Đánh giá mức độ phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_phat_trien_ben_vung_cua_cac_to_chuc_tai_chin.pdf

Nội dung text: Đánh giá mức độ phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Trọng Phong, ThS. Cao Đông Hưng Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội TÓM TẮT Việc theo đuổi phát triển bền vững được nêu lên như một mục tiêu chính sách chủ yếu của nhiều các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) trên thế giới bao gồm cả các tổ chức TCVM ở Việt Nam. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sự bền vững là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức TCVM. Tác giả hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ về tính bền vững của các tổ chức TCVM ở Việt Nam. Các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã đạt được một phần mục tiêu chiến lược của họ, tuy nhiên, mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thành, và tổ chức TCVM Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và phát triển để trở thành tổ chức tài chính vi mô bền vững. Bài viết tập trung vào phân tích, cung cấp các giải pháp để nâng cao tính bền vững của các tổ chức TCVM Việt Nam. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của chính phủ và sự phối hợp giữa các Bộ, Sở và các tổ chức khác có liên quan là cần thiết để giúp các giải pháp có hiệu quả. Trên tất cả, yếu tố quan trọng nhất là nỗ lực từ tổ chức TCVM Việt Nam. Họ được yêu cầu cần kết hợp hài hòa giữa mục đích tối đa hóa lợi nhuận và mục tiêu xã hội để phục vụ chiến lược phát triển bền vững. Từ khóa: Tài chính vi mô, phát triển bền vững, tự bền vững 1. Giới thiệu Trong quá trình phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, vai trò của khu vực kinh tế nông thôn đang được ngày một nâng cao. Phần lớn cư dân sinh sống và làm việc tại các khu vực này đều nhận được sự quan tâm tích cực và hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan chính quyền và các tổ chức xã hội. Một trong số đó phải kể đến là các tổ chức tài chính vi mô, với nhiệm vụ chủ yếu “thực hiện một số hoạt động của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (Luật các TCTD, 2010). Tầm quan trọng của tổ chức TCVM trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn đã được khẳng định khi Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc quyết định lựa chọn năm 2005 là năm quốc tế về tài chính vi mô. Một năm sau đó, giải thưởng Nobel Hòa bình 2006 đã được trao cho Yunus – nhà sáng lập ngân hàng Grameen, một ngân hàng dành cho người nghèo rất nổi tiếng tại Bangladesh (Mellgren, 2006). Tại Việt Nam, các tổ chức TCVM đóng vai trò tích cực cho sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng trong việc cung cấp các dịch vụ tiết kiệm và tín dụng trong những năm gần đây của các tổ chức này góp phần đáp ứng nguồn lực cần thiết cho sự phát triển chung của khu vực. Tuy vậy, mặt trái của việc tiếp cận vốn dễ dàng cộng với sự yếu kém trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro là nguyên nhân dẫn tới các khoản nợ xấu, kết quả tài chính yếu kém và dễ bị tổn thương của các tổ chức này (Cuong, 2007). Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ nghèo nàn cung cấp bởi các tổ chức TCVM quy mô nhỏ cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi nghiên cứu về các tổ chức này. Hiện nay, Việt Nam có 46 tổ chức TCVM đang hoạt động trong đó có: 30 tổ chức không chính thống cung cấp trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ TCVM, 5 tổ chức TCVM chính thống bao gồm các ngân hàng và quỹ tín dụng (hiện đã chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã, nhưng trong nghiên cứu này, tác giả vẫn gọi là Quỹ tín dụng nhân dân và hệ thống quỹ tín dụng); 11 tổ chức khác có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này như các công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức phi chính phủ. Với cơ chế quản lý, địa bàn hoạt động và đối tượng khách hàng đặc thù, các tổ 346
