 ngày/năm Điểm tài nguyên tự nhiên có sức chứa trên 1000 Rất lớn 5 người/ngày và trên 250 người/lượt; Điểm tài nguyên văn hóa trên 500 người/ngày, trên 100 người/lượt Điểm tài nguyên tự nhiên sức chứa từ 700 – 1000 Lớn 4 người/ngày và từ 150 – 250 người/lượt; Điểm tài nguyên Sức văn hóa từ 300 – 500 người/ngày từ 70 – 100 người/lượt chứa Điểm tài nguyên tự nhiên sức chứa từ 500 – 700 khách Trung bình 3 người/ngày và 100 – 150 người/lượt; Điểm tài nguyên văn du lịch hóa từ 200 – 300 người/ngày từ 50 – 70 người/lượt Điểm tài nguyên tự nhiên có sức chứa từ 100 – 500 Ít 2 người/ngày và 50 – 100 người/lượt; Điểm tài nguyên văn hóa từ 100 – 200 người/ngày từ 50 người/lượt Sức chứa dưới 100 người/ngày và dưới 50 người/lượt đối Rất ít 1 với điểm tài nguyên tự nhiên và văn hóa Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị hư hại; Rất bền Công trình, di tích lịch sử – văn hóa được bảo tồn tốt, có 5 vững khả năng tồn tại trên 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục Có 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị hư hại, nhưng ảnh hưởng không đáng kể; Công trình, di tích lịch Bền vững 4 sử – văn hóa có thành phần bị hư hại nhưng có khả năng phục hồi nhanh, tồn tại vững chắc từ 50 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên Độ bền vững 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị hư hại nghiêm trọng; Công trình, di tích lịch sử – văn hóa bị hư hại đáng của tài Trung bình 3 nguyên kể, khó tôn tạo lại, tồn tại từ 30 – 50 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế Có 2 – 3 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị hư hại; Công trình, di tích lịch sử – văn hóa bị hư hại đáng kể, Ít bền vững 2 việc sửa chửa, tôn tạo chậm, tồn tại từ 10 – 30 năm, hoạt động du lịch diễn ra gián đoạn Có trên 3 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị hư hại; Kém bền Công trình, di tích lịch sử – văn hóa bị hư hại nặng, khả 1 vững năng tôn tạo, phục hồi kém, tồn tại dưới 10 năm, hoạt động du lịch diễn ra gián đoạn 113
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 2.2.3. Xác định trọng số, điểm và thang đánh giá Hệ số và điểm tiêu chí đánh giá điểm tài nguyên du lịch phục vụ DLĐS được trình bày ở Bảng 3 sau đây: Bảng 3. Tiêu chí, thang bậc và hệ số xác định điểm du lịch Bậc số Tiêu chí Hệ số 5 4 3 2 1 Độ hấp dẫn 3 15 12 9 6 3 Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật 3 15 12 9 6 3 Vị trí điểm tài nguyên 2 10 8 6 4 2 Thời gian hoạt động 2 10 8 6 4 2 Sức chứa khách 2 10 8 6 4 2 Độ bền vững của môi trường 1 5 4 3 2 1 Điểm tổng 65 52 39 26 13 Theo thang đánh giá, điểm cao nhất là 65 điểm, thấp nhất là 13 điểm, do đó thang đánh giá theo 5 mức độ được xác định như sau: Điểm du lịch rất thuận lợi và hấp dẫn: Loại I: 55 – 65 điểm (85 – 100%); Điểm du lịch thuận lợi và hấp dẫn (loại II): 45 – 54 điểm (69 – 84%); Điểm du lịch thuận lợi và hấp dẫn trung bình (loại III): 35 – 44 điểm (54 – 68%); Điểm du lịch ít thuận lợi và hấp dẫn (loại IV): 24 – 34 điểm (37 – 52%); Điểm du lịch kém thuận lợi và hấp dẫn: 13 – 23 điểm (20 – 36%). 