Đánh giá mức độ rủi ro và khả năng ứng phó với thiên tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa

pdf 60 trang Gia Huy 19/05/2022 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá mức độ rủi ro và khả năng ứng phó với thiên tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_rui_ro_va_kha_nang_ung_pho_voi_thien_tai_cua.pdf

Nội dung text: Đánh giá mức độ rủi ro và khả năng ứng phó với thiên tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa

  1. BÁO CÁO ĐÁNHĐÁNH GIÁGIÁ MỨCMỨC ĐỘĐỘ RỦIRỦI RROO VVÀÀ KHẢKHẢ NĂNGNĂNG ỨNGỨNG PHÓPHÓ VỚIVỚI THIÊNTHIÊN TTAIAI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH NGHỆ AN, ĐÀ NẴNG, KHÁNH HÒA HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2011 1
  2. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH NGHỆ AN, ĐÀ NẴNG, KHÁNH HÒA Hà Nội, tháng 6 năm 2011
  3. Mục lục CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 TÓM TẮT 5 AN ASSESSMENT OF THE DISASTER PREPAREDNESS OF VIETNAMESE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES 10 1. GIỚI THIỆU 14 2. Môi trường chính sách 15 2.1. Môi trường chính sách liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) và biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam 15 2.2. Chính sách QLRRTT có liên quan đến DNNVV 15 3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 16 3.1. Mục tiêu 16 3.2. Đối tượng, phạm vi khảo sát 17 3.2.1. Đối tượng: 17 3.2.2. Phạm vi khảo sát 17 3.3. Phương pháp và công cụ thực hiện 18 3.3.1. Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn: 18 3.3.2. Bảng hỏi (phiếu điều tra): 18 3.3.3. Phỏng vấn sâu: 18 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 19 4.1. Thực trạng công tác QLRRTT trong các DNNVV khảo sát 19 4.1.1. Mức độ sẵn sàng ứng phó với rủi ro thiên tai và các hoạt động giảm nhẹ của DN 22 4.1.2. Trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai 28 4.2. Nhu cầu đào tạo về QLRRTT của các DN 29 4.2.1. Nhu cầu đào tạo: 29 4.2.2. Ý kiến của DN về công tác tổ chức nâng cao năng lực QLRRTT 30 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31 4.1. Kết luận: 31 4.2. Khuyến nghị 33 4.3. Đề xuất chương trình đào tạo nâng cao năng lực QLRRTT cho các DNNVV 34 PHỤ LỤC 37 PHỤ LỤC 1: LỊCH KHẢO SÁT VÀ DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA PHỎNG VẤN 37 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP 38 PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÂU HỎI PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP 42 PHỤ LỤC 4 : DANH SÁCH DN VÀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 3
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BCĐPCBLTW Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương BCHPCBL&TKCN Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn BĐKH Biến đổi khí hậu CED Trung tâm Giáo dục và Phát triển DMC Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai DN DN DNNVV DN nhỏ và vừa GNTT Giảm nhẹ thiên tai MTTQ Mặt trận tổ quốc PCCC Phòng cháy chữa cháy PTGNTT Phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai PCBL Phòng chống bão lụt RRTT Rủi ro thiên tai QLRRTT Quản lý rủi ro thiên tai SXKD Sản xuất kinh doanh TAF Quỹ Châu Á TKCN Tìm kiếm cứu nạn VCCI Phòng thương mại, công nghiệp UNDP Cơ quan phát triển của Liên hợp quốc 4
  5. TÓM TẮT Hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khác nhau đặc biệt là bão và lũ. Những tổn thất do thiên tai gây ra ước tính từ 1-1,5% GDP, đã tác động xấu đến nhiều mặt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu ở Việt Nam, thiên tai được dự báo là sẽ ngày càng khắc nghiệt, khó lường, gia tăng về cường độ và tần suất, khiến người dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần xã hội khác phải gánh chịu những nguy cơ và rủi ro thiên tai lớn hơn bao giờ hết. Nỗ lực từ phía Chính phủ và cộng đồng trong thời gian qua đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhận thức và năng lực của người dân, các cấp chính quyền địa phương trong ứng phó với thiên tai được cải thiện, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như không đề cập đến một thành phần hết sức quan trọng của nền kinh tế đó là khối DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa (DNNVV), nơi đóng góp hơn 40% GDP và tạo ra hàng triệu việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội. Các DN mới chỉ được nhìn nhận ở vai trò cứu trợ thiên tai mà chưa có sự tham gia chủ động và tích cực vào quá trình ứng phó, giảm nhẹ và khôi phục hậu quả của thiên tai. Thiếu chủ động trong phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai nhiều khi đã gây ra những tổn thất to lớn cho DN. Cho đến nay, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về các thiệt hại do thiên tai gây ra cho các DNNVV, nhưng số liệu này chắc chắn đã lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, trong đó nhiều DN đã mất trắng tài sản dẫn tới phá sản và nhiều người lao động mất việc làm. Vì vậy, việc tăng cường khả năng ứng phó và chống chọi với thiên tai cho DN không những bảo vệ lợi ích, tài sản của DN mà còn bảo vệ người lao động của DN, gia đình họ và cộng đồng mà DN phục vụ. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có chương trình hay dự án nào về quản lý rủi ro thiên tai trong cộng đồng DN, cũng như chưa có tài liệu hướng dẫn nào về vấn đề này ở Việt Nam. Chính vì vậy, Quỹ Châu Á đã phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tiến hành đánh giá mức độ sẵn sàng và nhu cầu về quản lý rủi ro thiên tai của các DN trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường mối quan hệ đối tác Nhà nước và tư nhân trong quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó của cộng đồng tại Việt Nam” tại ba tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Khảo sát nhằm đưa ra một bức tranh chung về mức độ sẵn sàng ứng phó với thiên tai của các DN trên địa bàn ba tỉnh trên, từ đó xác định nội dung và chương trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực và khả năng ứng phó của DN trên địa bàn ba tỉnh này. Đánh giá tập trung những nội dung cụ thể sau đây: (i) Mức độ rủi ro của các DN trên địa bàn Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa ; nhận thức của DN về QLRRTT, mức độ sẵn sàng và khả năng ứng phó của DN (ii) Xác định nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực của các DNNVV về QLRRTT. Khảo sát được tập trung vào 03 nhóm đối tượng, bao gồm: (i) các DNNVV hoạt động tập trung vào nhóm ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, thủy sản và bảo hiểm trên địa bàn 3 tỉnh (ii) Các hiệp hội DN và chi nhánh VCCI đóng tại 3 Tỉnh (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về QLRRTT từ trung ương đến địa phương. Khảo sát được thực 5
  6. hiện bằng các hình thức khác nhau, bao gồm nghiên cứu tài liệu, gửi phiếu điều tra tới 1000 DN, phỏng vấn sâu 51 DN và các tổ chức liên quan tại 3 tỉnh. Tổn thất do thiên tai Thống kê sơ bộ các thiệt hại trong những năm qua cho thấy DN đã phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề do thiên tai gây ra với nhiều hình thức khác nhau. Các DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ tại những vùng có thiên tai đều bị thiệt hại ở mức độ nhất định do thiên tai. Theo kết quả điều tra qua phiếu, trong số 191 DN, có 61% (117) DN từng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong vòng 5 năm trở lại đây, 36% số DN không bị thiệt hại và 3% DN không trả lời. Trong các DN bị thiệt hại thì mức độ thiệt hại rất khác nhau, cụ thể 5% số DN bị thiệt hại rất nặng nề (nguy cơ phá sản nếu không có nguồn lực hỗ trợ, mất nhiều năm để phục hồi DN); 30% số DN bị thiệt hại nặng nề (ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh, bị gián đoạn kinh doanh một thời gian đáng kể sau khi thiên tai); 43% DN thiệt hại ít và 22% DN thiệt hại không đáng kể. Nhìn chung, tất cả 51 DN phỏng vấn tại 3 tỉnh, ở mức độ tổn thất từ đáng kể, nặng nề đến rất nặng nề, có 52% số công ty phỏng vấn bị tổn thất về nhà xưởng, 47% công ty bị tổn thất hàng hóa và sản phẩm và 41% công ty có máy móc thiết bị bị hỏng. Điều này cho thấy, các DN bị ảnh hưởng mạnh do thiên tai, trong đó nhà xưởng, máy móc thiết bị và sản phẩm hàng hóa là nhóm dễ bị tổn thương nhất . Tuy nhiên, mức độ tổn thất của DN ở mỗi tỉnh có sự khác biệt. Đà Nẵng và Nghệ An thiệt hại ở mức cao, Khánh Hòa ở mức thấp hơn. Ở Đà Nẵng: thiệt hại về nhà xưởng; có đến 57% số DN bị thiệt hại rất nặng nề, 21% bị thiệt hại đáng kể. Ở Nghệ An: 56% DN thiệt hại nặng nề và rất nặng nề, 13% ở mức đáng kể. Trong khi 100% DN ở Khánh Hòa thiệt hại không đáng kể. Mức độ sẵn sàng của DN Các dịch vụ cần cho hoạt động của DN Hiện tại, với nguy cơ bão lũ hàng năm và hoạt động của DN phụ thuộc vào rất nhiều nhà cung cấp và dịch vụ bên ngoài, nguy cơ bị gián đoạn sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn ba tỉnh là rất lớn. Đa phần các DN đều phụ thuộc vào hệ thống điện, giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường. Hầu hết các DN phỏng vấn đều phụ thuộc vào hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Có 43 DN (84%) sử dụng đường giao thông liên tỉnh; 38 DN (75%) sử dụng đường giao thông nội tỉnh, 12 DN (24%) sử dụng đường sắt, 23 (45%) DN sử dụng đường thủy, chỉ có 4 DN (8%) là dùng đường hàng không. 100% DN phụ thuộc vào điện lưới sinh hoạt và sử dụng cho văn phòng, trong khi đó có 38 DN (76%) phụ thuộc điện lưới sản xuất. 100% DN sử dụng và phụ thuộc vào mạng thiết bị viễn thông (điện thoại, fax, và internet) trong khi đó chỉ có 01 DN là phụ thuộc vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (máy rút tiền, thanh toán qua thẻ). Hầu hết các DN đều phụ thuộc hệ thống cấp thoát nước của thành phố và của tỉnh. 47 DN (92%) phụ thuộc hệ thống nước sinh hoạt và 35 DN (69%) phụ thuộc hệ thống cấp nước cho sản xuất. 45 DN (88%) phụ thuộc hệ thống thoát nước sinh hoạt và 35 DN (69%) cần hệ thống nước thải cho sản xuất. 6
  7. Các hoạt động giảm nhẹ và ứng phó hiện tại của DN Mức độ sẵn sàng ứng phó với rủi ro từ thiên tai của các DN được thể hiện qua việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hành động cụ thể. Kết quả điều tra qua phiếu cho thấy, trong số 191 DN trả lời có 5% số DN không quan tâm đến phòng chống thiên tai hoặc không nhận thức được lợi ích của việc phòng chống thiên tai; 46% DN có quan tâm nhưng chưa có kế hoạch phòng chống và ứng phó với thiên tai; 33% DN đã có kế hoạch nhưng không đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện, ngoài ra còn một số lý do khác như: chưa đánh giá được mức độ rủi ro mà thiên tai có thể gây ra, không dự đoán trước và không chủ động phòng ngừa, kế hoạch phòng chống thiên tai chưa được xây dựng một cách cụ thể hoặc chủ quan vì từ trước đến giờ thiên tai chưa bao giờ ảnh hưởng đến hoạt động hoạt động SXKD của DN và khoảng 16% DN không nêu rõ lý do. Mặc dù nằm ở những vùng luôn chịu ảnh hưởng thiên tai hàng năm, nhưng hầu hết các DN đều chưa có kế hoạch ứng phó rõ ràng và có căn cứ, đặc biệt là các DNNVV. Trong số 51 DN được phỏng vấn, có 19 DN cho biết đã có kế hoạch/phương án phòng chống bão lụt (chiếm 37%); tuy nhiên chỉ có 7 DN cung cấp được bản phương án/kế hoạch này. Trong số 19 DN có phương án/kế hoạch phòng chống bão lụt có đến 15 DN có vốn của nhà nước (nhà nước sở hữu phần lớn cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên nhà nước) và chỉ có 04 DN tư nhân. Đa số các DN có phương án đều có quy mô lớn với 13 DN có doanh thu trung bình hàng năm (trong 3 năm gần đây) đạt từ 100 tỉ đến hơn 1.300 tỉ, có số lượng nhân viên dao động từ hơn 300 người đến hơn 6.000 người và đã đi vào hoạt động trên 6 năm, có một số ít DN đã hoạt động trên 20 năm. Trong khi đó, đa số các DN không có kế hoạch/ phương án phòng chống bão, lũ (24 trong số 32 DN) đều là những DN có doanh thu và số lượng cán bộ công nhân viên thấp hơn nhiều so với những DN đã có kế hoạch/phương án nói trên. Tuy nhiên, trong số DN chưa có kế hoạch này có đến 07 DN đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ 16 năm đến trên 20 năm. Phỏng vấn 51 DN cho thấy: hầu hết các DN đều cho rằng các hoạt động giảm nhẹ và ứng phó với thiên tai là rất cần thiết, nhưng cho đến tại thời điểm khảo sát phần lớn các DN vẫn chưa có kế hoạch thực hiện các hoạt động này. Bằng chứng cho thấy có 59% DN chưa có hoạt động duy trì, dọn dẹp đường xá; 71% DN chưa có kế hoạch hướng dẫn sử dụng đường vận chuyển dự phòng; 47% DN chưa có kế hoạch bảo vệ thiết bị, dữ liệu cần thiết; 43% DN chưa có kế hoạch phân công nhiệm vụ khi khẩn cấp và 55% DN chưa có kế hoạch phục hồi sau thiên tai. Các dịch vụ cần thiết cho DN trong khi có thiên tai Hầu hết các DN được hỏi đều cho rằng các dịch vụ sau đây là rất cần thiết cho họ khi thiên tai xảy ra: Số điện thoại khẩn, nguồn năng lượng dự phòng, hệ thống thông tin liên lạc dự phòng, giao thông dự phòng, bảo vệ hệ thống cấp thoát nước và báo cáo diễn biến tình hình phòng chống bão lũ cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đa số các công ty khảo sát đều chưa có kế hoạch để tìm kiếm hoặc sử dụng các loại dịch vụ này, trừ trường hợp về dịch vụ năng lượng dự phòng với 68% đã có kế hoạch cho nguồn năng lượng dự phòng (đa số các công ty này mua máy phát điện). Trong khi các DNNVV chưa quan tâm hoặc có quan tâm nhưng chưa có các phương án QLRRTT thì các DN lớn, DN Nhà nước đã có sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai 7