  2. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" chức TCVM tại Việt nam còn bộc lộ khá nhiều hạn chế, có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của bản thân tổ chức TCVM nói riêng cũng như của khu vực kinh tế nông thôn nói chung. Vì vậy, đo lường mức độ phát triển bền vững là việc làm cần thiết giúp các nhà quản lý đánh giá chính xác thực trạng và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của các TCVM ở Việt Nam. Mục tiêu của bài viết này là đo lường mức độ phát triển bền vững của các tổ chức TCVM, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu quả hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam. Bài viết gồm 4 phần như sau: tiếp theo phần giới thiệu là tổng quan về sự phát triển bền vững và phương pháp đo lường mức độ bền vững của các tổ chức TCVM, kế tiếp là thực trạng phát triển bền vững của các tổ chức TCVM ở Việt Nam hiện nay và cuối cùng là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường phát triển bền vững của các tổ chức TCVM trong bối cảnh hiện tại. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp. Các cơ sở lý thuyết, thông tin dữ liệu được tổng hợp từ các bài báo chuyên ngành đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, các sách và tài liệu chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, bộ số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập từ The Mix Market, một website được quản lý bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi Tổ chức trao đổi thông tin tài chính vi mô (MIX). Tổ chức này hoạt động với mục đích tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực TCVM. Trang web này (mixmarket.org) cho phép các chương trình, tổ chức TCVM đăng tải các thông tin, bao gồm báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay các chỉ số tham khảo khác để nhận được đánh giá dựa trên mức độ minh bạch thông tin. 2. Tổng quan về tính bền vững và đo lường mức độ bền vững của các tổ chức TCVM Trong những năm gần đầy, các tổ chức TCVM và tổ chức phi lợi nhuận tăng cường nhiều hoạt động nhằm nâng cao mức độ tự bền vững cho dù đôi khi họ chưa thực sự hiểu biết cặn kẽ về khái niệm này. Sự bền vững của các tổ chức TCVM được định nghĩa là khả năng mang lại lợi nhuận và sự tăng trưởng lâu dài cho khách hàng. Theo Bruett (2005), Quỹ phát triển nguồn vốn của Liên Hợp Quốc (2009) và Guntz (2011) thì sự bền vững được đo lường bởi chỉ tiêu tự bền vững và các chỉ tiêu lợi nhuận. Có 3 cấp độ tự bền vững là: tự bền vững hoạt động (OSS), tự bền vững tài chính (FSS) và tự bền vững tổ chức (ISS). Trong bài viết này, tác giả sử dụng dữ liệu về tự bền vững hoạt động OSS để đánh giá mức độ bền vững của các tổ chức TCVM ở Việt Nam). Trước hết, chỉ tiêu tự bền vững hoạt động OSS phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí hoạt động. Các nhà tài trợ và quản lý của các tổ chức TCVM thường sử dụng chỉ số này nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ chi phí hoạt động từ nguồn thu nhập. Tổ chức Quỹ phát triển nguồn vốn Liên Hợp Quốc (UNCDF) định nghĩa OSS đơn giản như sau: OSS = (UNCDF, 2009) Các chỉ số đo lường tiếp theo được quan tâm là tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời trên tài sản và vốn chủ của các tổ chức TCVM càng cao. Tuy nhiên, nếu những chỉ số này quá cao sẽ đồng nghĩa với việc các tổ chức TCVM phải đối mặt với rủi ro danh mục đầu tư cao. Theo Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) (2011), các tổ chức TCVM được đánh giá là bền vững khi chúng đạt được các chỉ tiêu tối thiểu ở bảng sau: Bảng 1: Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của các tổ chức TCVM Tự bền vững hoạt động OSS Tối thiểu 120% Sự bền vững ROA Tối thiểu 2% (IFAD, 2011) 347
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Một chỉ số khác cũng có thể được sử dụng nhằm đo lường mức độ bền vững là chỉ số trợ cấp phụ thuộc (SDI). Một tổ chức TCVM chỉ được coi là bền vững khi nó được hoạt động một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào các nguồn trợ cấp. Chỉ số SDI là công cụ tài chính hữu dụng nhằm đo lường mức độ phụ thuộc của một tổ chức, giúp tính toán được mức tăng cần thiết của lãi suất cho vay trung bình khi loại bỏ hoàn toàn trợ cấp. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ tổ chức TCVM càng bền vững. SDI = (Yaron, 1992). Nếu SDI bằng 0, có nghĩa rằng tổ chức TCVM hoàn toàn bền vững bởi nó có thể chủ động quản lý được nguồn vốn vay, chi phí cơ hội sử dụng vốn và hoạt động của các chi nhánh từ nguồn lợi nhuận của mình. Chỉ số SDI nhỏ hơn 0 ngụ ý rằng tổ chức này có khả năng hoạt động ổn định và tạo ra lợi nhuận. Trường hợp SDI lớn hơn 0 cho thấy tổ chức TCVM cần tăng lãi suất cho vay nhằm đạt được sự phát triển bền vững (Schreiner and Yaron, 1999). 