2.2.4. Kết quả đánh giá điểm tài nguyên du lịch phục vụ phát triển DLĐS Bảng 4. Điểm tổng hợp kết quả đánh giá của từng điểm tài nguyên Tiêu chí Tổng Xếp STT Điểm tài nguyên 1 2 3 4 5 6 điểm hạng Sông Hàn 1 Thành Điện Hải 4 5 5 5 4 4 59 I 2 Cầu Tình yêu 2 5 5 4 4 4 51 II 3 Chợ Hàn 2 1 5 5 5 5 44 III 4 Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng 4 5 5 5 4 5 60 I 5 Công viên châu Á (Asia Park) 3 1 5 5 5 5 47 II Sông Cổ Cò 6 Khu căn cứ cách mạng K20 4 2 5 5 4 5 51 II 7 Đình làng Khuê Bắc 3 1 5 5 3 5 43 III 8 Danh thắng Ngũ Hành Sơn 5 2 5 5 5 5 56 I 9 Chùa Quan Thế Âm 2 2 5 5 5 5 47 II Sông Cẩm Lệ 114
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng và tgk 10 Làng bánh khô mè Quang Châu 2 2 5 5 4 5 45 II 11 Làng chiếu Cẩm Nê 2 3 4 5 4 3 44 III 12 Vườn rau sạch La Hường 2 1 5 5 5 4 43 III Khu di tích lịch sử văn hóa Khuê 13 4 1 4 5 4 5 46 II Trung Khu du lịch sinh thái câu cá Vườn 14 3 1 5 5 5 4 46 II Chuối 15 Chùa Nam Sơn 2 1 4 5 5 5 2 III Trong đó: 1: Độ hấp dẫn 2: Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật 3: Vị trí điểm du lịch 4: Thời gian hoạt động du lịch 5: Sức chứa khách 6: Độ bền vững của môi trường Kết quả đánh giá và phân hạng điểm tài nguyên du lịch phục vụ phát triển DLĐS cho thấy các điểm đánh giá có độ hấp dẫn khá cao, trong đó có 3/15 điểm xếp loại I chiếm 20%, tập trung ở dọc sông Hàn 2 điểm, sông Cổ Cò 1 điểm, nhưng chưa có điểm tài nguyên nào đạt điểm tối đa. Hạng II có 7/15 điểm chiếm 47%, phân bố ở sông Cẩm Lệ 3 điểm, dọc mỗi con sông còn lại 2 điểm; Hạng III có 5/15 điểm chiếm 33% tổng số điểm, tập trung chủ yếu trên sông Cẩm Lệ 3 điểm, sông Hàn và Cổ Cò mỗi sông có 1 điểm. Không có điểm du lịch xếp hạng IV và V. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật DLĐS nhìn chung đánh giá chưa cao, chỉ có 3/15 điểm dọc sông Hàn được trang bị đầy đủ tàu thuyền và bến bãi, các điểm còn lại chưa có tàu thuyền, bến bãi phục vụ du lịch. Đường mòn dọc bờ sông chỉ được xây dựng ở hai bờ sông Hàn đến ngã ba sông Cái, nhưng để đưa vào khai thác du lịch dọc đường mòn bằng xe đạp cần phải xây lại sát bờ sông. Giao thông kết nối giữa bến tàu hoặc bờ sông với điểm du lịch khá thuận lợi ở sông Hàn, các sông khác để khai thác cần phải đầu tư, xây dựng thêm. Vị trí điểm du lịch thuận lợi cho việc khai thác, có 12/15 điểm nằm rất sát bờ sông, chỉ có 3 điểm nằm cách xa hơn nhưng cũng rất thuận lợi cho việc tiếp cận để khai thác DLĐS. Thời gian hoạt động du lịch của điểm thuận lợi và khá đồng nhất do ảnh hưởng của yếu tố khí hậu và khoảng cách các điểm không quá xa nhau. Sức chứa khách hầu hết ở các điểm lớn và độ bền vững của môi trường rất tốt, có khả năng khai thác lâu dài. Tuy nhiên, đối với các điểm hạng III và một số điểm hạng II cần trùng tu, cải tạo lại và xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc hơn khi đem vào khai thác. 115