  8. tốt hơn so với các DNVVN. Đa số các DN lớn, có cổ phần của Nhà nước đều quan tâm đến QLRRTT và đã xây dựng kế hoạch QLRRTT. Một mặt, các DN này có đủ khả năng về tài chính và nhân lực để xây dựng và thực hiện, mặt khác trước sức ép của khách hàng hoặc các ngân hàng, họ phải xây dựng các kế hoạch này coi như đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đáp ứng các điều kiện của hợp đồng sản xuất hay hợp đồng vay vốn. Ngoài ra, đối với những DN đặc thù trong hệ thống nhà nước như DN kinh doanh về xăng dầu, việc có một kế hoạch QLRRTT như vậy là yêu cầu bắt buộc. Trên thực tế, các hoạt động cụ thể nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai của DN vẫn còn thiếu và yếu. Nhiều DN chưa thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ những khâu thiết yếu nhất trong DN như: Con người, dữ liệu, sản phẩm hàng hóa và máy móc. Bên cạnh đó, các dịch vụ cần thiết cho DN trong trường hợp xảy ra sự cố khi thiên tai đến cũng rất hạn chế cả về phía nhà cung cấp (các cơ quan liên quan như Ban phòng chống lụt bão, Công an, Công ty điện lực, cơ quan Y tế) và cả phía người sử dụng các dịch vụ (các công ty). Về sự hợp tác tương trợ lẫn nhau giữa các DN khi có thiên tai Đa số các DN đều nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong và sau khi xảy ra thiên tai là cần thiết, cụ thể: 100% DN cho rằng cần thiết phải chia sẻ nguồn lực để cùng đối phó trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai bão lũ gây ra; 98% cho rằng việc hợp tác với các DN cùng ngành nghề để cùng triển khai các hoạt động giảm nhẹ thiên tai là cần thiết; hơn 80% cho rằng cần phải có sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm giữa các DN quy mô lớn và quy mô nhỏ hoặc các DN có kinh nghiệm QLRRTT với các DN chưa có kinh nghiệm này. Tuy nhiên, trên thực tế, sự hợp tác cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các DN trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Có 96% DN chưa có hoạt động hợp tác giữa các DN có kế hoạch QLRRT tốt và DN yếu hơn và hợp tác giữa DN có quy mô lớn và quy mô nhỏ, 88% số DN chưa có sự hợp tác, hỗ trợ giữa các DN có kế hoạch QLRRTT tốt và DN yếu hơn, 78% số DN chưa có hoạt động chia sẻ nguồn lực trong trường hợp khẩn cấp. Một số DN (chiếm tỷ lệ nhỏ) đã có sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, nhưng cũng chỉ giới hạn trong hệ thống các công ty thành viên thuộc một tổng công ty. Về mua bảo hiểm rủi ro thiên tai (RRTT) Việc tham gia mua bảo hiểm RRTT chính là một trong những biện pháp nhằm GNRR cho DN trong trường hợp thiên tai. Tuy nhiên, số lượng DN tham gia mua bảo hiểm RRTT còn rất hạn chế. Nhiều DN nhận thức chưa đầy đủ và chưa có được thông tin về loại dịch vụ bảo hiểm này. Chính vì vậy, khi thiên tai xảy ra, tỉ lệ được đền bù còn rất thấp so với những thiệt hại mà DN đã gánh chịu, khiến các DN phải tự xoay sở để khắc phục hậu quả. Đã có những DN không thể tiếp tục hoạt động trở lại do khánh kiệt nguồn vốn và đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, yếu tố về năng lực tài chính của DN quyết định việc một DN có mua bảo hiểm rủi ro thiên tai hay không khi mà loại hình bảo hiểm này chưa bắt buộc như bảo hiểm cháy nổ. Trong công tác chuẩn bị và ứng phó với thiên tai, việc mua bảo hiểm RRTT là giải pháp cần thiết và trước mắt đối với các DN, đặc biệt là các DNNVV. Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung các DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm RRTT (nhất là từ sau cơn bão Xangsane năm 2006 và Bão Ketsana năm 2009). Số liệu khảo sát cho thấy số DN chưa mua bảo hiểm bão lụt chiếm 57%, trong đó Nghệ An với 23 DN chiếm 8
  9. tới 78% chưa mua bảo hiểm, 64% (14) số DN tại Khánh Hòa chưa mua bảo hiểm. Tại Đà Nẵng, tỷ lệ DN đã mua bảo hiểm RRTT đạt tỉ lệ cao nhất cao nhất, chiếm 85% trong số 14 DN khảo sát. Nhu cầu đào tạo Số liệu thống kê qua phiếu điều tra từ 191 DN phản hồi cho thấy có 166 DN chiếm 87% số DN “có” nhu cầu đào tạo về QLRRTT; 11% số DN “không”có nhu cầu (21DN), số còn lại không trả lời (4 DN). Kết quả khảo sát những nội dung cần thiết được đưa vào chương trình đào tạo về QLRRTT cho DN cho thấy: (i) 100% DN cần được đào tạo về cách thức xây dựng kế hoạch QLRRTT (ii) 100% DN cần được đào tạo về phương thức lồng ghép kế hoạch QLRRTT vào kế hoạch SXKD (iii) 97% cần được đào tạo về chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT tại Việt Nam (iv) 93% cần được đào tạo về đánh giá rủi ro và thiệt hại do thiên tai (v) 93% cần được đào tạo về quy trình và công cụ QLRRTT (vi) 93% cần được đào tạo về trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai (vii) 92% cần được cung cấp thông tin về các kinh nghiệm thực tiễn tốt trong QLRRTT Kết quả tương tự cũng thu nhận được từ phỏng vấn sâu ở 51 DN, thêm vào đó 98% DN muốn được đào tạo về vấn đề kỹ thuật gia cố nhà xưởng và cơ sở hạ tầng. 9
  10. AN ASSESSMENT OF THE DISASTER PREPAREDNESS OF VIETNAMESE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES Vietnam suffers every year from many types of natural disasters, most notably from floods and storms, with average annual loss estimated up to 1.5% GDP. The country is considered to be one of the most impacted by climate change, and natural disasters are increasingly more intense, frequent and unpredictable which pose greater risks to people, communities, and businesses. Over the past few years, there has been a substantial increase in new initiatives in Vietnam focusing on local capacity building and community-based response to disasters. Such efforts, however, have not effectively engaged local businesses in disaster preparedness and response, whether as an integral part of community resilience or as a key resource for disaster relief. Given that community resilience depends greatly on the ability of the private sector to bounce back, re-establish production and continue to provide employment to local workers in the aftermath of disasters, business disaster preparedness and response is critical. Most small and medium enterprises (SMEs), however, do not have adequate information or contingency plans for risks associated with natural disasters. There is currently no program or project on disaster risk management (DRM) for businesses in Vietnam. In response, with funding from the Unites States Agency for International Development (USAID), The Asia Foundation (TAF) is partnering with Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) and the Center for Education and Development (CED) to carry out a DRM assessment of SMEs from May 15th to June 4th 2011 in the three provinces of Nghe An, Da Nang and Khanh Hoa. The main objective was to capture strengths, weaknesses and challenges for SMEs in DRM, determine the training necessary to improve internal governance and capacity of SMEs in DRM, and identify training beneficiaries. Key findings of the assessment are highlighted below. The business DRM assessment The assessment contained data drawn from the responses of 191 SMEs in the three project provinces to a mail-out survey, and in-depth interviews with 82 business representatives of 51 SMEs, as well as key staff of provincial business associations and VCCI provincial branches. Additional meetings were held with 16 local organizations, including the Central and Provincial Centers for Flood and Storm Control, the Red Cross, insurance companies, and social banks. The assessment contains three main parts: (1) Risks faced by SMEs in selected flood and storm affected areas: the survey assessed the type of disasters that frequently cause damage to businesses and the different types and causes of damage to businesses such as the interruption to supply of materials and the disruption of production among others. (2) The status of DRM in SMEs: the survey assessed the organizational structure, personnel, knowledge and understanding of DRM and DRM-related government regulations for 10
  11. businesses, mechanisms for sharing DRM information within and outside the enterprise, and experience in the mitigation of natural disasters. (3) DRM training needs. Losses caused by natural disasters The assessment indicated that many businesses incurred losses caused by natural disasters, of which storm and floods are the most frequent. Almost 85% of businesses reported being frequently hit by seasonal storms, 45% by floods, and some 12% by cyclones and high tide. The three provinces faced difference types of disasters: in Da Nang, all businesses had been affected by storms, and 50% had been impacted by floods; in Khanh Hoa, half were affected by storms and half by floods; in Nghe An, 95% were impacted by storms but only 29% by floods and 26% by cyclones and high tide. The mail-out survey showed that more than 60% of businesses had incurred losses caused by natural disasters in the last five years. Of those who suffered losses, 5% of the businesses experienced such significant damage that the business operations they had before the disaster were no longer viable and forced them to start a new business; 30% indicated heavy losses with facilities and products damaged, business operations affected for a significant period; 43% noted only slight losses; and 22% referred to losses incurred as insignificant. The in-depth interviews further clarified the different kinds of damage suffered by businesses: 52% lost physical structures including office buildings and factories; 47% identified losses of products; and 41% noted losses of equipments. These figures show that businesses are badly impacted by natural disasters, and their most important assets from physical structures such as office buildings and factories, products and equipments are very vulnerable. There are differences in the level of losses identified by businesses in the three project provinces however, with Da Nang and Nghe An were much more affected than Khanh Hoa. Almost 60% of businesses interviewed in Da Nang and Nghe An indicated that they suffered excessive and heavy losses, while all businesses in Khanh Hoa described their losses as insignificant. Level of business disaster preparedness Essential services for business production The frequency of annual flood and storms underscored the dependency on services provided by other suppliers which greatly impact the ability for businesses in the three provinces to maintain operations in times of natural disasters. Most of these businesses are reliant on electric, roads, water drainage system, and sanitation services provided by other agencies and companies. The assessment identified that 84% of businesses use inter- province road systems, 75% use inner provincial road systems; 24% business use railways, 45% use waterways and only 4% use airlines. All businesses are dependent on the electric grid for their office activities and 76% for their production. All businesses access the communication networks for telephones, faxes and internet connection for their operations (telephone, fax and internet). Most of the businesses are dependent on the drainage system of the provinces, 92% rely on tap water, and 69% depend on local water supplier for their production. This tremendous reliance on government services for businesses operations 11