3. Thực trạng phát triển bền vững của các tổ chức TCVM ở Việt Nam hiện nay 3.1. Chỉ số ROA and ROE của các tổ chức TCVM ở Việt Nam Có thể thấy trong Bảng 2 sự biến động của hai chỉ số ROA và ROE của các tổ chức TCVM ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự thay đổi này được lý giải bởi những tác động đến từ những chính sách tài chính mới. Bảng 2: Tỷ lệ ROA, ROE trung bình của các tổ chức TCVM ở Việt Nam (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào dữ liệu của website The Mix Market) Trong giai đoạn chuyển đổi năm 2005, sự thay đổi trong các chính sách tài khóa với những quy định mới về việc thành lập các tổ chức TCVM đã có những tác động lên hoạt động của các tổ chức này. Cụ thể, vào những năm 2004-2005 khi những chính sách mới lần đầu tiên có hiệu lực, các hoạt động của các tổ chức TCVM hoàn toàn không mang lợi nhuận. Trong giai đoạn 2002- 2012, tỷ lệ ROA đã có lúc rơi xuống mức thấp nhất là -2.6% vào năm 2004 và tỷ lệ ROE ở mức thấp nhất đạt -3.2% vào năm 2005. Đặc biệt, với thị phần quá lớn trong hệ thống các tổ chức TCVM, sự sụt giảm về lợi nhuận của Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) trong 2 năm này đã kéo 348
  4. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" theo tác động tiêu cực đến tỷ lệ sinh lời của toàn ngành. Kể từ năm 2006, hoạt động của các tổ chức TCVM đã dần hiệu quả hơn và bước đầu tạo ra lợi nhuận. Tuy vậy, sự biến động của ROA và ROE giữa các năm vẫn còn rất lớn. Có thể thấy, trong giai đoạn 2002-2003 và 2006-2012, chỉ số ROA và ROE của các tổ chức TCVM ở Việt Nam luôn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế (ROA tối thiểu đạt 2% dựa theo Bảng 1). Đặc biệt trong năm 2012, chỉ số ROA tăng đột biến lên mức 5,9%, cao hơn 3 lần so với tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ số ROE cũng đạt mức cao nhất trong 10 năm ở ngưỡng 10.5%. Các chỉ tiêu lợi nhuận này thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại Việt Nam (lần lượt là 0.78% và 9.56%, dựa trên báo cáo của KPMG (2013). Tuy vậy, một điều dễ nhận thấy là các chỉ tiêu này thường xuyên có sự biến động qua các năm. Vào năm 2010, mặc dù nhận được các nguồn viện trợ lớn từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), nhưng do hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam chưa được mở rộng tương ứng, khiến cho các chỉ tiêu lợi nhuận bị sụt giảm đột ngột. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM Việt Nam mặc dù đã có những bước tiến triển, song chưa thực sự ổn định và dễ dàng bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức TCVM lớn nhất Việt Nam với vốn chủ sở hữu và dư nợ cho vay lần lượt chiếm tỷ trọng 86.65% và 92.9% trong toàn bộ hệ thống tài chính vi mô (MIX, 2013). Với vị trí như vậy, VBSP có tác động rất lớn đến sự bền vững của hệ thống TCVM Việt Nam. Tuy vậy, sẽ là sai lầm khi cho rằng VBSP đại diện cho xu hướng phát triển của các tổ chức TCVM đang hoạt động tại Việt Nam. Thực tế đã chứng minh có sự khác biệt rất lớn trong khả năng quản lý và hiệu quả kinh doanh giữa NHCSXH và các TCVM còn lại. Vì vậy, trong các phần tiếp theo của bài viết này, VBSP sẽ được nghiên cứu tách biệt so với phần còn lại nhằm đảm bảo các đánh giá và kết luận là khách quan và phù hợp. So với các tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam, VBSP được coi là một tổ chức non trẻ với chỉ 10 năm hoạt động và phát triển. Bảng 3 dưới đây cho thấy những thông tin liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận của VBSP trong giai đoạn 2003-2012. Bảng 3: Chỉ tiêu ROA và ROE của VBSP giai đoạn 2003-2012 (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào dữ liệu của website The Mix Market) Những thống kê ở trên cho thấy hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính của VBSP là rất thấp. Các chỉ số lợi nhuận ROA, ROE tất cả các năm trong giai đoạn nghiên cứu đều âm; rơi xuống mức thấp nhất vào năm 2005 (tương ứng -4.57% và -15.35%) và đạt mức cao nhất vào năm 2009 (tương ứng -1.84% và -7.46%). 349
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 4: ROA, ROE trung bình của các tổ chức TCVM ở Việt Nam (ngoại trừ VBSP) (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào dữ liệu của website The Mix Market) Theo chiều ngược lại, các tổ chức TCVM có quy mô nhỏ lại đạt được những thành công bước đầu. Từ năm 2002 đến 2012, chỉ có 3 năm chỉ tiêu ROA thấp hơn mức tối thiểu do IFAD đề xuất (2011). Trong những năm còn lại, nhìn chung các chỉ tiêu lợi nhuận của các tổ chức này vượt xa tiêu chuẩn quốc tế. Tuy vậy, một điều cần lưu ý là mục tiêu ưu tiên của các tổ chức TCVM là xóa bỏ đói nghèo. Do đó, khi đặt yêu cầu gia tăng hiệu quả tài chính sẽ đồng nghĩa với việc trách nhiệm xã hội bị giảm sút. 3.2. Chỉ tiêu OSS (chỉ tiêu tự bền vững hoạt động) của các tổ chức TCVM tại Việt Nam Bảng 5: Chỉ tiêu OSS của các tổ chức TCVM tại Việt Nam (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào dữ liệu của website The Mix Market) Bảng 5 trên đây cung cấp các số liệu thống kê về chỉ tiêu tự bền vững hoạt động (OSS) của các tổ chức TCVM ở Việt Nam từ năm 2002 đến 2012. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, chỉ số OSS của các tổ chức TCVM ở Việt Nam trong những năm qua đều lớn hơn 100% (trừ năm 2003). Điều này chứng tỏ các tổ chức tài chính vi mô về cơ bản có thể đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động từ nguồn thu hoạt động, mặc dù nó chưa được điều chỉnh bỏ qua lạm phát và trợ cấp. Tuy nhiên, đã có một sự biến động bất thường trong chỉ số này trong những năm qua. Cụ thể, năm 2003 chỉ số OSS đã ở mức thấp nhất trong 10 năm. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do việc thành lập NHCSXH (được thành lập vào năm 2003), chi phí hoạt động ban đầu của ngân hàng này là rất cao trong khi thu nhập hoạt động là thấp, vì vậy nó làm giảm chỉ số OSS tổng thể của cả ngành. Bắt đầu từ năm 2004, các tổ chức TCVM Việt Nam có xu hướng tăng mức độ bền vững 350
  6. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" trong hoạt động, hướng tới một mức độ bền vững lớn hơn 120% - là tiêu chuẩn quốc tế dành các tổ chức TCVM. Từ năm 2004 trở đi, mặc dù chỉ tiêu này đều trên 100%, nhưng vẫn có hai năm mà chỉ số OSS ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với tiêu chuẩn quôc tế (năm 2004 và 2011), trong khi OSS trong những năm còn lại cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế nhưng nó thường biến động bất thường (tăng rất cao trong cả hai năm 2005 và 2006, nhưng có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo). Đặc biệt, trong 2 năm 2005 và 2006, tổ chức TCVM Bắc Kan ChildFund hoạt động rất hiệu quả, các chỉ số OSS của tổ chức này lần lượt là 706,81% và 659,71% (MIX, 2013) và cao hơn nhiều so với các tổ chức khác. Điều này làm cho chỉ số OSS bình quân của tổ chức TCVM ở Việt Nam trong năm 2005 và năm 2006 cao hơn đáng kể so với các năm khác. Trong năm 2012, chỉ số OSS đã tăng lên 147,2% sau khi giảm trong những năm trước đó. Mặc dù chỉ số này không cao như giai đoạn 2005-2006, nó cũng là một dấu hiệu tích cực cho ngành tài chính vi mô tại Việt Nam trong những năm tới. Bảng 6: Chỉ số OSS của NHCSXH từ 2003 đến 2012 (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào dữ liệu của website The Mix Market) Như có thể thấy trong Bảng 6, chỉ số OSS của NHCSXH là rất thấp trong những năm qua. Ngay từ lúc thành lập ban đầu, chỉ số OSS của NHCSXH chỉ dao động quanh mức 50%, có nghĩa là chi phí hoạt động gấp đôi thu nhập từ hoạt động này. Từ năm 2007 trở đi, chỉ số tự bền vững hoạt động có xu hướng tăng cao hơn so với các năm trước, nhưng vẫn thấp hơn 100%. Trong năm 2012, chỉ số OSS đạt mức cao nhất là 77,6%, so sánh với tiêu chuẩn quốc tế là 120%, rõ ràng là chỉ số này của NHCSXH còn một khoảng cách rất lớn để đạt được tiêu chuẩn đó. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số OSS bình quân của toàn ngành tài chính vi mô ở Việt Nam bởi vì NHCSXH là tổ chức TCVM lớn nhất. Bảng 7: Chỉ số OSS bình quân của các tổ chức TCVM tại Việt Nam (trừ NHCSXH) (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào dữ liệu của website The Mix Market) 351
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tương tự như các chỉ số lợi nhuận của các tổ chức TCVM Việt Nam, chỉ tiêu OSS của các tổ chức TCVM là rất cao, đặc biệt là trong những năm 2005 và 2006. Ngoại trừ năm 2003, chỉ số này dưới 100%; trong những năm còn lại, chỉ số OSS của nhóm này cao hơn hơn tiêu chuẩn quốc tế - 120%. Đặc biệt là trong năm 2005, chỉ tiêu OSS của nhóm các tổ chức TCVM (trừ NHCSXH) đạt xấp xỉ 240% - cao gấp hai lần mức tiêu chuẩn quốc tế. 4. Một số kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Phát triển các hoạt động tài chính vi mô có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế tổng thể của Việt Nam thông qua xóa đói giảm nghèo. Đối tượng của các tổ chức TCVM là những thành phần nghèo nhất của xã hội – những đối tượng thường nằm ngoài phạm vi phuc vụ của các ngân hàng thương mại, bị hạn chế cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính. Vì vậy, việc tăng cường tác động tích cực cho cộng đồng và duy trì sự phát triển lâu dài là những mục tiêu lớn nhất của các tổ chức TCVM không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Dựa trên những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về tính bền vững của các tổ chức TCVM Việt Nam hiện nay như sau: 4.1.1. Những thành tựu về phát triển bền vững của các tổ chức TCVM ở Việt Nam Trong những năm qua, mặc dù có sự tăng trưởng chậm trong số các tổ chức và giảm mở rộng quy mô khách hàng, các tổ chức TCVM Việt Nam đã đạt được một số kết quả rất tích cực. - Mức độ bền vững là tương đối tốt Các nghiên cứu