Đánh giá khả năng liên kết các điểm du lịch vùng phụ cận với khu du lịch núi Sam, tỉnh An Giang

pdf 12 trang Hùng Dũng 04/01/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng liên kết các điểm du lịch vùng phụ cận với khu du lịch núi Sam, tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_lien_ket_cac_diem_du_lich_vung_phu_can_voi.pdf

Nội dung text: Đánh giá khả năng liên kết các điểm du lịch vùng phụ cận với khu du lịch núi Sam, tỉnh An Giang

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 Vol. 14, No. 8 (2017): 103-114 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LIÊN KẾT CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN VỚI KHU DU LỊCH NÚI SAM, TỈNH AN GIANG Nguyễn Phú Thắng1*, Trương Văn Tuấn2 1Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang 2Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-7-2017; ngày phản biện đánh giá: 08-8-2017; ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017 TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu được thực hiện tại 12 điểm du lịch của vùng phụ cận tỉnh An Giang (gồm 3 tỉnh, thành: Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp) nhằm mục đích đánh giá khả năng liên kết giữa các điểm du lịch này với khu du lịch (KDL) Núi Sam, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch cũng như nâng cao mức độ liên kết giữa KDL Núi Sam với các điểm du lịch nói trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 12 điểm du lịch vùng phụ cận được đánh giá, có 7 điểm du lịch có khả năng liên kết cao, 4 điểm có khả năng liên kết trung bình và 1 điểm có khả năng liên kết thấp với KDL Núi Sam. Từ khóa: điểm du lịch, vùng phụ cận, khu du lịch Núi Sam. ABSTRACT Evaluating the possibility of linking tourist attractions in neighboring regions to tourism in Sam mountain, An Giang province using the synthesis scale method The article presents results of a study conducted in 12 tourist attractions in the regions bordering An Giang (including Can Tho, Kien Giang, Dong Thap) in order to evaluate the possibility of linking these tourist attractions to tourism in Sam mountain, An Giang province, in light of which, some solutions for the development of touristic products as well as the enhancement of the linking between tourism in Sam mountain and the above tourist attractions are proposed. Using the synthesis scale method, the results show that of the 12 tourist attractions evaluated, 8 places have high linking possibility, 3 with average score and with low result. Keywords: tourist attraction, neighboring region, Sam Mountain tourist attraction. 1. Đặt vấn đề Nằm ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, KDL Núi Sam có hệ thống tài nguyên du lịch (TNDL) đặc sắc với miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, chùa Tây An cùng núi Sam, kênh Vĩnh Tế; là điểm du lịch trọng tâm trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, việc tập trung khai thác chủ yếu vào loại hình du lịch tâm linh với đặc thù là số lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú thấp, chi tiêu hạn chế, dẫn đến hoạt động ở KDL này còn thiếu hiệu * Email: nguyenphuthang@gmail.com 103