  12. require businesses to interact closely with relevant provincial government agencies and departments on disaster preparedness and response, but there is little systematic dialogue or clear plans between provincial governments and businesses. Disaster preparedness and response activities in businesses The level of business preparedness for disaster risks can be gauged by the planning and implementation of specific actions. The mail-out survey showed that 117 businesses out of 191 had been hit by natural disasters in the last five years. Of those, 46% have not yet developed disaster preparedness and response plans, with 33% having a disaster preparedness plan but no capacity to implement the plan. Five percent of the businesses which had experienced natural disasters indicated no concern about disaster risk preparedness and reduction, and 16% did not answer. In sum, even in the areas prone to floods and storms, most of the businesses who responded have not yet developed disaster preparedness and response plans. Of the 51 businesses interviewed, 19 businesses indicated that they do have such a plan but only seven of them were able to provide their plans. Of these 19 businesses, it is notable that15 of them are state-own enterprises and only four are private companies. Almost all of those who have a disaster preparedness and response plan are large businesses, with average annual turnover from 5 to 65 million USD and staff ranging from 300 to 6000 people. Most of the small businesses with much lower annual turnover and number of staff do not have any preparedness and respond plans, even if a number of them have been in business for many years. More specifically, 59% of the businesses interviewed do not carry out regular maintenance and clearance of debris off of roads and pathways on their own premises; 71% do not have alternative supply routes set up; 47% do not have a plan for protecting equipments and data; 43% do not have a plan for emergency duty assignment for staff; and 55% lack a production recovery plan. Additionally, most businesses agreed that hotline numbers, alternative power sources, back up communications system, alternative transport routes and vehicles, drainage system protection and progress reporting to responsible authorities are essential for enterprises to have and to do when disasters occur. However, the vast majority of businesses have not accessed any of the information provided by the local authorities related to the operations of services or actively work with local governments to establish more active guidance and plans in times of disasters. Cooperation in disaster response among businesses Most of the interviewed businesses recognized the importance of cooperation among themselves to cope with natural disasters, from sharing responsibilities in emergencies, to cooperating with other businesses in the same sector, to share experiences on disaster preparedness and response. The cooperation among businesses in fact, however, is quite limited, with 78% of businesses not yet involved in supporting others in emergency cases and only few do so but only within their own business group. Disaster risk insurance 12
  13. Disaster risk insurance is considered a risk reduction solution for businesses in disaster- prone areas. The number of businesses having this insurance was quite limited, however, because of inadequate awareness and insufficient information on the importance of such insurance. Although businesses did raise the fact that the compensation rate from the insurance companies is much lower than the losses businesses incurred, the key factor in the decision whether or not a business would buy disaster risk insurance is its financial capacity. Survey data showed that overall, 57% (29 out of 51 businesses) of all businesses do not have insurance, with 78% (18 out of 23 businesses) in Nghe An and 64% (9 out of 14 businesses) in Khanh Hoa. However, 86% (12 out of 14 businesses) of the businesses surveyed in Da Nang had insurance. Da Nang, a relatively wealthy city, was hit very badly by the storm Xangsane in 2006, and businesses there reported buying insurance in the aftermath of the storm. Business support for disaster relief Interviews revealed that all the surveyed businesses have contributed financial and in- kind support to their workers and vulnerable local communities in time of disasters. Most give on a voluntary basis, while others contributed when asked by local authorities. A few companies also raised their concern about the effectiveness and transparency of local social organizations in using disaster relief contributions. DRM training need The survey also showed that the majority of businesses lack DRM knowledge and skills. Approximately 96% of respondents have not sent their staff to any DRM related training. Most preparedness plans have not been incorporated into business and production plans. As such, resources that businesses devoted to DRM-related activities are very limited. Eighty-seven percent of business respondents requested training on DRM. The strongest demand for DRM training was in Nghe An and Da Nang and much lower in Khanh Hoa. This could be because Khanh Hoa suffers less from natural disasters than the other two provinces, although the province has been identified as particularly vulnerable to climate change through increased number of storms and the rise in sea level. As such, it is likely that Khanh Hoa will need more support to raise awareness of the importance and benefits of DRM planning. As for DRM training content, the survey identified these key areas: Vietnam’s DRM- related policies and laws; DRM procedures and tools; DRM planning; how to mainstream DRM into business and production plan; natural disaster risk and damage assessment; DRM success stories; and disaster relief and Corporate Social Responsibility. In-depth interviews with businesses revealed similar interests in training content, but business representatives also indicated a strong need for information related to building reinforcement techniques. 13
  14. 1. GIỚI THIỆU Theo số liệu thống kê của Việt Nam1, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng trên 700 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5% GDP. Đặc biệt, năm 1997 thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 974 người, làm nhiều người bị mất tích. Trận lũ lịch sử năm 1999 ở các tỉnh Duyên hải miền Trung đã làm chết và mất tích 899 người. Bão số 62 (Xangsane) năm 2006 làm 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương và gây thiệt hại tài sản lên đến 10.400 tỷ đồng, tương đương 650 triệu đô la Mỹ. Cơn bão số 9 Ketsana, năm 2009 làm thiệt mạng 163 người, có 17 người mất tích, và gây thiệt hại vật chất gần 800 triệu đô-la. Mặc dù, chưa có nghiên cứu và số liệu cụ thể nào, nhưng rất nhiều đại diện cơ quan và chính quyền địa phương bị ảnh hưởng đều cho rằng, nếu công tác chuẩn bị và ứng phó tốt, có thể giảm được 50% những thiệt hại về người và của. Những thiệt hại do bão gây ra gần đây cho thấy vẫn còn nhiều việc cần làm để giảm nhẹ thiệt hại và tổn thất do thiên tai gây ra. Theo thống kê năm 20093, Việt Nam có hơn 240.000 DN nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm gần 98% tổng số DN cả nước. Các DNNVV không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hàng triệu việc làm mới mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội. Các DNNVV sử dụng trên 50% lao động xã hội và có mặt trên khắp các vùng của cả nước. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về các thiệt hại do thiên tai gây ra cho các DNNVV nhưng con số này chắc chắn đã lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, trong đó nhiều DN mất trắng tài sản, dẫn tới phá sản và nhiều người lao động mất việc làm. Chính vì vậy, việc tăng cường khả năng ứng phó và chống chọi với thiên tai cho DN không những là bảo vệ lợi ích, tài sản của DN mà còn bảo vệ người lao động của DN, gia đình họ và cộng đồng mà DN phục vụ. Nếu DN có khả năng ứng phó tốt thì đây cũng chính là nguồn lực quan trọng có thể trợ giúp và hỗ trợ cộng đồng trước, trong và sau thiên tai. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có chương trình hay dự án nào về quản lý rủi ro thiên tai trong cộng đồng DN, cũng như chưa có tài liệu hướng dẫn về vấn đề này ở Việt Nam. Chính vì vậy, Quỹ Châu Á đã phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tiến hành đánh giá mức độ sẵn sàng của các DN trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường mối quan hệ đối tác Nhà nước và tư nhân trong quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó của cộng đồng tại Việt Nam” tại ba tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Đánh giá tập trung vào mức độ thiệt hại của các DN trong vòng 5 năm trở lại đây, xác định mức độ rủi ro của các DN trong thiên tai (bão và lũ), các kế hoạch ứng phó và hoạt động giảm nhẹ hiện nay các DN đã và đang áp dụng. Khảo sát sẽ đưa ra một bức tranh chung về mức độ sẵn sàng ứng phó với thiên tai của các DN trên địa bàn ba tỉnh trên và từ đó xác định nội dung và chương trình tăng cường năng lực và khả năng ứng phó của DN trên địa bàn ba tỉnh này. 1 Đào Xuân Học - Ứng phó với biến đổi khí hậu, Báo Nhân dân cuối tuần online, 8/7/2011 ( khi-h-u-1.303004#IzTfvpTQ8DIt.) 2 Cơ sở dữ liệu thiên tai, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương ( gov.vn/KW6F2B34/Co-so-du-lieu-thien-tai.aspx) 3 Tổng cục Thống kê- Niên giám thống kê 2010 14
  15. 2. Môi trường chính sách 2.1. Môi trường chính sách liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai (QLR- RTT) và biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam Công tác phòng chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai đã được Chính phủ quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiên nay và Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác có trách nhiệm, có hiệu quả với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã tham gia kí kết và tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, Khung hành động Hyogo về giảm nhẹ thiên tai, Hiệp định ASEAN về quản lí thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER) và Hướng dẫn tuyên truyền trong nước về ứng phó và khắc phục hậu quả ban đầu sau thảm hoạ (Hướng dẫn IDRL). Trong số những điều ước quốc tế này, hiệp định AADMER là điều ước có hiệu lực ràng buộc và trực tiếp nhất đối với lĩnh vực phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (PTGNTT). Hiện nay, Việt nam cũng có rất nhiều văn bản hướng dẫn và pháp lý có liên quan đến lĩnh vực QLRRTT. Đáng chú ý là, Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 và Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008. Năm 2009, tại quyết định số 1002/QĐ-TTg, ngày 13/7/2009, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong phòng, ứng phó để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây nên. Đây được xem là những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ huy động mọi nguồn lực xã hội, người dân trong công tác phòng tránh và giảm nghẹ thiên tai. Mặc dù, văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai của Việt Nam được bổ sung và hoàn thiện liên tục, nhưng các văn bản này vẫn rất tản mạn và chồng chéo. Đến nay, chưa có một văn bản quy định tổng thể về công tác phòng ngừa, ứng phó và tái thiết đối với các loại hình thiên tai ở Việt Nam. Các yếu tố liên quan đến thiên tai tuy có được đề cập trong văn bản nhưng chỉ ở phạm vi hẹp đối với lĩnh vực quản lý của từng bộ, ngành. Sự phân tán trong quản lý nhà nước đối với thiên tai có thể dẫn tới khó khăn trong phối hợp hành động khi xảy ra đồng thời nhiều loại thiên tai, phân tán nguồn lực của nhà nước, gây tốn kém và giảm hiệu quả4. Thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam đã và đang trong quá trình soạn thảo văn bản luật về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, theo kế hoạch sẽ hoàn thiện và đưa vào áp dụng vào năm 2014. 2.2. Chính sách QLRRTT có liên quan đến DNNVV Trong lĩnh vực QLRRTT, các chính sách và chương trình quốc gia hiện nay chưa quan tâm và đề cập đầy đủ đến vai trò của cộng đồng DN, đặc biệt các DN ở khu vực kinh tế tư nhân. Các tổ chức kinh tế nói chung và cộng đồng DNNVV nói riêng chưa được đề cập đến trong mục tiêu nâng cao năng lực về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở các chiến lược và các đề án cụ thể. “Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020” 4 Thuyết minh đề xuất xây dựng luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ NN và PTNT. 2010 15
  16. được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 đã nêu: “Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân sống trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện phòng chống và giảm nhẹ thiên tai”. Một số mục tiêu cụ thể, trong đó quy định “đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1002/QĐ-TTg, ngày 13/7/2009 phê duyệt đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng”. Theo Đề án này, chương trình đào tạo, tài liệu đào tạo và các hoạt động liên quan đều tập trung vào nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp và cộng đồng người dân. Các văn bản trên đều chưa đề cập đến khối DN. Các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực QLRRTT cũng thừa nhận mọi nỗ lực mới chỉ tập trung cho cộng đồng mà chưa có sự quan tâm đến khối DN. Ngay cả những chương trình của Chính phủ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai vẫn chỉ chú trọng hỗ trợ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hay hợp tác xã sản xuất chứ chưa quan tâm đến các DN nhỏ và vừa .Ví dụ, Quyết định 142/2009/QQĐ-TTg, ngày 31/12/2009 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, không đề cập đến nhóm đối tượng DNNVV. Đến nay, đã có khoảng 17 tổ chức trong nước, quốc tế và phi chính phủ đã và đang triển khai các hoạt động về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở 23 tỉnh, thành phố/ tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước (chiếm 35%)5. Cộng đồng DN có vai trò cực kỳ quan trọng trong ngăn ngừa thiên tai, bảo vệ nền kinh tế của các quốc gia, cộng đồng và bản thân, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ dự án nào hỗ trợ DN phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho bản thân DN. Đã đến lúc cần phải thay đổi các chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích và hỗ trợ mọi công dân, cộng đồng, các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác chuẩn bị lập kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, đưa công tác này trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành phần kinh tế. 3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 3.1. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát : Khảo sát nhu cầu thực trạng QLRRTT trong DN làm cơ sở để xây dựng chương trình và thiết kế tài liệu nhằm nâng cao năng lực cho các DN vừa và nhỏ trong công tác này. Mục tiêu cụ thể : (i) Đánh giá mức độ rủi ro của các DN trên địa bàn Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa; nhận thức của DN, mức độ sẵn sàng và khả năng ứng phó của DN (ii) Xác định nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực của các DNNVV về QLRRTT. 5 Hướng dẫn tổ chức thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và QLTT dựa vào cộng đồng, DMC/Oxfam Hong Kong. 16