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 Từ kết quả khảo sát đánh giá cho thấy tài nguyên du lịch dọc ven sông Hàn, Cẩm Lệ, Cổ Cò có độ hấp dẫn và khả năng khai thác kết hợp với hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan du lịch cao, trong đó, các điểm du lịch trên sông Hàn có độ hấp dẫn cao nhất. Do đó, TPĐN cần phải khai thác kết hợp với hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông với điểm du lịch để mang lại hiệu quả, kinh tế và môi trường và tạo sản phẩm DLĐS đặc sắc. 2.3. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch đường sông Hoạt động DLĐS ở TPĐN đã được khai thác từ năm 2009 đến nay, nhưng chủ yếu là hoạt động du thuyền trên tuyến sông Hàn – cầu Trần Thị Lý. Lượng khách tham gia có xu hướng tăng, theo thống kê của Cảng vụ đường thủy nội địa TPĐN, lượng khách không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2010 số khách đạt 100.000 lượt, năm 2015 tăng lên 173.340 lượt và năm 2016 tăng lên 197.287 lượt, đặc biệt từ sau năm 2017, lượng khách tăng rất nhanh, gấp hai lần so với năm 2016, đạt 351.099 lượt, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, lượng khách du thuyền đã đạt 405.437 lượt khách. Theo dự báo của Cảng vụ đường thủy nội địa TPĐN, lượng khách tham gia hoạt động du thuyền sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian đến. Doanh thu từ hoạt động du thuyền hiện chưa có thống kê, tuy nhiên doanh thu này có sự gia tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng của lượng khách, được tính từ việc bán vé tàu, giá vé dao động từ 50÷500 nghìn đồng/vé và việc tiêu xài dịch vụ ăn uống, giải trí, nghỉ ngơi ở trên tàu, trên sông và vùng phụ cận hai bên bờ sông của khách du lịch. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật cho du thuyền đã được đầu tư xây dựng, nhưng chủ yếu trang bị tuyến dọc sông Hàn với các bến thủy nội địa có đủ điều kiện theo quy định dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện dịch vụ khác, hiện đã có 21 bến tàu, trong đó 14 bến phục vụ du lịch và 7 bến phục vụ dân sinh hoặc khai thác cát. Sự phân bố bến không đồng đều, bến tàu du lịch được tập trung chủ yếu trên sông Hàn gồm 13 bến tàu du lịch và 1 bến trên sông Cẩm Lệ. Chất lượng bến tàu thuyền du lịch đảm bảo được khả năng đón trả khách khá tốt, có bãi đậu xe rộng rãi, nhưng thiết kế của bến còn rất đơn điệu, dịch vụ đi kèm chưa đặc sắc cũng như chưa có điểm nhấn trong kiến trúc hay mang tính biểu tượng cho hình ảnh của TPĐN mà mang nặng tính vận chuyển. Riêng bến DHC – Marina là bến du thuyền quốc tế được trang bị hiện đại, có thiết kế và cảnh quan đẹp với hình tượng Cá Chép hóa Rồng và Cầu Tình yêu trở biểu tượng của TPĐN. Tính đến tháng 4 năm 2018, Sở Du lịch TPĐN đã cấp phép vận tải nội địa cho 14 tổ chức cá nhân có 20 tàu hoạt động với đa dạng kích thước, gồm: du thuyền, tàu nhà hàng có lượng chở khách nhỏ, vừa hoặc lớn. Trong đó có 3 tàu lớn trên 100 khách, 2 tàu 79 khách, các tàu còn lại dao động từ 20 – 50 khách (Sở Du lịch TPĐN, 2018). Hiện số lượng tàu du lịch của TPĐN vẫn còn ít, phạm vi khai thác chỉ được cấp phép hoạt động ở trên tuyến sông Hàn. Các tàu được đảm bảo an toàn, trang thiết bị, chất lượng thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ theo quy định tại Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND quy định về quản lí hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn TPĐN, nhưng chưa có thiết kế đặc 116