về tài chính vi mô cũng như những bài học của các quốc gia khác đã chỉ ra rằng tính tự bền vững là xu hướng chung của tổ chức TCVM trên thế giới, và sự phát triển của tổ chức TCVM ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Doanh thu của các tổ chức TCVM chủ yếu từ là dịch vụ tín dụng; hầu như không có doanh thu từ phí và lệ phí. Ngày nay, chỉ có một vài tổ chức vẫn nhận được trợ cấp từ các nhà tài trợ để trang trải chi phí hoạt động, nhưng nguồn này có xu hướng giảm nhanh chóng trong tương lai gần vì những yêu cầu phát triển bền vững từ các nhà tài trợ và các vấn đề về môi trường quốc tế ngày càng xấu đi. Trong khi đó, chi phí thực hiện các hoạt động kinh doanh tài chính vi mô thường cao so với giá trị các khoản cho vay và tiền gửi có liên quan. Một mặt, các giao dịch tài chính thường chịu các chi phí cố định, độc lập với quy mô của giao dịch. Các chi phí này bao gồm chi phí hành chính để thực hiện thanh toán, mở văn phòng, chi phí giám sát cho vay, vv. Sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí của các tổ chức TCVM cho thấy rằng các tổ chức TCVM ở Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt được mức độ bền vững cao hơn. Từ các chỉ số tài chính được thu thập từ website The Mix Market hơn 10 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng chỉ số tự bền vững hoạt động của các tổ chức TCVM cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Số lượng các tổ chức đạt được tiêu chuẩn quốc tế về chỉ tiêu OSS có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Nó cho thấy một quyết tâm lớn đối với sự phát triển và tính chuyên nghiệp của các tổ chức hiện hành. Trong số các tổ chức TCVM hàng đầu tại Việt Nam, có một số tổ chức đã đạt được mức phát triển bền vững, chẳng hạn như: TYM, M7-MFI, FPW Thanh Hóa, vv. Những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức trong hoạt động, đặc biệt là hai chính thức tổ chức: TYM và M7-MFI là những bài học quý giá cho các tổ chức TCVM ở Việt Nam. Đây là bước quan trọng để tạo ra cơ hội phát triển cho các thị trường tài chính vi mô mới tại Việt Nam. 352
  8. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" - Các chỉ số tài chính đang ở mức cao Các chỉ số tài chính được tính ở phần trên đã chỉ ra rằng các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã duy trì hiệu quả cao trong hoạt động tài chính trong nhiều năm. Ngay cả khi hệ thống của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang phải đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao và những khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính, sự tăng trưởng một cách an toàn của các tổ chức TCVM thể hiện sự định hướng đúng đắn của hoạt động tài chính trong các tổ chức TCVM ở Việt Nam và sự ổn định của thị trường tài chính vi mô. - Khu vực hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam đang được mở rộng và tiếp cận sâu rộng các khách hàng. Một tổ chức TCVM muốn đạt mức độ cao hơn của phát triển bền vững, không chỉ cần đảm bảo các chỉ số tài chính tốt mà còn cần phải nâng cao hiệu quả trong tiếp cận cộng đồng của nó. Trong 20 năm qua, dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam đã mở rộng đáng kể. Bên cạnh Agribank và sau đó là NHCSXH – những nhân tố chính đằng sau sự thành công trong việc mở rộng phạm vi và đối tượng phục vụ, hệ thống QTDND và tổ chức TCVM bán chính thức cũng đã góp phần vào công cuộc này. Trong số đối tượng khách hàng, đặc biệt gồm có phụ nữ - đối tượng khách hàng chính của tài chính vi mô và đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các tổ chức TCVM ở Việt Nam có xu hướng di chuyển hướng tới một phân khúc thị trường lớn hơn nhiều so tài chính vi mô truyền thống. Nhiều tổ chức đã được thành lập để phục vụ lợi ích của một nhóm cụ thể của khách hàng, chẳng hạn như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên 4.1.2. Những thách thức và hạn chế của tổ chức TCVM ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực, tính bền vững của tài chính vi mô Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế. Từ việc phân tích dữ liệu trên, có thể khẳng định rằng sự bền vững của tổ chức TCVM ở Việt Nam là không thực sự cao và chắp vá. - Sự nhạy cảm của các tổ chức TCVM đối với những thay đổi chính sách cao Theo Heritage Foundation, mức độ tự do tài chính ở Việt Nam hiện nay đạt 30 điểm, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới (2013). Điều này phản ánh sự can thiệp của chính phủ để tác động đến hoạt động của ngành ngân hàng và tài chính. Nói chung, các chỉ số bền vững của các tổ chức TCVM ở Việt Nam cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các