  17. 3.2. Đối tượng, phạm vi khảo sát 3.2.1. Đối tượng: Khảo sát thực hiện trên địa bàn dự án tại 3 tỉnh: Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hoà thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Khảo sát được tập trung vào 03 nhóm đối tượng, bao gồm: (i) Các DNNVV hoạt động (ii) Các hiệp hội DN và chi nhánh VCCI đóng tại địa phương (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về QLRRTT từ Trung ương đến địa phương. Nhóm khảo sát lựa chọn các DN khảo sát theo các tiêu chí sau : Loại hình DN: DN nhà nước (DNNN) bao gồm cả các chi nhánh; công ty cổ phần (CTCP); Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), DN tư nhân (DNTN); DN vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, Thương mại/Dịch vụ, Khai khoáng, Nông/lâm/thuỷ sản. Địa bàn khảo sát: Nhóm khảo sát chọn các huyện, thị dưới đây (là những huyện đã bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai trong những năm qua): • Nghệ An: Thành phố Vinh; Huyện Quỳnh Lưu; Huyện Yên Thành; Huyện Diễn Châu; Thị xã Cửa Lò. • Đà Nẵng: TP.Đà Nẵng; Huyện Hoà Vang. • Khánh Hoà: thành phố Nha Trang; Huyện Vạn Ninh; Huyện Ninh Hoà; Huyện Cam Lâm; Thị xã Cam Ranh. 3.2.2. Phạm vi khảo sát Để làm cơ sở xây dựng tài liệu và xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cho các DNNVV, nhóm khảo sát đã tập trung: - Đánh giá chung về mức độ thiệt hại do thiên tai của các DN trong những năm vừa qua: khảo sát tập trung vào các loại hình thiên tai mà các DN thường gặp và thiệt hại về người, cơ sở vật chất cũng như về kinh tế do thiên tai gây ra. - Đánh giá mức độ rủi ro của DN: Khảo sát đánh giá các hoạt động của DN phụ thuộc vào những dịch vụ và cơ sở hạ tầng thiết yếu nào, qua đó xác định mức độ rủi ro, mức độ gián đoạn kinh doanh của DN vì bị thiên tai. - Đánh giá mức độ sẵn sàng và các hoạt động giảm nhẹ hiện nay các DN đang áp dụng như: bộ máy nhân sự, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhận thức và hiểu biết về QLRRTT của DN; các quy định liên quan đến QLRRTT tại DN; chia sẻ thông tin trong và ngoài DN liên quan đến QLRRTT. Kinh nghiệm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai và trách nhiệm của lãnh đạo các DN trong QLRRTT trong DN và trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai tại địa phương. - Xác định các nhu cầu đào tạo của các DNNVV về công tác QLRRTT: Thông qua việc đánh giá mức độ sẵn sàng và nhận thức của các DN, có thể xác định được nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực nhóm đối tượng này. Ngoài ra, khảo sát cũng tìm hiểu thêm nhu cầu thực tế của DN về nội dung, hình thức và thời lượng đào tạo (nếu họ có nhu cầu đào tạo và tập huấn), các hình thức thông tin phù hợp cho lãnh đạo và người lao động của DN. 17
  18. 3.3. Phương pháp và công cụ thực hiện Việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu được tiến hành đồng thời với các phương pháp nêu dưới đây. 3.3.1. Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn: Nhóm nghiên cứu đã thu thập các tài liệu đào tạo, các báo cáo liên quan đến QLRRTT trong và ngoài nước, các báo cáo kinh nghiệm về phòng chống rủi ro thiên tai đã thực hiện tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Duyên hải miền Trung, các văn bản pháp quy liên quan đến QLRRTT và ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nói chung và các chính sách về QLRRTT liên quan đến DN từ trung ương đến địa phương. 3.3.2. Bảng hỏi (phiếu điều tra): Phiếu điều tra được thiết kế có sự tham gia rộng rãi của các đối tác liên quan bao gồm CED, VCCI và đặc biệt có sự đóng góp kỹ thuật từ phía Quỹ Châu Á. Nội dung phiếu điều tra tập trung vào đánh giá thiệt hại trong vòng 5 năm qua và các nguyên nhân chủ quan và đánh giá nhanh nhu cầu đào tạo và mức độ quan tâm của DN đối với nội dung QLRRTT (xem tại phụ lục 2). Nhóm khảo sát gửi đi 1.000 phiếu điều tra cho các DN trên địa bàn ba tỉnh6 đáp ứng các tiêu chí sau: (i) Các DNNVV thường hạn chế về nguồn lực ứng phó nếu thiên tai xảy ra (ii) Các DNNVV có vị trí gần sông, biển (iii) Các DNNVV có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thương mại phụ thuộc vào thời tiết khí hậu như: sản xuất chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng. Trong 1000 DN nhận phiếu, chỉ có 191 DN điền đầy đủ phiếu và gửi lại điều tra này.7 3.3.3. Phỏng vấn sâu: Công tác chuẩn bị: Dựa trên các tiểu chí đã thống nhất, Nhóm khảo sát đã lựa chọn và lên danh sách DN để tiến hành phỏng vấn sâu với 51 DN (Danh sách các DN tham gia phỏng vấn tại phụ lục 4). Ngoài ra, Nhóm cũng gặp gỡ và tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan có liên quan đến QLRRTT cấp tỉnh nhằm tìm hiểu thêm thông tin về tình hình thiên tai đã xảy ra tại địa phương cũng như sự hỗ trợ từ phía địa phương đối với các DN trong công tác QLRRTT (Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt và TKCN tỉnh và Hội Chữ thập đỏ của tỉnh.). Phỏng vấn sâu tìm hiểu các thông tin chung về DN; mức độ thiệt hại của các DN trong những năm qua, mức độ rủi ro hiện tại của DN và mức độ sẵn sàng của DN (Danh mục các câu hỏi phỏng vấn xem tại phụ lục 3). Thành phần nhóm khảo sát: bao gồm 02 thành viên của CED và 02 cán bộ từ các chi nhánh VCCI tại từng tỉnh, đặc biệt luôn luôn có sự tham gia giám sát, hỗ trợ của 01 cán bộ quản lý chương trình từ Quỹ Châu Á. Tại mỗi tỉnh, nhóm khảo sát được chia thành 02 nhóm và tiến hành khảo sát theo danh sách DN đã lựa chọn. Mỗi nhóm có 02 người, trong đó 01 người là cán bộ của CED làm trưởng nhóm và thành viên khác từ VCCI địa phương 6 Trong đó có 400 phiếu gửi Đà Nẵng,; 300 phiếu Nghệ An , và 300 phiếu Khánh Hòa. 7 Trong đó có 119 phiếu Nghệ An,; 58 phiếu Đà Nẵng, và 14 phiếu Khánh Hòa. 18
  19. Lịch khảo sát thực địa : được tiến hành tại 03 tỉnh từ ngày 15/5/2011 đến ngày 4/6/2011, trong đó: Đà Nẵng từ ngày 15-20/5/2011, Khánh Hoà từ ngày 23- 25/5/2011 và Nghệ An từ ngày 30/5/2011 đến ngày 2/6/2011. Lịch khảo sát và thành phần nhóm khảo sát tại phụ lục 1. 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4.1. Thực trạng công tác QLRRTT trong các DNNVV khảo sát Mức độ thiệt hại của các DN trong những năm qua: Các DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ tại những vùng có thiên tai đều bị thiệt hại ở mức độ nhất định do thiên tai. Theo kết quả điều tra qua phiếu, trong số 191 DN (DN), có 61,25% (117) DN từng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong vòng 5 năm trở lại đây, 36,12 % số DN không bị thiệt hại và 2,63% DN không trả lời. Trong các DN bị thiệt hại thì mức độ thiệt hại rất khác nhau, cụ thể: 5,13% số DN bị thiệt hại rất nặng nề (nguy cơ phá sản nếu không có nguồn lực hỗ trợ, phải mất nhiều năm để phục hồi DN); 29,91% số DN bị thiệt hại nặng nề (ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh, bị gián đoạn kinh doanh một thời gian đáng kể sau khi thiên tai); 42,74% DN thiệt hại ít và 22,22% DN thiệt hại không đáng kể. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: 41,18% DN bị thiệt hại về nhà xưởng, 35,30% DN thiệt hại về sản phẩm, hàng hoá; 25,49% DN thiệt hại về mất nguồn cung ứng nguyên liệu và 19,60% DN thiệt hại do công nhân nghỉ việc ở mức nặng nề và rất nặng nề. Kết quả phân tích mức độ thiệt hại của các DN trong từng tỉnh cho thấy: Đà Nẵng có số lượng DN bị thiệt hại do thiên tai ở mức nặng nề và rất nặng nề cao nhất so với 02 tỉnh còn lại. Cụ thể: Về nhà xưởng: 57,14% DN có mức độ thiệt hại rất nặng nề; Về máy móc và thiết bị: 42,86% DN có mức độ thiệt hại nặng nề và rất nặng nề; về sản phẩm, hàng hoá: 42,85% DN ở mức nặng nề và rất nặng nề; 28,57% DN bị thiệt hại do gián đoạn nguồn cung cấp nguyên vật liệu và 21,43% DN bị thiệt hại nặng nề và rất nặng nề do công nhân nghỉ việc. Tương tự, tại Nghệ An, kết quả cho thấy: về nhà xưởng có 56,52% DN bị thiệt hại ở mức nặng nề và và rất nặng nề; về máy móc thiết bị có 21,74% ở mức nặng nề và rất nặng nề; về sản phẩm, hàng hoá có 52,17% DN ở mức nặng nề và rất nặng nề; về mất nguồn cung cấp nguyên liệu: 39,13% DN bị thiệt hại ở mức nặng nề và rất năng nề và 30,43% DN bị thiệt hại nặng nề và rất nặng nề do công nhân nghỉ việc. So với Đà Nẵng và Nghệ An, các DN tại Khánh Hoà có mức độ thiệt hại thấp nhất. Kết quả phỏng vấn cho thấy không có DN nào bị thiệt hại ở mức độ nặng nề và rất nặng nề. Phần lớn các DN chỉ bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Cụ thể, về nhà xưởng:100% DN chỉ bị ảnh hưởng không đáng kể; về máy móc thiết bị: 85,71%DN ảnh hưởng ở mức không đáng kể và 14,29% DN ảnh hưởng ở mức đáng kể; về hàng hoá: 92,86% ảnh hưởng ở mức không đáng kể và 7,14% ở mức đáng kể; về mất nguồn cung cấp nguyên liệu và công nhân nghỉ việc :85,71% ở mức không đáng kể và 14,29% ở mức đáng kể. Không có DN nào bị phạt do chậm tiến độ hợp đồng. Nhìn chung, tất cả 51 DN phỏng vấn tại 3 tỉnh, ở mức độ tổn thất từ đáng kể, nặng nề đến 19
  20. rất nặng nề. Có 52 % số công ty được phỏng vấn bị tổn thất về nhà xưởng; 47 % công ty bị tổn thất hàng hóa và sản phẩm và 41% công ty có máy móc thiết bị bị hỏng. Điều này cho thấy, các DN bị ảnh hưởng mạnh do thiên tai, trong đó nhà xưởng, máy móc thiết bị và sản phẩm hàng hóa là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi bị thiên tai tấn công DN. Đây cũng là những khâu mà DN cần quân tâm nâng cao tính chống chịu với thiên tai. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các tỉnh về mức độ tổn thất của DN. Các DN ở Đà Nẵng và Nghệ An có thiệt hại ở mức cao, trong khi DN ở Khánh Hòa ở mức thấp. Ở Đà Nẵng: thiệt hại về nhà xưởng; có đến 57% số DN bị thiệt hại rất nặng nề, 21% bị thiệt hại đáng kể. Ở Nghệ An: 56% DN thiệt hại nặng nề và rất nặng nề, 13% ở mức đáng kể. Trong khi 100% DN ở Khánh Hòa thiệt hại không đáng kể (bảng 1). Bảng 1: Số liệu tổng hợp mức độ thiệt hại do thiên tai tại ba tỉnh khảo sát Mức độ thiệt hại Không đáng Đáng kể Nặng nề Rât nặng nề kể Địa điểm SL % SL % SL % SL % Tiêu chí đánh giá DN 3 21.43 3 21.43 0 0.00 8 57.14 Nhà xưởng NA 7 30.43 3 13.04 7 30.43 6 26.09 KH 14 100.00 0 0.00 0 0 0 0 DN 4 28.57 4 28.57 2 14.29 4 28.57 Máy móc, thiết bị NA 14 60.87 4 17.39 2 8.70 3 13.04 KH 12 85.71 2 14.29 0 0 0 0 DN 5 35.71 3 21.43 1 7.14 5 35.71 Sản phẩm, hàng hóa NA 9 39.13 2 8.70 7 30.43 5 21.74 KH 13 92.86 1 7.14 0 0 0 0 DN 8 57.14 2 14.29 0 0.00 4 28.57 Mất nguồn cung NL NA 13 56.52 1 4.35 4 17.39 5 21.74 KH 12 85.71 2 14.29 0 0 0 0 DN 7 50.00 4 28.57 1 7.14 2 14.29 Công nhân nghỉ NA 15 65.22 1 4.35 3 13.04 4 17.39 KH 12 85.71 2 14.29 0 0 0 0 DN 13 92.86 1 7.14 0 0.00 0 0.00 Phạt do chậm tiến độ NA 22 95.65 0 0.00 1 4.35 0 0.00 KH 14 100.00 0 0.00 0 0 0 0 Ghi chú: DN: Đà Nẵng; NA: Nghệ An; KH: khánh Hòa Thực tế quan sát và tìm hiểu cho thấy từ trước đến nay nguy cơ về bão, lụt ở Khánh Hòa rất thấp, đồng thời các khu công nghiệp nơi tập trung các DN thường được bố trí ở những nơi có địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của lụt. Theo ông Nguyễn Thái Như Trị, Chi cục trưởng Chi 20