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng và tgk trưng mang tính biểu tượng DLĐS của TPĐN, chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đặt hàng và thiết kế, một số tàu vẫn còn thiếu thẩm mĩ do xuất xứ từ tàu đánh cá được hoán đổi công năng. Dịch vụ trên tàu phân hóa đối với nhóm tàu, tàu lớn bên cạnh hoạt động tham quan ngắm cảnh còn bổ sung nhiều dịch vụ như: ăn uống, bar, cà phê, tổ chức sự kiện, hoạt động tập thể , tàu dưới 50 khách, dịch vụ còn nghèo nàn. 2.4. Định hướng khai thác Kết quả đánh giá và thực trạng khai thác DLĐS ở TPĐN cho thấy xu hướng DLĐS ngày càng tăng, TPĐN đã có sự đầu tư trong khai thác hoạt động du thuyền, hơn nữa Đà Nẵng cũng có nhiều ưu thế để phát triển với các điểm tài nguyên du lịch dọc ven sông có nhiều giá trị hấp dẫn, thuận lợi cho khai thác hoạt động du thuyền và đi xe đạp dọc sông kết hợp tham quan điểm du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn, hiệu quả trong khai thác. Do đó, đề tài đề xuất một số định hướng cho khai thác DLĐS ở TPĐN như sau: 2.4.1. Định hướng chung Để khai thác hiệu quả hoạt động DLĐS, TPĐN cần phải đánh giá và xây dựng quy hoạch, kế hoạch với chiến lược có tầm nhìn lâu dài để khai thác được ưu thế, hiệu quả, sản phẩm du lịch đặc sắc. Xác định DLĐS là một trong những loại hình du lịch cần được chú trọng và phát triển đồng thời với các hình thức du lịch khác. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và cách thức tổ chức, bên cạnh khai thác hoạt động du thuyền ngắm cảnh đơn thuần, cần mở rộng sản phẩm du lịch, đặc biệt hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan các điểm du lịch nhằm khai thác được lợi thế và hiệu quả cho DLĐS của TPĐN. Cần có sự đầu tư cho hoạt động DLĐS về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phải được xây mới, bổ sung thêm như tàu thuyền, bến, bãi đậu xe, đường mòn dọc sông, giao thông kết nối với điểm du lịch đáp ứng về số lượng, hiện đại, đảm bảo an toàn cho khách cũng như có tính thẩm mĩ, biểu tượng độc đáo riêng cho hoạt động DLĐS của TPĐN. Cần xây dựng một số trung tâm, quầy hỗ trợ khách hàng khi du khách gặp khó khăn dọc các sông, đầu tư các dịch vụ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của khách. Xây dựng đội ngũ nhân viên đáp ứng cao về số lượng và chất lượng. Cần ban hành các chính sách sâu sát với các quy định, quy chế, có chế tài chặt chẽ, biện pháp hỗ trợ khuyến khích trong khai thác DLĐS. Giao quyền quản lí, quy định trách nhiệm cho cơ quan chuyên trách và có sự giám sát chặt chẽ các khâu trong khai thác DLĐS của Ủy ban nhân dân TPĐN. Xây dựng logo biểu tượng cho DLĐS, chú trọng việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm DLĐS đến mọi đối tượng thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên trang mạng xã hội, truyền hình, công ti du lịch, tờ rơi để khách du lịch biết, kích thích nhu cầu và nắm bắt thông tin khi xây dựng kế hoạch tới Đà Nẵng. 117