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 quả. Do đó, việc đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ở KDL này. Để giải quyết vấn đề trên, một trong những định hướng quan trọng là gắn KDL với liên kết điểm du lịch các địa phương vùng phụ cận (VPC), từ đó góp phần đa dạng sản phẩm cho KDL Núi Sam, tạo động lực cho việc hình thành chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn cho toàn tỉnh và vùng. Dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp thang điểm tổng hợp kết hợp với phỏng vấn khách du lịch và công ti lữ hành bằng bảng hỏi (thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2017), nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng liên kết của một số điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển KDL Núi Sam, đồng thời thông qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu về liên kết được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2030” của Bộ VH-TT-DL. 2. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá khả năng liên kết của các điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam, chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp thang điểm tổng hợp với phỏng vấn khách du lịch và công ti lữ hành bằng bảng hỏi theo các bước cụ thể như sau: Bước 1. Xác định vùng phụ cận và điểm du lịch vùng phụ cận Trong nghiên cứu này, VPC được giới hạn gồm các tỉnh, thành: Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp. Đây là các địa phương có vị trí liền kề với An Giang, đồng thời phần lớn đều nằm trong cụm liên kết phía Tây ĐBSCL (trừ Đồng Tháp). TNDL ở các địa phương này có thể tạo ra các sản phẩm du lịch có sự khác biệt và đặc sắc, có thể bổ sung cho sản phẩm KDL Núi Sam. Số lượng điểm du lịch của VPC có TNDL rất đa dạng, tuy nhiên trong nghiên cứu này, chỉ 12 điểm du lịch được lựa chọn để thực hiện đánh giá dựa trên cơ sở: đó là các điểm du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của các địa phương VPC (Cần Thơ: bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chùa Ông, nhà cổ Bình Thủy; Kiên Giang: đảo Phú Quốc; bãi biển Hà Tiên; Đồng Tháp: khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim). Bên cạnh đó, có nhiều điểm du lịch có lợi thế về khoảng cách với KDL Núi Sam, TNDL hấp dẫn và có sự khác biệt như vườn cò Bằng Lăng (Cần Thơ), đảo Nam Du, núi Đá Dựng (Kiên Giang). Bước 2. Xây dựng chỉ tiêu thành phần trong đánh giá khả năng liên kết điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam a. Đối với phương pháp thang điểm tổng hợp Trên cơ sở kế thừa, tham khảo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Anh (2014) và dựa vào thực tế của địa bàn nghiên cứu, bộ tiêu chí đánh giá khả năng liên kết tài nguyên được xây dựng bao gồm 4 chỉ tiêu: (1) Tính hấp dẫn của TNDL VPC; (2) Tính khác biệt của TNDL VPC so với KDL Núi Sam; (3) Vị trí điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam; (4) Mạng lưới giao thông vận tải. Trên thực tế, đây là các tiêu chí có liên quan chặt chẽ đến khả năng liên kết của các điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam. Cụ thể: 104
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng và tgk - Tính hấp dẫn về tài nguyên của vùng phụ cận Tính hấp dẫn về tài nguyên là tiêu chí quan trọng nhất đối với việc đánh giá khả năng liên kết các điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam. Tính hấp dẫn của TNDL VPC được xác định bởi một số đặc điểm tổng hợp có khả năng đáp ứng một số loại hình du lịch, đồng thời có sự khác biệt giữa TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. Tính hấp dẫn được chia thành 4 mức độ sau (xem Bảng 1): Bảng 1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hấp dẫn tài nguyên VPC Tài nguyên Kém STT Rất hấp dẫn Hấp dẫn Trung bình du lịch hấp dẫn Có 5 cảnh quan Có 3 - 5 cảnh quan Có trên 1 - 2 Có trên 1 - 2 đẹp; 3 hiện tượng đẹp; 1 hiện tượng cảnh quan đẹp; cảnh quan di tích tự nhiên di tích tự nhiên độc đáp ứng