  21. cục thuỷ lợi, kiêm chánh văn phòng BCHPCBL tỉnh Khánh Hoà cho biết: “Mấy năm qua trong khi các tỉnh khác thuộc miền Trung phải chịu thiệt hại nặng nề do bão đổ bộ trực tiếp và gây ra lũ lụt lớn, nhưng Khánh Hoà chỉ bị ảnh hưởng ở mức độ không đáng kể.” Trong khi đó, Đà Nẵng và Nghệ An là những địa phương thường xuyên bị bão và lũ lụt ở cường độ mạnh và tần suất cao, cộng với việc bố trí DN ở các vị trí xung yếu (gần cảng biển, dưới chân núi, vùng trũng) nên các DN lại càng dễ bị ảnh hưởng. Thực tế, qua phỏng vấn cho thấy nhiều DN thiệt hại rất nặng nề do thiên tai gây ra, ví dụ cơn bão Xangsane năm 2006 đã gây ra thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho Công ty cổ phần dược phẩm Đà Nẵng (DANAPHA), 1,2 tỉ đồng cho Công ty cổ phần thủy sản Nhật Hoàng, hay cơn bão Ketsana 2009 đã làm thiệt hại gần như toàn bộ sản phẩm và nhà xưởng của Nhà máy gạch tuynen ước tính lên đến 5 tỉ đồng của Công ty cổ phần Thanh Thành Đạt tại Nghệ An hay Công ty TNHH Đại Hoà tại Đà Nẵng chuyên sản xuất chế biến nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc đã bị phá huỷ gần như toàn bộ nhà máy, phải di chuyển sang địa điểm khác để xây dựng lại từ đầu. Cũng qua quá trình phỏng vấn cho thấy, các loại hình thiệt hại và mức độ thiệt hại của từng loại hình do thiên tai gây ra cho DN cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, tất cả nhưng tổn thất nêu trên chỉ là những tổn thất trực tiếp, được xác định ngay sau khi thiên tai. Những tổn thất gián tiếp sau khi thiên tai dường như chưa được các DN đánh giá mặc dù chúng gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến hoạt động của DN, bao gồm những tổn thất về gián đoạn sản xuất kinh doanh, tổn thất về mất cơ hội kinh doanh, mất lợi thế trên thị trường Công ty Cổ phần Dược Danapha thiệt hại hơn 40 tỷ đồng sau cơn bão số 6, (3/10/2006) Cơn bão số 6 (Xangsane) năm 2006 đã gây thiệt hại nặng nề cho Công ty Cổ phần Dược Danapha. Ước tính Công ty bị tổn thất khoảng hơn 40 tỷ đồng. Kho nguyên liệu, bao bì, thành phẩm bị thiệt hại nặng nhất. Gió bão tốc hết toàn bộ mái tôn, đánh sập trần nhà (la-phông), nước mưa dội xuống kho làm tất cả hàng hoá đều bị ướt. Hệ thống thông gió và trung tâm điều hoà không khí bị hư hỏng hoàn toàn, không thể sử dụng được (xem ảnh). 21
  22. Toàn bộ thiết bị đều bị ngập nước, hư hỏng nặng. Tất cả các bộ phận điều khiển điện tử, tự động bị hỏng hoàn toàn (máy ép vỉ, dập viên, bao phim ) Phân xưởng Thuốc tiêm- Thuốc nước- Cao dầu xoa bị lật 20% mái. Nước ngập trong nhà xưởng. Một phần hệ thống xử lý điều hòa không khí bị hỏng. Một số bộ phận của thiết bị tự động đóng sản phẩm ống tiêm và hệ thống in số kiểm soát (lô sản xuất, hạn sử dụng) gồm 3 máy bị hư hỏng nặng. Ở phân xưởng Đông Dược, có khoảng 10 tấn dược liệu bị ướt hoàn toàn. Ở phân xưởng Nhựa và Kho bao bì: Nước mưa ngập kho, tất cả máy móc, thiết bị đều bị ướt, máy ép nhựa tự động bị nước ngấm vào vi mạch điện tử, không còn khả năng sử dụng. Nguồn : Công ty Cổ phần DANAPHA 4.1.1. Mức độ sẵn sàng ứng phó với rủi ro thiên tai và các hoạt động giảm nhẹ của DN Để xác định rõ nguy cơ từ thiên tai đặc biệt là bão lũ là hiện hữu đối với các DN sản xuất, kinh doanh tại những tỉnh thường xuyên có thiên tai như Đà Nẵng, Nghệ An, nhóm khảo sát đã tìm hiểu khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của DN khi thiên tai (bão lũ) xảy ra, qua đó xác định mức độ rủi ro về gián đoạn kinh doanh của DN. Nguy cơ ngày càng gia tăng khi Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt. Ví dụ: Nếu như trước đây, ở Đà Nẵng, một cơn bão lớn năm 1964 được ghi nhận thì trong vòng 10 năm trở lại đây đã có 21 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến Đà Nẵng, bình quân mỗi năm có đến hai cơn bão. Về cường độ có những cơn bão rất mạnh như bão Xangsane năm 2006, với sức gió cấp 12, giật cấp trên 13, 14. Chính vì vậy, duy trì khả năng kinh doanh với tình hình thiên tai ngày nay càng trở nên khó khăn hơn. Khảo sát cho thấy, mặc dù các hoạt động của DN rất phụ thuộc vào hệ thống cung cấp dịch vụ chung của thành phố về giao thông, điện, viễn thông, cấp thoát nước và khí đốt, nhưng hầu hết các DN vẫn chưa có sự chuẩn bị ứng phó và kế hoạch khắc phục hậu quả và phục hồi trước và sau thiên tai. Có thể thấy rõ, nguy cơ gián đoạn kinh doanh của hầu hết các DN này trong trường hợp thiên tai kéo dài đã xuất hiện rõ ràng, nhất là khi hệ thống cung cấp dịch vụ chung và hệ thống giao thông bị ảnh hưởng. Các dịch vụ cần cho hoạt động của DN Hầu hết các DN được phỏng vấn đều phụ thuộc vào hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Có 43 DN (84%) sử dụng đường giao thông liên tỉnh; 38 DN (75%) sử dụng đường giao thông nội tỉnh, 12 DN (24%) sử dụng đường sắt, 23 DN (45%) sử dụng đường thủy. Chỉ có 4 DN (08%) sử dụng đường hàng không. 100% DN phụ thuộc vào điện lưới sinh hoạt và sử dụng cho văn phòng, trong khi đó có 38 DN (76%) phụ thuộc điện lưới sản xuất. 100% DN sử dụng và phụ thuộc vào mạng thiết bị viễn thông (điện thoại, fax, và internet) trong khi đó chỉ có 1 DN là phụ thuộc vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (máy rút tiền, thanh toán bằng thẻ). 22
  23. Hầu hết các doanh nghiệp đều phụ thuộc hệ thống cấp thoát nước của thành phố và của tỉnh. 47 doanh nghiệp (92%) phụ thuộc hệ thống nước sinh hoạt và 35 DN (69%) phụ thuộc hệ thống cấp nước cho sản xuất. 45 DN (88%) phụ thuộc hệ thống thoát nước sinh hoạt và 35 DN (69%) cần hệ thống nước thải cho sản xuất. Về chất đốt (than, gas: có 12 DN (24%) dùng than, gas cho nhu cầu sinh hoạt; 29 DN (57%) dùng cho sản xuất). Các hoạt động giảm nhẹ và ứng phó hiện tại của DN Mức độ sẵn sàng ứng phó với rủi ro do thiên tai của các DN được thể hiện qua việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hành động cụ thể. Kết quả điều tra qua phiếu điều tra cho thấy, trong số 191 DN đã trả lời có 5,43% số DN không quan tâm đến phòng chống thiên tai hoặc không nhận thức được lợi ích của việc phòng chống thiên tai; 45,74% DN có quan tâm nhưng chưa có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai; 33,33% DN đã có kế hoạch nhưng không đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện. Ngoài ra, còn một số lý do khác như: chưa đánh giá được mức độ rủi ro mà thiên tai có thể gây ra, không dự đoán trước và không chủ động phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa thiên tai chưa được xây dựng một cách cụ thể hoặc chủ quan, vì từ trước đến giờ chưa bao giờ bị ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động SXKD của DN và gần 16% DN không nêu rõ lý do. Mặc dù ở những vùng luôn chịu ảnh hưởng thiên tai xảy ra hàng năm, nhưng hầu hết các DN đều chưa có kế hoạch ứng phó cụ thể và chuyên nghiệp. Trong số 51 DN được phỏng vấn, có 19 DN cho biết đã có kế hoạch/phương án phòng chống bão lụt (chiếm 37 %) tuy nhiên chỉ có 7 DN cung cấp được bản phương án/kế hoạch này. Trong số 19 DN có phương án/kế hoạch phòng chống, có đến 15 DN có vốn nhà nước (nhà nước sở hữu phần lớn cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên nhà nước) và chỉ có 04 DN tư nhân. Đa số các DN có phương án đều có quy mô lớn với 13 DN có doanh thu trung bình năm (trong 3 năm gần đây) đạt từ 100 tỉ đến hơn 1300 tỉ đồng, có số lượng nhân viên dao động từ hơn 300 người đến hơn 6000 người và đã đi vào hoạt động trên 6 năm, có một số ít DN đã hoạt động trên 20 năm. Trong khi đó, đa số các DN không có kế hoạch/phương án phòng chống bão, lũ (24 trong số 32 DN) đều là những DN có doanh thu và số lượng cán bộ công nhân viên thấp hơn nhiều so với nhưng DN đã có kế hoạch/phương án nói trên. Tuy nhiên, trong số DN chưa có kế hoạch này có đến 07 DN đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ 16 đến trên 20 năm. Kết quả qua phỏng vấn sâu 51 DN cho thấy: hầu hết các DN đều cho rằng các hoạt động giảm nhẹ và ứng phó với thiên tai là rất cần thiết, nhưng cho đến tại thời điểm khảo sát phần lớn các DN vẫn chưa có kế hoạch thực hiện các hoạt động này. Bằng chứng là 58,82% DN chưa có hoạt động duy trì, dọn dẹp đường xá; 70,59% DN chưa có kế hoạch hướng dẫn sử dụng đường vận chuyển dự phòng; 47,06% DN chưa có kế hoạch bảo vệ thiết bị, dữ liệu cần thiết; 43,14% DN chưa có kế hoạch phân công nhiệm vụ khi khẩn cấp và 54,90% DN chưa có kế hoạch phục hồi sau thiên tai (xem bảng 2). Một số DN cho rằng “đã có”, nhưng khi được đề nghị xem bản kế hoạch thì họ không thể đưa ra được, và trả lời “chỉ nghĩ trong đầu và chỉ đạo trực tiếp”. 23
  24. Bảng 2: Mức độ cần thiết về các hoạt động giảm nhẹ thiên tại Cần thiết Không cần Đã có Chưa có Hoạt động cần thiết khi có thiên tai SL % SL % SL % SL % Duy trì, dọn dẹp đường xá 49 96.08 2 3.92 21 41.18 30 58.82 Hướng dẫn sử dụng đường dự phòng 40 78.43 11 21.57 15 29.41 36 70.59 Bảo vệ thiết bị, dữ liệu cần thiết 51 100.00 0 0.00 27 52.94 24 47.06 Phân công nhiệm vụ khi khẩn cấp 51 100.00 0 0.00 29 56.86 22 43.14 Kế hoạch khôi phục sau thiên tai 50 98.04 1 1.96 23 45.10 28 54.90 Các dịch vụ cần thiết cho DN trong khi có thiên tai Hầu hết các DN được hỏi đều cho rằng các dịch vụ như: Số điện thoại khẩn, nguồn năng lượng dự phòng, hệ thống thông tin liên lạc dự phòng, giao thông dự phòng, bảo vệ hệ thống cấp thoát nước và báo cáo diễn biến cho cơ quan có thẩm quyền đều rất cần thiết cho họ khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên đa số các công ty khảo sát đều chưa có kế hoạch để tìm kiếm hoặc sử dụng các loại dịch vụ này, trừ trường hợp về dịch vụ năng lượng dự phòng. Có 68% đã có nguồn năng lượng dự phòng (đa số các công ty này đều mua máy phát điện) (bảng 3). Bảng 3: Những dịch vụ cần cho DN khi xảy ra thiên tai Không cần Cần thiết Đã có Chưa có Dịch vụ DN cần khi có thiên tai thiết SL % SL % SL % SL % Thông tin điện thoại khẩn cấp 51 100.00 0 0.00 17 33.33 34 66.67 Nguồn năng lượng dự phòng 48 94.12 3 5.88 35 68.63 16 31.37 Hệ thống thông tin liên lạc dự phòng 48 94.12 3 5.88 16 31.37 35 68.63 Giao thông dự phòng 43 84.31 8 15.69 6 11.76 45 88.24 Bảo vệ hệ thống cấp thoát nước 43 84.31 8 15.69 5 9.80 46 90.20 Báo cáo diễn biến cho cơ quan có 49 96.08 2 3.92 4 7.84 47 92.16 trách nhiệm Phỏng vấn trực tiếp nhận cho thấy các DN lớn, DN nhà nước có sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai tốt hơn so với các DNVVN. Các DN này đã thành lập “Ban chỉ huy phòng chống bão lụt” và giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể trong việc xây dựng “Phương án phòng chống bão lụt”, tổ chức triển khai và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai. Điển hình như: công ty cổ phần XDCT 545 thuộc Tổng công ty XDCTGT 5 (Đà Nẵng), Công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ, Đà Nẵng thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần dược DANAPHA (Đà Nẵng), Công ty cổ phần điện lực Khánh Hoà, Công ty điện lực Đà Nẵng, Công ty PTS -Nghệ Tĩnh thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Đặc biệt, Công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ- Đà Nẵng, ngoài việc đã có phương án phòng chống bão lụt, từ năm 2008 đã xây dựng bổ sung thêm “Phương án ứng phó với động đất trong tình huống khẩn cấp”. Nhận thức về QLRRTT của DN 24
  25. Nhìn chung, nhận thức về QLRRTT và chủ động ứng phó với thiên tai của các DN còn thấp. Điều tra qua bảng hỏi cho thấy, trong số 191 DN có đến 46% số lượng DN không có kế hoạch QLRRTT, thậm chí có 5% DN không hề quan tâm đến kế hoạch này. Khảo sát thực tế cho thấy, đa số DN vẫn chưa quan tâm đến lợi ích của việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch QLRRTT có hệ thống và cụ thể. Những khó khăn về tài chính và nhân lực của các DN cộng với sự chủ quan của DN, thiếu kiến thức và kỹ năng QLRRTT, thiếu sự quan tâm của các cấp chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng là cho đến nay vẫn có nhiều DN đóng trên địa bàn thường xuyên bị thiên tai, nhưng vẫn chưa có kế hoạch ứng phó đầy đủ. Đa số các DN lớn, có cổ phần của Nhà nước đều quan tâm đến QLRRTT và đã xây dựng kế hoạch QLRRTT. Một mặt, các DN này có đủ khả năng về tài chính và nhân lực để xây dựng và thực hiện, nhưng mặt khác trước sức ép của khách hàng hoặc các ngân hàng, họ phải xây dựng các kế hoạch này, vì đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đáp ứng các điều kiện của hợp đồng sản xuất hay hợp đồng vay vốn. Ngoài ra, đối với những DN đặc thù trong hệ thống nhà nước như DN kinh doanh về xăng dầu, việc có một kế hoạch QLRRTT như vậy là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đánh giá được việc thực hiện kế hoạch của các DN này. Trên thực tế, các hoạt động cụ thể nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai của DN vẫn còn thiếu và yếu. Nhiều DN chưa thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ những khâu thiết yếu nhất trong DN như con người, dữ liệu, sản phẩm hàng hóa và máy móc. Bên cạnh đó, các dịch vụ cần thiết cho DN trong trường hợp xảy ra sự cố khi thiên tai đến cũng rất hạn chế cả về phía nhà cung cấp (các cơ quan liên quan như Ban phòng chống lụt bão, Công an, Công ty điện lực, cơ quan Y tế) và cả phía người sử dụng các dịch vụ (các công ty). Xưởng sản xuất gỗ của một DN nhỏ ở Nghệ An: không thể đảm bảo an toàn khi có thiên tai Về sự hợp tác tương trợ lẫn nhau giữa các DN khi có thiên tai Đa số các DN đều nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong và sau khi xảy ra thiên tai là cần thiết, cụ thể: 100% DN cho rằng cần thiết phải chia sẻ nguồn lực 25