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 2.4.2. Định hướng cụ thể - Đối với điểm tài nguyên: Điểm tài nguyên du lịch rất thuận lợi (hạng I) là Thành Điện Hải, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đây là những điểm tài nguyên hấp dẫn với cơ sở hạ tầng tốt nên có thể đem vào khai thác ngay, riêng Danh thắng Ngũ Hành cần xây dựng thêm cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật. Đối với điểm tài nguyên du lịch thuận lợi (hạng II) là Cầu Tình yêu, Công viên châu Á (Asia Park), Chùa Quan Thế Âm, khu căn cứ cách mạng K20, khu di tích lịch sử văn hóa Khuê Trung, làng bánh khô mè Quang Châu, khu du lịch sinh thái câu cá Vườn Chuối là những điểm du lịch hấp dẫn có thể kết hợp nhưng cần xây dựng thêm cơ sở hạ tầng với tàu thuyền, bến bãi, bãi đậu xe hoạt động du thuyền. Để khai thác hoạt động du lịch bằng xe đạp dọc sông cần xây dựng tuyến đường mòn dọc sông nối liền với các điểm tài nguyên. Đối với các điểm tài nguyên du lịch thuận lợi trung bình (hạng III), để đưa các điểm vào tuyến du thuyền hoặc du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông thì cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, giao thông; phải bổ sung, trùng tu, xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn. - Đối với hoạt động du thuyền: Đề xuất xây dựng 3 tuyến du thuyền cố định kết hợp tham quan các điểm du lịch như sau: Tuyến 1: Sông Hàn – Cẩm Lệ: Ở bờ Tây sông Hàn mở tuyến xuất phát từ phía Nam của cầu Thuận Phước đến vị trí bờ Đông cầu Đỏ của sông Cẩm Lệ và ngược lại; Tuyến 2: Sông Hàn – Cổ Cò: Ở bờ Đông sông Hàn mở tuyến xuất phát từ phía Nam cầu sông Hàn tới vị trí chùa Quan Thế Âm và ngược lại; Tuyến 3: Sông Hàn – Cẩm Lệ – Cổ Cò: Xuất phát ở bờ Tây sông Hàn từ phía Nam của cầu Thuận Phước đến vị trí bờ Đông cầu Đỏ của sông Cẩm Lệ sau đó quay về ngã ba sông Cái đến vị trí chùa Quan Thế Âm sông Cổ Cò và quay ngược về vị trí xuất phát. Để khai thác được ba tuyến du thuyền kết hợp tham quan các điểm du lịch cần phải đầu tư xây dựng bến thuyền tại bờ sông cạnh mỗi điểm du lịch, riêng chùa Quan Thế Âm và Danh thắng Ngũ Hành Sơn sử dụng chung 1 bến do hai điểm du lịch có vị trí nằm cạnh nhau. Đầu tư cở hạ tầng và vật chất kĩ thuật DLĐS với các loại tàu thuyền hiện đại, có thiết kế, biểu tượng, logo riêng cho du thuyền của TPĐN, nâng cao chất lượng nhân viên, dịch vụ trên tàu và các trang bị kĩ thuật khác đảm bảo an toàn và sự hài lòng cho du khách. Tuyến du thuyền phải xây dựng cố định có khung giờ hoạt động ổn định, vé tham quan có thể sử dụng vé theo giờ, theo ngày, theo tháng, có thể sử dụng chung với vé xe buýt. Có bãi đậu xe rộng rãi cạnh mỗi bến thuyền và đặt quầy hỗ trợ khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi trên tàu. - Đối với hoạt động du lịch bằng xe đạp dọc sông: Đây là hoạt động du lịch bằng xe dọc bờ sông kết hợp tham quan các điểm du lịch, vừa tạo nét đặc trưng cho DLĐS của TPĐN, vừa bảo vệ môi trường. Loại hình du lịch này được khai thác dọc hai bờ sông Hàn, bờ Đông sông Cổ Cò và bờ Bắc sông Cẩm Lệ, có thể xây dựng thành 3 tuyến: Tuyến 1: sông Hàn; Tuyến 2: Sông Hàn – Cẩm Lệ; Tuyến 3: Sông Hàn – Cổ Cò. 118