trên 1 đẹp; đáp ứng 1 Tự nhiên độc đáo, đáp ứng đáo, đáp ứng trên - 2 loại hình 1 loại hình trên 5 loại hình du 3- 5 loại hình du du lịch du lịch lịch lịch Di tích LS - VH Di tích LS - VH có Di tích LS - Di tích LS - có ý nghĩa đặc ý nghĩa quốc gia VH có ý nghĩa VH có ý biệt quan trọng (được Bộ VH - TT cấp tỉnh (được nghĩa cấp địa (được công nhận - DL công nhận di Sở VH - TT - phương là di sản văn hóa tích quốc gia đặc DL công nhận (được Sở VH 2 Nhân văn thế giới hoặc biệt); bề dày từ 100 di tích cấp - TT - DL được Bộ VH - TT - 150 năm tỉnh); bề dày công nhận di - DL công nhận di từ 70 - 100 tích cấp tích quốc gia đặc năm huyện); bề biệt); bề dày từ dày dưới 70 150 năm năm Nguồn: Tính toán của tác giả - Sự khác biệt về tài nguyên của điểm du lịch VPC so với KDL Núi Sam Sự khác biệt về tài nguyên là một trong những điều kiện cơ bản thúc đẩy sự liên kết du lịch. Cùng với tính hấp dẫn, sự khác biệt càng lớn về tài nguyên sẽ thúc đẩy liên kết hơn so với trường hợp các điểm du lịch có cùng loại tài nguyên. Để đánh giá sự khác biệt về tài nguyên của điểm du lịch VPC so với KDL Núi Sam, nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu (a) sự khác biệt dựa vào nhóm, loại tài nguyên (được phân loại theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) và Địa lí du lịch Việt Nam (Nguyễn Minh Tuệ, 2010), gồm 2 nhóm: TNDL tự nhiên gồm các loại: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật; và TNDL nhân văn gồm các loại: di tích các loại, lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian ẩm thực). Đồng thời, sự khác biệt còn thể hiện ở chỉ tiêu (b) không trùng lặp về loại tài nguyên trong bán kính 15km tính từ KDL Núi Sam (được xác định gồm loại TNDL sinh vật - rừng tràm Trà Sư, loại TNDL địa hình - kênh Vĩnh Tế, loại TNDL làng nghề – làng bè Châu Đốc) – bởi trên thực tế, nếu có sự 105
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 tương đồng về loại tài nguyên đối với điểm du lịch VPC, các điểm du lịch trong bán kính 15km cho phép liên kết thuận lợi nhất (Nguyễn Lan Anh, 2014). Mức độ khác biệt TNDL VPC được chia thành 4 mức cụ thể ở Bảng 2 sau đây: Bảng 2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ khác biệt về tài nguyên của điểm du lịch VPC so với KDL Núi Sam (1) Rất khác biệt (2) Khác biệt (3) Trung bình (4) Không khác biệt Không trùng lặp nhóm Không trùng lặp Cùng nhóm tài Cùng nhóm, cùng và loại tài nguyên theo nhóm và loại tài nguyên, nhưng không loại tài nguyên theo (a), không trùng lặp nguyên theo (a), cùng loại tài nguyên (a), trùng lặp với các với bất cứ loại tài không trùng lặp 2 theo (a), có trùng lặp loại tài nguyên phụ nguyên phụ cận trong loại tài nguyên phụ chỉ 1 loại tài nguyên cận trong bán kính bán kính 15km tính từ cận trong bán kính phụ cận trong bán kính 15km tính từ KDL KDL Núi Sam 15km tính từ KDL 15km tính từ KDL Núi Núi Sam Núi Sam Sam Nguồn: Tính toán của tác giả - Vị trí điểm du lịch Khoảng cách của điểm du lịch đến KDL Núi Sam chi phối đến mức độ liên kết cũng như tác động đến sự lựa chọn của khách du lịch đối với điểm đến. Trong giới hạn lãnh thổ từ KDL Núi Sam đến địa phương VPC, điểm xa nhất được xác định là đảo Phú Quốc – Kiên Giang (trên 160km), điểm gần nhất là VQG Tràm Chim (khoảng 65km), do đó, các chỉ tiêu xác định cụ thể như sau (xem Bảng 3): Bảng 3. Chỉ tiêu đánh giá vị trí điểm du lịch VPC so với KDL Núi Sam (1) Rất thuận lợi (2) Thuận lợi (3) Trung bình (4) Kém thuận lợi Khoảng cách điểm du Khoảng cách điểm du Khoảng cách điểm du Khoảng cách điểm du lịch đến KDL Núi lịch đến KDL Núi lịch đến KDL Núi lịch đến KDL Núi Sam Sam 130km Nguồn: Tính toán của tác giả - Mạng lưới giao thông vận tải Tiêu chí này tác động đến việc tiếp cận điểm du lịch cũng như quy định khả năng liên kết giữa các điểm du lịch và KDL. Trong nghiên cứu này, các tuyến giao thông được lựa chọn để khảo sát là những tuyến giao thông đường bộ (loại hình phổ biến nối liền giữa các điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam) có chiều dài ngắn nhất trong số tuyến có thể tiếp cận với các điểm du lịch VPC khi đi từ KDL Núi Sam. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá gồm: (i) Tính đồng bộ và thông suốt; (ii) Chất lượng đường bộ (được quy định theo tiêu chuẩn 6 bậc của Bộ Giao thông vận tải số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 6 năm 2005 ban hành quy định về xếp loại đường) (Bộ Giao thông Vận tải, 2005); (iii) Thời gian đi lại trong năm; và (iv) Số loại phương tiện có thể sử dụng. Các chỉ tiêu này được phân thành 4 cấp độ tương ứng (xem Bảng 4). 106
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng và tgk Bảng 4. Chỉ tiêu đánh giá mạng lưới giao thông vận tải điểm du lịch VPC (1) Rất thuận lợi (2) Thuận lợi (3) Trung bình (4) Kém thuận lợi Mạng lưới giao thông Mạng lưới giao Mạng lưới giao thông Mạng lưới giao thông đồng bộ, thông suốt, thông đồng bộ, chưa đồng bộ, thông thiếu đồng bộ; chất chất lượng đường đạt thông suốt; chất suốt; chất lượng lượng đường đạt chuẩn chuẩn loại A1, A2, B1; lượng đường đạt đường đạt chuẩn loại loại D3, E; Có thể Có thể thuận tiện đi lại chuẩn loại A3, B2, B3, C2, D1; Có thể thuận tiện đi lại trong trong tất cả các tháng C1; Có thể thuận thuận tiện đi lại 6 5 tháng trong năm, có trong năm, có thể sử tiện đi lại 8 tháng tháng trong năm, có thể sử dụng 1-2 loại dụng 2-3 loại hình trong năm, có thể thể sử dụng 1-2 loại hình phương tiện vận phương tiện vận chuyển sử dụng 2-3 loại hình phương tiện vận chuyển hình phương tiện chuyển vận chuyển Nguồn: Tính toán của tác giả b. Đối với phương pháp phỏng vấn khách du lịch và công ti lữ hành Phương pháp phỏng vấn khách du lịch và công ti lữ hành có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng liên kết. Các dữ liệu thu thập từ khách du lịch và công ti lữ hành sẽ giúp nghiên cứu trở nên khách quan và toàn diện. Với tổng số gồm 150 phiếu cho khách du lịch và 15 phiếu cho công ti lữ hành, được tiến hành bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cấu trúc phiếu khảo sát được thiết kê gồm 12 câu, tập trung khảo sát ý kiến của khách du lịch và công ti lữ hành về thực trạng phát triển KDL Núi Sam và khả năng liên kết giữa KDL với các điểm du lịch VPC. Đối với nội dung khả năng liên kết du lịch, ý kiến của khách du lịch và công ti lữ hành tập trung đánh giá 3 mức độ: “cao” - “trung bình” - “yếu”. Kết quả bảng hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 (xem Bảng 8) và làm cơ sở cho việc đánh giá tổng hợp mức độ liên kết giữa các điểm du lịch VPC và KDL Núi Sam được trình bày ở bước 3 (xem Bảng 9). Bước 3. Đánh giá tổng hợp khả năng liên kết điểm du lịch vùng phụ cận và khu du lịch Núi Sam Dựa vào mức độ quan trọng, các tiêu chí được gắn với các hệ số, thứ bậc tương ứng (Bảng 5). Đồng thời, trên cơ sở tổng hợp chỉ tiêu thành phần, nghiên cứu này cũng xác định khả năng liên kết khai thác của các điểm du lịch VPC thông qua các mức độ riêng biệt (xem Bảng 6). Bảng 5. Đánh giá tổng hợp điểm du lịch VPC Hệ Bậc số STT Tiêu chí số 4 3 2 1 1 Tính hấp dẫn của TNDL 3 12 9 6 3 Tính khác biệt của TNDL so với KDL 2 2 8 6 4 2 Núi Sam 3 Vị trí điểm du lịch so với KDL Núi Sam 1 4 3 2 1 4 Mạng lưới giao thông vận tải 1 4 3 2 1 Tổng số 28 21 14 7 Nguồn: Tính toán của tác giả 107