  26. để cùng đối phó trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai bão lũ gây ra; 98% cho rằng việc hợp tác với các DN cùng ngành nghề để cùng triển khai các hoạt động giảm nhẹ thiên tai là cần thiết; hơn 80% cho rằng cần phải có sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm giữa các DN quy mô lớn và quy mô nhỏ hoặc các DN có kinh nghiệm QLRRTT với các DN chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, sự hợp tác cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các DN trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Cụ thể: 96,08% DN chưa có hoạt động hợp tác giữa các DN đã lập kế hoạch QLRRT tốt với các DN có trình độ yếu hơn và hợp tác giữa DN có quy mô lớn và quy mô nhỏ; 88,24% số DN chưa có sự hợp tác, hỗ trợ giữa các DN đã lập kế hoạch QLRRTT tốt và DN yếu hơn; 78,43% số DN chưa có hoạt động chia sẻ nguồn lực trong trường hợp khẩn cấp (xem bảng 4). Một số DN (chiếm tỷ lệ nhỏ) đã có sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, nhưng chỉ là sự hợp tác giữa các công ty thành viên trực thuộc một tổng công ty. Bảng 4: Sự tương trợ giữa các DN khi xảy ra thiên tai Không cần Hoạt động hợp tác, tương trợ Cần thiết thiết Đã có Chưa có giữa các DN SL CC SL CC SL CC SL CC Chia sẻ nguồn lực khẩn cấp 51 100.00 0 0.00 11 21.57 40 78.43 Hợp tác với các DN cùng ngành 50 98.04 1 1.96 6 11.76 45 88.24 Hợp tác, hỗ trợ giữa các DN 42 82.35 9 17.65 2 3.92 49 96.08 Hợp tác giữa DN có quy mô lớn và quy mô nhỏ hơn 44 86.27 7 13.73 2 3.92 49 96.08 Hình thức khác 37 72.55 14 27.45 0 0.00 51 100.00 Có nhiều lý do cho thấy chưa có sự hợp tác, mặc dù đó là điều cần thiết, đó là: sự canh tranh trên thương trường; lúc thiên tai xảy ra đều cùng cảnh ngộ hoặc do văn hóa kinh doanh còn thấp, thiếu thông tin về DN đối tác Về mua bảo hiểm rủi ro thiên tai Trong công tác chuẩn bị và ứng phó với thiên tai, việc mua bảo hiểm rủi ro thiên tai là rất cần thiết đối với các DN, đặc biệt là các DNNVV. Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung các DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm RRTT (nhất là từ sau cơn bão Xangsane năm 2006 và Bão Ketsana năm 2009). Số liệu thống kê từ 51 DN trình bày tại bảng 5 cho thấy số DN chưa mua bảo hiểm bão lụt chiếm 56,86 %,trong đó Nghệ An có 23 DN khảo sát chiếm tới 78,26% DN chưa mua bảo hiểm, Khánh Hoà có 14 DN khảo sát có 64.29% chưa mua bảo hiểm. Tại Đà Nẵng, tỷ lệ DN đã mua bảo hiểm bão lụt cao nhất chiếm 85,71% trong số 14 DN khảo sát. Các DN đã mua bảo hiểm RRTT đã được bồi thường, góp phần tạo điều kiện cho DN phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh sau thiên tai. Khu nghỉ mát Furama là một ví dụ điển hình về lợi ích của việc mua bảo hiểm RRTT. Doanh nghiệp này đã mua bảo hiểm về tài sản, con người (chủ DN và người làm công), bảo hiểm gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiên tai, bão lũ Sau bão Xangsane, Bảo Việt Đà Nẵng đã bồi thường thiệt hại cho Furama đến hơn 10 tỷ đồng 8. Có thể hậu quả nặng nề do cơn bão Xangsane năm 2006 đã làm thức tỉnh hầu hết các DN tại Đà Nẵng, khiến họ quan 8 Long Vân, Có nên bắt buộc DN mua bảo hiểm thiên tai, Báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 11/11/2006 ( 26
  27. tâm hơn đến loại hình bảo hiểm rủi ro thiên tai. Bảng 5: Số lượng DN tham gia mua bảo hiểm bão lụt Đã mua Chưa mua Tỉnh SL % SL % Tổng số 22 43.14 29 56,86 Đà Nẵng 12 85,71 2 14,29 Khánh Hoà 5 35.71 9 64.29 Nghệ An 5 21.74 18 78.26 Có nhiều lý do được DN đưa ra để giải thích cho việc chưa mua bảo hiểm về bão lụt: thứ nhất là do họ chưa biết có gói dịch vụ bảo hiểm về lũ lụt, nội dung và giá trị là bao nhiêu? liệu họ có đủ tài chính để tham gia hay không? Các cơ quan bảo hiểm chưa có tư vấn và khuyến cáo về vấn đề này. Thứ hai: trong khi DN đang khó khăn về tài chính việc mua bảo hiểm bão lụt cần phải cân nhắc trong tổng thể hoạt động kinh doanh của DN. Thứ ba là họ chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc mua bảo hiểm. Lãnh đạo một công ty bảo hiểm cho biết hiện nay có một số DN tham gia mua bảo hiểm RRTT nhưng lại tham gia dưới giá trị hoặc chỉ tham gia cho một phần tài sản để đủ thủ tục vay ngân hàng. Rõ ràng, việc tham gia bảo hiểm như trên chỉ mang tính chất đối phó, chưa phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhận thức về sự cần thiết phòng ngừa RRTT của các DN. Hiện tại, đa số những DN tham gia loại hình bảo hiểm RRTT là những DN 100% vốn nước ngoài và những DN Nhà nước, đặc biệt là các DN xây dựng công trình đường xá, cầu cống, đê điều bằng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, bắt buộc chủ dự án phải mua bảo hiểm cho các công trình này và kinh phí mua bảo hiểm nằm trong dự toán chi phí công trình 9 . Các công ty bảo hiểm cho biết các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN tư nhân do mua bảo hiểm RRTT bằng nguồn vốn tự có, nên rất ít DN tham gia. Mặt khác, họ còn cho rằng việc các DN chưa ý thức được việc mua bảo hiểm bão lụt có một phần trách nhiệm từ chính phía của các công ty bảo hiểm. Có nhiều lý do để giải thích những hạn chế này, đó là rủi ro thiên tai tại các tỉnh miền Trung quá cao và ngày càng tăng, vì vậy giá trị bồi thường sẽ rất lớn gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các công ty bảo hiểm, trong khi đó thị trường bảo hiểm Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Chính vì vậy, các nhà tái bảo hiểm nước ngoài sẽ có sự điều chỉnh để thu hẹp phạm vi bảo hiểm, đặc biệt đối với rủi ro thiên tai. Do đó, công tác tư vấn, khuyến cáo các DN tham gia mua bảo hiểm về RRTT chưa được các công ty bảo hiểm thực sự quan tâm. Tuy nhiên, theo quan điểm của một vị lãnh đạo công ty Bảo Việt tại Đà Nẵng: mảnh đất miền Trung luôn phải hứng chịu bão tố, lũ lụt, vì vậy, các DN cần đề phòng mối hiểm họa tiềm tàng, nên cần mua bảo hiểm về nhà xưởng, máy móc, thiết bị Làm được điều đó thì các DN sẽ không phải quá lo lắng mỗi khi xảy ra thảm họa thiên tai, do phía công ty bảo hiểm đã phần nào gánh bớt rủi ro cho các DN. Ông Trần Quang Hiển, giám đốc Bảo hiểm 9 Thanh Hải, DN nên mua bảo hiểm lũ lụt, Bảo hiểm Viễn đông online (www.vass.com.vn/index.php/doanh-nghiẹp-nen-mua-bao-hiem lu-lut) 27
  28. Ngân hàng NN và PTNT tại Nghệ An nêu quan điểm: Chính phủ cần có chính sách quy định đối với các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh tại những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai phải mua bảo hiểm thiên tai bắt buộc, tương tự như chính sách bảo hiểm bắt buộc về cháy, nổ. Nếu có chính sách như vậy, các DN sẽ không còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào việc hỗ trợ từ ngân sách mỗi khi chịu thiệt hại từ thiên tai, Chính phủ và chính quyền các địa phương ở miền Trung cũng bớt đi gánh nặng của một nỗi lo Cũng theo ông Hiển, với địa bàn được đánh giá là “nhạy cảm” với thiên tai như miền Trung, ý thức phòng chống là rất cần thiết chứ không phải chỉ trông chờ vào khoản bồi thường của các công ty bảo hiểm. 4.1.2. Trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai Sự phát triển của một DN luôn kèm theo trách nhiệm xã hội mà DN phải quan tâm giải quyết, đây là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời. DN không thể chỉ quan tâm đến phát triển sản xuất, doanh thu, lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm xã hội của mình hoặc ngược lại. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình không chỉ thể hiện cái tâm, đạo đức kinh doanh của nhà đầu tư mà còn giúp cho các nhà đầu tư tạo dựng được thiện cảm, uy tín với cộng đồng, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phát triển. Quá trình khảo sát cho thấy, mặc dù các DN vẫn còn khó khăn về nhiều mặt, ngay bản thân các DN cũng đang phải gánh chịu thiệt hại do thiên tai gây nên, nhưng qua phỏng vấn cho thấy 100% DN đã và đang tham gia tích cực đóng góp tài chính vào việc cứu trợ thiên tai cho người lao động, cộng đồng trong vùng và kể cả những vùng lân cận. Ngoài đóng góp bằng tiền mặt, một số DN còn đóng góp bằng lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm khác. Đề cập đến vấn đề trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai, ông Đỗ Văn Nhân, phó giám đốc Công ty CP xi măng VLXD – xây lắp Đà Nẵng cho rằng, đã đến lúc phải thành lập Quỹ phòng chống thiên tai để thu hút các DN tham gia. Quỹ này không những hỗ trợ cho cộng đồng dân cư mà cho cả DN trong trường hợp bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai. Bà Đậu Thị Mai, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Nghệ An cho biết Hội chữ thập đỏ Nghệ An đã có văn bản đề xuất với Tỉnh uỷ đề nghị chỉ đạo Đảng uỷ khối DN làm đầu mối thành lập Hội chữ thập đỏ DN để các DN trên địa bàn tỉnh có cơ hội tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong công tác phòng chống thảm hoạ cứu trợ thiên tai cho chính cộng đồng DN và đóng góp nguồn lực cùng với cộng đồng địa phương trong QLRRTT. Trách nhiệm xã hội cần phải nhìn nhận ngay chính trong bản thân DN. Tăng cường công tác QLRRTT của DN cũng chính là tăng cường trách nhiệm xã hội của DN vì nhiều DN có số lượng người lao động lớn và chủ yếu là lao động có thu nhập thấp. Nếu DN không có kế hoạch phòng chống RRTT một cách cụ thể, hệ thống, thì khi thiên tai xảy ra DN bị tổn thất, thì người lao động có thể đối diện với nguy cơ mất việc làm, thu nhập giảm sút chưa kể đến những rủi ro về người. Theo một số DN, một trong những điểm hạn chế đóng góp của các DN hiện nay là việc sử dụng tài chính do các DN đóng góp trong cứu trợ thiên tai chưa hiệu quả. Thiếu sự chia sẻ thông tin từ các cấp chính quyền, từ các tổ chức xã hội trên địa bàn, thiếu sự hướng dẫn DN một cách cụ thể trong công tác cứu trợ, dẫn đến việc chưa tin tưởng đối với các tổ chức xã hội của địa phương trong việc sử dụng tiền, hàng hoá để cứu trợ thiên tai. Hiện nay, tất cả 28
  29. những đóng góp của doanh nghiệp cũng chỉ mới tập trung vào lĩnh vực cứu trợ khẩn cấp trong và sau thiên tai mà rất ít hỗ trợ cho công tác ngăn ngừa và ứng phó. 4.2. Nhu cầu đào tạo về QLRRTT của các DN. 4.2.1. Nhu cầu đào tạo: Với câu hỏi: “DN có nhu cầu tham gia các khóa đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai mà VCCI và Quỹ Châu Á tổ chức trong thời gian tới hay không?”. Số liệu thống kê qua phiếu tra từ 191 DN phản hồi cho thấy có 166 DN chiếm 86,91% số DN đã trả lời là “có” nhu cầu đào tạo về QLRRTT; 10,99% số DN trả lời “không”có nhu cầu (21DN), số còn lại không trả lời (4 DN). Kết quả khảo sát những nội dung cần thiết được đưa vào chương trình đào tạo về QLRRTT cho DN cho thấy : • 100% DN cần được đào tạo về cách thức xây dựng kế hoạch QLRRTT • 100% DN cần được đào tạo về phương thức lồng ghép kế hoạch QLRRTT vào Kế hoạch SXKD • 96,88 % cần được đào tạo về chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT tại Việt Nam • 93,44% cần được đào tạo về đánh giá rủi ro và thiệt hại do thiên tai • 93,44% cần được đào tạo về quy trình và công cụ QLRRTT • 92,86% cần được đào tạo về trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai • 92,75% cần được giới thiệu về những kinh nghiệm thực tiễn tốt trong QLRRTT Thông tin thu nhận được qua phỏng vấn trực tiếp với 51 DN cho thấy gần 100% DN chưa từng được tham gia khoá học có liên quan về QLRRTT. Một số DN “đã có” phương án QLRRTT cho biết họ xây dựng theo kinh nghiệm mà không có tài liệu nào tham khảo hay được tập huấn về QLRRTT từ các cơ quan liên quan như VCCI, hiệp hội hoặc BCHPCBL& TKCN của tỉnh/huyện. Chính vì vậy, từ một số phương án QLRRTT do các DN cung cấp, một điều dễ nhận thấy rằng các phương án này chỉ nặng về liệt kê hoạt động, thiếu tính hệ thống và còn bỏ sót nhiều hoạt động Việc điều phối và phân công trách nhiệm cụ thể để chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp chưa được đề cập cụ thể trong các phương án. Như vậy, có thể nói rằng, ngoài những lý do khách quan do ở miền Trung năm nào cũng phải gánh chịu bão tố, lũ lụt với cường độ và tần suất ngày càng tăng, một số lý do chủ quan từ phía các DN cũng góp phần gây nên thiệt hại về tài sản không đáng có của các DN. Tất cả các DN khảo sát còn thiếu kiến thức/kỹ năng để xây dựng phương án và thực thi phương án QLRRTT. Nếu như công tác phòng chống cháy nổ đã được quy định ở Luật An toàn lao động (ATLĐ), bắt buộc các DN hàng năm phải xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và 50% số công nhân của DN phải được tập huấn và diễn tập về phòng chống cháy nổ do bộ phận cảnh sát phòng PCCC của cơ quan công an giám sát theo dõi và hỗ trợ, thì những 29