chỉ số biến động không đều gữa các năm. Từ quá trình nghiên cứu, tác giả phát hiện ra rằng có một mối quan hệ giữa chính sách mới của chính phủ và những thay đổi đột ngột của tiêu chuẩn bền vững trong lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam. Nói cách khác, các chỉ số tài chính của tổ chức TCVM rất nhạy cảm với những thay đổi trong điều tiết chính sách. - Cơ cấu vốn của các tổ chức TCVM ở Việt Nam chưa thực sự hợp lý Các tổ chức TCVM ở Việt Nam, cho dù là các tổ chức lớn hay nhỏ, thường xuyên nhận được các khoản đầu tư tài chính hoặc các khoản trợ cấp từ các nguồn bên ngoài. Bởi vì việc huy động vốn thường mất một thời gian dài, trong khi các khoản tiền gửi không phải là một lựa chọn tốt, các tổ chức TCVM buộc phải huy động vốn từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như: các nguồn tài trợ từ chính phủ (đối với NHCSXH, Quỹ tín dụng), các tổ chức quốc tế (tổ chức TCVM bán chính thức) Ngoài ra, các nhà tài trợ cũng có xu hướng hỗ trợ tài chính cho xây dựng năng lực của các tổ chức TCVM chứ không phải là hoạt động tín dụng. Từ những khó khăn này, điều quan trọng nhất hiện nay là các tổ chức TCVM cần phải đảm bảo hoạt động tự cung tự cấp và tăng dự trữ vốn. Ngoài ra các tổ chức TCVM cần phải lựa chọn cẩn thận các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào các tổ chức, bởi vì không phải tất cả các đối tác đều có mục đích xã hội hoặc có khả năng như họ yêu cầu. 353
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - Tác động của NHCSXH trong ngành tài chính vi mô Việt Nam Trong số các tổ chức TCVM ở Việt Nam, NHCSXH có tỷ trọng lớn nhất cả về vốn và hoạt động, vì vậy tính bền vững của NHCSXH có tác động rất lớn đến các tiêu chí phát triển bền vững chung của tổ chức TCVM ở Việt Nam. Tuy nhiên, ba chỉ số phát triển bền vững (OSS, ROE, ROA) phân tích trong phần trên chỉ rằng kể từ khi thành lập năm 2002 đến nay, các chỉ số bền vững của NHCSXH đều thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù quy mô lớn và nguồn lực mạnh, các dịch vụ được cung cấp bởi NHCSXH không thực sự hiệu quả. Các giá trị âm của các chỉ số cho thấy việc kinh doanh của NHCSXH không thể tạo ra đủ lợi nhuận để bù đắp chi phí. Hoạt động huy động vốn từ tiết kiệm thường không hiệu quả, do đó, để duy trì hoạt động, NHCSXH sử dụng các quỹ được phân bổ từ ngân sách nhà nước, sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và các nguồn tài trợ khác. Điều này đã gây ra sự lãng phí tài nguyên rất lớn, bởi vì NHCSXH là một tổ chức có đủ tiềm năng và quy mô phát triển, nhưng những ảnh hưởng của nó đã không đóng góp nhiều cho mục tiêu phát triển bền vững của thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam. 4.2. Khuyến nghị Trong phần này, các khuyến nghị được đưa ra dựa trên kết quả phân tích ở trên. Các giải pháp tập trung vào việc giúp đỡ tài chính vi mô tại Việt Nam có thể phát triển bền vững và duy trì để phục vụ người nghèo. Bên cạnh đó, các khuyến nghị sau đây nhằm mục đích trình bày một số gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ và các nhà quản lý để giữ cho khu vực tài chính vi mô trên con đường hướng tới phát triển bền vững lâu dài. 4.2.1. Với chính phủ: Tạo chính sách môi trường pháp lý cho tài chính vi mô Một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của tài chính vi mô tại Việt Nam trong một thời gian dài đó là thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng. Do đó, đáp ứng yêu cầu thực tế, ngày 6 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2195/QD-TTg phê duyệt việc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020, trong đó đặt ra 5 giải pháp để xây dựng và phát triển an toàn, bền vững hệ thống tài chính vi mô và nhằm mục đích phục vụ người nghèo, các hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, Việt Nam đã có một dự án quốc gia để phát triển tài chính vi mô. Điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần thiết lập các chính sách pháp lý phù hợp và môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam để các tổ chức này có thể cung cấp, đáp ứng các dịch vụ tài chính chất lượng bền vững cho người nghèo và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Để thực hiện mục tiêu này, tất cả các bên liên quan cần phải làm việc chặt chẽ với nhau, bao gồm đại diện của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính (Bộ Tài chính), và các tổ chức TCVM Để phát triển chiến lược quốc gia về tài chính vi mô trong giai đoạn này, các khuyến nghị chính cho chính phủ bao gồm: - Xây dựng chương trình kiểm soát toàn diện hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam để đánh giá đúng tình trạng hiện tại của các tổ chức này. Các thông tin này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tạo ra khuôn khổ pháp lý cũng như việc quản lý các tổ chức TCVM và các hoạt động của các tổ chức. - Xem xét vai trò của chính phủ trong lĩnh vực tài chính vi mô để bắt đầu rút dần quyền sở hữu của chính phủ trong các tổ chức TCVM. Điều này cũng sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính của chính phủ, và làm cho các tổ chức này độc lập hơn. Tuy nhiên, chính phủ vẫn cần phải kiểm soát thường xuyên để đảm bảo rằng các tổ chức TCVM Việt Nam đang hoạt động hợp pháp và theo đúng mục tiêu của ngành tài chính vi mô. 354
  10. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" - Chính phủ nên tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia vào thị trường tài chính vi mô. Điều này có thể giúp các tổ chức TCVM hoạt động có hiệu quả hơn, do đó các sản phẩm và dịch vụ tài chính sẽ được cải thiện và khách hàng vay có nhiều cơ hội. - Áp dụng Nghị định 28 về thành lập và hoạt động của tổ chức TCVM (2005) để tích hợp tài chính vi mô vào hệ thống tài chính chính thức. Vì vậy, tổ chức TCVM bán chính thức có thể được chuyển đổi để trở thành các tổ chức hợp pháp và chính thức. Trở thành một tổ chức chính thức sẽ tạo điều kiện cho tổ chức TCVM có thể dễ dàng và chủ động trong việc tiếp cận và huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh các khoản trợ cấp trực tiếp, chính phủ nên cung cấp các biện pháp khác, chẳng hạn như: (i) cung cấp các chính sách khác nhau để khuyến khích các tổ chức TCVM thực hiện các hoạt động tiếp cận cộng đồng tại các thị trường tiềm năng mà nhu cầu chưa được đáp ứng, chẳng hạn như: vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số (ii) hỗ trợ xây dựng năng lực của hệ thống QTDND (bây giờ là NH hợp tác) và các tổ chức TCVM trong việc đào tạo các nguyên tắc tài chính vi mô và thực hành cho tất cả các nhân viên; (iii) tăng các hoạt động quảng cáo các hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam đến các nhà đầu tư và các nhà tài trợ. 4.2.2. Đối với các nhà đầu tư và các nhà tài trợ Hiện nay, một số lượng lớn các tổ chức TCVM ở Việt Nam được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ và các nhà đầu tư khác. Để tăng tính bền vững của tài chính vi mô Việt Nam, các nhà đầu tư và các nhà tài trợ cần được tạo điều kiện để tham gia tư vấn cho quá trình xây dựng và phát triển của các khuôn khổ pháp lý phù hợp với tài chính vi mô tại Việt Nam. 4.2.3. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức TCVM: Xây dựng năng lực cho phát triển bền vững Vốn là một yếu tố thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của các tổ chức. Để thu hút vốn, một mặt, các tổ chức TCVM cần phải có những biện pháp hiệu quả để tăng doanh thu và giảm chi phí. Mặt khác, các tổ chức TCVM cần phải có một khung pháp lý rõ ràng để thu hút tài trợ từ các nguồn bên ngoài. Để tăng tính bền vững thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu: Các tổ chức TCVM có thể làm giảm chi phí vận hành bằng cách (i) áp dụng hệ thống quản lý tốt, (ii) sử dụng công nghệ hiện đại để giảm chi phí (ví dụ: tận dụng lợi thế của Internet, điện thoại để quản lý văn phòng). Tuy nhiên, chi phí vận hành hiện nay ở Việt Nam là ít hơn so với khu vực khác, vì vậy rất khó để giảm chi phí hoạt động trong ngắn hạn; (Iii) giảm thiểu chi phí vận hành không cần thiết, tiết kiệm chi phí hoạt động khác; (iii) quản lý nợ hiệu quả để giảm chi phí dự phòng rủi ro, tăng cường chia sẻ thông tin với các ngân hàng cùng địa bàn để tránh các hiện tượng đảo nợ; (iv) tăng thu nhập từ vốn vay bằng cách đảm bảo khách hàng thanh toán đúng thời hạn và tăng dư nợ cho vay; và (v) mở rộng huy động và nhận tiền từ các tổ chức trong và ngoài nước và chính phủ. Tăng cường đầu tư nghiên cứu để đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tài chính vi mô Hiện nay, các dịch vụ tín dụng và tiết kiệm, được cung cấp bởi các tổ chức TCVM, không đa dạng. Để đáp ứng mục đích phát triển bền vững, các tổ chức này nên triển khai về các loại sản phẩm phù hợp với với nhiều đối tượng, đa dạng, đa tiện ích, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính bền vững, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm, để có thể phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của người nghèo ở Việt Nam. Thu nhập của người dân Việt Nam khá thấp, tuy nhiên, vẫn có một số tiền nhàn rỗi nhất định trong các hộ gia đình Việt Nam. Nếu số tiền này được tận dụng, nó sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ đối với tổ chức TCVM, mà còn cho các hộ gia đình. Vì vậy, tổ chức TCVM Việt Nam cần huy động tiết kiệm của 355