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 Bảng 6. Đánh giá khả năng liên kết điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam bằng thang điểm tổng hợp STT Điểm Khả năng liên kết 1 21 – 28 Liên kết cao 2 14 – 20 Liên kết trung bình 3 7 – 13 Liên kết yếu Nguồn: Tính toán của tác giả Đồng thời, kết hợp với việc khảo sát ý kiến của khách du lịch và công ti lữ hành (mục 2,b), kết quả đánh giá của nghiên cứu này về mức độ liên kết giữa KDL Núi Sam và các điểm du lịch VPC là tổng hợp của phương pháp thang điểm tổng hợp, ý kiến của khách du lịch và công ti lữ hành được trình bày ở Bảng 9. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tổng quan về khu du lịch Núi Sam và vùng phụ cận 3.1.1. Khu du lịch Núi Sam KDL Núi Sam nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với vị trí địa lí thuận lợi, địa hình bao gồm cả núi và đồng bằng, nằm gần sông Hậu và có kênh Vĩnh Tế chảy qua, KDL Núi Sam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Núi Sam (có tên gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn) có độ cao 237m, chu vi khoảng 5.200m tạo điểm nhấn độc đáo về cảnh quan vùng đồng bằng châu thổ. Bên cạnh là kênh Vĩnh Tế dài khoảng 87km đi qua địa phận phường Núi Sam nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, gắn liền với tên tuổi của vị tướng Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu). Điểm nhấn nổi bật của KDL là hệ thống di tích LS - VH có giá trị như: miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, chùa Hang cùng với cảnh quan thiên nhiên hài hòa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tham quan và chiêm bái. Trung tâm của KDL là miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại chân núi Sam, được dựng lên từ năm 1870 và được xây dựng lại năm 1972 theo kiến trúc của phương Đông độc đáo. Bên trong miếu, tượng Bà được đặt giữa chánh điện, đầu đội mão, mặc áo thêu rồng, phụng lấp lánh. Tại đây, từ ngày 23-27 tháng 4 Âm lịch hàng năm diễn ra Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước về tham dự. lễ hội này được xác định là lễ hội dân gian có lượng khách tham quan lớn nhất cả nước (Bộ VH-TT-DL, 2016). Cùng với miếu Bà, chùa Tây An, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu với giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo góp phần làm tăng tính hấp dẫn của KDL nơi đây. Lượng khách du lịch đến KDL Núi Sam tăng nhanh và đạt gần 4,1 triệu lượt khách tham quan năm 2015 (Phòng Văn hóa, Thông tin thành phố Châu Đốc, 2016), được xác định là điểm du lịch trọng tâm của chiến lược phát triển du lịch tỉnh An Giang trong giai đoạn 2010 – 2014 và định hướng đến 2030 (Sở VH-TT-DL, 2014). Tuy nhiên, hạn chế của hoạt động du lịch nơi đây là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chỉ mới chú trọng ở việc khai thác loại hình du lịch tâm linh. 108
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng và tgk Việc thực hiện liên kết với các điểm du lịch VPC sẽ góp phần phát huy hơn nữa những giá trị sẵn có, đồng thời sớm hoàn thành mục tiêu đưa KDL Núi Sam trở thành KDL quốc gia (Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Châu Đốc, 2015). 