  30. hoạt động dự phòng về công tác QLRRTT trong DN chưa được quy định ở một văn bản qui phạm pháp luật nào cả. Vì vậy khi được hỏi:“DN có nhu cầu tập huấn về QLRRTT không?”, 100% DN trả lời “có” nhu cầu được tập huấn. Nội dung/chủ đề đào tạo QLRRTT được các DN lựa chọn xắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) Đánh giá rủi ro và thiệt hại do thiên tai (98,04 %). (ii) Lồng ghép kế hoạch QLRRTT vào kế hoạchSXKD (96,08%). (iii) Chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT tại Việt Nam (96,08%) (iv) Cách thức xây dựng kế hoạch QLRRTT và Quy trình và công cụ QLRRTT : 90,20% (v) Trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai : 48,10%. (vi) Giới thiệu mô hình QLRRTT điển hình trong giới DN: 45,10%. Đặc biệt, có 98,04% số DN có yêu cầu đưa thêm nội dung đào tạo về : Kỹ thuật gia cố nhà xưởng và cơ sở hạ tầng. Kết quả tổng hợp và phân tích số liệu thu được qua phiếu điều tra cũng như qua phỏng vấn cho thấy: nhu cầu đào tạo từ phía các DN về QLRRTT là rất lớn. Các nội dung đào tạo liên quan đến QLRRTT được các DN quan tâm và mong muốn được đưa vào chương trình đào tạo tập trung, nhất là các chủ đề: Cách thức xây dựng kế hoạch QLRRTT; Phương thức lồng ghép kế hoạch QLRRTT vào Kế hoạch SXKD; Chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT tại Việt Nam; Đánh giá rủi ro và thiệt hại do thiên tai. 4.2.2. Ý kiến của DN về công tác tổ chức nâng cao năng lực QLRRTT Về hình thức nhận thông tin và kỹ năng về QLRRTT. Qua phỏng vấn cho thấy có tới 98,04% số DN muốn được nâng cao kiến thức và kỹ năng thông qua tập huấn. Ngoài việc tổ chức tập huấn, 56,86% số DN còn mong muốn thu nhận thông tin và kỹ năng về QLRRTT thông qua cung cấp tờ rơi, áp phích và sách hướng dẫn; 66,67% thông qua internet riêng dành cho DN về QLRRTT. Các DN nhận thấy VCCI là nơi đầu mối quản lý trang thông tin này là hiệu quả nhất. Trong các hình thức nhận thông tin và cung cấp kỹ năng về QLRRTT, hình thức qua phát thanh truyền hình chỉ có 29,41% số DN đề xuất, bởi theo họ hình thức này sẽ không hiệu quả do không có thời gian để theo dõi. Về đối tượng đào tạo: Hiện nay việc phân công lập phương án phòng chống rủi ro thiên tai do bộ phận hành chính tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo của trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của DN (trưởng ban là giám đốc/phó giám đốc DN). Vì vậy, đối tượng được ưu tiên nhất là Trưởng ban và trưởng phòng tổ chức hành chính, ngoài ra còn có các trưởng phó các bộ phận chuyên môn, phụ trách phân xưởng nằm trong Ban. Về phương pháp đào tạo: Các DN đưa ra kiến nghị, các khoá tập huấn nên thiết kế dành nhiều thời gian cho học viên làm bài tập và thực hành theo từng tình huống thiên tai cụ thể. Việc trao đổi thảo luận và 30
  31. chia sẻ kinh nghiệm về QLRRTT giữa các học viên với nhau nên được sử dụng vào trong các khoá học càng nhiều càng tốt. Trong khoá học, việc chia nhóm để thảo luận và làm bài tập nên chia theo các nhóm có cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện dễ dàng cho các học viên có thể cùng nhau đưa ra tình huống thiên tai cụ thể cùng với cách giải quyết vấn đề cho từng tình huống đặc thù của nhóm. Về thời gian và địa điểm đào tao: Một số DN do bận với công việc quản lý hoạt động hàng ngày của DN nên đề nghị khoá học nên tổ chức học 01 buổi/ngày và kéo dài trong 1 tuần để các cán bộ cử đi học vừa tham gia tập huấn vừa có thể quay về tiếp tục các công việc thường nhật được giao. Tuy nhiên, hầu hết các DN cho rằng thời gian tổ chức các khoá học phù hợp nhất là chỉ nên kéo dài từ 3-5 ngày liên tục và tổ chức tại từng tỉnh hoặc từng khu vực trong tỉnh. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: • Hiện nay, các chính sách và chương trình QLRRTT của Chính phủ cũng như của các tổ chức trong và ngoài nước chưa quan tâm đến khối DN (với cả vai trò là đối tác hay đối tượng hưởng thụ). Trên thực tế, các bên liên quan chỉ nhìn nhận DN ở vai trò là đối tác cứu trợ thiên tai. • Thống kê sơ bộ các thiệt hại trong những năm qua cho thấy DN đã phải gánh chịu tổn thất nặng nề do thiên tai gây ra ở nhiều hình thức khác nhau. Nhà xưởng, thiết bị máy móc và sản phẩm hàng hóa là những yếu tố dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai tấn công DN. So với các DN tại Đà Nẵng và Nghệ An, các DN tại Khánh Hòa thiệt hại do thiên tai ở mức không đáng kể. Có nhiều nguyên nhân khiến đa số các DN chưa nhận thức được lợi ích nhiều mặt của việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch QLRRTT chủ động, có hệ thống. Bên cạnh những lý do chủ quan như khó khăn về tài chính và nhân lực, việc thiếu thông tin về thiên tai và biến đổi khí hậu, tư duy “nước đến chân mới nhảy” trong phòng chống thiên tai, nhận thức không đầy đủ của lãnh đạo DN về QLRRTT cộng với sự thiếu quan tâm, chia sẻ từ các cấp chính quyền là những nguyên nhân chưa tạo được động lực để các DN thực sự quan tâm, xây dựng và thực hiện kế hoạch QLRRTT. • Đà Nẵng và Nghệ An do chịu thiên tai nghiêm trọng hàng năm nên nhận thức về QLRRTT cao hơn Khánh Hòa. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng và các hoạt động giảm nhẹ hiện nay thì Đà Nẵng ở mức độ cao hơn Nghệ An (bài học từ sau cơn bão Xangsen 2006 và Ketsana năm 2009). • Hiện tại, với nguy cơ bão lũ hàng năm và hoạt động của DN phụ thuộc vào rất nhiều nhà cung cấp và dịch vụ bên ngoài, nguy cơ bị gián đoạn sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn ba tỉnh là rất lớn. Hầu hết các DN đều phụ thuộc vào hệ thống điện, giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường Nhưng đa số các DN chưa có kế hoạch chuẩn bị hay kế hoạch kinh doanh liên tục trong tình huống thiên tai (nhất là khi thiên tai có ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp dịch vu chung của thành phố hay của tỉnh). Hiện nay, chính quyền địa phương cũng chưa có sẵn những dịch vụ hỗ trợ cần thiết (hay hệ thống dự phòng cung cấp dịch vụ) cho DN để ứng phó với những tình 31
  32. huống khẩn cấp khi thiên tai xảy ra. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các DN đều phụ thuộc vào hệ thống giao thông, dịch vụ viễn thông, điện, nhiên liệu và cấp thoát nước, nhưng 60%-70% DN chưa có phương án dự phòng cho các dịch vụ đó khi thiên tai xảy ra, mặc dù đa số DN đều cho rằng đây là việc làm cần thiết. • Đa số các DN vẫn còn rất thụ động trong các tình huống khẩn cấp do thiên tai (67% các công ty phỏng vẫn không có danh sách các số điện thoại khẩn khi thiên tai, 69% không có hệ thống thông tin dự phòng, 88% không có phương án giao thông dự phòng, 90% không có phương án bảo vệ hệ thống cấp thoát nước, 92% không có kế hoạch báo cáo diễn biến cho cơ quan chức năng). • Các DN chưa quan tâm đến bảo hiểm rủi ro, đặc biệt là tại Nghệ An, 78% DN chưa mua bảo hiểm trong khi thiên tai thường xảy ra hàng năm trên địa bàn này. Đã Nẵng chỉ có 14% chưa mua bảo hiểm, do rất nhiều DN tiến hành mua bảo hiểm sau năm 2006 và 2009; tại Khánh Hòa có 64% DN chưa mua bảo hiểm do mức độ thiệt hại do thiên tai trên địa bàn này cho đến nay vẫn ở mức thấp. • Hầu hết các DN quy mô nhỏ và vừa chưa có hoạt động giảm nhẹ hay kế hoạch ứng phó trong tình huống thiên tai. • Dù nhận thức được sự chia sẻ, tương trợ lẫn nhau, đặc biệt là trong khi có sự cố do thiên tai gây ra là điều rất cần thiết, nhưng trên thực tế các DN rất ít khi có thể làm được hoặc nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Có thể nhận thấy, sự cạnh tranh trong kinh doanh đã phần nào là rào cản cho sự “tương thân, tương ái”. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng bộc lộ điểm yếu của các hiệp hội DN, doanh nhân, hiệp hội ngành nghề và các cấp chính quyền địa phương ở những địa phương khảo sát trong việc thúc đẩy sự gắn kết của các DN với nhau. • Các hiệp hội DN chưa hề có chương trình hay hoạt động nào giúp các DN tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai. Với chức năng tập hợp và đại diện cho cộng đồng DN, người sử dụng lao động và các hiệp hội DN ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các DN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, trong chương trình đào hàng năm của VCCI vẫn chưa có nội dung liên quan đến QLRRTT. Ngay trong đội ngũ cán bộ của VCCI từ trung ương đến địa phương chưa được tham gia tập huấn các chuyên đề liên quan đến RRTT. Các hiệp hội DN VVN địa phương cũng chưa quan tâm đến vấn đề này. • Việc tham gia mua bảo hiểm RRTT chính là một trong những biện pháp nhằm giảm nhẹ rủi ro cho DN trong trường hợp thiên tai. Tuy nhiên, do chưa nhận thức được ý nghĩa đó nên số lượng DN tham gia mua bảo hiểm RRTT còn rất hạn chế. Nhiều DN còn chưa nắm được thông tin về loại dịch vụ bảo hiểm này. Chính vì vậy, khi thiên tai xảy ra, các DNNVV phải tự xoay sở để khắc phục hậu quả. Đã có những DN không thể tiếp tục hoạt động trở lại do khánh kiệt nguồn vốn và đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, yếu tố về năng lực tài chính của DN quyết định việc một DN có mua bảo hiểm rủi ro thiên tai hay không khi mà loại hình bảo hiểm này chưa bắt buộc như bảo hiểm cháy nổ. 32
  33. • Các công ty kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn miền Trung nói chung và địa bàn 03 tỉnh khảo sát nói riêng còn chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm RRTT cho các DNNVV. Nguyên do một phần là sản phẩm này có thể chưa đem lại hiệu quả kinh doanh vì mức độ rủi ro ở những khu vực này quá cao. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30 DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Tại các tỉnh khảo sát, mỗi tỉnh có khoảng 15-20 DN kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, theo nhận xét, các công ty bảo hiểm có rất ít vai trò trong việc góp phần khắc phục hậu quả của thiên tai. Tổng số tiền mà các DN phải chi ra là rất nhỏ, không đáng kể so với thiệt hại, trong khi đáng lẽ đây phải là một kênh quan trọng nhất. Nếu nhìn ra thế giới thì thấy đó là nghịch lý, vì bảo hiểm không chỉ là dịch vụ tài chính, mà còn là một trong những chính sách đảm bảo xã hội, nhất là khi có thiên tai lớn xảy ra trên diện rộng. • Hầu hết các DN khảo sát đề nghị được cung cấp thông tin, trang bị kiến thức và kỹ năng về công tác QLRRTT. Trong đó, hình thức thu nhận kiến thức và kỹ năng được các DN đề xuất với tỷ lệ cao nhất là thông qua các khoá tập huấn (98,04%). Ngoài các khoá tập huấn, các DN đề xuất xây dựng website dành riêng cho DN, trên đó đưa những thông tin, kiến thức, kỹ năng và các chính sách của nhà nước, địa phương về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai liên quan đến DN và VCCI nên là cơ quan đầu mối quản lý trang web này là hiệu quả nhất. • Nội dung/chủ đề đào tạo liên quan đến QLRRTT được các DN lựa chọn xắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:lồng ghép kế hoạch QLRRTT vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN; cách thức xây dựng kế hoạch QLRRTT; chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT; đánh giá rủi ro và thiệt hại do thiên tai; kỹ thuật gia cố nhà xưởng và cơ sở hạ tầng; các thực tiễn tốt về QLRRTT; trách nhiệm xã hội của DN trong công tác cứu trợ thiên tai. 5.2. Khuyến nghị Đối với DN Trước tiên, đội ngũ lãnh đạo DN phải được nâng cao nhận thức về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tại. VCCI cần phải phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các hiệp hội DN và hiệp hội ngành nghề tổ chức các chương trình, các sự kiện để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương về QLRRTT, tổ chức các buổi tọa đàm với sự tham gia của các bên liên quan như Ban PCLB và TKCN tỉnh, các DN bảo hiểm trên địa bàn để cùng nhau chia sẻ thảo luận những vướng mắc khó khăn trong công tác QLRRTT. Các DN nói chung và các DNNVV nói riêng cần được trang bị kiến thức và kỹ năng về công tác QLRRTT thông qua đào tạo tập huấn. Đối tượng tham gia các khoá tập huấn nên ưu tiên cho các cán bộ lãnh đạo, trưởng phó bộ phận được giao phụ trách công tác xây dựng kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó, các DN phải thường xuyên nâng cao nhận thức về công tác QLRRTT cho toàn bộ cán bộ, người lao động trong DN thông qua các chương trình đào tạo chung của DN, các buổi hội họp hoặc bằng các hình thức tuyên truyền khác như sử dụng pa nô, áp phích. Kế hoạch QLRRTT cần phải được xem là một hợp phần không thể thiếu được trong kế 33