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hộ gia đình bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với lãi suất khác nhau. Bên cạnh đó, tổ chức TCVM cần phải tăng cường nghiên cứu thị trường, đổi mới trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của người nghèo và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Ngoài ra, tổ chức TCVM nên chú ý đến chất lượng của các dịch vụ, sự đa dạng của các dịch vụ được cung cấp, sự sẵn có và mức độ tiếp cận dịch vụ. Tổ chức TCVM cũng nên nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ tài chính truyền thống, và nhanh chóng triển khai các dịch vụ ngân hàng và tài chính với công nghệ hiện đại. Tối ưu hóa việc sử dụng quản lý hệ thống thông tin và quản lý rủi ro: Để tránh bất đối xứng thông tin, tổ chức TCVM cần phải chú ý để thu thập thông tin thường xuyên, cập nhật thông tin của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, và tìm thêm thông tin về các yếu tố môi trường, kinh tế, chính trị và xã hội. Ngoài ra, quản lý rủi ro là chìa khóa của toàn bộ tổ chức, do đó, tổ chức TCVM Việt Nam cần tăng cường kiểm soát nội bộ để kiểm soát phòng ngừa rủi ro, xác định rủi ro và đa dạng của các danh mục đầu tư để chia sẻ rủi ro (là điều khá khó khăn ở khu vực nông thôn). Tăng cường kết nối trong tổ chức TCVM Việt Nam: Có nhiều yếu tố đòi hỏi kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Họ có thể trao đổi thông tin, ký một thỏa thuận hợp tác chính thức hoặc thậm chí có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Hợp tác giúp tổ chức TCVM đa dạng hóa, mở rộng kinh doanh và làm giảm chi phí vốn của các bên. Mối quan hệ với các đối tác chiến lược có thể làm cho cả hai bên tập trung vào hoạt động cốt lõi và hạn chế điểm yếu. Các giải pháp cụ thể khác cho các TCTCVM - Củng cố và nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơ cấu tổ chức và nhân sự của tổ chức TCVM, đặc biệt là NHCSXH. Các tổ chức TCVM cần cải thiện mô hình tổ chức, năng lực và hiệu quả của nó trong hệ thống điều khiển, kiểm soát nội bộ. - Cải thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức - Xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo các tổ chức TCVM hoạt động an toàn và hiệu quả - Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (quản lý tài sản thanh khoản, quản lý rủi ro ) để đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động tài chính vi mô - Tận dụng lợi thế của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội để tối ưu hóa hoạt động. Điều này giúp tăng uy tín và danh tiếng của tổ chức TCVM cho khách hàng - đó là một cơ hội để phát triển thị trường trong tương lai. - Quan trọng hơn, chính phủ nên khuyến khích hoặc các biện pháp để thúc đẩy việc củng cố và hợp nhất của nhiều tổ chức TCVM nhỏ và yếu vào các tổ chức lớn và hiệu quả. 356
  12. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 2013. 2013 Index of Economic Freedom [Online]. The Heritage Foundation. Available: [Accessed 02 Nov 2013]. [2] Bruett, T., Barres, I., Curran, L., Escalona, A., Nelson, E. P., Norell, D., Porter, B., Stephens, B., Stephens, M. & Mbeba, R. D. 2005. Measuring performance of microfinance institutions. Washington, SEEP Network. [3] Cuong, N. V., Bigman, D., Van Den Berg, M. & Thieu, V. 2007. Impact of micro-credit on poverty and inequality: The case of the Vietnam Bank for Social Policies. Paper submitted to “Microfinance: What Do We Know, pp.7-8 [4] Guntz, S. 2011. Sustainability and profitability of microfinance institutions. Georg Simon Ohm university of Applied sciences nuremberg. [5] IFAD 2011. Federal Democratic Republic of Ethiopia: Rural Financial Intermediation Programme II (Rufip II). Eastand Southern Africa Division Programme Management Department, IFAD. [6] KPMG 2013. Vietnam Banking Survey 2013. [7] Luật các tổ chức tín dụng 2010. [8] Mellgren, D. 2006. 'Banker to the poor' wins Nobel Peace Prize. Daily Townsman. [9] MIX. 2013. MFI report [Online]. MIX. Available: [Accessed 20 September 2013]. [10] MIX. 2013. Vietnam Market Profile [Online]. MIX Market. Available: [11] Schreiner, M. & Yaron, J. 1999. The Subsidy Dependence Index and Recent Attempts to Adjust It. Available: [Accessed 4 June 2013]. [12] UNCDF. 2009. Microfinance Distance Learning Course [Online]. United Nations Capital Development Fund United Nations Capital Development Fund Available: [Accessed 31 May 2013]. Yaron, J. 1992. Successful Rural Finance Institutions. World Bank, Washington D.C. 357