3.1.2. Vùng phụ cận Nằm ở phía Tây của ĐBSCL, VPC (Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp) có diện tích 11136,2km2, dân số 4693,3 nghìn người năm 2015, (chiếm 27,4% diện tích và 26,7% dân số toàn vùng ĐBSCL) (Tổng cục Thống kê, 2015). VPC giáp với tỉnh An Giang ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Tháp, Tây Nam thành phố Cần Thơ và Dông Nam tỉnh Kiên Giang. Trải dài trên nhiều dạng địa hình và có lịch sử khai thác lâu đời, VPC chứa đựng hầu hết các điểm du lịch có giá trị nhất của cả vùng ĐBSCL. Có thể phân ra thành 3 nhóm loại TNDL đặc thù gồm: (1) TNDL biển đảo tập trung ở Kiên Giang với nhiều bãi biển đẹp, hệ thống đảo, nổi bật nhất là đảo Phú Quốc – đảo lớn nhất cả nước với diện tích cả huyện đảo là 593km2 với gần 20 bãi biển đẹp như Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Trường, Bãi Dài ; (2) TNDL nhân văn gồm di tích, đền chùa, kiến trúc (khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, chùa Ông, nhà cổ Bình Thủy ); (3) TNDL tự nhiên gồm vườn quốc gia (Tràm Chim - Đồng Tháp, Phú Quốc, U Minh Thượng - Kiên Giang), chợ nổi (Cái Răng - Cần Thơ) Với những lợi thế trên, VPC ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Năm 2015, số khách du lịch nội địa đến tham quan đạt gần 6,4 triệu lượt, khách du lịch quốc tế đạt gần 420 nghìn lượt (chiếm 36,8% tổng lượt khách du lịch nội địa và gần 20% tổng lượt khách quốc tế toàn vùng ĐBSCL) (Bộ VH-TT- DL, 2016). Hoạt động liên kết du lịch ở các địa phương VPC bước đầu được chú trọng. Điển hình là việc tham gia vào Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và cụm hợp tác phát triển du lịch phía Tây (Cần Thơ và Kiên Giang). Điều này thúc đẩy sự phát triển du lịch của từng địa phương cũng như góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch phát triển du lịch toàn vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thực trạng liên kết phát triển du lịch ở các địa phương VPC còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc kí kết hợp tác, thiếu chiều sâu và hiệu quả. Vì vậy, việc đánh giá khả năng liên kết của các điểm du lịch VPC có ý nghĩa thực tiễn không chỉ với KDL Núi Sam mà còn thúc đẩy hơn nữa mức độ và hiệu quả liên kết giữa các địa phương trong vùng. 3.2. Kết quả đánh giá khả năng liên kết Khu du lịch Núi Sam với điểm du lịch vùng phụ cận Kết quả đánh giá được thực hiện theo phương pháp thang điểm tổng hợp (Bảng 7) và tổng hợp ý kiến của khách du lịch và công ti lữ hành (Bảng 8). 109
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 Bảng 7. Bảng tổng hợp điểm du lịch VPC có thể liên kết với KDL Núi Sam t heo phương pháp thang điểm tổng hợp 110
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng và tgk Bảng 8. Kết quả đánh giá của khách du lịch và công ti lữ hành về khả năng liên kết của điểm du lịch VPC và KDL Núi Sam 111
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 Số liệu ở Bảng 7 theo phương pháp thang điểm tổng hợp cho thấy các điểm du lịch VPC có sự phân hóa về khả năng liên kết. Các điểm có khả năng liên kết cao là những điểm có mức độ hấp dẫn tài nguyên, có sự khác biệt lớn về loại hình du lịch, đồng thời có khoảng cách hợp lí và giao thông thuận tiện. Ngược lại, các điểm du lịch có khả năng liên kết trung bình và yếu tuy có tài nguyên khá hấp dẫn, song còn hạn chế về khoảng cách và giao thông tiếp cận. Bảng 8 chỉ ra sự tương đồng giữa ý kiến đánh giá của khách du lịch và các công ti lữ hành về khả năng liên kết của các điểm du lịch VPC với KDL Núi Sam. Theo đó, các điểm có khả năng liên kết cao phần lớn là những điểm ở Cần Thơ và Kiên Giang như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, đảo Phú Quốc, núi Đá Dựng Đây cũng là những điểm du lịch trọng điểm của các địa phương và có sự khác biệt, có thể bổ sung cho KDL Núi Sam. Các điểm du lịch có khả năng liên kết trung bình và yếu là những điểm còn khó khăn về khả năng tiếp cận, tài nguyên có sự trùng lặp. 3.2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng liên kết KDL Núi Sam và các điểm du lịch vùng phụ cận Để đảm bảo sự khách quan và toàn diện trong đánh giá mức độ liên kết các điểm du lịch VPC và KDL Núi Sam, nghiên cứu kết hợp kết quả đánh giá của cả (i) và (ii) được thể hiện ở Bảng 9 sau đây: Bảng 9. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng liên kết các điểm du lịch VPC và KDL Núi Sam Kết quả đánh Kết quả đánh Địa STT Điểm du lịch giá theo (I) giá theo (II) Tổng kết phương 1 Bến Ninh Kiều +++ ••• 2 Chợ nổi Cái Răng +++ ••• 3 Cần Thơ Chùa Ông ++ •• 4 Nhà cổ Bình Thủy ++ •• 5 Vườn cò Bằng Lăng * + • 6 VQG Tràm Chim +++ ••• Đồng Khu di tích cụ Phó 7 Tháp bảng Nguyễn Sinh ++ •• Sắc 8 Bãi biển Hà Tiên +++ ••• 9 Đảo Nam Du +++ ••• 10 Kiên Đảo Phú Quốc +++ ••• 11 Giang Núi Đá Dựng +++ ••• VQG U Minh 12 ++ •• Thượng Ghi chú: Khả năng liên kết cao Khả năng liên kết trung bình Khả năng liên kết yếu (Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả từ Bảng 7 và Bảng 8) 112
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng và tgk Bảng 9 cho thấy các điểm du lịch có khả năng liên kết với KDL Núi Sam được xác định với các mức độ như sau: - Các điểm du lịch có khả năng liên kết cao: Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, Bãi biển Hà Tiên, Đảo Phú Quốc; Núi Đá Dựng, VQG Tràm Chim, Đảo Nam Du. Đây là các điểm du lịch có TNDL độc đáo, là những điểm du lịch trọng tâm trong chiến lược phát triển du lịch địa phương. Mặt khác, sự khác biệt về nhóm, loại tài nguyên (các điểm du lịch có TNDL nhân văn đặc trưng của vùng sông nước như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ); điểm du lịch có TNDL tự nhiên như VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) và đặc biệt là giá trị tài nguyên biển đảo ở Kiên Giang như Hà Tiên, Nam Du, Phú Quốc) sẽ góp phần bổ trợ cho việc phát triển các sản phẩm du lịch ở KDL Núi Sam, tạo ra các tuyến và chuỗi sản phẩm đa dạng, đặc sắc, có sức hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó, các điểm du lịch này phần lớn có khoảng cách khá phù hợp để thực hiện liên kết, nhất là trong điều kiện hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp hoàn thiện (tuyến quốc lộ 91 mở rộng và nâng cấp; công trình cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh dự định hợp long trong tháng 10/2017) sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của khách và giúp liên kết trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với một số điểm du lịch biển đảo có mức độ hấp dẫn và khác biệt cao (đảo Phú Quốc) lại có những hạn chế về khoảng cách tiếp cận cũng như khó khăn về phương tiện di chuyển mùa bão. - Các điểm du lịch có khả năng liên kết trung bình: chùa Ông, nhà cổ Bình Thủy, khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, VQG U Minh Thượng. Các điểm này tuy khá hấp dẫn, song lại có sự trùng lặp về loại hình tài nguyên với KDL Núi Sam và cụm tài nguyên lân cận, hoặc thiếu đồng bộ và khó khăn trong giao thông. - Các điểm du lịch có khả năng liên kết yếu: vườn cò Bằng Lăng. Tuy có lợi thế về khoảng cách gần với KDL Núi Sam, song cảnh quan tự nhiên đơn điệu, loại hình du lịch ít, giao thông thiếu đồng bộ và khó tiếp cận. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Kết quả đánh giá ở các điểm du lịch VPC cho thấy phần lớn các điểm du lịch có tài nguyên biển đảo và tài nguyên nhân văn đặc sắc có khả năng liên kết cao, có tác động bổ trợ cho phát triển sản phẩm du lịch của KDL Núi Sam. Trong khi đó, một số điểm du lịch tự nhiên còn có sự trùng lặp về loại hình, mức độ liên kết trung bình hoặc yếu. Các kết quả này góp phần tạo ra những cơ sở để các cơ quan chức năng có thể vận dụng trong hoạch định chiến lược chính sách nhằm nâng cao hơn nữa mức độ liên kết về du lịch theo vùng. 4.2. Kiến nghị Dựa trên kết quả đánh giá, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn những điểm du lịch VPC có thể bổ trợ cho KDL Núi Sam. Cụ thể: - Đối với những điểm du lịch có khả năng liên kết cao: Cần nâng cao sự phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành, nhà quản lí du lịch, chính quyền các địa phương ở điểm du lịch 113
  12. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 103-114 để xây dựng các tour, tuyến kết nối các điểm du lịch nói trên. Về mặt quy hoạch, có thể xây dựng KDL Núi Sam như là một trong 3 điểm du lịch trung tâm của vùng phía Tây, từ đó xây dựng tuyến du lịch gồm sản phẩm du lịch tham quan, sinh thái (Cần Thơ) – du lịch tâm linh (Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – du lịch biển đảo (Hà Tiên, Phú Quốc) thông qua Quốc lộ 91 và Quốc lộ 80, qua đó có thể phát triển liên kết với các điểm du lịch lân cận như Núi Đá Dựng, VQG U Minh Thượng, Tràm Chim. Để hạn chế khó khăn do khoảng cách và phương tiện di chuyển đến các điểm du lịch như đảo Phú Quốc, có thể thực hiện kết hợp liên kết các điểm đó với KDL Núi Sam thông qua luân chuyển giữa các phương tiện ô tô và máy bay (tuyến Cần Thơ – Phú Quốc) nhằm giảm bớt sự hạn chế trên. - Đối với các điểm du lịch có khả năng liên kết trung bình: Do chủ yếu là các điểm có tài nguyên nhân văn, việc thực hiện liên kết có thể thực hiện thông qua xây dựng tuyến sản phẩm du lịch tâm linh (Vía Bà – Chùa Ông), du lịch tham quan và nghiên cứu (Nhà cổ - Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc), du lịch nghỉ dưỡng (Châu Đốc – Nam Du). Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả ở các điểm này, cần chú trọng việc đa dạng loại hình, hoàn thiện hơn nữa phương tiện, tuyến giao thông, đồng thời có thể kết hợp với các điểm lân cận KDL núi Sam như rừng tràm Trà Sư, KDL núi Cấm để đa dạng hóa sản phẩm. - Đối với các điểm du lịch có khả năng liên kết yếu: Đối với điểm vườn cò Bằng Lăng, việc liên kết nên thực hiện thông qua việc kết hợp thêm với các điểm du lịch địa bàn An Giang có vị trí gần với Vườn Cò, cụ thể: Cù lao Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên) – KDL hồ Ông Thoại (Thoại Sơn) có khoảng cách từ 20 – 40km. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Lan Anh. (2014). Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. Bộ Giao thông - Vận tải. (2005). Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 6 năm 2005 ban hành quy định về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2016). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Hà Nội. Phòng Văn hóa, Thông tin thành phố Châu Đốc. (2016). Báo cáo phát triển du lịch hàng năm của thành phố, năm 2015. An Giang. Quốc hội. (2005). Luật Du lịch. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang. (2014). Quy hoạch phát triển ngành du lịch An Giang đến 2020, định hướng 2030, An Giang. Tổng cục Thống kê. (2016). Niên giám thống kê năm 2015. Hà Nội: NXB Thống kê. Nguyễn Minh Tuệ. (2010). Địa lí du lịch Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục. Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc. (2015). Kế hoạch xây dựng và lộ trình thực hiện dự án nâng cấp khu du lịch Núi Sam thành điểm, khu du lịch quốc gia. An Giang. 114