  34. hoạch sản xuất kinh doanh của DN. Hàng năm, các DN cũng cần phải xem xét lồng ghép kế hoạch hay phương án QLRRTT vào quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm sau. Chỉ có như vậy, DN mới có thể đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra liên tục ngay kể cả khi thiên tai xảy ra. Các DN nên mua bảo hiểm RRTT và coi đây là một trong những biện pháp làm giảm nhẹ gánh nặng thiệt hại do thiên tai, giúp DN có thể khôi phục để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh sau thiên tai. Đối với VCCI và Hội DNNVV Dựa trên bài học kinh nghiệm từ các khoá học trong khuôn khổ dự án này, VCCI nên tiếp tục tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo với quy mô lớn hơn, ở các vùng miền trên cả nước để có cơ sở toàn diện hơn, từ đó xây dựng chương trình đào tạo tập huấn nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng về QLRRTT cho các DNNVV một cách sát thực hơn nữa. Để làm được điều này, VCCI cần phải phối hợp với Hội DNNVV địa phương với sự tham gia của BCHPCBL và TKCN tỉnh, từng bước đưa chương trình đào tạo về QLRRTT vào chương trình đào tạo cho các DNNVV của VCCI hàng năm. VCCI phối hợp với Hội DNNVV thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về công tác QLRRTT cho các DN; Xây dựng trang web chuyên về công tác QLRRTT dành riêng cho khối DN. Trên cơ sở này, VCCI cần đưa ra những đề xuất với địa phương và các tổ chức liên quan về các giải pháp hỗ trợ DN trong công tác QLRRTT. VCCI phối hợp với Hội DNNVV địa phương nên phổ biến nhân rộng những sáng kiến như đề án “Bão không về Đà Nẵng” của Hội DN trẻ Đà Nẵng nhằm khuyến khích các DN nâng cao trách nhiệm xã hội trước thiên tai, đồng thời cũng giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Nhà nước và chính quyền địa phương Nhà nước nên có chính sách bắt buộc các DNNVV phải xây dựng kế hoạch QLRRTT như đối với công tác phòng chống cháy nổ, kèm theo đó là chính sách bảo hiểm RRTT phù hợp và bắt buộc tất cả các DNNVV phải mua bảo hiểm thiên tai ngay từ khi thành lập. Ngoài việc bắt buộc DN phải mua bảo hiểm RRTT, cần có chính sách hỗ trợ các DNNVV khắc phục hậu quả thiên tai để ổn định và tiếp tục sản xuất kinh doanh như: miễn giảm thuế, khoanh nợ đối với DN bị thiệt hại nặng nề, cho DN vay với lãi xuất ưu đãi để đầu tư vào các dự án phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai 5.3. Đề xuất chương trình đào tạo nâng cao năng lực QLRRTT cho các DNNVV Mục đích, nội dung/chủ đề đào tạo về QLRRTT cho các DNNVV Mục đích chương trình đào tạo về QLRRTT cho các DNNVV của Việt Nam là: Nâng cao năng lực cho các DNNVV trong công tác QLRRTT để đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục thành công. Căn cứ vào thực trạng năng lực và nhu cầu đào tạo những nội dung cần thiết về QLRRTT ở các DN và tham khảo một số tài liệu hướng dẫn về công tác QLRRTT cho các DNNVV ở một số nước trong khu vực để đề xuất nội dung đào tạo hợp lý. 34
  35. Trên cơ sở mục đích và căn cứ nêu trên, một số nội dung cần thiết dưới đây cần được xây dựng và tiến hành tập huấn cho DN: - Giới thiệu chu trình QLRRTT trong DN và nội dung các bước trong chu trình - Kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ RRTT trong DN - Đánh giá RRTT và công cụ đánh giá (Đánh giá RR, tình trạng dễ bị tổn thương; đánh giá khả năng) - Các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ RRTT, bao gồm cả kỹ thuật gia cố nhà xưởng - Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với thiên tai đối với DN - Kế hoạch phục hồi sau thiên tai của DN - Mẫu kế hoạch QLRRTT của DN - Các thực tiễn tốt về QLRRTT trong các DN của Việt Nam - Trách nhiệm xã hội của DN trong QLRRTT Tài liệu đào tạo Hiên nay, Việt nam có rất nhiều tài liệu đào tạo liên quan đến rủi ro thiên tai nhưng chủ yếu phục vụ cho cộng đồng, tài liệu dành cho DN hầu như chưa có. Giáo trình đào tạo sẽ được xây dựng trên cơ sở tham khảo những thông tin và tài liệu của các nước trong khu vực và trên thế giới, sau đó sẽ được thử nghiệm qua quá trình tập huấn và đào tạo trong phạm vi dự án để lấy thêm ý kiến đóng góp để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các tài liệu cơ bản gồm có: hướng dẫn cho giảng viên nguồn (người sau này sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo mở rộng); hướng dẫn dành cho các DN (gồm các hướng dẫn cụ thể để các DN có thể tham khảo và xây dựng kế hoạch ứng phó cho DN mình. Ngoài ra, nếu thời gian và kinh phí cho phép, cần xây dựng thêm các tài liệu hướng dẫn bổ sung như: các hướng dẫn kỹ thuật để gia cố và bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của DN; hướng dẫn chi tiết thêm cho người lao động, gia đình và con em họ Về phương pháp giảng dạy và nguồn giảng viên Để tăng cường hiệu quả của công tác đào tạo và đảm bảo khả năng mở rộng dự án sau này, nên tiến hành đào tạo theo phương pháp đào tạo giảng viên nguồn (TOT). Với cách tiếp cận dựa trên đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn, hy vọng thông qua các khoá TOT sẽ lựa chọn một số học viên tiềm năng để có thể tham gia đào tạo cho các khoá của DN tiếp theo. Do thời gian và thời lượng hạn chế của kháo đào tạo giảng viên nguồn (thiết kế 5 ngày vừa nội dung và vừa xây dựng bài giảng cho khóa DN), cần có tiêu chí cụ thể để chọn người tham gia khóa giảng viên nguồn. Có thể chọn những người đã có khả năng tuyên truyền và tập huấn. Qua khảo sát, các cán bộ VCCI tại các tỉnh và cơ quan tổ chức khác trên địa bàn tỉnh như: Hội chữ thập đỏ, Hiệp hội DN, bộ phận phụ trách công tác QLRRTT thuộc Chi cục thuỷ lợi, Chi cục đê điều và phòng chống bão lụt tỉnh có thể tham gia các khóa giảng viên nguồn vì họ đã có hiểu biết nhất định về QLRRTT (mặc dù với mức độ khác nhau và chỉ 35
  36. đối với cộng đồng) và nhiều người trong số họ đã và đang làm công tác đào tạo, tập huấn. Các khóa nên thiết kế nội dung thiết thực, đơn giản và dễ hiểu đối với DN, thời lượng dành cho trao đổi thảo luận và thực hành cần nhiều. Về tổ chức các khoá học Theo kết quả thu nhận từ phỏng vấn tại 51 DN của 03 tỉnh, 100% số DN đều có nhu cầu tập huấn về QLRRTT. Tuy nhiên số liệu thống kê từ phiếu điều tra cho thấy: Khánh Hoà có 7 DN có nhu cầu đào tạo với số lượng cán bộ đăng ký tham dự khoá học là 8 người. Trong khi đó tại Nghệ An có 81 DN có nhu cầu đào tạo với số lượng cán bộ đăng ký tham gia đào tạo là 110 người, Đà Nẵng có 45 DN có nhu cầu đào tạo với số lượng cán bộ đăng ký tham gia 57 người. Theo kế hoạch đề xuất dự kiến ban đầu, Dự án sẽ tổ chức 9 khoá học, trong đó mỗi tỉnh 3 khoá: 01 khoá TOT và 2 khoá cho DN. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và số lượng đăng ký tham gia của từng tỉnh, căn cứ vào kế hoạch đề xuất ban đầu của Dự án, đề xuất điều chỉnh các khoá học như sau: - Các khoá TOT: mỗi tỉnh nên tổ chức 01 khoá TOT. Các khoá học này nhằm cung cấp một đội ngũ giảng viên nguồn để mỗi một tỉnh có thể tự mình tổ chức đào tạo lại cho các DN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. - Các khoá đào tạo cho DN: Tại Đà Nẵng tổ chức 02 khoá cho DN theo như kế hoạch ban đầu; Tại Nghệ An nên tổ chức 03 khoá học, do số lượng đăng ký quá lớn; Tại Khánh Hoà chỉ nên tổ chức 01 khoá học, bởi số lượng đăng ký quá ít. Tóm lại, tại Nghệ An sẽ tổ chức 04 khoá học, trong đó có 01 khoá TOT và 03 khoá cho DN. Tại Đà Nẵng tổ chức 03 khoá học, bao gồm 01 khoá TOT và 02 khoá cho DN. Riêng tại Khánh Hoà chỉ nên tổ chức 02 khoá học, trong đó 01 khoá TOT và 01 khoá cho DN. 36
  37. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: LỊCH KHẢO SÁT VÀ DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA PHỎNG VẤN Ngày tháng Tỉnh khảo sát Cán bộ tham gia phỏng vấn 1. Nguyễn Thị Thu – CED, trưởng nhóm 2. Nguyễn Văn Dũng – CED, thành viên Ngày 15- TP. Đà Nẵng 20/5/2011 3. Nguyễn Tiến Quang – VCCI Đà Nẵng, thành viên 1. Nguyễn Thị Thu- CED, trưởng nhóm 1 2.Trần Xủn, Chủ tịch VCCI Nha Trang, Ngày 23- Khánh Hoà thành viên 25/5/2011 3.Nguyễn Văn Dũng -CED, trưởng nhóm 2 4. Trần Văn Bình cán bộ VCCI Đà Nẵng thành viên 1. Nguyễn Thị Thu- CED, trưởng nhóm 1 2. Trần Thành Trung, cán bộ VCCI Nghệ An , thành viên 30/5 – 2/6/2011 Nghệ An 3. Nguyễn Văn Dũng -CED, trưởng nhóm 2 4. Phạm Đình Ngân, cán bộ VCCI Nghệ An, thành viên . 37
  38. PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) dưới sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á tiến hành một cuộc khảo sát nhu cầu đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) của các DNVVN nhằm cung cấp chương trình hỗ trợ phù hợp và thiết thực nhất cho các DN tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trân trọng cảm ơn đại diện Quý DN đã dành ít phút điền phiếu khảo sát này. Các DN hợp tác trả lời phiếu điều tra sẽ có cơ hội: (i) Được tài trợ tham dự các khóa đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai trong khuôn khổ chương trình, bao gồm cả phí tham dự, tài liệu và chi phí ăn ở. (ii) tham gia mạng lưới và Cùng các DN khác chia sẻ các kinh nghiệm tốt, thông tin liên quan đến QLRRTT. Phiếu điều tra và phiếu đăng ký tham gia chương trình đề nghị gửi về VCCI qua địa chỉ thư, số fax hoặc e-mail dưới đây: Ban Pháp chế, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Địa chỉ: 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.35771460. Fax: 04.35771459. Email: halt@vcci.com.vn/thanhhavcci@ gmail.com Tên DN : Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: Fax: E-mail: Website (nếu có): Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: 38
  39. Thông tin về người trả lời: Họ và tên : Chức vụ: Điện thoại: Email: 1. Trong vòng 5 năm trở lại đây, DN đã từng bị thiệt hại do thiên tai gây ra chưa? q Có Nếu Có, vui lòng trả lời tiếp từ câu 2 q Không Nếu Không, vui lòng trả lời tiết từ câu 4 2. DN đánh giá mức độ thiệt hại như thế nào? (vui lòng chọn một phương án, nếu xảy ra nhiều lần, vui lòng ước tính bình quân các lần) q Thiệt hại không đáng kể q Thiệt hại ít q Thiệt hại nặng nề q Thiệt hại rất nặng nề 3. Bên cạnh các lý do khách quan, theo DN, lý do chủ quan nào sau đây có thể là nguyên nhân chính góp phần gây ra nhưng thiệt hại nói trên (vui lòng chọn một phương án thích hợp) q Không quan tâm đến phòng chống thiên tai hoặc không nhận thức được lợi ích của việc QLRRTT q Có quan tâm nhưng chưa có kế hoạch QLRRTT cụ thể q Có kế hoạch QLRRTT nhưng không đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện q Lý do khác (đề nghị ghi rõ): 4. Theo DN, việc đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai có cần thiết cho DN mình không? q Có Nếu Có, vui lòng trả lời tiếp câu 5 q Không Nếu Không, vui lòng chuyển sang câu 6 5. Theo DN, nội dung nào dưới đây cần thiết được đưa vào chương trình đào tạo về quản lý rủi ro do thiên tai cho DN mình (vui lòng chon một hoặc nhiều hơn một nội dung nếu thấy cần thiết)? 39
  40. q Chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT q Quy trình và công cụ QLRRTT q Cách thức xây dựng kế hoạch QLRRTT q Phương thức lồng ghép QLRRTT vào kế hoạch SXKD của DN q Đánh giá rủi ro và thiệt hại do thiên tai q Các thực tiễn tốt trong QLRRTT q Trách nhiệm xã hội của DN đối với công tác cứu trợ thiên tai q Nội dung khác (đề nghị ghi rõ): 6. DN có nhu cầu tham gia các khóa đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai mà VCCI và Quỹ Châu Á tổ chức trong thời gian tới hay không? q Có (vui lòng điền tờ đăng ký và gửi về địa chỉ kèm theo) q Không có nhu cầu Xin trân trọng cảm ơn và chúc DN thành công ! 40
  41. PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DO VCCI VÀ QUỸ CHÂU Á TỔ CHỨC Khoá học dự kiến diễn ra vào quý IV năm 2011 Cơ quan: Địa chỉ cơ quan: Điện thoại: Fax: . Email: Website: Đăng ký cho các ông/bà có tên sau đây tham dự các khoá học: 1. Họ và tên: Giới tính: Chức vụ: Phòng/Ban: Điện thoại liên hệ (cố định và di động): 2. Họ và tên: Giới tính: Chức vụ: Phòng/Ban: Điện thoại liên hệ (cố định và di động): Xin vui lòng điền các thông tin ở trên và gửi kèm theo Phiếu khảo sát nhu cầu DN về Ban tổ chức theo địa chỉ hoặc fax, email dưới đây: Ban Pháp chế - VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội Fax: 04.35771459/ 35770632 hoặc liên hệ với: Chị Thanh Hà: ĐT: 04.35771460, email: halt@vcci.com.vn ; thanhhavcci@gmail.com Xin trân trọng cảm ơn! 41
  42. PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÂU HỎI PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP Phần 1: Thông tin chung về DN Tên DN: Địa chỉ : Điện thoại : Thư điện tử (E-mail): Website (nếu có): Năm thành lập: q 1-5 năm q 6-10 năm q 11-15 năm q 16-20 năm q >20 năm Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Cơ cấu tổ chức: Số lượng cán bộ công nhân viên: Doanh thu bình quân 3 năm gần đây của DN: Phần 2: Xác định mức độ rủi ro của DN 1. DN thường gặp những loaị hình thiên tai nào sau đây? q bão q lụt qlũ quét q khác 2. DN có bị thiệt hại do thiên tai không? nếu có cho biết những loại thiệt hại và mức độ thiệt hại như thế nào? Mức độ thiệt hại không đáng kể đ á n g k ể n ặ n g n ề rất nặng nề Loại thiệt hại Những loại thiệt hại trực tiếp ( hữu hình) Nhà xưởng Máy móc thiết bị Sản phẩm hàng hoá Những loại thiệt hại gián tiếp (vô hình) 42
  43. Mất nguồn cung ứng nguyên liệu từ các nhà cung cấp Công nhân nghỉ việc Bị phạt kinh tế do chậm tiến độ 3. Doanh nghiêp của bạn phụ thuộc vào hệ thống giao thông nào dưới đây (chọn những phương án phù hợp) q Đường cao tốc, tỉnh lộ, quốc lộ q Đường trong tỉnh, trong huyện q Đường sắt q Đường thủy q Đường hàng không 4.Điện cần cho hoạt động cơ bản nào dưới đây của DN bạn: (chọn những phương án phù hợp) q sử dụng máy tính và thiết bị văn phòng q Vận hành máy móc và thiết bị qThắp sáng và sử dụng cho văn phòng qKhác: (ghi rõ) 5.Thiết bị viễn thông nào cần thiết cho hoạt động của DN bạn: (chọn những phương án phù hợp) q Điện thoại, fax liên lạc q internet qMáy rút tiền, hệ thống thanh toán thẻ tín dụng ngân hàng qKhác: (ghi rõ) 6.Nước cần cho hoạt động nào của DN bạn: (chọn những phương án phù hợp) q Nước uống, nấu ăn q Vệ sinh cá nhân qNước cho sản xuất 43