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng và tgk Để khai thác hoạt động du lịch này, trước hết cần xây dựng đường mòn sát dọc bờ sông dành cho xe đạp để khách vừa đạp xe vừa ngắm cảnh, đồng thời phải xây dựng giao thông kết nối từ bờ sông đến các điểm du lịch thuận tiện. Xây dựng bãi gửi – cho thuê xe công cộng hoặc bãi thuê xe tự động tại nhiều địa điểm dọc bờ sông. Thời gian thuê xe có thể là theo giờ hoặc theo ngày, xe đạp cần phải có cả xe đạp đơn và xe đạp đôi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, chất lượng xe tốt và phải có logo hoặc các biểu tượng của DLĐS của TPĐN. 3. Kết luận Thành phố Đà Nẵng là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn và DLĐS cũng có nhiều lợi thế để phát triển. Mặc dù loại hình DLĐS đang khai thác hoạt động du thuyền ngắm cảnh, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của Đà Nẵng, do đó cần phải đa dạng hóa và tạo sự độc đáo cho sản phẩm DLĐS. Ưu thế về vẻ đẹp cảnh quan và sự phong phú điểm tài nguyên du lịch dọc bờ sông rất thuận lợi cho khai thác hoạt động du thuyền và du lịch bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan các điểm du lịch tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hiệu quả cho TPĐN. Do đó, việc đánh giá các điểm du lịch dọc sông và các định hướng khai thác là cơ sở quan trọng cho các nhà quản lí tham khảo, vận dụng trong quy hoạch xây dựng sản phẩm DLĐS hiệu quả, hấp dẫn. Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ballen, M., Dooms, M., Haezendonck, E. (2014). River tourism development: The cause of the port of Brussel. Research in Transportation Business & Management. No. 13, pp 71-79. Nguyễn Thị Hồng. (2017). Xây dựng cơ sở khoa học để khai thác các tuyến đường sông phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Đề tài cấp Trường, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Phạm Xuân Hậu. (2018). Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác. Tạp chí Khoa học Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 5 (2018), 12-22. Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng. (2018). Danh sách tổ chức, cá nhân đã được cấp phép vận tải thủy nội địa (đến ngày 26/4/2018). Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. (2014). Quy định về quản lí hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. TPĐN: Số 37/2014/QĐ-UBND. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng. (2017). Quyết định ban hành kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. TPĐN: Số 3847/QĐ-UBND. 119
- TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 108-120 ASSESSING TOURISM RESOURCE GRADE UNDER THE ORIENTATION OF TOURISM RIVER EXPLOITATION ON RIVERS HAN, CO CO AND CAM LE IN DA NANG CITY Nguyen Thi Hong1, Nguyen Kim Hong2 1 University of Science and Education, The University of Da Nang 2Ho Chi Minh City University of Education * Corresponding author: Nguyen Kim Hong – Email: nkhong@hcmue.edu.vn Received: 05/02/2019; Revised: 17/3/2019; Accepted: 20/4/2019 ABSTRACT Da Nang city has much potential to develop river tourism, especially cruise ship and bicycle activities along the river combined with tourist attraction visits. Therefore, it is of paramount importance to assess tourism resource grade to develop the exploitation orientation. The paper presents the results of assessment and classification of tourism resources according to the general scale and develops solutions for exploiting tourism activities on the three rivers Han, Co Co and Cam Le. Keywords: river tourism, cruise ship, cycling along the river, assessment of tourism resources, Da Nang city. 120